Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của PHÂN bón hữu cơ lục THẦN NÔNG và CHẾ PHẨM d409 đến SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT lúa bắc THƠM số 7 tại HUYỆN THANH OAI – hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 105 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC THẮNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ
LỤC THẦN NÔNG VÀ CHẾ PHẨM D409 ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LÚA BẮC THƠM SỐ 7 TẠI
HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN QUỐC THẮNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN HỮU
CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ CHẾ PHẨM D409 ĐẾN
SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT LÚA BẮC THƠM SỐ 7
TẠI HUYỆN THANH OAI – HÀ NỘI

Chuyên nghành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.60.01.10
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Tất Cảnh

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã
được cám ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Nguyễn Tất Cảnh,
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Ban Quản lý đào tạo,
khoa Nông Học, đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn Canh tác học – Khoa
Nông Học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam; các bạn bè, đồng nghiệp, gia
đình và người thân đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài
và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN....................................................................................................................................... II
MỤC LỤC............................................................................................................................................ III
DANH MỤC BẢNG.............................................................................................................................. VI
DANH MỤC ĐỒ THỊ........................................................................................................................... VII
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................................................... X
THESIS ABSTRACT............................................................................................................................... XI
PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................................................1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................................1
1.2.1. Mục đích.....................................................................................................................................1
1.2.2. Yêu cầu........................................................................................................................................1
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................................................................2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................................................2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn.........................................................................................................................2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................................................................ 3
2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHÂN BÓN...............................................................................................3
2.1.1. Khái niện chung...........................................................................................................................3
2.1.2. Phân loại phân bón.....................................................................................................................3
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÂY LÚA.......................................................................................4
2.2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa..........................................................................4
2.2.2. Nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học và các thời kỳ sinh trưởng phát triển của cây lúa 4
2.2.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa...............................................................6
2.2.4. Những biến đổi sinh lý sinh hóa của cây lúa.............................................................................10
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO LÚA TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI.................................15
2.3.1 Tình hình sử dụng phân khoáng cho lúa...................................................................................15

2.3.2. Tình hình sử dụng phân hữu cơ cho lúa...................................................................................20
2.3.3. Tình hình sử dụng phân bón lá cho lúa.....................................................................................21
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO
.................................................................................................................................................................22
2.4.1. Ảnh hưởng của phân bón tới năng suất lúa.............................................................................22
2.4.2. Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng lúa gạo....................................................................26
PHẦN 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................30
3.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM......................................................................................................................30
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU............................................................................................30
3.2.1. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................................30
3.2.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................................................31
3.2.3. Nội dung nghiên cứu.................................................................................................................31
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................................................................31

iii


3.3.1. Bố trí thí nghiệm:......................................................................................................................31
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi..................................................................................................................32
3.4. KỸ THUẬT ÁP DỤNG..........................................................................................................................36
3.4.1. Đất thí nghiệm: .......................................................................................................................36
3.4.2. Làm đất, làm mạ cấy................................................................................................................37
3.4.3. Phân bón và cách bón phân .....................................................................................................37
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU.................................................................................................38
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..................................................................................................... 39
4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN
THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI...........................................................................................................39
4.1.1. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
tăng trưởng chiều cao cây .................................................................................................................39

4.1.2. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
động thái tăng trưởng số lá................................................................................................................40
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH
OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................................................43
4.2.1. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
khối lượng chất khô tích lũy ...............................................................................................................43
4.2.2. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
chỉ số diện tích lá.................................................................................................................................45
4.2.3. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
chỉ số SPAD .........................................................................................................................................46
4.2.4. Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
hiệu suất quang hợp thuần.................................................................................................................47
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN TÌNH HÌNH NHIỄM MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN
2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI...............................................................................49
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ
XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................49
4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH
OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI.......................................................................................................................51
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG KẾT HỢP CHẾ PHẨM
D409 TRÊN GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
.................................................................................................................................................................55
4.7. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................56
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................................... 58
5.1. KẾT LUẬN .........................................................................................................................................58
5.2. KIẾN NGHỊ.........................................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................................ 59

PHỤ LỤC............................................................................................................................................ 64

iv


v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1. Lượng phân bón và năng suất lúa ở một số nước Châu Á.........................................................16
Bảng 2.2. Tiêu thụ phân hoá học và năng suất cây trồng ở Việt Nam.......................................................16
Bảng 2.3. Liều lượng phân bón sử dụng cho những vùng thâm canh lúa.................................................19
Bảng 2.4. Nhu cầu và cân đối phân bón ở Việt Nam đến năm 2020.........................................................20
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
động thái tăng trưởng chiều cao cây........................................................................................................39
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
động thái tăng trưởng số lá .....................................................................................................................40
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
động thái tăng trưởng số nhánh ..............................................................................................................42
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
khối lượng chất khô tích lũy ....................................................................................................................44
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến chỉ
số diện tích lá...........................................................................................................................................46
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
hàm chỉ số SPAD ......................................................................................................................................47
Bảng 4.7: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
hiệu suất quang hợp thuần ......................................................................................................................48
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409
đến tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh ..............................................................................................49

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ..........................................................................................50
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
chất lượng thương phẩm.........................................................................................................................52
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
chất lượng xay xát ...................................................................................................................................53
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của mức phân bón hữu cơ lục thần nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến
chất lượng dinh dưỡng ............................................................................................................................54
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế giữa các mức phân bón hữu cơ lục thần nông kết hợp chế phẩm D409......55
Bảng 4.14: Hiệu quả kinh tế 1 ha mô hình trình diễn kết quả nghiên cứu mức phân hữu cơ Lục Thần
Nông và chế phẩm D409 trên giống lúa Bắc thơm số 7 vụ mùa 2015 tại huyện Thanh Oai - thành phố Hà
Nội............................................................................................................................................................ 57

vi


DANH MỤC ĐỒ THỊ
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.......................................................................................................... 1
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................2
2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHÂN BÓN........................................................................................... 3
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÂY LÚA...................................................................................4
2.3. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BÓN CHO LÚA TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI................................15
2.4. NHỮNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN TỚI NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG LÚA GẠO
......................................................................................................................................................... 22
3.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM................................................................................................................. 30
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU........................................................................................30
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................................................... 31
3.4. KỸ THUẬT ÁP DỤNG.................................................................................................................... 36
3.5. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỐ LIỆU............................................................................................ 38

