Tải bản đầy đủ (.doc) (146 trang)

CUỘC ĐỤNG độ PHÁP XIÊM ở lào CUỐI THẾ kỉ XIX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.89 KB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
----˜&™----

TRẦN VĂN TRƯỜNG

CUỘC ĐỤNG ĐỘ PHÁP - XIÊM Ở LÀO
CUỐI THẾ KỈ XIX
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: TS Dương Duy Bằng

HÀ NỘI – 2014


Lời cảm ơn!
Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy TS Dương Duy Bằng
đã tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử, đã
giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khóa học.
Tôi xin cảm ơn thư viện trường Đại học Sư phạm Hà Nội, phòng tư
liệu khoa Lịch sử, thư viện Quốc gia, thư viện Viện Nghiên cứu Đông Nam
Á, Viện Sử học đã cung cấp nhiều tài liệu, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp quý báu để luận
văn được hoàn thiện!
Hà Nội, ngày



tháng

năm 2014

Tác giả

Trần Văn Trường


MỤC LỤC
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Đông Nam Á ở thế kỉ XIX có nhiều biến động lớn. Hầu hết các
quốc gia trong khu vực từ chỗ là những nước độc lập đến nửa cuối thế kỉ XIX
đã trở thành những nước thuộc địa và phụ thuộc vào các nước thực dân
phương Tây. Lào cũng không tránh khỏi tình trạng đó.
Tuy nhiên nước Lào trong giai đoạn này có nhiều điểm khác biệt so với
các quốc gia khác trong khu vực. Bởi trước khi thực dân Pháp xâm lược, Lào
đã mất độc lập, bị Xiêm cai trị. Sau khi xâm lược Việt Nam, Campuchia, thực
dân Pháp tiến hành xâm lược Lào. Tại đây, Pháp đã vấp phải thế lực của
Xiêm, và cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX đã xảy ra.
Xiêm là quốc gia nằm ở giữa Đông Nam Á lục địa. Trước nguy cơ trở
thành thuộc địa của các nước thực dân phương Tây, các vua Xiêm đã tiến
hành cải cách đất nước trên nhiều lĩnh vực. Năm 1851 Môngkút lên ngôi
(Ramma IV). Ông là nhà vua thông minh, có kiến thức rộng và thực tế. Qua
nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu nền văn minh phương Tây và theo dõi tình

hình đang diễn ra bên ngoài, Môngkut đã rút ra những bài học cho nước
Xiêm: con đường khôn ngoan nhất là làm ngược lại Trung Quốc, Miến Điện
và nhiều nước khác. Nước Xiêm phải mở cửa tiếp nhận chủ nghĩa tư bản chứ
không phải là đóng cửa hoặc kháng cự. Điều quan trọng là biết lợi dụng các
thế lực mạnh mẽ để kiềm chế nhau. Nhờ nắm quyền lực ở một nước chuyên
chế, Môngkút đã thực hiện được những ý định táo bạo của mình, đưa nước
Xiêm đi theo một con đường khác với nhiều nước trong khu vực. Người nối
dõi Môngkut sau này là Chulalongcon, tức Rama V (1868-1910), còn tiến xa
hơn nữa trên con đường do Môngkut đã vạch ra [75, tr.79]. Mặt khác, Xiêm
dựa vào các cường quốc phương Tây để phân hóa, chia rẽ các nước bản địa.


Xiêm luôn đứng về phía kẻ mạnh hơn vào từng thời điểm đồng thời cũng
không ngừng mở rộng phạm vi lãnh thổ sang phía Đông và xuống phía Nam.
Với chính sách ngoại giao mềm dẻo kết hợp với những biện pháp cải cách
đất nước đã đưa Xiêm trở thành quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không
mất độc lập. Bên cạnh đó, Xiêm còn vươn lên trở thành đối thủ cạnh tranh
với Pháp ở Lào.
Trong quá trình xâm lược Lào, thực dân Pháp vấp phải phong kiến
Xiêm và cả thực dân Anh ở đây. Mối quan hệ ngoại giao phức tạp giữa
Pháp – Xiêm, Pháp – Anh và Anh – Xiêm xoay quanh vấn đề sông
Mêcông, nó chi phối đến việc Pháp xâm lược Lào và biến Lào thành thuộc
địa. Với nhiều thủ đoạn từ áp lực ngoại giao đến đe doạ và sử dụng sức
mạnh quân sự, thực dân Pháp đã buộc phong kiến Xiêm phải trao vùng đất
thuộc tả ngạn (bờ trái) sông Mêcông cho Pháp thông qua Hiệp ước năm
1893 và những hiệp ước, thoả ước sau đó. Cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở
Lào cuối thế kỉ XIX đã đưa tới đất nước Lào từ sự cai trị của Xiêm chuyển
sang sự cai trị của Pháp với nhiều hệ quả.
Tìm hiểu, nghiên cứu cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX sẽ góp phần hiểu sâu sắc hơn về lịch sử Lào, cũng như lịch sử

khu vực Đông Nam Á thời kì này. Qua đó cũng làm rõ bản chất xâm lược của
các nước tư bản đế quốc mà ở đây cụ thể là Pháp và Anh.
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu, đề tài cũng góp phần thiết thực vào việc
giảng dạy lịch sử Lào nói riêng, khu vực Đông Nam Á nói chung ở trường
phổ thông.
Xuất phát từ những cơ sở trên cùng với niềm đam mê tìm hiểu lịch sử
Lào, được sự chỉ bảo tận tình của Thầy hướng dẫn, tôi đã chọn đề tài: “Cuộc
đụng độ Pháp- Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
khoa học Lịch sử.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX đã được nhiều nhà
nghiên cứu đề cập đến trong các công trình khoa học viết về Lịch sử Lào,
hoặc lịch sử khu vực Đông Nam Á. Có thể kể đến các nhóm công trình
nghiên cứu sau:
2.1. Các nhà nghiên cứu Lào
Năm 1970, Nhà xuất bản Viêngchăn xuất bản cuốn “Non sông thân
yêu” của tác giả Nakhonkhum Bupphanuvông, người dịch: Nguyễn Văn
Vinh. Đây là cuốn sách mà tác giả đã trình bày khái quát về Lịch sử nước Lào
từ nguồn gốc đến thế kỉ XX. Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu lên những tư
liệu theo trình tự thời gian của nước Lào từ thời lập quốc và lí giải tại sao đất
nước Lào mất độc lập, bị các thế lực bên ngoài xâm lược và cai trị. Cùng với
đó tác giả cũng ca ngợi tinh thần anh dũng của nhân dân Lào trong công cuộc
đấu tranh chống xâm lược. Cuốn sách nghiêng về trình bày, miêu tả các sự
kiện. Các mốc thời gian được tác giả trình bày theo Phật lịch và có chú giải
theo dương lịch. Phần liên quan đến luận văn còn ít và sơ lược. Tuy nhiên đây
là cơ sở để học viên tham khảo phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
Năm 1971, Nhà xuất bản Viêngchăn xuất bản cuốn “Dã sử Lào, thời kì
biến thành thuộc địa của Xiêm và Pháp” của tác giả Chao Nhun On Phon

