TÊN ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN :
GIÚP HỌC SINH YÊU THÍCH VẬT LÝ THÔNG QUA
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO DỰ ÁN “SỬ DỤNG AN
TOÀN TIẾT KIỆM ĐIỆN”
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước ngày nay đòi hỏi
nguồn nhân lực không những chỉ đủ về số lượng mà còn phải có chất lượng.
Nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của mỗi đơn vị,
doanh nghiệp nói riêng và của đất nước nói chung. Kiến thức và sự hiểu biết về
nguyên tắc đảm bảo chất lượng ngày càng mở rộng hơn, logíc tất yếu đòi hỏi
chất lượng đào tạo ngày càng phải tốt hơn. Một trong những định hướng cơ bản
của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, xa rời
thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động,
phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong
đổi mới PPDH là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực
hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học. Đó cũng là những xu
hướng quốc tế trong cải cách PPDH ở nhà trường.
Môi trường kinh tế xã hội thay đổi, việc học tập cũng đang thay đổi. Có
một sự chuyển dịch mô hình học tập như sau:
Nhiều mô hình học tập khác nhau đã ra đời và đều nhắm đến định hướng lấy
người học làm chủ thể của việc học.
Vậy những kỹ năng nào được xem là quan trọng ở thế kỷ 21 này?
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
Nhận thức toàn cầu
Tích lũy kiến thức
Giao tiếp tốt
2
Tự điều chỉnh và đánh giá
Hợp tác
A.
•
•
•
•
•
Để đạt được các kỹ năng trên, người học cần được học trong môi trường
học tập tích cực và chủ động. Do đó, nhu cầu đổi mới phương pháp của người
thầy là điều kiện tối cần thiết để đáp ứng cho việc đào tạo được những cá thể tối
ưu nhất, hoàn thiện nhất và được trang bị đầy đủ kỹ năng của thể kỷ 21.
Nhận thức được sự cần thiết này, các giáo viên trong nước và trên thế giới đã
và đang đưa công nghệ tiên tiến vào trường học. Hơn nữa, việc học của các em
không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức về lí thuyết mà còn hướng tới giúp
các em áp dụng những kiến thức đã học vào thực hành trong cuộc sống. Trên cơ
sở đó, bằng những kinh nghiệm, bằng những kết quả thực tế qua những tiết dạy
của mình, tôi chọn đề tài: Giúp học sinh yêu thích Vật Lý thông qua phương
pháp dạy học theo dự án :“Sử dụng an toàn, tiết kiệm điện”
II.TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
Cơ sở lí luận về phương pháp dạy học theo dự án
Dạy học theo dự án (DHDA) được hiểu là một phương pháp hay một hình
thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có
sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học
thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định
mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá
quá trình và kết quả thực hiện, giúp người học có năng lực giải quyết các vấn đề
phức hợp, tinh thần trách nhiệm, khả năng làm việc theo nhóm, khả năng thuyết
trình, diễn đạt, kĩ năng tìm và xử lí thông tin, tài liệu, phát triển việc ứng dụng
công nghệ thông tin .
Trong các tài liệu về dạy học theo dự án đã đưa ra nhiều đặc điểm của
phương pháp này. Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỷ XX khi xác lập cơ sở lý
thuyết cho PPDH này đã nêu ra ba đặc điểm cốt lõi của DHDA: định hướng học
sinh, định hướng thực tiễn và định hướng sản phẩm. Có thể cụ thể hóa các đặc
điểm của DHDA như sau:
Định hướng thực tiễn:Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của
thực tiễn xã hội và thực tiễn đời sống.
Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong
nhà trường với thực tiễn cuộc sống, xã hội.Trong những trường hợp lý tưởng,
việc thực hiện các dự án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
Định hướng hứng thú người học: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội
dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
Dự án học tập mang nội dung tích hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức
của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang
tính phức hợp.
Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa
nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
3
• Tính tự lực cao của người học: trong DHDA, người học cần tham gia tích cực
và tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Đòi hỏi tính trách nhiệm, sự
sáng tạo của người học. Giáo viên chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp
đỡ. Tuy nhiên mức độ tự lực cần phù hợp kinh nghiệm, khả năng của học sinh
và mức độ khó khăn của nhiệm vụ.
• Cộng tác làm việc: các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong
đó có sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong
nhóm. DHDA đòi hỏi và rèn luyện tính sẵn sang và kỹ năng cộng tác làm việc
giữa các thành viên tham gia, giữa học sinh, giáo viên và các lực lượng xã hội
khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn được gọi là học tập mang tính xã
hội.
• Tạo ra sản phẩm: trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra.
Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, các dự án
học tập còn tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.
1. Vai trò của GV và HS trong thực hiện dự án :
GV là người định hướng:
• Cung cấp, chỉ dẫn các nguồn tài nguyên
• GV tập trung vào việc tạo ra cơ hội cho học sinh học tập tự lực.
• Làm mẫu và hướng dẫn.
