BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
-----&-----
NGUYỄN THỊ THU QUỲNH
QóA TR×NH TH¦¥NG L¦îNG
GIA NHËP LI£N MINH CH¢U ¢U CñA SLOVENIA
Tõ N¡M 1996 §ÕN N¡M 2002
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS ĐÀO TUẤN THÀNH
HÀ NỘI - 2015
1
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Đào Tuấn
Thành – người Thầy đã tận tình dìu dắt, hướng dẫn, giúp đỡ và quan tâm sát
sao tới em trong quá trình hoàn thiện luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo trong tổ Lịch sử Thế
giới cùng toàn thể các Thầy Cô giáo trong khoa Lịch sử – Trường Đại Học Sư
Phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong quá trình học tập.
Em xin cảm ơn các Thầy Cô đang làm việc tại thư viện Trường Đại
Học Sư Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
và hoàn thiện luận văn.
Nhân đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến Bố Mẹ,
gia đình và các bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm và động viên tôi trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này!
Hà Nội, tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thu Quỳnh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) kết thúc đã mở ra trang sử
mới cho nhân loại. Riêng đối với châu Âu nói chung, Tây Âu nói riêng, sự kết
thúc chiến tranh và những hệ quả của nó có tác động không nhỏ tới đời sống
mọi mặt. Chính điều kiện lịch sử mới này đã thúc đẩy nhu cầu liên kết các
nước Tây Âu, tạo động lực cho việc hiện thực hóa ý tưởng về một châu Âu
thống nhất. Từ một tổ chức đầu tiên được thành lập năm 1951 là Cộng đồng
Than – Thép châu Âu (ECSC), sau đó là sự thành lập của Cộng đồng kinh tế
châu Âu (EEC) và Cộng đồng nguyên tử châu Âu (EURATOM) năm 1957,
đến năm 1992, Liên minh châu Âu (EU) ra đời, là tổ chức liên kết khu vực
lớn nhất hành tinh, liên kết toàn diện về các mặt kinh tế, chính trị – ngoại
giao, an ninh, xã hội. Cùng với Mỹ, Nhật Bản, Liên minh châu Âu cũng là
một trong ba trung tâm kinh tế thế giới và khẳng định vị thế chính trị ngày
càng to lớn.
Ngay từ khi mới thành lập, Liên minh châu Âu với tư cách là thực thể
kinh tế - chính trị khu vực lớn nhất thế giới đã có sức hút mạnh mẽ đối với
các nước châu Âu. Cho đến nay, EU đã kết nạp 28 nước thành viên.Trong
tương lai, EU vẫn tiếp tục mở rộng, “mở rộng EU là dự án tham vọng nhất
được thực hiện: thực tế đây chính là việc tái thống nhất lục địa châu Âu vốn
đã bị chia cắt kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai”[4]. Trải qua 7 lần mở
rộng, lần mở rộng lớn nhất vào năm 2004 đã kết nạp 10 thành viên, trong đó
quốc gia đầu tiên thuộc khu vực Ban-căng được gia nhập EU là Slovenia.
Slovenia – mặc dù là quốc gia có tuổi thành lập rất trẻ và diện tích
khiêm tốn nhưng không hề vô định trong việc lựa chọn con đường phát triển
của riêng mình.Ngay từ khi ra đời năm 1991, Slovenia đã xác định hội nhập
với Liên minh là mục tiêu hàng đầu, mang ý nghĩa quyết định đối với tương
4
lai đất nước. Vì thế, quá trình Slovenia chuẩn bị, đàm phán để được hội nhập
cùng tổ chức khu vực này đã diễn ra từ rất sớm, gắn với những bước chuẩn bị
kĩ càng và công phu, từng bước đưa Slovenia tiệm cận Liên minh.
Việc Slovenia trở thành quốc gia Ban-căng đầu tiên hội nhập thành
công với Liên minh châu Âu là một sự kiện quan trọng, ảnh hưởng lớn tới
lịch sử Slovenia, là tấm gương để cho các nước khác trong khu vực Ban-căng
noi theo. Vì thế vấn đề này cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc, có hệ
thống. Tuy nhiên, ở Việt Nam, nghiên cứu về một quốc gia cụ thể ở khu vực
Ban-căng còn nhiều hạn chế, đặc biệt là Slovenia – quốc gia nhỏ bé và trẻ
tuổi. Vì thế tôi quyết định chọn đề tài “Qúa trình thương lượng gia nhập
Liên minh châu Âu của Slovenia từ năm 1996 đến năm 2002” là hướng
2.
nghiên cứu luận văn của mình.
Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về quá trình đàm phán, thương lượng của Slovenia để gia
nhập Liên minh châu Âu là một vấn đề hoàn toàn mới, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, toàn diện. Tuy nhiên, đã có nhiều bài
viết về lịch sử hình thành và đặc điểm của các nước ở khu vực Ban-căng. Đây
là nguồn tư liệu quý giá để tác giả sử dụng nhằm làm sáng tỏ đề tài.
Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử của Ngô Thi Lan Phương với đề tài
Các nhà nước Liên bang Nam Tư, trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm
2009 cùng với các tài liệu dịch, The first Yugoslavia, Yugoslavia – A consice
history, Yugoslavia – Histories of a failed idea 1918 – 1992 đã cung cấp cho
tác giả cái nhìn khái quát về lịch sử Slovenia nói riêng, các nước thuộc Nam
Tư (thứ nhất và thứ hai) nói chung để từ đó tác giả có cái nhìn xuyên suốt về
lịch sử Slovenia.
Bài viết Sự mở rộng Liên minh châu Âu nhìn từ góc độ địa chính trị của
TSKH Lương Văn Kế và Th.S Nguyễn Thị Thùy Nguyên, Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, năm 2002, đưa ra phân tích ở khía cạnh địa chính trị một
cách logic và sâu sắc, giúp tác giả có thêm cái nhìn mới về quá trình mở rộng
5
Liên minh châu Âu.
Các tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam về Liên
minh châu Âu, về khu vực Ban-căng như Liên minh châu Âu: những vấn đề
rắc rối. Tin tham khảo chủ nhật, số 49 – TTX, ngày 29 tháng 12 năm 2003,
Liên minh châu Âu và việc mở rộng thành viên ở khu vực Ban-căng, Tài liệu
tham khảo đặc biệt, số 270, Thông tấn xã Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm
200 cung cấp những thông tin có giá trị giúp tác giả có được những nhận định
khách quan về quá trình mở rộng của Liên minh châu Âu, cũng là “cơ hội”
cho Slovenia hội nhập.
Slovenia là quốc gia duy nhất trong 6 nước được Liên minh châu Âu bắt
đầu mở các cuộc đàm phán chính thức từ năm 1996 công khai tài liệu về tiến
trình đàm phán ngay từ khi đàm phán đang diễn ra. Vì thế, nguồn tài liệu chính
được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài là tài liệu dịch từ trang web chính
thức của Liên minh châu Âu có địa chỉ là trang
web chính thức của Slovenia viết về quá trình hội nhập Liên minh châu Âu là
Những trang web này đã cung cấp cho tác
giả nguồn thông tin đáng tin cậy về các sự kiện, số liệu về Slovenia và mối quan
hệ với Liên minh châu Âu từ khi Slovenia đệ đơn xin gia nhập năm 1996 đến khi
hoàn tất quá trình thương lượng, đàm phán và trở thành thành viên chính thức
của EU năm 2004 và tác động của sự hội nhập này đối với Slovenia.
