Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

BảN CHấT của CUộC KHủNG HOảNG nợ CÔNG HI lạp GIAI đoạn 2009 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.6 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA LỊCH SỬ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BẢN CHẤT CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG
NỢ CÔNG HI LẠP GIAI ĐOẠN 2009 - 2015

1

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Đào Tấn Thành

Sinh viên

: Trịnh Thị Thu Hằng

Lớp

: K62 - CLC

Chuyên ngành

: Lịch sử thế giới


Hà Nội - 2016

2



Đại Học Sư phạm Hà Nội

Khóa Luận Tốt Nghiệp

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
EC
ECB
EFSM
EFSF
ESM
EU
IMF

Trường ĐHSP Hà Nội

European Commission
(Ủy ban châu Âu)
European Central Bank
(Ngân hàng Trung ương châu Âu)
European Financial Stabilization Mechanism
(Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu)
European Financial Stabilization Facility
(Quỹ bình ổn tài chính châu Âu)
European Stability Mechanism
(Cơ chế bình ổn châu Âu)
European Union
(Liên minh châu Âu)
International Monetary Fund
(Quỹ tiền tệ Quốc tế)


Khoa Lịch sử


Đại Học Sư phạm Hà Nội

Khóa Luận Tốt Nghiệp
MỤC LỤC

Trường ĐHSP Hà Nội

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường ngày càng được hoàn thiện cả về
lượng và chất, kéo theo đó là xu thế tất yếu hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng
giao lưu, tăng cường hợp tác hóa, chuyên môn hóa và phân công lao động như
hiện nay, toàn cầu hóa với những thế mạnh của nó đang là một trong những
mục tiêu chiến lược quan trọng cần được quan tâm và đề cao ở mỗi quốc
gia, mỗi khu vực và trên toàn thế giới. Không chỉ tạo động lực cho sự phát
triển kinh tế xã hội nói chung trên phạm vi toàn cầu, mở ra nhiều cơ hội và
hướng đi sáng lạn cho các thành phần kinh tế cá biệt, thúc đẩy phát huy nội

lực và ngoại lực một cách có hiệu quả, quá trình “san phẳng thế giới” này
đã thực sự trở thành “một sức mạnh mới” định hình lại thế giới trong
khoảng thời gian gần đây.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên, toàn cầu hóa cũng tiềm
ẩn không ít rủi ro, khi mà dưới tác động mạnh mẽ của nó, một biến cố xảy
đến với quốc gia này có thể là nguyên nhân làm lung lay pháo đài kinh tế của
quốc gia khác trong mối quan hệ tác động qua lại giữa chúng. Một trong
những biểu hiện rõ nét và đặc trưng nhất của mặt hạn chế này, ta không thể
không kể tới sức công phá và lan tỏa dữ dội của các cuộc khủng hoảng kinh tế
thế giới – một tất yếu khách quan gây nhiễu động kinh tế toàn cầu.
Nếu như năm 2008 đánh dấu một mốc đen tối trong lịch sử kinh tế của
hầu khắp các quốc gia trên thế giới với cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm
trọng xuất phát từ “bong bóng thị trường bất động sản Mỹ” thì sang đến cuối
năm 2009, hệ thống kinh tế toàn cầu lại một lần nữa chao đảo trước nguy cơ
công phá mạnh mẽ của khủng hoảng nợ công châu Âu. Bùng nổ trước tiên ở
Hi Lạp, hiệu ứng domino của khủng hoảng nợ công nhanh chóng lan rộng
sang các quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU), tiếp đến là các nền kinh tế

Trường ĐHSP Hà Nội

5

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt


lớn nhỏ khác nhau trên thế giới, báo hiệu nguy cơ trở thành vấn nạn nhức
nhối trong thời gian kéo dài.
Từ đầu năm 2010 đến nay, thế giới liên tục tiếp nhận nhiều thông tin về
tình hình nợ công của Hi Lạp, những biện pháp đặc biệt được đưa ra, những
gói cứu trợ khẩn cấp từ nhiều tổ chức kinh tế khác nhau như IMF, ECB,…để
giảm thiểu nguy cơ vỡ nợ của Chính phủ Hi Lạp. Thêm vào đó, song hành với
tình trạng bất lực trước khủng hoảng của Hi Lạp thời gian qua, khủng hoảng
nợ công Hi Lạp còn biểu hiện nguy cơ lan truyền nhanh và khả năng biến
tướng thành khủng hoảng nợ công toàn cầu.
Vấn đề nêu trên không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế Hi Lạp trong
vòng xoáy nợ công, mà hơn thế nữa, còn đe dọa nghiêm trọng tới sự phát
triển của Liên minh châu Âu và kinh tế thế giới nói chung và trở thành mối
quan tâm lo ngại to lớn đối với nhiều quốc gia. Chính vì lẽ đó, người viết đã
lựa chọn đề tài “Bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn
2009 - 2015” để góp phần làm rõ thực chất vấn đề làm lung lay các nền kinh
tế trên thế giới, mà trước hết là Hi Lạp và Liên minh châu Âu. Từ đó thấy
được hậu quả mà cuộc khủng hoảng gây ra để rút ra bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tài liệu tiếng Việt
Cuốn sách “Khủng hoảng nợ công châu Âu và bài học kinh nghiệm đối
với Việt Nam” của TS. Đặng Hoàng Linh đã dựng lại toàn cảnh cuộc khủng
hoảng nợ công châu Âu từ năm 2009 mà nổ ra đầu tiên ở Hi Lạp trên cơ sở
những dẫn chứng xác thực và phân tích sắc bén. Qua đó tác giả đã đưa ra những
bài học kinh nghiệm về quản lí và kiểm soát nợ công cho Việt Nam. Cuốn sách
đã cung cấp cho người viết những hiểu biết khái quát nhưng cần thiết để hiểu thế
nào là một cuộc khủng hoảng nợ công, các tiêu chí đánh giá và xác định một
cuộc khủng hoảng nợ công; có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về bản chất, mức độ