4.1. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN
THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI...................................................................................................... 39
ĐƠN VỊ: CM...................................................................................................................................... 39
ĐƠN VỊ: LÁ........................................................................................................................................ 41
ĐƠN VỊ: NHÁNH................................................................................................................................ 42
4.2. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CÁC CHỈ TIÊU SINH LÝ CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH
OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI.................................................................................................................. 43
ĐƠN VỊ: (G/KHÓM)........................................................................................................................... 44
ĐƠN VỊ: M2 LÁ/M2 ĐẤT.................................................................................................................... 46
ĐƠN VỊ: G/M2 LÁ/NGÀY................................................................................................................... 48
4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN TÌNH HÌNH NHIỄM MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN
2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................................................................49
ĐƠN VỊ: ĐIỂM................................................................................................................................... 49
4.4. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ
XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI..................................................................49

vii


4.5. ẢNH HƯỞNG CỦA MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG VÀ THỜI GIAN PHUN CHẾ PHẨM
D409 ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO CỦA GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH OAI
- THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................................ 51
TỶ LỆ DÀI/RỘNG Ở CÔNG THỨC CT4 LÀ CAO NHẤT (2,75), TIẾP ĐẾN LÀ CÔNG THỨC CT3 (2,71), THẤP
NHẤT LÀ CÔNG THỨC CT5 CHỈ ĐẠT 2,50. CẢ 8 CÔNG THỨC ĐỀU CÓ TỶ LỆ DÀI/RỘNG NẰM TRONG
KHOẢNG (2-3), NHƯ VẬY THEO TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI DẠNG HẠT CỦA IRRI THÌ CẢ 8 CÔNG THỨC
TRÊN ĐỀU ĐƯỢC XẾP VÀO NHÓM CÓ DẠNG HẠT THON TRUNG BÌNH. ĐỘ BẠC BỤNG CỦA 8 CÔNG

THỨC LÀ KHÔNG CÓ SỰ KHÁC BIỆT NHIỀU, ĐỀU CÓ TỶ LỆ BẠC BỤNG DƯỚI 10%, ĐƯỢC XẾP Ở NHÓM
CÓ ĐIỂM 1 VÀ CÓ NỘI NHŨ TRẮNG TRONG. ......................................................................................52
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở TRÊN CHO THẤY CHẤT LƯỢNG THƯƠNG PHẨM ÍT PHỤ THUỘC VÀO CÁC
YẾU TỐ NGOẠI CẢNH TRONG ĐÓ CÓ YẾU TỐ PHÂN BÓN. NHƯ VẬY, CÁC CHỈ TIÊU NÀY PHỤ THUỘC
VÀO BẢN CHẤT DI TRUYỀN CỦA GIỐNG............................................................................................. 52
........................................................................................................................................................ 52
- CHẤT LƯỢNG XAY XÁT: CỦA GIỐNG LÚA RẤT ĐƯỢC QUAN TÂM KHÔNG NHỮNG CỦA NHÀ CHỌN
TẠO GIỐNG LÚA MÀ CÒN LÀ SỰ QUAN TÂM CỦA CÁC NHÀ SẢN XUẤT GẠO. CHẤT LƯỢNG XAY XÁT
CỦA GẠO CÓ Ý NGHĨA TRONG VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA HẠT GẠO. QUA NGHIÊN CỨU
CHÚNG TÔI THU ĐƯỢC KẾT QUẢ BẢNG 4.11. ....................................................................................53
4.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ GIỮA CÁC MỨC PHÂN BÓN HỮU CƠ LỤC THẦN NÔNG KẾT HỢP CHẾ PHẨM
D409 TRÊN GIỐNG LÚA BẮC THƠM SỐ 7 VỤ XUÂN 2015 TẠI HUYỆN THANH OAI - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
......................................................................................................................................................... 55
4.7. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................56
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................................................... 58
5.2. KIẾN NGHỊ.................................................................................................................................. 58

viii


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nghiên cứu xác định lượng bón phân hữu cơ Lục thần nông và thời gian
phun chế phẩm D409 phù hợp cho lúa Bắc thơm số 7. Thí nghiệm gồm 2 mức
phân Lục Thần Nông, được ký hiệu là L1 (3 kg/25 m2) và L2 (4,5 kg/25 m2); 4
mức chế phẩm D409 được ký hiệu là D1 (phun trước khi cấy 1 tuần sau không
phun), D2 (phun khi lúa bắt đầu đẻ nhánh sau không phun), D3 (phun trước khi
làm đòng sau không phun), D4 (phun cả 3 lần). Chế phẩm D409 được phun 18

lít/sào Bắc Bộ, nồng độ pha 3 phần nghìn. Phun 80% lượng nước phun xuống
gốc, 20% lượng nước phun lên lá sau khi cấy. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu
khối ngẫu nhiên 3 lần nhắc lại (RCB).
Kết quả giữa các mức phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và thời gian phun
chế phẩm D409 ít ảnh hưởng đến động thái tăng trưởng chiều cao, động thái tăng
trưởng số lá, chỉ số diện tích lá, chỉ số SPAD và tình hình nhiễm một số loại sâu
bệnh của giống lúa Bắc thơm số 7.
Các công thức bón phân hữu cơ Lục Thần Nông ở mức 4,5 kg/25 m 2 cho
khối lượng chất khô tích lũy cao hơn các công thức bón ở mức 3 kg/25 m 2. Bón
lót phân hữu cơ Lục Thần Nông và sử dụng chế phẩm D409 ở giai đoạn đẻ nhánh
hữu hiệu đến chín sáp sẽ làm tăng hiệu suất quang hợp thuần.
Công thức CT8 (bón lót 4,5 kg/25 m2 phân hữu cơ Lục Thần Nông và
phun chế phẩm D409 ở cả 3 thời kỳ (giai đoạn mạ, thúc lần 1 và đón đòng) cho
năng suất thực thu và năng suất lý thuyết cao nhất tương ứng đạt 51,34 tạ/ha và
88,1 tạ/ha. Tuy nhiên công thức CT3 (bón lót 3 kg/25 m 2 phân hữu cơ Lục Thần
Nông và phun chế phẩm D409 ở thời kỳ đón đòng) cho lãi thuần phân bón cao
nhất là 30,672 tr.đ/ha.
Khi so sánh mô hình sử dụng phân hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm
D409 với đối chứng có tỷ trọng chênh lệch thu nhập trên chênh lệch chi phí
(MBCR) là 2,33 được chấp nhận để thay thế kỹ thuật cũ.