Nhìn chung, những nguồn tài liệu trên chưa có tác phẩm nào nghiên
cứu một cách cụ thể, có hệ thống về các bước đàm phán gia nhập Liên minh
châu Âu của Slovenia mà hầu hết chỉ dừng lại ở việc đưa ra số liệu, trình bày
sự kiện theo tiến trình thời gian, đề cập một cách riêng lẻ. Chính vì vậy, dựa
trên cơ sở tài liệu thực tế và kế thừa có chọn lọc thành tựu nghiên cứu của
những người đi trước, đồng thời cập nhật những thông tin từ các nguồn tài
liệu tham khảo mới trong và ngoài nước, tôi quyết định chọn vấn đề “Qúa
trình thương lượng gia nhập Liên minh châu Âu của Slovenia từ năm
6
1996 đến năm 2002” làm hướng nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.
3.
3.1.
Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu về qúa trình thương lượng gia nhập Liên minh
châu Âu của Slovenia từ năm 1996 đến năm 2002 để thấy được quá trình vận
động, thay đổi của Slovenia để đáp ứng được tất cả các yêu cầu của Liên
minh châu Âu đối với nước thành viên. Từ đây, có được cái nhìn toàn diện về
quá trình hội nhập EU của một quốc gia Ban-căng điển hình. Đồng thời, một
lần nữa minh chứng cho chính sách hướng Đông đầy tham vọng của Liên
-
minh châu Âu.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn cần làm rõ được:
Phác họa quá trình ra đời và mở rộng của Liên minh châu Âu cho đến nay.
Những yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình Slovenia gia nhập Liên minh châu
-
Âu.
Quá trình thương lượng của Slovenia để gia nhập Liên minh châu Âu.
Đưa ra một số so sánh về quá trình hội nhập EU giữa Slovenia và một số
3.2.
3.3.
nước khác trong khu vực Ban-căng.
Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Bao gồm các nước trong Liên minh châu Âu (trước
và trong giai đoạn 1996 – 2002) và Slovenia từ khi tuyên bố độc lập năm
1991 đến năm 2002. Bên cạnh đó, mở rộng nghiên cứu về lịch sử bán đảo
Ban-căng, lịch sử thế giới ở một số thời điểm nhất định.
Về mặt thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về Liên minh châu Âu và
Slovenia giai đoạn 1996 đến năm 2002. Trong đó, 1996 là năm Slovenia trình
đơn xin hội nhập Liên minh châu Âu, sau đó là giai đoạn thương lượng và
đàm phán gia nhập. Năm 2002, quá trình thương lượng, đàm phán kết thúc
thành công. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài,
trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sẽ đề cập đến những sự kiện lịch sử có
liên quan đến Liên minh châu Âu và Slovenia trước năm 1996.
Về mặt nội dung: Ngay từ khi tuyên bố độc lập năm 1991, Slovenia đã
7
xác định mục tiêu đối ngoại cốt lõi là hội nhập được với Liên minh châu Âu.
Đề tài tập trung làm rõ những bước đi thể hiện quá trình Slovenia đáp ứng
được yêu cầu của EU để trở thành thành viên chính thức vào năm 2004, trong
4.
đó quá trình từ năm 1996 đến năm 2002 giữ vai trò quyết định.
Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào quá trình thương lượng gia nhập Liên minh châu
Âu của Slovenia, bên cạnh đó là những yêu cầu của Liên minh châu Âu đối
với các nước ứng cử viên, những cơ sở và nỗ lực của Slovenia để trở thành
5.
thành viên của tổ chức này.
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về “Qúa trình thương lượng gia nhập Liên minh châu Âu
của Slovenia từ năm 1996 đến năm 2002” là một đề tài có phạm vi rộng,
nhiều tài liệu, song để có cái nhìn khái quát, khách quan, sâu sắc là một yêu
cầu khó. Bởi vậy, cần có một phương pháp luận đúng đắn và những phương
pháp nghiên cứu khoa học cho vấn đề. Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm khai thác hiệu
quả các nguồn tư liệu trên các báo, tạp chí, bản tin, luận văn, tác giả đã sử
dụng hai phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Bên cạnh đó, các phương pháp bổ trợ khác cũng được sử dụng như phân tích,
6.
so sánh, tổng hợp để có thể rút ra những nhận xét trong quá trình nghiên cứu.
Đóng góp của luận văn
Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống về quá trình Slovenia
thương lượng để được gia nhập Liên minh châu Âu. Trên cơ sở sưu tầm, tập
hợp, khai thác và chọn lọc giới thiệu những tư liệu lịch sử có giá trị nhằm
giúp bạn đọc có thêm một số thông tin và một số dữ liệu cần thiết để nhìn
nhận vấn đề một cách khách quan, khoa học hơn. Chúng tôi mong rằng, luận
văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích góp phần nâng cao hơn chất lượng
giảng dạy môn lịch sử thế giới thời hiện đại ở các cấp học, đặc biệt là phần
liên quan đến lịch sử Liên minh châu Âu và lịch sử các nước khu vực Ban8
7.
căng nói chung, Slovenia nói riêng.
Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
được bố cục làm hai chương:
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU VÀ NHỮNG
ĐẶC ĐIỂM CỦA SLOVENIA TÁC ĐỘNG TỚI QUÁ TRÌNH THƯƠNG
LƯỢNG HỘI NHẬP
Chương 2. QUÁ TRÌNH` THƯƠNG LƯỢNG GIA NHẬP LIÊN
MINH CHÂU ÂU CỦA SLOVENIA
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA SLOVENIA TÁC ĐỘNG
TỚI QUÁ TRÌNH THƯƠNG LƯỢNG HỘI NHẬP
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.
