Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc TT thanh lãng huyện bình xuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.66 MB, 78 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc TT Thanh Lãng huyện Bình
Xuyên ” trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thanh Chi, người đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Lãnh đạo và các thầy cô giáo
trong Viện khoa học công nghệ và Môi trường, trường Đại học Bách khoa Hà Nội
đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành đề tài.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới Lãnh đạo và các đồng nghiệp của trung
tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh
Phúc và các bạn học viên cùng lớp cao học đã tạo điều kiện, giúp đỡ và trao đổi
chia sẻ thông tin giúp tôi thực hiện đề tài một cách thuận lợi và đầy đủ hơn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và bè bạn đã động viên tôi
trong suốt thời gian qua, giúp tôi có nhiều động lực để hoàn thành luận văn này.
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thùy

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan việc lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi tác giả và cộng
sự cùng nơi công tác và đã được sự đồng ý cho phép trích dẫn kết quả thu được từ
các báo cáo.
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này do tôi viết, sửa và hoàn thành theo sự
hướng dẫn Tiến sĩ Trần Thanh Chi.
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thùy


2


MỤC LỤC

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD
COD
CNH-HĐH
QCVN
KQPT
GHPH
BTNMT
TNHH
UBND
CCN
GCNQSDĐ
TTCN
KD
NSTP

:
:
:
:
:
:

:
:
:
:
:
:
:
:

Nhu cầu oxy sinh hóa
Nhu cầu oxy hóa học
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Quy chuẩn Việt Nam
Kết quả phân tích
Giới hạn phát hiện
Bộ Tài nguyên & Môi trường
Trách nhiệm hữu hạn
Ủy ban nhân dân
Cụm công nghiệp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Tiểu thủ công nghiệp
Kinh doanh
Nông sản thực phẩm

TT

: Thị Trấn

4



DANH MỤC CÁC BẢNG

5


DANH MỤC CÁC HÌNH

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam. Nhiều sản
phẩm thủ công mỹ nghệ được sản xuất trực tiếp tại làng nghề đã trở thành thương
phẩm được ưa chuộng, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động
lúc nông nhàn. Theo số liệu công bố mới đây của Bộ Tài nguyên & Môi trường,
hiện nay trên cả nước có khoảng 4.575 làng nghề, trong đó có hơn 1.450 làng nghề
truyền thống. Các làng nghề phân bố tập trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng
(chiếm khoảng 60%); còn lại là miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam
(chiếm khoảng 10%) [1]. Loại hình sản xuất tại các làng nghề rất đa dạng và phong
phú, nhưng chủ yếu tập trung vào các ngành như sản xuất mây, tre đan; dệt vải; thêu
ren; sản xuất đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 77 làng nghề, tuy nhiên mới chỉ
có 22 làng nghề đạt chuẩn và được công nhận với 17 làng nghề truyền thống, 5 làng
nghề tiểu thủ công nghiệp [13].
Làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng (thuộc thị trấn Thanh Lãng, huyện
Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc) là một trong số 22 làng nghề đạt chuẩn nêu trên [7].
Theo lịch sử truyền thống ghi lại cho thấy, nghề mộc tại Thanh Lãng đã ra đời và
phát triển từ rất lâu đời. Trải qua lịch sử hàng trăm năm, những tinh hoa văn hoá, kỹ

thuật chế tác cùng với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đã làm nên một thương
hiệu mộc đáng tin cậy, được trong và ngoài tỉnh biết đến. Mộc truyền thống Thanh
Lãng đã trở thành một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết công
ăn việc làm cho nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Tuy nhiên, do đặc trưng của loại hình chế biến gỗ là gây ra tiếng ồn lớn (từ
các công đoạn cưa, đục, tiện,…), phát sinh nhiều chất thải rắn (phoi bào, phoi tiện,
đầu mẩu gỗ thừa,…) và chất thải nguy hại (giẻ lau, vỏ bao bì dính sơn, vecni,…) đã
gây ảnh hưởng tiêu cực rất lớn tới sức khỏe của cộng đồng dân cư và môi trường
sống trong khu vực làng nghề, đặc biệt là môi trường không khí (do bụi gỗ phát
sinh từ các công đoạn cưa, đánh ráp,phun sơn…). Để tìm hiểu hiện trạng môi

7


trường của làng nghề mộc truyền thống tôi đã lựa chọn đề tài: "Đánh giá thực
trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề mộc
truyền thống thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên".
Đề tài thực hiện sẽ cung cấp thông tin cụ thể về hiện trạng môi trường của
khu vực làng nghề và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
phục vụ cho sự phát triển làng nghề bền vững.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng môi trường (môi trường đất, môi trường nước, môi
trường không khí) khu vực làng nghề, nguồn và lượng các loại chất thải (chất thải
rắn, chất thải nguy hại,…) từ quá trình chế biến gỗ tại làng nghề mộc truyền thống
Thanh Lãng.
- Đề xuất một số giải pháp (chính sách, kỹ thuật, tuyên truyền,…) nhằm giảm
thiểu các tác động tiêu cực đến con người và môi trường từ hoạt động sản xuất chế
biến gỗ tại Làng nghề mộc truyền thống Thanh Lãng.
3. Đối tượng và nội dung nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:

- 30 cơ sở sản xuất nghề mộc tại thị trấn Thanh Lãng huyện Bình Xuyên,
tỉnh Vĩnh Phúc, thuộc sáu thôn: Đầu Làng, Hồng Bàng, Đồng Lý, Thống Nhất,
Minh Lương, Công Bình.
- Môi trường đất, nước, không khí tại khu vực thị trấn Thanh Lãng, Huyện
Bỉnh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
* Nội dung nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng sản xuất, hoạt động làng nghề mộc Thanh Lãng
- Các vấn đề môi trường của làng mộc, hiện trạng, áp lực của hoạt động sản
xuất đến môi trường.
- Các biện pháp về chính sách pháp lí và các biện pháp kỹ thuật hiện đang áp
dụng tại Thanh Lãng.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm môi trường
tại làng mộc Thanh Lãng.