x


Thesis Abstract
Research determined the amount of organic fertilizer Luc Than Nong and
preparations D409 suitable for rice Bac Thom 7. The experiment consisted of a
jet Shennong, is denoted L1 (3 kg/25 m 2) and L2 (4.5 kg/25 m2); 4 level
preparations D409 is denoted D1 (seedling stage), D2 (tillering stage), D3 (the
booting stage), D4 (spray 3 times). Preparations D409 sprayed 18 liters /360 m 2,

concentrations 0,003%. 80% of the water sprayed into the original injection, 20%
of water sprayed on the leaves after transplanting. The experiment was arranged
in randomized block design 3 replicates (RCB).
The results between the Clerk of organic fertilizer and spraying time
Shennong preparations D409 little effect on height growth dynamics, the growth
dynamics of leaf, leaf area index, index SPAD and infection situation some pests
of North aromatic rice Bac Thom 7.
The organic fertilizer formula Luc Than Nong at 4.5 kg/25 m 2 for dry
matter accumulation volume higher than the formula applied at 3 kg/25 m 2. Basal
compost Luc Shennong and D409 products used in effective tillering stage nine
wax will increase net photosynthetic efficiency.
Formula CT8 (manuring and 4.5 kg/25 m2 Luc Shennong organic fertilizer
and spray preparations D409 in all 3 periods (Phase coating, finish 1st and
earing) for net yield and yield management respectively the highest theoretical
51.34 quintals/ha and 88.1 kg/ha. However recipe CT3 (manuring Luc Than
Nong 3 kg/ 25 m2 and D409 in spray preparations earing period) the highest net
interest fertilizer is 30.672 million VND/ha.
When comparing models using organic fertilizers and preparations Shen
Nong Luc D409 to control the density of the income gap on the cost difference
(MBCR) is 2.33 was accepted to replace the old techniques.

xi


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Việt nam là nước sử dụng lúa gạo làm lương thực chính và là nước xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Trong những năm đầu của thế kỷ 21,
Việt Nam đã áp dụng nhiều thành tựu khoa học tiên tiến làm tăng năng suất
và chất lượng lúa gạo. Trong đó, phân bón đóng vai trò quan trọng trong

thâm canh tăng năng suất lúa. Đầu tư phân bón đúng mức sẽ cho năng suất
cao và hiệu quả kinh tế thu được cao. Nhưng nếu đầu tư phân bón quá mức
sẽ gây thất thoát phân bón, ô nhiễm môi trường, không những tăng chi phí
đầu tư mà còn tăng áp lực sâu bệnh cho cây lúa, từ đó làm giảm chất lượng
của gạo không an toàn cho người sử dụng.
Việc sử dụng phân bón tràn lan không những gây lãng phí, mà còn tác động
tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Việc nghiên cứu ra một loại
phân bón hữu cơ từ chất thải trong chăn nuôi là một vấn đề mới nó vừa mang lại
bước đột phá trong quá trình xử lý chất thải của ngành chăn nuôi lại vừa mang
đến những sản phẩm hữu cơ sạch đối với ngành trồng trọt. Nó vừa có tính bảo vệ
môi trường, tăng năng suất lúa đảm bảo an ninh lương thực, lại vừa cung cấp
những sản phẩm an toàn và chất lượng đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng,
tránh được những bệnh không đáng có đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế cho
người dân.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành đề tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng
của phân bón hữu cơ Lục Thần Nông và chế phẩm D409 đến sinh trưởng, năng
suất lúa Bắc Thơm số 7 tại huyện Thanh Oai – Hà Nội”.
1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Xác định được lượng bón phân hữu cơ Lục thần nông và thời gian phun
chế phẩm D409 phù hợp cho lúa Bắc thơm số 7.
1.2.2. Yêu cầu
Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ công nghiệp Lục Thần
Nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến sinh trưởng của giống lúa Bắc
Thơm số 7 trong vụ xuân 2015 tại Thanh Oai – Hà Nội.
Đánh giá ảnh hưởng của các mức phân bón hữu cơ công nghiệp Lục

1



Thần Nông và thời gian phun chế phẩm D409 đến năng suất và các yếu tố cấu
thành năng suất của giống lúa Bắc Thơm số 7 trong vụ xuân 2015 tại Thanh
Oai – Hà Nội.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ công nghiệp Lục
thần nông và chế Phẩm D409.
1.3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu cung cấp số liệu giúp chúng ta có cách nhìn mới về
sản phẩm phân hữu cơ sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Và phân hữu cơ
công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và
chất lượng của giống lúa chất lượng cao.
Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, chuyển giao khoa học, và
chỉ đạo sản xuất của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng như huyên Thanh Oai.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở của đề tài sẽ làm cơ sở để từng bước đưa phân bón hữu cơ
công nghiệp vào quy trình sử dụng phân bón chung, khuyến cáo với người dân
sử dụng phân hữu cơ thay cho phân vô cơ trong sản xuất lúa nhằm nâng cao năng
suất và giá trị của sản phẩm tại địa phương.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI PHÂN BÓN
2.1.1. Khái niện chung
Phân bón là các chất hữu cơ hoặc vô cơ chứa các nguyên tố dinh dưỡng
cần thiết cho cây trồng được bón vào đất hay hòa nước phun, xử lí hạt giống, rễ và
cây con (Tủ sách khuyến nông phục vụ người lao động, 2006).
2.1.2. Phân loại phân bón
Có rất nhiều loại phân bón cho cây trồng, nhưng xuất phát từ nguồn sản

