Bài thu hoặch GDMT qua Hóa phổ thông GVHD: ThS. Phan Thành Chung
BÀI THU HOẶCH GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG QUA HÓA
HỌC PHỔ THÔNG
Câu 1: Tại sao phải đưa giáo dục môi trường (GDMT) vào nội dung giảng
dạy ở các môn học và mô Hóa học ở trường phổ thông?
Hiện nay môi trường trên thế giới đang bị hủy hoại nghiêm trọng.Chính sự gia tăng
dân số cùng với những nhu cầu ngày càng cao của con người trong cuộc sống đã gây
nên sức ép đối với môi trường.
Trong khoảng 100 năm Trái đất mất khoảng 6 triệu km
2
rừng. Hàng năm có 860
triệu ha đất bị hoang hóa, nhiệt độ Trái đất tăng 0.3-0.6
o
C , thủng tầng ozone, đặc
biệt là hiệu ứng nhà kính và năng lượng trở nên nóng bỏng và mang tính thời sự,…
Để đáp ứng nhu cầu sống ngày càng cao của con người thì các ngành công nghiệp,
dịch vụ, nông nghiệp,… ngày càng phát triển. Từ đó làm cho lượng chất thải công
nghiệp (rác thải, khí thải, nước thải,…) tăng và có nguy cơ đe dọa làm tuyệt chủng
các loài thú hiếm, điều này làm mất sự cân bằng sinh học và gây ảnh hưởng nghiêm
trọng (gây mưa acid, ảnh hưởng năng suất cây trồng, sức khỏe,…). Chính vì thế, việc
giáo dục vì môi trường có ý nghĩa sống còn đối với tương lai của mỗi quốc gia nói
riêng và cả thế giới nói chung. GDMT được hòa nhập, lồng ghép vào chương trình
học chung vì tất cả các môn đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức thế
giới và sử dụng thế giới của mình. Nghĩa là người GV giúp HS hình thành một nền
tảng đạo lí trong nhận thức, thái độ và hành động vì môi trường của chúng ta. Mặt
khác, GDMT được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực: tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn
hóa,… và tiến hành giáo dục ngay từ bậc mầm non. Nhằm giáo dục trẻ ngay từ nhỏ
biết sống thân thiện với môi trường và ý thức bảo vệ môi truờng. Khi một đứa trẻ
biết rằng trong sự sống của con người không thể thiếu sự sống của các loài động vật,
thưc vật thì các em sẽ biết rằng nếu không bảo vệ môi trường thì sẽ ảnh hưởng dến
sự sống của các em. Và vấn đề này không thể tiền hành một thời điểm rồi dừng lại
mà phải được tiến hành liên tục từ lớp này lên lớp khác, từ cấp học này lên cấp học
khác để đánh vào ý thức, suy nghĩ, hành động,… của các em-thế hệ trẻ. Việc lồng
ghép này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn việc tách GDMT ra thành các buổi học riêng
vì sau thời gian các em có thể xao lãng đi. Nếu các em đã có ý thức từ nhở thì khi
trưởng thành các em sẽ có ý thức bảo vệ môi trường rất cao, góp phần hình thành
một môi trường xanh-sạch-đẹp. Chính vì thế việc đưa GDMT lồng ghép với chương
trình phổ thông là rất cần thiết.
Tất các môn học đều có thể lồng ghép được GDMT, tuy nhiên tùy theo nội dung
mà các môn như Hóa học,Sinh học, Địa lí,…có nhiều cơ hội hơn. Trong đó môn Hóa
học cũng có nhiều cơ hội do các vấn đề trong Hóa học đều gắn với những vấn đề
môi trường thực tiễn như:
+ Mưa acid: do trong không khí có lẫn CO
2
, SO
2
, NO
x
…
+ Hiệu ứng nhà kính: do không khí có lẫn nhiều CO
2
.
+ Thủng tầng ozone: do khí CFC sinh ra từ các máy điều hòa, nước hoa,..
