Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

Hoạt động chi trả chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công tại xã đức long huyện quế võ tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.9 KB, 41 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn tới nhà trường, khoa, cùng với các
thầy cô giáo đã tạo điều kiện cho em hoàn thành đợt thực tập tại Ủy ban nhân
xã Đức Long và nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban lãnh đạo Ủy ban
nhân xã Đức long đã giúp em hoàn thành đợt thực tập này.
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa
đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia đợt thực tập tốt nghiệp đầy bổ ích
này, em xin cảm ơn giáo viên hướng nhóm sinh viên chúng em, giảng viên –
Đặng Thị Huyền Oanh đã chỉ bảo tận tâm, hướng dẫn tận tình cho em trong
quá trình thực tập.
Em cũng xin cảm ơn tới Ban lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã Đức Long
đã luôn quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất giúp em hoàn thành tốt quá trình
thực tập tốt nghiệp tại đây. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn xâu sắc tời anh
Nguyễn Đăng Trà – Kiểm huấn viên, anh đã luôn theo sát em, chỉ bảo và cho
em những kinh nghiệm cũng như những bài học bổ ích tại đây.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên của lớp K62 - CTXH và
đặc biệt là các thành viên trong nhóm thực tập đã giúp đỡ, cùng nhau chia sẻ
kinh nghiệm trong quá trình thực tập lần này.
Trong quá trình thực tập, em nhận thấy rằng mình vẫn còn nhiều hạn
chế và thiếu sót, đó là điều không tránh khỏi. Qua đây em rất mong nhận
được sự đóng góp của thầy cô trong khoa, của Ban chính quyền và các bạn để
có thể rút kinh nghiệm cho những lần thực hành tiếp theo được hiệu quả và
chất lượng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2016
Sinh viên
Bùi Thị Liễu

1



MỤC LỤC

2


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Lý chọn cơ sở thực tập
Thực tập là cơ hội để giúp các bạn sinh viên ứng dụng những kiến thức
lâu nay được học trên giảng đường vào thực tiễn cuộc sống, vào công việc
nghề nghiệp của mình theo học suốt thời gian qua . Có thể nói rằng đây là cơ
hội rất lớn cho những “ chú gà công nghiệp” được tự mình va chạm với
những tình huống mà lâu nay bạn chỉ đọc và giải quyết nó ở trên sách vở.
Thực tập là cơ hội cho chúng ta được trải nghiệm thực tế cuộc sống, thực tế
công việc của mình mà đối với những lứa sinh viên chuẩn bị Tốt nghiệp đại
học là không hề đơn giản. Mặc dù đã là sinh viên năm 4 và đây là kì thực tập
tốt nghiệp cuối khóa , đã trải qua 3 lần thực tập rồi. Tuy nhiên, việc lựa chọn
cho mình cơ sở thực tập thật sự mang lại hiệu quả cho quá trình làm việc của
chúng ta thì nó thật sự không đơn giản.
Tôi lựa chon được Ban thương binh và xã hội xã Đức Long làm cơ sở
thực tập cuối khóa của mình cũng có bởi rất nhiều lí do. Vì đó là quê hương
tôi, tôi biết con người ở đây họ thật sự rất thân thiện, nhiệt tình chỉ bảo và
giúp đỡ mọi người. Hơn nữa, ủy ban nhân dân xã Đức Long cũng có một
mảng nghiên cứu và làm việc về Chính sách ưu đãi xã hội - mảng kiến thức
tôi thật sự rất tâm huyết từ trước khi theo học đến nay.
Đó là những lý do khiến tôi chọn UBND Xã Đức Long huyện Quế Võ
Tỉnh Bắc Ninh làm nơi thực tâp cuối khóa . Tôi mong rằng kì thực tập lần
này, bằng những hiểu biết và sự không ngừng học hỏi. Tôi sẽ đạt được thành
tích cao nhất có thể !
2.2.


Lý do chọn nội dung thực tập
Dân tộc Việt Nam trải qua bao thăng trầm lịch sử với liên tiếp những
cuộc trang cam go, quyết liệt để giành lại và giữ vững Tổ Quốc. Thắng lợi vĩ
đại của đan tộc ta trong các cuộc kháng kháng chiến giải phóng dân tộc cũng
như trong sự nghiệp xậy dựng và bảo vệ Tổ quốc là sự hi sinh bằng sương
máu mồ hôi và nước mắt của các thế hệ người Việt Nam. Hàng triệu đồng
3


bào, đồng chí đã hi sinh, hàng triệu người suốt đời mang trên mình thương tật,
hoặc di chứng của chiến tranh hàng triệu người con ưu tú đã ngã xuống và
vĩnh viễn yên nghĩ trên mọi miền đất nước, để lại cho người thân, gia đình và
xã hội những mất mát đau thương không bù đắp nổi. Sự hi sinh vì đất nước để
lại cho người thân của đồng bào và chiến sĩ ta là vô giá không gì sánh nổi, đó
là biểu thị lòng yêu nước oanh liệt của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến
chống giặc ngoại xâm và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
Chứng kiến những hi sinh cao cả, những mất mát vô cùng to lớn và
thấm nhuần lời của Hồ Chí Minh: “ Máu đào của các liệt sỹ đx làm lá cờ cách
mạng thêm đỏ chói”. Sự hi sinh của các liệt sỹ đã chuẩn bị cho đất nước ta nở
hoa độc lập két quả tự do, nhân dân ta đời đời ghi nhớ công ơn liệt sỹ”.. “
Anh em thương binh đã hi sinh một phần xương máu để giữ gìn Tổ Quốc bảo
vệ đồng bào, tận trung với nước, tận hiếu với dân, anh em đã làm tròn nhiệm
vụ , anh em không đòi hỏi gì cả. Song đối với người con trung hiếu ấy, Chính
phủ và đồng bào phải báo đáp thể nào cho xứng đáng”.. “ Thương binh, bênh
binh, gia đình bộ đội, gia đình liệt sỹ là những người có công với Tổ Quốc,
bởi vậy bổn phận của chúng ta là phải : “Biết ơn thương yêu và giúp đỡ họ”.
Cùng với tinh thân nhân văn cao cả và tấm lòng biết ơn sâu sắc đối với
những người đã hi sinh vì tổ Quốc, suốt mấy chục năm qua Đảng, Nhà nước
đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ với đối tượng Người có
công và thường xuyên có sự điều chỉnh bổ sung phù hợp với từng thời kỳ