xuất, nguồn khai thác, số lượng cần bón và cách thức bón, … mà người ta có thể
tạm thời chia thành 5 loại phân sau.
Phân vô cơ (hay còn gọi phân khoáng hoặc phân hóa học) là các loại phân
có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng thu được nhờ các quá trình vật
lý và hóa học. Phân vô cơ bao gồm các loại phân đơn (phân đạm, phân lân, phân
kali,…), phân hỗn hợp, vôi, … (Lê Văn Tri, 2002).
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất
hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, than bùn, phụ phế phâm nông nghiệp, phân
rác, phân vi sinh, phân hữu cơ sinh học, … (Lê Văn Tri, 2002).
Phân vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học nhằm cung cấp các loại nguyên
tố vi lượng cho cây, nhiều khi còn bổ sung các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm,
chất kích thích sinh trưởng (Lê Văn Tri, 2002).
Phân phức hợp hữu cơ vi sinh là loại phân có đầy đủ thành phần phân
vi sinh, phân hữu cơ, phân vi lượng và phân vô cơ. Tùy thuộc vào nhu cầu sản
xuất mà có thể cân đối phối trộn các loại phân nguyên liệu sao cho cây trồng
phát triển tốt nhất mà không cần phải bón bất kỳ loại phân đơn nào. Phân
phức hợp hữu cơ vi sinh có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc. Loại phân
này có hàm lượng dinh dưỡng cao nên khi bón cần trộn với đất bột hoặc bón xa
gốc để tránh hiện tượng xót cây. Nếu sản xuất đúng công thức thì đây là loại
phân tốt nhất, bao gồm chế phẩm vi sinh, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh và
phân phức hợp hữu cơ vi sinh (Lê Văn Tri, 2002).
Phân bón lá là hỗn hợp của một số phân đa lượng, vi lượng và một số

3


chất điều hòa sinh trưởng. Loại phân này dung để phun lên lá, hoa quả và thân cây
(Lê Văn Tri, 2002).
2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN VỀ CÂY LÚA
2.2.1. Nghiên cứu về nguồn gốc và phân loại cây lúa

Cây lúa trồng Oryza sativa là loại cây thân thảo. Thời gian sinh trưởng của
các giống lúa dài hay ngắn khác nhau và nằm trong khoảng từ 60 – 130 ngày
(Nguyễn Văn Hoan, 2005).
Về phương diện thực vật học, lúa trồng hiện nay là do lúa dại Oryza fatua
hình thành thông qua một quá trình chọn lọc nhân tạo lâu dài. Loại lúa dại này
thường gặp ở Ấn Độ, Campuchia, Nam Việt Nam, vùng Đông Nam Trung
Quốc, Thái Lan, … Họ hàng với cây lúa trồng trong chi Oryza có các loài lúa
với 24 hoặc 48 nhiễm sắc thể. Trong số 22 loài lúa của chi Oryza chỉ có hai loài
lúa Oryza sativa và Oryza glaberrima là lúa trồng, nhưng loài Oryza glaberrima
chỉ được trồng trên diện tích nhỏ ở Tây Phi (Nguyễn Văn Hoan, 2005).
Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây nhất cho rằng lúa trồng Châu Á (Oryza
sativa) xuất hiện khoảng 2000 – 3000 năm trước công nguyên. Từ trung tâm
khởi nguyên Ấn Độ và Trung Quốc, cây lúa được phát triển về hai hướng
Đông và Tây đến thế kỷ thứ nhất. Cây lúa được đưa vào trồng ở vùng Địa
Trung Hải như Ai Cập, Italia và được nhập vào các nước Đông Âu, Nam Âu
như Nam Tư cũ, Bungaria, Rumania, … Đầu chiến tranh thế giới lần thứ 2,
lúa mới được trồng đáng kể ở Pháp, Hungaria. Theo hướng Đông, đầu thế kỷ
XI cây lúa từ Ấn Độ được nhập vào Inđônêsia. Cho đến nay cây lúa có mặt ở
tất cả các châu lục bao gồm các vùng nhiệt đới, vùng á nhiệt đới và vùng ôn đới
(Đào Thế Tuấn, 1970).
Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học Viện nghiên cứu lúa
quốc tế (IRRI) thống nhất chia lúa trồng Châu Á (Oryza sativa) thuộc họ hòa
thảo (Gramineae), chi Oryzae có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, kiểu genome AA,
với ba kiểu sinh thái địa lý hay ba loài phụ Indica, Japonica và Javanica (Chu
Thị Thơm và cs., 2006).
2.2.2. Nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học và các thời kỳ sinh
trưởng phát triển của cây lúa
Lúa có nhiều loại hình, do điều kiện ngoại cảnh thay đổi và do quá trình
chọn lọc bồi dưỡng lâu đời đã hình thành nhiều giống khác nhau. Mỗi giống có


