Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Khảo sát một số giống dưa chuột lai f1 mới nhập nội trong điều kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (427.08 KB, 56 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................i
PHẦN I. MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................................1
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................................................3
PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................18
Cách theo dõi và thu thập số liệu..............................................................................................21
3.5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu...........................................................................22
Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật cũng có tác động rất lớn đến việc
kéo dài hay rút ngắn các giai đoạn này. Nắm chắc được các giai đoạn sinh trưởng phát triển
giúp chúng ta điều khiển quá trình này theo hướng có lợi để nâng cao năng suất, phẩm chất
của giống. Đồng thời đây cũng là cơ sở để chúng ta đưa ra những biện pháp kỹ thuật hợp lý
và xác định được thời vụ thích hợp cho cây trồng để tránh được điều kiện bất thuận của ngoại
cảnh nhất là vào những thời kỳ xung yếu.................................................................................23
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột được trình
bày trong bảng 4.1:....................................................................................................................23
* Số hoa cái trên cây................................................................................................................30
* Số quả trên cây.......................................................................................................................30
* Tỷ lệ đậu quả.........................................................................................................................31
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống dưa chuột được trình
bày trong bảng 4.8:....................................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................43

i


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Dưa chuột (Cucumis sativus L.) là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được
trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm thông dụng của nhiều nước. Về mặt
dinh dưỡng trong quả dưa chuột chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho


cơ thể con người. Trong 100 gam dưa chuột tươi có 14 calo, 0.7mg protein….và các
loại vitamin như vitamin C, A, B1, B2….Các chất khoáng như Fe, Ca, Cu… Như vậy
ta thấy trong quả dưa chuột có thành phần dinh dưỡng đa dạng và tương đối cao.
Ngày nay khi nhu cầu thực phẩm của con người ngày càng tăng, ngoài sử dụng
làm thực phẩm ăn tươi dưa chuột còn trở thành mặt hàng xuất khẩu mang lại giá trị
kinh tế cao. Cây dưa chuột với thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, là một trong
những cây trồng chủ lực trong cơ cấu luân canh tăng vụ Với thời gian giữ đất tương
đối ngắn từ khi gieo đến lúc kết thúc thu hoạch trên dưới 100 ngày mà tiềm năng năng
suất cao khoảng 40-60 tấn/ha. Như vậy dưa chuột là một trong những cây trồng có
tiềm năng trong cơ cấu thâm canh, tăng vụ đem lại hiệu quả kinh tế trên một đơn vị
diện tích trồng tăng thu nhập cho người lao động.
Theo số liệu thống kê của FAO, 2012, diện tích dưa chuột của cả nước năm
2009 là 30.925 ha thì năm 2011 là 31.570 ha nhưng ở miền Bắc diện tích lại có xu
hướng giảm dần từ năm 2009 là 9.978 ha và năm 2010 diện tích là 9.508 ha và năm
2011 là 8.419 ha. Sở dĩ diện tích dưa chuột ở miền Bắc giảm chủ yếu là giảm diện tích
dưa chuột phục vụ chế biến đóng lọ, chế biến muối mặn,… do các nước nhập khẩu với
số lượng ít hơn so với trước. Thay vào đó là diện tích dưa chuột ăn tươi, tuy nhiên
giống dưa chuột phục vụ ăn tươi chủ yếu là của nước ngoài. Các giống của các Viện
Nghiên cứu, các trường đại học còn rất ít.
Thực tế hiện nay giống sử dụng cho sản xuất chủ yếu là các giống địa phương
có khả năng chống chịu bệnh tốt nhưng năng suất không cao, giống ưu thế lai nhập nội
năng suất cao nhưng chống chịu bệnh kém đồng thời giá hạt giống rất cao. Trong
chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản về công tác “ Đánh giá tài nguyên di
truyền cây rau về tính kháng bệnh mà Việt Nam và Nhật Bản cùng quan tâm”, Nhật

1


Bản cung cấp bộ giống dưa chuột chất lương cao và chống chịu bệnh sương mai và
phấn trắng, đây cũng là nguồn gen quý phục vụ công tác nghiên cứu chọn tạo giống

dưa chuột trong tương lai. Để tính thích ứng của bộ giống dưa chuột chất lượng cao và
chống chịu bệnh sương mai và phấn trắng nhập nội từ Nhật Bản chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Khảo sát một số giống dưa chuột lai F1 mới nhập nội trong điều
kiện vụ xuân hè và vụ đông tại vùng Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích:
- Xác định được giống dưa chuột nhập nội có khả năng sinh trưởng phát triển tốt
cho năng suất, chất lượng cao và chống chịu tốt với một số sâu bệnh hại chính trong
vụ xuân hè và vụ đông tại vùng Gia Lâm - Hà Nội.
- Phát hiện và đánh giá được tính trạng quý phục vụ công tác chọn tạo giống dưa
chuột trong tương lai.
1.2.2. Yêu cầu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và khả năng chống chịu
sâu, bệnh trên đồng ruộng của các giống dưa chuột nhập nội tại các thời vụ trồng khác
nhau.
- Đánh giá đặc điểm quả, một số chỉ tiêu chất lượng của các giống dưa chuột
nhập nội tại các thời vụ trồng khác.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu về các đặc điểm nông học, khả năng sinh
trưởng phát triển, khả năng chống chịu, khả năng cho năng suất, đặc điểm hình thái và
phẩm chất quả đối với cây dưa chuột

2


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất, thương mại và nghiên cứu, dưa chuột
2.1.1. Tình hình sản xuất và thương mại dưa chuột trên thế giới
Dưa chuột là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, được trồng lâu đời trên thế
giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước và được xếp thứ 4 trong số các cây rau

trồng phổ biến trên thế giới
Dưa chuột là cây rau ăn quả có thời gian sinh trưởng ngắn lại cho năng suất
cao, sản phẩm dưa chuột vừa sử dụng ăn tươi, vừa chế biến xuất khẩu. Trong những
năm gần đây diện tích trồng dưa chuột trên thế giới ngày càng tăng nhưng năng suất
lại giảm và sản lượng cũng giảm theo.Trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống rau
nói chung và giống dưa chuột nói riêng, mục tiêu chọn tạo giống cho năng suất cao
được xem là mục tiêu quan trọng nhất. Tạo ra giống có năng suất cao không chỉ tăng
hiệu quả sản xuất mà còn góp phần gia tăng lượng sản phẩm trên một đơn vị diện tích
trong điều kiện đất canh tác ngày càng thu hẹp. Để tạo được giống cho năng suất cao
quan trọng nhất là tạo giống có số quả/cây cao, để có số quả/cây cao cần thiết phải là
giống có số hoa cái/cây cao và như vậy nghiên cứu tạo ra giống dưa chuột lai F1 theo
hướng nhiều hoa cái là xu hướng tạo giống của các nước trên thế giới.
Theo số liệu thống kê của FAO, năm 2011, tổng diện tích dưa chuột của thế
giới là 2,49 triệu ha, năng suất trung bình đạt 173,5 tạ/ha và sản lượng đạt 43,202 triệu
tấn quả;
Theo số liệu thống kê của FAO, Trung Quốc là nước có diện tích trồng dưa
chuột lớn nhất thế giới, năm 2009 diện tích chiếm 64,6% so với toàn thế giới và sản
lượng chiếm 63,7% Tiếp theo là các nước Nga, Iran, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.