Trường ĐHSP Hà Nội

6

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nợ công và những bài học kinh nghiệm mà
Việt Nam cần phải rút ra trong việc phòng ngừa, đối phó với vấn đề nợ công,
hạn chế rủi ro khi khủng hoảng xảy ra.
Cuốn sách “Nợ công Việt Nam nhìn từ kinh nghiệm châu Âu” của
PGS.TS Đinh Công Tuấn là một tác phẩm tập hợp các bài viết của các chuyên
gia, nhà nghiên cứu hàng đầu nghiên cứu sâu về lĩnh vực tài chính – kinh tế.
Cuốn sách cung cấp cho người viết cái nhìn mới, đầy đủ và rõ nét hơn về nợ
công ở số nước thuộc Liên minh châu Âu trong đó có Hi Lạp và liên hệ với nợ
công Việt Nam. Trong cuốn sách này, người viết có thêm nhận thức sâu sắc hơn
về nguyên nhân xảy ra khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp qua bài nghiên cứu của
ThS. Nguyễn Bích Thuận “Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nợ công ở một
số nước thành viên EU” và hiểu được cơ sở nền tảng của đồng Euro thông qua
bài nghiên cứu của ThS. Đinh Công Hoàng “Cơ sở nền tảng của đồng Euro và
cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu”.
Bài nghiên cứu “Những bài học từ cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp”
của tác giả Nguyễn Văn Lịch, tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (83), 12/2010 đã
khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp, đưa ra những nguyên nhân và

tác động của cuộc khủng hoảng nợ công, những giải pháp từ phía Hi Lạp và
Quốc tế được đề ra để nhằm giảm thiểu những tác động vô cùng lớn của cuộc
khủng hoảng này. Qua đó, đã làm cơ sở cho người viết có những thông tin quý
báu để thực hiện phần Khái quát về cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn
2009 – 2015” trong chương 1 của để tài.
Đặc biệt qua các tư liệu trên Thông tấn xã Việt Nam, bao gồm các bài
viết từ năm 2009 – 2015 tiêu biểu như: Eurozone giải cứu tài chính cho Hi
Lạp – Kinh tế Hi Lạp sẽ suy thoái nhiều hơn dự báo, ngày 29/3/2010. Châu
Âu đã sẵn sàng triển khai kế hoạch trợ giúp Hi Lạp, ngày 10/4/2010. Khu vực
đồng Ơrô hỗ trợ Hy Lạp giải quyết khủng hoảng nợ, ngày 11/4/2010. Cứu trợ
Hi Lạp: Chính sách “Chiếc gậy và củ cà rốt” của Brucxen, ngày 23/6/2011.

Trường ĐHSP Hà Nội

7

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

Thông qua dự luật mới để thoát khỏi nợ công, Hi Lạp đối mặt với làn sóng
bạo lực trong nước, ngày 16/2/2012. Cuộc khủng hoảng đồng Euro vẫn chưa
kết thúc, Tài liệu tham khảo đặc biệt, 18/10/2014. Châu Âu tiến dần tới thỏa
thuận cứu trợ Hy Lạp, Tin thế giới, 25/3/2015… đã cung cấp cho người viết
nguồn thông tin quý giá về diễn biến cuộc khủng hoảng Hi Lạp từ năm 2009 –
2015, những số liệu cập nhật là cơ sở dẫn chứng cho những nhận định về bản

chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp, hậu quả cuộc khủng hoảng này
gây ra.
Tài liệu Tiếng Anh
Tác phẩm “The Greek Economic Crisis – is the Euro to Blame?” của
tác giả Andreas Hatzigeorgiou trên World Economics, Vol. 15, No.3. Bài viết tập
trung xoay quanh vấn đề động cơ Hi Lạp tham gia đồng tiền chung châu Âu,
những số liệu kinh tế bị Hi Lạp thao túng trong nhiều năm. Các vấn đề cơ cấu
kinh tế của Hi Lạp dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp. Người viết nhận
thức được một vài điều đằng sau cuộc khủng hoảng kinh tế này, một bức tranh
nhiều sắc thái về những vấn đề của Hi Lạp so với những bài thường được trình
bày trong các báo cáo kinh tế, và một số thách thức của đất nước này trong thời
gian sau của cuộc khủng hoảng.
Tác phẩm “Understanding the Greek Crisis” của tác giả Michael
Mitsopoulos và Theodore Pelagidis. Tác giả đã đưa ra bức tranh khái quát về
khủng hoảng nợ công Hi Lạp, và đặc biệt là những nguyên nhân chính dẫn đến
cuộc khủng hoảng nợ công, làm cơ sở để người viết hiểu hơn về tính nghiêm
trọng của cuộc khủng hoảng này đối với nền kinh tế của một đất nước.
Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm khác, bài viết khác mà người viết sẽ
sử dụng trong bài nghiên cứu. Đó đều là những tài liệu chọn lọc, có giá trị
khoa học của các tác giả nước ngoài.
Nhận xét

Trường ĐHSP Hà Nội

8

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội

Nghiệp

Khóa Luận Tốt

Những nghiên cứu trong nước và ngoài nước ra đời vào giai đoạn cuộc
khủng hoảng đang bước vào giai đoạn nghiêm trọng nhất và Hi Lạp cũng như
liên minh châu Âu đều trăn trở tìm lối ra. Bởi lẽ đó, nội dung chủ yếu của các
tác phẩm, bài nghiên cứu, bài báo, tạp chí,… là khái quát diễn biến đi sâu vào
nguyên nhân của cuộc khủng hoảng để thấy được tác động nhằm rút ra bài
học kinh nghiệm cho các quốc gia. Các công trình nghiên cứu cũng tập trung
nghiên cứu các khía cạnh chi tiết của cuộc khủng hoảng nhưng chưa nghiên
cứu phân tích cụ thể về bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp. Mặt
khác, đến nay, khi diễn biến cuộc khủng hoảng đã lắng dịu và hướng đi của Hi
Lạp và Liên minh châu Âu đã dần được định hình rõ ràng, thì chúng ta cần nhìn
lại bản chất của cuộc khủng hoảng để tích lũy kinh nghiệm đồng thời rút ra bài
học về sau. Chính vì vậy, trên cơ sở những nguồn tài liệu tham khảo quý báu,
người viết tập trung nghiên cứu sâu về bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công
ở Hi Lạp để thấy được hậu quả do khủng hoảng gây ra và từ đó rút ra bài học
cho Việt Nam.
3.
3.1.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu của đề tài là phân tích sâu vào bản chất của cuộc khủng hoảng
nợ công ở Hi Lạp thấy được tác động của nó tới nền kinh tế Hi Lạp và các
quốc gia trong Liên minh châu Âu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong
việc kiểm soát nợ công phòng ngừa, đối phó với nợ công ở Việt Nam.