8


4. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập số liệu
+ Tài liệu thứ cấp: tài liệu thu thập được từ các phòng ban, internet, văn bản quy
phạm, báo cáo về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng
môi trường của khu vực và công tác quản lý môi trường thi trấn Thanh Lãng.
+ Tài liệu sơ cấp: trực tiếp điều tra tại 30 xưởng mộc các chỉ tiêu về chất thải rắn,
diện tích mặt bằng, thiết bị, hệ thống chiếu sáng, làm mát. Trực tiếp phỏng vấn chủ
cơ sở sản xuất và công nhân.
b. Phương pháp đo đạc các thành phần môi trường
* Môi trường nước
+ Đối tượng và phạm vi đo đạc: ao hồ tại Thanh Lãng
+ Thông số đo đạc: đo đạc 12 thông số ô nhiễm, bao gồm: Độ pH, Hàm
lượng oxy hòa tan (DO), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Nhu cầu oxy hóa học (COD),

Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5), Amoni (NH+4 - tính theo Nitơ), Nitrat (NO 3- - tính
theo Nitơ), Nitrit (NO2- - tính theo Nitơ), Clorua (Cl-), Photphat (PO43-), Tổng dầu
mỡ, Tổng Coliform.
+ Số lần đo đạc: 04 lần (mùa mưa 02 lần và mùa khô 02 lần).
* Môi trường không khí
+ Đối tượng và phạm vi đo đạc: ở khu vực tập trung các xưởng mộc của thị
trấn Thanh Lãng.
+ Thông số đo đạc: Tiến hành đo đạc 06 thông số, gồm: Tiếng ồn, Bụi lơ
lửng TSP, Bụi PM10, CO, NO2, SO2.
+ Số lần đo đạc: 04 lần (mùa mưa 02 lần và mùa khô 02 lần).
*. Môi trường đất
+ Đối tượng và phạm vi đo đạc: Tập trung chủ yếu vào những khu vực đất
trồng rau màu, trồng lúa tại Thanh Lãng.
+ Thông số đo đạc: Tiến hành đo đạc 06 thông số, gồm: Độ ẩm, pH, Tổng
Nitơ, Tổng P, tổng K2O, Asen (As),
+ Số lần đo đạc: 02 lần (mùa mưa 01 lần và mùa khô 01 lần).

9


Quá trình thực hiện:
Việc lấy mẫu được tiến hành theo các tiêu chuẩn của Việt Nam. Ứng với mỗi
chỉ tiêu phân tích, mẫu được chứa vào các chai, ống và lọ tương ứng để bảo quản
theo hướng dẫn đúng theo các QCVN như QCVN 08:2008/BTNMT; QCVN
26:2010/BTNM; QCVN 40:2011/BTNMT…. Mẫu được mã hóa và đánh ký hiệu
mẫu ngay tại hiện trường.
Bảng 2. 1. Thời gian thực hiện lấy mẫu và phân tích
TT

Thời gian lấy mẫu


Thời gian phân tích

Thời gian tổng hợp KQPT

Đợt 1

06/3/2014 - 24/4/2014

06/3/2014 - 30/4/2014

04/5/2014 - 20/5/2014

Đợt 2

07/5/2014 - 27/6/2014

07/5/2014 - 04/7/2014

05/7/2013 - 20/7/2014

Đợt 3

15/7/2014 - 21/8/2014

16/7/2014 - 28/8/2014

10/9/2014 - 27/9/2014

Đợt 4


10/9/2014 - 29/10/2014

11/9/2014 - 07/11/2014

14/11/2014 - 18/11/2014

Việc lấy mẫu và phân tích được thực hiện bởi tác giả và cộng sự cùng nơi
công tác và đã được sự đồng ý cho phép trích dẫn kết quả thu được từ các báo cáo.
Quy trình vận chuyển và bảo quản
Quá trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm, mẫu sẽ được giữ lạnh bằng
thiết bị lạnh bảo quản mẫu hiện trường ở nhiệt độ thích hợp, khi mẫu về sẽ được
tiến hành phân tích ngay đối với những chỉ tiêu dễ biến đổi còn các chỉ tiêu không
tiến hành ngay thì được bảo quản đúng quy cách.
- Phương pháp phân tích, thống kê, so sánh và tổng hợp.
- Sử dụng phần mềm excel 2010 để xử lý số liệu thu thập được trong các đợt điều tra