cách mạng. Đến nay đã hình thành chính sách gắn liền với thực hành chính
sách kinh tế- xã hội và liên quan đến đời sống hàng ngày của hàng triệu người
có công.
Đó là chủ trường chương đúng đắn, là chính sách của Đảng, Nhà nước.
Chính sách đã góp phần nào những đau đớn, mất mát thể chất đồng thời cổ vụ
động viên tinh thần giúp họ vượt trên những mất mát đau thương ấy, khắc
phục những khó khăn cản trở tiếp tục khẳng định mình, xây dựng chính sách

4


mới cho bản thân, gia đình đóng góp công sức, trí tuệ vào công việc đổi mới
và phát triển quê hương đất nước.
Với chất lượng Người có công rất lớn, mỗi người có một hoàn cảnh
khác nhau, các chế độ cũng khác nhau. Do đó, thực hiện chính sách như thế
nào cho đúng quy định nhà nước, đảm bảo công bằng là việc không đơn giản.
Là một sinh viên đang theo học Công tác xã hội, nhận thức được tính cấp thiết
của vấn đề ưu đãi đối với người có công. Trong thời gian thực tập tốt nghiệp
tại phòng LĐTBXH tại xã Đức Long “ Hoạt động chi trả chế độ ưu đãi xã
hội đối với người có công tại xã Đức Long huyện Quế Võ Tỉnh Bắc Ninh”
để có điều kiện hiểu sâu hơn việc thực hiện chính sách này trên địa bàn xã và
làm báo cáo thực tập của mình.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tình hình hoạt động cụ thể việc thực hiện chế độ ưu đãi xã hội với
người có công trên địa bàn xã.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian: Từ 14/02/2016 – 09/04/2016.
Địa điểm: Phòng Lao động thương binh – UBND xã Đức Long huyện
Quế Võ tỉnh Bắc Ninh.

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu về quá trình thực hiện chính sách
xã hội tại địa bàn xã Đức Long. Các chế độ ưu đãi xã hội với người có
công đã được thực hiện và kết quả đạt được.
Về thời gian : Sử dụng tài liệu mới nhất về thông tin gần nhất.
3.

Mục đích, mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu trong Công tác xã hội đã được học
tại trường vào nhằm tìm hiểu về chính sách xã hội dành cho người có công
với cách mạng tại địa bàn xã Đức Long

5


Góp phần hệ thống hóa và từng bước hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như
thực tiễn về Công tác chính sách dành cho người có công với cách mạng tại
địa bàn xã Đức Long trong giai đoạn hiện nay.
Phân tích nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và
thực hiện chính sách chi trả dành cho người có công với cách mạng tại địa
bàn xã Đức Long
Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách chi trả dành cho người
có công với cách mạng tại địa bàn xã Đức Long.
Đưa ra đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực
hiện triển khai chính sách chi trả dành cho người có công tại địa bàn xã Đức
Long. Nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động này, đem lại cho
đối tượng người cao tuổi những niềm vui, những sự giúp đỡ thiết thực nhất.
3.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Ứng dụng những kiến thức, phương pháp, kỹ năng của Công tác xã
hội vào thực tập tìm hiểu về chính sách chi trả dành cho người có công với

cách mạng tại địa bàn thực tập.
- Học tập, rèn luyện nâng cao năng lực làm việc nhóm, năng lực giao
tiếp, lắng nghe, thu thập, đánh giá và chọn lọc thông tin… tại cơ sở thực hành.
- Nâng cao năng lực làm việc với kiểm huấn viên và đối tượng can
thiệp một cách chuyên nghiệp.
- Vận dụng hiệu quả các kỹ năng công tác xã hội đã được học trên lớp
vào thực tiễn qua đó giúp cho sinh viên thấy được sự khác biệt giữa lý thuyết
và thực hành Công tác xã hội.
- Tạo dựng mối quan hệ giữa nhân viên xã hội với cơ sở UBND xã Đức
Long.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp quan sát
Phương pháp nghiên cứu xã hội
Phương pháp phân tích tài liệu
6


Phương pháp phỏng vấn sâu.
Từ đó đưa ra được cách nhìn nhận và đánh giá tổng quát nhất về chính
sách chi trả được triển khai dành cho đối tượng.
5. Giới hạn nội dung
Tìm hiểu về tổng quan địa bàn thực tập
Các chính sách chi trả áp dụng dành cho người có công với cách
mạng tại địa bàn xã Đức Long
Tóm tắt quá trình thực tập
Tuần 1: 14/2- 18/2
-

Tìm hiểu về cơ sở thực tập


-

Nhận nhiệm vụ tại phòng chính sách
Tuần 2: 22/2- 4/3

-

Tìm hiểu công việc được giao tại phòng chính sách, phối hợp cùng cán bộ
chính sách thực hiện công việc được giao và yêu cấu
Tuần 3: 29/2 – 4/3