3.2.


Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm rõ mục tiêu của đề tài bài viết có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn
đề sau:
- Đưa ra lí luận chung về khủng hoảng nợ công.
- Khái quát cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 – 2015.

Trường ĐHSP Hà Nội

9

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

- Phân tích bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp để thấy
được tác động của cuộc khủng hoảng nợ công đối với Hi Lạp và Liên minh
châu Âu, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
4.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu tham khảo chủ yếu mà người viết sử dụng khi nghiên
cứu bản chất cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 - 2015 là các
tư liệu sử gốc do cơ quan thông tấn xã Việt Nam cập nhật đó là những tuyên
bố, hành động cụ thể của chính phủ Hi Lạp hoặc của Liên minh châu Âu đưa
ra nhằm khắc phục tình trạng khủng hoảng diễn ra và lan rộng

Các bài viết, các công trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng nợ công Hi
Lạp giai đoạn 2009 - 2015 cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng. Thông
qua nguồn tài liệu tham khảo này, người viết nhận thức được vấn đề mình đang
quan tâm nghiên cứu đã được nghiên cứu như thế nào, có những thành tựu gì
cần được kế thừa, những nội dung gì tiếp tục được nghiên cứu thêm.
Về phương pháp nghiên cứu: đặc thù của ngành khoa học lịch sử là chỉ
có thể tiến hành nghiên cứu thông qua tài liệu hiện vật, di tích lịch sử, nhân
chứng lịch sử, tài liệu thành văn. Trong quá trình thực hiện đề tài, nguồn tư
liệu mà chúng tôi khai thác chủ yếu là các tư liệu thành văn. Do vậy, chúng
tôi đặc biệt coi trọng phương pháp làm việc trực tiếp với các văn bản gốc. Gạt
bỏ những hạn chế về quan điểm, lập trường tư tưởng thì các nguồn tư liệu có
giá trị và ý nghĩa rất lớn khi nghiên cứu bản chất cuộc khủng hoảng nợ công
Hi Lạp giai đoạn 2009 – 2015. Phương pháp làm việc trực tiếp với tài liệu gốc
sẽ giúp người viết nhận thức vấn đề nghiên cứu một cách đúng đắn và khoa
học nhất.
Các tài liệu thành văn không tránh khỏi ý kiến chủ quan của tác giả.
Mỗi tác giả đều bị chi phối bởi các yếu tố của thời đại lịch sử, năng lực cá
nhân nên sự kiện, hiện tượng lịch sử được phản ánh lại có nhiều chỗ không
giống nhau. Vậy nên người viết đã sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh
giữa các nguồn tư liệu nhằm đảm bảo tính khoa học của đề tài.
Trường ĐHSP Hà Nội

10

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp


Khóa Luận Tốt

Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phương pháp thống kê nhằm hệ
thống các sự kiện lịch sử liên quan đến cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai
đoạn 2009 - 2015. Đây là phương pháp nghiên cứu hỗ trợ chúng tôi nhận thức
được khái quát nhất về tình hình diễn biến khủng hoảng nợ công Hi Lạp. Từ đó
đưa ra những nhận xét cụ thể về bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp
giai đoạn 2009 – 2015.

Trường ĐHSP Hà Nội

11

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp
5.

Khóa Luận Tốt

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài viết là: bản chất cuộc khủng hoảng nợ
công ở Hi Lạp giai đoạn từ năm 2009 – 2015
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu về bản chất cuộc khủng
hoảng nợ công ở Hi Lạp.
Về thời gian: Khóa luận nghiên cứu về khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp

trong giai đoạn từ năm 2009 - 2015.

6.

Đóng góp của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích bản chất của cuộc khủng hoảng nợ
công ở Hi Lạp bài viết góp phần làm sáng tỏ những vấn đề sau:
a. Đưa ra hệ thống lí luận để có cái nhìn chung nhất về khái niệm
khủng hoảng nợ công. Đồng thời, phác họa bức tranh khái quát về khủng
hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 – 2015.
b. Phân tích bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn
2009 - 2015 để thấy được tác động và hậu quả của cuộc khủng hoảng này đối
với Hi Lạp và Liên minh châu Âu. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho
Việt Nam.

7.

Bố cục của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội
dung của khóa luận có bố cục ba chương:
Chương 1. Khái quát về khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 2015.
Chương 2. Bản chất của cuộc khủng hoảng nợ công ở Hi Lạp giai đoạn
năm 2009 - 2015.
Chương 3. Hậu quả của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam.

Trường ĐHSP Hà Nội

12


Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG
HI LẠP GIAI ĐOẠN 2009 - 2015
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.

Lí luận chung về khủng hoảng nợ công
Nợ công
Khái niệm
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB) [10; 12], được đưa ra
năm 2002, nợ công là nghĩa vụ nợ của bốn nhóm chủ thể bao gồm:

-

Nợ chính phủ trung ương và các bộ, ban, ngành trung ương.
Nợ của các cấp chính quyền địa phương.
Nợ của ngân hàng trung ương.
Nợ của các tổ chức độc lập mà chính phủ sở hữu trên 50% vốn hoặc việc
quyết lập ngân sách phải được sự phê duyệt của chính phủ hoặc chính phủ là
người chịu trách nhiệm trả nợ nếu tổ chức đó vỡ nợ.
Theo định nghĩa của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) [10; 13] công bố năm
2010, nợ công được hiểu là nghĩa vụ trả nợ của khu vực công trong đó, khu

vực công bao gồm khu vực chính phủ và các tổ chức công. Theo đó, nợ công
bao gồm:

-

Nợ của chính phủ.
Nợ do chính phủ bảo lãnh.
Nợ của chính quyền địa phương.
Theo Luật quản lí nợ công năm 2009 của Việt Nam [10; 13], nợ công
bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền
địa phương:

-

Nợ chính phủ: Khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài
được kí kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
khoản vay khác do Bộ Tài chính kí kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo
quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm các khoản do Ngân

Trường ĐHSP Hà Nội

13

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt


hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong
-

từng thời kì.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh: Khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,

-

tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh.
Nợ chính quyền địa phương: Khoản nợ do ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc cấp
thành phố trực thuộc trung ương kí kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Đối với ba cách định nghĩa trên, tuy mỗi cách mang tính đặc thù riêng
và thích hợp để sử dụng trong những hoàn cảnh cụ thể khác nhau song chúng
đều có chung một số đặc điểm như: là khoản tiền nợ liên quan đến chính phủ
và hoạt động của chính phủ, mục đích là để tài trợ bù đắp cho thâm hụt ngân
sách... Do đó, để đơn giản hóa cách thức tiếp cận vấn đề và đảm bảo tính
logic khi phân tích, nghiên cứu khủng hoảng nợ công ở các phần tiếp theo, có
thể hiểu khái quát về nợ công thông qua khái niệm sau:
Nợ công, còn gọi là Nợ chính phủ hay Nợ quốc gia, là tổng giá trị
các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương
đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
Sử dụng cách định nghĩa này, ta cần quan tâm tới một số lưu ý sau đây:
- Khái niệm đưa ra đã đồng nhất Nợ chính phủ với Nợ công và Nợ quốc gia.
- Định nghĩa này được áp dụng tại phần lớn các quốc gia trên thế giới,
những nước đi theo hướng kinh tế thị trường thực chất, không tồn tại thành phần
doanh nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo kiểm soát trực tiếp của Nhà nước.
- Thâm hụt Ngân sách Nhà nước, hay còn gọi là bội chi ngân sách Nhà
nước, là tình trạng khi tổng chi tiêu của Ngân sách Nhà nước vượt quá các
khoản thu trong cân đối (thu "không mang tính hoàn trả") của Ngân sách

Nhà nước.
Bản chất của nợ công là tình trạng mất cân đối giữa thu – chi ngân sách
quốc gia. Nhu cầu chi tiêu quá nhiều, nhưng nguồn thu lại không đáp ứng, chính
phủ phải đi vay tiền thông qua nhiều hình thức như: phát hành công trái, trái phiếu

Trường ĐHSP Hà Nội

14

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

tín dụng… để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ. Thâm hụt ngân sách kéo dài làm
cho nợ công gia tăng. Nợ không trả sớm, để lâu “lãi mẹ đẻ lãi con” và nợ càng
chồng chất thêm.
Ví dụ:
Năm

Thâm hụt Ngân

1

sách
1 triệu USD


2

1.2 triệu USD

3

1.3 triệu USD

Nợ công
1 triệu USD
2.2 triệu
USD
3.5 triệu
USD

Trên lý thuyết, mỗi vấn đề kinh tế nên có một khái niệm chung thống
nhất để đảm bảo tính chặt chẽ trong phân tích. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng
có nhiều luồng tư tưởng và quan điểm khác nhau của các nhà kinh tế về cùng
một hiện tượng, sự việc. Trong trường hợp này, mỗi khu vực, quốc gia có một
góc độ đánh giá khác nhau về tình hình nợ công. Căn cứ vào cơ cấu nợ công
của mỗi quốc gia, ta sẽ nhận dạng: quốc gia này sử dụng định nghĩa nào đối
với vấn đề nợ công của mình.
1.1.1.2.

Phân loại
Dựa vào các tiêu thức phân loại khác nhau, nợ công có thể được chia
thành nhiều bộ phận riêng biệt, có mối quan hệ tác động qua lại và ảnh hưởng
lẫn nhau. Sau đây là ba trong số những các phân loại chủ yếu được sử dụng
đối với các khoản nợ công của mỗi quốc gia, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu
của quốc gia đó [82;4].


 Phân loại theo nguồn vay nợ:
- Nợ trong nước: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư trong nước.
- Nợ nước ngoài: gồm các khoản vay từ nhà đầu tư nước ngoài.
Trong thực tế, khi tiến hành thống kê và tính toán giá trị nợ công ở một
số nước, trong đó có Việt Nam, người ta thường chỉ quan tâm đến khoản nợ nước
ngoài mà mặc nhiên bỏ qua các khoản nợ trong nước. Đây là một hạn chế cần sửa
Trường ĐHSP Hà Nội

15

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

đổi; bởi lẽ, thiếu sót này nhiều khi đưa đến kết quả không chính xác cho giá trị nợ
công của một quốc gia, gây khó khăn cho các nhà quản lý trong việc nhận thức
kịp thời và đúng đắn tình trạng nợ của đất nước mình để hoạch định các chính
sách ứng phó kịp thời và hợp lý [82; 5].
 Phân loại theo chủ thể nợ:
Nợ của Chính phủ: là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính
phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền
phát hành theo quy định của pháp luật; không bao gồm khoản nợ do Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong
từng thời kỳ.

Nợ của chính quyền địa phương: là các khoản nợ do ủy ban nhân dân cấp
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, phát hành hoặc ủy quyền phát hành.
Nợ được chính phủ bảo lãnh (áp dụng đối với khái niệm Nợ công bao gồm
khoản nợ chính phủ bảo lãnh): là các khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

1.1.1.3.

trong và ngoài nước mà chính phủ đứng ra bảo lãnh [82; 5].
 Phân loại dựa vào thời hạn nợ:
- Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm trở xuống.
- Nợ trung hạn: các khoản nợ có thời hạn từ 1 năm đến 10 năm.
- Nợ dài hạn: các khoản nợ có thời hạn từ trên 10 năm [82; 5].
Tác động của nợ công
Tác động tích cực
Theo quan điểm của John Maynard Keynes, nợ công được duy trì ở một
mức hợp lý là cách thức can thiệp của nhà nước trong thời kỳ kinh tế suy thoái
nhằm kích thích tăng trưởng. Cụ thể:
Thứ nhất, nợ công làm gia tăng nguồn lực cho chính phủ, từ đó tăng cường
nguồn vốn để đầu tư cho các công trình và dự án quốc gia. Đặc biệt, đối với các
nước đang phát triển, muốn phát triển cơ sở hạ tầng nhanh chóng và đồng bộ, vốn
là yếu tố quan trọng nhất. Với chính sách huy động nợ công hợp lý, nhu cầu về
vốn sẽ từng bước được giải quyết để đầu tư cơ sở hạ tầng, từ đó gia tăng năng lực

