Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Điều tra thành phần sâu hại ngô nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của sâu xanh helicoverpa armigera hubner và biện pháp phòng chống vụ hè thu 2015 tại gia lâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 57 trang )

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận này
là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Hà nội , ngày.......tháng.......năm 2015
Tác giả

Dương Quỳnh Trang

i


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này tôi nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình,
sát sao chu đáo của PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang, tôi xin gửi tới cô lời cảm ơn và
lòng biết ơn sâu sắc nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa nông học nói chung và
các thầy cô trong Bộ môn côn trùng học đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tạo
điều kiện cho tôi nâng cao hiểu biết và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình và người thân đã
khích lệ động viên trong thời gian học tập và nghiên cứu, cảm ơn những người
bạn trong lớp đã ủng hộ và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực hiện và
hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội , tháng..........năm 2015
Tác giả

Dương Quỳnh Trang

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................................i
LỜI CÁM ƠN.............................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................................v
PHẦN I: MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1:Đặt vấn đê.............................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài............................................................................................2
1.2.1. Mục đích của đề tài...........................................................................................................2
1.2.2.Yêu cầu của đề tài..............................................................................................................2
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU.................................................................3
2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.......................................................................................3
2.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô.............................................................................3
2.1.2. Nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner..................................................3
2.1.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner.................6
2.2. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam...........................................................................................7
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô.............................................................................7
2.2.2. Nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner...................................................9
2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner..............10
PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................12
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.......................................................................................12
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................12
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu.........................................................................................................12
3.1.3. Dụng cụ nghiên cứu........................................................................................................12
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu.......................................................................................12
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu........................................................................................................12
3.2.2. Thời gian nghiên cứu......................................................................................................12
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu...............................................................................12
3.3.1. Điều tra thành phần sâu hại chính trên ngô vụ hè thu 2015 ở Gia Lâm,Hà Nội ............12
3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ của sâu xanh vụ hè thu 2015 ở xã Cổ Bi và Đặng Xá,Gia Lâm

,Hà Nội......................................................................................................................................13
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner..................13
3.3.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của thuốc trừ sâu xanh H.armigera ................................14
3.3.4.1. Trong phòng thí nghiệm...............................................................................................14
3.3.4.2. Ngoài đồng ruộng:.......................................................................................................14
3.3.5. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán..........................................................................................15
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN......................................................17
4.1. Kết quả điều tra thành phần sâu hại ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội................17
4.2. Mức độ phổ biến của sâu xanh Helicoverpa armigera trên một số cây trồng từ tháng 8tháng 12 tại Gia Lâm.................................................................................................................18
4.3. Diễn biến mật độ sâu xanh H.armigera vụ hè thu 2015 tại xã Cổ Bi,Gia Lâm , Hà Nội. 20
4.5. Đặc điểm sinh học của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner.......................................23
4.5.1. Đặc điểm hình thái và kích thước các pha phát dục của sâu xanh Helicoverpa armigera
...................................................................................................................................................23
4.5.2. Thời gian phát dục các pha và vòng đời của sâu xanh H.armigera.................................26
4.5.3. Khả năng sống của trưởng thành của sâu xanh H. armigera với các loại thức ăn khác
nhau...........................................................................................................................................27
4.5.4. Nhịp điệu sinh sản của trưởng thành sâu xanh H. armigera..........................................28
4.5.5. Tỷ lệ nở trứng của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner..........................................31

iii


4.5.6. Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ sâu xanh H.armigera hại
ngô.............................................................................................................................................31
4.5.6.1. Thí nghiệm đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trong phòng ....................................31
4.5.6.2. Khảo nghiệm hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu H.armigera hại ngô ngoài đồng ruộng
...................................................................................................................................................32
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ......................................................................................35
5.1. Kết luận:.............................................................................................................................35
5.2. Đề nghị...............................................................................................................................36

PHẦN VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................37
PHỤ LỤC..................................................................................................................................41

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 :Thành phần sâu hại ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm Hà Nội..................................17
Bảng 4.2. Mức độ phổ biến của sâu xanh Helicoverpa armigera trên một số cây trồng chính từ
tháng 8- tháng 12 tại Gia Lâm năm 2015..................................................................................19
Bảng 4.3. Diễn biến mật độ sâu xanh H. armigera vụ hè thu 2015 tại xã Cổ Bi, Gia Lâm, Hà
Nội.............................................................................................................................................21
Bảng 4.4. Diễn biến mật độ sâu xanh Helicoverpa armigera vụ hè thu 2015 tại xã Đặng Xá
,Gia Lâm,Hà Nội.......................................................................................................................23
Bảng 4.5. Kích thước các pha phát dục của sâu xanh H.armigera............................................25
Bảng 4.5. Vòng đời của sâu xanh Helicoverpa armigera..........................................................26
Bảng 4.6. Khả năng sống của trưởng thành của sâu xanh Helicoverpa armigera với các loại
thức ăn khác nhau......................................................................................................................27
Bảng 4.7. Nhịp điệu sinh sinh sản của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner......................28
Hình 4.6. Nhịp điệu sinh sinh sản của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner.......................29
Bảng 4.8. Tỉ lệ trứng nở của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner......................................31
Bảng 4.9. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu xanh Helicoverpa armigera hại ngô ở trong
phòng thí nghiệm.....................................................................................................................32
Bảng 4.10. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu xanh Helicoverpa armigera hại ngô ở Cô
Bi, Gia Lâm, Hà nội năm 2015.................................................................................................33
Bảng 4.11. Hiệu lực của một số loại thuốc trừ sâu xanh Helicoverpa armigera ở Đặng Xá, Gia
Lâm, Hà nội năm 2015..............................................................................................................34
Maxfos 50 EC...........................................................................................................................41

v



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 :Trứng sâu xanh Helicoverpa armigera......................................................................23
Hình 4.2 : Sâu non sâu xanh Helicoverpa armigera..................................................................24
Hình 4.3 : Nhộng sâu xanh Helicoverpa armigera....................................................................24
Hình 4.4 :Trưởng thành sâu xanh Helicoverpa armigera..........................................................24
Hình 4.5 . Thời gian sống của trưởng thành của sâu xanh H. armigera với các loại thức ăn
khác nhau..................................................................................................................................28

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BMAT

Bắt mồi ăn thịt.