(bản dịch của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á). Trong cuốn sách của mình, tác
giả đã đề cập đến nhiều vấn đề: Nguyên nhân mất độc lập của nước Lào;
Nước Lào trong thời kì là thuộc địa của Xiêm; Giặc Hõ (Hoa - chỉ đám tàn
quân Thái Bình Thiên Quốc tràn sang Lào và Việt Nam sau khi cuộc khởi
nghĩa Thái Bình Thiên Quốc thất bại); Xiêm phân chia nước Lào thành 4
miền lớn; Xiêm mất đất đai ở tả ngạn sông Mêcông cho Pháp; Sự phát triển
của đất nước Lào phần còn phụ thuộc vào Xiêm; Sự phát triển của đất nước
Lào phần là thuộc địa của Pháp; Hiệp định giữa Pháp và Anh đối với nước


Xiêm. Pháp thiết lập bộ máy cai trị ở Lào; Vị trí, tên gọi những ngôi chùa
trong kinh đô Viêngchăn.
Như vậy cuốn sách này đã tái hiện một cách tương đối hệ thống thời kì
đất nước Lào bị Xiêm cai trị đến khi chuyển sang sự cai trị của Pháp. Tuy
nhiên, đây là cuốn “Dã sử” nên những sự kiện đưa ra chưa thực sự đảm bảo
độ chính xác, nhất là về mặt thời gian. Cuốn sách cũng chỉ dừng lại ở trình
bày, miêu tả diễn biến tiến trình lịch sử của dân tộc Lào. Tuy vậy, đây là tài
liệu quý cho học viên tham khảo.
Cuốn “Lịch sử Lào” (gồm 3 tập) của nhà sử học Lào Mahaxila
Vilavong, Nhà xuất bản Giáo dục và Thể thao Viêngchăn xuất bản năm 1989,
người dịch: Mai Văn Bảo. Trong tập 3 của cuốn sách, tác giả đã tái hiện thời
kì nước Lào thuộc Pháp và phong trào đấu tranh của Lào chống xâm lược.
Ngoài ra còn nhiều các công trình khác như cuốn “Lịch sử Lào từ
thượng cổ đến giữa thế kỉ XIX”, của tác giả Mahaxila Vilavong, Bộ Giáo
dục xuất bản năm 1957, người dịch: Nguyễn Thế Vinh. Cuốn sách đã trình
bày một cách hệ thống về lịch sử Lào từ khởi thuỷ đến thế kỉ XIX. Qua đó
tác giả cũng lí giải nguyên nhân mất nước của Lào. Đến giữa thế kỉ XIX,
Lào đã bị Xiêm xâm lược và thực dân Pháp đang nhòm ngó, chuẩn bị mở
rộng xâm lược Lào. Từ đó, người đọc có thể hình dung sẽ có một cuộc
đụng độ giữa các thế lực tranh giành ảnh hưởng ở Lào trong tương lai.

Trong đó rõ nhất là cuộc đụng độ giữa Pháp và Xiêm. Cuốn “ Lào dưới thời
thuộc Pháp (1893 – 1945)” của tác giả Khăm Phan Phon Keo, (tài liệu dịch
của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á năm 1983). Cuốn sách đã trình bày quá
trình thực dân Pháp sử dụng nhiều thủ đoạn để gạt ảnh hưởng của Xiêm,
sáp nhập Lào vào Liên bang Đông Dương. Sau đó thực dân Pháp đã tổ
chức cai trị và bóc lột nhân dân Lào. Cùng với đó là sự bùng nổ của cuộc
đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào.


2.2. Các nhà nghiên cứu Việt Nam
Việc nghiên cứu Lịch sử Lào luôn được các nhà nghiên cứu Việt Nam
chú trọng, nhất là trong những năm gần đây. Các công trình nghiên cứu có
nhiều thể loại như: sách chuyên khảo, các bài nghiên cứu đăng trên các tạp
chí, các luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ. Có thể đề cập đến một số công trình
nghiên cứu sau:
Cuốn: “Đất nước Lào - Lịch sử và văn hoá” do Giáo sư Lương Ninh
chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1996. Qua cuốn sách các
tác giả đã khái quát về lịch sử, văn hoá đất nước Lào. Trong phần lịch sử Lào
thời bị thực dân Pháp xâm lược các tác giả đã đưa ra nhiều tư liệu lịch sử và
có những nhận định, đánh giá. Trong đó ở mục “Cuộc đụng độ của chủ nghĩa
Đại Thái và chủ nghĩa thực dân Pháp ở Lào” (từ trang 151 đến trang 158) các
tác giả đã trình bày khái quát về cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ
XIX. Các mục sau đó, các tác giả đã trình bày và đánh giá về chính sách cai
trị của thực dân Pháp ở Lào và hệ quả của nó.
Cuốn “Lịch sử Lào”, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á biên soạn, Nhà
xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, xuất bản năm 1997. Đây là cuốn sách
nghiên cứu tổng quan về lịch sử Lào từ thời dựng nước đến khi đất nước được
giải phóng năm 1975 và trên con đường phát triển. Với nguồn tư liệu phong
phú, cách nhận định và đánh giá khoa học cuốn sách được trình một cách có
hệ thống về lịch sử đất nước Lào. Phần nước Lào bị Pháp xâm lược và cai trị

các tác giả cũng đề cập đến cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX
với nhiều sự kiện, tư liệu. Tuy nhiên các tác giả còn trình bày ở dạng khái
quát giúp người đọc tái hiện sự kiện lịch sử, biết đến sự kiện này. Các tác giả
không đi sâu nghiên cứu sâu về vấn đề này.
Cùng với các cuốn sách trên, có thể kể đến cuốn “Lịch sử Đông Nam Á
- Tập IV – Đông Nam Á trong thời kì thuộc địa và phong trào đấu tranh


giành độc lập (Từ giữa thế kỉ XVI đến năm 1945)” do Trần Khánh chủ biên,
Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội, năm 2012. Đây là cuốn sách nghiên
cứu về Lịch sử các nước Đông Nam Á thời kì bị biến thành thuộc địa và
phong trào đấu tranh giành độc lập ở các nước. Từ trang 144 đến trang 167
các tác giả đi vào nghiên cứu về việc “Xâm lược và thiết lập chế độ cai trị
thuộc địa của Pháp ở Đông Dương”. Từ trang 190 đến trang 202 các tác giả
đề cập đến “Nước Xiêm bị phương Tây kiềm chế”. Với nhiều tư liệu phong
phú các tác giả đã trình bày có hệ thống quá trình các nước Đông Dương bị
Pháp xâm lược và các nước đế quốc (chủ yếu là Anh và Pháp) đã biến Xiêm
thành nước đệm. Qua đó cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào đã được các tác
giả đề cập đến tương đối toàn diện. Tuy nhiên trong phạm vi số trang nhất
định nên vấn đề này vẫn còn sơ lược.
Cùng với các sách chuyên khảo là các bài viết đăng trên các tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Châu Âu của các
tác giả: Đỗ Thanh Bình - Nghiêm Thị Hải Yến, Đỗ Thanh Bình - Nguyễn
Am, Dương Duy Bằng, Đặng Văn Chương, Đào Minh Hồng, Nguyễn Văn
Huyến, Trương Sĩ Hùng - Nguyễn Thịnh Sơn, Hoài Nguyên, Nguyễn Sĩ
Quế… Các bài viết nghiên cứu chuyên sâu đến những khía cạnh nhỏ của vấn
đề như: quá trình xâm lược và cai trị của thực dân Pháp ở Lào, Việt Nam
trong quan hệ với Xiêm về vấn đề Lào và Campuchia…
Luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử của Nghiêm Thị Hải Yến, Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2010 với đề tài: “Quá trình xâm lược và chính