Trường ĐHSP Hà Nội

16

Khoa Lịch sử



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

sản xuất cho nền kinh tế.
Thứ hai, huy động nợ công góp phần tận dụng được nguồn tài chính nhà rỗi
trong dân cư. Một bộ phận dân cư trong xã hội có các khoản tiết kiệm, thông qua
việc chính phủ vay nợ mà những khoản tiền nhàn rỗi này được đưa vào sử dụng,
đem lại hiệu quả kinh tế cho cả khu vực công lẫn khu vực tư.
Thứ ba, nợ công sẽ tận dụng được sự hỗ trợ từ nước ngoài và các tổ chức
tài chính quốc tế. Tài trợ quốc tế là một trong những hoạt động kinh tế - ngoại
giao quan trọng, được sử dụng đặc biệt trong trường hợp các nước phát triển
muốn gây ảnh hưởng đến các quốc gia đang và chậm phát triển, cũng như muốn
hợp tác kinh tế song phương. Nếu nguồn lực tài chính này được tận dụng một
cách hiệu quả sẽ góp phần cải thiện trình độ phát triển và năng lực của các nền
kinh tế vay nợ; đồng thời liên kết, củng cố các mối quan hệ song phương cũng
như đa phương giữa các quốc gia [10; 18].
Tác động tiêu cực
Nợ công vượt cao quá ngưỡng an toàn mang theo các tác động tiêu cực,
khiến nền kinh tế bị tổn thương và chịu nhiều sức ép từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Thứ nhất, nợ công lớn làm giảm tích lũy vốn tư nhân. Khi chính phủ vay
nợ, đặc biệt là vay trong nước, mức tích lũy vốn tư nhân sẽ thay thế bởi tích lũy nợ
chính phủ. Thay vì sở hữu cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp hay gửi tiền vào ngân
hàng, công chúng lại sở hữu trái phiếu chính phủ làm cho cung về vốn giảm trong
khi tín dụng của chính phủ lại tăng lên. Khi đó, lãi suất tăng, chi phí đầu tư tăng và
có thể dẫn đến hiện tượng thoái lui đầu tư khu vực tư nhân [10; 19].
Thứ hai, nguy cơ thâm hụt cán cân thương mại do xuất khẩu ròng giảm.
Khi chính phủ tăng vay nợ, lãi suất trong nước tăng tương đối so với lãi suất
nước ngoài, các luồng tài chính từ nước ngoài sẽ đổ vào trong nước khiến tỷ

giá hối đoái tăng ( đồng tiền tăng giá). Khi đó, giá hàng hóa trong nước sẽ đắt
lên tương đối so với hàng hóa nước ngoài, kém cạnh tranh hơn trên thị trường
quốc tế, làm giảm xuất khẩu ròng. Thâm hụt cán cân thương mại và thâm hụt

Trường ĐHSP Hà Nội

17

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

ngân sách nếu xảy ra vào cùng một thời điểm sẽ gây ra hiện tượng “thâm hụt
kép” gây tác động tiêu cực cho sự phát triển của nền kinh tế [10; 19].
Thứ ba, nợ công tạo áp lực gây ra lạm phát. Có hai nguyên nhân chính
gây ra lạm phát, do cầu kéo hoặc chi phí đẩy. Khi tăng vay nợ trong nước, lãi
xuất tăng làm tăng chi phí đầu tư, tăng giá thành và giá bán sản phẩm. Mặt
khác, người nắm giữ trái phiếu chính phủ tin vào khoản thu nhập tương lai
của mình, cảm thấy mình giàu có hơn và có thể tiêu dung nhiều hơn. Lúc này,
chi tiêu chính phủ và chi tiêu cá nhân đều tăng dẫn đến cầu hàng hóa, dịch vụ
tăng theo, tạo ra áp lực lạm phát trong ngắn hạn. Điều này tác động tiêu cực
đến tốc độ tăng trưởng thực tế của nền kinh tế ( bằng tốc độ tăng trưởng danh
nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát) [10; 19].
Khi chính phủ tăng vay nợ nước ngoài, trong dài hạn, áp lực trả nợ gốc và
lãi bằng ngoại tệ sẽ đẩy cầu ngoại tệ tăng lên. Khi đó, đồng nội tệ mất giá làm việc
nhập khẩu đắt lên tương đối, khiến chi phí đầu vào tăng lên, dẫn tới nguy cơ lạm

phát. Như vậy, trong trường hợp chính phủ vay nợ quá nhiều, nguy cơ lạm phát
nảy sinh xuất phát từ cả hai nhân tố cầu kéo và chi phí đẩy.
Thứ tư, nợ công gây tổn thất phúc lợi xã hội trong dài hạn. Nếu vay nước
ngoài, nguồn để trả nợ gốc và lãi suất sẽ được lấy từ nguồn thuế thu từ cộng đồng.
Người dân phải chịu một khoản thuế cao hơn trong tương lai để trả lãi cho các đối
tượng ngoài quốc gia. Tác động gián tiếp là giảm thu nhập, giảm tiêu dung và từ
đó giảm chất lượng cuộc sống ở một giới hạn nhận định [10; 20].
Vay trong nước có ít tác động hơn bởi chính phủ nợ chính công dân nước
mình và chính họ là người được thụ hưởng các lợi ích do các khoản chi tiêu công
đem lại. Tuy nhiên, kể cả khi người dân đóng thuế như một hình thức trả lãi cho
chính khoản vay của họ thì vẫn có những tác động từ việc tăng thuế khiến hành vi
người tiêu dùng bị bóp méo. Chính phủ dù thu thuế ở hình thức nào, cũng sẽ dẫn
đến sai lệch trong các hoạt động kinh tế của một cá nhân như: thay đổi hành vi tiết
kiệm, tiêu dùng, từ đó ảnh hưởng đến các biến số kinh tế vi mô và vĩ mô khác

