Tải bản đầy đủ (.pptx) (18 trang)

tìm hiểu về cây hành tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (688.54 KB, 18 trang )

Chủ Đề: Hành Tây


Giới thiệu về hành tây
• Hành tây( Alium cepa) thuộc họ
hành tỏi có nguồn gốc từ Tây
Nam Á.
• Là loại rau cao cấp dùng để ăn
tươi hoặc chế biến.


Đặc điểm hành tây
• Hành tây chịu lạnh giỏi ở nhiệt độ dưới 100C( nhưng yêu cầu nhiệt độ
không khí nơi trồng chỉ trong phạm vi 15-250C).
• Quá trình hình thành và chín của củ hành diễn ra nhanh và sớm trong
điều kiện ngày dài và ánh sáng mạnh.
• Đất cát pha hoặc thịt nhẹ, độ pH 5,5 - 6.
• Thời gian sinh trưởng 120 - 130 ngày.


Gieo trồng
• Hành tây được nhân giống bằng hạt
• Lượng hạt gieo: 80g hạt gieo trên 24m2 trồng cho 1 sào bắc bboj.
• Sau khi gieo rắc lớp đất nhỏ lên trên, dùng rơm rạ phủ lên mặt luống.
• Tưới nước thường xuyên 1 - 2 lần/ ngày cho đến trước khi nhổ 1 tuần
thì ngừng tưới để luyện cây con. Trước khi nhổ 5 - 6 giờ tưới nước đẫm
cho dễ nhổ, hạn chế đứt rễ. Cần làm vòm che cho vườn ươm để khắc
phục thời tiết nắng gắt, mưa to.
• Thời kỳ cây con 35 - 40 ngày nhổ đem trồng (Cao 15 - 18cm, có 4 - 5 là
thật)



• Làm đất:
+ Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ
dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm,
rãnh rộng 25cm.
+ Khoảng cách trồng: 25 x 15cm.


Bón phân cho hành tây
Lượng phân bón cho hành tây tính cho 1 sào Bắc bộ như sau:
• Phân chuồng hoai : 5 - 7 tạ, ure 6,5 - 7 kg, super lân 14 -15 kg,
kali 7kg
• Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + lân + 1/3 đạm và kali
trộn đều theo hàng, lượng còn lại chia đều làm 3 lần để bón
thúc. Nên pha loãng để tưới.
• Thúc đợt 1: Sau trồng 2 - 3 tuần
• Thúc đợt 2: Sau đợt 1 từ 20 - 25 ngày
• Thúc đợt 3: Sau đợt 2 từ 15 - 20 ngày.


Sâu, bệnh hại trên hành tây
• Hành tây có khá ít sâu bệnh, có
hai loại sâu chính trên hành tây
+ Sâu xanh da láng (Spodoptera
exigua )
+ Bọ trĩ hại hành (Thrips tabaci
Lindeman)


• Hai loại bệnh chính:

+ Bệnh sương mai(Peronospora
schleidni)
+ Bệnh thối nhũn(Sclerotinia allii)


Bệnh sương mai (Peronospora schleidni)
Triệu chứng:
• Lá già bị bệnh có màu xanh nhạt, có lớp tơ nấm màu trắng che
phủ lên vết bệnh sau đó tơ nấm chuyển sang màu xanh hơi đỏ.
Bệnh nặng làm lá bị gẫy và chết.
•Cuống lá, vết bệnh đầu tiên có hình elip sau đó kéo dài ra, lúc
đầu có màu vàng sau đó có màu nâu.
•Trên cây còn nhỏ ít bị bệnh gây hại, ở cây lớn các lá già bị hại
trước sau đó lan dần đến củ, cây còn ít lá, củ nhỏï và cây chết.


Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển:
• Do nấm Peronospora schleidni gây ra.
• Nấm tồn tại trong củ, trong thân cây bệnh.
• Bệnh phát sinh, phát triển mạnh trong điều kiện
nhiệt độ <22oC. Nhiệt độ cao và ẩm độ thấp hạn
chế sự phát triển của bệnh.


Biện pháp phòng trừ
• Sử dụng giống tốt, chọn củ giống sạch bệnh vì một số loại nấm bệnh có khả năng lan
truyền qua củ giống.
• Luân canh với cây trồng.
• Vệ sinh đồng ruộng, thu dọn sạch tàn dư cây bệnh đem tiêu hủy sau khi thu hoạch.
• Không trồng hành những nơi kém thoát nước.

• Biện pháp hóa học: sử dụng một số loại thuốc sau để phòng trừ
+ Azoxystrobin+ Difenoconazole (Amistar top 325SC)
+ Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP)
+ Chlorothalonil + Metalaxyl M (Folio Gold 440SC)


Triệu chứng
• Vết bệnh mới xuất hiện là những khối u mịn màng. Cây bị bệnh
xuất hiện lớp nấm trắng và có những hạt nhỏ màu đen. Bộ rễ bị
phá hủy, rễ quăn queo và chuyển sang màu vàng hoặc nâu, củ
bắt đầu ủng nước và thối.
• Trong bảo quản bệnh có thể tiếp tục gây hại phá hủy các mô
bên trong khi vỏ ngoài còn nguyên.


Nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của bệnh
• Bệnh thối trắng do nấm Sclerotium cepivonum gây ra
• Bệnh gây hại ở tất cả các giai đoạn phát triển của cây.
• Hạch nấm tồn tại rất lâu trong đất và là nguồn lây lan cho vụ
sau.
• Khi trời mưa lớn hoặc đất ẩm ướt và nhiệt độ đất từ 10-24oC
rất thích hợp cho nấm bệnh phát triển.
• Bệnh làm giảm năng suất và giá trị thương phẩm của hành


Biện pháp phòng trừ
• Khi đất bị nhiễm nên luân canh với cây trồng khác họ.
• Thu dọn sạch tàn dư cây bệnh để tiêu hủy sau khi thu hoạch.
• Không trồng hành những nơi kém thoát nước.
• Biện pháp hóa học: thuốc BVTV có hoạt chất: Trichoderma

viride


Thu hoạch và bảo quản hành tây
+ Khi thấy lá hành đã chuyển sang màu vàng
+ 70-80% cây tự đổ nghiêng, rủ xuống thì tiến hành thu hoạch.
+ Nhổ cả cây, làm sạch đất cát, phơi nắng 1-2 giờ rồi buộc túm
treo trên dây trong nhà kho nơi thoáng mát.
+ Khi thấy vỏ ngoài của củ đã khô, mỏng chuyển màu vàng
nâu sáng thì cắt bỏ thân lá, chỉ để đoạn thân dài khoảng 3-4cm.



• Bảo quản trong kho có giàn
mát, thông thoáng
• Thường xuyên kiểm tra để
loại bỏ các củ có triệu chứng
hư thối tránh lây nhiễm.


Công dụng của hành tây



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×