-

Tìm hiểu chức năng, nhiệm vụ của ban LĐTBXH

-

Lựa chọn đề tài, đành giá đề tài với giáo viên hướng dẫn và lên đề cương
Tuần 4: 7/3 – 11/3

-

Liên tục thực hiện nhiệm vụ được giao

-

Phối hợp cùng với cán bộ hướng dân
Tuần 5, 6: 14/3- 5/3

-


Tiếp tục nhận nhiệm vụ được giao tại ban LĐTBXH

-

Tìm hiểu tài liệu viết báo cáo thực tập
Tuần 7,8: 22/ 3- 9/4

-

Tiếp tục nhận nhiệm vụ được giao tại ban LĐTBXH

-

Tiếp tục bổ sung tài liệu

-

Hoàn thành báo cáo thực tập
B. NỘI DUNG
7


CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN
XÃ ĐỨC LONG
1.1.
Đặc điểm vị trí địa lý dân cư xã Đức Long
1.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Xã Đức Long nằm ở phía Đông Nam của huyện Quế Võ,cách trung tâm

huyện ly 16km, trung tâm tinh ly 30km. Phía Bắc được bao bọc bởi những
dòng Như Nguyệt, bên kia sông là các xã Đồng Phúc, Đồng Việt ( huyện Yên
Dũng, tỉnh bắc Giang); Phía Nam và Đông Nam được bao bọc bởi sông thái
bình và sông Thiên Đức( hay còn gọi là sông Đuống), bên kia sông là các xã
Cao Đức, Vạn Ninh( Gia Bình tỉnh Bắc Ninh) và thị trấn Phả Lại, xã Cổ
Thành( Chí Linh -Hải Dương); phía tây tiếp giáp xã Châu Phong.
Đức Long có diện tích tự nhiên là 928,15ha, trong đó diện tích đất canh
tác là 597,24ha, còn lại là đất thổ cư, ao hồ và công trình phúc lợi. Dân số với
1542 hộ, 6220 nhân khẩu. Thành phần dân tộc kinh, tôn giáo chủ yếu theo đạo
Phật, một số theo Công giáo.
Vốn là một vùng đất đồng chiên trũng, nhưng Đức Long lại vừa có núi, có
sông “ Sơn thủy hữu tình”.Tại thôn Phải Lại nổi lên một ngọn núi xưa gọi là núi
Phổ Lại Sơn. Sách Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú viết:
“ Núi Phả Lại ở xã Phả Lại huyện Quế Dương, đá núi rất cao, chân núi
sát tới sông Lục Đầu, phong cảnh rộng thoáng, trên núi có chùa Chúc Thánhlà
nơi thầy Không Lộ tu hành, vua quan nhà Trần thường đến đây để vịnh”.
Sách Đại Nam Nhấy thống viết: “Núi Phả Lại ở xã Phả Lại, cách huyện lỵ
Quế Dương 14 dặm về phía Đông, trông ra Lục Đầu Giang, trên núi có chùa
Đại Minh, các vua quan thời Trần thường đến đây ngoại cảnh”. Một vùng đất
vừa có núi, có sông, có ruộng đồng, ao, bờ hồ, nên Đức Long đã được sự
sách, thư tịch ca ngợi là một vùng đất có phong cảnh đẹp nổi tiếng xứ Kinh
Bắc. Được bao bọc bởi 3 con sông, xưa kia có bến phà phả lại, nay là cầu Phả
Lại nằm trên quốc lộ 18 chạy qua, nối Bắc Ninh phả lại( Hải Dương) rồi chạy
đi Quảng Ninh, Hải phòng, nên Đức Long là vùng đất có đường giao thông
8


thủy, bộ rất thuận tiện, các thôn Thịnh Lai, kiều Lương, Phú Vân có các bền
đò ngang trên dưới thuyền đi sang các xã Đồng Phúc( Yên Dũng), Vạn Ninh,
Cao Đức( Gia Bình) rất thuận tiện cho buôn bán, giao lưu kinh tế, văn hóa với

tỉnh phía Đông Bắc và các vùng lân cận.
Năm 1966, tuyến đê Bối 3 xã được đắp với chiều dài 12 km đã cơ bản
khắc phục được cảnh “ Chiêm khê, mùa thối” tạo điều kiện cho nhân dân
trong xã đi lại, phát triển kinh tế.
Bao quanh xã Đức Long là mang lưới chợ làng, chợ vùng như chợ
Châu Cầu( Châu Phong), chợ Đông Du xã Đào viên). Đức Long nằm trong
vùng khí hậu của đồng bằng Bắc Bộ, nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều.
Thời tiết trong năm chia làm 4 mùa ( xuân, hạ thu, đông), nhưng lượng mưa
chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn chiếm 80% lượng nược mưa của của cả
năm và thường có những trận bão lớn gây úng, lụt cục bộ. Mùa khô từ tháng
11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chiếm 20% lượng nước mưa của cả năm,
thường gây hạn hán, nhiều ruộng đồng ao hồ khô cạn. hàng năm có hai mùa
gió chính là gió mùa đông bắc và gó mùa đông nam. Gió mùa đông bắc thổi
từ lục địa phía Bắc xuống khô rét từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.
Gió đông nam thổi theo biển Đông vào tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi
nước biển mát mẻ, dễ chịu.
Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên cơ bản là thuận lợi, nên Đức
Long từ xa xưa đã là điểm tụ cư của người Việt cổ. Theo thời gian, cư dân ở
đây đã lập nên những làng xóm nằm ven sông Đuống, sông Cầu. Cư dân sinh
cơ lập nghiệp ở đây chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước, bên cạnh còn
nhiều thêm một số nghề phụ như đánh bắt cá. Đan lát, làm gốm, buôn bán..
1.1.2. Văn hóa- xã hội