• Tạo môi trường thúc đẩy kĩ năng hợp tác và chia sẻ
HS là người thực hiện:
• Chọn lọc, sử dụng tài nguyên.
• Tự lực hoàn thành nhiệm vụ dự án
• Cộng tác với thành viên trong nhóm nhỏ
• Trình bày sản phẩm có tích hợp CNTT bằng nhiều hình thức
2) Ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học theo dự án:
Ưu điểm :
• Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học
• Phát huy tính tự lực, tính trách nhiệm, sáng tạo
• Phát triển năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp
• Phát triển năng lực cộng tác làm việc
• Rèn luyện tính bền bỉ, kiên nhẫn
• Phát triển năng lực đánh giá
Nhược điểm :
• DHDA đòi hỏi nhiều thời gian
• Đòi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp
• HS chưa quen với pp học tập tự lực, gặp khó khăn ban đầu
• GV gặp khó khăn trong thời gian đầu chuyển từ PPDH truyền thống
• GV phải mất nhiều thời gian để theo dõi sát quá trình học sinh thực hiện dự án.
B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp:
1. Mục tiêu:
4
•
•
•
•
•
•
•
•
•
-Rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập,
nghiên cứu, sáng tạo.
-Giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức của nhiều
môn học: Vật lí, Công nghệ, GDCD, Tin học, Toán học, mỹ thuật để giải quyết
yêu cầu bài học đặt ra.
-Yêu cầu về kiến thức, kĩ năng và thái độ HS cần đạt được cụ thể như sau:
+ Kiến thức
Sau khi hoàn thành dự án, học sinh phải đạt được những yêu cầu về kiến thức
sau:
Nắm được các quy tắc an toàn khi sử dụng điện
Việc sử dụng tiết kiệm điện năng có một số lợi ích gì?
Các biện pháp sử dụng tiết kiệm điên năng.
Cách sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật.
+ Kĩ năng
Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cần thiết trong thế kỉ 21, bao gồm:
Kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin • Kĩ năng tư duy độc lập
Kĩ năng tư duy sáng tạo
• Kĩ năng đặt mục tiêu
Kĩ năng làm việc nhóm
• Kĩ năng lập kế hoạch
Kĩ năng giao tiếp ứng xử
• Kĩ năng diễn đạt, thuyết trình
Kĩ năng đàm phán
5
+ Thái độ
Dự án giúp hình thành cho học sinh những nhận thức khoa học sau:
• Hiểu được lợi ích và vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong học tập,
nhất là trong xã hội ngày càng hiện đại ngày nay.
• Nâng cao ý thức sử dụng an toàn, tiết kiệm điện một cách hợp lí.
• Quan tâm, yêu thích việc học tập, tìm hiểu khoa học. Thấy được sự gắn kết,
tương quan, liên hệ giữa các môn học, từ đó tìm thấy được niềm vui, say mê
trong học tập và nghiên cứu.
• Linh hoạt, chủ động, thông minh và khéo léo trong việc vận dụng kiến thức liên
môn để giải quyết những tình huống cụ thể trong thực tiễn.
2) Kề hoạch thực hiện dự án: Dự án được thực hiện trong 4 tuần:
Tuần 1: Giáo viên và học sinh cùng thảo luận thống nhất tên dự án, mục tiêu dự
án, phân nhóm, nhiệm vụ từng thành viên trong nhóm. Học sinh tự phân công
trong nhóm với từng công việc cụ thể cho từng thành viên. Giáo viên cung cấp
một số thông tin giúp học sinh tìm kiếm .
Tuần 2: Các nhóm thảo luận, trao đổi thông tin, hình ảnh sưu tầm được để tạo sự
liên thông giữa các nhóm.
Tuần 3: Các nhóm trình bày bản nháp và kết hợp với bài thuyết trình của từng
nhóm. Giáo viên góp ý để chỉnh sửa, biên tập những ý tưởng trùng lắp giữa các
nhóm. Giáo viên và học sinh thống nhất tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Tuần 4: Hoàn tất và trình bày sản phẩm của từng nhóm, các nhóm cùng đánh giá
sản phẩm. Giáo viên nhận xét chung. Thứ hai ngày 27/10/2014 thuyết trình dự
án.
-GV phân công nhiệm vụ cho HS: học sinh chia thành các nhóm, mỗi nhóm 7
em được tạo lập bằng cách đan xen năng lực học tập của các em, cũng như điều
kiện khách quan (nhà em nào có máy tính, em nào có xe đạp, em nào có phụ
huynh có thể hỗ trợ cho quá trình đi lại, thu thập thông tin,…).
- Mỗi nhóm gồm 01 nhóm trưởng, 01 thư kí và các thành viên.
- Sản phẩm của học sinh là bài thuyết trình powerpoint, hoặc báo tường, tờ tuyên
truyền.
- Trong mỗi nhóm, nhóm trưởng nhận nhiệm vụ của nhóm mình, sau đó phân
công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm với khoảng thời gian làm việc
nhất định.
