Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phát triển sản xuất rau thông qua giới thiệu các giống rau tiên tiến của hàn quốc và những công nghệ canh tác thích hợp cho các vùng sinh thái của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (22.58 MB, 25 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU RAU QUẢ
ĐƠN VỊ: BM RAU - GIA VỊ

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ KHOA HỌC

Tên báo cáo:
Đánh giá một số giống cải củ của Hàn Quốc
trong vụ đông năm 2014
Thuộc đề tài/dự án:
Phát triển sản xuất rau thông qua giới thiệu các giống rau tiên tiến của Hàn
Quốc và những công nghệ canh tác thích hợp cho các vùng sinh thái của
Việt Nam
Cơ quan quản lý: Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam
Cơ quan thực hiện: Viện Nghiên cứu Rau quả
Chủ nhiệm đề tài/dự án: Nguyễn Quốc Hùng
Nhóm thực hiện: 1. Ngô Thị Hạnh
2. Phạm Thị Minh Huệ
Báo cáo viên:

Phạm Thị Minh Huệ

Hà Nội, 3/2015


I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Cải củ ((Raphanus sativus L.) là cây ngắn ngày, dễ trồng nên góp phần giải quyết
rau giáp vụ và rải vụ rau trong năm, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Cung cấp
nguyên liệu cho công nghệ chế biến thực phẩm.
Cải củ được sử dụng đa dạng như nấu, muối chua, nấu súp, dùng làm salát, một số


nơi có thể ăn sống, phơi khô để chế biến. Ngoài ra cải củ còn được xếp vào nhóm cây
dược liệu để chữa các bệnh về đường tiêu hoá (đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn không
tiêu, chướng bụng, táo bón. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh đường hô hấp (ho,
hen, đờm, xuyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao). Ngoài ra còn chữa
một số bệnh đường tiết niệu, bệnh về máu, còn có công dụng đặc biệt là giải độc do
ngộ độc than, ga, rượu, hàn the, và ngộ độc nhân sâm.
Cải củ là món ăn ưa chuộng của người Hàn Quốc. Ngoài việc chế biến món ăn
thông thường, cải củ được dùng làm nguyên liệu chế biến Kim chi, một món ăn không
thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Hàn Quốc. Hiện nay nhu cầu xuất khẩu
các sản phẩm nông sản của Việt Nam, trong đó có cải củ là rất lớn. Các công ty thực
phẩm của Hàn Quốc đang tìm vùng nguyên liệu để sản xuất cải củ tại Việt Nam để
cung cấp rau cho nhu cầu của Việt Nam (người dân Việt Nam và cộng đồng người
Hàn Quốc tại Việt Nam) và nhập khẩu về nước. Trong khuôn khổ hợp tác nghiên cứu
phát triển nông nghiệp của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam với Tổng cục Phát
triển Nông thôn Hàn Quốc, việc xác định chủng loại rau và các giống rau có khả năng
thích ứng cao với điều kiện Việt Nam là rất cần thiết.
1.2 Mục đích, yêu cầu của thí nghiệm
1.2.1. Mục đích
- Xác định được giống cải củ Hàn Quốc thích ứng với điều kiện khí hậu, canh
tác của Việt Nam vụ thu đông năm 2014.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được giống cải củ Hàn Quốc có năng suất cao, chất lượng tốt có khả
năng thích ứng với điều kiện khí hậu và canh tác của Việt Nam


PHẦN II
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về cây cải củ
Cải củ thuộc họ Thập tự Brassicacea, chi Raphanus, loài R. Sativus là loại rau
ăn củ được trồng phổ biến cả vùng nhiệt đới và ôn đới, cả trong nhà kính và ngoài

đồng. Việc tìm ra một số loài hoang dại Raphanus spp. giữa vùng Đông Địa Trung Hải
và vùng biển Caspian đã minh chứng rằng cải củ được phát sinh trong khu vực thuộc
Châu Âu và tiểu Châu Á. Panetsos, 1965, suy đoán rằng chúng có thể phát nguyên từ
một loài của R. Sativus,. Giả thuyết này cũng tương đồng với ý kiến của Lewis và cộng
sự, 1982,cải củ được thuần hóa sớm nhất ở Châu Âu trong thời kỳ tiền La Mã.
Cải củ là loại cây một năm hay hàng năm, tùy thuộc vào giống, mục đích sử dụng
cũng như đặc điểm hình thái của chúng. Loại củ nhỏ phù hợp ăn salat thường ngắn ngày,
ưa điều kiện khí hậu mát mẻ; loại củ lớn hơn có dải nhiệt độ thích ứng rộng hơn. R.
Sativus L. Có bộ nhiễm sắc thể 2n = 18, có bốn loài cải củ R. Sativus L.đã được công
nhận, đó là các loài: Radicula, Niger, Mougri và Oleifera, hai loài đầu được trồng chủ yếu
để thu củ, còn loài Oleifera được trồng chủ yếu để lấy hạt sản xuất dầu. Các giống này có
thể giao phấn tự do cũng như lai tạo được với các giống Raphanus spp. hoang dại. Cải củ
của giống Niger là một thực phẩm quan trọng của người Ai Cập, có lẽ là sớm nhất khoảng
2000 năm trước Công nguyên và đã di thực tới Trung Quốc khoảng 500 năm trước Công
nguyên, tới Nhật Bản 700 năm sau Công nguyên
Củ có thể tròn, ovan hoặc dài. Củ ăn nổi trên mặt đất, lá thưa, dọc nhỏ và ngắn.
Độ dài trung bình củ 18-20 cm, đường kính củ 3-5 cm. Ngày nay có nhiều giống mới
được chọn tạo ra với kích thước củ rất lớn. Các rễ dinh dưỡng kém phát triển, do đó
chịu hạn, chịu úng kém.
Nghiên cứu chọn tạo cải củ được tập trung chủ yếu vào các giống có củ tròn
màu đỏ, củ ovan màu đỏ,hay củ trắng bằng phương pháp chọn lọc tổng hợp, kết hợp
chọn lọc phả hệ, do đó dẫn tới một mức độ không đồng nhất tồn tại trong tất cả các
giống, được thể hiện ra trong hình dạng củ, và ít thể hiện trong mầu sắc củ
2.2. Giá trị kinh tế và sử dụng của cây cải củ
Cải củ ((Raphanus sativus L.) là cây ngắn ngày, dễ trồng nên góp phần giải
quyết rau giáp vụ và rải vụ rau trong năm, tạo công ăn việc làm cho nông dân. Cung
cấp nguyên liệu cho công nghệ chế biến thực phẩm.