Cùng với sự phát triển kinh tế thì lĩnh vực văn hóa- giáo dục cũng
được chú trọng đó là cơ sở giáo dục phát triển, hiện tại trên địa bàn xã có một
trường mẫu giáo, một trường tiểu học, một trường cấp 2. Công tác giáo dục
9



đào tạo luôn được quan tâm sâu sắc, chất lượng dạy và học ngày càng được
nâng cao, trang thiết bị được đầu tư và nâng cấp, khung cảnh, cảnh quan, môi
trường của các trường học được đảm bảo. Công tác y tế - dân số KHHGĐ
ngày càng được củng cố phát triển, có trạm y tế xã và các bệnh viện tư. Các
cơ quan y tế tiếp tục được đầu tư, nâng cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sỹ
tại các trạm y tế của các xã, ngày càng được củng cố nâng cao trình độ
chuyên môn, đảm bảo duy trì tốt công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế,
chỉ đạo có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, không để
xảy ra dịch bệnh.
1.1.3.Khái quát ủy ban nhân dân xã Đức Long
a)Lịch sử hình thành
Theo truyền thuyết của địa phương thì làng mạc nơi đây có từ thời
Hùng Vương. Dấu ấn còn để lại ở tên đất, tên làng, phong tục tập quán, tín
ngưỡng hội hè, đặc biệt là truyền thống Thánh Gióng đánh giặc Ân, truyền
thống kể rằng: Vào thời vua Hùng thứ 6, Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân qua
vùng đất này, đã được nhân dân địa phương giúp đỡ. Những địa danh gắn với
truyền thuyết Thánh Gióng đáng giặc Ân như: Những dãy ao chuôm ở các
thôn theo truyền thuyết là những vết chân ngựa của Tháng Gióng, Đình Việt
thuộc Cựu Tự- Ngọc Xá, cách Đức Long khoảng 5 km là nơi giặc Ân đóng
quân. Hay như câu chuyện “ Nguqạ như giặc Ân” ở làng cầu Tự, nhân dân kể
rằng: Thời Thánh Gióng giặc Ân sang xâm lược nước ta, chúng đóng quân
dọc dãy Trâu Sơn. Thực hiện aam mưu đồng hóa nhân dân ta, chúng tạc một
con ngựa đá gần chân núi Đấm Chiêng, mỗi ngày bắt một người đàn ông cắt
cỏ cho ngựa ăn, ngựa không ăn chúng chém đầu người đó vứt xuống thùng
Đấu Đong ở núi Ba Bậc cạnh doanh trại của tướng giặc. … những truyền
thuyết trên, cho thấy làng mạc nơi đây có từ thời Hùng Vương, nhân dân xá
Đức Long đã tham gia vào công cuộc đánh giặc giữ nước của dân tộc.
Xã Đức Long được thành lập gồm 6 thôn: Thông Phong Cốc, Thịnh
Lai, Phả Lại, Vệ Xã , Phú Vân, Kiều Lương. Theo các cụ thời xưa truyền
10



thuyết để lại, xã được lấy tên là Đức Long bởi vị trí của xã nằm trong hai triền
sông bao bọc là sông Thiên Đức và sông Như Nguyệt, mặt khác tên Đức còn
có dụng ý là để lại cái Đức cho con cháu muôn đời.
b)Nguyên tắc làm việc của Ủy ban nhân dân xã Đức Long
UBND xã Đức Long làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát
huy vai trò tập thể, đề cao vai trò cá nhân và tinh thần chủ động sáng tạo của
chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên UBND . Mỗi việc chỉ được giao một cán bộ
phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Mỗi thành viên ủy ban nhân dân xã chịu
trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công, cùng các thành viên khác
chịu trách nhiệm tập thể về kết quả hoạt động của UBND xã trước Đảng ủy
xã, Hội đồng nhân dân xã và UBND huyện.
Ủy ban nhân dân xã chấp hành sự chỉ đạo của UBND huyện, sự lãnh
đạo của Đảng ủy, sự giám sát của Hội đồng nhân dân xã, phối hợp chặt chẽ
giữa UBND xã với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân cung cấp trong
quá trình triển khai mọi nhiệm vụ
UBND xã giải quyết các công việc của công dân và tổ chức theo đúng
pháp luật, đúng thẩm quyền và phạm vi trách nhiệm, đảm bảo công khai minh
bạch, kịp thời và hiệu quả, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân địa
phương, đúng trình tự, thủ tục, thời hạn quy định của UBND.
Cán bộ, công chức UBND phải sâu sát cơ sở, lắng nghe mọi ý kiến
đóng góp của nhân dân, có ý thức học tập, nâng cao trình độ, từng bước đưa
hạt động của UBND xã ngày càng chính quy, hiện đại vì mục đích xây dựng
chính quyền cơ sở vững mạnh, nâng cao đời sống nhân dân.
c)Cơ cấu tổ chức UBND xã Đức Long
chChchuCvhchủ tichg

Đảng ủy


UBND
HĐND
11


MTTQ- CÁC ĐOÀN THỂ CT-XH
CHỦ TỊCH UBND
CHỦ TỊCH UB MTTQ
CHỦ TỊCH HỘI PHỤ NỮ
CHỦ TỊCH HỘI CỰU CHIẾN BINH

BÍ THƯ ĐOÀN
TƯ PHÁP HO TỊCH
PCT UBND KT – CT - MT
VĂN HÓA THÔNG TIN
PCT UBND VH - XH
ĐỊA CHÍNH – XÂY DỰNG
KẾ TOÁN
DS – GD - TE
QUÂN SỰ
LĐ - TBXH