4


những đặc hình thái sinh vật học khác nhau, thích ứng với mỗi điều kiện thiên
nhiên và chế độ trồng trọt khác nhau. Bởi vậy cây lúa trồng rất đa dạng về kiểu
cây, kiểu lá, màu sắc thân, lá, dạng bông, dạng hạt và góc lá đòng.
Các giống lúa thuộc loài phụ Indica thường cao cây, lá nhỏ, màu xanh
nhạt, bông xòe, hạt dài, vỏ mỏng, dễ lốp đổ, chịu phân kém, năng suất thấp, cơm
khô và nở. Các giống lúa thuộc loài phụ Japonica thì ngược lại, cây thường
thấp, có lá to, màu xanh đậm, bông chụm, hạt bầu, vỏ trấu dày, chịu thâm canh
cao, cho năng suất cao, cơm thường dẻo và ít nở (Juliano, 1985).
Đẻ nhánh là một đặc tính của cây lúa. Cây lúa khỏe mới sinh trưởng
tốt với các điều kiện ngoại cảnh phù hợp như đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng thì
cây lúa mới đẻ được. Trồng quá dày lúa đẻ rất ít, cấy nhiều dảnh những dảnh ở
giữa không đẻ được. Đẻ nhánh khỏe hay yếu là một tính trạng di truyền số
lượng, có hệ số di truyền từ thấp đến trung bình và chịu nhiều ảnh hưởng của
điều kiện ngoại cảnh (Chu Thị Thơm và cs., 2006).
Trên cây lúa, thông thường chỉ có nhánh đẻ sớm, ở vị trí mắt đẻ thấp, có
số lá nhiều, điều kiện sinh dưỡng thuận lợi mới có điều kiện phát triển đầy đủ để
trở thành nhánh hữu hiệu còn những nhánh đẻ muộn thì thời gian sinh trưởng
ngắn, số lá ít, thường trở thành nhánh vô hiệu. Mật độ cấy, tuổi mạ, kỹ thuật
chăm sóc, bón phân, tưới nước, … ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhánh
hữu hiệu (Đào Thế Tuấn, 1970).
Chiều cao cây là một tính trạng có liên quan đến một số tính trạng khác
của cây lúa. Ví dụ chiều cao cây có liên quan đến độ dài bông, tính chống đổ của
cây. Cây lúa có dạng hình thấp cây thường cứng cây, chịu phân, có khả năng
chống đổ tốt (Bùi Huy Đáp, 1970).
Thời gian sinh trưởng của cây lúa được tính từ khi hạt lúa nảy mầm đến
khi chín thay đổi khoảng từ 90 - 180 ngày, có khi kéo dài đến 200 - 240 ngày
tùy theo điều kiện ngoại cảnh (Nguyễn Đình Mạnh, 2000); (Đào Thế Tuấn,

1970). Thời gian sinh trưởng của cây lúa do nhiều gen điều khiển, chịu ảnh
hưởng của thời tiết và mùa vụ khác nhau. Cùng một giống vụ xuân có thời gian
sinh trưởng dài hơn so với vụ mùa (Bùi Huy Hiền, 1982).
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng được tính từ lúc gieo đến lúc làm đòng, là
thời kỳ cây lúa hình thành và phát triển lá, rễ, nhánh. Ở lúa cấy thời kỳ này có
thể chia ra các giai đoạn mạ ở ruộng cấy và đẻ nhánh ở ruộng cấy. Trong khi đó

5


giai đoạn mạ kéo dài khoảng 20 ngày từ khi gieo mạ đến khi cấy có khoảng 4 - 5
lá, giai đoạn đẻ nhánh kéo dài khoảng 40 ngày từ khi cấy đến khi lúa bắt đầu có
đòng, trong đó 10 -13 ngày đầu là giai đoạn bén rễ hồi xanh, giai đoạn đẻ nhánh
hữu hiệu chỉ khoảng 20 ngày tiếp theo. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng có ảnh
hưởng trực tiếp đến việc hình thành số bông, là yếu tố cấu thành năng suất có ý
nghĩa quyết định đối với cây lúa (Nguyễn Như Hà, 2006).
Thời kỳ sinh trưởng sinh thực bắt đầu từ lúc làm đòng cho đến khi thu
hoạch, bao gồm các quá trình làm đòng, trỗ bông và hình thành hạt. Thời kỳ này
quyết định yếu tố cấu thành năng suất, số hạt trên bông, tỷ lệ hạt chắc trên bông
và khối lượng nghìn hạt. Đây là thời kỳ có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất thu
hoạch (Nguyễn Như Hà, 2006).
2.2.3. Nghiên cứu về một số đặc điểm sinh thái của cây lúa
2.2.3.1. Yếu tố nhiệt độ
Lúa là cây có thể gieo trồng trong điều kiện nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây
o
lúa có thể sinh trưởng trong phạm vi nhiệt độ từ 10 - 40 C, nhiệt độ thích hợp
o
o
nhất cho sinh trưởng từ 22 - 30 C. Nhiệt độ thấp hơn 20 C làm cho cây lúa
o

chậm phát triển, thấp hơn 15 C gây hại cho cây lúa, mức độ hại tùy thuộc
vào giai đoạn sinh trưởng (Nguyễn Như Hà, 2006).
Nhiệt độ là một yếu tố quan trọng của thời vụ có tác động mạnh mẽ đến
sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mỗi giống lúa cần một lượng nhiệt nhất
định để hoàn thành chu kỳ sống của mình.
o
o
Lúa nhiệt đới yêu cầu tổng nhiệt độ 3500 C - 4500 C, các giống lúa
o
dài ngày cần tổng nhiệt độ trên 5000 C, các giống lúa ngắn ngày cần tổng
o
o
nhiệt độ 2500 C - 3000 C (Janaka, 1965).
o
Nhiệt độ thấp nhất đối với quá trình nảy mầm của hạt lúa là 10 - 12 C,
nếu nhiệt độ thấp quá thì hạt lúa không nảy mầm, không ra rễ được. Khi nhiệt độ
o
đạt 20 - 25 C thì sự nảy mầm của hạt diễn ra nhanh chóng, đặc biệt hạt nảy mầm
o
tốt hơn khi nhiệt độ đạt hơn 30 C. Nhiệt độ tối thiểu cho lúa trỗ bông là

6


o
o
15 C, tối thích 25 - 28 C. Nhiệt độ tối thích cho cây mạ và lúa hồi xanh, đẻ
o
nhánh, sinh trưởng, phát triển tốt là 25 - 30 C (Nguyễn Vy, 1993); (Janaka and
Kawano, 1966).