Trường ĐHSP Hà Nội

18

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

như: sản xuất, việc làm,… Bên cạnh đó, việc tăng thuế để trả lãi cho các khoản nợ
của chính phủ vô hình chung còn tạo ra sự phân phối lại thu nhập giữa người nộp
thuế và người sở hữu trái phiếu chính phủ. Khi đó, người nộp thuế chắc chắn phải

chịu sự suy giảm về thu nhập, tiêu dùng hoặc tiết kiệm nhiều hơn những người sở
hữu trái phiếu chính phủ [10; 21].
Thứ năm, nợ công ảnh hưởng đến hiệu quả quản lí của nhà nước. Nợ công
cao và giải quyết được các hệ quả do vay nợ nhiều làm thay đổi quy trình quản lí
nhà nước do phải thay đổi chính sách tài chính quốc gia để trang trải các khoản
nợ; làm tổn hại đến hệ số tín nhiệm quốc gia, nguy cơ suy giảm chủ quyền, sự độc
lập chính trị hoặc khả năng lãnh đạo quốc gia [7;21]. Tình trạng đó xảy ra khi các
quốc gia chịu sức ép từ phía chủ nợ và các tổ chức tài chính quốc tế về việc phải
thắt chặt chi tiêu, tăng thuế, giảm trợ cấp xã hội và xa hơn nữa là những yêu cầu
cải cách về thể chế, thay đổi bộ máy quản lý, thay đổi các định hướng kinh tế - xã
hội. Mặc khác, việc lệ thuộc quá nhiều vào các khoản vay nước ngoài làm giảm vị
thế của quốc gia trong các quan hệ song phương và đa phương với các đối tác là
chủ nợ [10;22].
1.1.2.
1.1.2.1.

Khủng hoảng nợ công
Khủng hoảng nợ công
Khủng hoảng nợ công được định nghĩa là các vấn đề về tài chính và
kinh tế xảy ra do các quốc gia mất khả năng trả các khoản nợ của chính phủ
hoặc các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh. Khủng hoảng nợ công bùng nổ khi
khoản nợ của chính phủ đã ở mức không an toàn so với quy mô nền kinh tế,
đồng thời nền kinh tế đạt mức tăng trưởng thấp [10; 22].
Khủng hoảng nợ công thường xuất hiện với những dấu hiệu cơ bản sau:

-

Thâm hụt ngân sách lớn, nợ công vượt ngưỡng an toàn cho phép và chính phủ
không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.


-

Lãi suất trái phiếu chính phủ tăng mạnh, việc phát hành thêm trái phiếu trở
nên khó khăn.

Trường ĐHSP Hà Nội

19

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

-

Chính phủ phải kêu gọi hỗ trợ tài chính từ các quốc gia khác và các tổ chức

-

tài chính, tín dụng quốc tế.
Hệ thống thể chế, giám sát tài chính không theo kịp sự biến động của thị

-

trường tài chính.
Lòng tin của nhà đâu tư cũng như công chúng giảm sút, dẫn đến tình trạng

thoát lui đầu tư và nguy cơ xảy ra các cuộc đình công, biểu tình.
Các hình thức khủng hoảng nợ công

1.1.2.2.

Cho đến nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã tổng hợp ba hình thức chủ yếu của
khủng hoảng nợ công ở quy mô quốc gia, đó là khi quốc gia đó bị vỡ nợ, có
khoản nợ xấu lớn và có khoản vay quy mô lớn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế [10; 23]:
Bị vỡ nợ
Yếu tố này được các tổ chức định mức tín dụng xây dựng dựa vào khả
năng không chỉ trả được nợ của một quốc gia. Tổ chức định mức tín dụng
Moody’s năm 2003 đã xác định các biểu hiện của một quốc gia vỡ nợ theo
các tiêu chí [10; 23]:
-

Có sự chậm trễ trong thanh toán lãi và/ hoặc gốc, ngay cả khi việc thanh toán

-

được thực hiện trong thời gian ấn hạn.
Việc hoán đổi nợ xảy ra, trong đó quốc gia phát hành trái phiếu đề nghị người
nắm giữ một khoản nợ mới, hoặc một gói chứng khoán mới tương đương
nghĩa vụ tài chính giảm bớt. Khi đó, việc hoán đổi nợ có mục đích rõ ràng là

-

giúp quốc gia đi vay tránh khả năng vỡ nợ.
Đối với vay nợ bằng phát hành trái phiếu, tín phiếu, hối phiếu bằng nội tệ
hoặc ngoại tệ, mỗi khoản nợ của mỗi quốc gia phát hành được coi là không có
khả năng chi trả khi việc thanh toán nợ hằng năm không được thực hiện vào

ngày đáo hạn, hoặc khi đề nghị hoán đổi khoản nợ mới bao hàm các điều kiện

-

kém thuận lợi hơn so với lần phát hành ban đầu.
Có các khoản vay ngân hàng được gia hạn cuối cùng bị chiết khấu một khoản
so với giá trị ban đầu hay những thỏa thuận khác kèm theo đề nghị hoán đổi
nợ, hoán đổi nợ/vốn chủ sở hữu liên quan tới các chương trình tư nhân hóa
của chính phủ, và/hoặc mua lại bằng tiền mặt. Các giao dịch này được coi là

Trường ĐHSP Hà Nội

20

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

dấu hiệu vỡ nợ bởi chúng bao gồm những điều kiện kém thuận lợi hơn so với
-

ban đầu.
Chính phủ thoái thác hoàn toàn trách nhiệm nợ.
Có khoản nợ xấu lớn
Một cuộc khủng hoảng nợ công được xếp vào loại này nếu một trong
hai điều kiện sau đây xảy ra [10; 24]:


-

Có khoản nợ xấu về gốc hoặc lãi về nghĩa vụ bên ngoài đối với các chủ nợ
thương mại (ngân hàng hoặc người nắm giữ trái phiếu) lớn hơn 5% tổng dư