12


13


d)Chức năng, nhiệm vụ ban LĐTBXH
Ban LĐTBXH bao gồm một cán bộ : anh Nguyễn Đăng Trà

Chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện công tác chính sách thương binh,
liệt sĩ, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, quản lý hồ sơ hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn phường.
+ Theo dõi, quản lý các đối tượng tệ nạn xã hội
+ Chịu trách nhiệm soạn thảo các văn bản theo chức trách, nhiệm vụ
được phân công.
+ Tiếp cận, giải quyết công tác hồ sơ, giấy tờ liên quan đến các chế độ
với các đối tượng thuộc bảo trợ xã hội, ưu đãi xã hội.
+Tham gia một số công tác khác theo sự phân công của văn phòng và
lãnh đạo của UBND phường.

14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHI TRẢ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI
NGƯỜI CÓ CÔNG TẠI XÃ ĐỨC LONG.
2.1.Thực trạng chi trả ưu đãi xã hội với người có công ở nước ta
hiện nay
Theo pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và nghị định số
28/CP ngày 29/4/1995 của Chính Phủ. Chính sách ƯĐXH với người có công
là những quy định chung của nha nước về mục tiêu, phương hướng và các
giải pháp để thực hiện. và nội dung cơ bản của chính sách là:
-

Xác định rõ đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn được hưởng chính sách
Xác định rõ mục tiêu là đảm bảo về đời sống vật chất và tinh thần cho các đối

-

tượng NCC

Việc huy động nguồn lực của chính sách được cụ thể hóa bằng những chế độ
cụ thể: Chính sách ƯĐXH đối với người có công với cách mạng còn xác định

-

rõ chủ thể thực hiện chính sách
Nhà nước dành phần ngân sách đảo bảo thực hiện chính sach ƯĐXH với NCC

-

và nghiên cứu sử dụng các nguồn kinh phí này vào mục địch khác
Thực hiên chính sách ƯĐXH với NCC là góp phần thực hiện chính sách vì
con người của Đảng và nhà nước ta nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của

thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước.
a) Chi trả trợ cấp chỉ một lần
Là đối tượng hoặc thân nhân đối tượng làm bản khai theo mẫu quy định
và nộp bản khai và các giấy tờ gốc hoặc giấy tờ được coi là giấy tờ gốc, giấy
tờ có liên quan ( nếu có) cho UBND
+UBND Xã
-

Tiến hành phân loại theo 3 nhóm: nhóm có giấy tờ gốc, nhóm có giấy tờ liên
quan và nhóm không có giấy giờ. Triển khai các thôn xét duyệt theo 3 bước:
Bước 1 xét duyệt nhóm có giấy tờ gốc, bước 2: xét duyệt nhóm có giấy tờ liên

-

quan, Bước 3: nhóm không có giấy tờ gì.
Chỉ đạo trưởng thôn tổ chức hội nghị tập thể để xem xét, xác nhận và đề nghị

chế độ một lần.

15


-

Ban chỉ huy quân sự xã ( phường) tổng hợp danh sách và hồ sơ đối tượng của
các thôn và đề nghị Ban chấp hành chính bịnh họp xem xét và xác nhận đối

-

tượng.
Tổ chức hội nghị hội đồng chính sách công khai xét duyệt đối với đối tượng

-

do thôn và ban chấp hanh cựu chiến binh báo cáo.
Niêm yết danh sách đối tượng đã xét duyệt sau 15 ngày nếu không có ý kiến
thắc mắc, khiếu kiện của nhân dân thì tổng hợp lập hồ sơ báo cáo UBND
huyện quận.
+ UBND ( huyện)

-

Chỉ đạo ban chỉ huy quân sự huyện ( quận) phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức xét duyệt thẩm định, tổng hợp và báo cáo UBND tỉnh, thành phố

-


( qua Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố).
Chỉ đạo tiến hành chi trả chế độ cho đối tượng UBND tỉnh (thành phố).
Chỉ đạo Bộ chỉ huy quân sự tỉnh ( thành phố) phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức xet duyệt thẩm định, tổng hợp danh sách báo cáo quân khu ( qua
cục chính trị)
+ Bộ tư lệnh quân khu

-

Tổ chức xét duyệt, tổng hợp danh sách của các tỉnh( thành phố) báo cáo Bộ
quốc phòng ( qua cục chính sách) để thẩm định, tổng hợp. sau khi có kết quả
thẩm định của cục chính sách, bộ tự lệnh quân khu ra quyết định hưởng chế
độ cho đối tượng
+ Cục chính sách tổng cục chính trị:

-

Thẩm định kiểm tra kết quả xét duyệt quyết định ( kèm theo danh sách) của

-

các quân khu
Tổng hợp báo cáo Thủ trưởng Tổng cục chính trị đề nghị Bộ tài chính đảm

bảo kinh phí.
b) Hoạt động chi trả theo tháng
Áp dụng ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng trước và sau 01
-

tháng 01 năm 1995 gồm:

Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng kể từ ngày có quyết định công nhận
Được cấp báo cáo nhân dân hàng ngày, sinh hoạt văn hóa tinh thần phù với
cac điều kiện nơi cư trú.
16