sách cai trị của Pháp ở Lào (1885 – 1945) - Đặc điểm và hệ quả” là công
trình nghiên cứu hệ thống về quá trình xâm lược Lào của thực dân Pháp và
chính sách cai trị của chúng ở Lào. Trong chương I “Quá trình xâm lược Lào
của thực dân Pháp” (1885 – 1893) tác giả đã đề cập một cách khái quát về
cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX và đưa ra một số nhận xét,
đánh giá về vấn đề này.


2.3. Các nhà nghiên cứu phương Tây
D.G.E.Hall, nhà sử học người Anh trong cuốn “Lịch sử Đông Nam Á”
(Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội biên dịch và xuất bản năm 1997).
Đây là một trong những tác phẩm lớn được viết công phu về lịch sử Đông
Nam Á của sử gia phương Tây. Ở chương 39 tác giả đề cập đến giai đoạn hai
của quá trình bành trướng của Pháp ở Đông Dương (1870 – 1900) còn ở
chương 41 tác giả nghiên cứu vấn đề Anh, Pháp và vấn đề Xiêm. Trong hai
chương này ông đã trình bày tổng quát về sự xâm lược, cai trị các nước Đông
Dương của Pháp và quá trình Anh, Pháp giải quyết vấn đề Xiêm, Lào và
Campuchia. Qua đó người đọc có thể thấy được cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở
Lào cuối thế kỉ XIX và các mối quan hệ giữa các thế lực xung quanh nó. Tuy
nhiên phần trình bày của ông cũng ngắn gọn, khái quát. Mặt khác D.G.E.Hall
cũng chỉ dừng lại ở trình bày mà ông không có bình luận hay đánh giá.
Các nhà nghiên cứu người Pháp đương thời và sau này cũng để lại nhiều
công trình nghiên cứu về lịch sử Lào. Trong đó tiêu biểu là cuốn “Lịch sử nước
Lào thuộc Pháp” của nhà nghiên cứu Paul Le Boulanger, hiệu sách Plon, Pari
xuất bản năm 1931, (tài liệu dịch của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á). Cùng với
một số công trình nghiên cứu khác, đây là cuốn sách mà tác giả đã mô tả lại chi
tiết tình hình nước Lào trên nhiều phương diện ở thời điểm mà tác giả nghiên cứu.
Các công trình nghiên cứu trên đây có mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu khác nhau, ít nhiều cũng đã đề cập đến cuộc đụng độ Pháp - Xiêm ở Lào
cuối thế kỉ XIX.

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về: Cuộc đụng độ Pháp - Xiêm ở Lào
cuối thế kỉ XIX và lí giải bản chất của cuộc đụng độ này, từ đó nêu lên đặc
điểm và hệ quả của sự tranh chấp giữa Pháp và Xiêm trong việc giải quyết
vấn đề Lào cuối thế kỉ XIX.


3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu lịch sử Lào những năm cuối
thế kỉ XIX. Tuy nhiên để làm rõ vấn đề, luận văn cũng đề cập đến các giai
đoạn lịch sử Lào trước và sau thời gian trên.
- Không gian: Tập trung nghiên cứu lịch sử Lào, song cũng đề cập đến
lịch sử Thái Lan, Việt Nam, Campuchia.... ở phần có liên quan đến đề tài
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ đối tượng nghiên cứu, nhiệm vụ chủ yếu mà luận văn cần giải quyết
là:
+ Khái quát tình hình nước Lào thế kỉ XIX và âm mưu loại bỏ Xiêm,
độc chiếm Lào của thực dân Pháp.
+ Trình bày diễn tiến cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX.
+ Rút ra đặc điểm và hệ quả của cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối
thế kỉ XIX.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Các nguồn tài liệu
- Các bài báo khoa học trên các tạp chí chuyên ngành: Nghiên cứu
Đông Nam Á, Nghiên cứu Lịch sử, Nghiên cứu Châu Âu...
- Các sách chuyên khảo về lịch sử Lào, lịch sử Thái Lan, lịch sử Việt
Nam và khu vực Đông Nam Á.
- Các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành luận văn này tác giả sử dụng hai phương pháp chủ đạo
là: phương pháp lịch sử, phương pháp logic. Ngoài ra, tác giả cũng vận dụng
các phương pháp so sánh, tổng hợp, thống kê và phân tích để giải quyết
những vấn đề mà đề tài đặt ra.


5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn tái hiện lại một cách chân thực, hệ thống, tương đối toàn
diện về cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX.
- Luận văn bổ sung tư liệu cho việc giảng dạy, học tập lịch sử Lào, Thái Lan,
và lịch sử khu vực Đông Nam Á những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung của luận văn được
chia thành 3 chương:
+ Chương 1: Nước Lào thế kỉ XIX và âm mưu loại bỏ Xiêm, độc chiếm
Lào của thực dân Pháp.
+ Chương 2: Diễn tiến cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX.
+ Chương 3: Đặc điểm và hệ quả cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào
cuối thế kỉ XIX.


Chương 1
NƯỚC LÀO THẾ KỈ XIX VÀ ÂM MƯU LOẠI BỎ XIÊM, ĐỘC
CHIẾM LÀO CỦA THỰC DÂN PHÁP
1.1. Khái quát tình hình nước Lào trong bối cảnh thế giới và khu vực
trước khi bị thực dân Pháp xâm lược.
Từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XIX là thời kì chủ nghĩa tư bản phát triển
mạnh mẽ ở châu Âu. Trong thời kì này, các nước tư bản mở rộng xâm lược
thuộc địa. Các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng trở thành mục tiêu quan
trọng và hấp dẫn cho các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước thực dân.