BVTV

Bảo vệ thực vật.

FAO

Food and Agriculture Organization
Tổ chức lương thực nông nghiệp Liên hợp quốc.

H.armigera


Helicoverpa armigera

HaNPV

Helicoverpa armigera Nuclae Polyhydro Virus.

IPM

Integrate pests management - Điều khiển dịch hại tổng hợp.

PG

Pheromone giới tính.

PHI

Thời gian cách ly.

RAT

Rau an toàn.

V-BT

Vi khuẩn Bacillus thuringiensis + NPV

vii


PHẦN I: MỞ ĐẦU

1.1:Đặt vấn đê
Cây ngô (Zea mays L ) là một trong ba cây lương thực quan trọng nhất
trên thế giới (bao gồm lúa nước, lúa mì, ngô). Trong những năm qua diện tích,
năng suất cũng như sản lượng ngô không ngừng tăng lên bởi vai trò của loài cây
lương thực này ngày càng được thể hiện rõ và được sử dụng vào nhiều mục
đích khác nhau. Trước đây ngô được dùng làm lương thực nhưng trong những
năm gần đây ngô được sử dụng nhiều trong sản xuất bánh kẹo, rượu bia, thức
ăn gia súc..Đặc biệt là ngành sản xuất nhiên liệu sinh học trong những năm gần
đây.
Những năm gần đây sản lượng ngô đã được tăng cao cả về diện tích,năng
suất và sản lượng. Năm 1990 diện tích ngô toàn quốc đạt 431,8 nghìn ha năng
suất đạt 1,5 tấn/ha, sản lượng 671,0 nghìn tấn. Năm 2003 diện tích trồng ngô
đạt 909,8 nghìn ha, năng suất đạt 32,2 tấn/ha và sản lương đạt 2933,7 nghìn tấn
(theo tổng cục thống kê 2003). Năm 2014 diện tích gieo trồng ngô trong cả
nước đã tăng lên 1.178,9 ngàn ha, đạt năng suất trung bình 4,4 tấn/ha, sản lượng
cả nước đạt 5,2 triệu tấn (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 2014). Ngô
có thể trồng trên nhiều loại đất cũng như nhiều loại địa hình khác nhau, từ vùng
núi cao đến vùng trung du miền núi, đồng bằng và đồng bằng ven biển. Tuy
nhiên, nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều nên
thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của nhiều loại bệnh và sâu hại. Thành
phần sâu hại cây trồng nói chung và sâu hại ngô nói riêng đều rất phong phú.
Một trong số những loại sâu gây hại quan trọng cho cây ngô làm giảm
đáng kể về năng suất và phẩm chất là sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner.
Sâu xanh là loài loài sâu đa thực, chúng phát sinh gây hại trên nhiều loại cây
trồng khác nhau như cà chua, ngô, lạc, bông…Trên cây ngô thì sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner phát sinh gây hại trên tất cả các vụ ngô và phá

1



hoại mạnh nhất vào thời điểm cây ngô bắt đầu trỗ cờ-phun râu.Việc phòng
chống sâu xanh Helicoverpa armigera còn gặp rất nhiều khó khăn. Để phòng trừ
chúng thì biện pháp hóa học đóng vai trò quan trọng và có hiệu quả. Nhưng quá
lạm dụng vào thuốc hóa học đã mang lại nhưng hậu quả không mong muốn. Do
trình độ dân trí thấp, do thói quen và tâm lý sợ rủi do, thuốc hóa học đã bị nông
dân sử dụng một cách tràn lan trên quy mô rộng. Điều này không chỉ làm suy
giảm tính đa dạng của sinh quần, gây tổn hại đến quần thể thiên địch mà còn làm
phát sinh tính kháng thuốc của dịch hại, tăng chi phí phòng trừ.
Do đó, vấn đề tăng năng xuất và sản lượng ngô cũng như việc giảm tới
mức thấp nhất những thiệt hại do sâu Helicoverpa armigera Hubner gây ra là
vấn đề rất cần được quan tâm. Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “ Điều tra thành phần sâu hại ngô. Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh
thái học của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner và biện pháp phòng
chống vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội”
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục đích của đề tài
Dựa trên cơ sở xác định thành phần sâu hại ngô và đặc điểm sinh học,
sinh thái của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner từ đó đề xuất biện pháp
phòng trừ sâu xanh hại ngô một cách hợp lý.
1.2.2.Yêu cầu của đề tài
- Điều tra thành phần sâu hại ngô ở vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm- Hà Nội.
- Điều tra diễn biến mật độ sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner trên
ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm - Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu xanh Helicoverpa armigera
Hubner.
- Đánh giá hiệu lực một số loại thuốc trừ sâu đối với sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner trong phòng thí nghiệm và ngoài đồng ruộng.

2



PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
2.1.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô
Cây ngô là cây lương thực quan trọng, có khả năng thích nghi với nhiều
vùng sinh thái khác nhau, có thể bố trí ở các thời vụ trồng khác nhau. Do vậy
ngoài những nghiên cứu về giống, biện pháp kỹ thuật canh tác thì những nghiên
cứu về thành phần sâu hại ngô cũng như thiên địch của chúng đã được nhiều nhà
khoa học trên thế giới nghiên cứu.
Hill và Waller, (1988) điều tra thành phần sâu hại ngô đã xác định được
18 loài sâu hại trên cây ngô như sâu cắn lá ngô, sâu keo, sâu đục thân, cánh cứng
ăn lá. Riêng sâu xanh có 2 loài, sâu ăn lá, ăn hạt có 6 loài…
Waterhouse, (1993) nghiên cứu về thành phần sâu hại trên cây ngô ở các
nước thuộc khu vực Đông Nam Á đã phát hiện được 24 loài sâu hại ngô. Tuy
nhiên, tuỳ theo điều kiện khí hậu thời tiết mỗi nước một khác, nên thành phần và
mức độ phổ biến của các loài sâu hại có khác nhau
Theo Wang Ren Lyli Ying and Waterhouse (1997) ở các tỉnh phía Nam
Trung Quốc xuất hiện 12 loài sâu hại ngô. Đó là sâu đục thân, sâu xám, rệp ngô,
bọ xít đen, bọ xít gai, sâu khoang, sâu ba ba, bọ xít dài, sâu cắn lá nõn, bọ xít
xanh, châu chấu và sâu róm
2.1.2. Nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner
Sâu xanh còn có một số tên gọi khác như Heliothis armigera (Hubner),
Chloridea armigera (Hubner), Heliothis fusca Cockerell, Heliothis rama
Bhattacherjee et Gupta, Noctua armigera Hubner (CABI, 2014).
* Phân bố
Sâu xanh Helicoverpa armigera là loài sâu hại phổ biến tại tất cả các vùng
miền trên thế giới. Nó phân bố rộng rãi ở khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và
châu Đại Dương (EPPO, 2006).
3