-

nợ thương mại.
Có thỏa thuận gia hạn và cơ cấu lại nợ với các chủ nợ thương mại được liệt kê
tại Báo cáo tài chính phát triển của Ngân hàng Thế giới.
Có khoản vay quy mô lớn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
Một quốc gia được coi là có khoản vay quy mô lớn từ Quỹ Tiền tệ
Quốc tế khi nhận được một khoản cho vay lớn (có điều kiện) vượt quá 100%
hạn mức ấn đinh trước từ Quỹ Tiền tệ quốc tế [10; 25].
Trong các định nghĩa trên, định nghĩa thứ ba được Quỹ Tiền tệ Quốc tế
và các tổ chức quốc tế khác trên thế giới sử dụng phổ biến nhất. Nhìn chung,
khủng hoảng nợ công là tình trạng một quốc gia không thể chi trả được các
khoản nợ của mình, phải đề nghị thương thảo lại về các thỏa thuận vay nợ,
hoàn trả gốc và/hoặc lãi, và phải nhận một khoản tài chính chính thức có quy
mô lớn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế [10; 25].

1.2.

Khái quát về khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 - 2015
Hi Lạp là một đất nước có diện tích khá khiêm tốn 131957 km 2 [15;
412], quốc gia xinh đẹp này nằm ngay cạnh biển Địa Trung Hải hiền hòa,
thuộc bán đảo Balkans (phần Đông Nam châu Âu). Thủ đô của Hi Lạp đặt tại
Athens. Athens là nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa, được coi là biểu tượng
của thế giới cổ đại. Hi Lạp giáp với các nước Albania, Cộng Hòa Macedonia

và Bulgaria về phía Bắc, giáp với Thổ Nhĩ Kì về phía Đông (toàn bộ đường
biên giới của quốc gia Địa Trung Hải này là 1210 km, giáp với Albania là
Trường ĐHSP Hà Nội

21

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

282 km, Bulgaria là 494 km, Thổ Nhĩ Kì là 206 km và Cộng hòa Macedonia
là 228 km) [12; 172]. Biển Êgiê bao bọc ở phía Đông và phía Nam Hi Lạp,
còn biển Ionia nằm ở phía Tây. Với vị trí địa lí đắc địa nằm giữa ba châu lục
đã đem tới cho Hi Lạp những điều kiện tuyệt vời để phát triển kinh tế và giao
lưu văn hóa.
Có thể nói vị trí địa lí của Hi Lạp đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình
phát triển của lịch sử Hi Lạp từ khi đất nước Hi Lạp hình thành cho tới nay.
Hi Lạp nằm trên bán đảo Balkans, phần Đông Nam của châu Âu – một trong
những khu vực có vị thế địa chính trị quan trọng bậc nhất của châu lục này.
Từ bán đảo Balkans này, đi xuôi dòng theo biển Địa Trung Hải là vùng Bắc
Phi trù phú, giàu khoáng sản đặc biệt là dầu mỏ. Phía Đông của Hi Lạp là
vùng Trung Đông của châu Á – một trong những rốn dầu của thế giới. Vị trí
của ngõ giữa ba châu lục Âu – Á – Phi đã biến Hi Lạp nói riêng và Balkans
nói chung luôn là đối tượng bành trướng của các cường quốc lớn nhất thế giới
trong lịch sử. Nắm được Balkans cũng có nghĩa là nắm được trái tim của châu
Âu, làm chủ được con đường đi sang châu Á, châu Phi. Một mối lợi mà

không một cường quốc châu Âu nào có thể bỏ qua. Và sự thực lịch sử đã
chứng minh khu vực này luôn bị các nước đế quốc xâm lược và đô hộ trong
thời kì Trung và Cận đại. Thời kì lịch sử Hi Lạp hiện đại, Hi Lạp là một trong
những nơi tranh chấp gay gắt giữa hai cực Đông Tây, giữa Mỹ và Liên Xô,
giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản, hậu quả của sự tranh chấp ấy là
cuộc Nội chiến đẫm máu trong suốt thập kỉ 40 của thế kỉ trước.
Bước sang thế kỉ XXI Hi Lạp tiếp tục trở thành điểm nóng với cuộc
khủng hoảng nợ công bắt đầu từ năm 2009 và lan sang cả châu Âu. Tác động
không nhỏ đến chính bản thân Hi Lạp và Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu bắt đầu từ nửa sau năm 2009 với sự
gia tăng mức nợ công của nhóm nước PIIGS (Bồ Đào Nha, Ireland, Italia, Hi
Lạp và Tây Ban Nha). Hi Lạp là nước đầu tiên trong khu vực rơi vào khủng

Trường ĐHSP Hà Nội

22

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

hoảng nợ công và để lại những hậu quả nặng nề đối với bản thân Hi Lạp nói
riêng, đồng thời tác động tới toàn bộ hệ thống kinh tế châu Âu nói chung.
Hi Lạp đã có tỉ lệ nợ công khá cao trên 100% GDP ngay vào năm 2001
khi họ tham gia khối đồng tiền chung châu Âu. Năm 2009, tỉ lệ nợ công
chiếm khoảng 115% GDP tức khoảng 236 tỉ Euro. Thậm hụt ngân sách Hi