+ Sương mù quang hóa: do việc đốt nhiên liệu hóa thạch sinh ra khí NO
x
SVTH: Huỳnh Văn Tư Trang 1
Bài thu hoặch GDMT qua Hóa phổ thông GVHD: ThS. Phan Thành Chung
+ Các hiện tượng trong tự nhiên: Ăn mòn kim loại, hiện ma trơ,…
Chính vì thế, nội dung của các bài giảng Hóa học có liên quan đến vấn đề môi
truờng: cloramin B dùng xử lí nước, các muối amoni làm phân bón,….Bên cạnh,
người giáo viên Hóa học cũng được trang bị một phần kiến thức cơ bản về môi
trường. Do đó, môn Hóa học có nhiều cơ hội trong việc lồng ghép GDMT. Bên cạnh
khi được tiếp xúc với các vấn đề thực tế sẽ kích thích sự tò mò của HS- vốn là lứa
tuổi hiếm động.
Câu 2:
Phần một: MÔ ĐUN GDMT CHO HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHO HÓA 11 NÂNG CAO.
THAM QUAN THỰC ĐỊA VỀ SỰ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
I. Tên bài: HỢP CHẤT CỦA CACBON.
II. Mục tiêu.
- Giúp HS xã định được các chất gây ô nhiễm không khí.
- Giúp HS biết được các nguồn thải ra các chất gây ô nhiễm không khí.
- Giúp HS nhận biết được tầm quan trọng của không khí đối với sự sống của con
người nói riêng và các sinh vật khác nói chung.
- Giúp HS biết đuợc tình hình ô nhiễm không khí ở Việt Nam nói riêng và địa
phương.
- Hình thành cho HS ý thức và hành động bảo vệ môi trường sống.
- Hình thành khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần tập thể, quan sát từ thực tế, tự
thu thập tài liệu,…
III. Thời gian.
- Trước khi tham quan thực tế thông báo cho HS tự tìm thông tin trước khoảng 10
ngày.
SVTH: Huỳnh Văn Tư Trang 2
Hình vẽ mô tả sự ô nhiễm môi trường
Bài thu hoặch GDMT qua Hóa phổ thông GVHD: ThS. Phan Thành Chung
- Thời gian tham quan khoảng 30- 60 phút tại nhà máy sản xuất gốm.
- Thời gian cho HS xem một vài thí nghiệm chuẩn bị sẵn và giao câu hỏi về nhà
khoảng 20-30 phút.
IV. Chuẩn bị.
- Xin ý kiến của trường và sự đồng ý của xí nghiệp gốm.
- Mang theo một vài dụng cụ bảo hộ cần thiết: khẩu trang, mắt kính,…
- Chuẩn bị các câu hỏi để phát cho HS cuối buổi tham quan.
- Một số mẫu lá cây xanh tốt trồng ở nơi không ô nhiễm .
- Hai erlen 250ml và một vài hóa chất cần thiết.
- Dặn dò HS mang theo giấy, bút,…để ghi nhận lại những thông tin thu thập được.
- Chia HS thành các nhóm nhỏ để HS dễ quan sát và ghi nhận lại (tùy theo số
lượng HS của các lớp).
V. Các bước tiến hành.
1. Phần thực địa.
- Dẫn HS đến nơi trộn đất và sản xuất gốm bằng các động cơ diesel.
- Dẫn HS đến chỗ nung gốm bằng vỏ trấu.
- Dẫn HS tham quan quanh khu vực nhà máy để tìm hiểu sự sinh trưởng của các
sinh vật.
2. Phần thí nghệm.
* Cho HS xem 2 mẫu lá cây chuẩn bị trước:
- Mẫu 1: Lá cây trồng nơi không ô nhiễm.
- Mẫu 2: Lá cây trồng ở khu vực nhà máy.
- Yêu cầu HS quan sát và ghi nhận lại.
* Cho HS xem 2 mẫu nước:
- Mẫu 1: Nước cất + 1 mảnh vỏ quả trứng gà (đậy kín)
- Mẫu 2: Nước cất + 1 mảnh vỏ quả trứng gà + một ít khí CO
2
(đậy kín).