10


CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Làng nghề và vai trò của làng nghề đối với phát triển kinh tế-xã hội
1.1.1. Khái niệm làng nghề
Khái niệm về làng nghề có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên trong luận
văn này làng nghề được hiểu theo định nghĩa của tác giả Trần Minh Yến như sau:
Làng nghề là một thiết chế kinh tế xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi
hai yếu tố ngành và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định, trong đó
bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối
liên kết về kinh tế, văn hóa và xã hội.
Xét về mặt định tính: làng nghề ở nông thôn nước ta được hình thành và phát

triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất nhằm đáp ứng
nhu cầu phát triển và chịu sự chi phối của nông nghiệp và nông thôn. Làng nghề
gắn liền với những đặc trưng của nền văn hóa lúa nước và nền kinh tế hiện vật, sản
xuất nhỏ tự cấp tự túc.
Xét về mặt định lượng: làng nghề là những làng mà ở đó có số người chuyên
làm nghề thủ công và sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ
lệ lớn trong tổng dân số của làng.
Để xem xét một cách cụ thể đối với một làng nghề điển hình người ta dựa
vào các tiêu chí sau: số hộ chuyên làm một hoặc nhiều nghề thủ công, phi nông
nghiệp chiếm ít nhất 30% tổng số hộ và lao động; có ít nhất 50% tổng giá trị sản
xuất và thu nhập chung của làng là từ hoạt động sản xuất của làng nghề, doanh thu
hàng năm từ ngành nghề ít nhất 300 triệu đồng (tính theo giá trị năm 2002) [5].
1.1.2. Đặc điểm chung của làng nghề
Mặc dù các làng nghề thường đa dạng và khác nhau về quy mô sản xuất,
quy trình công nghệ và sản phẩm đầu ra nhưng đều có chung một số đặc điểm nhất
định sau:
+ Điều kiện sản xuất kinh doanh gắn bó với hộ gia đình nông thôn và ngành

11


nông nghiệp:
Nghề thủ công truyền thống bắt đầu tư nông nghiệp và gắn liền với sự phân
công lao động ở nông thôn nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tự cung tự cấp của người
nông dân và chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Nông thôn là nguồn cung cấp nguyên liệu,
nguồn nhân lực, nguồn vốn chủ yếu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Lao động trong các làng nghề chủ yếu là nghề nông, địa điểm sản xuất nghề thủ
công truyền thống là tại gia đình họ. Họ tự quản lý, phân công lao động, thời gian cho
phù hợp giữa việc sản xuất nông nghiệp lúc mùa vụ với nghề thủ công lúc nông nhàn.
+ Về sản phẩm:

Sản phẩm của làng nghề nhằm phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất. Nó là
các vật dụng hàng ngày, có thể là những sản phẩm vừa có giá trị sử dụng, vừa có giá trị
thẩm mỹ hoặc chỉ là vật để dụng trang trí ở nhà, công sở, nơi tôn nghiêm như đình
chùa. Các sản phẩm của làng nghề mang tính chủ quan sang tạo, hoàn toàn phụ thuộc
vào trình độ và bàn tay khéo léo của người thợ. Dưới bàn tay tài hoa của người thợ thủ
công, một số sản phẩm thủ công mỹ nghệ đạt độ tinh xảo điêu luyện, có giá trị nghệ
thuật cao.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh nên sản phẩm của làng nghề in đậm dấu ấn
người thợ nên khó sản xuất đại trà, mà chỉ sản xuất đơn chiếc. Nhược điểm này làm
cho làng nghề khó đáp ứng đơn đặt hàng lớn do chất lượng sản phẩm không đồng đều.
+ Kỹ thuật công nghệ:
Kỹ thuật sản xuất đặc trưng trong làng nghề là công cụ thủ công, phương pháp
công nghệ mang tính cổ truyền do lịch sử để lại và do chính người lao động trong làng
nghề tạo ra. Kỹ thuật đặc biệt nhất của làng nghề là những bí quyết, kinh nghiệm của
người thợ được tích lũy qua nhiều thế hệ, giữ được tính chất bí truyền của nghề.
+ Tổ chức sản xuất kinh doanh:
Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong các làng nghề hiện nay chủ yếu là
hộ gia đình với đặc điểm lao động là các thành viên trong gia đình, chỉ khi thời vụ hoặc
có đơn hàng lớn thì mới thuê thêm lao động. Mọi thành viên trong gia đình đều có thể
tham gia, tùy theo độ tuổi, trình độ tay nghề để làm công việc phù hợp nhưng bao giờ

12


cũng có ít nhất 1 hoặc 2 người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, quản lý, điều hành,
giao dịch. Vì vậy mô hình sản xuất hộ gia đình là quy mô nhỏ.
Đây là mô hình tổ chức sản xuất phù hợp nhất với cơ sở vật chất ở làng nghề
hiện nay do có nhiều ưu điểm như tranh thủ thời gian lao động, linh hoạt trong sản
xuất, tương thích giữa qui mô, năng lực sản xuất và trình độ quản lý. Bên cạnh đó, nó
cũng có những nhược điểm đó là các chủ hộ không có kiến thức về quản lý kinh tế, khó

tiếp cận và chậm ứng dụng khoa học công nghệ, năng lực sản xuất hạn chế, do trẻ em
tham gia lao động sớm dễ dẫn tới hiện tượng bỏ học...
Trong quá trình sản xuất, cũng đã xuất hiện mô hình tổ sản xuất là sự liên kết,
hợp tác giữa các hộ gia đình để cùng sản xuất, chia sẻ những khó khăn và lợi ích thông
qua thỏa thuận bằng hợp đồng miệng giữa các hộ gia đình.
1.1.3. Phân loại làng nghề
Việc phân loại làng nghề gặp nhiều khó khăn bởi tính đa dạng về quy mô,
lĩnh vực và lịch sử hình thành; có thể phân loại làng nghề theo các tiêu chí sau:
a) Theo lịch sử hình thành và phát triển các làng nghề
- Làng nghề truyền thống;
- Làng nghề mới.
b) Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp như: dệt, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ.v.v..
- Làng nghề công nghiệp cơ khí, chế tác như: chế tác vàng bạc, dát vàng, gia
công tái chế sắt thép.v.v..
- Làng nghề xây dựng;
- Làng nghề dịch vụ.
c) Theo quy mô làng nghề
- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc
cùng một không gian địa lí lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề ở đó các
làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao
động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động đến làm thuê;
- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính.