- Các nhóm sẽ làm việc và ghi lại tiến trình làm việc vào sổ theo dõi. Sau mỗi
tuần, các nhóm họp lại, báo cáo tình hình thực hiện với giáo viên, tiếp thu ý kiến
của giáo viên (nếu có).
3) Tiến trình thực hiện dự án:
Học sinh được chia làm 4 nhóm với vai trò cụ thể như sau:
Nhóm 1: Học sinh đóng vai trò là những kĩ sư điện đi tìm hiểu các quy
tắc an toàn điện
Cụ thể:
+ Sưu tầm tranh, ảnh, đoạn phim, số liệu về các quy tắc an toàn điện thông qua báo
chí, internet, sách....
+ Tổng hợp nguồn tư liệu đã có.
+ Sản phẩm là một bài powerpoint, bài viết word ,một đoạn video.
Nhóm 2: Học sinh đóng vai diễn viên kịch để diễn một vở kịch sử dụng tiết
kiệm điện trong gia đình và nêu lợi ích của việc tiết kiệm điện. Cụ thể:
+ Tìm kiếm tranh, ảnh, đoạn phim, số liệu về lợi ích của việc tiết kiệm điện thông
qua báo chí, internet, sách....
+ Tổng hợp nguồn tư liệu đã có.
+ Sản phẩm là một bài powerpoint, bài viết word ,Một vở kịch. Tờ rơi tuyên
truyền
Nhóm 3: Học sinh đóng vai các nhà khoa học báo cáo các biện pháp sử dụng
tiết kiệm điện năng và giới thiệu một số nhà máy điện đồng thời làm một sản
phẩm tạo ra điện nhờ năng lượng gió.
. Cụ thể:
+ Tìm kiếm tranh, ảnh, đoạn phim, số liệu về các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện
năng và giới thiệu một số nhà máy điện thông qua báo chí, internet, sách....
+ Tổng hợp nguồn tư liệu đã có.
+ Sản phẩm là một bài powerpoint, bài viết word, Một sản phẩm tạo ra điện nhờ
năng lượng gió.
Nhóm 4: Học sinh đóng vai nhân viên y tế tiến hành sơ cứu nạn nhân khi bị
điện giật . Cụ thể:
+ Tìm kiếm tranh, ảnh, đoạn phim, số liệu về các phương pháp tiến hành sơ cứu
nạn nhân khi bị điện giật thông qua báo chí, internet, sách....
+ Sản phẩm là một bài powerpoint, bài viết word ,hình ảnh.
4. Kết quả đạt được :
Sau khi giáo viên giao công việc cho từng nhóm, Học sinh đã tích cực chủ động
tìm hiểu thong tin qua sách, báo,internet…và thu được kết quả như sau:
Sản phẩm của các nhóm ( Được lưu trong OneDrive với đường link phía dưới
và ghi ra đĩa)
- Nhóm 1: (lưu trong OneDrive với đường link phía dưới)
+ Sản phẩm là một bài powerpoint về các quy tắc an toàn điện :
/>cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a
%21190&app=PowerPoint
+Một đoạn video: />cid=7200571BCAD9057A&id=7200571bcad9057a%21182&v=3
+Bài viết word: />cid=7200571BCAD9057A&id=7200571bcad9057a%21182&v=3.
- Hình ảnh hoạt động của nhóm 1:
NHÓM 1 : (KĨ SƯ ĐIỆN). CÁC QUY TẮC AN TOÀN ĐIỆN
- Nhóm 2: (lưu trong OneDrive với
đường link phía dưới)
+ Sản phẩm là một bài powerpoint nêu lợi ích của việc tiết kiệm điện:
/>
cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a
%21186&app=PowerPoint
+Một vở kịch sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình : />cid=7200571BCAD9057A&id=7200571bcad9057a%21198&v=3
+Bài viết word : />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a%21180&app=Word
- Hình ảnh hoạt động của nhóm 2:
NHÓM 2 (DIỄN VIÊN) : TIẾT KIỆM ĐIỆN
- Nhóm 3: (lưu trong OneDrive với đường link phía dưới)
+Sản phẩm là một bài powerpoint các biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng và
giới thiệu một số nhà máy điện: />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a
%21189&app=PowerPoint
+Một sản phẩm tạo ra điện nhờ năng lượng gió: />cid=7200571BCAD9057A&id=7200571bcad9057a%21197&v=3
+ Bài viết word : />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a%21192&app=Word
- Hình ảnh hoạt động của nhóm 3:
NHÓM 3 (NHÀ KHOA HỌC )
- Nhóm 4: (lưu trong OneDrive với đường link phía dưới)
+ Sản phẩm là một bài powerpoint các phương pháp tiến hành sơ cứu nạn nhân
khi bị điện giật : />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a
%21195&app=PowerPoint
+Video thực hiện các phương pháp tiến hành sơ cứu nạn nhân :
/>%21183&v=3
/>%21196&v=3
+Bài viết word : />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a
%21194&app=Word&wdo=1
- Hình ảnh hoạt động của nhóm 4:
NHÓM 4 (NHÂN VIÊN Y TẾ)
5. Bảng điểm đánh giá cuối dự án: (lưu trong OneDrive với đường link phía
dưới) />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a%21181&app=Word
-Các nhóm cũng sẽ nhận xét và đánh giá sản phẩm của các nhóm bạn. Cuối dự
án, giáo viên sẽ đánh giá một số ưu, nhược điểm và cho điểm các nhóm dựa vào
các tiêu chí đánh giá đã đưa ra.