Khái quát về Liên minh châu Âu và những điều kiện để gia nhập Liên
minh
Khái quát về Liên minh châu Âu cùng quá trình mở rộng
Sự ra đời và phát triển
Liên minh châu Âu là một hình mẫu tổ chức khu vực được đánh giá là
thành công nhất trên thế giới hiện nay. Lịch sử hình thành Liên minh bắt
nguồn từ Tuyên bố ngày 9 tháng 5 năm 1950 của Bộ trưởng Ngoại giao Pháp
lúc đó là Robert Schuman về việc thành lập Công đồng Than – Thép chung
giữa Pháp và Đức, đồng thời để ngỏ cho các nước châu Âu khác. Trên cơ sở
sáng kiến của người Pháp, năm 1951, Hiệp định thành lập Cộng đồng Than –
9
Thép châu Âu (ECSC) đã được kí kết giữa 6 nước là Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà
Lan, Luxembua. Sự kiện lịch sử này đánh dấu giai đoạn hợp tác thống nhất
giữa các nước châu Âu sau rất nhiều lần xung đột. Sau đó, ngày 25 tháng 3
năm 1957, 6 nước này lại kí Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng
nguyên tử châu Âu (EUROTOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Đến
ngày 1 tháng 7 năm 1967, ba tổ chức trên đã được hợp nhất lại thành Cộng
đồng châu Âu (EC). Vì vậy, 6 nước châu Âu kể trên được coi là thành viên
sáng lập Cộng đồng châu Âu. Tháng 12 năm 1991, các thành viên của EC đã
kí bản Hiệp ước Maaxtrich tại Hà Lan, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). Tổ chức khu vực này là một
liên kết kinh tế, tài chính của châu Âu. Liên minh châu Âu đã phát triển một
thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả
các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do của con người, hàng
hóa, dịch vụ và vốn. EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông
nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. 16 nước thành viên đã chấp
nhận đồng tiền chung, đồng Euro, tạo nên khu vực đồng Euro (EUROZONE).
Liên minh châu Âu đã phát triển một vai trò nhất định trong chính sách đối
ngoại, có đại diện trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), G8 và G20 nền
kinh tế lớn và Liên hợp quốc (UN). Liên minh châu Âu đã thông qua việc bãi
bỏ kiểm tra hộ chiếu bằng Hiệp ước Schengen giữa 22 quốc gia thành viên và
3 quốc gia không phải là thành viên của Liên minh châu Âu.
Là một tổ chức quốc tế, Liên minh châu Âu hoạt động thông qua một
hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên minh chính phủ hỗn hợp. Liên minh
châu Âu có 7 thể chế chính trị chính, đó là: Nghị viện châu Âu, Hội đồng Bộ
trưởng, Ủy ban châu Âu, Hội đồng châu Âu, Ngân hàng Trung ương châu Âu,
Tòa án Công lý Liên minh châu Âu, Tòa án Kiểm toán châu Âu. Trong đó,
thẩm quyền xem xét và sửa đổi hệ thống luật pháp của Liên minh châu Âu –
10
quyền lập pháp – thuộc về Nghị viện châu Âu và Hội đồng Bộ trưởng. Quyền
hành pháp được giao cho Ủy ban châu Âu và một bộ phận nhỏ thuộc về Hội
đồng châu Âu. Chính sách tiền tệ của khu vực đồng tiền chung châu Âu được
quyết định bởi Ngân hàng Trung ương châu Âu. Việc giải thích và áp dụng
luật của Liên minh châu Âu và các điều ước quốc tế có liên quan – quyền tư
pháp – được thực thi bởi Tòa án Công lý Liên minh châu Âu. Ngoài ra, còn có
một số cơ quan nhỏ khác phụ trách tư vấn cho Liên minh châu Âu hoặc hoạt
động riêng biệt trong các lĩnh vực đặc thù. Liên minh châu Âu tồn tại và phát
-
triển trên cơ sở 3 trụ cột chính, đó là:
Hiệp ước Maaxtrich thành lập Liên minh châu Âu được kí ngày 7 tháng 2
năm 1992 tại Maaxtrich (Hà Lan) với sự nhất trí hoàn toàn của nguyên thủ
quốc gia các nước thành viên (lúc này, số thành viên của Cộng đồng châu Âu
là 12 nước bao gồm: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Lucxembua, Anh, Đan Mạch,
Ailen, Hi Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha) nhằm thành lập một “không gian
châu Âu” thống nhất về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng và các chính
sách về xã hội. Như vậy, EU đã được bổ sung thêm các nội dung liên kết mới
(an ninh, chính trị, đối ngoại) mà các tổ chức tiền thân của nó chưa có, để đạt
được các mục tiêu hoàn thiện hơn như: duy trì bảo vệ hòa bình và thịnh
vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến tới hợp nhất về kinh tế vì lợi ích
chung của các dân tộc châu Âu thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế
rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện cho việc
thống nhất về chính trị và hài hòa về xã hội trong liên minh. Với mục tiêu như
vậy, EU đã thực sự bước vào một thời kì mới, tồn tại như một thực thể thống
nhất, hay nói đúng hơn là đóng vai trò như một “đại quốc gia” ở châu Âu, một
-
“ngôi nhà chung châu Âu”.
Hiệp ước Amsterdam được kí vào ngày 2 tháng 10 năm 1997 bởi các nguyên
thủ của 15 nước thành viên (năm 1995, EU đã kết nạp thêm 3 nước thành viên
nữa là: Thụy Điển, Phần Lan, Áo). Hiệp ước này được hình thành trên cơ sở
11
sửa đổi Hiệp ước Maaxtrich nhằm đưa những cố gắng của EU trong việc xây
dựng một Liên minh kinh tế - tiền tệ (EMU) trở thành hiện thực. Hiệp ước
này đã tạo cơ sở pháp lý để đồng Euro – đồng tiền chung của các nước châu
Âu chính thức ra đời với tư cách đầy đủ của một đồng tiền thực thụ và đi vào
hoạt động từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 trong phạm vi 11 nước (EU11): Đức,
Pháp, Ailen, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia, Lucxembua, Phần Lan. Theo kế
hoạch đã được định trước, đúng ngày 1 tháng 1 năm 2002, các đồng Euro
bằng giấy và bằng kim loại đã chính thức đi vào lưu thông tiền tệ song hành
với các đồng bản tệ và bắt đầu giai đoạn đổi tiền. Và kể từ ngày 1tháng 7 năm
2002, các đồng bản tệ của tất cả 11 nước thành viên EU11 đã kết thúc lịch sử
tồn tại của mình, vĩnh viễn rút khỏi lưu thông, chính thức nhường chỗ hoàn
toàn cho đồng Euro đang là đồng tiền chung duy nhất lưu hành trong tất cả
các quan hệ kinh tế - xã hội những nước thành viên. Một “ngôi nhà chung
-
châu Âu” đã hình thành.
Hiệp ước Nice (từ ngày 7 đến ngày 11 thán 12 năm 2000) được tập trung vào
các vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới và gồm các vấn
đề:
+ Cải cách thể chế: đổi mới thành phần Ủy ban châu Âu (Ủy ban châu
Âu sẽ có không quá 27 ủy viên, trong đó mỗi nước sẽ có một ủy viên, được
chỉ định theo nguyên tắc luân phiên, sẽ thực hiện từ năm 2005. Chủ tịch Ủy
ban sẽ được trao thêm một số thẩm quyền mới, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại
thương và việc lựa chọn Chủ tịch của Ủy ban châu Âu sẽ được quyết định
theo nguyên tắc đa số đủ thẩm quyền); phân định số phiếu bầu trong Hội đồng
Bộ trưởng, cụ thể: Pháp, Đức, Anh, Italia có cùng số phiếu bầu là 29, Tây Ban
Nha có số phiếu bầu là 27 phiếu, Hà Lan có số phiếu bầu là 13 phiếu, Bỉ có số
phiếu bầu là 12 phiếu, và các nước còn lại sẽ có từ 3 đến 7 phiếu. Nguyên tắc
bỏ phiếu theo đa số đủ thẩm quyền: hiện đang áp dụng cho 80% quyết định,
20% vấn đề còn lại các nước vẫn giữ quyền phủ quyết của mình, đặc biệt đối
12
với những vấn đề nhạy cảm, động chạm đến lợi ích quốc gia.
+ Tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu: số ghế nhiều nhất là 99
(tăng 12 so với số cũ). Pháp, Anh và Italia chỉ còn 74 (giảm 13 so với số cũ).
Tổng số nghị sĩ tương lai sẽ là 738.
+ Về chính sách an ninh và quốc phòng: Liên minh châu Âu thành lập
Lực lượng phản ứng nhanh (RRF) từ năm 2003, bao gồm 60.000 quân với
100 tàu chiến và 400 máy bay trong thời gian 60 ngày. RRF sẽ có cơ cấu điều
hành thường trực gồm: Ủy ban quân sự và Bộ tham mưu đặt dưới sự chỉ huy
trực tiếp của EU. Như vậy, từ ECSC đến EU hiện nay là cả một quá trình phát
triển phức tạp với các hình thức liên kết kinh tế quốc tế được phát triển chặt
chẽ, toàn diện và hoàn toàn mới về vật chất. [20; tr. 13]
Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực thiết thực của EU, tiến trình nhất thể hóa
châu Âu đã đạt được các kết quả rất khả quan trên nhiều lĩnh vực.
+ Về an ninh: Liên minh châu Âu lấy Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây
Dương (NATO) và Liên minh phòng thủ Tây Âu (WCU) làm hai trụ cột
chính. Tuy nhiên, EU đang cố gắng tạo cho mình “một cánh tay quân sự” bên
cạnh “cánh tay kinh tế” với bản sắc riêng của mình, hạn chế sự lệ thuộc vào
Hoa Kỳ.
+ Về chính trị: đang diễn ra quá trình chính trị hóa các nhân tố kinh tế,
an ninh, nghĩa là kết hợp các phương tiện kinh tế và quân sự nhằm đạt được
các mục tiêu kinh tế. Trong nội khối đã và đang diễn ra quá trình hợp nhất và
thống nhất các đường biên giới quốc gia nhằm tăng cường quyền lực quản lí
chung. Còn đối với bên ngoài, EU đang đẩy mạnh hợp tác quốc tế và khu vực
bằng các hiệp ước song phương và đa phương.
+ Về xã hội: về cơ bản, các nước thành viên đang áp dụng một chính
sách chung về lao động, bảo hiểm, môi trường, năng lượng, giáo dục, y tế (tuy
nhiên, vẫn còn một số lĩnh vực chưa thống nhất).
+ Về kinh tế: đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kĩ thuật, công
nghệ, thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khí,năng lượng, nguyên tử, hóa
chất, dệt may, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí.
13
+ Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai sau Hoa Kì,
trong đó, khoảng 50% là buôn bán giữa các nước thành viên. Hiện nay, EU là
một khối kinh tế và thị trường lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, còn có rất nhiều
hiệp ước bổ trợ cho các trụ cột tồn tại và phát triển như Hiệp ước Schengen,
Hiệp ước Lisbon,…. Kết quả là Liên minh châu Âu trở thành một trong 3 trung
tâm kinh tế, tài chính lớn nhất thế giới, là tổ chức đóng vai trò như một “đại
quốc gia” trên cơ sở tham vọng trở thành thực thể thống nhất. Các mục tiêu
được đề ra là bảo vệ hòa bình và thịnh vượng, thiết lập nền tảng phát triển, tiến
1.1.1.2.
tới hợp nhất kinh tế, tạo cơ sở để thống nhất chính trị và hài hòa xã hội.
Sự mở rộng
Sự phát triển của Liên minh châu Âu về hình thức đó là việc mở rộng
không gian và lãnh thổ thông qua việc kết nạp thành viên mới. Kể từ khi kí
Hiệp ước Pari năm 1951 thành lập ECSC, khởi đầu cho tiến trình liên kết châu
Âu với 6 nước thành viên là Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. Đến
nay, EU đã có 28 thành viên với 7 lần mở rộng từ năm 1973 đến năm 2014:
Lần mở rộng thứ nhất năm 1973 kết nạp 3 nước: Anh, Đan Mạch, Ailen.
Lần mở rộng thứ hai năm 1981 kết nạp 1 nước: Hy Lạp
Lầ n mở rộ ng thứ ba năm 1986 kế t nạ p 2 nướ c: Tây Ban Nha và Bồ
Đà o Nha.
Lần mở rộng thứ tư năm 1995 kết nạp 3 nước: Áo, Phần Lan, Thụy Điển.
Lần mở rộng thứ năm năm 2004 kết nạp 10 nước: Sip, Extonia,
Hungari, Latvia, Litva, Manta, Ba Lan, Cộng hòa Séc, Slovakia, Slovenia.
Lần mở rộng thứ sáu năm 2007 kết nạp 2 nước: Bungari, Rumani.
Lần mở rộng thứ bảy năm 2013 kết nạp thêm Croatia.
Như vậy, ngay từ khi mới thành lập, Liên minh châu Âu với tư cách là
thực thể kinh tế, chính trị khu vực lớn nhất thế giới đã có sức hút mạnh mẽ
đối với các nước châu Âu. Số lượng thành viên của tổ chức này không ngừng
được gia tăng. Có thể nói, mở rộng là quá trình được EU quan tâm hàng đầu
bởi việc kết nạp thêm quốc gia nào, mở rộng ra sao có vai trò đặc biệt quan
trọng đối với tương lai của Liên minh này. Qúa trình mở rộng liên tiếp đã
nâng tổng số thành viên từ EU6 trở thành EU28 và dự kiến trong tương lai,
14
con số này có thể là 30 hay hơn thế nữa. Trong tương lai, EU vẫn tiếp tục mở
rộng, kết nạp thêm các thành viên mới nhằm đạt được mục tiêu liên kết cả
chiều sâu lẫn bề rộng.
Quá trình nhất thể hóa của EU về mặt hình thức là việc mở rộng không
gian và lãnh thổ thông qua việc kết nạp các thành viên mới. Về mặt nội dung,
đó là việc EU nhất thể hóa về kinh tế, thống nhất thị trường, tiền tệ, hoàn
thiện và củng cố thể chế và luật pháp [16; tr. 35 – 36].
Thứ nhất là quá trình nhất thể hóa về kinh tế, thống nhất thị trường,
tiền tệ của EU:
Từ Hiệp ước Pari năm 1951 đã đặt ra mục tiêu không chỉ dừng lại ở
một khu vực tự do thương mại, mà còn đặt nền tảng cho một thị trường chung
với một số mặt hàng chủ đạo trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như than,
than cốc, quặng sắt, thép và phế liệu thép,…. Hiệp ước Pari năm 1951 đã khởi
đầu cho tiến trình liên kết châu Âu, đánh dấu một thời kì mới cho sự phát
triển quan hệ hợp tác Liên minh châu Âu sau này.