13


Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông
nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc
d) Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam

- Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng
hoá;
- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;
- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển
các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng. Loại làng nghề này phát triển mạnh
trong những năm gần đây.
e) Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề
- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề
phi nông nghiệp;
- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;
- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu.
Với mục đích nghiên cứu về môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành
sản xuất kinh doanh là phù hợp hơn cả. Vì thực tế cho thấy nếu đánh giá được
ngành sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất thì sẽ đánh giá được
tác động của sản xuất ngành nghề đến môi trường.
1.1.4. Tình hình phát triển của các làng nghề tại Việt Nam
Ở Việt Nam, làng nghề thủ công đã tồn tại và phát triển từ rất lâu đời và cũng
rất đa dạng. Theo thống kê của tổ chức JICA phối hợp với Bộ Nông nghiệp & phát
triển nông thôn năm 2004, cả nước có khoảng 4.575 làng nghề trong đó có khoảng
1.450 làng nghề truyền thống, phân bố ở 58 tỉnh và thành phố trong cả nước [1] .
Riêng địa bàn Đồng bằng sông Hồng có khoảng 800 làng. Các tỉnh có số lượng làng
nghề đông bao gồm: Hà Tây (cũ) có 280 làng, Thái Bình có 187 làng, Bắc Ninh có
59 làng, Hải Dương có 65 làng, Nam Định có 90 làng, Thanh Hoá có 127 làng [1,
2]. Các loại hình ngành nghề thủ công cũng rất đa dạng, phong phú nhưng chủ yếu
là các ngành như: sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản xuất đồ nội thất, sơn
mài, tranh tượng.

14



10%

DB sông Hông
30%
60%

Hình 1. 1. Biểu đồ tỷ lệ phân bố các làng nghề tại Việt Nam (2004)[1]
Những sản phẩm của các làng nghề truyền thống này đã tạo được chỗ đứng
trên thị trường như gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ
Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây, tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình), đồ gỗ (Thanh
Lãng, Vĩnh Phúc). Những sản phẩm này đáp ứng được thị hiếu cao của người tiêu
dùng, đặc biệt là khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề đã
được dự thi ở các cuộc triển lãm quốc tế và cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Công
vàng châu Âu cho đồ gỗ mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông
Thành. Điều này khuyến khích những nghệ nhân và nhân dân gắn bó với nghề
truyền thống, mở rộng và phát triển các làng nghề.
Theo xu hướng ưa dùng những hàng thủ công mỹ nghệ trong và ngoài nước
hiện nay thì đây là một trong những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn rất có
hiệu quả. Lao động nghề tại các làng đã giải quyết được vấn đề lao động dư thừa và
lao động trong thời gian nông nhàn. Theo thống kê, có 37% số hộ nông dân sản xuất
nông nghiệp kiêm các ngành nghề và 20% số hộ chuyên về ngành nghề [1]. Lao
động làng nghề đã thu hút tới 10 triệu lao động thường xuyên [1]. Bên cạnh đó, thu
nhập từ hoạt động nghề là nguồn thu nhập đáng kể, và dần trở thành nguồn thu nhập
chính đối với các hộ nông dân ở nhiều làng nghề và đóng góp một phần không nhỏ

15


cho tổng thu nhập xã hội của Việt Nam.
Một trong những làng nghề thủ công truyền thống mang đậm nét văn hóa và

bản sắc người Việt chính là nghề mộc. Trước đây, các sản phẩm từ các làng mộc
thủ công truyền thống chủ yếu chỉ được tiêu thụ nội địa và các nước Á đông do phù
hợp với văn hóa sinh hoạt và không gian nhà ở. Tuy nhiên trong những năm gần
đây, các sản phẩm mộc thủ công có xu hướng rất được ưa chuông tại thị trường
Châu Âu và Mỹ. Theo Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam, hiện ngành gỗ Việt Nam
đã xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ sang 120 quốc gia trên thế giới, với 70% tổng sản
phẩm xuất khẩu thuộc về thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản [16]. Tuy nhu cầu sử dụng
đồ gỗ trong nước cũng như trên thế giới hiện vẫn tăng cao nhưng thị phần đồ gỗ của
Việt Nam chưa đạt tới con số 1% thị phần đồ gỗ thế giới. Ðặc biệt, các mặt hàng
xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ mười tháng qua, đạt 4,4 tỷ USD, tăng 15,4% [16],
cho thấy ngành gỗ nói chung và làng nghề mộc truyền thống nói riêng có nhiều tiềm
năng phát triển và cũng là hướng giải quyết việc làm lâu dài cho người dân tại các
vùng nông thôn Việt Nam.
1.1.5. Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội
* Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo
hướng CNH-HĐH:
Trong quá trình phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực góp phần tăng
tỷ trọng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao
hơn. Khi nghề thủ công hình thành và phát triển thì kinh tế nông thôn không chỉ có
kinh tế nông nghiệp thuần nhất mà bên cạnh là các ngành thủ công nghiệp, thương
mại và dịch vụ cùng tồn tại và phát triển.
Xét trên góc độ phân công lao động thì các làng nghề đã có tác động tích cực
tới sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ cung cấp tư liệu sản xuất cho khu vực nông
nghiệp mà còn có tác dụng chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp.
Mặt khác, kết quả sản xuất ở các làng nghề cho thu nhập và giá trị sản lượng
cao hơn so với sản xuất nông nghiệp; do từng bước tiếp cận với kinh tế thị trường,