Trong quá trình sinh trưởng nếu gặp nhiệt độ cao, cây lúa nhanh chóng
đạt được tổng nhiệt độ cần thiết sẽ ra hoa và chín sớm hơn và rút ngắn thời gian
sinh trưởng. Cây lúa đặc biệt nhạy cảm với dao động nhiệt trong giai đoạn từ
gieo đến mọc và giai đoạn ra hoa (Nguyễn Thị Trâm, 1998).
2.2.3.2. Yếu tố ánh sáng
Cây lúa có nguồn gốc nhiệt đới nên là cây ưa sáng. Cường độ ánh sáng có
ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động quang hợp và tạo năng suất của cây lúa và có
phản ứng chặt chẽ với quang chu kỳ, nhất là các giống lúa dài ngày địa phương.
Cường độ ánh sáng thuận lợi cho hoạt động quang hợp của cây lúa khoảng 250 400 calo/cm2/ngày (Nikuzi el al., 1969).
Thời gian chiếu sáng ngắn 9 - 10 giờ/ngày có tác động rõ đối với việc xúc
tiến quá trình làm đòng và trỗ bông (Nguyễn Như Hà, 2006).
Các giống lúa nhiệt đới có thời gian sinh trưởng 130 ngày, cần 1000 giờ
chiếu sáng, riêng tháng cuối cũng cần 200 - 240 giờ chiếu sáng (Hou, 1988).
Theo số liệu tổng kết những vụ lúa xuân được mùa ở miền Bắc Việt Nam,
các nhà khoa học nhận thấy cường độ chiếu sáng khoảng 50 ngày cuối cùng của
vụ lúa có ảnh hưởng đặc biệt quyết định tới năng suất (Nguyễn Thị Trâm, 1998).
Các giống lúa nhiệt đới mẫn cảm với nhiệt độ hơn là mẫn cảm với quang
chu kỳ. Các giống lúa ngắn ngày phản ứng yếu hoặc không phản ứng với quang
chu kỳ nên có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm (Cock and Yoshida, 1970).
2.2.3.3. Yếu tố đất đai
Lúa là cây không kén đất, có thể sinh trưởng trên các loại đất chua, phèn,
mặn, hạn, úng, nhưng nói chung cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có
khả năng giữ nước tốt, có thành phần cơ giới trung bình hay nặng, có độ phì cao,
độ pH từ 4,5 đến 6,0 (Nguyễn Văn Bộ, 1979).
Đất lúa ngập nước cũng có một số nhược điểm về dinh dưỡng nguyên
tố vi lượng so với các loại đất trên cạn, đất trồng màu, đất đồi. Sự ngập
nước thường xuyên trong thời gian dài làm cho các nguyên tố vi lượng ở dạng
dễ tiêu mất đi nhanh chóng. Sự độc canh lúa hàng năm đã dẫn đến sự thoái
hóa (bạc màu hóa) đất lúa thể hiện ở sự nghèo kiệt chất mùn, keo đất, sắt,


7


Mangan và hàng loạt nguyên tố vi lượng khác (Lê Văn Tri, 2001).
Phần lớn đất Việt Nam có nguồn dự trữ thấp các chất dinh dưỡng nên
không thể đảm bảo nâng cao năng suất cây trồng như thiếu hụt về đạm rồi đến
lân và kali. Ở vùng đất chua sự thiếu hụt canxi và magie cũng trở thành quan
trọng, ở một số nơi còn thiếu hụt lưu huỳnh và kẽm (Nguyễn Văn Bộ, 1979);
(Nguyễn Văn Bộ và cs., 1999).
2.2.3.4. Yếu tố phân bón
Cây lúa hấp thu đạm trong suốt thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, sự hấp
thu đạm tăng dần theo tuổi của cây lúa và giảm khi xuất hiện lá dưới đòng. Sự
đói phân đạm làm cho cây lúa sinh trưởng kém, lá bị vàng, năng suất quang hợp
giảm, đẻ nhánh kém, bông ngắn, khó trỗ thoát, hạt thóc bị khô, lép nhiều, năng
suất thu hoạch giảm (Lê Văn Căn, 1964); (Wada, 1969).
Với đạm giai đoạn đầu sẽ tích lũy ở thân và giảm dần theo thời gian cho
đến tận giai đoạn cuối cùng của thời kỳ tăng trưởng. Việc di chuyển đạm từ
các bộ phận của cây đến hạt chỉ thật đáng kể sau lúc trỗ hoa (Hiệp hội phân
bón quốc tế, 1998).
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến các đặc trưng sinh lý của
cây trồng nhiều tác giả đã nhận xét: Phân đạm có tác dụng làm tăng hàm lượng
diệp lục trong lá, tăng hiệu suất quang hợp, tăng tích lũy chất khô, … đối với
lúa, cuối cùng làm tăng hệ số kinh tế (Wada, 1969).
Khi nghiên cứu hiệu suất phân đạm đối với lúa, Iruka (1963) cho rằng:
Nếu bón đạm với liều lượng cao thì hiệu suất cao nhất là bón vào lúc lúa đẻ
nhánh và sau đó giảm dần, với liều lượng bón đạm thấp thì vào lúc lúa đẻ và
trước trỗ 10 ngày có hiệu quả cao (Trần Thanh Sơn, 2007).
Hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa cao ở mức bón thấp, bón sớm và bón
vào thời kỳ sinh trưởng sau (Wada, 1969).
Tỷ lệ của đạm trong cây giảm đến cực tiểu sau khi cấy rồi tăng dần cho

đến lúc trỗ. Sau đó hàm lượng đạm tiếp tục giảm cho đến thời kỳ đông sữa rồi
giữ mức cố định đến lúc lúa chín.
Phân lân rất cần cho cây lúa vào giai đoạn đầu của sự phát triển. Thiếu lân
cây lúa sẽ bị còi cọc, sự trao đổi đạm kém, đặc biệt bộ rễ rất kém phát triển.
Hiệu suất của lân ở giai đoạn đầu chủ yếu đáp ứng cho quá trình sinh trưởng
sinh dưỡng, đặc biệt là quá trình đẻ nhánh, do vậy phải chú ý bón lân sớm ở giai