* Ký chủ : Trên thế giới H.armigera gây hại trên 60 loại ký chủ là cây
trồng sản xuất và 67 ký chủ hoang dại (Reed and Pawar 1982)
*Đặc điểm sinh vật học
Trưởng thành cái của sâu xanh đẻ trứng đơn lẻ. Trứng có thể được đẻ ở gần
các cuống hoa, hay trên bề mặt lá bánh tẻ. Trưởng thành cái chọn lá có nhiều
lông trên bề mặt để đẻ trứng hơn lá có bề mặt nhẵn (King, 1994).
Sâu non mới nở thường ăn tất cả hoặc một phần vỏ trứng, sau đó mới gặm
ăn bề mặt lá, ăn ở bên trong hoa. Sâu non tuổi lớn đục vào bên trong cuống hoa
hoặc quả non, một phần cơ thể thò ra bên ngoài (King, 1994). Sâu xanh có khả
năng gây hại lớn do tập tính di chuyển mạnh từ cây này sang cây khác (Jallow et
al., 2001). Sâu non thường lột xác ở mặt trên của lá cây trong điều kiện có nắng
ấm, vì nó giúp lớp biểu bì nhanh khô.
Theo Jayaraj (1982), sâu non đẫy sức chui xuống đất ở độ sâu 2,5-17,5 cm
để làm nhộng. Trên đất cát thì sâu chui xuống sâu hơn so với đất thịt.
Vic Casimero, (2000) nghiên cứu tại Nhật Bản cho thấy sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner có 6 tuổi qua 5 lần lột xác, sâu non có hiện tượng
ăn thịt lẫn nhau, giai đoạn tiền nhộng sâu non đẫy sức chui xuống dưới đất hoá
nhộng. Khi sắp hoá trưởng thành nhộng có màu nâu đen. Có thể phân biệt nhộng
đực và nhộng cái theo hình dạng cơ quan sinh dục và lỗ hậu môn. Ngài cái của
sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner có khuynh hướng thích đẻ trứng ở gần
hoa, hay bộ phận sinh sản của cây ký chủ. Chúng đẻ trứng tập trung vào đêm thứ
1 (30% số trưởng thành) sau đó phần lớn đẻ vào ban đêm thứ 2 (40,0 - 45,2%)
và số còn lại đẻ vào ban đêm thứ 3 và 4. Tất cả các ngài cái cho ăn thêm bằng
mật ong ở đẻ trứng đến lúc trước khi chết (từ đêm 1 đến đêm thứ 7). Dinh dưỡng
ở giai đoạn sâu non và trưởng thành của sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner
có ảnh hưởng đáng kể đến độ chín muồi của ngài cái trong khả năng đẻ trứng và
chất lượng sinh sản.
Singh H, (1975) cho biết trưởng thành sâu xanh Helicoverpa armigera

Hubner phân biệt đực cái có thể dựa trên chùm lông ở chóp bụng (chỉ ngài cái

4


mới có đặc điểm này), ngài cái có chiều rộng sải cánh 40mm, ngài đực nhỏ hơn
(dài 35,4mm), cánh trước màu nâu nhạt với đường viền nhiều chấm có dấu hiệu
hình thân màu sẫm ở mặt dưới của mỗi cánh trước, cánh sau có màu nhạt hơn ở
đỉnh cuối mỗi cánh có 1 chấm màu sẫm. Giai đoạn tiền nhộng 1-2 ngày, nhộng
có dạng chùy, chiều dài 14-18mm. Nhộng mới có màu xanh vàng sau đó màu
nâu sáng, giai đoạn nhộng dài 16 ngày, trên thân nhộng đốt cuối xuất hiện gai
màu nâu sẫm. Nhộng già trước khi vũ hoá có màu nâu đậm.
Trứng sâu xanh có màu trắng vàng và sẫm hơn khi sắp nở, chiều dài trứng
0,5mm, rộng 0,54mm. Sâu non mới nở có màu trắng trong dài 1,3 - 1,6mm, dọc
thân có 1 vạch vàng da cam, sâu non đầy sức dài 35 - 42mm, mặt bụng phẳng,
mặt lưng lồi lên. Cơ thể sâu non có màu xanh nhợt, mỗi phía trên cơ thể sâu non
có 1 sọc gẫy, bên cạnh (mặt lưng) có 1 vạch có nhiều lông màu trắng nằm rải
rác. Mỗi đốt ngực có 1 đôi chân, có 3 đôi chân ngực, 4 đôi chân bụng xếp ở các
đốt 3, 4, 5 và 10. Ngài cái đẻ trứng đơn lẻ, giai đoạn sâu non phát triển không
giống nhau cho dù cùng một trưởng thành cái đẻ ra. Giai đoạn trứng kéo dài từ
1- 8 ngày, sâu non 14 - 51 ngày, nhộng 7 - 114 ngày, vòng đời 22 - 162 ngày.
Ngài cái có màu vàng nâu sẫm, ngài đực có màu xám, hơi xanh sáng. Sâu non có
6 tuổi, 5 lần lột xác, có khả năng tiêu diệt lẫn nhau trong quá trình nhân nuôi,
sâu non đầy sức hoá nhộng, nhộng nằm trong đất.
Ở Ấn Độ, Vaijayanti khi nghiên cứu đặc điểm sinh thái học và quản lý sử
dụng các ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến đối với sâu xanh Helicoverpa
armigera Hubner cho biết: Trưởng thành cái của sâu xanh Helicoverpa
armigera Hubner đẻ trứng ngay mặt dưới của lá, hoa, quả của cây ký chủ; trứng
có màu trắng vàng, đến khi sắp nở có màu vàng đậm, sâu non tuổi 1 ăn lá non
các tuổi tiếp theo chúng di chuyển xuống quả và đục ăn thịt quả của cây chủ.

