Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8 TRONG GIỜ HỌC ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.81 KB, 10 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TẠO HỨNG THÚ CHO HỌC SINH LỚP 8
TRONG GIỜ HỌC ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, âm nhạc
được coi là một phương tiện để làm cho đời sống tinh thần phong phú, góp phần
cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống. Cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc xuất
phát từ tác phẩm, từ nghệ thuật trình diễn tạo nên những hình tượng âm nhạc có tác
dụng truyền cảm mạnh mẽ làm rung động lòng người, hướng con người tới cái
Chân - Thiện - Mĩ…[3]
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử với nhiều giai đoạn tiến hóa và phát triển nối
tiếp nhau, cùng với tư duy ngôn ngữ, âm nhạc đã chiếm một vị trí cốt yếu trong đời
sống xã hội, trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành nền văn hóa đa dân tộc
của loài người. Vì vậy âm nhạc như một nhu cầu tất yếu phục phụ đời sống tinh
thần của con người và cũng từ đó âm nhạc hầu hết có mặt trong tất cả các trường
học nói chung và trường THCS nói riêng, là điều cần thiết.
Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có sự
hứng thú cao trong học tập. Từ yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là phát huy
tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh,việc vận dụng công nghệ thông tin,
giảng dạy giáo án điện tử nhằm giúp học sinh tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt.
Hơn nữa, Âm nhạc thường thức (ANTT) vốn dĩ là một phân môn mang tính trực
quan và cảm thụ cao nên việc vận dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là rất
cần thiết và cũng không kém phần quan trọng nhằm gây sự hứng thú trong giờ
học, tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu
quả.[3]
Từ thực tiễn đó bản thân tôi luôn tự tìm tòi, học hỏi không ngừng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ, tiếp cận công nghệ thông tin nhằm áp dụng trong bài giảng
và luôn tâm huyết “tạo hứng thú cho học sinh lớp 8 trong giờ học Âm nhạc
thường thức ”, điều đó sẽ giúp cho các em say sưa hơn trong quá trình tiếp thu và
tích luỹ kiến thức và đó cũng chính là điều kiện tạo tiền đề đem lại kết quả học tập
cao hơn.



1


II.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận :
Âm nhạc có vai trò rất lớn, nó đem đến những khoái cảm thẩm mỹ cao và là
món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người.
Vì thế chúng ta phải xác định, âm nhạc trong trường THCS là môn học
mang tính phổ thông, đại trà, dạy cho tất cả học sinh không phân biệt học sinh có
năng khiếu hay học sinh không có năng khiếu, học sinh thích học nhạc hay học
sinh không thích học nhạc[4]. Giáo viên nên hiểu rằng ở trường phổ thông môn
học âm nhạc nhằm truyền đạt cho các em một trình độ âm nhạc nhất định, góp
phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách, các em sẽ được nhận biết, lĩnh hội
kiến thức và cảm nhận sâu sắc hơn về các tác phẩm âm nhạc, hiểu biết về các tác
giả trong và ngoài nước cũng như những đóng góp to lớn của họ cho nền âm nhạc
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung… đặc biệt là các em sẽ càng được hiểu
rỏ hơn những giá trị nghệ thuật mang ý nghĩa nhân văn trong lĩnh vực nghệ thuật
âm nhạc theo từng nội dung bài học. Điều đó sẽ giúp cho các em hứng thú hơn và
say mê hơn trong việc tìm tòi và khám phá kho tàng âm nhạc nói riêng và kiến
thức nói chung.
Môn học nào cũng có khả năng gây hứng thú cho học sinh. Nhưng riêng bộ
môn Âm nhạc thì bản thân nó cũng là nguồn cảm hứng cho nhiều người. Việc tạo
cho các em hứng thú trong học tập trong phân môn âm nhạc thường thức không chỉ
nâng cao hiệu quả dạy học mà còn làm cho các em vui tươi phấn khởi thoải mái
hơn về tinh thần.
Là một giáo viên giảng dạy bộ môn âm nhạc, bản thân tôi nhận thấy việc tạo
hứng thú cho học sinh với phân môn Âm nhạc thường thức là một trong những yếu
tố hết sức quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng môn học nói riêng và toàn
diện giáo dục nói chung.