8


đoạn đầu cho lúa (Lê Văn Căn, 1966); (Yuan, 1985).
Lúa là cây trồng rất nhạy bén với kỹ thuật bón phân và thời gian bón, nhất
là giai đoạn bón thúc, vì vậy cần dành một lượng phân bón vô cơ thích hợp để
bón thúc cho lúa. Hiệu quả của phân lân đạt cao nhất khi bón lót toàn bộ. Việc
bón thúc lân vào giai đoạn cuối không những không làm tăng năng suất lúa mà
còn làm giảm năng suất lúa (Dianer and Richard, 1969).
Tỷ lệ của lân giảm nhanh sau khi cấy rồi tăng chậm và đạt tới đỉnh cao
vào lúc trỗ, sau đó giảm dần đến khi lúa chín.
Thiếu kali, đặc biệt vào giai đoạn mạ lá lúa sẽ sinh trưởng chậm và khả
năng đẻ nhánh của cây lúa giảm rõ rệt. Kali được cây lúa hút mạnh nhất vào giai
đoạn đẻ nhánh rộ và trỗ từ 5 - 10 ngày để tăng khối lượng hạt (Seradhira and
Virmani, 1987); (Yoshida and Hayakawa, 1970).
Khoảng 20% lượng kali cây hút được vận chuyển về bông, số còn lại nằm
trong các bộ phận khác của cây. Ở cây lúa cũng thấy có hiện tượng sử dụng
hoang phí kali nhưng không gây hại (Trần Thanh Sơn, 2007), (Nguyễn Thị Trâm,
1998), (Vũ Hữu Yêm, 2006), (Jeaninime, ).
Tỷ lệ kali giảm dần trong suốt thời kỳ tăng trưởng ban đầu nhưng sẽ tăng
lên từ lúc trỗ đến lúc chín (Hiệp hội phân bón quốc tế, 1998).
2.2.3.5. Yếu tố nước
Cây lúa là cây cần nước và ưa nước điển hình. Nước là thành phần chủ

yếu trong cơ thể cây lúa, là điều kiện để thực hiện quá trình sinh lý trong cây.
Ngoài ra nó là điều kiện ngoại cảnh không thể thiếu. Nước tạo điều kiện cung
cấp cho cây một cách thuận lợi, nước còn có tác dụng làm giảm nồng độ muối,
phèn, chất độc và cỏ dại trong ruộng lúa.
Nhu cầu nước của cây lúa lớn hơn một số cây trồng khác. Theo Smith hệ
số thoát hơi nước của lúa là 710, lúa mì là 513 và ngô là 368. Theo Goutchin, để
tạo ra được một đơn vị thân lá, cây lúa cần 400 - 500 đơn vị nước, để tạo được
một đơn vị hạt cần 300 - 350 đơn vị nước.
Nhu cầu nước thay đổi theo thời kỳ sinh trưởng, giống và điều kiện thâm
canh. Theo Goutchin, ruộng lúa không cần lớp nước trên mặt, chỉ cần đảm bảo
độ ẩm 90%. Ngược lại, Erughin cho rằng ruộng lúa cần tưới ngập. Ở nước ta,
đại bộ phận các ruộng lúa đều tưới ngập. Tuy nhiên, cũng có những giống lúa có
khả năng chịu hạn như lúa cạn, lúa nương, …

9


Nhu cầu nước của cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng không giống nhau:
- Thời kỳ nảy mầm: Hạt lúa khi bảo quản thường giữ ở độ ẩm dưới
13%. Khi hút nước đạt 22% thì có thể hoạt động và nảy mầm ở độ ẩm đạt 25 28%.
- Thời kỳ mạ: Từ sau gieo đến mũi chông thường giữ cho ruộng đủ ẩm,
mạ chóng hồi và mọc nhanh. Trong điều kiện đó, ruộng lúa được cung cấp oxi
thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình giải phóng của nội nhũ thuận lợi. Thời
kỳ mạ 3 - 4 lá đến nhổ cấy có thể giữ ẩm hoặc giữ lớp nước nông.
- Thời kỳ ở ruộng cấy: Sau cấy đến thời kỳ bén rễ, đẻ nhánh hữu hiệu, làm
đòng, trỗ bông và chín, cây lúa rất cần nước để sinh trưởng thuận lợi. Vì vậy, để
đạt năng suất cao cần cung cấp nước cho lúa đầy đủ (Đào Thế Tuấn, 1970).
2.2.4. Những biến đổi sinh lý sinh hóa của cây lúa
2.2.4.1. Chỉ số diện tích lá
Để đạt được năng suất lúa cao cần phải có diện tích lá cao và hợp lý.

Mỗi giống lúa có một trị số diện tích lá thích hợp, nếu vượt quá giới hạn giá
trị đó thì sự tích luỹ chất khô giảm do sự phát triển của lá quá rậm rạp gây ra
sự mất cân bằng giữa quang hợp và hô hấp. Theo Đào Thế Tuấn, 1970 (Đào
Thế Tuấn, 1970) khi chỉ số diện tích lá đạt từ 5 - 6 m2 lá/m2 đất thì hệ số ánh
sáng K rất nhỏ, nếu chỉ số diện tích lá thấp thì hệ số K cao. Ở Việt Nam, hệ số
K đạt từ 0,7 - 0,8 thì quần thể ruộng lúa có năng suất cao. Ánh sáng và nhiệt độ
có ảnh hưởng rất lớn đến diện tích lá, các giống lúa chiêm xuân đạt chỉ số diện
tích lá cao nhất vào lúc cây lúa làm đòng.
Trong điều kiện bình thường, sự tăng diện tích lá là điều kiện diễn ra sự
cạnh tranh trong quần thể ruộng lúa. Yếu tố dinh dưỡng cơ bản gây ra sự cạnh
tranh đó chính là đạm dễ tiêu trong đất. Chính vì vậy mà việc bón phân đạm
vào giai đoạn lúa đẻ nhánh là rất cần thiết để tạo ra cho cây lúa có bộ rễ và lá
phát triển tốt.
Theo Matsushima (1963) với giống Mario năng suất đạt 101,6 tạ/ha chỉ số
diện tích lá cao nhất là 5,7 m2 lá/m2 đất; năng suất đạt 77,2 tạ/ha chỉ số diện tích
lá cao nhất là 4,8 m2 lá/m2 đất.
Nhiều tác giả đưa ra hệ số K (hệ số ánh sáng) để tìm hiểu chế độ ánh sáng
của ruộng lúa. Chế độ ánh sáng quyết định chỉ số diện tích lá cao nhất. Hệ số K
có ý nghĩa nhất khi ruộng lúa đạt chỉ số diện tích lá cao nhất. Hệ số K tăng dần

10


theo thời gian sinh trưởng. Tanaka and Kawano (1966) thấy các giống lúa
chịu phân cao có hệ số K khoảng 0,50 - 0,75; giống chịu phân kém từ 0,75 1,00. Hayashi (1968), Cock a n d Yoshida (1973) thấy trong thời kỳ chín các
giống lúa có hệ số K < 0,50 có khả năng tích lũy chất khô cao khi chỉ số
diện tích lá đạt cao. Điều này có nghĩa là ở thời kỳ ruộng lúa đạt chỉ số diện tích
lá cao nhất nếu hệ số K ở gốc lúa nhỏ tức là sự tiêu thụ ánh sáng của các tầng lá
trên ít, ánh sáng chiếu xuống dưới nhiều thì chế độ ánh sáng của ruộng lúa tốt
hơn và năng suất cao hơn.