Sâu non có 5 - 6 lần lột xác, thường có 6 tuổi, một sâu non sâu xanh có thể ăn
hết 8 - 17 quả đậu trong suốt giai đoạn phát dục của nó. Ở mỗi giai đoạn đẫy sức
(tiền nhộng) sâu non tuổi 6 tự rơi xuống mặt đất, chúng chui xuống dưới mặt đất

5


2 - 6cm để vào nhộng. Trong điều kiện bình thường sâu xanh Helicoverpa
armigera Hubner hoàn thiện vòng đời trong khoảng thời gian 27- 37 ngày.
Henk van de berg và Matthew J.W.Cock, (2000) cho biết con trưởng
thành sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner dài khoảng 2cm. Hoạt động chính
vào thời gian hoàng hôn, con cái đẻ trứng trên các cây trồng phù hợp chủ yếu là
vào buổi tối. Trứng đẻ đơn lẻ trên cây hay trên lá. Chúng có màu trắng vàng khi
mới ra và có màu trắng nâu khi phát triển.Trứng có đường kính 0,45 - 0.5mm.
Ngài cái có thể đẻ rất nhiều trứng cho đến lúc chết, thời gian đó khoảng 2 tuần.
Ở Đông Phi trứng mất tầm 4 - 6 ngày để nở tùy vào nhiệt độ. Sâu non thì thich
ăn các bộ phận mềm của cây chứa nhiều protein như là nụ, hoa.
Theo CABI international, (2006) ở phía nam Bungari có 2 - 3 lứa sâu xanh
Helicoverpa armigera Hubner trong một năm, vào mùa đông giai đoạn nhộng
nghỉ đông dưới đất, trưởng thành có thể sống 3 tuần, sau khi vũ hoá 2-6 ngày
chúng bắt đầu đẻ trứng. Một ngài cái có thể đẻ 3.180 trứng (một ngày 1 ngài cái
có thể đẻ 457 quả trứng) chúng chủ yếu đẻ vào ban đêm. Ở điều kiện nhiệt độ
250C trứng nở sau 3 ngày, trong điều kiện thời tiết lạnh hơn có thể sau 10 - 11
ngày trứng mới nở. Giai đoạn sâu non kéo dài 24 - 36 ngày, nếu trong điều kiện
thức ăn đầy đủ thì giai đoạn phát dục này chỉ kéo dài 16 - 30 ngày. Ở nhiệt độ
25-260C giai đoạn sâu non dài 19 - 26 ngày, sâu non đẫy sức chui xuống dưới
mặt đất 2 - 8cm, giai đoạn tiền nhộng kéo dài 1 - 7 ngày. Trong điều kiện bất lợi
nhộng có thể nằm trong đất từ 176 - 221 ngày. Ở điều kiện thời tiết tháng 8
nhộng phát dục trong 8 - 15 ngày, tháng 9 giai đoạn này kéo dài 40 ngày.
Trưởng thành sống 3 tuần.

2.1.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu xanh Helicoverpa armigera
Hubner.
Sâu xanh H.armigera luôn là mối đe dọa nguy hiểm cho sản xuất Nông
nghiệp trên thế giới. Đã có rất nhiều nghiên cứu về biện pháp phòng chống loài
sâu này một cách hiệu quả để bảo vệ năng suất và chất lượng cây trồng. Theo
King and Jackson, (1989) thì việc áp dụng biện pháp sinh học để quản lý sâu
6


H.armigera đang được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới: Miền Nam Châu
phi, Indonesia, New zealand, Australia... Nhiều các nhà khoa học đã sử dụng
ong mắt đỏ loài Trichogramma prestionsum và loài T.perkinsi (Mỹ) ong ký sinh
Cotesia kazak và Hyposoter didymator (Châu Âu) và đặc biệt là việc sử dụng
các chủng vi khuẩn BT (Bacillus thuringiensis) và virus nhân đa diện HaNPV
(Helicovecpa armigera nuclear polyhedrosis virus) đã được áp dụng đạt nhiều
thành công trong thực tế sản xuất.
Theo Ahmad et al, (1995) thì sâu xanh H.armigera có khả năng kháng
Pyrethroid và Organophosphates trên một số cây trồng. Thuốc trừ sâu hóa học
được coi là biện pháp chính để quản lý sâu xanh H.armigera của phần lớn cây
trồng thế giới. Chính việc sử dụng thường xuyên thuốc hóa học đã tạo khả năng
kháng thuốc của loài sâu hại này. H.armigera đã kháng với phần lớn các nhóm
hoá chất tại Australia, Châu Á, Châu Âu và một số khu vực ở Châu Mỹ (theo
Geenning et. al 1999; Armis et. al 1992. Forrester et al 2001; Torres - Vila et al
2002, Bues and Boudinhou 2003). Thuốc trừ sâu nhóm Pyrethroid
(Cypermethrin, fenvalerate và fenpropathrin) tạo khả năng kháng thuốc của sâu
xanh H.armigera cao hơn so với nhóm thuốc thế hệ mới (Spinosad, Abamectin
và Indoxacarb). Hiệu quả trừ sâu của nhóm thuốc thế hệ mới cao hơn các thuốc
nhóm Pyrethroid và cao nhất là hoạt chất Abamectin. Nghiên cứu cũng chỉ ra kết
quả quan trọng là việc luân phiên các hoạt chất Abamectin, Spinosad và
Indoxacarb với Pyrethroid để trừ H.armigera làm giảm khả năng kháng thuốc