-Giáo viên đánh giá (3 phiếu đánh giá)
+ Đánh giá hiệu quả thảo luận nhóm
+ Đánh giá chất lượng sản phẩm.
+ Đánh giá kĩ năng thuyết trình.
-Tiêu chí đánh giá học sinh ( học sinh tự đánh giá)
+ Tiêu chí đánh giá tư duy
+ Tiêu chí đánh giá sự sáng tạo.
+ Tiêu chí đánh giá khả năng giải quyết vấn đề
+ Tiêu chí đánh giá ứng dụng đa phương tiện
+ Tiêu chí đánh giá sự cộng tác.
+ Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình.
+ Tiêu chí đánh giá vở kịch.
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ CỦA PHIẾU ĐÁNH GIÁ
Nhóm 1
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 2
Nhóm
Kĩ sư
Nhà khoa
Nhân viên
Diễn viên
điện
học
y tế
Giáo viên
160
174
161
163
Học sinh
53
55
57
57
TỔNG
CỘNG
213
229
218
220
KẾT QUẢ CUỐI CÙNG
HẠNG I: NHÓM 2
HẠNG II: NHÓM 4
HẠNG III: NHÓM 3
HẠNG IV: NHÓM 1
(Mỗi nhóm sẽ có một được nhận một phần thưởng khác nhau theo kết quả
xếp hạng)
6. Kiểm tra kiến thức kĩ năng cuối dự án. (lưu trong OneDrive với đường link
phía dưới): />cid=7200571BCAD9057A&resid=7200571bcad9057a%21187&app=Word
6.1 Kiểm tra kiến thức:
Học sinh chọn câu đúng nhất trong các câu sau đây
Câu 1: Khi sửa chữa điện ta không nên:
A. Ngắt aptomat, rút phích cắm điện.
B. Rút nắp cầu chì và cắt cầu dao.
C. Cắt cầu dao, rút phích cắm điện và ngắt aptomat.
D. Dùng tay trần chạm vào dây điện không có vỏ bọc cách điện (dây trần).
Câu 2: Tai nạn điện thường xảy ra do các nguyên nhân:
A. Chạm vào vật mang điện, sự cố mất điện, do điện áp bước
B.Chạm vào vật mang điện, phóng điện, do điện áp bước
C. Chạm và lại gần các thiết bị điện, phóng điện, sự cố mất điện
D.Phóng điện, do điện áp bước
Câu 3: Để chống chạm vào các bộ phận mang điện người ta thực hiện biện
pháp:
A. Cách điện tốt giữa bộ phận mang điện và không mang điện.
B. Che, chắn những bộ phận mang điện dễ gây nguy hiểm.
C. Thực hiện đảm bảo an toàn cho người khi gần đường dây cao áp.
D. Cả a,b,c đều đúng.
Câu 4: Cần phải sử dụng tiết kiệm điện năng vì
A. dùng nhiều điện dễ gây ô nhiễm môi trường.
B. dùng nhiều điện dễ gây tai nạn nguy hiểm đến tính mạng con người.
C. sẽ giảm bớt chi phí cho gia đình và dành nhiều điện năng cho sản xuất.
D. dùng nhiều điện thì tổn hao càng lớn và càng tốn kém.
Câu 5: Cách sử dụng nào dưới đây là tiết kiệm điện năng?
A. Sử dụng đèn bàn công suất lớn.
B. Sử dụng mỗi thiết bị điện khi cần thiết.
C. Không tắt quạt khi ra khỏi phòng làm việc.
D. Bật tất cả các đèn trong nhà.
Câu 6: Khi thay đèn dây tóc (220V – 75W) bằng đèn compăc (220V – 15W),
lượng điện năng tiêu thụ giảm:
A. 60 lần.
B. 75 lần.
C. 15 lần.
D. 5 lần.
Câu 7:Để đảm bảo an toàn cho các thiết bị người ta thường mắc nối tiếp cầu chì
với dụng cụ hay thiết bị điện. Chọn cầu chì nào dưới đây thích hợp với bếp điện
loại 220V – 1000W ?
A. Cầu chì loại 0,2A.
B. Cầu chì loại 5A.
C. Cầu chì loại 44A.
D. Cầu chì loại 220A.
Câu 8 :Khi thay dây dẫn cũ bằng dây dẫn mới cùng loại có đường kính tiết diện
gấp đôi thì lượng điện năng hao phí giảm
A. 1,5 lần.
B. 2 lần.
C. 3 lần.
D. 4 lần.
Câu 9: a/ Điện giật nguy hiểm như thế nào đối với cơ thể người?
b/ Mức độ nguy hiểm của tai nạn điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
c/ Em hãy nêu một số biện pháp an toàn điện trong sinh hoạt gia đình?