Cải củ được sử dụng đa dạng như nấu, muối chua, nấu súp, dùng làm sa lát, một

số nơi có thể ăn sống, phơi khô để chế biến. Ngoài ra cải củ còn được xếp vào nhóm
cây dược liệu để chữa các bệnh về đường tiêu hoá (đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn
không tiêu, chướng bụng, táo bón. Tập trung nhất vào nhóm chữa bệnh đường hô hấp
(ho, hen, đờm, xuyễn, tức ngực, khản tiếng, mất tiếng, ho ra máu, lao). Ngoài ra còn
chữa một số bệnh đường tiết niệu, bệnh về máu, còn có công dụng đặc biệt là giải độc
do ngộ độc than, ga, rượu, hàn the, và ngộ độc nhân sâm.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng của cải củ
(trong 100gr phần ăn được)
Các chất
Năng lượng
Chất béo
Chất xơ
Protein
Đường
Carbohydrate
Mn
Zn
Fe
Vitamin C
Nguồn: Nutrientdata

Hàm lượng
66 KJ
0,1g
1,6g
0,68 g
1,86g
3,4 g
0,069 mg
0,28 mg

0,34 mg
14,8 mg

Các chất
Mg
Ca
P
B2
B5
B1
B6
B3
K

Hàm lượng
10,0 mg
25,0 mg
20,0 mg
0,039 mg
0,165 mg
0,012 mg
0,071 mg
0,254 mg
233 mg

Củ cải rất giàu acid ascorbic, axit folic, và kali. Chúng là một nguồn cung cấp
giầu vitamin B6, riboflavin, magiê, đồng, và canxi. Trong 100 gram cải củ tươi cung
cấp khoảng 16 calories, phần lớn là từ carbohydrate ( NutritionData)
2.3. Nghiên cứu về cây cải củ trên thế giới và Việt Nam
2.3.1 Nghiên cứu về cây cải củ trên thế giới

Không có nhiều số liệu về sản xuất và tiêu thụ cải củ trên thế giới trong những
năm qua. Theo số liệu thu thập, sản lượng cải củ hàng năm của thế giới khoảng 7 triệu
tấn/năm, chiếm 2% sản lượng rau toàn thế giới. Cải củ đóng vai trò quan trọng trong
các loại rau ở Nhật bản, Hàn quốc và Đài Loan.
Về nghiên cứu chọn tạo giống và sản xuất giống: Phương pháp để giống
thông thường là cho thụ phấn tự do. Từ những năm 1980 của thế kỷ trước, các nhà
khoa học đã sử dụng các dòng cải củ không tự hoà hợp hoặc bất dục đực nhân
(hoặc tế bào chất) để làm vật liệu cho lai tạo. Nội dung của công tác lai tạo là tạo
giống năng suất cao, đồng đều, chín sớm, chống chịu với một số bệnh chủ yếu, chịu


được những bất thuận của môi trường như chịu nhiệt, có chất lượng tốt như hàm
lượng vitamin C, vitamin B, mầu sắc, dạng hình....
Cùng với sự phát triển ngành công nghệ sinh học, việc nghiên cứu nuôi cấy bào
tử và sử dụng dòng đơn bội kép (double haploid) trong chọn giống cải cho sinh
trưởng, năng suất thương phẩm và năng suất hạt, hàm lượng dầu cao hơn hẳn so với
các dòng bố mẹ.
Về nghiên cứu các biện pháp canh tác: Xác định điều kiện thích hợp cho sự nảy
mầm của hạt cải được kết luận như sau: tỷ lệ nảy mầm và sức sống cây con tăng dần từ
15-35oC, thích hợp nhất là 25-30 oC. Chế độ ánh sáng không ảnh hưởng nhiều đến nảy
mầm của hạt. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009). Cho thấy cường độ ánh sáng,
liều lượng phân bón và giống đều ảnh hưởng đến hàm lượng nitrate, đạm tổng số, hàm
lượng lưu huỳnh... và năng suất cải củ.
Trung tâm Rau Thế giới đang tập trung nghiên cứu phát triển quản lý sâu bệnh
tổng hợp (IPM) bằng phương pháp sinh học, cơ học và các biện pháp canh tác để hạn
chế sâu bệnh hại, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và giảm ô nhiễm môi trường. Một số tác
giả còn nghiên cứu ảnh hưởng của nước mặn, các yếu tố kim loại nặng như kẽm,
cadimi đến sinh trưởng, quang hợp và trao đổi chất của các giống cải củ (Khan, 2009).
Sử dụng chất vận chuyển cation BjCET2 làm hạn chế việc tích luỹ kẽm và cadimi
trong sản phẩm rau.

2.3.2. Nghiên cứu về cây cải củ ở Việt Nam
Ở Việt Nam ít có những nghiên cứu về cây cải củ, các giống cải củ hiện nay chủ
yếu là các giống địa phương và một số giống nhập nội.
Một số giống cải củ hiện trồng trong sản xuất tại Việt Nam.
Giống cải củ Từ Liên: Là giống địa phương trồng lâu đời tại xã Từ Liêm, Từ
Liêm của Hà Nội. Củ trắng thuôn dài, lá xanh nhạt, hơi gợn sóng, lá xẻ thùy nông, tỷ
lệ củ/lá cao. Thời gian sinh trưởng 45 – 50 ngày. Thời vụ gieo trồng từ tháng 8 đến
tháng 10 hàng năm. Củ ít xơ, năng suất đạt 35 – 40 tấn/ha.
Giống cải củ số 8. Do Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm chọn tạo từ giống
cải củ có nguồn gốc từ Thái Lan. Củ trắng thuôn dài, củ ít xơ không bị lục hóa và hóa
bấc muộn, vì vậy thời gian thu hoạch kéo dài, lá xanh nhạt, hơi gợn sóng, xẻ thùy
nông. Tỷ lệ củ/lá cao. Thời gian sinh trưởng 45 – 50 ngày, năng suất 35 - 40 tấn/ha.