2.Cơ sở thực tiễn:
Đối với phân môn âm nhạc thường thức đã từ lâu được xem là rất quan trọng
trong việc giáo dục học sinh lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng yêu thiên
nhiên, yêu cuộc sống và con người. Bởi lẻ ở đó học sinh sẽ được giới thiệu được
tìm hiểu về các thể loại âm nhạc, các loại nhạc cụ dân tộc các tác giả tác phẩm nổi
tiếng góp phần làm phong phú cho nền âm nhạc Việt Nam ...thông qua đó học sinh
sẽ càng hiểu rõ và cảm nhận sâu sắc hơn những giá trị nghệ thuật trong nền âm
nhạc nước nhà và thế giới . [5]
Trong các phân môn của âm nhạc thì Âm nhạc thường thức được xem là khô
khan và khó tiếp thu nhất bởi phần lớn nội dung thường thức là giới thiệu và thuyết
trình cho học sinh nghe và cảm nhận… chính vì vậy việc kết hợp cho học sinh vừa
nghe vừa quan sát vừa cảm nhận sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn và chủ động
tích cực hơn trong việc tự tiếp thu và tích lũy kiến thức .
Hơn nữa, sự thay đổi về mặt tâm sinh lí lứa tuổi và một số học sinh còn xem
môn học âm nhạc là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em
đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên một số học sinh chưa thực sự
hứng thú với môn học, tạo nên sự khô khan cứng nhắc trong môn học.
2


Để cung cấp kiến thức khoa học giáo dục tư tưởng và rèn luyện kỹ năng cho
học sinh, giáo viên phải làm cho học sinh ham mê hứng thú học tập, làm cho quá
trình học tập của các em trở nên tự giác, tạo nên niềm vui trong sáng và bổ ích, bồi
dưỡng cho các em tinh thần học tập, mạnh dạn trước tập thể, tạo được hưng phấn
đồng đều giữa các em để giữa các em có được sự hòa đồng trong nhận thức và học
tập. Bản thân nghệ thuật âm nhạc nói chung và môn âm nhạc ở trường trung học cơ
sở là nguồn cảm hứng, là sự kích thích, sự say mê học tập của học sinh nhưng
không phải dạy như thế nào cũng gây được hứng thú cho học sinh[4] .
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay đang đổi mới phương pháp dạy học, vận
dụng công nghệ thông tin soạn giảng giáo án điện tử nhằm giúp học sinh tự chủ

động chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người hướng dẫn điều khiển, việc tạo hứng
thú học tập cho các em có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả chất
lượng dạy học . Vì hạn chế về mặt thời gian nên phạm vi nghiên cứu của tôi chỉ
giới hạn ở học sinh khối lớp 8.

3


III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Âm nhạc vốn là một bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật với nhiều đăc trưng
riêng, gồm có ba phân môn: học hát, tập đọc nhạc và âm nhạc thường thức.
Trong đó âm nhạc thường thức được xem là một phân môn khá khô khan và ít
gây được sự tâm trung và hứng thú cho các em, bởi phần lớn nội dung âm
nhạc thường thức là giới thiệu, thuyết trình…ít có hình ảnh minh họa và âm
thanh đi kèm, điều đó gây cho học sinh cảm giác nhàm chán lơ là trong học
tập và điều tất yếu là hiệu quả môn học nói riêng và mục đích giáo dục nói
chung sẽ không đạt theo mục tiêu giáo dục học sinh phát triển toàn diện Đức
–Trí –Thể Mĩ [3]. Chính vì vậy mà việc vận dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy tạo cho học sinh có sự húng thú và cảm giác thoải mái trong giờ
học là rất cần thiết và cũng không kém phần quan trọng. Trên cơ sở đó giáo
viên chính là người hướng dẫn và học sinh là nhân tố quyết định và là chủ thể
tự mình khám phá kho tàn âm nhạc nói riêng và kiến thức khoa học nói
chung.
Để việc dạy – học các bài âm nhạc thường thức đạt kết quả, tôi đã thực hiện một
số phương pháp và cho thấy kết quả được cải thiện đáng kể.
1. Phương pháp sử dụng trò chơi.
Giờ học âm nhạc phải là giờ học nghệ thuật hấp dẫn với phương châm học vui vui học. Tránh nặng nề, căng thẳng. Phải tìm mọi cách cải tiến cách dạy
từng phân môn theo hướng tích cực trong từng hoạt động của học sinh. Bổ
sung và sáng tạo thêm nhiều thủ pháp sinh động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách
thức truyền đạt ở mỗi bài học, mỗi tiết dạy [5].