Lạp lớn năm 2009 là 13,6% GDP. Việc tham gia Eurozone bước đầu mang lại
cho Hi Lạp những thuận lợi nhất định trong việc huy động lãi suất thấp đối
với các khoản vay do thị trường không còn quan ngại về lạm phát hay việc
mất giá của đồng tiền. Tuy vậy, nước này quá lạm dụng vào những khoản vay
với lãi suất ưu đãi và đẩy nợ công tăng lên mức rất cao. Các nhà nắm giữ trái
phiếu đã cảm nhận được rõ điều này, vì vậy, vào tháng 2/2010, các trái phiếu
của Hi Lạp bị ồ ạt bán ra và uy tín của các trái phiếu này tiếp tục giảm. Năm
2010, theo báo cáo của OECD (Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế) nợ công
Hi Lạp lên đến 330 tỉ Euro tương đương với 147,8% GDP. Năm 2011, con số
ấy nâng lên 350 tỉ Euro (150% GDP). Năm 2012 mặc dù Hi Lạp có thực hiện
kế hoạch hạn chế chi ngân sách kéo dài trong 3 năm song mức nợ vẫn tăng
lên 172% GDP [17]. Theo văn phòng thống kê Liên minh châu Âu (Eurostat),
trong năm 2013, tỷ lệ nợ công/GDP của Hy Lạp đã tăng lên đến 175,1% [75].
Đến năm 2014, tỉ lệ nợ công GDP của Hi Lạp vẫn giữ ở mức 175,1%. Năm
2015, nợ công Hi Lạp tương đương 175% GDP [42; 15].
Để khắc phục những tác động mà khủng hoảng gây ra Chính phủ Hi
Lạp đã tiến hành những biện pháp khắc khổ và kêu gọi sự giúp đỡ của các tổ
chức khu vực và quốc tế. Tiêu biểu, ngày 8/4/2010 Thủ tướng Hi Lạp
Papanđrêu đã điện đàm với Chủ tịch luân phiên EU, Thủ tướng Tây Ban Nha
Rôđrighết Xapatêrô (Jose Luis Rodriguez Zapatero) và yêu cầu một gói cứu
trợ giúp tài chính [24]. Ngày 15/7/2010, Hi Lạp đã thông qua dự luật về cải
cách hưu trí khu vực công cộng. Luật mới này kéo dài tuổi nghỉ hưu của
người lao động từ 60 tuổi lên 65 tuổi. Thuế VAT sẽ tăng từ 21% đến 23% thuế

Trường ĐHSP Hà Nội

23

Khoa Lịch sử



Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

xăng dầu, rượu và thuốc lá tăng.
Trước những diễn biến phức tạp và tình hình lan rộng của cuộc khủng
hoảng nợ công Hi Lạp ra khu vực châu Âu, các tổ chức khu vực và quốc tế đã
kịp thời đưa ra các giải pháp và gói cứu trợ để Hi Lạp thoát ra khỏi khủng
hoảng. Trong giai đoạn 2009 – 2015, Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã đưa ra ba gói cứu
trợ qua các năm 2010, 2012, 2015.
- Tháng 5/2010, các nhà lãnh đạo Eurozone, đứng đầu là CHLB Đức và
Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF công bố gói cứu trợ kì hạn ba năm trị giá 110 tỉ euro
dành cho Hi Lạp [70].
- Ngày 19/2/2012, Chính phủ Hi Lạp đã thông qua gói cứu trợ biện pháp
khắc khổ cuối cùng mà Liên minh châu Âu và Quỹ Tiền tệ quốc tế yêu cầu để
đổi gói cứu trợ thứ hai, làm tăng hi vọng đạt được một thỏa thuận để Hi Lạp
tránh vỡ nợ. Đồng thời, Chính phủ Hi Lạp cũng đề nghị các chủ nợ tư nhân hoán
đổi các trái phiếu cũ tổng trị giá khoảng 206 tỉ euro thành trái phiếu mới, nhằm
giúp giảm 100 tỉ euro trong “núi” nợ của Hi Lạp, đưa nợ của Hi Lạp từ 160%
GDP xuống còn khoảng 120% GDP vào năm 2020. Ngày 22/2/2012, bộ trưởng
Tài chính Đức và các bộ trưởng Tài chính khu vực đồng tiền chung châu Âu đã
đạt được thỏa thuận về kế hoạch giải cứu thứ hai dành cho Hi Lạp, trong đó bao
gồm gói cứu trợ mới 130 tỉ euro và kế hoạch cắt giảm nợ công của Hi Lạp xuống
121% GDP vào năm 2020 [10; 120].
- Tháng 7/2015, thỏa thuận đã đạt được cho phép Hi Lạp nhận được
một chương trình trợ giúp thứ ba từ các định chế Châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc
tế, với trị giá từ 82 đến 85 tỷ euro (có thể lên đến 86 tỷ euro) trong vòng 5

năm, đổi lại Hi Lạp phải thực thi nhiều cải cách rất căn bản [80].
Với các biện pháp khắc khổ mà chính phủ Hi Lạp đưa ra cùng các gói cứu
trợ quốc tế, đặc biệt là với gói cứu trợ thứ ba vào năm 2015 Hi Lạp đã tránh được
nguy cơ vỡ nợ và kịch bản Hi Lạp bước ra khỏi khu vực đồng euro không còn tính

Trường ĐHSP Hà Nội

24

Khoa Lịch sử


Trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Nghiệp

Khóa Luận Tốt

thời sự [46].
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Như vậy, khủng hoảng nợ công đang là vấn nạn của các nền kinh tế
trên thế giới, đặc biệt là ở Liên minh châu Âu mà sự bùng nổ đầu tiên ở Hi
Lạp. Nợ công, còn gọi là Nợ chính phủ hay Nợ quốc gia, là tổng giá trị các
khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay
nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Khủng hoảng nợ công là các
vấn đề về tài chính và kinh tế xảy ra do các quốc gia mất khả năng trả các
khoản nợ của chính phủ hoặc các khoản nợ do chính phủ bảo lãnh. Khủng
hoảng nợ công bùng nổ khi khoản nợ của chính phủ cùng đã ở mức không an
toàn so với quy mô nền kinh tế, đồng thời nền kinh tế đạt mức tăng trưởng
thấp. Tình hình chung của Hi Lạp trong giai đoạn 2009 - 2015 là các khoản
nợ công tăng lên ở mức cao, thâm hụt ngân sách nhà nước vượt quá mức cho

phép và chính phủ thiếu khả năng thanh toán, buộc phải kêu gọi sự hỗ trợ tài
chính từ các nước khác trong khu vực và từ các tổ chức tài chính lớn. Phác
họa bức tranh Hi Lạp giai đoạn 2009 - 2015 góp phần tạo ra những nền tảng,
hiểu biết cơ bản nhất về cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp, nhằm làm rõ bản
chất của cuộc khủng hoảng nợ công Hi Lạp giai đoạn 2009 – 2015.

Trường ĐHSP Hà Nội

25

Khoa Lịch sử


×