3


Bảng 2.1. Sản xuất dưa chuột của 5 nước có sản lượng lớn nhất thế giới(20092011)
Chỉ tiêu
Diện tích (ha)

Nước
2009
2010
1.603.600

1.652.755
Trung Quốc
Iran
77.000
78.000
Thổ Nhĩ Kỳ
60.000
59.000
Nga
92.140
83.680
Mỹ
63.920
61.700
Trung Quốc
170.597
169.716
223.506
220.512
Năng suất (tạ/ha) Iran
Thổ Nhĩ Kỳ
299.935
283.827
Nga
154.462
165.727
Mỹ
142.079
150.886
Trung Quốc

27.357.000
28.049.900
Iran
1.721.000
1.720.000
Sản lượng (tấn)
Thổ Nhĩ Kỳ
1.799.613
1.674.580
Nga
1.423.210
1.386.810
Mỹ
908.170
930.970
Nguồn: FAO statistical data base 2009, 2010, 2011.

2011
1.702.777
82.000
59.000
73.000
59.480
165.890
219.512
284.537
136.986
161.903
28.247.373
1.800.000

1.678.770
1.000.000
963.000

Dưa chuột là sản phẩm rau quả có giá trị và thị trường xuất nhập khẩu rất sôi
động. Mỹ là nước có lượng nhập khẩu lớn nhất thế giới khoảng 2 triệu tấn với giá trị
khoảng 1,7-2 tỷ đô la Mỹ. Mặc dù lượng nhập khẩu và giá trị nhập khẩu rất lớn nhưng
lượng xuất khẩu và giá trị xuất khẩu tương đương với nhập khẩu. Nga là nước nhập
khẩu rất nhiều khoảng 90 triệu USD năm 2008 và Thổ Nhĩ Kỳ là nước có giá trị xuất
khẩu cao 30 triệu USD năm 2011.

Bảng 2.2. Tình hình thương mại dưa chuột trên thế giới

Năm

Trung

Iran

Quốc
Số lượng nhập

Năm 2009

12

Thổ

Nga


Mỹ

Thế giới

Nhĩ Kỳ
48.006

khẩu (tấn)
4

1

57.409 433.127 1.667.459


Năm 2010

4 601.611

2

79.817 441.900 2.369.978

Năm 2011

16

72.856

22 121.085 459.242 1.894.749


Giá trị nhập

Năm 2009

20

16.847

1

32.626 319.164 1.372.768

khẩu (1.000 $)

Năm 2010

20 107.055

1

52.360 421.129 1.730.565

Năm 2011

94

24.936

16


89.980 471.380 1.905.364

Số lượng xuất

Năm 2009

18.485

-

31.352

66

48.774 1.718.717

khẩu (tấn)

Năm 2010

18.575

-

51.688

34

21.040 2.355.553


Năm 2011

33.124

-

58.492

48

43.765 1.926.276

Giá trị xuất

Năm 2009

3.432

-

17.951

63

33.522 1.424.367

khẩu (1.000 $)

Năm 2010


3.951

-

24.057

21

17.772 1.660.059

Năm 2011
7.531
- 30.412
55 55.776 1.878.284
Nguồn: FAO statistical data base 2009, 2010, 2011.
Hiện nay để tăng sản lượng của dưa chuột, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng
nhiều biện pháp như tăng diện tích trồng trọt, luân canh tăng vụ, tăng đầu tư giống, cơ
sở vật chất kỹ thuật…trong đó việc tăng đầu tư cở sở vật chất kỹ thuật đặc biệt là khâu
giống được các nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất.

5


Bảng 2.3. Sản xuất dưa chuột toàn thế giới (2001 – 2011)
Năm
Diện tích (ha)
Năng suất (tạ/ha)
2001
1.953.445

179,3
2002
2.011.462
180,9
2003
2.377.888
158,1
2004
2.427.436
168,3
2005
2.471.544
174,6
2006
1.905.882
262,8
2007
1.983.496
273,0
2008
1.927.400
304,2
2009
1.988.580
307,4
2010
2.021.529
310,7
2011
2.090.629

312,5
Nguồn: FAO statistical data base 2001- 2011

Sản lượng (tấn)
35.397.195
36.397.195
37.607.067
40.860.985
42.958.445
50.078.270
54.159.192
58.628.902
61.133.063
62.804.043
65.334.911

Theo thống kê của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) hàng năm diện tích
trồng dưa chuột trên toàn thế giới biến động không đáng kể (bảng 2) nhưng năng suất
thì tăng đáng kể, năng suất dưa chuột năm 2011 tăng gấp gần 2 lần so với những năm
2001 và năm 2003 do vậy mà sản lượng tăng rất lớn gần gấp đôi so với năm nhưng
năm 2001, 2002 và 2003. Một trong những nguyên nhân là do áp dụng các biện pháp kỹ
thuật canh tác phù hợp, hiện đại và sử dụng giống ưu thế lai F1.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trên thế giới
Trên thế giới, công tác nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột đã được các nước
phát triển tập trung đầu tư nghiên cứu. Các giống dưa chuột được sử dụng rộng rãi
trong sản xuất hầu hết là các giống lai với năng suất cao và chất lượng quả tốt. Tùy
thuộc vào mục đích sử dụng, vào mức độ phát triển khoa học công nghệ của từng quốc
gia, vào nguồn vật liệu di truyền có được, …công tác chọn tạo giống dưa chuột được
tập trung theo các hướng khác nhau:


Chọn giống dưa chuột kháng bệnh
Trong chương trình chọn tạo giống dưa chuột, bên cạnh mục tiêu chọn giống
cho năng suất cao, chất lượng tốt, tính chống chịu bệnh hại cũng đặc biệt được các nhà
chọn tạo giống quan tâm. Bệnh hại là yếu tố hạn chế sản xuất dưa chuột của hầu hết