-

Khi người hoạt động cách mạng chết thì tổ chức mai táng được nhận mai táng

phí, thân nhân người hoạt động cách mạng được hưởng:
• Trợ cấp 1 lần bằng 3 tháng trợ cấp, phụ cấp mà người lao động cách mạng
được hưởng trước khi chết
• Cha mẹ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 18 tuổi trở xuống hoặc trở lên nếu còn
tiếp tục đi học, con bị tàn tập nặng tự nhỏ, khi hết hạn thời hạn hưởng trợ cấp
vẫn bị suy giảm khă năng lao động 61% trở lên thì hưởng trợ cấp tiền tuất
hàng tháng.
• Cha mẹ, mẹ đẻ vợ hoặc chồng đnag sống cô đơn không nơi nương tưạ, con
mồ côi từ 18 tuổi trở xuống hoặc trên 18 tuổi trở lên nếu con tiếp tục đi học,
con mồ côi bị tàn tập từ nhỏ khi hết hạn thời hạn hưởng trợ cấp vẫn bị suy
giảm khă năng lao động 61% trở lên thì hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng
tháng.
2.2. Thực trạng chi trả chế đô ưu đãi xã hội với người có công tại
xã Đức Long.
2.2.1.Thủ tục hành chính về công tác thực hiện chính sách người có
công với cách mạng tại ban LĐTBXH thuộc UBND xã Đức Long
 Cơ sở pháp lý

Những chính sách được áp dụng đối với người có công với cách mạng:
Pháp lệnh số 26/2005/PL- UBTVQH ngày 29/6/2005 của ủy ban

thường vụ Quốc hội về ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình
liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công
giúp đỡ cách mạng.
Nghi định số 176/NĐ- CP ngày 20/10/1994 về việc thi hành Pháp lệnh
quy định danh hiệu vinh dự Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Căn cứ nghị định số 94/2006/NĐ_CP ngày 07/09/2006 của chính phủ
điều chỉnh mức lương tối thiểu chung. BLĐTBXH hướng dẫn tăng lương hưu
và trợ cấp bảo hiểm xã hội.
Nghị định số 147/2005/NĐ- CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy
định về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
17


Nghị định số 54/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một
số Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Các thông tư hướng dẫn của BLĐTBXH như: Thông tư 33/2005/TTLĐTBXH ngày 9/12/2005 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định
147/2005/NĐ- CP ngày 30/11/2005 của Chính phủ quy định mức lương trợ
cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng; Thông tư liên tịch
số 17/2005/TTLT- BLĐTBXH- BTC ngày 9/5/2005 của Bộ lao động –
Thương binh và Xã hội- Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ điều dưỡng
đối với người có công với cách mạng.
Một số văn bản pháp luât như đát đai, nhà ở, giáo dục và đào tạo, các
luật thuế…
Chính phủ đã ban hành nghị định số 38/2009/NĐ_CP, mười một đối
tượng được hưởng chính sách ưu đãi đối với người có công:
1. Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945
2. Người hoạt động cách mạng trước

1/1/1945 đến trước tổng khởi nghĩa


19/8/1945
3. Liệt sĩ
4. Bà mẹ Việt Nam anh hùng
5. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động
6. Thương binh, người được hưởng như thương binh
7. Bệnh binh
8. Người hoạt động kháng chiến bị nhiếm chất độc hóa học
9. Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
10. Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm

nghĩa vụ quốc tế.
11. Người có công giúp đơ cách mạng
 Những đối tượng được hưởng chi trả ƯĐXH với NCC tại xã Đức Long
 Thương binh

18


Thương binh là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy giảm
khả năng lao động từ 21% trở lên, được cơ quan đơn vị thẩm quyền cấp “Giấy
chứng nhận thương binh” và “Huy hiệu thương binh” thuộc một trong các
trường hợp sau đây: chiến đấu hoặc trực tiếp phục vu chiến đấu; bị địch bắt
tra tấn vấn không chịu khuất phục, kiên quyết đấu tranh để lại thương tích
thực thể; làm nghĩa vụ quốc tế; đấu tranh chống tội phạm; dũng cảm thực hiện
công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ quóc phòng, an ninh; dũng cảm cứu
người, cứu tài sản nhà nước và nhân dân; làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
ở vùng khinh tế đặc biệt khó khăn.
Thương binh hạng B là quân nhân, công an nhân dân bị thương làm suy
giảm khả năng lao động từ 21% trở lên trong khi tập luyện, công tác đã được
cơ quan, đơn vị có thẩm quyền công nhận trước ngày 31/12/1993.

Hạng 1: mất sức 81%- 100%
Hạng 2: mất sức 61%- 80%
Hạng 3: mất sức 41%- 60%
Hạng 4: mất sức 21%- 40%
Hồ sơ thương binh:
+ Giấy xác nhận trường hợp bị thương
+ Biên bản xảy ra sự việc
+ Giấy xác nhận hưởng thụ trợ cấp đặc bệt mức 100% (đối với người
công tác tại vùng có phụ cấp lương đặc biệt 100%)
+ Giấy xác nhận được giao làm nhiệm vụ quốc tế (nếu có)
+ Giấy ra viện sau khi điều trị vết thương
+ Biên bản giám định thương tật do Hội đồng Giám định y khoa cấp
 Bệnh binh

Bệnh binh là quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả
năng lao động từ 61% trở lên khi xuất ngũ về gia đình được cơ quan, đơn vị
có thẩm quyền cấp “giấy chứng nhận bệnh binh” thuộc một trong các trường
hợp sau đây:
19


Chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu trực tiếp phục vụ chiến đấu; hoạt
động ở địa bàn có điều kiện kinh – xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lại;
hoạt động ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa đủ 3
năm trở lại nhưng đã có đủ mười năm trở lên công tác trong Quân đội nhân
dân, công an nhân dân; đã công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhân
dân đủ mười năm năm nhưng không có đủ điều kiện hưởng chế độ ưu đãi; làm
nghĩa vu quốc tế; dũng cảm thực hiện công việc cấp bách, nguy hiểm phục vụ
quốc phòng, an ninh; mắc bệnh do một trong các trường hợp nêu trên, nay đã
xuất ngũ nhưng chưa đủ ba năm mà bệnh cũ tái phát dẫn đến tâm thần.