Giống cải củ Thái Bình là giống địa phương, giông này được trồng trong vụ sớm
từ tháng 6 đến tháng 9. Củ trắng ngà, củ ngắn, lá xanh vàng, xẻ thùy nông, thời gian
sinh trưởng 40 -50 ngày, năng suất đạt 30 -35 tấn/ha.
Giống Jade peak là giống F1 của Đài Loan. Là giống chụi nhiệt, chín sớm, thích
hợp cho ăn tươi và chế biến, thời gian sinh trưởng ngắn, củ thuôn dài. Năng suất đạt
40 -50 tấn/ha.
Trong khuôn khổ hợp tác Nông nghiệp giữa Viện Nghiên cứu Rau quả và Tổng
cục phát triển Nông thôn Hàn Quốc từ năm 2009 đến nay đã đưa nhiều giống cải củ
được khảo nghiệm tại Viện nghiên cứu rau quả đều cho năng suất cao, chất lượng tốt
như giống cải củ Song Jeong, Go Won Summer, Long White… là những giống có
năng suất 60 -80 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 75 đến 90 ngày. Các giống này có đặc
điểm thời gian sinh trưởng dài, thời gian thu hoạch dài mà củ không bị hóa bấc.
Ở Việt Nam có thể chọn tạo giống cũng có thể sản xuất giống lai hoặc phục tráng
lại một số giống cải củ đại phương. Để đảm bảo được dòng thuần, vừa dễ dàng cho
quá trình lấy hạt đạt sản lượng cao, các dòng bố mẹ thường được chọn lọc theo nhóm
các cây có những đặc điểm giống nhau, đặc trưng của giống trồng vào một khu cách ly

và cho thụ phấn tự do. Các giống bố mẹ trong giai đoạn làm thuần phải được trồng
cách nhau, hoặc cách các giống cải củ khác ít nhất 1000m. Sau khi bố mẹ đã được làm
thuần trộn bố mẹ theo tỷ lệ 1:1 gieo và để cho thụ phấn tự do. Có 2 cách để giống
- Để liền chân: Ruộng sản xuất giống cần được cách ly với ruộng sản xuất đại trà
ít nhất là 1000m, đối với ruộng sản xuất giống cần phải thực hiện nghiêm ngặt về việc
vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ.
Loại thải các cây không đúng giống vào các giai đoạn hình thành củ căn cứ vào
dạng lá, màu sắc lá, màu sắc củ, màu sắc vai củ, giai đoạn ra hoa dựa vào màu sắc
hoa….Khi cây phát ngồng hoa cần bón thêm 20kg N + 20kgK 2O/ha, tưới nước đủ ẩm
đảm bảo cho cây đậu quả cao
- Cắt mặt: Đối với hộ gia đình cần lượng hạt giống ít, hoặc phục tráng giống có
thể sản xuất giống bằng phương pháp cắt mặt. Khi cải củ được thu sản phẩm thương
phẩm, chọn những củ đặc trưng của giống, cắt 1/3 củ, nhúng vào tro bếp để qua 1-2
ngày cho se mặt sau đó đem trồng với mật độ, khoảng cách như sau: 35 -40 x 25
-30cm. Chăm sóc, tưới nước giống như cải củ thương phẩm, giai đoạn ra hoa, hình


thành hạt cần tưới thêm kali tạo hạt chắc, đạt năng suất cao. Cần vặt những hoa cuối
cành tập trung dinh dưỡng nuôi quả và hạt
2.4. Yêu cầu ngoại cảnh của cây cải củ
- Nhiệt độ
Cải củ là cây ưa nhiệt độ lạnh và lạnh vừa phải, là một loại cây có tính chống
chịu, nó có thể chịu được lạnh hoăc sương mù. Nhiệt độ thích hợp cho cải củ sinh
trưởng 18-20oC, nhiệt độ trên 25oC không thích hợp cho các giống cải củ ở xứ lạnh.
Cải củ có khả năng chịu rét, giới hạn chịu nhiệt độ thấp là 4 oC. Nhiệt độ cao có ảnh
hưởng tới chất lượng củ, củ nhanh hóa gỗ, có vị cay nồng. Nhiệt độ thích hợp cho
năng suất cải củ cao và phẩm chất tốt là 16- 18oC, và nhiệt độ đất là 18-23oC .
- Ẩm độ
Cải củ có hệ rễ ăn nông hay sâu tùy giống nên khả năng chịu úng, chịu hạn cũng
chịu ảnh hưởng của yếu tố giống cây trồng. Nhìn chung độ ẩm đất 60-80% thì có thể

đáp ứng được yêu cầu của cải củ đối với nước. Thời kỳ bộ phận trên mặt đất sinh
trưởng mạnh, rễ củ phình to cây cần nhiều nước nếu đất bị khô hạn rễ củ nhỏ, vỏ dầy,
chất lượng sẽ giảm.
- Ánh sáng:
Cây cải củ yêu cầu cường độ ánh sáng trung bình để sinh trưởng phát triển. Cải
củ cần ít nhất 6 tiếng chiếu sáng mỗi ngày để sinh trưởng tốt, tuy nhiên một số giống
ngày nay có thể chịu đựng được số giờ chiếu sáng thấp hơn. Các giống cải củ dùng
cho lấy hạt phản ứng với ánh sáng ngày dài, do cần phân hóa ngồng hoa, còn lại các
giống cải củ ăn củ phản ứng với ánh sáng ngày ngắn. Tuy nhiên có nhiều giống ít phản
ứng với thời gian chiếu sáng như các giống cải củ Hàn Quốc, nên có thể trồng nhiều
vụ quanh năm.
- Đất và dinh dưỡng
Đất thích hợp cho việc gieo trồng cải củ là đất thịt nhẹ, hay cát pha sét nhẹ, đất
sét nặng làm củ bị biến dạng đất có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận tiện, độ pH
khoảng 6,5 - 6,7, đất có pH thấp hơn 6,5 thì cần bón bổ sung vôi.
Nitơ có tác dụng thúc đẩy lá và rễ sinh trưởng và phát triển, là yếu tố quan
trọng đối với năng suất và chất lượng củ sau này. Tuy nhiên phải bón đạm cân đối và
vừa phải, vì nếu thừa đạm sẽ làm bộ lá sinh trưởng mạnh, làm chậm quá trình hình


thành rễ củ và củ mau hoá bấc làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi thu
hoạch.
Lân xúc tiến quá trình đồng hoá chất dinh dưỡng, biến đổi sinh hoá, và vận
chuyển các chất trong cây, bón lân ở giai đoạn bón lót.
Kali có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình hình thành hạt của
cây. Kết hợp bón thúc kali với đạm sau mỗi đợt xới xáo, để cây tận dụng được nhiều
dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển.
Bo có tác dụng phân chia và phát triển tế bào, làm chắc vách tế bào và vận
chuyển đường. Bón lót phân borat cùng với phân chuồng và lân.



III. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Gồm 11 giống cải củ của Hàn Quốc và 1 giống NP 04 của Việt Nam làm đối chứng.
Bảng 3.1. Danh sách các giống cải củ tham gia thí nghiệm
Ký hiêu
Tên giống
RA1
Kang dong mu
RA2
Seong Green Bom mu
RA3
Cheong rim Mu
RA4
Giống NP - 04
RA5
Sang Saeng mu
RA6
Jeil Cheong poom my myeong wol
RA7
Jeil mat Dong Mu
RA8
Cheonglim
RA9
Tropicana
RA10
Sa wol Jo Saeng
RA11
Chunkwang
RA12

Chunha il pum
3.2. Nội dung nghiên cứu

Xuất xứ
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Việt Nam
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc
Hàn Quốc

- Khảo nghiệm các giống cải củ nhập nội từ Hàn Quốc
3.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Các thí nghiệm ngoài đồng ruộng được tiến hành trong khu thực nghiệm của
Viện Rau Quả, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội
3.2.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được tiến hành từ tháng 9/2014 đến tháng 12/2014
3.4. Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm: Khảo nghiệm một số giống cải củ của Hàn Quốc
Thí nghiệm gồm 12 giống ứng với 12 công thức, 3 lần nhắc lại:
- RA1: Giống Kang dong mu
- RA2: Giống Seong Green Bom mu
- RA3: Giống Cheong rim Mu

- RA4: Giống NP – 04 (Đ/C)
- RA5: Giống Sang Saeng mu
- RA6: Giống Jeil Cheong poom my myeong wol
- RA7: Giống Jeil mat Dong Mu
- RA8: Giống Cheonglim


- RA9: Giống Tropicana
- RA10: Giống Sa wol Jo Saeng
- RA11: Giống Chunkwang
- RA12: Giống Chunha il pum
Các giống cải củ gieo hạt trực tiếp xuống đất, cây cách cây, hàng cách hàng:
30cm x 30cm, mỗi luống gieo 3 hàng, mỗi hốc gieo 2 – 3 hạt/ hốc. Diện tích mỗi ô thí
nghiệm (công thức) là 5m2
Các thí nghiệm đồng ruộng được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn
chỉnh- RCBD (Randomized Complete Block Design). Mỗi giống là một công thức,
mỗi công thức được nhắc lại 3 lần.
- Các chỉ tiêu theo dõi:
-

Thời gian sinh trưởng
+ Thời gian từ khi gieo hạt đến nảy mầm (ngày)
+ Thời gian từ gieo hạt tới bắt đầu phình củ (ngày)
+ Thời gian từ gieo đến thu hoạch lần đầu(ngày)
+ Thời gian từ gieo hạt đến kết thúc thu hoạch (ngày)
+ Quan sát đặc điểm lá (xanh đậm, xanh nhạt...), hình dạnh lá (xẻ thùy, trơn, có

lông hay không lông).
-


Giai đoạn thu hoạch (thu cả cây)
+ Quan sát đặc điểm củ (màu sắc, hình dạng…)
+ Đường kính củ, dài củ (cm): dùng thước cm đo chiều dài củ, dùng thước

Panme đo đường kính củ.
+ Tỷ lệ thu hoạch (%), tỷ lệ củ có thể cung ứng ra thị trường (%)
+ Khối lượng cây tươi (g): Cân cả cây sau khi thu hoạch
+ Khối lượng củ (g): Cắt toàn bộ lá chỉ cân khối lượng củ.
-

Năng suất:
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha) = Số cây/ha x P (khối lượng trung bình 1cây) x

mật độ cây/ha(75.000 cây/ha)
+ Năng suất thực thu (tấn/ha) = Năng suất của những cây tồn tại cho thu hoạch
thực tế trên mỗi ô thí nghiệm (Cân tổng số các đợt thu/1ô; lấy số lượng trung bình chia
tổng diện tích/ô.
-

Chất lượng cải củ:


+ Hàm lượng chất khô (%)
+ Hàm lượng VTM C (mg/100g tươi)
+ Hàm lượng đường (%)
+ Dư lượng nitrate (NO3—) (mg/ kg tươi)
- Phương pháp xác định mức độ sâu bệnh hại cải củ
+ Theo dõi tình hình sâu hại trên đồng ruộng theo QCVN 01- 38:
2010/BNNPTNT
Phân theo 3 cấp như sau:

Cấp 1: Nhẹ (xuất hiện rải rác).
Cấp 2: Trung bình (phân bố dưới 1/3 diện tích lá)
Cấp 3: Nặng (phân bố trên 1/3 diện tích lá )
- Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được tính toán và xử lý bằng phần mềm IRRISTAT 5.0.


IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống cải củ
Thời gian sinh trưởng của cải củ trên đồng ruộng phản ánh chu kỳ kinh tế của
cây trồng, nếu thời gian càng ngắn thì rút ngắn được thời gian đầu tư, nhanh thu hồi
vốn. Để đánh giá thời gian sinh trưởng của rau cải củ chúng tôi đánh giá theo các giai
đoạn rau sinh trưởng như: từ ngày gieo hạt đến mọc mầm, từ gieo hạt đến phình củ, từ
phình củ tới thu hoạch lứa đầu tiên. Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng của cây
được thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1. Thời gian sinh trưởng của các giống cải củ từ ngày tới…ngày.
Từ ngày
gieo hạt
STT

Giống

đến ngày
nảy mầm

RA1
RA2
RA3
RA4
RA5

RA6

Kang dong mu
Seong Green Bom mu
Cheong rim Mu
Giống NP - 04
Sang Saeng mu
Jeil Cheong poom my
myeong wol
RA7 Jeil mat Dong Mu
RA8 Cheonglim
RA9 Tropicana
RA10 Sa wol Jo Saeng
RA11 Chunkwang
RA12 Chunha il pum

(ngày)
4
4
4
6
4

Từ gieo
hạt đến
phình củ
(ngày)

Từ ngày
tỉa cây đến

ngày thu
hoạch

32
33
35
27
32

đầu(ngày)
80
80
80
55
80

4

33

80

4
4
4
4
5
4

32

32
28
35
38
35

80
80
80
80
80
80

Thời gian từ
gieo tới kết
thúc thu
(ngày)
96
96
96
96
96

96
96
96
96
96
(Đơn vị : ngày)
Các giống cải củ thí nghiệm đều nảy mầm sau gieo hạt 4 ngày, giống Việt Nam