6


các nước trên thế giới. Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật đã gâynhiều khó khăn
cho người sản xuất và tiêu dùng, ảnh hưởng đáng kể tới mức độ an toàn của sản phẩm
và môi trường. Để tăng năng suất dưa chuột vấn đề sâu bệnh hại là hết sức quan trọng.
Để chọn giống chống chịu sâu bệnh hại cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà chọn
giống, nhà sinh lý học và bệnh lý học.
Chọn giống dưa chuột trồng trong nhà kính/lưới ứng dụng công nghệ cao
Dưa chuột được sản xuất trong nhà kính/lưới ở rất nhiều nơi trên thế giới. Dưa
chuột là cây trồng ưa ấm, với điều kiện nhiệt độ thích hợp là 26-28 0C và nhiều ánh
sáng. Dạng dưa chuột đầu tiên trồng trong nhà kính/lưới ở Florida là dạng dưa chuột
không hạt của châu Âu. Quả dài 28-35 cm, khối lượng trung bình quả khoảng 400500g, có vị ngọt, mát, không hạt và vỏ mỏng. Dưa chuột trong nhà kính dạng của châu
Âu là dưa chuột parthenocarpic (tạo quả không qua thụ phấn). Dạng dưa chuột trong
nhà kính phải đơn tính cái Gynoecious hoặc dạng nhiều hoa cái. Với dưa chuột trồng
trong nhà lưới dạng parthenocarpic, nếu có tác nhân thụ phấn quả sẽ tạo hạt, cong thắt
và có vị đắng vì thế mà đã tạo giống dưa chuột trồng trong nhà lưới thì nhà lưới phải
đảm bảo cách ly hoàn toàn với ong bướm cũng như các tác nhân có thể thụ phấn khác.
Ở Hà Lan, dưa chuột là cây rau quan trọng thứ 3, khoảng 80% sản lượng sản
phẩm được xuất khẩu, hơn ¾ trong số đó được xuất cho Đức, tiếp theo là Anh, Pháp
và Scandinavia. Dưa chuột ở Hà Lan chủ yếu được trồng trong giá thể ở các mùa vụ
trong năm. Các giống dưa chuột của Hà Lan có khả năng chống chịu bệnh hại rất tốt
và không bị đắng. Các giống dưa chuột trồng trong nhà kính của Hà Lan có quả rất
đồng đều, màu xanh đậm, thịt quả dày và quả dài. Hà Lan còn là một trong những
quốc gia có kinh nghiệm chọn tạo cây trồng mới chung và dưa chuột nói riêng từ lâu

đời. Các công ty giống lâu đời nhất được đặt tại miền Tây Bắc Hà Lan gần thành phố
Enkhuizen. Có rất nhiều các chuyên gia chọn tạo giống ở Hà Lan. Hà Lan cũng là nơi
thu hút được rất nhiều các chuyên gia chọn tạo giống từ các nước khác nhau như Mỹ,
Nhật, Pháp. Các nước này cũng thành lập nhiều các chi nhánh để kinh doanh và
nghiên cứu với các nhà tạo giống của Hà Lan. Chính điều đó cũng góp phần làm nâng
cao trình độ chuyên môn cho các nhà tạo giống ở Hà Lan.
Giống dưa chuột trồng trong nhà kính, ngoài việc đảm bảo yêu cầu về năng suất

7


chất lượng quả cũng như thị hiếu tiêu dùng thì nghiên cứu sâu bệnh hại cho dưa chuột
trong nhà kính là vô cùng quan trọng. Một trong những đối tượng sâu hại quan trọng
ảnh hưởng đến phát triển dưa chuột trong nhà kính/lưới là bọ trĩ (Thripanmi).
Willem Jan de Kogel et al. 1997cho rằng, với tầng lá non và cây đang ra hoa đậu quả
là điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ sinh sôi nảy nở. Cùng với bọ trĩ thì bọ phấn (Bemisia
tabaci G.) cũng là đối tượng rất nguy hiểm cho sản xuất rau trong nhà kính nói chung
và dưa chuột nói riêng. Việc nghiên cứu các biện pháp hóa học để trừ bọ phấn cho dưa
chuột sản xuất trong nhà kính từ những năm 80 của thế kỷ XX (Kowalska et al. 1980)
đã đem lại thành công đáng kể nhưng việc sử dụng hóa chất cho nhà lưới dần bộc lộ
những mặt trái của nó: phun các thuốc hóa học không làm chết hết được bọ phấn mà
nó làm ô nhiễm không khí trong nhà lưới và có thể làm hại cho cây trồng, côn trùng có
ích và cả người lao động trong nhà kính.
Công tác nghiên cứu về cây dưa chuột đã được các nhà chọn giống tại các cơ
quan nghiên cứu như: trường đại học, viện nghiên cứu và các công ty giống trên khắp
thế giới đều quan tâm. Bởi giống là tiền đề cho hiệu quả kinh tế cao ở một vùng sinh
thái nhất định.
Những năm 60, tại Học viện Nông nghiệp Timiriazev đã thu thập được 8.000
mẫu giống dưa chuột đưa vào nghiên cứu và bảo tồn. Ngoài ra, tại Viện Nghiên cứu
Rau (VIR) cũng bảo tồn một số lượng giống dưa chuột khổng lồ (hơn 8.000 mẫu) của

toàn thế giới (Trần Khắc Thi, 1985) , Alexanyan (1994) .
Tại Mỹ, công tác thu thập nguồn gen được thực hiện từ những năm 1880, với
các đặc điểm quan tâm chính là hình dạng quả, màu sắc quả cũng như sự thích nghi
với điều kiện gieo trồng. Đặc biệt, với sự bảo trợ của nhà nước, công tác thu thập
nguồn gen có hệ thống đã được tiến hành từ năm 1936. Từ các kết quả nghiên cứu
đánh giá tập đoàn quỹ gen, nghiên cứu về di truyền giới tính, sinh lý học tính chống
chịu với điều kiện ngoại cảnh, sâu bệnh hại và miễn dịch học cũng đã được khai thác
từ nguồn gen này. Staub và CS (2000) cho biết, việc nghiên cứu 1345 mẫu dưa chuột
tại hệ thống Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia Liên bang (NPGS), bằng việc sử dụng
isozyme để xác định cấu trúc quần thể của tập đoàn và trên cơ sở đánh giá so sánh với
118 giống thương mại, năm 1846 đã phát hiện tính đa dạng di truyền của tập đoàn quỹ