của loài sâu này với nhóm Pyrethroid để trừ H.armigera và hạn chế khả năng
gây hại của chúng (Sayyed and Wright 2004).
2.2. Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu về thành phần sâu hại ngô
Ngay từ những năm 60 của thế kỷ 20 công tác nghiên cứu xác định thành
phần sâu hại ngô ở Việt Nam đã được tiến hành một cách quy mô tại cả phía
Nam và phía Bắc. Kết quả điều tra cơ bản côn trùng ở phía Bắc (1967 – 1968)
đã xác định có 63 loài côn trùng phá hoại trên cây ngô. Ở phía Nam trong các
năm 1977- 1979 qua điều tra đánh giá cũng đã xác định có 60 loài côn trùng phá
7


hoại trên cây ngô. Trong đó cũng đã xác định thành phần sâu hại chủ yếu và thứ
yếu. Các loài sâu hại chủ yếu như: Sâu xám Agrotis ypsilon, sâu cắn lá ngô
(Leucania separata & Leucania loreyi), sâu đục thân ngô (Ostrinia furnacalis),
sâu xanh (Helicoverpa armigera) và rệp muội ngô (Rhopalosiphum maydis)
(Nguyễn Công Thuật, (1996).
Nguyễn Đức Khiêm, (1995) đã xác định thành phần sâu hại ngô thu thập được
35 loài. Trong đó một số loài xuất hiện và gây hại thường xuyên như sâu đục thân,
sâu xám, sâu xanh , sâu cắn lá ngô, rệp ngô. Nhiều loài khác xuất hiện tương đối phổ
biến, nhưng mức độ gây hại thấp. Song cũng có thời điểm nổi lên như một loài sâu
hại chính, chẳng hạn như loài sâu róm chỉ đỏ (Porthesia scintillan).
Đặng Thị Dung, (2003) đã phát hiện được 23 loài sâu hai ngô thuộc 6 bộ, 15
họ trên ngô vụ xuân 2001 tại Gia Lâm, Hà Nội trong đó có 3 loài xuất hiện phổ biến
là rệp ngô, sâu đục thân và sâu cắn lá. Dế dũi, rầy điện quang, sâu bướm mắt rắn
xuất hiện ở mức độ phổ biến thấp hơn.
Nông Quốc Hùng, (2009) đã phát hiện tại Quảng Uyên Cao Bằng 27 loài
côn trùng gây hại thường thấy trên ngô trong đó có 14 họ ở 5 bộ côn trùng.
Những sâu hại chính là: sâu xám Agrotis ipslon, sâu đục thân ngô Ostrinia
fucamacalis, sâu cắn nõn lá Lucania loreyi, rệp ngô Rhopalosiphum maidis và

sâu gai hại ngô Dactylispa Balyi
Đặng Xuân Hưng, (2010) điều tra thành phần sâu hại ngô trong vụ đông
và hè thu tại Gia Lâm - Hà Nội thấy có 18 loài sâu hại thuộc 5 bộ 10 họ côn
trùng. Trong đó một số loài xuất hiện và gây hại thường xuyên sâu đục thân, sâu
xanh, rệp ngô. Một số loài sâu như sâu xám, sâu cắn lá ngô thường xuất hiện
nhiều vào giai đoạn cây ngô còn non, chúng cắn phá ngô gây thiệt hại khá nhiều.
Lưu Thị Hồng Hạnh (2013) cho biết thành phần sâu hại ngô vụ thu đông
2013 taị Gia Lâm, Hà Nội có 14 loài thuộc 8 họ thuộc 15 bộ côn trùng.
Nguyễn Đức Long, (2014) nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái
của sâu keo da láng Spodoptera exigua (Hubner) (Lepidotera: Noctuidae) vụ thu

8


đông tại Gia Lâm Hà Nội thấy xuất hiện 17 loài sâu hại thuộc 4 bộ côn trùng
trên cây ngô. Khi cây ngô bắt đầu 5-7 lá thấy xuất hiện nhiều loài sâu ăn lá như
sâu khoang, sâu keo da láng, sâu xanh, rệp.
2.2.2. Nghiên cứu về sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner
Nguyễn Thị Hai (1996) cho biết sâu xanh H.armigera có thời gian phát
dục trứng kéo dài 2 - 2,5 ngày, giai đoạn sâu non 8 - 12 ngày và giai đoạn nhộng
10 - 16 ngày, trưởng thành sống 2 - 15 ngày. Thời gian phát dục của sâu xanh
phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện nhiệt độ môi trường và nguồn thức ăn, vì vậy
tuỳ theo thời vụ gieo trồng mà có các biện pháp phòng chống sâu xanh
H.armigera chủ động và hiệu quả. Thuốc hóa học bảo vệ thực vật là cần thiết
khi mật độ sâu gây hại đến ngưỡng phòng trừ để bảo vệ năng suất chất lượng
cây trồng.
Vũ Thị Lan Hương, (2009) cho biết ở điều kiện phòng nhiệt độ 240C- 260C
sâu non sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner có 6 tuổi, thời gian phát dục sâu
non: 17- 27 ngày, trứng: 10,7 + 0,18 ngày; nhộng: 23,6 + 0,72 ngày, vòng đời
59,4 + 0,33 ngày. Sâu non có nhiều màu sắc khác nhau: xanh lá cây, nâu vàng,

nâu hồng. Khi đẫy sức sâu non có thể dài tới 40mm thường chui xuống đất làm
nhộng. Có khi chúng làm nhộng ở bẹ lá và trên mặt cỏ. Trưởng thành có màu nâu
nhạt, thân dài khoảng 18mm, độ dài cánh khoảng 40mm. Cánh sau có màu nhạt
hơn cánh trước các gân cánh màu đen, phía mép ngoài cánh màu đen nhạt.
Trưởng thành sâu xanh giao phối từ chập tối đến sáng sớm hôm sau, sau 2 - 3
ngày giao phối thì đẻ trứng, trứng đẻ rải rác trên các bộ phận lá non, hoa, nụ của
cây ký chủ; trung bình một ngài cái đẻ 100 - 2500 trứng (tuỳ thuộc vào điều kiện
môi trường và chế độ dinh dưỡng), thời gian đẻ trứng kéo dài từ 2 - 15 ngày sau
khi vũ hóa, sâu non đẫy sức chui xuống đất và hoá nhộng cách mặt đất 2,5 17cm; giai đoạn nhộng dài 18 - 25 ngày. Do đặc điểm ngài cái đẻ nhiều trứng và
thời gian đẻ kéo dài nên trên đồng ruộng ở giai đoạn sau khi ra hoa của cây chủ
lúc nào chúng ta cũng bắt gặp sâu non, sâu xanh gây hại ở các tuổi khác nhau; tuy
nhiên mật độ sâu tập trung cao vào vụ hè.
9