NP04 thời gian từ gieo đến mọc mần mất 6 ngày. Thời gian từ gieo hạt tới cây bắt đầu
phình củ tương đối đồng đều ở các giống giao động từ 32 đến 35 ngày. Tuy nhiên có 2
giống phình củ sớm là giống NP 04 và giống Tropicana chỉ 27 và 28 ngày sau khi
trồng. Giống Chunkwang thời gian bắt đầu phình củ dài hơn là 38 ngày.
Đa số các giống Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng dài hơn từ 80 - 96 ngày,
trong khi giống Việt Nam chỉ có 55 ngày. Giống Việt Nam có thể được sử dụng cả lá
và củ, trong khi các giống Hàn Quốc chỉ được sử dụng củ, vì vậy củ cải Việt Nam có
thể tận dụng lợi thế của việc sử dụng toàn bộ cây. Mặt khác, vì thời gian trồng lâu nên


các giống cải củ Hàn Quốc sẽ có thêm thời gian để tổng hợp và tích lũy các hợp chất
hữu cơ, do đó các giống Hàn Quốc có tiềm năng năng suất cao hơn.
4.1.2. Đặc điểm thực vật học của các giống cải củ
Trong quá trình theo dõi chúng tôi tiến hành quan sát đặc điểm, hình dạng màu
sắc thân lá, và củ của các giống cải củ, kết quả được trình bày bảng 4.2
Bảng 4.2. Đặc điểm thực vật học của các giống cải củ
STT

Giống

Củ
Hình dạng Màu sắc
Củ trắng,

RA1

Kang dong
mu


Trụ dài

vai củ
xanh
Củ trắng,

RA2

Seong Green
Bom mu

Trụ dài

vai củ
trắng
Củ trắng,

RA3

Cheong rim
Mu

Trụ ngắn

vai củ
trắng

RA4

Giống NP 04


Trụ dài

Củ trắng

Củ trắng,
RA5

Sang Saeng
mu

Trụ dài

vai củ
xanh

RA6

RA7

Jeil Cheong
poom my
myeong wol
Jeil mat
Dong Mu

Củ trắng,
Trụ ngắn

Màu sắc


mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông dày ở

đậm

cả 2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông dày ở

đậm

cả 2 mặt lá

Lá đơn nguyên phiến,
mép lá không có răng
cưa, hình dải thuôn dài,

Xanh

không lông
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông dày ở

đậm

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

Củ trắng,

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,


Xanh

vai củ

mép lá răng cưa, xẻ

đậm

xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

vai củ
xanh

Trụ dài


Hình dạng
Lá đơn hình lông chim,


Củ trắng,
RA8

Cheonglim

Trụ dài


vai củ
trắng

RA9

Tropicana

Trụ dài

Củ trắng

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

2 mặt lá
Lá đơn nguyên phiến,
mép lá không có răng
cưa, hình dải thuôn dài,

xanh

không lông
Lá đơn hình lông chim,

Sa wol Jo
Saeng

RA10

Trụ dài

Củ trắng

Củ trắng
RA11

Chunkwang

Trụ ngắn

vai củ
xanh
Củ trắng

RA12

Chunha il
pum

Trụ dài

vai củ
xanh


mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

2 mặt lá
Lá đơn hình lông chim,
mép lá răng cưa, xẻ

Xanh

thùy sâu, có lông thưa ở

đậm

2 mặt lá
Thực tế quan sát cho thấy, phần đa lá của các giống củ cải Hàn Quốc lá có màu

xanh đậm, có lông, sẻ thùy sâu (hình dạng lông chim) chỉ có 1 giống Tropicana của
Hàn Quốc và giống Việt Nam lá không xẻ thùy, không có lông, lá nhẵn màu xanh.
Hình dạng củ cải các giống khảo nghiệm có 2 dạng là trụ ngắn và trụ dài.
Màu sắc củ của các giống khảo nghiệm có 2 dạng: dạng củ trắng có các giống
NP 04, Tropicana và giống Sa wol Jo Saeng. Các giống còn lại có củ trắng, vai củ
xanh.
4.1.3 Đặc điểm nông học của các giống cải củ
Đặc điểm nông học của các giống cải củ thí nghiệm được tổng hợp trong bảng
4.3 sau đây:
Bảng 4.3 . Đặc điểm nông học của các giống cải củ


Ký hiệu

Tên giống

Dài

Rộng

lá(cm)

lá(cm)

Số lá

Chiều dài

Đường


củ(cm)

kính
củ(cm)

Kang dong mu

34.37

12.91

17.36

25.87

9.8

33.78

13.71

19.60

21.31

10.24

33.84

14.46


15.30

19.05

6.94

RA4

Seong Green
Bom mu
Cheong rim
Mu
Giống NP - 04

26.32

8.97

13.20

24.49

7.05

RA5

Sang Saeng mu

32.12


12.55

18.36

24.04

8.96

38.07

13.18

15.40

17.55

8.69

34.96

14.65

14.46

23.07

7.72

RA8


Jeil Cheong
poom my
myeong wol
Jeil mat Dong
Mu
Cheonglim

33.80

14.01

16.40

23.92

8.45

RA9

Tropicana

28.91

10.97

12.76

29.97


7.75

Sa wol Jo
Saeng
Chunkwang

30.52

11.12

18.63

31.57

5.39

35.80

12.59

17.53

14.96

7.13

RA1
RA2
RA3


RA6
RA7

RA10
RA11
RA12

Chunha il pum
33.31
14.10
19.13
23.87
7.4
CV%
5.4
5.8
5.0
4.1
3.3
LSD 0.05
1.5
0.62
0.7
0.81
0.22
Kích thước lá của các giống cải củ chúng tối thu được kết quả như sau. Chiều

dài của giống RA6 đạt cao nhất là 38.07 lá/cây, tiếp đến là giống RA11 đạt 35.80
lá/cây. Hai giống có chiều dài lá dươi 30cm là giống NP 04 của Việt Nam chỉ đạt
26.32 lá, giống Tropicana đạt 28.91 lá/cây. Chiều rộng lá đạt cao nhất là giống RA3,

RA7 và RA 12 trên 14cm cụ thể giống RA3 có chiều rộng lá 14.46cm, giống RA7 có
chiều rộng lá là 14.65 và giống RA12 có chiều rộng là 14.10cm. Chỉ tiêu số lá chúng
tôi nhận thấy giống có số lá cao nhất là các giống RA12 đạt 19.13 lá/cây, tiếp đến là
giống RA10 và RA5 đạt 18.63 lá/cây và 18.36lá/cây. Số lá thấp nhất là giống
Tropicana chỉ đạt 12.76 lá.
Các chỉ tiêu về củ chúng tôi cũng thu được các kết quả như sau. Chiều dài củ
cao nhất là giống RA10 đạt 31.57cm, tiếp đến là giống RA9 đạt 29.97cm. Một số
giống có chiều dài củ thấp hơn 20 cm là các giống RA3, RA6, RA11 cụ thể giống RA3
là 19.05cm, giống RA6 là 17.55cm và giống RA11 thấp nhất chỉ đạt 14.96cm.