8


gen này. Hiện tại, Ngân hàng gen dưa chuột được nghiên cứu, bảo tồn ở Colorado Phòng bảo quản hạt giống quốc gia Fort Collins và tập đoàn công tác giống dưa chuột
đã nhận được các mẫu giống dưa chuột từ 58 quốc gia trên toàn thế giới (Staub, 2000) .
Tại Mỹ và Anh, các nhà chọn tạo giống đã chọn tạo thành công các giống dưa chuột lai
F1 từ năm 1872. Từ đó việc lai tạo giống trở nên rất quan trọng trong việc cải thiện
giống dưa chuột. Năm 1939, giống “Maine N0.2” là giống dưa chuột đầu tiên chống
chịu được bệnh nứt quả ra đời. Sau đó, Walker (1961) đã tiến hành tổ hợp giữa gen
chống chịu bệnh nứt quả với gen chống chịu bệnh vius CMV tạo thành giống
“Wisconsin SMR 18”, đây là giống dưa chuột muối chua quan trọng trong thời gian đó.
Các nhà chọn giống dưa chuột tiếp tục tổng hợp nhiều gen chống chịu bệnh khác nhau
và đã tạo ra giống ‘Sumter’ chống chịu được 7 bệnh và giống ‘WI 2757’ chống được 9
loại bệnh (Staub và cs., 1993) .
Công việc phát triển giống dưa chuột lai trở nên rất quan trọng sau khi phát
hiện ra sự thể hiện giới tính toàn hoa cái ở giống dưa chuột của Hàn Quốc. Tính
toàn cái được quy định bởi gen trội, do vậy các giống lai F 1 đơn tính cái thường
có tỷ lệ đậu quả cao, chín sớm và cho năng suất cao. Các giống này có đặc điểm

chín tập trung, rất nhiều quả, quả đơn, phù hợp thu hoạch bằng máy. Giống
‘Spartan Dawn’ được giới thiệu năm 1962, đây là giống lai đơn tính cái đầu tiên.
Ngày nay, hầu hết các giống dưa chuột muối chua của Mỹ là các giống đơn tính
cái. ‘Lemon’ là giống lưỡng tính đực duy nhất, quả của giống này nhỏ, màu vàng,
có 5 giá noãn thay cho 3 giá noãn như bình thường, trông gần giống như quả cam
quýt (Robinson và cs., 1999).
Viện Nghiên cứu Rau thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc đã
chọn tạo thành công giống dưa chuột ưu thế lai Ganfeng 3 với đặc điểm chín cực sớm, năng
suất cao và chất lượng quả tốt, chống chịu với bệnh đốm lá vi khuẩn và phấn trắng, đặc biệt
tính chống chịu rất cao với héo rũ do nấm Fusarium. Khi trồng trong điều kiện nhà có mái
che vào mùa xuân, giống Ganfeng 3 có thể cho năng suất cao tới 124,5 tấn/ha và ổn định
khi phát triển ở nhiều vùng sản xuất. Nhờ có ưu thế về tính chín sớm, năng suất cao, ổn
định, chống chịu bệnh và tính thích ứng rộng giống này đã nhận được phần thưởng vàng tại

9


Hội chợ Thương mại Công nghệ và Khoa học vào năm 1992 (Guiying và cs., 1995) .
Tại trường Đại học Kasetsart - Thái Lan đã xác định được hai tổ hợp lai C5 x C4 và
C11 x C5 có triển vọng trong số 12 tổ hợp lai được đánh giá. Với ưu thế lai về số hoa cái
trên cây, chiều dài quả, chiều rộng quả và khối lượng trung bình quả, tính chín sớm đạt
được ở tổ hợp lai C5x C4. Trong khi đó, tổ hợp lai C14 x C5 cho ưu thế lai khối lượng quả
và chiều dài quả (Kasem Piluek, Somsak Ratanayingyong 1991, Hybrid performance of
mini cucumber)
Nghiên cứu đa dạng nguồn gen của dưa chuột tại Trường Đại học YS Parmar
Ấn Độ cho thấy, giới tính ở cây dưa chuột rất phong phú. Có 3 gen chính quy định giới
tính của dưa chuột đó là Acr/acr, M/m và A/a. Trong các dạng giới tính thì dạng toàn
hoa cái (gynocious) và dạng đơn tính cùng gốc (monocious) là quan trọng nhất đối với
chọn tạo và sản xuất giống ưu thế lai (Kohli và Amit (2005) .
Ngoài các Trường Đại học, Viện Nghiên cứu, công tác nghiên cứu chọn tạo

giống dưa chuột lai F1 cũng được đã được thực hiện tại nhiều Công ty Giống rau. Một
trong những công ty có nhiều kết quả trong việc cung ứng giống lai F l dưa chuột là
công ty Chia Tai. Đặc biệt, công ty đã chọn tạo thành công giống Diva với 100% hoa
cái, không yêu cầu thụ phấn, cho quả dưa không hạt dài từ 4-5cm, không đắng, ngọt,
giòn, năng suất cao, chống chịu với bệnh vảy nến và chống chịu tương đối với bệnh sương mai và phấn trắng.
2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu dưa chuột trong nước
2.2.1. Tình hình sản xuất dưa chuột trong nước
Sản xuất dưa chuột ở Việt Nam: theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011,
năng suất dưa chuột của nước ta hiện nay đạt 179,2 tạ/ha cao hơn so với trung bình toàn
thế giới (173,5 tạ/ha). Ở đồng bằng sông Hồng một số vùng đạt năng suất 235,2 tạ/ha trên
diện tích hàng năm là 5.201 ha. Như vậy với bình quân đầu người về lượng dưa chuột sản
xuất được của Việt Nam khoảng xấp xỉ 7 kg/người/năm tương đương với trung bình toàn
thế giới khoảng 7,4 kg/người/năm.
Nhu cầu tiêu dùng dưa chuột và các dạng sản phẩm chế biến từ dưa chuột đang
tăng mạnh kể từ cuối năm 2008 đến 2009. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
quan, kim ngạch xuất khẩu dưa chuột và các sản phẩm chế biến từ dưa chuột 5 tháng

10


đầu năm 2009 đạt hơn 22,2 triệu USD, tăng 155,6% so với cùng kỳ 2008. Tháng 6 năm
2009, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm này đạt gần 1,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch
xuất khẩu dưa chuột nửa đầu năm 2009 lên 24,1 triệu USD. Trong đó, tỷ trọng xuất
khẩu sang 3 thị trường là Nga, Nhật Bản và Rumani chiếm ưu thế vượt trội (chiếm
77,5% tổng kim ngạch).
Có 33 thị trường nhập khẩu dưa chuột từ Việt Nam, trong đó Liên Bang Nga
đạt kim ngạch cao nhất với 12,3 triệu USD, tăng 155% so với cùng kỳ. Đây cũng là thị
trường đạt kim ngạch cao nhất kể từ đầu năm 2008 đến 2009. Sản phẩm dưa chuột và
các sản phẩm chế biến từ dưa chuột được người tiêu dùng Nga rất ưa chuộng.
2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột trong nước