Vì thời kì này, chế độ phong kiến tập quyền ở các nước trong khu vực đang
lâm vào tình trạng suy yếu, khủng hoảng. Các cuộc chiến tranh li khai, cát cứ,
tranh ngôi đoạt quyền giữa các phe phái phong kiến cầm quyền và các cuộc
nổi dậy của nhân dân chống lại bọn thống trị ngày càng nhiều. Từ đó làm cho
nền sản xuất trong đất nước bị giảm sút, tình hình xã hội không ổn định… Đó
là cơ hội tốt cho sự can thiệp của các nước tư bản đế quốc phương Tây. Đến
cuối thế kỉ XIX hầu hết các quốc gia phong kiến trong khu vực đã bị các nước
thực dân thôn tính: Tây Ban Nha xâm lược Philippin, Hà Lan xâm lược
Inđônêxia, Anh xâm lược Miến Điện, Pháp đã hoàn thành xâm lược Việt
Nam, Campuchia và đang xúc tiến tấn công xâm lược Lào.
Vương quốc Lào Lan Xang được thành lập từ năm 1353, trải qua quá
trình phát triển đã trở thành quốc gia có vị trí ngày càng quan trọng ở khu vực
Đông Nam Á. Dưới thời trị vì của nhà vua Su Li Nha Vông Sa (thế kỉ XVII),
vương quốc Lào Lan Xang phát triển thịnh trị nhất. Sau khi vua Su Li Nha
Vông Sa qua đời (1694), vương quốc Lan Xang dần bước vào thời kì suy yếu.
Những mâu thuẫn nội bộ đã đưa nước Lào bước vào thời kì khủng hoảng.
Vương quốc Lan Xang phát triển và thống nhất không còn nữa mà rơi vào


tình trạng phân liệt thành ba tiểu quốc là Viêngchăn, Luôngphabang và
Chămpaxắc tồn tại độc lập với nhau. Xét về mặt văn hoá, dân tộc thì các tiểu
vương quốc này vẫn có sự đồng nhất, nhưng lại luôn tìm cách thôn tính lẫn
nhau và đặt mối quan hệ riêng rẽ với nước ngoài. Các tiểu vương quốc ở Lào
chia rẽ và kình địch nhau càng làm cho nước Lào thêm suy yếu và tạo điều
kiện thuận lợi cho các nước bên ngoài can thiệp vào công việc nội bộ, từng
bước đặt ách thống trị lên đất nước Lào.
Sau khi chia rẽ gần một thế kỉ, đến cuối thế kỉ XVIII, nước Lào bị rơi
vào ách cai trị của phong kiến Xiêm. Sau khi đánh chiếm Lan Na, Xiêm tấn
công các mường Lào. Tiểu vương quốc Luôngphabang ngay từ đầu đã thừa
nhận sự cai trị của Xiêm, giúp Xiêm tấn công Viêngchăn. Sau năm 1779,

Luôngphabang là nước chư hầu của Xiêm, Viêngchăn cùng các mường Lào
khác thuộc quyền kiểm soát của Xiêm.
Nước Lào Chămpaxắc rất lo ngại khi thấy Xiêm lớn mạnh. Năm 1777,
vua Chao O ngầm giúp Chao mường Nangrong (gần Kho rạt) nổi dậy chống
triều đình Xiêm. Tướng Xiêm là Phya Chakri được Phya Taksin cử đem quân
đi trấn áp. Chao mường Nangrong bị quân Xiêm bắt và bị đem đi hành hình.
Sau đó được tăng thêm viện trợ, Phya Chakri tiến quân đánh Chămpaxắc.
Chao O và Phó vương bị bắt và bị quân Xiêm chặt đầu. Nước Lào
Chămpaxắc bị sáp nhập vào lãnh thổ Xiêm [67, tr.61].
Như vậy, đến cuối những năm 70 của thế kỉ XVIII hầu hết các vùng đất
Lào đều bị Xiêm thôn tính và tổ chức cai trị. Việc đặt bộ máy cai trị ở Lào
của Xiêm được tiến hành tương đối chặt chẽ để Xiêm dễ bề cai trị và bóc lột
nhân dân Lào.
Xiêm xóa bỏ vương quốc Viêngchăn. Các mường của vương quốc Lan
Xang bị Xiêm phân chia lại theo các đơn vị hành chính mới và hầu hết phụ
thuộc Xiêm. Riêng kinh đô Viêngchăn, Xiêm đặt phụ thuộc vào mường Nỏng
Khai và cử Phã-xử là người cai quản.


Về tiểu vương Chămpaxắc, sau khi tình hình Viêngchăn yên ổn,
Xiêm lập Chăn Rủi làm vua mường Chămpaxắc và Chậu Nỏi làm Phó
vương. Sở dĩ Xiêm đưa Chăn Rủi lên làm vua vì Chăn Rủi đã giúp tướng
Xiêm xâm lược được Chămpaxắc. Hàng năm Chăn Rủi phải nộp cống cho
Xiêm 100 cân vàng. Để có đủ vàng nộp cho Xiêm, Chăn Rủi bắt dân chúng
phải nộp thuế. Mỗi trai tráng phải nộp 4 lạng, còn người già hoặc tàn tật
mỗi người phải nộp 2 lạng. Riêng thóc lúa dân chúng phải nộp như cũ.
Kinh đô Chămpaxắc thời kì dưới quyền cai trị của Chăn Rủi phụ thuộc trực
tiếp với triều đình Xiêm [9, tr.25-26].
Như vậy, nước Lào thời kì này đã bị Xiêm thôn tính. Tuy nhiên, chính
sách cai trị Lào của Xiêm là chế độ không trực trị. Xiêm vẫn duy trì các tiểu

vương quốc ở Lào, các nhà vua Lào vẫn tồn tại. Xiêm chỉ đưa những viên
quan Khâm sai sang Lào để thông qua bộ máy phong kiến Lào cai trị và bóc
lột nhân dân Lào. Thủ đoạn cai trị, bóc lột của Xiêm với nhân dân Lào là bằng
chế độ cống nạp nặng nề, thực hiện đồng hoá…
Dưới sự cai trị của phong kiến Xiêm trong hơn một trăm năm (17791892), nước Lào bị chia thành những tỉnh của Xiêm và nằm trong ý đồ muốn
đồng hoá về mặt dân tộc, văn hoá, kinh tế và lãnh thổ. Ở Luôngphabang tuy
vẫn duy trì nhà vua Lào, nhưng lại đặt dưới quyền cai trị của viên quan Khâm
sai Xiêm. Một số vùng biên giới phía Đông nước Lào bị phụ thuộc vào nhà
Nguyễn của Việt Nam. Vùng biên giới phía Bắc của nước Lào phụ thuộc vào
Miến Điện, hoặc Sip Song Pản Na (Nam Trung Quốc). Các địa phương của
Lào lúc bấy giờ còn mang tính cát cứ và do lãnh chúa ở từng vùng cai quản,
chịu thần thuộc các nước láng giềng. Còn nhân dân các bộ tộc Lào sống dưới
ách thống trị của phong kiến Xiêm thì vô cùng khổ cực, bởi chính sách đồng
hoá của Xiêm. Nhiều người Lào ở các đô thị bị Xiêm bắt vào nước Xiêm, số
người còn lại phải bỏ các đô thị và ven sông Mêcông chạy sâu vào rừng núi ở