6.2 Kiểm tra kĩ năng cuối dự án:
Câu hỏi: Em đã vận dụng những kĩ năng nào để hoàn thành yêu cầu đặt ra trong
bài học này?
(gợi ý: hợp tác nhóm, quan sát, lắng nghe, lập kế hoạch…)
II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI :
Trong quá trình thực hiện dự án :Giúp học sinh yêu thích Vật Lý thông
qua phương pháp dạy học theo dự án : “Sử dụng an toàn, tiết kiệm điện” trong
năm học 2014-2015 tôi nhận thấy các em học tập sôi nổi, chủ động và tích cực
hơn đối với vấn đề sử dụng an toàn, tiết kiệm điện. Tôi đã khảo sát ý kiến của 2
lớp 9 năm học 2014-2015 với các câu hỏi và kết quả như sau:
Câu 1: Trong tiết dạy Vật Lí em có thích thầy cô tổ chức dạy học theo dự án
không?
A. Không thích
B. Yêu thích
Lớp
Sĩ số
9.1
9.2
32
28
Chọn
số lượng
8
8
A
(%)
25
28.5
Chọn
số lượng
24
20
B
(%)
75
71.5
Câu 2: Em có ý thức như thế nào đối với việc sử dụng an toàn, tiết kiệm điện
sau khi được thầy cô cho thực hiện dự án sử dụng an toàn, tiết kiệm điện :
A. Không hứng thú, không tự giác sử dụng an toàn, tiết kiệm điện
B. Hứng thú, tích cực , tự giác và vận động các bạn cùng tham gia sử dụng an
toàn, tiết kiệm điện
1)
−
−
−
Lớp
Sĩ số
9.1
9.2
32
28
Chọn
số lượng
4
5
A
(%)
12.5
17.8
Chọn
số lượng
28
8
B
(%)
87.5
82.2
Qua dự án , tôi nhận thấy một số mặt tích cực và hạn chế như sau:
Mặt mạnh:
Qua dự án , tôi nhận thấy hiệu quả tích cực trong việc học từ phía học sinh thể
hiện rất rõ:
Học sinh đã có ý thức hơn về an toàn , tiết kiệm điện. Nhờ Dạy học theo chủ đề
tích hợp, học sinh dần dần hình thành các kĩ năng để đáp ứng các yêu cầu của
thế kỉ 21. Các em biết cách chọn lọc thông tin khi sử dụng Internet nhằm phục
vụ cho bài học. Đồng thời hướng nghiệp cho các em có năng khiếu và thể hiện
bản thân hơn.
Sau khi tham gia dự án, học sinh cảm thấy yêu thích học môn Lý hơn. Đó là
điều mà tôi cảm thấy tâm đắc nhất, vì các em làm cho tôi thấy rằng: “mình đang
đi đúng hướng”.
− Trong buổi báo cáo kết quả dự án học sinh tỏ ra rất hào hứng, sôi nổi, tôi nhận
thấy ở các em năng lực sáng tạo tuyệt vời, khiếu hài hước, óc thông minh trong
những bài thuyết trình, báo cáo sản phẩm…những phẩm chất đó được bồi dưỡng
thông qua phương pháp dạy học dự án.
- Các em còn trở nên đoàn kết hơn, biết cách phối hợp làm việc theo
nhóm một cách hiệu quả.
2) Hạn chế:
- Khi thực hiện dự án cần nhiều thời gian, đòi hỏi phương tiện vật chất và tài
chính phù hợp.
- Học sinh phải biết ứng dụng CNTT, có khả năng thuyết trình… do đó phải chọn
lớp phù hợp khi thực hiện dự án
- Áp lực từ chương trình học còn quá tải nên đôi lúc còn ảnh hưởng đến tiến trình thực
hiện dự án so với kế hoạch. Không phải nội dung kiến thức nào cũng có thể được tổ
chức dạy học theo dự án.
3) Bài học kinh nghiệm:
Muốn học sinh học tốt bộ môn Lý, trước hết phải làm cho các em cảm thấy
yêu thích bộ môn này. Có nhiều cách để làm cho các em yêu thích học bộ môn
Lý và Dạy học theo dự án là một trong các cách đó.
Thông qua dạy học dự án, học sinh xây dựng được tinh thần đoàn kết trong
nhóm HS và sự hợp tác ăn ý giữa GV vả HS. Muốn được như vậy, GV phải tạo
được bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong khi làm việc, đồng thời phát hiện và
giải quyết sớm những mâu thuẫn trong lúc HS thảo luận.
Từ kết quả phân tích phiếu thu thập thông tin phản hồi của học sinh, kết quả
kiểm tra kiến thức, kĩ năng cùng với sự nhận xét, đánh giá của bản thân, tôi đã
rút ra được một số kinh nghiệm sau:
- Để có một tiết dạy hay, hấp dẫn, phát huy được hết trí lực của học sinh thì giáo
viên phải chuẩn bị kĩ bài, tìm các tư liệu phục vụ cho bài dạy nhằm mở rộng
kiến thức cho học sinh. Hướng dẫn học sinh đi tìm những kiến thức sẵn có trên
internet để tìm ra kiến thức mới một cách nhẹ nhàng, không áp đặt
- Luôn động viên học sinh, đặt niềm tin vào học sinh, tôn trọng ý kiến của học
sinh trong quá trình học tập, nghiên cứu để các em tự tin phát huy khả năng tư
duy của mình.