16



năng lực kinh doanh được nâng lên, người lao động nhanh chóng chuyển sang đầu
tư cho các ngành nghề phi nông nghiệp, đặc biệt là những ngành mà sản phẩm có
khả năng tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và thế giới.
Làng nghề phát triển đã tạo cơ hội cho hoạt động dịch vụ ở nông thôn mở
rộng quy mô và địa bàn hoạt động, thu hút nhiều lao động, khác với sản xuất nông
nghiệp, sản xuất trong các làng nghề là một quá trình liên tục, đòi hỏi một sự
thường xuyên cung ứng dịch vụ vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Do đó dịch vụ nông
thôn phát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức đa dạng phong phú, đem lại thu nhập
cao cho người lao động.
Sự phát triển của làng nghề có tác dụng rõ rệt với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH. Sự phát triển lan tỏa
của làng nghề đã mở rộng qui mô địa bàn sản xuất, thu hút nhiều lao động. Đến nay
cơ cấu kinh tế ở nhiều làng nghề đạt 60 - 80% cho công nghiệp và dịch vụ, 20 40% cho nông nghiệp[5].
* Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động:
Nhiều làng nghề không những thu hút lực lượng lao động lớn ở địa phương
mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động ở các địa phương khác.
Hơn nữa, sự phát triển của các làng nghề đã phát triển và hình thành nhiều
nghề khác; nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo thêm nhiều việc làm
mới, thu hút nhiều lao động. Mặt khác, việc phát triển các ngành nghề tại các làng
nghề ở nông thôn sẽ tận dụng tốt thời gian lao động, khắc phục được tính thời vụ
trong sản xuất nông nghiệp, góp phần phân bổ hợp lí lực lượng lao động nông thôn.
Vai trò tạo việc làm của các làng nghề còn thể hiện rất rõ ở sự phát triển lan tỏa
sang các làng khác, vùng khác, đã giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tạo ra
động lực cho sự phát triển KT-XH ở vùng đó.
Đặc biệt, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm truyền thống có ý
nghĩa rất quan trọng. Trên phương diện kinh tế, xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
truyền thống đã đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng trăm triệu USD mỗi năm. Trên
phương diện xã hội, xuất khẩu hàng thủ công truyền thống là nhân tố quan trọng để


17


kích thích sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho hàng triệu lao động thủ công
chuyên nghiệp và nhàn rỗi. Qua tổng kết thực tiễn, đã tính toán được rằng cứ xuất
khẩu được 1 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ thì tạo việc làm và thu nhập cho
khoảng 3000 - 4000 lao động.
Như vậy, vai trò của làng nghề rất quan trọng, được coi là động lực trực tiếp
giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời góp phần làm tăng thu nhập cho
người lao động. Ở nơi có làng nghề phát triển thì ở đó có thu nhập và mức sống cao
hơn so với vùng thuần nông.
* Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn chế di
dân tự do:
Khác với một số ngành nghề công nghiệp, đa số các nghề thủ công không
đòi hỏi số vốn đầu tư lớn, bởi rất nhiều nghề chỉ cần công cụ thủ công, thô sơ do thợ
thủ công tự sản xuất được; đặc điểm của sản xuất trong các làng nghề là qui mô
nhỏ, cơ cấu vốn và lao động ít nên phù hợp với khả năng huy động vốn và các
nguồn lực vật chất của các gia đình, đó là lợi thế để các làng nghề có thể huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân vào sản xuất kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm
sản xuất lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của người
lao động nên bản thân nó có khả năng tận dụng và thu hút nhiều lao động, từ lao
động thời vụ nông nhàn đến lao động trên độ tuổi hay dưới độ tuổi lao động, trẻ em
vừa học và tham gia sản xuất dưới hình thức học nghề hay giúp việc, lực lượng này
chiếm một tỉ lệ đáng kể trong tổng số lao động làng nghề.
Sự phát triển của làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc hạn chế di dân tự
do ở nông thôn. Quá trình di dân tự do hình thành một cách tự phát do sự tác động
của qui luật cung cầu lao động; diễn ra theo hướng di chuyển từ nơi thừa lao động
và giá nhân công rẻ đến nơi thiếu lao động với giá nhân công cao, từ nơi có đời
sống thấp đến nơi có đời sống cao. Quá trình này xét trên bình diện chung của nền
kinh tế đã có những tác động tích cực làm giảm sức ép việc làm ở khu vực nông

thôn, đáp ứng nhu cầu lao động giản đơn ở thành phố; đồng thời làm tăng thu nhập,
nâng cao đời sống xã hội, giảm bớt đói nghèo cho người dân nông thôn. Tuy nhiên,