để tránh bọn thống trị Xiêm bắt phu, bắt lính, cướp bóc, đàn áp và hà hiếp.
Dân phân tán rải rác nên chính quyền phong kiến trong nước không kiểm soát
được. Dân chúng sống theo từng dòng tộc, bộ tộc, hoặc sống trong chế độ
“Thạo Khún”, hoặc sống với các lãnh chúa địa phương. Nhiều ruộng rẫy bị bỏ
hoang, sản xuất nông nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng. Các nghề thủ công
truyền thống trong nhân dân bị mai một, đình đốn. Văn hoá, văn học, nghệ
thuật bị cấm đoán nên tàn lụi dần, đời sống xã hội rời rạc, buồn chán. Lời ca
thán, lòng căm thù quân xâm lược Xiêm ngày càng dâng cao. Nhưng sau
những cuộc khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược Xiêm như phong trào nổi
dậy của nhân dân các bộ tộc ở Nam Lào do ông Xiêng Kẹo lãnh đạo năm
1791 và liên tiếp trong hai năm liền 1827-1828, hai cuộc khởi nghĩa với quy
mô lớn, dưới sự lãnh đạo của Chậu Anuvông ở Viêngchăn đều bị thất bại, thì
đất nước Lào như con thuyền không lái, giai cấp phong kiến Lào hầu như đã

đầu hàng và cam chịu làm tay sai cho phong kiến Xiêm, để mặc cho đất nước
Lào bị xâu xé.
1.2. Những ảnh hưởng của Xiêm và nhà Nguyễn (Việt Nam) ở Lào trước
khi thực dân Pháp xâm lược các nước Đông Dương
Khi nghiên cứu về cuộc đụng độ Pháp – Xiêm ở Lào cuối thế kỉ XIX,
một vấn đề cần đề cập đến là: những ảnh hưởng của Xiêm và nhà Nguyễn
(Việt Nam) ở vùng đất này trước khi các nước thực dân đến đây. Bởi trong
lịch sử, thời phong kiến Xiêm và Đại Việt là những quốc gia phong kiến
lớn trong khu vực, có ảnh hưởng nhất định đến các nước xung quanh nó.
Lào Lan Xang là quốc gia nhỏ hơn, thời kì này lại đang bị chia cắt thành
nhiều tiểu vương quốc khác nhau nên dễ phụ thuộc vào các nước xung
quanh. Đó là Xiêm và nhà Nguyễn (Việt Nam). Từ sự ảnh hưởng của Xiêm
và nhà Nguyễn ở Lào thời kì này mà sau đó, khi thực dân Pháp hoàn thành
xâm lược Việt Nam, mở rộng xâm lược Lào, sẽ dẫn tới sự đụng độ với


Xiêm về các vùng đất ở Lào. Trong đó vấn đề đầu tiên là Pháp – Xiêm
tranh cãi vùng đất ảnh hưởng ở Lào của nhà Nguyễn (Việt Nam) và của
Xiêm trước đây. Do vậy cần làm rõ mối quan hệ giữa Lào với Xiêm, giữa
Lào với nhà Nguyễn (Việt Nam) và giữa hai quốc gia phong kiến lớn trong
khu vực là Xiêm với nhà Nguyễn (Việt Nam).
Năm 1778, khi phong kiến Xiêm xâm chiếm và cai trị vùng đất Lào,
triều đình phong kiến Việt Nam chưa để tâm đến vùng đất này. Quan hệ
giữa triều đình phong kiến Xiêm với chính quyền Nguyễn Ánh của Việt
Nam (1782 – 1802) luôn được thể hiện bởi mối quan hệ hữu hảo vì Rama I
là người cưu mang Nguyễn Ánh trong thời gian bị quân Tây Sơn truy đuổi
[24, tr.60].
Năm 1783, quân Tây Sơn tiến công Gia Định, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra
các đảo trên vịnh Xiêm. Tại đây, Nguyễn Ánh gặp Báđalộc (Pigneau de
Behanie). Báđalộc khuyên Nguyễn Ánh nên cầu cứu vua Pháp. Nguyễn Ánh

liền trao nhiệm vụ này cho Báđalộc và cho hoàng tử Cảnh theo Báđalộc về
Pháp làm con tin. Trong khi chờ đợi kết quả, Nguyễn Ánh và một số người
thân tín tạm lánh sang Băng Cốc [67, tr.69].
Được Pháp giúp đỡ, Nguyễn Ánh thắng quân Tây Sơn lên ngôi vua lấy
hiệu là Gia Long (1802), được nhà Thanh Trung Quốc chính thức phong
vương. Triều Nguyễn bắt đầu làm chủ một nước Việt Nam rộng lớn, thống
nhất. Với vị thế mới của Việt Nam, đầu thế kỉ XIX trong chính sách đối ngoại
của mình ở khu vực, triều đình nhà Nguyễn thực hiện những quyết sách thể
hiện tính độc lập tự chủ. Từ đó, Việt Nam có cách nhìn nhận mới về địa vị
của mình trong vấn đề Lào và Campuchia. Từ đây, mối quan hệ hữu hảo giữa
Xiêm và Việt Nam dưới triều Nguyễn dần mất đi. Thay vào đó là sự mâu
thuẫn tăng dần khi hai nước đều phát huy ảnh hưởng ở Lào và Campuchia.
Lên ngôi năm 1824, Rama III tiếp tục thi hành chính sách bành trướng
lãnh thổ như các vua trước. Chính sách tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía


đông của Rama III đã đụng chạm đến quyền lợi của nhà Nguyễn (Việt Nam).
Trong vấn đề Lào, mâu thuẫn Việt – Xiêm thể hiện rõ nhất trong việc giải
quyết sự việc của Chậu A Nụ và tình hình vùng Trấn Ninh (Xiêng Khoảng).
Chậu A Nụ
Chậu A Nụ là con trai thứ ba của vua Viêngchăn là Chậu
Xinlabunnhaxan. Ông bị bắt sang Xiêm sau khi Viêngchăn thất thủ. Trong
những năm tháng sống ở đất người, A Nụ cũng như nhân dân Lào luôn ấp ủ,
mong muốn khôi phục nền độc lập thực sự cho dân tộc mình, nên tích cực
chuẩn bị lực lượng, chờ thời cơ.
Khi Rama III lên ngôi, Chậu A Nụ đã trị vì Viêngchăn được 20 năm (từ
năm 1804). Vì sống ở Xiêm từ nhỏ nên Chậu A Nụ có mối quan hệ thân thiết
với thân vương quý tộc của Xiêm và được triều đình Xiêm trọng dụng, quý
mến. Do có công giúp triều đình Xiêm dẹp loạn ở Bassac (nay là Chămpaxắc)
năm 1819 nên Rama II đã phong cho con trai của Chậu A Nụ làm vua của tiểu

quốc này theo yêu cầu của ông. Nhờ vậy, Viêngchăn đã kiểm soát được một
vùng rộng lớn cả hai bên bờ sông Mêcông. Việc đó đồng nghĩa với thế lực của
Viêngchăn được mở rộng đến Campuchia và quyền lực của Xiêm khống chế
với vùng đất Lào suy giảm. Chậu A Nụ cùng con trai tích cực củng cố quân
đội, xây dựng đồn luỹ chuẩn bị chống Xiêm [83, tr.28-29].
Năm 1825, sau khi dự lễ tang của vua Xiêm Rama II, Chậu A Nụ về nước
quyết định tiến hành cuộc kháng chiến chống Xiêm. Ông đã triệu tập một cuộc
họp của triều đình. Trong cuộc họp đó, ông đã phân tích tình hình thực tế của
Xiêm và khẳng định cơ hội giành độc lập đã đến. Tháng 2 năm 1827, cuộc tấn
công của Lào sang Xiêm được Chậu A Nụ chia thành ba mũi tiến quân. Lực
lượng chủ lực từ Viêngchăn do Chậu A Nụ trực tiếp chỉ huy với 8000 quân. Với
phương châm tấn công bất ngờ, quân của Chậu A Nụ nhanh chóng tiến sâu vào
đất Xiêm, làm chủ cao nguyên Khorat [83, tr.29].