- Quan tâm đến học sinh có tư duy chậm, ra các bài tập, đặt các câu hỏi phù hợp
để các em không thấy chán, khuyến khích các em phát biểu khi thảo luận, trao
đổi nhóm. Xếp các em kém vào cùng nhóm với các em khá, xếp các em có các
khả năng khác nhau vào cùng nhóm để có thể hỗ trợ cho nhau.
-GV phải định hướng cho HS thật rõ ràng cụ thể về nội dung và cách
thức thực hiện dự án.
-GV phải lên kế hoạch thật sớm và thật rõ ràng về thời gian, địa điểm, khi
mọi thứ đã hoàn tất mới tiến hành thực hiện cùng với HS. Như vậy mới không
dẫn đến cập rập và bị động.
- Mỗi dự án phải tạo cho các em niềm vui, say mê học tập và háo hức học các
dự án tiếp theo.
IV. ĐỀ XUẤT , KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Cùng với sáng kiến :Ứng dụng công nghệ thông tin kích thích học sinh
yêu thích Vật Lý thông qua phương pháp dạy học theo dự án :“Sử dụng an toàn,
tiết kiệm điện” tôi mong muốn phát triển dự án hơn bằng cách liên hệ với nhà
máy Thủy Điện Trị An cho các em đi thực tế, quan sát, trải nghiệm hơn nữa để
các em hiểu và khắc sâu hơn nữa và thực hiện dự án: “ Hãy là người sử dụng
điện thong minh”
Thông qua dạy học dự án cho môn vật lý, tôi mông muốn nó có thể phát
triển hơn với tất cả các bộ môn khác trong giáo dục.
V . TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.Phương pháp dạy học theo dự án ( Trích “ Chỉ đạo chuyên môn Giáo dục
trường Trung học phổ thông ” của BGD&ĐT – Dự án phát triển Giáo dục phổ
thông – Hà Nội 2009 ).Tác giả: Vũ Thị Ngọc Anh – Nguyễn Thị Hồng Vân
2.Thomas, JW(1988) Dạy học theo dự án- Tổng quan, Novato, CA:Viện giáo
dục Buck.
3. Đỗ Hương Trà(2007) “Dạy học theo dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí
giáo dục
4.www.tamlyhoc.net
5.www.dayhoctuonglai.edu.vn
6.www.giaovien.net
Trên đây là toàn bộ quá trình tôi thực hiện dự án, chắc chắn còn rất nhiều
thiếu sót, tôi còn cần phải trau dồi qua nhiều năm kinh nghiệm. Rất mong nhận
được sự nhận xét, đánh giá và góp ý từ Ban Giám khảo.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người thực hiện
Nguyễn Thị Niên
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Đơn vị THCS MÃ ĐÀ.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Mã Đà. Ngày 05 tháng 10 năm 2015
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: .2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: Giúp học sinh yêu thích Vật Lý thông qua phương
pháp dạy học theo dự án :“Sử dụng an toàn, tiết kiệm điện”
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ NIÊN
Đơn vị (Tổ): TỰ NHIÊN.
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn: Vật Lý
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác:
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng :Tại đơn vị Trong ngành
1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả
-Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
-
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
-
Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
-
Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Kiến thức tích hợp liên môn:
S MÔN
TT
HỌC
1
Vật lý
TÊN BÀI
CHƯƠN
G- LỚP
Chương I
Bài 16 : Sử dụng an toàn và tiết –
kiệm điện.
Ly 9
KỸ NĂNG CẦN
ĐẠT
Nắm được các
quy tắc an toàn
khi sử dụng điện
Việc sử dụng tiết
kiệm điện năng
có một số lợi ích
gì?
Các biện pháp sử
dụng tiết kiệm
điên năng.
Điện năng-Công của dòng điện
Truyền tải điện năng đi xa
Các tác dụng của ánh sáng
Bài 29: An toàn khi sử dụng
điện
Biết cách tính số
đếm công tơ điện.
Cách làm giảm
hao phí trên
đường dây tải
Chương II điện
–
Tác dụng nhiệt
Ly 9
của ánh sáng để
phục vụ đời sống
và sản xuất : Nhà
máy nhiệt điện.
Chương
Dòng điện đi qua
III –
cơ thể người gây
Lý 7
nguy hiểm như
Điện học
thế nào?
Nắm được các
quy tắc an toàn
khi sử dụng điện
Tác dụng nhiệt và tác dụng
phát sáng của dòng điện
Chương
III –
Lý 7
Điện học
Ngày nay người
ta vẫn không
ngừng nghiên
cứu và chế tạo ra
các loại đèn tiêu
thụ ít năng lượng
điện hơn nữa như
đèn compac,đèn
L.E.D....