Đối với điều kiện sản xuất hiện nay của Việt Nam, chủ yếu dưa chuột được
canh tác ngoài đồng, do vậy công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam tập trung chọn
giống cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng cao,
chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp trồng cả vụ đông, vụ xuân ở miền Bắc và trồng được
quanh năm ở miền Nam.
Nghiên cứu chọn tạo dưa chuột trong nước được bắt đầu từ những năm 70 của
thế kỷ trước. Ở thời gian đầu, công tác nghiên cứu mới chỉ tập trung nhập nội, đánh
giá tính thích ứng của các giống được nhập nội từ nước ngoài và phục tráng cải thiện
các giống địa phương. Trong những năm gần đây, công tác chọn tạo giống dưa chuột
lai F1ởnước ta cũng mới được bắt đầu nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước còn rất khiêm tốn,
từ những năm thập kỷ 90 trở về trước, phương thức chủ yếu là nhập nội các giống thụ
phấn tự do và tuyển chọn những giống thích ứng đưa ra sản xuất. Trong khoảng 10
năm trở lại đây, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học đã bắt đầu quan tâm đến
công tác chọn tạo giống ưu thế lai đối với cây dưa chuột và bước đầu đã có một số
thành công nhất định.
Theo hướng nhập nội, đánh giá tính thích ứng của các giống nhập nội từ
nước ngoài, các công ty giống: Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông và Công ty giống cây
trồng Miền Nam đã nhập nội và khảo nghiệm và đánh giá thành công tính thích ứng
của một số giống dưa chuột lai F1 như: Happy 14, DN-3, DN-6 có nguồn gốc từ Đài

11


Loan cho năng suất và chất lượng cao. Trong thời gian 1998-2003, tác giả Đoàn Ngọc
Lân đã nghiên cứu đánh giá, tuyển chọn và hoàn thiện quy trình kỹ thuật đưa ra sản
xuất đại trà giống dưa chuột 266 phục vụ chế biến muối mặn. Giống có thời gian sinh
trưởng ngắn 78-82 ngày (vụ xuân) và 85-90 ngày (vụ đông). Năng suất đại trà đạt 5070 tấn/ha. Mức độ nhiễm bệnh sương mai thấp ở tất cả các thời vụ.
Tại Viện Nghiên cứu Rau quả đã tiến hành khảo nghiệm các giống dưa chuột
bao tử Marinda, Levina, kết quả đã đưa được giống dưa chuột Marinda vào sản xuất và

hiện nay là giống có thế mạnh nhất trong sản xuất dưa chuột phục vụ chế biến xuất
khẩu. Trong chương trình hợp tác với Trung tâm Rau châu Á (nay là Trung tâm Rau
thế giới), Viện Nghiên cứu đã nhập nội được một số các mẫu giống dưa chuột từ Thái
Lan, Đài Loan, được đưa vào đánh giá phát hiện các tính trạng tốt, phù hợp sử dụng
cho công tác nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột của Viện.
Trong giai đoạn 2000 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công
hai giống dưa chuột F1 ăn tươi CV5 và CV11, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn công nhận là các giống chính thức và giống cho sản xuất thử, hiện đang phát
triển rộng trong sản xuất (Trần Khắc Thi và cs, 2005) .
Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu dưa chuột đơn tính cái phục vụ chọn giống
dưa chuột ưu thế lai, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo 17 dòng dưa chuột đơn tính cái
(Gynoecious) ổn định về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tính (Nguyễn Hồng
Minh, Phạm Mỹ Linh và cs., 2010) . Dựa trên các kết quả nghiên cứu tạo dòng tự phối
dưa chuột, các tác giả đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F 1 quả dài CV29 từ
tổ hợp lai D1/DK1 và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến CV209 -1 (ND32-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3). Hai giống dưa chuột CV29 và
CV209 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất
thử tháng 4 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs., 2010) ; (Phạm Mỹ Linh và cs., 2010) .
Theo hướng phục tráng các giống dưa chuột địa phương, trong đề tài chọn tạo
giống rau cấp Bộ giai đoạn 2001-2005, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phục tráng thành
công giống dưa chuột Phú Thịnh, là giống đã được trồng cho chế biến đóng lọ từ nhiều
năm nay ở phía Bắc, nhưng do quá trình thụ phấn tự do đã bị thoái hoá. Giống dưa chuột
Phú Thịnh đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận giống tiến bộ kỹ thuật năm

12


2004. Cho đến nay giống dưa chuột Phú Thịnh vẫn là giống dưa chuột quả nhỏ chủ lực
cho sản xuất nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Giống dưa chuột Phú Thịnh có
nhiều ưu điểm hơn so với giống dưa chuột quả nhỏ lai F1 bởi giống Phú Thịnh có gai
quả màu đen, quả ngả vàng sau thu hoạch khi đưa vào chế biến quả dưa Phú Thịnh có

màu sắc đẹp và quả giòn được khách hàng các nước Đông Âu ưa chuộng trong khi các
giống lai F1 màu xanh đậm, nhà sản xuất phải dùng rất nhiều phụ gia để tạo màu nhưng
không đẹp bằng giống dưa chuột Phú Thịnh (Phạm Mỹ Linh và cs., 2005)
Cũng theo hướng phục tráng, trong giai đoạn 2010-2012, phối hợp với Phòng
Nông nghiệp và PTNT Tam Dương, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phục tráng thành
công giống dưa chuột Tam Dương - giống có dạng quả phù hợp cho chế biến xuất
khẩu và chất lượng cao. Hiện Phòng Nông nghiệp đang chuẩn bị các thủ tục cho công
nhận nhãn hiệu “dưa Tam Dương”.
Theo hướng chọn tạo các giống dưa chuột lai F1, năm 2004, tác giả Nguyễn
Tấn Hinh và CS đã đánh giá các tổ hợp lai khác nhau và xác định được giống dưa
chuột lai PC4 từ tổ hợp DL7 x TL15 có thời gian chín sớm, thu hoạch quả kéo dài 40 45 ngày, tổng thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Năng suất có thể đạt từ 1,34 - 1,54
kg/cây (tương đương 45 - 47 tấn/ha), số lượng quả trung bình/cây đạt 6,5 (vụ thu đông)
và 7,2 quả (vụ xuân hè), khối lượng trung bình quả đạt 200 - 220 g. Đây là giống có thể
trồng được cả 2 vụ xuân hè và thu đông.
Tại các tỉnh phía Nam, với lợi thế về nguồn vật liệu khởi đầu được nhập nội từ
nước ngoài rất phong phú, các công ty giống: Đông Tây, giống Cây trồng miền Nam,
Nông Hữu…đã chọn tạo thành công và đưa ra sản xuất nhiều giống dưa chuột lai F1.
Các giống phổ biến ở phía Nam do các công ty trên tạo ra là CuC23, CuC39, CuC134
(công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam), Mỹ xanh, F 1702, F1124 (công ty Đông
Tây), Xuân Yến, Quần Yến, Cẩm Mỹ, Thái Lộc (công ty Nông Hữu). Tuy nhiên, do
tính chất cạnh tranh nên các nghiên cứu chọn tạo giống ít được công bố.
Theo hướng chọn tạo các giống dưa chuột lai F1, trong các giai đoạn 2001 2005 và 2006 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công một số giống
mới và đưa vào phổ biến rộng rãi trong sản xuất. Năm 2006, từ các tổ hợp lai giữa các
giống dưa chuột nhập nội và các giống dưa chuột địa phương, tác giả Phạm Mỹ Linh