SVTH: Huỳnh Văn Tư Trang 3
Cây trông nơi không ô
nhiẽm
Cây trông nơi ô nhiẽm
Bài thu hoặch GDMT qua Hóa phổ thông GVHD: ThS. Phan Thành Chung
- Yêu cầu HS quan sát và ghi nhận lại.
3. Phần bài tập cho chuyến tham quan.
Câu hỏi 1:
a/ Em hãy so sánh sự khác nhau giữa 2 mẫu lá trên? Tại sao có sự khác nhau đó?
b/ Em hãy so sánh sự khác nhau giữa 2 mảnh vỏ trứng? Tại sao có sự khác nhau đó?
Câu hỏi 2: Hãy kể tên các chất có thể gây ô nhiễm không khí mà em đã tìm được?
Nguyên nhân chủ yếu nào sinh ra các chất này?
Câu hỏi 3: Em hãy cho biết hậu quả của ô nhiễm không khí?
Câu hỏi 4: Là một người HS em có những suy nghĩ và hành động gì để bảo vệ
không khí được trong lành?
Câu hỏi 5: Em hãy đánh dấu X vào ô tương ứng với thực trạng ô nhiễm không khí
địa phương em (nếu có)?
Bụi Các chất khí gây ô
nghiêm
Tiếng ồn Nguyên nhân Hướng giải
quyết
………….
………….
…………
…………………………
…………………………
…………………………
…………..
…………..
…………..
……………..
……………..
……………..
……………
……………
……………
VI. Tổng kết, đánh giá.
- Thông qua kết quả bài viết của HS, GV tiến hành đánh giá hợp lí.
- Rút ra được kinh nghiệm cho bản thân nhằm đề ra các phương pháp giảng dạy
hợp lí và chú ý đến việc lồng ghép GDMT.
VII. Gợi ý cho người sử dụng.
- Tùy theo điều kiện của địa phương mà GV có những hình thức khác nhau: nhà
mắy xay lúa, nhà máy luyện gang-thép,….
- Tuy nhiên việc dẫn HS tham quan phải người GV quản lí một cách cẩn thận.
Phần hai: THIẾT KẾ MÔ ĐUN GDMT DẠNG LỒNG GHÉP CHO HÓA 10
NÂNG CAO
I. Tên bài: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH (PHẦN I)
II. Mục tiêu.
- HS biết được sự độc hại của khí SO
2
đến sức khỏe con người và ảnh hưởng của nó
đối môi trường sống.
- Các nguồn sinh ra SO
2
là do các hoạt động của con người và sự phân giải hợp chất
hữu cơ,…..
- Hình thành ý thức bảo vệ môi trường cho HS .
III. Chuẩn bị.
- Các tờ rời, một số câu hỏi, một cánh hoa hồng, một con cào cào sống.
- Dụng cụ: 2 bình cầu đáy phẳng, 2 ống nhỏ giọt và nút dẫn khí, 2 erlen và nắp đậy
có ống dẫn khí, đèn cồn, giá đỡ.
- Hóa chất: Na
2
SO
3
tinh thể, dung dịch HCl, dung dịch KMnO
4
loãng.
SVTH: Huỳnh Văn Tư Trang 4
Bài thu hoặch GDMT qua Hóa phổ thông GVHD: ThS. Phan Thành Chung
IV. Hệ thống việc làm.
Việc làm 1: GV cung câp cho HS:
- Một lượng lớn khí SO
2
thải vào không khí do hoạt của con người: đốt nhiên liệu
hóa thạch, rác thải hưũ cơ,…
- Nó kích thích mạnh đường hô hấp gây viêm phổi,mắt, khí quản,..
Triệu chứng Nồng độ (ppm )
- Chết nhanh
- Nguy hiểm
- Giới hạn ngửi thấy mùi
565-665
130-165
10
SVTH: Huỳnh Văn Tư Trang 5
Núi lửa
Công nghiệp
Đốt nhiên liệu hóa thạch