Hiệp ước Roma ngày 25 tháng 3 năm 1957 thành lập Cộng đồng Kinh
tế châu Âu (EEC) tiếp tục đặt thêm những nền tảng cho sự liên kết chặt chẽ
hơn nữa các dân tộc châu Âu.
Hiệp ước Liên minh châu Âu hay Hiệp ước Maastricht (1992) để tăng
cường liên kết kinh tế, hình thành ngay Liên minh hải quan rồi thị trường
chung và tiến tới liên minh kinh tế – tiền tệ. Như vậy, có thể thấy điểm cốt lõi
của liên kết kinh tế EU là tạo nên một thị trường nội khối thống nhất giữa các
nước thành viên với việc dỡ bỏ những hàng rào thuế quan, tự do luân chuyển
hàng hóa, dịch vụ, vốn và sức lao động,….
Mục đích của các nước thành viên sáng lập ra Cộng đồng Than – Thép
châu Âu là tạo ra một không gian mở rộng và bền vững của hòa bình và tự do,
đặt dấu chấm hết cho những cuộc chiến tranh tàn khốc mà châu Âu đã trải qua
trong quá khứ. Do vậy, ngay từ đầu, ý tưởng về hòa bình và thống nhất đã
được gắn với lịch sử hình thành liên minh châu Âu, tiếp đó là nhiều lần mở
15
rộng đã diễn ra.Mở rộng sẽ làm tăng thêm sự ổn định và thịnh vượng chung
cho châu Âu. Mở rộng là động lực phát triển của Liên minh châu Âu. Hơn
nữa, để thực hiện công cuộc nhất thể hóa châu Âu thành công, đòi hỏi phải có
tiềm lực về kinh tế và nhân sự. Không những ổn định về kinh tế mà còn cả
chính trị và lãnh thổ cũng cần có sự hợp nhất, bằng cách xóa bỏ các đường
biên nội tại. Đó là lý do vì sao Liên minh châu Âu không ngừng mở rộng
nhằm đảm bảo cả nhân lực và vật lực cho kế hoạch nhất thể hóa châu Âu của
mình [23; tr. 39].
Về phía các nước thành viên hội nhập với EU cũng có những quyền lợi
thiết thực, tham gia vào EU, các thành viên mới sẽ có cơ hội tăng cường hội
nhập kinh tế của mình với các thành viên khác. Về phía người tiêu dùng, họ
sẽ hưởng lợi từ sự lựa chọn lớn hơn với giá cả thấp hơn và hoạt động kinh
doanh trên khắp lục địa sẽ tuân theo những nguyên tắc chung, cùng hưởng lợi
ích thương mại tạo nên hiệu quả cao hơn và cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Như vậy, EU là một liên minh kinh tế, chính trị nên quá trình mở rộng
sẽ diễn ra không ngừng nhằm tìm kiếm thị trường, củng cố hòa bình và ổn
định khu vực châu Âu, khẳng định vị thế và vai trò to lớn của châu Âu trên
trường quốc tế, đồng thời thoát khỏi sự can thiệp từ bên ngoài vào công việc
nội bộ của châu Âu [23; tr. 40].
Ngày 1 tháng 11 năm 1993, Hiệp ước Liên minh châu Âu có hiệu lực
sau khi cả 12 nước thành viên EC phê chuẩn. Tổ chức liên kết của 12 nước
này từ nay được gọi là Liên minh châu Âu (EU).
Từ ngày 1 tháng 1 năm 1999 khi Liên minh Kinh tế - Tiền tệ châu Âu
chính thức đi vào hoạt động cùng với việc thực hiện một chính sách tiền tệ
thống nhất trong khu vực. Đồng ECU trở thành đồng tiền duy nhất, sau này
Hội đồng châu Âu nhất trí đổi tên thành đồng EURO vào tháng 12 năm 1995.
Từ ngày 1 tháng 1 năm 2002, đồng EURO được phát hành dưới dạng
tiền giấy và tiền xu và đưa vào lưu thông trên thị trường. Như vậy, kể từ ngày
1 tháng 1 năm 2002, đồng EURO chính thức lưu thông trên 12 nước trong số
16
15 nước thành viên của EU, trừ Anh, Thụy Điển và Đan Mạch vẫn chưa muốn
tham gia. Trong giai đoạn đầu xây dựng chính sách tiền tệ thống nhất và phát
hành đồng tiền chung, EU coi ổn định giá cả là chính sách ưu tiên hàng đầu
với mục tiêu giá cả hàng năm tăng không quá 2% [22; tr. 37].
Với chính sách ưu tiên hàng đầu là ổn định giá cả, việc lưu hành một
đồng tiền thống nhất tạo nên những động lực cho sự tăng trưởng kinh tế trong
khu vực như: tăng cường tính cạnh tranh trên các thị trường hàng hóa, dịch
vụ, vốn và lao động. Tiết kiệm chi phí giao dịch ngoại hối giữa các nước
thành viên, tăng cường hiệu quả kinh tế chung. Tạo nên môi trường ổn định
đầu tư hơn với các rủi ro về tỷ giá giảm dần. Việc thống nhất tiền tệ thúc đẩy
hơn nữa quá trình thống nhất kinh tế trong toàn khu vực, tạo nên một vị thế
cạnh tranh mới cho EU trên thị trường quốc tế.
Từ năm 2004, khi EU kết nạp thêm 10 nước vùng Bantích, Trung và
Đông Âu trở thành EU 25, vị thế kinh tế và chính trị của EU trên trường quốc
tế đã tăng lên rất nhiều. Với diện tích 3.976.372 km 2, dân số hơn 490 triệu
người – đứng thứ 3 trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ, EU trở thành khối
thị trường lớn nhất trên thế giới. Theo Qũy tiền tệ thế giới (IMF), tổng GDP
của thế giới năm 2005 là 40.894 tỷ USD, trong đó tổng GDP của EU năm
2005 đạt 12.856 tỷ USD, lớn hơn GDP của Mỹ (11.734 tỷ USD). EU hiện là
trung tâm thương mại khổng lồ, trong đó 50% doanh số là buôn bán giữa các
nước thành viên. Thương mại EU chiếm hơn 1/3 tổng thương mại thế giới và
có vai trò nổi bật trong Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), EU là một
nhân tố kinh tế quan trọng trong việc phát triển thương mại thế giới. Trong
lĩnh vực đầu tư trực tiếp, EU chiếm gần ½ luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu.
Cùng với Mỹ và Nhật Bản, EU trở thành một trong ba trung tâm kinh tế hùng
mạnh của thế giới [10, tr. 2 – 3].
Thứ hai là quá trình hoàn thiện và củng cố về mặt thể chế và luật pháp
của EU.
17
Quá trình hình thành và phát triển sâu rộng của EU gắn liền với vác
Hiệp ước. Đây là những nền tảng pháp lý cơ bản mang tính hiến pháp đặt ra
các mục tiêu liên kết cũng như nghĩa vụ và quyền lợi mà các nước tham gia
ký cam kết thực hiện.