Phản xạ âm – Tiếng vang
Chương II
–
Lý 7
Âm học
Khi thiết kế rạp
hát , cần có biện
pháp để tạo ra
phản xạ âm hợp lí
nhằm tăng cường
việc tiết kiệm
năng lượng trong
việc khuếch đại
âm bằng máy
Ảnh của một vật tạo bởi gương
phẳng
Ứng dụng của định luật truyền
thẳng ánh sáng
tăng âm.
Chương I Trong các gian
–
phòng chật hẹp
Lý 7
thiếu ánh sáng, có
Quang học thể bố trí thêm
các gương phẳng
lớn trên tường để
phản xạ ánh sáng
từ các nguồn
sáng tạo thêm
ánh sáng, tiết
kiệm năng lượng
điện trong việc
chiếu sáng.
Chương I
–
Lý 7
Quang học
Bài 25 : Thu nhập của gia đình
Bài 26: Chi tiêu trong gia đình
Bài 27: Thực hành: Tình huống Chương
IV – Thu thu, chi
chi trong
gia đình
Lớp 6
2
Công
nghệ
Bài 32: Vai trò của điện năng
trong sản xuất và đời sống
Bài 33: An toàn điện
Bài 34: Thực hành: Dụng cụ
bảo vệ an toàn điện
Bài 35: Thực hành: Cứu người
bị tai nạn điện
Phần 3:
KĨ
THUẬT
ĐIỆN
Chương
6: An
toàn điện
Lớp 8
Giáo dục HS ý
thức tiết kiệm khi
sử dụng điện
chiếu sáng nhà ở,
trường học: cần
cải tiến dụng cụ
chiếu sáng phù
hợp , tập trung
vào nơi cần thiết
Biết cách tính thu
chi trong gia đình
và tiết kiệm điện
năng .
Hiểu các quy tắc
an toàn điện và
cách sơ cứu
người khi bị điện
giật
Bài 36: Vật liệu kĩ thuật điện
Chương
7: Đồ
dùng điện
trong gia
đình
Lớp 8
Biết được cách sử
dụng và công
dụng của một số
đồ dung điện
trong gia đình và
cách sử dụng
điện hợp lý.
Chương
8: Mạng
điện
trong nhà
Lớp 8
Nắm được một số
thiết bị bảo vệ
của mạng điện
trong nhà.
Mô đun:
Lắp đặt
mạng
điện
Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân
trong nhà
dụng
Tiết kiệm năng
lượng điện:người
thợ điện luôn có
ý thức tiết kiệm
năng lượng điện
trong sữa chữa,
sử dụng điện
năng
Bài 2: Vật liệu dùng trong lắp
đặt mạng điện trong nhà
Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp
đặt mạng điện
Bài 4: Thực hành: Sử dụng
đồng hồ điện
+Lựa chọn dây
dẫn điện trong
nhà phù hợp với
công suất tiêu thụ
tránh được tổn
hao năng lượng
điện
Bài 38: Đồ dùng điện - quang.
Đèn sợi đốt
Bài 39: Đèn huỳnh quang
Bài 40: Thực hành: Đèn ống
huỳnh quang
Bài 41: Đồ dùng điện - nhiệt.
Bàn là điện
Bài 44: Đồ dùng điện loại điện
- cơ. Quạt điện
Bài 46: Máy biến áp một pha
Bài 48: Sử dụng hợp lí điện
năng
Bài 49: Thực hành: Quạt điện –
Tính toán điện năng tiêu thụ
trong gia đình
Bài 50: Đặc điểm và cấu tạo
của mạng điện trong nhà
Bài 51: Thiết bị đóng - cắt, lấy
điện của mạng điện trong nhà
Bài 53: Thiết bị bảo vệ của
mạng điện trong nhà
Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh
vật Việt Nam
Công
nghệ 9
2
Bài 5: Thực hành: Nối dây
dẫn điện
Bài 6: Thực hành: Lắp mạch
điện bảng điện
Bài 7: Thực hành: Lắp mạch
điện đèn ống huỳnh quang
Bài 8: Thực hành: Lắp mạch
điện hai công tắc hai cực điều
khiển hai đèn
Bài 9: Thực hành: Lắp mạch
điện hai công tắc ba cực điều
khiển một đèn
+Chọn công tơ
phù hợp với công
suất tiêu thụ xác
định đúng mức
độ tiêu thụ năng
lượng điện để có
ý thức tiết kiệm
Nối dây dẫn điện
đúng quy trình và
kỹ thuật tránh
làm tổn hao năng
lượng điện tại
mối nối do điện
trở tăng,tiết kiệm
được điện năng
tiêu thụ
Tiết kiệm năng
lượng điện: ý
nghĩa của việc sử
dụng đèn ống
huỳnh quang
chiếu sáng
Mạch hai công
tắc hai cực điều
khiển hai đèn
giúp người sử
dụng chủ động
trong việc sử
dụng mỗi bóng
đèn khi cần
thiết,tiết kiệm
được lượng điện
năng tiêu thụ
Kết hợp sử dụng
với bóng đèn
compac huỳnh
quang tiết kiệm
nhiều năng lượng
điện
Đây là mạch điện
thuờng sử dụng ở
cầu thang nhà
tầng, có ý nghĩa
trong việc tiết
kiệm điện năng
tiêu thụ trên bóng
đèn. ở tầng 1,2
đều có thể tắt
đóng bóng đèn
Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của
mạng điện trong nhà
Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng
điện trong nhà
3
Toán
Mỹ thuật
4
5
GDCD
Bài 5: Phép cộng và phép nhân
Sử dụng điện an
toàn
Biết cách tính
toán điện năng.