2.2.3. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ sâu xanh Helicoverpa armigera
Hubner.
Các nhà khoa học của Viện bảo vệ thực vật đã có những nghiên cứu biện
pháp sinh học và đạt những thành tựu đáng kể từ thập kỷ 80, ứng dụng và sản
xuất chế phẩm sinh học NPV trừ sâu xanh H.armigera có hiệu quả, sử dụng trên
diện rộng ở các tỉnh Sơn La, TP Hà Nội, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Sông Bé, tỉnh Ninh
Thuận phòng trừ sâu xanh bảo vệ năng suất cây trồng.
Phạm Hữu Nhượng, (1999) khi so sánh hiệu quả của thuốc hoá học và
các chế phẩm sinh học (BT, NPV) trừ sâu non bộ cánh vẩy (sâu xanh, sâu
khoang, sâu keo da láng...) trên cây đậu năm 1998 tại ĐăcLắc cho thấy: Ở ruộng
sử dụng chế phẩm sinh học có mật độ sâu hại thấp hơn ruộng phun thuốc hoá
học; đặc biệt là thành phần và mật độ các loài BMAT (nhện, bọ rùa, bọ xít
hoa...) rất cao .
Ngô Trung Sơn, (1991) nghiên cứu sử dụng chế phẩm NPV trừ sâu xanh
H.armigera cho biết loại sâu này rất mẫn cảm với NPV đặc biệt là sâu non tuổi

nhỏ, biểu hiện ở tỷ lệ chết cao hơn, thời gian ủ bệnh ngắn hơn. Vì vậy, cần chủ
động phòng trừ sâu xanh H.armigera ở giai đoạn sâu non tuổi nhỏ mang lại hiệu
quả cao về kinh tế và môi trường.
Vũ Thị Lan Hương, (2009) khi nghiên cứu đánh giá hiệu lực của một số
loại thuốc hóa học đối với sâu H.armigera trong phòng thí nghiệm cho biết
thuốc Etimex 2.6 EC (hoạt chất Emamectin benzoate) có hiệu lực trừ sâu xanh
đạt 100% sau 36 giờ xử lý.
Ngoài ra, một số nghiên cứu khác còn sử dụng bẫy Pheromone giới tính
(PG) để phòng chống sâu xanh H.armigera. Dựa trên đặc điểm chuyên tính cao
với sâu hại, an toàn với môi trường, sức khoẻ người sản xuất và nông sản phẩm, PG
được coi là công cụ có hiệu quả cao trong công tác quản lý sâu hại cây trồng. Biện
pháp này đang được Viện BVTV triển khai phối kết hợp với các tỉnh, thành phố: Hà
Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc sử dụng rộng rãi trên rau.pKhi sử
dụng PG phòng chống sâu khoang (Spodoptera litura), sâu xanh (H.armigera)
có thể giảm 4 -5 lần sử dụng thuốc hoá học, tiết kiệm được 20.000đ/ha/vụ. Tuy

10


số tiền tiết kiệm đó không lớn nhưng nó mang ý nghĩa sinh thái và môi trường,
góp phần đảm bảo chất lượng nông sản phẩm và sức khoẻ người lao động. Đến
nay PG được sử dụng phổ cập như một biện pháp quan trọng trong hệ thống
quản lý dịch hại IPM trên cây trồng ở nước ta. Tuy hiệu quả kinh tế thu được
chưa cao nhưng nó mang lại hiệu quả xã hội không nhỏ, đảm bảo sức khoẻ cho
người sản xuất và người tiêu dùng, đóng vai trò quan trọng trong xu thế hội nhập
WTO hiện nay, mở rộng và phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn và bền vững.
Ở Việt Nam, để phòng chống sâu hại ngô thì biện pháp chính vẫn là sử
dụng thuốc hoá học, biện pháp này được nông dân áp dụng một cách rộng rãi và
hiệu quả. Thuốc BVTV là một loại vật tư nông nghiệp đặc thù, tuy không dùng
thường xuyên nhưng rất cần thiết để bảo vệ năng suất cây trồng.


11


PHẦN III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu.
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các loài sâu gây hại trên ngô.
- Sâu xanh Helicoverpa armigera Hubner
3.1.2. Vật liệu nghiên cứu
- Các giống ngô đang được trồng ở Gia Lâm- Hà Nội: HN88,LVN4
- Một số loại thuốc trừ sâu sinh học và hóa học trong phòng trừ sâu hại ngô:
Tungperin 50 EC, Maxfos 50 EC, Agun 50 WG
3.1.3. Dụng cụ nghiên cứu
Vợt thu mẫu, bẫy bắt côn trùng, bút lông, đĩa Petri, hộp nhựa nuôi sâu to,
hộp nuôi sâu nhỏ, panh, kéo, thước mét, kính lúp tay, kính lúp soi nổi, lồng lưới
nuôi sâu, lồng mica ghép đôi giao phối, tủ định ôn nuôi sinh thái, chai lọ đựng
mẫu, chậu trồng cây và sổ ghi chép số liệu thực tập.
3.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1.Địa điểm nghiên cứu
- Khu vực trồng ngô tại xã Cổ Bi, Đặng Xá thuộc huyện Gia Lâm- Hà Nội
- Phòng thí nghiệm sinh học, Trung tâm Kiểm định và khảo kiểm nghiệm
thuốc bảo vệ thực vật phía Bắc, Cục Bảo vệ thực vật.
3.2.2. Thời gian nghiên cứu.
- Đề tài được thưc hiện từ tháng 7/2015 đến 1/2016
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Điều tra thành phần sâu hại chính trên ngô vụ hè thu 2015 ở Gia
Lâm,Hà Nội
- Tiến hành điều tra theo phương pháp tự do, không cố định điểm dùng
vợt, bắt bằng tay những loài sâu hại có trên cây ngô, đem về phòng thí nghiệm