18


nó lại có những tác động tiêu cực tới đời sống KT-XH, gây áp lực đối với dịch vụ,
cơ sở hạ tầng xã hội ở thành thị và là một khó khăn lớn trong vấn đề quản lí đô thị.
Việc phát triển các làng nghề được thúc đẩy ở khu vực nông thôn, ngoại thị
là chuyển biến quan trọng tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập và cải thiện đời sống
nông dân. Phát triển làng nghề theo phương châm “Ly nông, bất li hương” không
chỉ có khả năng giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động mà còn
có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự do ra đô thị.
* Đa dạng hóa kinh tế nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa:
Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của
công nghiệp hóa nông thôn. Đa dạng hóa kinh tế nông thôn là biện pháp thúc đẩy
kinh tế hàng hóa ở nông thôn phát triển, tạo ra sự chuyển biến mới về chất, góp
phần phát triển KT-XH khu vực nông thôn. Vì vậy, phát triển làng nghề là một
trong những giải pháp quan trọng để thực hiện quá trình đô thị hóa.
Trong mối quan hệ biện chứng của quá trình sản xuất hàng hóa, các nghề thủ
công truyền thống đã phá vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hướng
phát triển mới với nhiều nghề trong một làng nông nghiệp. Đồng thời cùng với sản
xuất nông nghiệp, làng nghề đã đem lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các
nguồn lực ở nông thôn như đất đai, vốn, lao động, nguyên vật liệu, công nghệ, thị
trường. Vì vậy, một nền kinh tế hàng hóa với sự đa dạng của các loại sản phẩm
được hình thành và phát triển, trong mối quan hệ với các ngành nghề khác, làng
nghề đóng góp vai trò động lực.
Ở những vùng có nhiều ngành nghề phát triển thường hình thành trung tâm
giao lưu buôn bán, dịch vụ và trao đổi hàng hoá. Những trung tâm này ngày càng
được mở rộng và phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn. Hơn nữa,

nguồn tích lũy của người dân trong làng nghề cao hơn, có điều kiện để đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng như đường sá, nhà ở, và mua sắm các tiện nghi sinh hoạt. Dần
dần ở đây hình thành một cụm dân cư với lối sống đô thị ngày một rõ nét, nông thôn
đổi thay và từng bước được đô thị hóa qua việc hình thành các thị trấn, thị tứ. Vì
vậy dễ nhận thấy rằng ở một làng nghề phát triển thì ở đó hình thành một phố chợ

19


sầm uất của các nhà buôn bán, dịch vụ. Xu hướng đô thị hóa nông thôn là xu hướng
tất yếu, nó thể hiện trình độ phát triển về KT-XH ở nông thôn, là yêu cầu khách
quan trong phát triển làng nghề.
* Bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc:
Lịch sử phát triển của làng nghề truyền thống gắn liền với lịch sử phát triển
văn hóa của dân tộc, nó là nhân tố góp phần tạo nên nền văn hóa ấy; đồng thời là sự
biểu hiện tập trung nhất bản sắc của dân tộc. Các làng nghề phát triển sẽ bảo tồn,
duy trì và phát triển nhiều ngành nghề và các giá trị văn hóa của dân tộc.
Sản phẩm của các làng nghề thủ công truyền thống là sự kết tinh của lao
động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi bàn tay tài hoa và óc sáng
tạo của người thợ thủ công. Các sản phẩm của các làng nghề chứa đựng những
phong tục, tập quán, tín ngưỡng... mang sắc thái riêng có của dân tộc Việt Nam,
nhiều sản phẩm làng nghề có giá trị, có tính nghệ thuật cao, trong đó hàm chứa
những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi
làng nghề và được coi là biểu tượng nghệ thuật truyền thống của dân tộc đồng thời
có giá trị minh chứng sự thịnh vượng của quốc gia, cũng như thể hiện những thành
tựu, phát minh mà con người đạt được.
Nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công mỹ nghệ là những di sản văn
hóa quý báu mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại cho các thể hệ sau.
Cho đến nay, nhiều sản phẩm làng nghề là hàng thủ công mỹ nghệ tinh xảo, độc
đáo, đạt trình độ bậc cao về mỹ thuật còn được lưu giữ, trình bày tại nhiều viện bảo

tàng nước ngoài.
1.2. Ô nhiễm môi trường làng nghề
1.2.1. Tổng quan tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề
Bên cạnh những dấu hiệu đáng mừng trong phát triển nghề thủ công truyền
thống ở nông thôn Việt Nam, thì nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các làng nghề đang
là vấn đề bức xúc đáng được quan tâm. Nguy cơ này phát sinh chính từ đặc thù của
hoạt động làng nghề, như quy mô nhỏ, manh mún, công nghệ thủ công, lạc hậu,
không đồng bộ, phát triển tự phát. Và một thực tế nữa là do sự thiếu hiểu biết của

20


những người dân về tác hại của hoạt động sản xuất đến sức khoẻ của chính bản thân
mình và những người xung quanh.
Theo kết quả nghiên cứu của đề tài KC 08.09 (2005) khoa công nghệ và môi
trường trường đại học Bách Khoa Hà Nội, tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn
ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS ..., hàm
lượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành
nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành, phụ thuộc vào đặc điểm sản
xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải. Do đó, để tìm hiểu về tình hình ô
nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phần
chất thải của mỗi ngành sản xuất. Dưới đây sẽ phân tích vấn đề ô nhiễm môi trường
ở các làng nghề theo các nhóm nghề:
1. Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề chế biến NSTP
Ngành chế biến nông sản là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một
lượng nước lớn giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Tùy theo quy trình chế
biến, nước thải chế biến nông sản thực phẩm có BOD5 lên tới 2500 - 5000mg/l,
COD 13300 - 20000mg/l (nước tách bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải
cống chung của các làng nghề này đều vượt quy chuẩn cho phép từ 5 - 32 lần.

Chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm rất đa dạng. Nhìn chung
chất thải trong nghề chế biến lương thực thực phẩm là những chất hữu cơ dễ bị
phân hủy. Trong khu vực các làng nghề này thường có thêm ngành nghề chăn nuôi
gia súc, gia cầm, nuôi thuỷ sản để tận thu các nguồn nguyên liệu còn thừa ra. Chất
thải của ngành nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm chất thải chủ yếu là chất hữu cơ,
định mức chất thải rắn đối với gia súc, gia cầm (lợn thải ra 1,5 kg/con/ngày, gà, vịt,
ngan thải ra 0,1 kg/con/ngày, trâu, bò thải ra 3 kg /con/ngày). Chất thải ngành chăn
nuôi là những chất hữu cơ dễ bị phân hủy, gây ô nhiễm môi trường, tạo mùi khó
chịu, nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm cả 3 môi trường: đất, nước và không
khí.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đặc trưng nhất của các làng nghề

21


chế biến NSTP là mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất
hữu cơ tồn đọng trong nước thải sinh ra. Các khí ô nhiễm gồm H2S, CH4, NH3 đặc
biệt là làng nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên
rất khó chịu làm giảm chất lượng môi trường không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe
người dân làng nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề chế biến
NSTP sử dụng than và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí
CO2, SO2, NO, NO2 tuy nhiên do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất
khí này trong khu vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
2. Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường các làng nghề sản xuất vật liệu
xây dựng
Các làng sản xuất vật liệu xây dựng ở nước ta hiện nay, công nghệ sản xuất
còn thô sơ, tỷ lệ cơ khí hoá thấp, lao động giản đơn là chủ yếu, sản xuất vật liệu tiêu
thụ một lượng rất lớn nhiên liệu là than và củi.
Ở các làng này mức độ ô nhiễm không khí là nghiêm trọng nhất. Bụi phát sinh
từ quá trình khai thác, gia công nguyên liệu, vận chuyển vào lò, ra lò và bốc dỡ sản

phẩm là rất lớn. Khói độc và sức nóng toả ra từ các lò nung, tiếng ồn do hoạt động
giao thông làm cho môi trường không khí bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng lớn đến sức
khoẻ người dân, cây cối và hoa màu.
Trong quá trình khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói thiếu quy hoạch
đã gây huỷ hoại thảm thực vật, tạo ra các vùng trũng ảnh hưởng lớn tới quá trình
tưới tiêu và làm giảm diện tích canh tác.
3. Làng nghề tái chế phế thải
Làng nghề tái chế phế thải gồm: tái chế giấy, tái chế kim loại, tái chế nhựa ...,
là một ngành mới được hình thành tuy nhiên trong những năm qua đã phát triển khá
nhanh.
Ở các làng này ô nhiễm môi trường nước diễn ra khá nghiêm trọng do đặc
điểm sử dụng nhiều nước. Trong quá trình rửa sạch chất thải, nước thải mang theo
khá nhiều các tạp chất làm ô nhiễm môi trường. Một kết quả nghiên cứu tại làng
nghề Dương Lỗ (Bắc Ninh) nước có hàm lượng COD là 630 - 1260 mg/l vượt quá

22


tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 12 lần, ngoài ra hàm lượng Phenol rất cao (0.2 mg/l) vượt
tiêu chuẩn cho phép 10 lần. ở làng nghề tái chế kim loại nước thải của quá trình tẩy
rửa và mạ kim loại chứa hoá chất axit, xút, các kim loại như: Cr2+, Pb2+..., gây ô
nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Một kết quả nghiên cứu năm 2002 tại làng nghề
Phước Kiều - Quảng Nam, hàm lượng Pb2 + là 0.6 mg /l vượt quá tiêu chuẩn cho
phép 6 lần.
Ngoài ra ở những làng này phải thường xuyên chịu nhiệt độ cao, tiếng ồn lớn,
bụi và khí độc nhiều.
4. Làng nghề dệt nhuộm
Trong cơ cấu làng nghề dệt nhuộm nói chung, nghề nhuộm chiếm một vị trí
quan trọng. Hoạt động của các làng nhuộm không chỉ tạo ra những giá trị về mặt
kinh tế xã hội, mà còn tạo ra những giá trị văn hóa tinh thần sâu sắc.