Tháng 4 năm 1827, Xiêm bắt đầu phản công với lực lượng mạnh, buộc
lực lượng quân của Chậu A Nụ phải giữ thế phòng ngự. Trong tình thế khó
khăn đó, nội bộ lãnh đạo của Lào lại có sự mâu thuẫn nên lực lượng chiến đấu
nhanh chóng tan vỡ. Chậu A Nụ cùng gia đình phải chạy trốn khỏi sự truy
kích của Xiêm về phía đông. Khi đến Nghệ An (Việt Nam), trấn thần Nghệ
An cấp báo cho triều đình Huế, vua Minh Mạng cho phép Chậu A Nụ trú ngụ
ở vùng núi Ba Động tỉnh Nghệ An, đồng thời cho người cung cấp nhu yếu
phẩm và cho quân bảo vệ vùng biên giới nghiêm ngặt hơn.Việc Chậu A Nụ
cầu cứu sự giúp đỡ của triều Nguyễn đã đặt ra một vấn đề mới đối với triều
đình Huế trong quan hệ với Xiêm. Cũng từ đây, việc tranh giành ảnh hưởng
Xiêm - Việt tại vùng đất Lào bắt đầu [83, tr.29].
Quốc sử quán triều Nguyễn viết: “Quốc trưởng nước Vạn Tượng là A
Nỗ (Chậu A Nụ) đánh nhau với nước Xiêm bị thua; con bị nước Xiêm bắt,
quân và dân tan đi các nơi. A Nỗ thế cùng chạy ra Ba Động (Nghệ An), xin
liệt làm dân ngoài biển của nước ta và giữ lễ cống để cầu quân cứu viện.

(Trấn thần) Nghệ An đem việc tâu lên.
Vua sai đình thần bàn cách xử trí, đều cho rằng: “Nước Vạn Tượng là
thuộc quốc của ta, nay có nạn mà quy thuận ta, nghĩa không nên cự tuyệt. Xin
chọn vị đại thần võ ban cho quyền lĩnh Trấn thủ Nghệ An, sai cùng với hiệp
trấn và tham hiệp đem quân giữ bờ cõi, vẫn cho Vạn Tượng trú ở Ba Động;
Nếu nước Xiêm đến đòi thì tỏ rõ nghĩa lí mà khước đi; nếu họ xâm lấn bờ cõi
ta, quấy rối dân man ngoài biên của ta, thì coi như cầm thú làm hại ruộng ta
mà trừ đi. Như thế nước Xiêm sẽ sợ then máy của ta, mà nước Vạn Tượng
cũng được nhờ ta che chở.” [62, tr.621].
Giải quyết vấn đề Chậu A Nụ, trong triều đình nhà Nguyễn đã xuất
hiện hai xu hướng là giúp Chậu A Nụ chống Xiêm để tỏ rõ uy thế nước lớn
của Việt Nam và nên thận trọng trong vấn đề này.


Phái chủ trương giúp Chậu A Nụ chống Xiêm đứng đầu là tướng quân
Lê Văn Duyệt và tham tri bộ Lại Hoàng Kim Hoán. Đại Nam thực lục viết:
“Lê Văn Duyệt dâng sớ cho rằng: Nước Vạn Tượng giữ lễ cống đã lâu, làm
phiên phụ cho ta, thế cùng phải kêu van, nghĩa không thể cự tuyệt. Huống chi
ta với nước Xiêm, tiếng là láng giềng, thực là nước đối địch, ngày nay giao
hiếu nhưng chưa biết ngày khác thế nào. Nước Vạn Tượng nếu bị nước Xiêm
kiêm tính thì ta cùng với nước Xiêm giáp giới với nhau, thần sợ tiếng ngáy ở
giường bên cạnh khó mà ngủ yên; chẳng bằng tìm cách cho nước Vạn Tượng
được yên, để làm phên giậu cho ta. Song le ta dung nạp người Vạn Tượng,
người Xiêm đòi mà không cho, chẳng khỏi mất hoà. Thần nghĩ thà mất hoà
với nước Xiêm, mà Vạn Tượng còn là phên giậu của ta, thì mối lo còn ít; nếu
tạm bợ giảng hoà thì nước Vạn Tượng hẳn mất, nước Vạn Tượng mất thì thế
nước Xiêm càng to, mối lo ấy càng sâu. Cân nhắc nghĩa nặng nhẹ, bàn mối lo
nông sâu, thì giúp Vạn Tượng mà chống nước Xiêm tưởng là hơn cả. Nếu
Xiêm khai chiến thì ta thẳng mà nó cong, lo gì không có danh nghĩa…
Tham tri Lại bộ là Hoàng Kim Hoán dâng sớ nói việc ngoài biên rằng:

…Nghệ An là xương sống của nước ta, bên ngoài Trà Lân tiếp ngay Vạn
Tượng, thì Vạn Tượng là phên dậu của nước ta không nên bỏ… Nếu nó
(Xiêm) chiếm cứ thành ấp nhân dân nước Vạn Tượng thì khác gì nó dỡ phên
dậu của ta đi… Nên đem quân tiến giữ Ba Động cho nước Vạn Tượng biết là
có quân cứu viện, để tự họ hăng hái phục thù, mưu toan rửa hận… Vả lại
đánh quân cường bạo là chính, giúp nước nhỏ bé là nghĩa, quân ta đã có
chính và nghĩa thì đánh đâu chẳng vỡ. Sau khi dẹp xong, lại phong vương
cho Vạn Tượng để tỏ rõ ý ràng buộc, chọn lấy quan giỏi nước ta cho làm bảo
hộ. Chân Lạp và Vạn Tượng đều về ta cả thì người Xiêm như mất cả hai tay,
thế suy sức yếu, sao có thể địch với ta được!”[62, tr.626-627].
Tuy nhiên hầu hết quan lại trong triều không đồng tình với ý kiến của
Lê Văn Duyệt và Hoàng Kim Hoán. “Vua giao tờ sớ xuống cho đình thần