Chỉ tiêu đường kính củ chúng tôi thu được các kết quả như sau: Đường kính củ
lớn nhất là giống RA2 đạt 10.29cm. Tiếp đến là giống RA1 và RA6 đạt 9.8cm và
8.96cm. Giống có đường kính củ chỏ nhất là giống RA10 chỉ 5.39cm. Giống của Việt
Nam RA4 có đường kính củ đạt 7.05cm.
4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cải củ vụ đông
năm 2014
Năng suất cây trồng là mối quan tâm hàng đầu của người trồng cây, cũng là kết
quả cuối cùng để đánh giá toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Năng
suất được cấu thành bởi các yếu tố như khối lượng trung bình của 1 cây, khối lượng
trung bình phần ăn được của 1 cây, tỷ lệ lá/ cây, khối lượng lá/cây… Các yếu tố này
quyết định trực tiếp đến năng suất cây cải củ và có quan hệ chặt chẽ với nhau. Muốn
tăng năng suất thì phải tăng một trong các yếu tố trên, không thể đồng thời tăng các
yếu tố đó cùng một lúc. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất được trình bày
bảng 4.4 như sau.


Bảng 4.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống cải củ.

KH


Khối lượng
cả cây
(g/cây)

Khối lượng
củ (g/củ)

RA1
1402.10
RA2
1437.27
RA3
892.16
RA4
806.73
RA5
1320.93
RA6
1086.43
RA7
1107.27
RA8
1202.00
RA9
1164.33
RA10
1136.50
RA11
798.80

RA12
1231.07
CV %
6.0
LSD 0.05
57.26
Các giống cải củ Hàn

Tỷ lệ củ /lá

Năng suất
lý thuyết
(tấn/ha)

7.87
1244.00
5.15
1203.67
4.41
727.40
6.40
697.73
8.26
1178.33
6.04
932.16
6.39
957.50
8.07
1069.47

9.83
1056.83
7.04
995.16
3.86
634.50
6.00
1055.10
6.6
54.95
Quốc đa phần có khối lượng

Năng suất
thực thu
(tấn/ha)

93.30
80.76
90.25
76.72
54.55
42.39
52.33
39.16
88.37
75.25
69.91
55.58
71.81
57.59

80.21
62.20
79.26
61.38
74.63
54.94
47.58
27.38
79.13
69.84
6.6
7.5
8.24
7.47
củ lớn, để tích lũy cho củ

lớn thì bộ lá cũng lớn để có khả năng tổng hợp và tích lũy các chất trong củ. Bảng 4.4
chúng tôi nhận thấy khối lượng cả cây đạt cao nhất lá 2 giống RA1 và RA2 đạt
1402.10g/củ và 1437.27g/củ và khối lượng củ đạt cao nhất là 2 giống RA1 và RA2 là
1244g/cây và 1437g/cây. Tủ lệ củ/lá đạt cao nhất là 2 giống RA5 và RA8 là 8.26 và
8.07.
Năng suất là yếu tố quan trọng nhất đánh giá khả năng thích ứng và phát triển
trong điều kiện Việt Nam. Trong 12 giống tham gia thí nghiệm chúng tôi nhận thấy
giống RA1, RA2 và RA5 có năng suất cao nhất đạt lần lượt là 80.76 tấn/ha, 76.72
tấn/ha và 75.25 tấn/ha. Giống Việt Nam NP 04 của Việt Nam đạt năng suất 39.16
tấn/ha. Giống có năng suất thấp nhất và mẫu mã củ xấu nhất là giống RA11 chỉ đạt
năng suất 27.38 tấn/ha.
4.5 Chất lượng các giống cải củ
Để tiến hành xác định chất lượng các giống cải củ, chúng tôi tiến hành phân
tích các chỉ tiêu hóa sinh của cải củ như hàm lượng đường, hàm lượng Vitamin C, hàm

lượng chất khô. Kết quả được thể hiện ở đồ thị 4.5 bên dưới.
Bảng 4.5 Chất lượng của các giống cải củ


STT

Hàm lượng chất khô (%)

Hàm lượng

Hàm lượng đường

vitaminC(mg/100g)
RA1
6.75
9.66
RA2
6.03
11.72
RA3
6.57
11.72
RA4
5.71
12.41
RA5
6.43
8.27
RA6
6.49

13.79
RA7
6.81
14.48
RA8
6.8
8.96
RA9
6.12
11.03
RA10
5.80
12.41
RA11
5.45
10.48
RA12
7.34
11.03
Hàm lượng chất khô của các giống có sự biến động thấp hàm

(%)
3.27
1.82
2.40
1.71
1.82
1.74
2.16
4.24

3.83
3.35
1.87
2.01
lượng chất khô

đạt cao nhất là giống RA12 đạt 7.34% tiếp đến là 2 giống RA7 và RA8 đạt 6.8 %.
Hàm lượng vitamin C của các giống có sự khác biệt rất lớn, các giống có hàm
lượng vitamin C thấp dưới 10mg/100g là các giống RA1 đạt 9.66mg, giống RA5,
RA8 có hàm lượng vitamin C lần lượt là 8.27 và 8.96mg. Giống có hàm lượng vitamin
C cao nhất là giống RA7 đạt 14.48mg, tiếp đến là giống RA6 đạt 13.79mg.
Chỉ tiêu hàm lượng đường có sự biến động rất lớn giữa các giống, một số giống
có hàm lượng chất khô thấp dưới 2% là các giống RA2, RA4, RA5, RA6 và RA11.
Giống RA8 có hàm lượng chất khô đạt cao nhất là 4.24% tiếp theo là giống RA9 đạt
3.83%.
4.6 Sâu bệnh hại cải củ
Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng nông
sản phẩm. Ngày nay khi lương thực đã đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu tiêu dùng của con
người

thì

chất

lượng

nông

sản


ngày

càng

được

quan

tâm, vì vậy các loại rau ngày nay đã được sản xuất theo quy trình sạch và an toàn đối
với người tiêu dùng. Những biện pháp kỹ thuật làm tăng khả năng chống chịu sâu
bệnh của cây mà không phải sử dụng đến thuốc bảo vệ thực vật, đây là hướng đi đúng
đắn cần được phát triển trong thời gian lâu dài. Tuy nhiên ngày nay cây trồng lại bị
nhiễm nhiều loại sâu bệnh khác nhau rất đa dạng và phong phú, mức độ nhiễm bệnh
nặng hay nhẹ phụ thuộc sức đề kháng của giống, điều kiện ngoại cảnh (nhiệt độ, ánh
sáng, lượng mưa,…) và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như: bón phân, thời vụ, mật
độ trồng. Trong thời gian khảo nghiệm các giống cải củ vụ thu đông 2014, chúng tôi


xác định được các loại sâu bệnh hại cải củ với mức độ gây hại được thể hiện trong
bảng 4.6.
Bảng 4.6. Sâu bệnh hại cải củ vụ thu đông năm 2014
STT
RA1
RA2
RA3
RA4
RA5
RA6
RA7
RA8