13


và CS đã chọn tạo thành công 2 giống dưa chuột lai F1 CV5 và CV11, trong đó giống
CV5 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống chính thức

và giống CV11 được công nhận là giống sản xuất thử. Giống dưa chuột lai F1 CV5
thuộc nhóm giống sử dụng cho ăn tươi, có năng suất đạt 45 - 48 tấn/ha, trồng được cả
trong vụ xuân hè và vụ đông, thời gian sinh trưởng ngắn 75-85 ngày tùy từng thời vụ.
Mức độ nhiễm bệnh sương mai nhẹ và không nhiễm bệnh phấn trắng. Hiện nay giống
dưa chuột CV5 đang được trồng được phổ biến ở các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Thanh
Hóa, Hà Nội …
Trong đề tài nghiên cứu cấp Bộ: “nghiên cứu chọn tạo giống, xây dựng quy trình
kỹ thuật sản xuất tiên tiến cho một số loại rau chủ lực (Cà chua, Dưa chuột, Dưa hấu,
Mướp đắng, ớt) phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”, giai đoạn 2006 - 2010,tác giả Trần Khắc
Thi và CS đã chọn tạo thành công một số dòng dưa chuột đơn tính cái. Từ các dòng đơn
tính cái này, nhóm tác giả đã chọn tạo thành công hai giống dưa chuột lai F1 CV29 và
CV209. Các giống dưa chuột lai F1 này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
công nhận là giống sản xuất thử. Giống dưa chuột CV29 có một số đặc điểm chính là: quả
dài, gai trắng, quả màu xanh đậm có thể dùng để ăn tươi và chế biến muối mặn năng suất
đạt 40-45 tấn/ha. Đặc điểm chính của giống CV209 là quả nhỏ phục vụ chế biến muối
chua, đóng hộp, năng suất 25-28 tấn/ha. Các giống dưa chuột chế biến mới tạo ra hiện nay
rất khó đưa vào sản xuất, sở dĩ như vậy là do một số nguyên nhân sau:
- Khủng hoảng kinh tế, các hợp đồng mua sản phẩm chế biến của các công ty
nước ngoài với các công ty chế biến xuất khẩu dưa chuột trong nước giảm sút rất
nhiều, hiện chỉ còn khoảng 30% so với những năm 2005-2009.
- Các hợp đồng còn lại được thực hiện với điều kiện các công ty chế biến tổ
chức sản xuất nguồn nguyên liệu mà các giống do chính đối tác nước ngoài cung cấp,
cùng với giống họ cung cấp kèm theo phân bón và thuốc BVTV.
- Nông dân tham gia sản xuất dưa chuột nguyên liệu phục vụ chế biến ngày
càng ít vì lục lượng lao động bỏ đồng ruộng để làm việc tại các khu công nghiệp và
một lượng lớn lên thành phố buôn bán nhỏ lẻ.
Bên cạnh việc nghiên cứu tạo giống mới phục vụ cho sản xuất, công tác tạo
nguồn vật liệu phục vụ công tác lai tạo luôn được tập trung đầu tư nghiên cứu. Theo

14



hướng ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống dưa chuột, kết quả nghiên cứu
của đề tài Nghiên cứu tạo dòng dơn bội kép từ nuôi cấy bao phấn, tác giả Trần Khắc Thi
và CS đã tạo được một số dòng dưa chuột đơn tính cái (Gynoecious) phục vụ công tác
lai tạo giống mới.
Như vậy, với thời gian nghiên cứu chọn tạo giống dưa chuột chưa nhiều, kết
quả đạt được mới là những kết quả ban đầu, nhưng đến nay, Viện Nghiên cứu Rau quả
đã thu thập và tạo mới được hàng trăm mẫu giống dưa chuột với các tính trạng quý,
hàng nghìn dòng tự phối dưa chuột các loại: dưa chuột quả nhỏ, dưa chuột ăn tươi, dưa
chuột quả dài chế biến muối mặn, dưa chuột đơn tính cái, dưa chuột ưu thế hoa
cái....đây là nguồn vật liệu quý phục vụ công tác lai tạo giống sau này.
Hiện nay rất nhiều giống dưa chuột lai F1 được nhập vào nước ta và đã được xác
định phù hợp với các điều kiện sinh thái vùng trồng như: giống 266 được nhập từ Đài
Loan, có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng từ 84 - 85 ngày, sai quả (17 19 quả/cây), khối lượng quả 124 - 125 gam, năng suất trung bình đạt 65 - 70 tấn/ha.
Chất lượng quả tốt, giòn, thơm, có thể dùng để ăn tươi, trộn xa lát và chế biến muối
mặn. Giống thích hợp trồng trong cả hai thời vụ đông và xuân (Tạ Thu Cúc, 2007) ;
(Đoàn Ngọc Lân, 2004) .
Các công ty giống Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông, Công ty Giống cây trồng
miền Nam đã nhập nội và khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột ưu thế lai khác nhau từ
nhiều nước trên thế giới và kết luận các giống F1 Happy 14, DN-3, DN-6 có nguồn gốc
từ Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao (Phạm Mỹ Linh, 2010) .
- Những yêu cầu chính trong chọn giống dưa chuột ở Việt Nam hiện nay
*Chọn giống dưa chuột phục vụ cho ăn tươi
Tiêu chuẩn dưa chuột ăn tươi trong những năm gần đây đáp ứng thị hiếu tiêu
dùng của Việt Nam là quả dài 18-22 cm; đường kính quả 3,5-4,0 cm, ruột đặc, ăn ngọt
giòn, vỏ quả màu xanh - xanh trắng, gai quả màu nâu hay trắng. Về khả năng sinh
trưởng phát triển, yêu cầu về giống dưa chuột phục ăn tươi trong sản xuất là giống sinh
trưởng bán hữu hạn, năng suất cao 40-50 tấn/ha, chống chịu tốt với bệnh sương mai
(Pseudoperonospora cubensis B.C.), phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum D.C) và

đặc biệt là giống có khả năng ra hoa đậu quả trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 35 0C để

15


trồng được trong điều kiện trái vụ (nắng nóng và mưa nhiều).
Các giống dưa chuột hiện đang trồng phổ biến ở Việt Nam được chia thành 2
nhóm, nhóm giống sử dụng cho các tỉnh phía Nam và nhóm giống sử dụng cho các tỉnh
phía Bắc. Nhóm các giống sử dụng cho các tỉnh phía Nam (bao gồm cả miền Trung) là:
Chia Tai 578, Ninja 179, Amata 765, Trang nông 20, Hưng Thịnh. Nhóm các giống
được trồng tập trung ở các tỉnh phía Bắc là: giống Yên Mỹ, CV5, Ninja 179…. Các
giống phải đáp ứng đúng yêu cầu của TCVN 4844 - 89 nay là TCVN4844 - 2007 về dưa
chuột sử dụng cho ăn tươi.