Cũng như các làng chế biến nông sản thực phẩm, vấn đề ô nhiễm môi trường
nước là vấn đề lớn nhất đối với các làng nghề dệt nhuộm. Đây là ngành sử dụng
nhiều nước, nhiều hoá chất, thuốc nhuộm. Thông thường khoảng 30% thuốc nhuộm
và 85 - 90% hoá chất còn lại, sau quy trình công nghệ nhuộm được thải vào trong
nước, vì vậy nước thải có pH, COD, TS, BOD, độ màu rất cao.
Tại làng nghề dệt nhuộm các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD,BOD, SS
đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1- 4 lần. Độ ồn do các thiết bị dệt gây ra từ 75
- 90 dB cao hơn tiêu chuẩn cho phép.
5. Làng nghề thủ công mỹ nghệ (làng mộc, đồ gỗ)
Các làng nghề này hiện tượng ô nhiễm môi trường nước diễn ra ít nghiêm
trọng như các làng nghề chế biến NSTP và các làng nghề tái chế. Tuy nhiên, trong
quá trình sản xuất, bụi gỗ được phát sinh ở hầu hết các công đoạn như cưa, xẻ,
khoan, phay, bào, chà...rồi phát tán ra môi trường ở các làng nghề rất lớn. Sơn là
một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình sản xuất đồ gỗ, sơn có nhiều thành
phần hóa chất độc hại gây nguy hiểm cho con người và bụi sơn có kích thước nhỏ,
phát tán nhanh. Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất ngâm, tẩm gỗ, sau khi ngâm xong,
nước thải chưa qua xử lý thường được thải trực tiếp ra môi trường. Ô nhiễm tiếng

23


ồn cũng là một bài toán khó đối với làng nghề, bởi sản xuất đồ mộc hiện nay bởi
hầu hết các công đoạn đều sử dụng máy móc hiện đại, nhất là máy đục tự động phát
ra tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng đến thính giác của người dân. Tại làng nghề này các
chỉ tiêu phân tích về nồng độ bụi và khí thải từ 1,5-3,6 lần; tiếng ồn cao hơn 10-20
dBA.
Theo số liệu khảo sát 52 làng nghề của các nghiên cứu trước đây cho thấy,
hiện nay trong cả nước đã có tới 46% số làng nghề trong số này môi trường bị ô
nhiễm nặng, 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. Đáng báo động là mức độ ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề không những không giảm, mà còn có xu hướng

gia tăng theo thời gian [1, 3].

27%

46%

27%

Hình 1. 2. Biểu đồ tỷ lệ mức độ ô nhiễm tại các làng nghề (2004) [1]
Hiện nay, tình trạng phổ biến của các hộ, cơ sở sản xuất nghề ở nông thôn là
sử dụng ngay diện tích ở làm nơi sản xuất. Khi quy mô sản xuất tăng lên hoặc sử
dụng thiết bị, hóa chất đã làm cho môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, nhất là ở
các làng nghề tái chế phế liệu và chế biến thực phẩm. Cho đến nay, phần lớn nước
thải tại các làng nghề đều thải thẳng ra ngoài không qua bất kỳ khâu xử lý nào. Đây
chính là nguyên nhân khiến cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước tại các làng nghề
ngày càng tồi tệ hơn.

24


Theo các số liệu thống kê khảo sát tại 40 xã ở Hà Nội cho thấy khoảng 60%
số xã bị ô nhiễm nặng từ các hoạt động sản xuất. Xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh
Trì có hơn 30 hộ làm nghề miến dong, bánh đa... với công suất từ 30 đến 40 tấn mỗi
ngày [3, 6]. Toàn bộ nước thải từ ngâm, tẩy trắng bột, cùng với nước thải trong
chăn nuôi và sinh hoạt hằng ngày đều chảy trực tiếp vào hệ thống cống rãnh của địa
phương, rồi đổ xuống dòng sông Nhuệ. Hai xã Phú Diễn và Thượng Cát của huyện
Từ Liêm có nghề sản xuất đậu phụ và tình trạng nước thải từ sản xuất đậu phụ đến
nước thải từ các chuồng lợn cũng đổ ra hệ thống cống chung của xã bốc mùi hôi và
ô nhiễm môi trường. Ở huyện Từ Liêm còn một số làng nghề sản xuất bánh kẹo,
mứt, ô mai, nghề làm dây ni-lon, sản xuất nhựa tái chế, nghề dệt vải... cũng trong

tình trạng nước thải từ quá trình sản xuất các sản phẩm đó đều thải trực tiếp vào hệ
thống cống thoát nước chung, hay các ao hồ của xã rồi đổ ra các sông.
Bảng 1. 1. Mức độ ô nhiễm tại các làng nghề ở Hà Nội (2008) [4]
TT Làng nghề

1

2
3

Chế biến
thực phẩm
Dệt nhuộm
đồ da
Thủ công
mỹ nghệ

Số

Tỷ lệ làng

lượng

ô nhiễm

Mức độ ô nhiễm
Nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng, hàm

43


100%

lượng BOD5, COD vượt mức cho phép
hàng nghìn lần.

59

100%

135

100%

Nguồn nước mặt bị ô nhiễm nặng bởi
hóa chất thuốc nhuộm.
Nguồn nước mặt và không khí bị ô
nhiễm nặng.

Mấy năm trước đây, khi dự án cụm công nghiệp làng nghề (13 ha) của xã
Phong Khê (Yên Phong, Bắc Ninh) được khởi công, Phong Khê nhanh chóng trở
thành "làng công nghiệp". Sản lượng giấy của xã nhanh chóng tăng từ 40.000
tấn/năm lên tới 80.000 tấn/năm, đạt doanh thu gần 200 tỷ đồng [5]. Tuy nhiên, kèm
theo sự phát triển kinh tế là ô nhiễm môi trường. Do phải thu mua giấy phế thải từ
các nơi nên Phong Khê còn có tên "làng bãi rác". Quá trình ngâm, tẩy bằng kiềm,
gia-ven thải trực tiếp ra môi trường một lượng hóa chất độc hại mà không qua xử lý.

25



×