RA9
RA10
RA11
RA12

Bọ nhảy
++
++
++
+++
++
++
++
++
+++
++
++
++

Mức độ sâu hại
Sâu khoang
+
+
+
+
+
+
+
+
+

+
+
+

Sâu xanh
+
+
+
++
+
+
++
++
++
++
+
+

Trong thời gian thí nghiệm vụ thu đông năm 2014 tại Gia Lâm - Hà Nội, bọ
nhảy sọc cong là đối tượng thường xuyên xuất hiện và gây hại cả quá trình sinh trưởng
của các giống cải củ. Bọ nhảy gây hại nhiều vào lúc sáng sớm và chiều mát. Trưa nắng
thường lẩn trốn ở dước gốc hoặc mặt dưới lá. Mức độ gây hại rất phổ biến ở tất cả các
giống, chúng ăn lá non, cắn phá lá thành các lỗ thủng tròn nhỏ khắp mặt lá, kích thước
vài mm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quang hợp của cây về từ đó ảnh hưởng đến năng
suất và phẩm chất rau. Hai giống RA4 và RA9 có số lá ít, lá nhẵn không có lông bị hại
ở mức độ 3 mức nặng nhất. Các giống còn lại ở mức độ 2.
Ngoài bộ nhảy chúng tôi gặp đối tượng sâu khoang cũng xuất hiện ở các giống
tuy nhiên đều ở mức độ nhẹ không đáng kể.
Đối tượng sâu hại phổ biến là sâu xanh. Mức phá hại dưới 1/3 bề mặt lá, Giống
RA4, RA7, RA8, RA9, RA10 là các giống gây hại ở mức 2, các giống còn lại gây hại

ở mức 1.
Đối tượng bệnh thường ít xuất hiện, giai đoạn cây con có xuất hiện bệnh lở cổ
rễ nhưng không đáng kể. Giai đoạn cuối thu hoạch xuất hiện bệnh thối do vi khuẩn tuy
nhiên mức độ thấp.


V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
- Trong 12 giống cải củ tham gia khảo nghiệm bao gồm 11 giống của Hàn Quốc và 1
giống của Việt Nam chúng tôi nhận thấy có 3 giống của Hàn Quốc cho năng suất cao là giống
RA1, RA2 và RA5 có năng suất cao nhất đạt lần lượt là 80.76 tấn/ha, 76.72 tấn/ha và 75.25
tấn/ha. Tuy nhiên các giống của Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng dài 80 – 96 ngày nên hệ
số quay vòng thấp. Giống NP 04 của Việt Nam năng suất 39.16tấn/ha nhưng thời gian sinh

trưởng chỉ 55 ngày là cho thu hoạch nên hệ số quay vòng sẽ cao hơn.
- Các giống Hàn Quốc có thời gian sinh trưởng dài đến giai đoạn thu hoạch
chúng ta có thể thu rải rác trong thời gian dài mà củ không bị hóa bấc(xơ) còn giống
của Việt Nam đến độ tuổi thu hái chúng ta phải thu hoạch ngay nếu để lâu củ hóa bấc
và sẽ không bán được
5.2. Đề nghị
- Tiếp tục khảo nghiệm các giống cải củ trong vụ xuân hè năm 2015.


VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1 Tài liệu Việt Nam
1.
2.

Tổng cục thống kê Việt Nam
Trần Khắc Thi, Lê Thị Thủy, Tô Thị Thu Hà. 2008. Rau ăn củ- Rau gia vị

Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao. Nhà xuất bản khoa họ tự nhiên và
công nghệ.

6.2. Tài liệu nước ngoài
3.

Banga, O., 1976. Radish, Raphanus sativus (Cruciferae). In: N. W. Simmonds

4.

(Ed.), Evolution of crop plants. Longman, London: 60–62.
Basel, Karger, 2009. European Nutrition and Health Report 2009. vol 62, pp 2-

5.

6.
( />Chen, G.H., and R.R. Weil. 2010. Penetration of cover crop roots through
compacted soils. Plant soil 331: p 31-43

6.

"FAO Statistics Database". Food and Agriculture Organization of the United
Nations. ( />
7.

Lewis-Jones, L.J.; Thorpe, J.P.; Wallis, G.P. (1982). "Genetic divergence in
four species of the genus Raphanus: Implications for the ancestry of the
domestic radish R. sativus". Biological Journal of the Linnean Society 18 (1):

8.


35–48.
Panetsos & H. G. Baker, 1965. The origin of variation in ‘wild’ Raphanus
sativus (Cruciferae) in California. Genetica 38: 243–274.

KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐÁNH GIÁ CÁC GIỐNG CẢI CỦ CỦA HÀN QUỐC
------------------------------------------------------------------ :PAGE
VARIATE V003 DL

1

LN

ER
LN

SOURCE OF VARIATION

DF

SUMS OF
SQUARES

MEAN
SQUARES

F RATIO PROB


=============================================================================

1 CT$
11 328.543
29.8675
9.53 0.000 3
2 NL
2 6.57839
3.28919
1.05 0.369 3
* RESIDUAL
22 68.9688
3.13494
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 404.090
11.5454
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
RL FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
2
VARIATE V004 RL
LN

SOURCE OF VARIATION

DF

SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES

SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 93.9121
8.53746
15.57 0.000 3
2 NL
2 .174036
.870180E-01
0.16 0.855 3
* RESIDUAL
22 12.0625
.548295
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 106.149
3.03282
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
DC FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
3
VARIATE V005 DC
LN

SOURCE OF VARIATION

DF

LN


SOURCE OF VARIATION

DF

LN

SOURCE OF VARIATION

DF

LN

SOURCE OF VARIATION

DF

LN

SOURCE OF VARIATION

DF

SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================

1 CT$
11 740.422
67.3110
72.70 0.000 3
2 NL
2 .874740
.437370
0.47 0.635 3
* RESIDUAL
22 20.3694
.925881
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 761.666
21.7619
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
SL FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
4
VARIATE V006 SL
SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 174.056
15.8233