16


* Chọn giống dưa chuột trồng trong nhà có che ứng dụng công nghệ cao (RtW - Run
to Waste)
Trong những năm gần đây, các thành phố lớn của nước ta đã có các khu trình
diễn nông nghiệp công nghệ cao như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí
Minh… Các khu Nông nghiệp công nghệ cao này đều coi dưa chuột và cà chua là đối
tượng sản xuất chính.
Những giống dưa chuột trong nhà kín có cách ly nghiêm ngặt với các tác nhân
truyền phấn phải là giống tạo quả không qua thụ phấn (mang gen Parthenocarpy), những
nhà có mái che nhưng không cách ly với các tác nhân thụ phấn phải là các dạng cây ưu
thể hoa cái (>70% hoa cái). Do trồng trong nhà nên cây leo thẳng đứng trên dây vì vậy
giống dùng trong nhà phải là giống đơn thân (ít phân cành) để tăng mật độ trồng/đơn vị
diện tích và quả phải mọc thành chùm và ánh sáng yếu.


17


PHẦN III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
- Gồm 9 giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản có chất lượng cao, chống
chịu bệnh sương mai và phấn trắng và 1 giống đối chứng được trồng phổ biến là
Cuc71
TT Tên giống
1
2
3
4
5
6
7
8
9
ĐC

Ký hiệu

TI-09M
Summer Top
TI-126
TI-134
Spring Deus
Taurus
Summer Dance
Soarer

Progress
Cuc 71

Cu1
Cu2
Cu3
Cu4
Cu5
Cu6
Cu7
Cu8
Cu9
Cu10

Nguồn gốc
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Việt Nam

3.2. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, đậu quả, cho năng suất
và tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các giống dưa chuột nhập nội trong vụ
xuân hè tại vùng Gia Lâm - Hà Nội.

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, khả năng ra hoa, đậu quả, cho năng suất
và tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng của các giống dưa chuột nhập nội trong vụ
Đông tại vùng Gia Lâm - Hà Nội.
3.3. Thời gian nghiên cứu
- Vụ xuân hè năm 2014 từ tháng 3 đến tháng 6.
Gieo hạt : 23/3/2014 và trồng ngày 01/4/2014
- Vụ đông năm 2014 từ tháng 10 đến tháng 12.
Gieo hạt: 20/9/2014 và trồng ngày 3/10/2014
3.4. Địa điểm nghiên cứu
- Thí nghiệm được bố trí trên đồng ruộng của Bộ môn Rau gia vị - Viện Nghiên
cứu Rau Quả

18


3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp bố trí, theo dõi thí nghiệm

 Thí nghiệm bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCBD) với ba lần nhắc
lại.
 Diện tích khu thí nghiệm:
- Diện tích ô thí nghiệm 7,2 m2 với 34 cây/lần nhắc. Mỗi lần nhắc đo đếm 10 cây

- 2 dải bảo vệ: 8m2/dải bảo vệ
- Tổng số ô thí nghiệm: 30 ô
Sơ đồ thí nghiệm
Cu1
Cu9
LẦN I
Cu2

Cu10
LẦN II
Cu5
Cu6
LẦN III
- Kĩ thuật trồng trọt:

Cu8
Cu7
Cu6
Cu5
Cu3
Cu4

Cu2
Cu6
Cu1
Cu3
Cu10
Cu7

Cu5
Cu4
Cu7
Cu8
Cu9
Cu2

Cu3
Cu10

Cu9
Cu4
Cu1
Cu8

Theo quy trình trồng dưa chuột của Viện nghiên cứu Rau - Quả.
* Khoảng cách: hàng - hàng 70cm
Cây - cây

40cm

* Mật độ: 34 000 cây/ha
* Làm bầu gieo hạt vào 23/3/2014 trong vụ Xuân hè và Gieo hạt: 20/9/2014 vào vụ
Đông.

* Trồng khi cây được 2 lá thật
* Kĩ thuật làm bầu :
Đất thịt nhẹ trộn lẫn phân chuồng hoai mục theo tỉ lệ 1phân chuồng + 3
đất. Bầu được đóng trong khay xốp, mỗi khay gồm 50 hốc. Sau khi làm bầu
dùng que nhọn chọc lỗ để gieo hạt giống. Sau đó phủ một lớp trấu hun và tưới
đủ ẩm. Khay bầu được đặt trong nhà lưới tưới ẩm thường xuyên ngày 2 lần.
* Kĩ thuật trồng: 2hàng/luống với 34 cây/ô
* Chăm sóc:

19


+ Vun xới: vào các thời kì cây 2 -3 lá và 4 – 5 lá, khi cây có tua cuốn thì
tiến hành vun cao và làm giàn.
+ Tưới nước: giữ ẩm thường xuyên, đặc biệt trong các thời kỳ 1tuần sau khi

gieo, 4 – 5 lá và thời kỳ ra quả rộ. Thời kỳ cây còn nhỏ tiến hành tưới tận gốc,
khi cây trưởng thành thì sử dụng kĩ thuật tưới rãnh.
+ Phòng trừ sâu bệnh: Theo quy trình phòng trừ IPM
+ Bón phân:

Phân chuồng hoai mục 25tấn + 120kg N +
90kg P2O + 120kg K2O cho 1ha.