để phân loại, xác định mức độ phổ biến qua các tháng và các giai đoạn sinh
12


trưởng của cây ngô.
3.3.2. Điều tra diễn biến mật độ của sâu xanh vụ hè thu 2015 ở xã Cổ Bi và
Đặng Xá,Gia Lâm ,Hà Nội.
Điều tra theo tiêu chuẩn ngành QCVN 01-38/BNNPTNT
- Tại vùng trồng ngô tại xã Cổ Bi và Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội, chọn cố
định 3 ruộng có các yếu tố tương đối đồng đều đại diện cho các giống ngô.
- Điều tra định kỳ 7 ngày/1 lần. Điều tra theo phương pháp 10 điểm trên
đường chéo góc, mỗi điểm 1 m2, tại mỗi điểm điều tra 5 cây quan sát kỹ các bộ phận
của cây: gốc, thân, lá, cờ... Theo dõi triệu chứng sâu hại để xác định tỷ lệ hại, đếm số
lượng sâu hại ở các điểm điều tra (ở tất cả các pha phát dục: trưởng thành - trứng sâu non…).
3.3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu xanh Helicoverpa armigera
Hubner
Sâu non sâu xanh (Helicoverpa armigera Hubner) được thu bắt ở ngoài
đồng về phòng thí nghiệm, nuôi trong hộp bằng thức ăn (lá ngô, bắp ngô), nuôi
cho đến khi trưởng thành đẻ trứng.
Ghi chép ngày trứng được đẻ và theo dõi thời gian phát dục pha trứng ,
sau khi trứng nở tiến hành tách từng cá thể theo phương pháp nuôi cá thể
(1con/hộp), số cá thể theo dõi N= 30, cho vào hộp nhựa có lót giấy bản, thả thức
ăn vào hộp, hàng ngày thay thức ăn và vệ sinh hộp nuôi sâu vào một giờ cố
định. Theo dõi thời gian phát dục của pha sâu non, tỷ lệ sâu chết qua các tuổi.
ghi chép nhiệt độ, ẩm độ trong thời gian nghiên cứu.
Khi sâu non vào nhộng cho vào hộp chứa đất để trong lồng nuôi sâu có
trồng cây ngô (giai đoạn 3 - 5 lá), theo dõi thời gian phát dục của pha nhộng .
Thời gian sống và sức sinh sản của trưởng thành: Trưởng thành sau khi
vũ hoá ghép đôi riêng từng cặp để trong lồng lưới có cây ngô ở giai đoạn 3-5 lá,
cung cấp cho ăn thêm bằng mật ong hoặc nước mật ong (10%), hàng ngày quan

13


sát đếm số trứng được đẻ ra trên cây ngô đồng thời thay cây ngô khác vào trong
lồng và theo dõi thời gian sống của trưởng thành. Đồng thời theo dõi tỷ lệ sống
sót các pha trước trưởng thành của sâu xanh H.armigera
3.3.4. Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của thuốc trừ sâu xanh H.armigera
3.3.4.1. Trong phòng thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm 4 công thức với 3 lần nhắc lại, mỗi mỗi lần nhắc lại là 10
sâu non tuổi 1 - 2, thuốc được phun lên lá ngô, để lá ngô khô trong thời gian 30
phút sau đó thả sâu vào hộp có chứa thức ăn đã phun thuốc. Xác định số sâu chết
sau 12, 24, 36, 48 giờ xử lý thuốc.
- Công thức 1: Tungperin 25 EC (Hoạt chất Permethrin) nồng độ 0,007%
- Công thức 2: Agun 5 WG (hoạt chất Emamectin benzoate ) nồng độ
0,006%
- Công thức 3: Maxfos 250EC (Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl) nồng độ
0,015%
- Công thức 4: Đối chứng không phun
3.3.4.2. Ngoài đồng ruộng:
Bố trí thí nghiệm tại 2 xã là Cổ Bi và Đặng xá, Gia Lâm, Hà Nội gồm 4 công
thức với 3 lần nhắc lại, diện tích mỗi ô 30 m2. Các ô được bố trí theo kiểu khối
ngẫu nhiên đầy đủ RCBD. Thuốc được xử lý khi mật độ sâu non tuổi 1 – 2 đạt 1,5
– 2 con/cây. Điều tra mật độ độ sâu trước xử lý và 1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc từ
đó xác định hiệu lực (%) của thuốc ở 1, 3, 7 ngày sau xử lý thuốc.
- Công thức 1: Tungperin 25 EC (Hoạt chất Permethrin) nồng độ 0,007%
- Công thức 2: Agun 5 WG (hoạt chất Emamectin benzoate ) nồng độ
0,006%
- Công thức 3: Maxfos 250EC (Hoạt chất Chlorpyrifos Ethyl) nồng độ
0,015%
- Công thức 4: Đối chứng không phun


14


3.3.5. Chỉ tiêu theo dõi và tính toán
* Độ thường gặp
Độ thường gặp (%) =

Số lần bắt gặp
Tổng số lần điều tra

x 100

0: Không có mặt sâu hại
-: Xuất hiện rất ít ( 0-5% số lần bắt gặp)
+: Xuất hiện ít (>5-25% số lần bắt gặp)
++: Xuất hiện trung bình (>25-50% số lần bắt gặp)
+++: Xuất hiện nhiều (>50% số lần bắt gặp)
Tổng số cây, nụ, hoa, quả bị hại

*

Tỷ lệ hại(%) =

*

Mật độ sâu (con/m2) =

*


Tỷ lệ trứng nở (%) =

*

Thời gian sống của trưởng thành (ngày)

Tổng số cây, nụ, hoa, quả điều tra
Tổng số sâu điều tra
Tổng số diện tích điều tra
Số trứng nở
------------------------------ x 100
Tổng số trứng theo dõi

n

A

=

∑xi.ni
i =1

N
Trong đó:

A : Thời gian sống trung bình
ai: Thời gian phát dục của cá thể n trong ngày thứ i
ni: Số cá thể lột xác trong ngày thứ i
N: Tổng số cá thể theo dõi