23.12 0.000 3
2 NL
2 .328889
.164444
0.24 0.791 3
* RESIDUAL
22 15.0578
.684445
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 189.443
5.41266
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
ÐKC FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
5
VARIATE V007 ÐKC
SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 59.7625
5.43295
67.07 0.000 3
2 NL
2 .638168E-01 .319084E-01

0.39 0.684 3
* RESIDUAL
22 1.78199
.809995E-01
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 61.6083
1.76024
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
P CAY FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
6
VARIATE V008 P CAY
SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 .150374E+07 136703.
29.88 0.000 3
2 NL
2 1049.80
524.898
0.11 0.892 3
* RESIDUAL
22 100642.
4574.63

----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 .160543E+07 45869.4
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
PCU FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
7
VARIATE V009 PCU
SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 .133343E+07 121221.
28.78 0.000 3


2 NL
2 2224.89
1112.44
0.26 0.773 3
* RESIDUAL
22 92677.1
4212.60
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 .142833E+07 40809.5
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE

NSLT FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
8
VARIATE V010 NSLT
LN

SOURCE OF VARIATION

DF

SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 7500.55
681.868
28.78 0.000 3
2 NL
2 12.5150
6.25748
0.26 0.773 3
* RESIDUAL
22 521.310
23.6959
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)

35 8034.37
229.553
----------------------------------------------------------------------------BALANCED ANOVA FOR VARIATE
NSTT FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE
9
VARIATE V011 NSTT
LN

SOURCE OF VARIATION

DF

SUMS OF
MEAN
F RATIO PROB ER
SQUARES
SQUARES
LN
=============================================================================
1 CT$
11 8647.82
786.165
40.33 0.000 3
2 NL
2 10.3699
5.18494
0.27 0.772 3
* RESIDUAL

22 428.881
19.4946
----------------------------------------------------------------------------* TOTAL (CORRECTED)
35 9087.07
259.630
----------------------------------------------------------------------------TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 10
MEANS FOR EFFECT CT$
------------------------------------------------------------------------------Ra1
Ra2
Ra3
Ra4
Ra5
Ra6
Ra7
Ra8
Ra9
Ra10
Ra11
Ra12
SE(N=
5%LSD

CT$

3)
22DF
CT$


Ra1
Ra2
Ra3
Ra4
Ra5
Ra6
Ra7
Ra8
Ra9
Ra10
Ra11
Ra12
SE(N=
5%LSD
Ra1
Ra2
Ra3
Ra4
Ra5
Ra6
Ra7
Ra8
Ra9

NOS
3
3
3
3
3

3
3
3
3
3
3
3

NOS
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3
3

3)
22DF
CT$

NOS
3
3
3

3
3
3
3
3
3

DL
34.3767
33.7800
33.8433
26.3240
32.1267
38.0700
34.9600
33.8000
28.9100
30.5267
35.8000
33.3133

RL
12.9133
13.7167
14.4667
8.96667
12.5533
13.1833
14.6500
14.0100

10.9667
11.1267
12.5910
14.1000

DC
25.8700
21.3100
19.0567
24.4933
24.0467
17.5533
23.0733
23.9200
29.9767
31.5700
14.9633
23.8700

SL
17.3667
19.6000
15.3000
13.2000
18.3667
15.4000
14.4667
16.4000
12.7667
18.6333

17.5333
19.1333

1.02224
2.99808

0.427510
1.25382

0.555542
1.62932

0.477649
1.40087

ÐKC
9.80000
10.2467
6.94667
7.05667
8.96667
8.69000
7.72667
8.45333
7.75000
5.39333
7.13667
7.40333

P CAY

1402.10
1437.27
892.167
796.733
1320.93
1086.43
1107.27
1202.00
1164.33
1136.50
798.800
1231.07

PCU
1244.00
1203.67
727.400
697.733
1178.33
932.167
957.500
1069.47
1056.83
995.167
634.500
1055.10

NSLT
93.3000
90.2750

54.5550
52.3300
88.3750
69.9125
71.8125
80.2100
79.2625
74.6375
47.5875
79.1325

0.164316
0.481914

39.0497
114.527

37.4726
109.902

2.81045
8.24262

NSTT
80.7667
76.7233
42.3900
39.1667
75.2567
55.5800

57.5933
62.2033
61.3800


Ra10
Ra11
Ra12

3
3
3

54.9400
27.3867
69.8433

SE(N=
3)
2.54916
5%LSD 22DF
7.47629
------------------------------------------------------------------------------MEANS FOR EFFECT NL
------------------------------------------------------------------------------NL
1
2
3
SE(N=
5%LSD


12)
22DF
NL

1
2
3
SE(N=
5%LSD

NOS
12
12
12

NOS
12
12
12

12)
22DF
NL

1
2
3

DL
33.5900

32.7035
32.6642

RL
12.8583
12.6883
12.7644

DC
23.5150
23.1383
23.2725

SL
16.6250
16.5250
16.3917

0.511122
1.49904

0.213755
0.626911

0.277771
0.814660

0.238824
0.700435


ÐKC
7.90833
8.01000
7.97417

P CAY
1138.69
1125.94
1129.27

PCU
988.533
969.325
980.108

NSLT
74.1400
72.6994
73.5081

19.5248
57.2633

18.7363
54.9508

1.40523
4.12131

0.821581E-01

0.240957
NOS
12
12
12

NSTT
59.3592
58.1725
58.2758

SE(N= 12)
1.27458
5%LSD 22DF
3.73814
------------------------------------------------------------------------------ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE SLCCXLB
26/ 3/15 11:26
------------------------------------------------------------------ :PAGE 11
F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1
VARIATE

DL
RL
DC
SL
ÐKC
P CAY
PCU
NSLT
NSTT


GRAND MEAN
(N=
36)
NO.
OBS.
36 32.986
36 12.770
36 23.309
36 16.514
36 7.9642
36 1131.3
36 979.32
36 73.449
36 58.603

STANDARD
DEVIATION C OF V |CT$
-------------------- SD/MEAN |
BASED ON
BASED ON
%
|
TOTAL SS
RESID SS
|
3.3979
1.7706
5.4 0.0000
1.7415

0.74047
5.8 0.0000
4.6650
0.96223
4.1 0.0000
2.3265
0.82731
5.0 0.0000
1.3267
0.28460
3.6 0.0000
214.17
67.636
6.0 0.0000
202.01
64.905
6.6 0.0000
15.151
4.8678
6.6 0.0000
16.113
4.4153
7.5 0.0000

|NL
|
|
|
0.3686
0.8548

0.6348
0.7910
0.6838
0.8919
0.7733
0.7733
0.7720

MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA

|
|
|
|



×