Hạng 1: mất sức 81%- 100%
Hạng 2: mất sức 61%- 80%
Hạng 3: mất sức 41%- 60%
-

Hồ sơ đối với bệnh binh cũng như đối với thương binh

 Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chát độc hóa học là người được
cơ quan có thẩm quyền công nhận đã tham gia công tác, chiến đấu, phục vụ
chiến đấu tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học, bị mắc bệnh
làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do chất
độc hóa học gồm:
Cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân vien quốc phòng
thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; cán bộ, chiến sĩ công nhân viên thuộc lực
lượng công an nhân dân; cán bộ công nhân viên chức trong các nhân viên nhà
nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể chính trị xã
hội khác; thanh niên xung phong tập trung; dân công; công an xã, dân quân,
du kích, tự vệ; cán bộ thôn, ấp, xã phường.
Điều kiện hưởng ưu đãi đối với người hoạt động cách mạng bị nhiễm
chất độc hóa học:
Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8/1961 đến
30/4/1975 tại vùng mà quân đội mỹ sử dụng chất độc hóa học; bị mắc bệnh
20


làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị dạng hoặc vô sinh do
hậu quả của chất độc hóa học; trừ trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc
đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà bị mắc bệnh suy giảm khả năng

lao động từ 61% trở lê do hậu quả của chất độc hóa học.
-

Hồ sơ người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ của
họ bị nhiễm chất độc hóa học:
+ Bản khai cá nhân
+ Giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế (cấp huyện, thành phố)
+ Danh sách điều tra nạn nhân bị chất độc hóa học
( Để hưởng trợ cấp các đối tượng trên phải làm bản khai hưởng trợ cấp
có xác nhận của UBND cấp xã và cơ sở y tế có thẩm quyền về tình trạng bệnh
tật, gửi tới phòng LĐTBXH huyện, sau đó sở LĐTBXH căn cứ vào danh sách
đã được cơ quan có thẩm quyền điều tra để xét duyệt lập danh sách trình
UBND cấp tỉnh ra quyết định trợ cấp).

 Người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày
 Thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng và hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ

Thân nhân hưởng trợ cấp hàng thàng đó là những thân nhân của liệt sĩ
như bố mẹ đẻ của liệt sĩ, vợ liệt sĩ.
Thân nhân thờ cúng liệt sĩ là những người thân của liệt sĩ chịu trách nhiệm
thờ cúng liệt sĩ tại nhà mình. Đây có thể là nhũng người có mối quan hệ với liệt
sĩ như anh chị em ruột thịt với liệt sĩ, cháu của liệt sĩ, chị dâu liệt sĩ…


Chế độ ưu đãi
- Đối với thương binh và bệnh binh
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 102 quy định chế độ trợ cấp đối
với bệnh binh hoặc công nhân, viên chức nghỉ việc hưởng chế độ mất sức lao
động đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
Theo đó, kể từ ngày 26/12, bệnh binh có thời gian trong quân đội hay

công an từ 15 năm trở lên, hoặc công nhân, viên chức nghỉ mất sức lao động
có thời gian công tác 20 năm trở lên đồng thời là thương binh, hưởng chính
21


sách như thương binh thì được hưởng 2 khoản: trợ cấp thương tật hằng tháng
đối với thương binh và trợ cấp bệnh binh hoặc trợ cấp mất sức lao động.
Theo quy định tại điều 24, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định;
Điều 24
Các chế độ ưu đãi đối với bệnh binh bao gồm:
1. Trợ cấp hàng tháng, phụ cấp hàng tháng căn cứ vào mức độ suy giảm
khả năng lao động;
2. Bảo hiểm y tế; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình căn cứ
vào tình trạng bệnh tật của từng người và khả năng của Nhà nước;
3. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp bệnh
binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi
sức khỏe hàng năm;
4. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi
để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về
nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này.”
- Thân nhân hưởng trợ cấp hàng tháng và hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Căn cứ Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PLUBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005; Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13
ngày 16 tháng 7 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng; theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết,
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.
Điều 3. Nguyên tắc hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng đối với thân
nhân người có công
1. Thân nhân liệt sĩ hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo quy định tại

Điều 20 của Nghị định này.
22


2. Thân nhân của hai người có công từ trần trở lên được hưởng tối đa
hai suất trợ cấp tiền tuất hàng tháng.
3. Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có
công từ trần trở lên chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một liệt sĩ
và trợ cấp tiền tuất hàng tháng của một người có công từ trần.
Theo Điều 21, Nghị định 31/2013/NĐ-CP ngày 9-4-2013, quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với
cách mạng: khi liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hằng tháng thì
người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm một lần, mức trợ cấp
500.000 đồng.
 Ý nghĩa thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng

+ Về phía nhà nước
Chính sách này có ý nghĩa rất lớn thể hiện đường lối lãnh đạo của Đảng
và nhà nước ta là công cụ công bằng và sáng suốt. Chính sách thể hiện được
đạo lý tốt đẹp, thể hiện được lòng biết ơn sâu sắc của thế hệ sau đối với thế hệ
cha anh đã hy sinh cho tổ quốc, duy trì được truyền thống tốt đẹp của dân tộc
là “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Nhà nước ta tạo ra hành lang pháp lý chặt chẽ, thủ tục hành chính trong quá
trình cải cách theo hướng đơn giản, nhằm tạo điều kiện thuân lợi nhất cho những
người dân tiếp cận được chính sách, với chế dộ mình xứng đáng được hưởng.
Chính sách cũng thể hiện sự vững mạnh của nền Quốc phòng, an ninh
quốc gia được đảm bảo. Tính đoàn kết dân tộc được thể hiện mạnh mẽ.
+ Đối với người được hưởng (người có công với cách mạng)
Họ là người phải chịu đau khổ, mất mát, chính sách được đưa vào đời
sống dến tay họ là sự bù đắp cần thiết cả về vật chất lẫn tinh thần. Để họ bớt

đi đau thương, ổn định cuộc sống và tiếp tục cống hiến.
Chính sách được thực hiện giúp cho nhân dân tin hơn vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước. Họ cho rằng sự hy sinh của mình không vô ích, sự tin tưởng
đó là động lực to lớn cho sự vững mạnh của Quốc phòng, đoàn kết dân tộc.
23


2.2.2. Thực trạng chi trả ƯĐXH đối với người có công tại xã Đức
Long
Ưu đãi xã hội là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã hội thể hiện sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với người có công và ghi nhận công lao đóng
góp, sự hy sinh của đối tượng và gia đình người công. Bởi vậy, xã thay mặt Nhà
nước chăm sóc thương binh, bệnh binh, gi đình liệt sĩ và người có công, thực
hiện đầy đủ chu đáo các chinh sách, chế độ gồm các khoản phụ cấp hàng tháng,
đảm bảo y tế, phục hồi chức năng, động viên, khai thác mọi tiềm năng của cộng
đồng để đáp ứng những nhu cầu về đời sống người có công.
Thực hiện chính sách ƯĐXH là những mục tiêu chính trị xã hội mà Đảng
ủy và Ban lãnh đạo xã đã đề ra trong phương hướng, kế hoạch phát triển phường.
Cử ra một cán bộ chuyên ngành, cán bộ này có trác nhiệm giúp cấp ủy,
chính quyền lãnh đạo, theo dõi, thực hiện công tác với người có công với cách
mạng và giúp đỡ họ.
Hàng năm xã Đức Long đã tổ chức điều tra thống kê số lượng, người
được hưởng chế độ ƯĐXH trên địa bàn xã, sau đó tổ chức phân loại đối
tượng để có những biện pháp, kế hoạch giải quyết, thực hiện các chính sách,
chế độ được đúng, đủ và kịp thời.
Bảng 2.1. Thống kê số lượng người được hưởng trợ cấp ưu đãi
thường xuyên tại xã Đức Long.
Năm
Số người
Số tiền


2016
122
176.333.000

( Nguồn: Ban LĐTBXH xã Đức Long tháng 2/2016)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, số ượng người có công tại xã Đức Long
là 122 người. Xã đã thực hiện chi trả cho người có công với cách mạng
176.333.000 triệu đồng. Như vậy công tác chi trả và đền áp đối với người có
công được cán bộ UBND xã rất quan tâm và làm việc có trách nhiệm.

24


Bảng 2.2: Bảng phân nhóm đối tượng được hưởng ưu đãi, trợ cấp
hàng tháng trên địa bàn xã Đức Long.
STT
1
2
3
4
5
6
7

Đối tượng hưởng ưu đãi
TB suy giảm KNLĐ
TB suy giảm KNLĐ từ 61-80%
TB suy giảm KNL 81% trở lên
BB suy giảm KNLĐ41-50 %

BB suy giảm KNLĐ 61-70%
TBB suy giảm KNLĐ 21-60
Người phục vụ TB, TBB 81% ở gia
đình

Số người
30
2
1
5
14
2
1

Số tiền
37.667.000
5.574.00
4.082.000
6.880.000
30.576.000
2.295.000
1.318.000

8
9
10

Tuất liệt sỹ
Tuất vợ (chông), lấy chồng vợ khác
Tuất TB, TBB từ 61% trở lên hưởng

ĐXCĐ
Tuất BB 61% trơ lên hưởng ĐXCB
Bị mắc bệnh suy giảm KNLĐ từ 4160%
Con bị DDDT, suy giảm KNLĐ từ
61- 80%
Quân nhân xuất ngủ từ 16-17 năm
chiến tranh
Người HĐCM hoặc HĐTKC bị tù
địch bắt, tù đầy

26
11
1

34.268.000
14.498.000
739.000

7
6

5173.000
10.038.000

1

729000

1


1455.000

2

1582.000

11
12
13
14
15

( Nguồn: Ban LĐTBXH xã Đức Long tháng 2/2016)
Qua bảng số liệu trên ta thấy hiện xã Đức Long có 122 đối tượng đang
hưởng chế độ ưu đãi, trợ cấp xã hội là khác nhau.
Căn cứ vào quy đinh các mức trợ cấp cho từng đối tượng khác nhau
trên, hàng năm dưới sự chỉ đạo của Sở LĐTB& XH thành phố Bắc Ninh, Ban
LĐTBXH quản lý tiếp nhận thực hiện các chính sách ưu đãi của nhà nướcvới
đối tương người có công với cách mạng.
Qua bảng tổng hợp chi trả chế độ ưu đãi trên cho thấy số lượng người có
công của xã rất lớn, do vậy mức sinh hoạt và điều kiện sống của một só đồi
tượng người có công rất khó khăn do điều kiên tuổi cao và sức yếu hiên nay có
nhiều đối tượng chính sách đã mất như Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng…mặt khác
25


×