* Đánh giá hiệu lực của thuốc ở trong phòng theo công thức Abbot

15

x 100


Hiệu lực thuốc (%) =

(Ca – Ta)
Ca

x 100

Ca: Tỷ lệ sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý
Ta: Tỷ lệ sâu sống ở công thức thí nghiệm sau xử lý
* Đánh giá hiệu lực phòng trừ của thuốc đối với sâu xanh hại ngô ngoài
đồng ruộng được hiệu đính bằng công thức Henderson - Tilton.
Ta x Cb
Hiệu lực (%) = (1 - -------------- ) x 100
Tb x Ca)
Trong đó: Ta: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý sau xử lý
Tb: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý trước xử lý
Ca: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau xử lý
Cb: Mật sâu sống ở công thức đối chứng trước xử lý
(Điều tra mật độ sâu sống ở 5 điểm trên đường chéo góc, mỗi điểm 4 cây
cố định).
* Phương pháp xử lý số liệu theo phương pháp thống kê sinh học, phần
mềm EXCEL dùng cho khối nông học.


16


PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra thành phần sâu hại ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm Hà Nội.
Tại huyện Gia Lâm hai xã Cổ Bi và Đặng Xá có diện tích trồng ngô khá
lớn. Ở xã Đặng Xã Ngô được trồng ở trong đê là chủ yếu trong khi đấy ở xã Cổ
Bi ngô được trồng ngoài bãi đê sông Đuống và một phần nhỏ diện tích trong đê.
Chúng tôi đã tiến hành điều tra thành phần sâu hại ngô tại hai xã vụ Hè thu 2015
qua các tháng 8,9 và 10 kết quả thể hiện ở bảng 4.1
Bảng 4.1 :Thành phần sâu hại ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm Hà Nội
STT Tên Việt Nam
I
1
2
3
II
4
III
5
6
7
8
9
10
IV
11

Tên Khoa Học


BỘ CÁNH THẲNG- ORTHOPTERA
Châu chấu lúa
Oxya chinensis
Thunberg
Cào cào nhỏ
Atractomorpha
chinensis Bolivar
Cào cào lớn
Acrida sp.
BỘ CÁNH CỨNG- COLEOPTERA
Ánh kim nâu vàng Aulacophora sp.
BỘ CÁNH VẢY- LEPIDOPTERA
Ostrinia funacalis
Sâu đục thân ngô
Guenee
Helicoverpa
Sâu xanh
armigera Hubner
Mythimna loreyi
Sâu cắn lá ngô
Dupochel
Agrotis
ypsilon
Sâu xám
Hufnagel
Spodoptera litura
Sâu khoang
Fabricius
Sâu róm chỉ đỏ
Euproctis sp.

BỘ CÁNH ĐỀU- HOMOPTERA
Rhopalosiphum
Rệp ngô
maidis Fitch

17

Họ

Tần xuất xuất hiện

Acrididae

T8

T9

T10

0

0

_

Acrididae

0

-


-

Acrididae

0

-

+

Chrysomelidae

-

-

0

+

+++

+++

-

+

++


-

+

++

+

_

0

-

++

++

-

+

++

0

+

++


Pyralidae
Noctuidae
Noctuidae
Noctuidae
Noctuidae
Lymantridae
Aphididae


* Ghi chú: Tần suất xuất hiện:
0: Không xuất hiện
-: Xuất hiện rất ít ( 0- 5% số lần bắt gặp).
+: Xuất hiện ít (>5-25% số lần bắt gặp).
++: Xuất hiện trung bình (>25-50% số lần bắt gặp).
+++: Xuất hiện nhiều (>50% số lần bắt gặp).
Trên ngô vụ hè thu 2015 tại Gia Lâm đã thu thập được 11 loài sâu thuộc 4
bộ 6 họ trong đó: Bộ cánh đều ( Homoptera): có 1 loài chiếm 9,09%; bộ cánh
vảy (Lepidoptera): có 6 loài chiếm 54,55%; bộ cánh thẳng (Orthoptera): có 3
loài chiếm 27,27%; bộ cánh cứng (Coleoptera) : có 1 loài chiếm 9,09%. Bộ cánh
vảy (Lepidoptera) có số loài nhiều nhất: 6 loài chiếm 54,55% và xuất hiện it
nhất là sâu thuộc bộ cánh cứng với 1 loài (chiếm 9,09%). Ở giai đoạn cây ngô
mới mọc thì sự xuất hiện của các loài sâu hại thường ít, đến giai đoạn cây ngô
được 3- 5 lá bắt đầu suất hiện một số loại như sâu xám, châu chấu. Ở các giai
đoạn phát triển khác nhau thì mức độ xuất hiện của các loài sâu hại khác nhau.
Giai đoạn ngô trỗ cờ - phun râu bắt đầu xuất hiện sâu xanh (H.armigera), sâu
đục thân ngô và rệp hại ngô. Rệp hại ngô chủ yếu ở bông cờ, cuống lá và có thể
ở cả trong bẹ lá, nó làm cho cây ngô không thể lấy được ánh sáng và tạo ra điều
kiện cho bệnh muội đen phát triển qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới năng xuất hạt.
Còn đối với sâu xanh H.armigera chúng phát sinh gây hại chủ yếu vào giai đoạn

cây ngô bắt đầu trỗ cờ phun râu, ban đầu chúng thướng xuất hiện trên cờ ngô,
chúng ăn các bộ phận của cờ ngô, sau đó di chuyển và gây hại tại bắp ngô.
4.2. Mức độ phổ biến của sâu xanh Helicoverpa armigera trên một số cây
trồng từ tháng 8- tháng 12 tại Gia Lâm
Theo nghiên cứu của nhiều tác giả (Vajayanti et. al, 2005) sâu xanh
H.armigera có thể gây hại trên 181 loại cây trồng khác nhau trên thế giới như:
bông, các loại đậu, ngô, thuốc lá, đậu nành, nho, lạc, cà chua, mướp tây, suplơ...
và nhiều loại cây trồng khác.
Chúng tôi tìm hiểu sự xuất hiện cũng như mức độ phổ biến của
18


×