duyệt tâu, đều cho rằng: Lời bàn trước của bọn thần là muốn tạm dung mà
an tháp người Vạn Tượng để theo trong ấy mà tính toán, đợi người Xiêm có
làm lẽ trái thì mình sẽ có cớ mà nói, đâu phải là tạm bợ cầu yên, để việc thua
Vạn Tượng ra ngoài bụng, như lời Kim Hoán nói. Phàm đánh trước để chế
người cũng là việc thường của nhà binh; nhưng xem cơ mà làm thì việc nào
cũng xong. Việc đế vương làm là muôn phần được cả. Hoàng thượng ta sáng
suốt sâu xa, đã cho đóng trọng binh ở Nghệ An, lại trao kế hoạch cho Gia
Định, những mưu cơ để giúp đỡ Vạn Tượng, chế phục người Xiêm, tưởng
không thiếu sót gì nữa. Còn Kim Hoán bàn việc quân trên tờ giấy, về lí, về
thế, về địa hình, phần nhiều không làm được.
Vua nói: Lời bàn của đình thần là phải…”[62, tr.267-268]
Như vậy, chủ trương của nhóm thứ hai là triều Nguyễn nên thận trọng
trong giúp đỡ Vạn Tượng. Vua Minh Mạng nghiêng theo chủ trương này với
giải pháp đúng đắn nhất, hợp lí nhất là thương lượng, hoà hoãn với Xiêm, đồng
thời vẫn giúp đỡ Vạn Tượng thể hiện mối quan tâm đến thuộc quốc của mình.
Nhà vua đã cử Phan Văn Thuý, Nguyễn Khoa Hào, Nguyễn Văn Xuân

thống lĩnh 3000 quân và 20 thớt voi đưa Chậu A Nụ đến Trấn Ninh, rồi phái một
đơn vị nhỏ do cai đội Nguyễn Trọng Thai chỉ huy hộ tống Chậu A Nụ về nước.
Chậu A Nụ về đến Viêngchăn vào tháng 9 năm 1828. Để dàn xếp tình hình ở
Viêngchăn, phía Việt Nam chủ động cử một phái bộ do Lê Nguyên Hy làm
Chánh sứ và Nguyễn Văn Lễ, Bùi Ngọc Thành làm Phó sứ đem Quốc thư cùng
vật phẩm sang Xiêm để xin lỗi cho Chậu A Nụ nhằm giữ hoà khí láng giềng.
Hành động của Minh Mạng nhằm đề xuất với Xiêm hướng giải quyết để Vạn
Tượng thần thuộc cả Xiêm và Việt Nam. Vạn Tượng trở thành nước đệm nằm
giữa Xiêm và Việt Nam. Vua Minh Mạng có quyết sách nước đệm là vì: xét về
thực lực, sức mạnh về mặt quân sự, kinh tế thời điểm này Việt Nam không thua
kém Xiêm, nhưng tình hình chính trị đã có biểu hiện bất ổn. Các cuộc khởi nghĩa


của nông dân đã nổ ra ngày càng mạnh mẽ ở Việt Nam, tiêu biểu là cuộc khởi
nghĩa do Phan Bá Vành lãnh đạo. Để tập trung ổn định trong nước, nên trong
chính sách đối ngoại của Minh Mạng đã thể hiện sự mềm dẻo [83, tr.30].
Tuy nhiên, thiện chí đó của triều đình phong kiến Việt Nam đã không
nhận được câu trả lời hữu nghị từ phía Xiêm. Ngay sau khi nhà Nguyễn rút
khỏi Viêngchăn, ngày 19 tháng 10 năm 1828 theo chỉ dụ của vua Rama III,
quân Xiêm dưới sự chỉ huy của tướng Chao Phraya Bodin đến Viêngchăn và
phá huỷ toàn bộ vùng đất này. Thậm chí quân Xiêm còn giết hại cả phái bộ
Việt Nam gồm 50 người do cai đội thần sách Nghệ An là Phan Văn Thông và
hiệp thủ Lê Văn Duật dẫn đầu sang Viêngchăn “quở trách” Chậu A Nụ không
thận trọng trong hành động tại Viêngchăn [62, tr821].
Như vậy, Xiêm chủ trương giải quyết vấn đề Viêngchăn bằng con
đường sức mạnh. Họ biến Viêngchăn thành một tỉnh bất chấp mọi đề nghị
giải quyết bằng con đường hoà bình của nhà vua Minh Mạng. Rama III kiên
quyết gạt bỏ ảnh hưởng của Việt Nam đối với Viêngchăn. Đây là hành động
mạnh mẽ đầu tiên của Xiêm trên con đường hướng đông. Tiếp đó là một loạt
các vấn đề liên quan đến lãnh thổ của các tiểu quốc trên đất Lào giáp với Việt

Nam, trong đó có Trấn Ninh.
Trấn Ninh
Sách “Đại Nam nhất thống chí” viết: “Phủ Trấn Ninh: ở cách tỉnh
thành (Nghệ An) 15 ngày đường về phía tây, phía đông đến địa giới huyện Kỳ
Sơn phủ Tương Dương, đường đi 4 ngày, phía tây đến địa giới nước Nam
Chưởng, đường đi 3 ngày, phía nam đến địa giới nước Vạn Tượng, đường đi
10 ngày, lại đến thành của Vạn Tượng cũ đường đi 5 ngày, phía bắc đến địa
giới huyện Man Soạn phủ Trấn Biên, đường đi 9 ngày. Xưa đất Bồn Man, đời
Lê, Cầm Công chiếm trộm, đầu đời Hồng Đức Lê Thánh Tông dẹp được, đặt
làm phủ Trấn Ninh. Lãnh 7 huyện là Quang Vinh, Minh Quảng, Cảnh Thuần,


Kim Sơn, Thanh Vị, Châu Lang, Trung Thuận, dùng thổ mục trong họ Cầm
nối đời làm Xà (danh hiệu tù trưởng Man). Tính ra trong vòng hơn 300 năm,
Trấn Ninh vẫn theo chức cống, đất rộng, dân đông, đứng đầu các đất Man,
mà Trình Quang là đô ấp. Cuối đời Vĩnh Hựu, tôn thất nhà Lê là Duy Mật
chiếm cứ hơn 30 năm, đến năm Cảnh Hưng thứ 31 mới dẹp yên được, rồi cho
thị tộc Cầm nối đời làm xà chánh xà phó. Sau khi nhà Lê mất, đất này thuộc
về Vạn Tượng, bản triều đầu đời Gia Long, Thiệu Ấn nước Vạn Tượng có
công đánh giặc, do đó đem đất này cho Vạn Tượng. Năm Minh Mệnh thứ 8,
Vạn Tượng bị Xiêm La đánh phá, dân phải lưu vong, tù trưởng là Thiệu Nội
xin đem đất nội phụ, bèn cho Thiệu Nội làm Phòng ngự sứ, quản lí việc phủ;
năm thứ 9, chia đặt 7 huyện, đặt thổ tri huyện và thổ huyện. Sau Thiệu Nội có
tội bị giết, mới đặt lưu quan làm tri phủ, lãnh 8 huyện, 17 tổng, 20 bạn, dân
số 3.100 linh” [61, tr.149-150].
Bản đồ lãnh thổ Việt – Lào thế kỉ XI của Ban biên giới phía tây thuộc
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho ta nhận biết rõ về vị trí của vùng đất Trấn Ninh.
Theo thuyết minh số 2 về nước Đại Việt trong quá trình mở mang bờ cõi qua
các đời Lý, Trần, Hồ, Lê (1069-1471) có viết: “…Đời Lê về phía tây năm
1469 lấy đất Hua Mường (tức Xa Hổ Bảy Mường) đặt ra Sầm Châu thuộc