Trong điều kiện mật độ thông thường, sự tăng diện tích lá của cây lúa
được xác định bằng sự cạnh tranh giữa chúng. Yếu tố cơ bản mà vì nó các cây
cạnh tranh nhau là đạm dễ tiêu trong đất. Vì vậy việc bón phân đạm cho lúa vào
giai đoạn đẻ nhánh là cần thiết để bộ lá phát triển tốt. Vào đầu giai đoạn đẻ
nhánh, khi mức độ cạnh tranh còn chưa cao, với lượng đạm bón tăng thì chỉ
số diện tích lá tăng lên hầu như tỷ lệ thuận với số cây trên đơn vị diện tích. Sự
khác nhau về tốc độ phát triển của lá được giải thích bằng sự cạnh tranh về
đạm. Ngưỡng mà chỉ số diện tích lá đạt được ở liều lượng đạm thấp nhỏ hơn 3
lần ở liều lượng đạm cao.
2.2.4.2. Hiệu suất quang hợp thuần
Hiệu suất quang hợp thuần là lượng chất khô tích luỹ được của một đơn vị
diện tích lá trong một đơn vị thời gian. Để tăng hiệu suất quang hợp thuần phải
chú ý đến hai hướng, đó là làm thế nào để tăng khả năng quang hợp và giảm hô
hấp ở mức hợp lý. Hiệu suất quang hợp thuần có thể thay đổi trong phạm vi từ 2
- 3 g/m2 lá/ngày đến 12 - 14 g/m2 lá/ngày, trung bình là 4 - 6 g/m2 là/ngày.
Theo Bùi Huy Đáp (1970) hiệu suất quang hợp thuần thay đổi theo giống
lúa và thời gian sinh trưởng của chúng. Chẳng hạn, ở các giống lúa xuân hiệu
suất quang hợp thuần thường có hai đỉnh cao vào thời kỳ đẻ nhánh rộ và bắt đầu
làm đòng. Zenlich (1971) cũng cho biết hiệu suất quang hợp thuần phụ thuộc
vào giống và thời tiết.
Công trình nghiên cứu của Chandler (1963)cho thấy: Chế độ nước và
phân bón cũng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây lúa, nhất là ảnh
hưởng đến sự phát triển của diện tích lá và hiệu suất quang hợp thuần.
Về động thái quá trình quang hợp của cây lúa, một số tác giả cho rằng sau
khi cấy thì tăng dần, đạt cao nhất vào lúc cây đẻ nhánh rộ sau đó giảm dần

11


(Murata and Miyashka, 1968); (Murata và Matsushima, 1975). Nhưng tác giả

Osada (1967) (Nikuzi el al., 1969) lại cho rằng quang hợp của cây lúa đạt đỉnh
cao vào giai đoạn cây lúa làm đòng, còn Yoshida and Shioys (1976) cho rằng
hiệu suất quang hợp thuần chỉ có một đỉnh cao ở giai đoạn hạt lúa chín sữa.
Yoshida and Hayakawa (1970); Zenlich (1971) khi nghiên cứu về quang hợp
và quang hô hấp của cây lúa cho thấy; trên đồng ruộng hoạt động quang hợp
và hô hấp phụ thuộc rất mạnh vào nhiệt độ và ánh sáng. Ở các nước nhiệt đới
có nhiệt độ cao, quang hợp diễn ra thuận lợi nhưng quang hô hấp xảy ra cũng
lớn. Quang hô hấp có thể làm tiêu hao 40 - 50% sản phẩm của quá trình quang
0
hợp. Những nước nằm trong khoảng 35 - 38 vĩ Bắc và Nam thường có năng
suất lúa cao là do có mối quan hệ thích hợp giữa quang hợp và hô hấp.
Ở Việt Nam, theo Đào Thế Tuấn (1970) thì giữa tích lũy chất khô và
hiệu suất quang hợp thuần có mối quan hệ thuận. Hệ số tương quan giữa tích lũy
chất khô và hiệu suất quang hợp thuần ở các giống lúa cao cây lớn hơn so với
các giống lúa thấp cây.
2.2.4.3. Tích lũy chất khô và năng suất của cây lúa
Sự tích lũy chất khô chính là kết quả của quá trình quang hợp và trao đổi
chất, ngoài việc phụ thuộc vào hiệu suất quang hợp thuần, diện tích lá còn phụ
thuộc vào thời gian quang hợp.
Đến nay, vẫn chưa có ý kiến thống nhất của các nhà khoa học trên thế
giới về mức độ quyết định của hai nhân tố hiệu suất quang hợp thuần và diện
tích lá. Kato ( 1985); Kawano and Tanaka (1968) cho rằng hiệu suất quang
hợp thuần ít thay đổi dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Hatch and Slack
(1970) lại cho rằng diện tích lá quyết định năng suất cây trồng vì hiệu suất
2
quang hợp thuần chỉ thay đổi từ 4 - 9 g/m lá/ngày. Cock and Yoshida
(1973) cho biết giữa hiệu suất quang hợp thuần và diện tích lá có mối quan hệ
nghịch.
Tanaka (1969) thì chú ý nhiều đến diện tích lá hơn là hiệu suất quang
hợp thuần. Các kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học cho biết sự tích

lũy chất khô của cây lúa ở các giai đoạn sinh trưởng không giống nhau
(Tsumoda, 1965); (Wada, 1969). Trong thời kỳ đầu, tốc độ tích lũy chất khô
chậm, tốc độ tích lũy chất khô tăng mạnh vào thời kỳ giữa rồi sau đó giảm

12


×