+ Phương pháp bón:
Bón lót:

100% phân chuồng + 100% phân lân + 30% kali

Bón thúc: bón phân đạm và kali còn lại vào các giai đoạn:
lá thật, bắt đầu ra hoa và giai đoạn nuôi quả.
- Thời gian thực hiện vụ xuân hè 2014 và vụ đông 2014
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi
* Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển (ngày).
- Thời gian từ trồng đến bắt đầu ra hoa cái.
- Thời gian từ trồng đến thu quả đầu.
- Thời gian từ trồng kết thúc thu.
* Đặc điểm sinh trưởng
- Chiều cao cây cuối cùng (cm).
- Số lá trên thân chính (lá/thân).
- Số nhánh cấp 1 (nhánh/cây).
* Đặc điểm ra hoa, đậu quả
- Số hoa cái/cây.
- Số quả/cây (quả).
- Tỷ lệ đậu quả (%).
* Tình hình bệnh hại trên đồng ruộng

- Mức độ nhiễm bệnh sương mai (Pseudoperonospora Cubensis)
- Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum).
- Tỷ lệ cây nhiễm bệnh virus (%) (Cucumber Mosaic virus)

20

4-5


Theo dõi mức độ nhiễm bệnh trên đồng ruộng bằng cách hướng dẫn của Trung
tâm Rau Thế giới (AVRDC)
Điểm 1: không có triệu chứng.
Điểm 2: Trung bình 20-39% diện tích lá bị nhiễm.
Điểm 3: Nặng 40-59% diện tích lá bị nhiễm.
Điểm 4: Rất nặng 60-79% diện tích lá bị nhiễm.
Điểm 5: Nghiêm trọng> 80% diện tích lá bị nhiễm.
- Đánh giá tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng cách tính % số cây bị hại:
Số cây bị hại/ô
Tỷ lệ bệnh = ---------------------------- x100 (%)
Tổng số cây/ô
* Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
- Số quả/cây (quả)
- Khối lượng trung bình quả (g)
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha)
- Năng suất thực thu (tạ/ha)
* Một số chỉ tiêu về đặc điểm quả
- Chiều dài quả (cm)
- Đường kính quả (cm)
- Độ dày thịt quả (cm)
- Màu sắc quả

- Màu sắc gai quả
* Một số chỉ tiêu sinh hóa quả của các giống có triển vọng
- Hàm lượng chất khô (mg/kg)
- Vitamin C (mg%)
- Đường tổng số (mg%)
Mẫu dưa chuột được gửi đi phân tích tại bộ môn Kiểm nghiệm chất lượng-Viện nghiên
cứu Rau quả.

Cách theo dõi và thu thập số liệu
-Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển: Theo dõi 10 cây/ô

21


- Các chỉ tiêu về quả: Theo dõi 15 quả trên mỗi ô thí nghiệm tại mỗi lần
thu hoạch
Tổng số quả thu được
-Tỷ lệ đậu quả = ---------------------------- x 100 (% )
Tổng số hoa cái
-Năng suất cá thể (kg/ cây) = Số quả trên cây x Khối lượng trung bình quả.
- Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số quả trung bình/cây x Khối lượng TB
quả x Mật độ/ha
Tổng khối lượng quả thu được/ô
-Năng suất thực thu (tấn/ha) = -------------------------------------------- x 10.000
Tổng diện tích ô thí nghiệm (m2)
3.5.3 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Số liệu được tổng hợp và xử lý theo phương pháp phân tích phương sai bằng
IRRISTAT 5.0 và xử lý trên Excel 2005.

22



PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả đánh giá đặc điểm của các giống dưa chuột lai F1 mới nhập nội
trong vụ Xuân hè 2014
4.1.1. Các giai đoạn qua các thời kỳ sinh trưởng phát triển của các các giống dưa
chuột vụ xuân hè 2014
Thời gian sinh trưởng là một trong những chỉ tiêu quan trọng của một giống cây
trồng nói chung. Cũng giống như các cây trồng khác, cây dưa chuột tích luỹ sản phẩm
quang hợp và chất dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển. Việc đánh giá
thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng phát triển liên quan chặt chẽ đến việc đánh giá
tiềm năng năng suất của dòng.
Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây dưa chuột phụ thuộc nhiều yếu tố đặc
biệt là điều kiện ngoại cảnh và bản chất di truyền của giống.
Tuy nhiên, điều kiện ngoại cảnh và các biện pháp kỹ thuật cũng có tác động rất
lớn đến việc kéo dài hay rút ngắn các giai đoạn này. Nắm chắc được các giai đoạn sinh
trưởng phát triển giúp chúng ta điều khiển quá trình này theo hướng có lợi để nâng cao
năng suất, phẩm chất của giống. Đồng thời đây cũng là cơ sở để chúng ta đưa ra những
biện pháp kỹ thuật hợp lý và xác định được thời vụ thích hợp cho cây trồng để tránh
được điều kiện bất thuận của ngoại cảnh nhất là vào những thời kỳ xung yếu.
Kết quả nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống dưa
chuột được trình bày trong bảng 4.1:

23


Bảng 4.1. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống dưa chuột trong
vụ Xuân hè 2014
STT


Giống

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Cu1
Cu2
Cu3
Cu4
Cu5
Cu6
Cu7
Cu8
Cu9
Cu10

Thời gian từ trồng đến... (ngày)
50% số cây ra
Thu quả đầu
Kết thúc thu
hoa cái
23.5

30.0
90.0
22.4
28.0
70.0
22.2
29.0
75.0
22.1
28.0
70.0
23.6
30.0
85.0
23.8
30.0
90.0
22.0
28.0
75.0
22.1
28.0
72.0
21.1
28.0
80.0
22.6
29.0
85.0


So với giống đối chứng (Cuc71), các giống dưa chuột lai F1 có thời gian từ
trồng đến 50% số cây ra hoa cái dao động từ 17,5 – 23,8 ngày. Thời gian thu quả đầu
cũng tương tự như vậy, các giống Cu2, Cu4, Cu7, Cu8, Cu9 cho thu quả đầu 28 ngày
sau trồng, các giống khác ở 30 ngày, Cuc 71 làm đới chứng cho thu quả đầu sau trồng
29 ngày. Toàn bộ các công thức thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng 70-90 ngày.
Thời gian cho thu quả của các giống rất khác nhau, nếu như giống Cuc71 có thời gian
cho thu quả là 56 ngày thì các giống lai F1 Cu1, Cu8 cho thu quả trong thời gian 60
ngày, các giống còn lại cho thu quả trong thời gian 42-52 ngày.
4.1.2. Một số đặc điểm hình thái của các giống dưa chuột
Đặc điểm hình thái là đặc điểm quan trọng cần quan tâm trong quá trình chọn
tạo giống cây trồng nói chung và giống dưa chuột nói riêng, bởi vì đặc điểm hình thái
cây ảnh hưởng tới kỹ thuật thâm canh, năng suất, khả năng thích ứng của các giống
dưa chuột. Khi nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây dưa chuột người ta thường quan
tâm đến các chỉ tiêu chiều cao cây, số lá/thân chính và số nhánh cấp 1, vì đây là những
yếu tố có liên quan rất nhiều đến năng suất.
Bảng 4.2. Đặc điểm sinh trưởng của các giống
dưa chuột vụ Xuân hè 2014

24


×