Hệ thống thể chế chính trị EU bắt đầu hình thành từ những năm 50
của thế kỉ XX, dần hoàn thiện qua những lần sửa đổi, bổ sung các hiệp
ước, từ Hiệp ước Pari (1951), Hiệp ước Roma (1957), Đạo luật châu Âu
đơn nhất (1986), Hiệp ước Liên minh châu Âu hay Hiệp ước Maastricht
(1992), Hiệp ước Amsterdam (1997), Hiệp ước Nice (2001), và đỉnh cao là
Hiến pháp châu Âu (2004), đã xây dựng và cải cách các thể chế chính trị
Liên minh vớ i các quyền “Hành pháp, lập pháp và tư pháp” của một nhà
1.1.1.3.
nước “Liên bang” [24; tr. 65].
Vai trò của EU trong nền kinh tế – chính trị thế giới
Sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những bước tiến
tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế
và chính trị to lớn trên thế giới.
EU trước hết là một trung tâm kinh tế trên thế giới, là một trong ba
trung tâm kinh tế tư bản chủ nghĩa, bên cạnh Mỹ và Nhật Bản. Tổng sản
phẩm xã hội của các nước EU năm 1992 đạt 6010 tỉ USD (Mỹ đạt 6145,9 tỉ
và Nhật 3.500 tỉ). EU đứng đầu về thương mại quốc tế, chiếm khoảng 31%
ngoại thương toàn thế giới, với tổng giá trị năm 1992 là 4.300 tỉ ECU. Riêng
về xuất khẩu, EU chiếm 15% giá trị hàng xuất khẩu trên thế giới, so với Mĩ là
12% và Nhật là 9%. Với vị trí là một trung tâm kinh tế to lớn, EU cũng là một
trong những thị trường lớn nhất thế giới. EU cũng đứng hàng đầu thế giới về
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trung bình hàng năm chiếm 55,6% tổng đầu tư
nước ngoài của toàn thế giới, trong khi Mỹ chiếm 19% và Nhật Bản chiếm
11% (tính đến năm 1995) [13, tr. 79].
Đức, Pháp, Anh, Italia nằm trong số 7 nước công nghiệp phát triển
nhất, đều là thành viên của EU. Các nước EU là những nước dẫn đầu thế
18
giới trong nhiều ngành công nghiệp mũ i nhọn như năng lượng, giao thông
vận tải, hàng không, vũ trụ, vật liệu mới, sinh học,…. Tính đến thời điểm
EU ra đời, Liên minh đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu ngũ cốc (sau Mỹ )
với 57 triệu tấn/ năm [16; tr. 41].
EU còn là một thực thể chính trị có vai trò ngày càng quan trọng trên
trường quốc tế. EU và các nước thành viên của mình tham gia vào nhiều tổ
chức quốc tế khác nhau, từ những tổ chức tập hợp các nước châu Âu và
phương Tây cho đến các tổ chức đa phương mang tính toàn cầu khác. Các
nước trong EU đều là thành viên Liên Hợp Quốc, trong đó Anh và Pháp là Ủy
viên thường trực Hội đồng Bảo an; bản thân EU là quan sát viên của tổ chức
quốc tế này từ năm 1974 và tại nhiều tổ chức chuyên môn khác như Hội nghị
của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển, Ủy ban kinh tế châu Âu của
Liên Hợp Quốc,….
Chính sách đối ngoại và quốc phòng thống nhất mà EU đang xây dựng
cho phép EU có tiếng nói chung và ngày càng có trọng lượng hơn trong các
vấn đề quốc tế. Trước hết, tại châu Âu, EU cố gắng cùng với Hội nghị An
ninh và Hợp tác châu Âu (CSCE), Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương trở
thành một cơ chế an ninh và hợp tác của châu lục này [13; tr. 179 – 184].
Liên minh châu Âu ngày càng thể hiện tầm vóc của tổ chức liên kết khu
1.1.2.
vực lớn nhất, thành công nhất, uy tín nhất hành tinh.
Những điều kiện để trở thành thành viên của Liên minh châu Âu
Sự mở rộng của Liên minh châu Âu là quá trình mở rộng Liên minh
châu Âu (EU) thông qua việc gia nhập của các quốc gia thành viên mới. Qúa
trình này đôi khi còn được gọi là sự “Hội nhập châu Âu”. Tuy nhiên, thuật
ngữ này cũng được sử dụng để nói đến việc tăng cường hợp tác giữa các nước
thành viên Liên minh châu Âu, có nghĩa là chính phủ quốc gia cho phép hài
hòa dần dần luật pháp quốc gia với luật pháp của liên minh.
Để gia nhập Liên minh châu Âu, các quốc gia cần thực hiện đầy đủ
những điều kiện kinh tế và chính trị, được gọi là Tiêu chí Copenhagen (đề ra
19
trong Hội nghị Thượng đỉnh Copenhagen tháng 6 năm 2003), đòi hỏi một
chính phủ dân chủ ổn định, tôn trọng các quy định của pháp luật, các tổ chức
tương ứng của nó và các quyền tự do. Và theo Hiệp ước Maxtrich, mỗi nước
thành viên hiện tại và các Quốc hội châu Âu phải đồng ý mở rộng. Bất kì
nước nào ở châu Âu cũng có thể áp dụng lý thuyết để gia nhập Liên minh
châu Âu, tại thời điểm các Hội đồng sẽ tham khảo ý kiến với Ủy ban và Nghị
viện châu Âu để bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập.
Để nhận được một thái độ tích cực từ phía Liên minh châu Âu thì hai
-
điều kiện đầu tiên phải được áp dụng là:
Các quốc gia muốn gia nhập Liên minh phải là các nước châu Âu.
Các nước phải tôn trọng tự do, dân chủ, nhân quyền và Nhà nước pháp quyền.
Sau đó phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã được quy định tại Hội nghị
-
Copenhagen, về cơ bản có thể tóm tắt thành 3 điểm chính như sau:
Sự ổn định của các tổ chức bảo đảm dân chủ, pháp trị, nhân quyền, tôn trọng
-
và bảo vệ dân tộc thiểu số.
Sự tồn tại của một nền kinh tế thị trường hoạt động, có khả năng để đối phó
với áp lực cạnh tranh và khả năng thích ứng với thị trường Liên minh.
- Khả năng đảm nhận các nghĩa vụ của một nước thành viên, bao gồm
tuân thủ các mục tiêu chính trị, kinh tế, tiền tệ của Liên minh và năng lực
hành chính để thực hiện và áp dụng có hiệu quả các Acquis Communautaire 1.
[5; tr. 17]
Trong đó việc thực hiện đầy đủ các tiêu chí về mặt chính trị là điều kiện
bắt buộc để có thể mở các cuộc đàm phán gia nhập, các tiêu chí sau cần được
thực hiện trong thời gian chuẩn bị kết nạp.