phủ Thọ Xuân, Thừa Tuyên (tỉnh) Thanh Hoá (nay là tỉnh Sầm Nưa của Lào);
Năm 1469, lấy đất Bồn Man đặt ra ba phủ: Trấn Ninh, Ngọc Ma và Lâm An
thuộc Thừa tuyên Nghệ An (nay là tỉnh Xiêng Khoảng và tỉnh Khăm Muộn
của Lào). Cũng trong năm này, lấy xứ Lục Hoàn trực thuộc Thừa tuyên Nghệ
An” [dẫn theo 83, tr.30-31].
Như vậy, Trấn Ninh nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, tên một phủ thuộc
trấn Nghệ An dưới thời Lê. Trấn Ninh trước thuộc đất Bồn Man do Lê Thánh
Tông sai người đi đánh nước Ai Lao mà chiếm được vùng này. Đến năm
1802, vua Gia Long thưởng Vạn Tượng (Viêngchăn) vùng Trấn Ninh vì có


công giúp chúa Nguyễn đánh Tây Sơn. Trấn Ninh tồn tại như một công quốc
nhỏ, tương đối độc lập trên vùng cao nguyên Xiêng Khoảng. Năm 1828, trước
cuộc tấn công tiêu diệt Chậu A Nụ của Xiêm, tù trưởng Trấn Ninh lo sợ nên
đã xin nội thuộc vào Việt Nam. Xét về nguồn gốc lịch sử, vùng đất Trấn Ninh
có lúc thuộc về Lào, có lúc thuộc về Việt Nam [83, tr.31]. Do vậy, đây là một
trong những chứng cứ lịch sử quan trọng mà thực dân Pháp dựa vào đó để đòi
chia sẻ quyền lợi đối với Xiêm về vùng đất thuộc lưu vực sông Mêcông.
Khi cuộc khởi nghĩa của Chậu A Nụ bị đàn áp, trên đường chạy trốn
đến vùng đất Trấn Ninh, Chậu A Nụ bị bắt. Chậu Nọi (Thiệu Nội), người
đứng đầu vùng đất Trấn Ninh, bị nhà Nguyễn phế bỏ vì cho rằng ông ta chính
là người bắt Chậu A Nụ nộp cho Xiêm. Ngay sau đó, nhà Nguyễn đã cho
thành lập một doanh trại quân đội tại Xiêng Khoảng và cử quan lại phần lớn
là người Nghệ An cai quản nhằm duy trì ảnh hưởng của Việt Nam ở khu vực
này [83, tr.32].
Về phía Xiêm, khi thấy quân nhà Nguyễn đóng ở Trấn Ninh – vùng
đất họ cho là thần thuộc của Viêngchăn, nên từ năm 1831, Xiêm nhanh
chóng đặt ách cai trị trực tiếp đối với Viêngchăn, biến Viêngchăn thành
một tỉnh biên giới của Xiêm, đồng thời tiến hành tranh giành ảnh hưởng
với Việt Nam ở vùng đất Trấn Ninh bằng cách di dời người Phuôn ở Trấn

Ninh. Tranh chấp Xiêm - Việt đối với vùng Xiêng Khoảng, Mường Phuôn
cũng như vùng đất khác của Lào diễn ra dai dẳng, nhưng không có cuộc
xung đột quân sự lớn nào xảy ra.
Như vậy, trong lịch sử Lào là nước nhỏ nên luôn chịu thần phục các
vương quốc lớn xung quanh là Xiêm và Đại Việt, luôn dựa vào thế lực này
hoặc thế lực kia để tồn tại và tìm sự bảo vệ cho mình. Thế kỉ XVII, XVIII
lãnh thổ của Lào ngày càng bị thu hẹp dần với những quốc gia nhỏ lẻ, không
những thế các vương quốc này lại thường xuyên gây chiến với nhau để giành


giật quyền thống trị. Cũng bắt đầu từ đây, Lào chính thức đã trở thành đối
tượng xâm lược, cai trị của Xiêm ở phía Tây và sự tranh giành ảnh hưởng của
nhà Nguyễn (Việt Nam) với Xiêm ở phía Đông.
Xiêm và nhà Nguyễn (Việt Nam) luôn tìm cách khẳng định vai trò, vị trí của
mình ở Lào. Để tránh phải đối đầu trực tiếp với hai nước láng giềng rất mạnh lúc
bấy giờ ở bên cạnh, các tiểu vương quốc ở Lào đều chấp nhận cống nạp cho cả triều
đình Băng Cốc và triều đình Huế. Đổi lại, các vương quốc nhỏ ở Lào luôn được
công nhận về mặt chủ quyền bởi nhà Nguyễn (Việt Nam) và Xiêm. Tuy vậy, trong
thực tế Xiêm luôn tìm cách khống chế và nô dịch Lào về mọi mặt. Và khi mà nhà
Nguyễn (Việt Nam) đang phải vất vả chiến đấu chống lại cuộc xâm lược bằng vũ
trang của quân đội Pháp thì Xiêm đã chớp thời cơ để độc chiếm Lào.
1.3. Âm mưu loại bỏ Xiêm, độc chiếm Lào của Pháp cuối thế kỉ XIX.
Từ giữa thế kỉ XIX, lịch sử khu vực Đông Nam Á trong đó có Xiêm,
Việt Nam, Lào và Campuchia bước sang giai đoạn mới, có những thay đổi
quan trọng. Chủ nghĩa tư bản phương Tây bắt đầu mở rộng công cuộc xâm
chiếm thuộc địa sang phương Đông. Mối quan hệ giữa Xiêm với các nước
láng giềng không còn là mối quan hệ đơn thuần giữa các nước trong nội bộ
khu vực nữa vì đã bắt đầu có bàn tay can thiệp của các cường quốc bên ngoài.
Từ giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế tư bản phát triển mạnh ở châu Âu và
châu Mĩ. Các nước tư bản như Anh, Pháp, Mĩ… dần trở thành các nước đế

quốc, tiến hành xâm chiếm các nước chậm phát triển làm thuộc địa để bóc lột
tài nguyên và nhân công. Từ giữa thế kỉ XIX, các nước đế quốc cạnh tranh
nhau quyết liệt, tiến tới chỗ cùng nhau thoả thuận, phân chia các khu vực ảnh
hưởng trên thế giới.
Âm mưu cơ bản của Pháp ở châu Á là tiến hành xâm lược các nước
Đông Dương, mở đầu là Việt Nam, sau làm bàn đạp xâm lược Campuchia và
Lào. Vào cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, cơ hội cho việc Pháp gia tăng


×