Bài 11: Cách sắp xếp bố cục
Ứng dụng các kỹ
trong trng trí
Học kỳ I- thuật từ Mỹ thuật
để thực hiện các
Bài 15 : Màu sắc trong trang trí Lớp 7
Bài 5 : Trình bày khẩu hiêu
Học kỳ I – bài báo cáo, biểu
mẫu, bài thuyết
Bài 14 + 15: Trình bày bìa sách Lớp 8
Bài 24+ 25: Vẽ tranh cổ động
Học kỳ II- trình, tờ rơi, băng
rôn…
Lớp 8
Bài 12 : Trang trí Hội trường
Học kỳ I –
lớp 9
Bài 3 : Tiết kiệm.
Học kỳ I – +Có ý thức sử
Lớp 6
dụng điện an toàn
và tiết kiệm.
Bài 10 : Tích cực , tự giác
+Năng động , tự
trong hoạt động tập thể và hoạt Học kỳ I
tin và sáng tạo ,
động xã hội.
-lớp 6
đoàn kết trong
Bài 11 : Mục đích học tập của
các hoạt động .
học sinh
Bài 11 : Tự tin
Học kỳ I –
Bài 7 : Đoàn kết, tương trợ Lớp 7
Bài 12 : Sống và làm việc có
kế hoạch
Học kỳ II
Bài 14 : Bảo vệ môi trường và – Lớp 7
tài nguyên thiên nhiên
Bài 11 : Lao động tự giác và
Học kỳ I –
sáng tạo.
Lớp 8
Bài 6 : Hợp tác cùng phát triển.
Chương I
Lớp 6
Bài 8 : Năng động, sáng tạo.
Bài 9 : Làm việc có năng suất,
chất lượng, hiêu quả.
Bài 1,2,3,4
Bài thực hành 3 +4 : các thao
tác với thư mục và tập tin
Tin học
6
Bài 18 : Trình bày trang văn
bản và in
Bài 19 : Tìm kiếm và thay thế
Bài 20 : Thêm hình ảnh để
minh hoạ
Bài thực hành 8 : Em viết báo
tường
Bài 21 : Trình bày cô đọng
bằng bảng
Bài 8 : Sắp xếp và lọc dữ liệu
Bài9 : Trình bày dữ liệu bằng
biểu đồ
Bài thực hành 9 : Tạo biểu đồ
để minh hoạ
Bài 1 : Từ máy tính đến mạng
máy tính
Bài 2 : Mạng thông tin toàn
cầu internet
Bài 3 : Tổ chức và truy cập
thông tin trên internet
Bài thực hành 1 : Sử dụng
trình duyệt để truy cập web
Bài thực hành 2 : Tìm kiếm
thông tin trên internet
Bài 4 : Tìm hiểu thư điện tử
Bài thực hành 3 : Sử dụng thư
điện tử
Bài 6 : Bảo vệ thông tin máy
tính
Bài thực hành 5 : Sao lưu dự
phòng và quét virus
Học kỳ I –
Lớp 9
Chương I :
Làm quen
với tin học
và máy
tính điện
tử.
Học kỳ I –
Lớp 6
Có khả năng tìm
kiếm, xử lý thông
tin trên mạng
Có khả năng trình
bày các biểu mẫu,
bảng, thống kê
Biết xử dụng các
phần mềm:
Học kỳ II- Power point,
Mind manager,
Lớp 6
Video…
Học kỳ I –
Lớp 7
Học kỳ I –
Lớp 9
Bài 7 : Tin học và xã hội
Bài 8: Phần mềm trình chiếu
Bài 9 : Bài trình chiếu
Bài thực hành 6 : Bài trình
chiếu đầu tiên của em
Bài 10 :Màu sắc trên trang
chiếu
Bài thực hành 7 : Thêm màu
sắc cho bài trình chiếu
Bài 11 : Thêm hình ảnh cho
trang chiếu
Bài thực hành 8 : Trình bày
Học kỳ IIthông tin bằng hình ảnh
Bài 12 : Tạo các hiệu ứng động lớp 9
Bài thực hành 9 : Hoàn thiện
bài trình chiếu với hiệu ứng
động
Bàithực hành 10 : Thực hành
tổng hợp
Bài 13 : thông tin đa phương
tiện
Bài thực hành 12 : Tạo sản
phẩm đa phương tiện