Việc đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể là yêu cầu bắt buộc đối với các nước
muốn gia nhập liên minh mới được đưa ra ở đợt mở rộng thứ năm. Trong bốn
lần mở rộng trước đó, Cộng đồng không hề đặt ra những tiêu chuẩn cụ thể
như vậy. Lí do là vì ở lần thứ năm của quá trình mở rộng này là đợt mở rộng
lớn nhất, bao gồm 10 quốc gia lớn nhỏ khác nhau, trong đó có Slovenia. Các
1Acquis Communautaire là hệ thống Luật pháp Cộng đồng của Liên minh châu Âu. Ở đây, người
viết xin giữ nguyên bản bằng tiếng nước ngoài do nó mang tính đặc trưng của Liên minh châu Âu
20
quốc gia ứng cử viên này cũng có trình độ phát triển kinh tế và chế độ chính
trị khác biệt so với các thành viên của Liên minh châu Âu. Các tiêu chuẩn
nhất định được áp dụng đối với các nước gia nhập sau nhằm bảo đảm cho quá
trình mở rộng của Liên minh không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển
của Liên minh sau này. Không những thế, Liên minh châu Âu đã xây dựng
một chiến lược đàm phán và hỗ trợ hội nhập rất chặt chẽ và công phu nhằm
tạo điều kiện cho các ứng viên thực hiện các tiêu chuẩn hội nhập để có thể
sớm trở thành thành viên của tổ chức này. Song hành với quá trình mở rộng
của mình, Liên minh châu Âu cũng tiến hành các hoạt động cải tổ sâu rộng về
thể chế, các chính sách liên kết và chiến lược phát triển cho phù hợp với sự
mở rộng và lớn mạnh của tổ chức. Phải nói thêm rằng, đây cũng là những
điều kiện thuận lợi cho sự gia nhập của các ứng cử viên như Slovenia,
Croatia, Thổ Nhĩ Kỳ,…
Quá trình thương lượng gia nhập Liên minh châu Âu được tiến hành
bởi rất nhiều các bước chính thức, bắt đầu từ những thỏa thuận trước khi gia
nhập cho đến sự phê chuẩn hiệp ước gia nhập cuối cùng. Các bước này chủ
yếu diễn ra dưới sự chủ trì của Ủy ban châu Âu, nhưng các cuộc đàm phán
thực tế lại là kĩ thuật được tiến hành giữa các nước thành viên Liên minh với
các nước ứng cử viên. Trước khi một quốc gia nộp đơn xin trở thành thành
viên, thường có dấu hiệu bằng một thỏa thuận của Hiệp hội để giúp đất nước
chuẩn bị ứng cử và cuối cùng là trở thành thành viên. Hầu hết các nước đều
không đáp ứng được tiêu chí để bắt đầu các cuộc đàm phán trước khi họ nộp
đơn. Vì vậy, các quốc gia cần nhiều năm để chuẩn bị cho quá trình này. Một
thỏa thuận với Hiệp hội là bước chuẩn bị đầu tiên. Và Liên minh châu Âu cho
rằng những trường hợp đặc biệt là những trường hợp gia nhập của các nước
khu vực Ban-căng. Khi một quốc gia chính thức nộp đơn cho tư cách thành
viên, Hội đồng yêu cầu Ủy ban chuẩn bị một đánh giá về sự sẵn sàng của đất
21
nước bắt đầu các cuộc đàm phán. Hội đồng sau đó sẽ có thể hoặc chấp nhận
hoặc từ chối ý kiến của Ủy ban (điều này đã xảy ra một lần khi Hội đồng bác
bỏ ý kiến của Ủy ban sau khi khuyên không nên mở các cuộc đàm phán với
Hy Lạp). Nếu Hội đồng đồng ý mở các cuộc đàm phán thì tiến trình kiểm tra
sẽ được bắt đầu ngay sau đó. Ủy ban và quốc gia ứng cử viên xem xét pháp
luật của mình, của Liên minh châu Âu và xác định những khác biệt tồn tại.
Sau đó, Hội đồng sẽ đề nghị mở các cuộc đàm phán trong “Chương” về pháp
luật mà Hội đồng cảm thấy có đầy đủ các điểm chung để xây dựng các cuộc
đàm phán. Các cuộc đàm phán thông thường là vấn đề của quốc gia ứng cử
viên có sức thuyết phục Liên minh châu Âu rằng pháp luật và năng lực hành
chính của nó đủ để thực thi luật pháp của châu Âu, được sự chứng kiến của
các nước thành viên. Thông thường thì điều này sẽ liên quan đến các mốc thời
gian trước khi các Acquis Communautaire (khung pháp lý chính của EU) phải
được thực hiện đầy đủ.
Chương đầu tiên của quá trình đàm phán sẽ được đóng lại khi cả hai
bên đồng ý là nó đã được thực hiện đầy đủ, tuy nhiên nó vẫn có thể được mở
lại nếu Ủy ban cảm thấy các nước ứng cử viên đã giảm nỗ lực trong việc tuân
thủ. Để đánh giá tiến độ đạt được của các nước trong việc chuẩn bị cho việc
gia nhập Liên minh châu Âu, Ủy ban châu Âu sẽ nộp báo cáo định kì (hàng
năm) của các nước xin gia nhập cho Hội đồng châu Âu. Đây là cơ sở để Hội
đồng quyết định các cuộc đàm phán hoặc gia hạn thời gian của họ cho các
ứng cử viên. Vì vậy, kết quả đánh giá các ứng cử viên sẽ phụ thuộc vào chính
họ chứ không phụ thuộc vào thời gian biểu định trước. Hơn nữa, nguyên tắc
chủ đạo của quá trình đàm phán là có sự phân biệt, dựa trên cơ sở các kết quả
đạt được của từng nước. Do đó, nhịp độ và lộ trình của đàm phán phụ thuộc
vào sự chuẩn bị của từng quốc gia ứng cử viên cũng như phụ thuộc vào số
lượng và sự phức tạp của các vấn đề mà hai bên cần giải quyết. Ví dụ: các
22
nước như Thụy Điển, Phần Lan và Áo chỉ mất vài năm để gia nhập nhưng
cũng có trường hợp cá biệt như Thổ Nhĩ Kỳ, quá trình đàm phán kéo dài hơn
50 năm và có thể lâu hơn nữa. Một điều cần lưu ý là: trước và trong quá trình
đàm phán, các nước ứng cử viên phải tự cam kết chấp nhận và đưa vào thực
hiện các Acquis không được đưa vào đàm phán mà chỉ có sự đánh giá thực
hiện. Bước đầu tiên phải thực hiện là phân tích kiểm tra hay nói cách khác là
thực hiện sự sàng lọc của các Acquis. Ủy ban sẽ đưa ra việc kiểm tra phân
tích này để hình thành nên giai đoạn đầu của cuộc đàm phán gia nhập. Qúa
trình này mất khoảng một năm, cho phép các ứng cử viên làm quen với các
Acquis, còn Ủy ban và các nước thành viên sẽ đánh giá mức độ sẵn sàng của
các nước ứng cử viên trước khi đàm phán. Qúa trình sàng lọc được tiến hành
thông qua các cuộc họp. Có hai loại cuộc họp cho từng chương:
1. Cuộc họp giải thích đầu tiên với tất cả các nước ứng cử viên.
2. Sau đó, là các cuộc họp song phương với từng nước riêng rẽ[64].
Trong các phiên họp, Ủy ban giải thích các Acquis cho các nước ứng cử
viên. Khoảng một tháng sau cuộc họp giải thích, một cuộc họp song phương
do Chủ tịch luân phiên của Hội đồng bộ trưởng sẽ được tổ chức với mỗi quốc
gia riêng lẻ. Trong phiên họp đó, quốc gia ứng cử viên sẽ giải thích trình độ
của mình và chuẩn bị kế hoạch thực hiện đối với các chương. Các thông tin
thu thập trong các cuộc họp này sẽ là cơ sở cho Hội đồng đưa đến các quyết
định về việc mở các cuộc đàm phán gia nhập vào chương cá nhân. Với mục
đích kiểm tra tạo cơ sở cho các cuộc đàm phán tiếp theo, các Acquis được
chia thành một số chương, cụ thể là 31 chương, mỗi chương bao phủ một khu
vực chính sách. Trong tất cả các lĩnh vực của Acquis, các nước ứng cử viên
phải dẫn dắt các tổ chức của họ, năng lực quản lí, hệ thống hành chính và tư
pháp đạt tiêu chuẩn EU. Điều này sẽ cho phép họ thực hiện có hiệu quả các
Acquis khi gia nhập và khi cần thiết sẽ thực hiện nó một cách hiệu quả trong
thời gian quy định của quá trình gia nhập. Ở cấp độ chung, điều này đòi hỏi
23
các nước ứng cử viên phải có một chính quyền hoạt động tốt và ổn định, một
hệ thống tư pháp độc lập và hiệu quả. Cuối cùng, một khi các cuộc đàm phán
được hoàn tất, một Hiệp ước gia nhập sẽ được kí kết, mà sau đó nó cần phải
được sự phê chuẩn của tất cả các quốc gia thành viên của Liên minh cũng như
các tổ chức của Liên minh, đồng thời là của các nước ứng cử viên. Sau khi
nước ứng cử viên hoàn tất các quá trình kể trên, nước ứng cử viên sẽ gia nhập
Liên minh châu Âu vào ngày quy định trong hiệp ước.
Không thể thiếu được sự hỗ trợ của Liên minh châu Âu đối với các
quốc gia muốn gia nhập vào Liên minh. Như đã nói ở trên, từ đợt mở rộng lần
năm, Liên minh châu Âu đã xây dựng một chiến lược đàm phán hội nhập rất
công phu để hỗ trợ các ứng cử viên có thể thực hiện việc gia nhập sớm vào
Liên minh. Chiến lược này có thể chia làm ba giai đoạn: Hợp tác, tiền hội
nhập và hội nhập.
Trong quá trình hợp tác, quan trọng nhất là chương trình cộng đồng
PHARE. Ban đầu, chương trình này được đưa ra chủ yếu nhằm trợ giúpcho
Hungary và Ba Lan nhưng sau đó phạm vi của nó được mở rộng cho 13 nước
Trung và Đông Âu khác. Ngày nay, PHARE trở thành một công cụ tài chính
hữu hiệu trong khuôn khổ chiến lược tiền hội nhập nhằm mục đích trợ giúp về
đầu tư và xây dựng thể chế tại các nước ứng cử viên. Bên cạnh đó, PHARE
còn cung cấp tài chính cho quá trình cải cách kinh tế ở các nước đã có tư cách
-
thành viên nhưng chưa bắt đầu đàm phán gia nhập.
Chiến lược tiền hội nhập bao gồm các nội dung chính sau:
Hiệp ước liên kết: hay còn gọi là Hiệp định châu Âu, đã được thông qua tại
Hội nghị thượng đỉnh châu Âu ở Dublin năm 1990. Hiệp ước này ra đời nhằm
tạo điều kiện cho việc hội nhập của 10 nước PECO 2 trên cơ sở đặt ra khuôn
khổ thể chế cho việc tự do hóa thương mại, tăng cường hơn nữa liên kết kinh
tế khu vực. Theo khuôn khổ đó, các nước PECO lần lượt kí kết các hiệp định
2Nhóm 10 nước thành viên Liên minh châu Âu thuộc khu vực Trung và Đông Âu. PECO là chữ
viết tắt có nguồn gốc từ bản dịch tiếng Pháp: Pays de l’Europe Centrale et Occidental
24
-
liên kết với EU.
Hợp tác hội nhập và Chương trình Quốc gia nhằm thông qua các Acquis.
Hỗ trợ tài chính tiền hội nhập:
PHARE: xây dựng thể chế và khuyến khích đầu tư.
SAPARD: Các ứng cử viên sẽ được hỗ trợ từ chương trình trợ giúp
nông nghiệp và phát triển nông thôn này để chuẩn bị tham gia vào chính sách
nông nghiệp chung và thị trường chung châu Âu.
ISPA: là công cụ tài chính được đưa ra trong khuôn khổ Agenda 2000
(Chương trình nghị sự của Liên minh châu Âu), với mục đích giúp đỡ các
nước Trung và Đông Âu trong việc gia nhập cũng như quá trình chuyển hóa
các điều luật cộng đồng vào nội luật trong lĩnh vực môi trường và giao thông.
Bên cạnh đó, các chương trình hỗ trợ cho các ứng cử viên của Liên
minh châu Âu còn có trên lĩnh vực giáo dục, đào tạo, nghiên cứu,…. Sự hỗ
trợ tài chính cũng diễn ra đồng thời cho các ứng cử viên thông qua hai ngân
hàng là Ngân hàng đầu tư châu Âu (EIB) và Ngân hàng tái thiết và phát triển
châu Âu (EBRD).
Các chương trình hỗ trợ vẫn sẽ còn tiếp tục sau khi các nước ứng cử
viên gia nhập gọi là các chương trình hỗ trợ sau hội nhập. Đối với các nước
mới gia nhập, sự hỗ trợ sẽ diễn ra trên các lĩnh vực chủ yếu như nông nghiệp,
quỹ cơ cấu và gắn kết xã hội, chính sách nội khối, hỗ trợ bù trừ ngân sách và
lưu thông tiền tệ tạm thời.
Cụ thể, đối với trường hợp Slovenia, quá trình thương lượng gia nhập
Liên minh châu Âu được tiến hành qua các bước sau:
Bước đầu tiên là đoàn đàm phán Slovenia và Liên minh châu Âu cùng
kiểm tra, đánh giá kết quả chung – đa phương và song phương.
Sau đó, Slovenia làm việc nhóm cấp Bộ trưởng nhằm soạn thảo luận
điểm đàm phán và hội đàm với Ủy ban mở rộng của Liên minh châu Âu.
Slovenia tiếp tục làm việc ở cấp Bộ trưởng nhằm đề xuất vị trí đàm
phán, đồng thời có các cuộc gặp giữa các Bộ trưởng về vấn đề EU.
Kết quả làm việc cấp Bộ trưởng của Slovenia được đưa lên Chính phủ
Slovenia. Nhóm làm việc cấp Bộ trưởng có trách nhiệm giải thích thêm cho
25