- Để gây được không khí sôi nổi ngay từ nội dung của bài học giao viên có thể
cho học sinh chơi một trò chơi nhỏ đồng thời qua đó giúp học sinh nhớ lại kiến
thức đã học trong tiết trước. Đây có thể xem là giải pháp tối ưu trong việc gây sự
chú ý, tập trung cao độ của học sinh ngay từ đầu nội dung .
* Ví dụ: Tiết 14 ôn tập âm nhạc 8 để mở đầu bài học, giáo viên cho học sinh chơi
trò chơi giải ô chữ với những hình ảnh và dự kiện gợi ý giáo viên tiến hành như
sau:
. Hàng 1/ Gồm có 8 ô chữ:
Tác giả của bài hát Hò kéo pháo là ai ?
. Hàng 2/
Gồm có 5 ô chữ:
Một loại cây được nhắc đến trong bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Phan Huỳnh
Điểu ?
. Hàng 3/ Gồm có 13 ô chữ:
Ông là tác giả của nhiều ca khúc giàu tính chiến đấu và ca ngợi như : Biết
ơn Võ Thị Sáu, noi gương Lý Tự Trọng…?
. Hàng 4/
Gồm có 10 ô chữ:
Đây là loại nhạc cụ được làm từ đồng thau và được coi là nhạc cụ thiêng?
. Hàng 5/
Gồm có 8 ô chữ:
Bản giao hưởng đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam có tên là gì ?

4


1

H 0 A N G V Â N
2


3

K Ơ N I

A

N G U Y Ê N Đ Ư C T O A N
4

C Ô N G C H I
5

Ê N G

Q U Ê H Ư Ơ N G

Kết thúc trò chơi ô chữ nhóm nào giải được nhiều ô chữ nhất sẽ được các nhóm
còn lại tán thưởng bằng tràng pháo tay vang rộn.
-Với cách thức tiến hành nêu trên ngay từ đầu tiết học giáo viên tạo cho học
sinh không khí sinh động với phương châm chơi mà học – học mà chơi đồng thời
qua đó học sinh được hệ thống hóa kiến thức và ghi nhớ kiến thức một cách có
hiệu quả hơn.
2. Phương pháp trực quan.
Trong từng bài học giới thiệu về tác giả giáo viên kết hợp trình chiếu cho học
sinh xem một số hình ảnh hoặc video clip có liên quan đến hoạt động âm nhạc
cũng như về sự nghiệp của nhạc sĩ đó, thông thường nội dung Âm nhạc thường
thức theo lối dạy truyền thống là giới thiệu, kể chuyện cho học sinh nghe…[5]
chính vì vậy mà thường rất khô khan, nhàm chán ít gây được sự hứng thú học tập
cho học sinh, việc vận dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho học sinh vừa trực

quan sinh động vừa dể khắc sâu kiến thức của bài học.
* Ví dụ: Trong tiết dạy Âm nhạc thường thức( Tiết 22 âm nhạc 8, giới thiệu Nhạc
sĩ Nguyễn Đức Toàn với bài hát “Biết ơn chị Võ Thị Sáu”) giáo viên cho học sinh
xem những hình ảnh sau và hỏi:
? Các em đã học 4 nhạc sĩ Việt Nam vậy NS Nguyễn Đức Toàn là ảnh số mấy?
Em nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ có thưởng(phần thưởng là tràng pháo tay
nhầm động viên khích lệ cho các em).
1
2
3
4

NS P.H Điểu
11-11-1924
Bóng cây Kơ-Nia

NS H. Vân
1930
Hò kéo pháo

NS TR.Hoàn
1928- 2003
Một mùa xuân
nho nhỏ
5

NS N. Đ Toàn
10-3-1929
Biết ơn chị
Võ Thị Sáu



3. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn
Tránh cách dạy thông báo khô khan, tẻ nhạt, giáo viên phải nắm chắc đặc trưng
môn học âm nhạc để có cách dạy cho phù hợp. Thông qua kiến thức bài học giáo
viên giới thiệu thêm một số hình ảnh mang tính chất lịch sử có trong nội dung bài
hát, giúp các em biết trân trọng và giữ gìn những giá trị cao quý, những phẩm chất
tốt đẹp của truyền thống dân tộc…[5] góp phần quan trọng trong việc hình thành
nhân cách trở thành người có ích cho xã hội mai sau…
*Ví dụ: Trong tiết 6 âm nhạc 8 (giới thiệu về nhạc sĩ Hoàng Vân và bài hát Hò
kéo pháo) giáo viên giới thiệu kết hợp trình chiếu những hình ảnh có liên quan đến
nội dung bài hát và nhạc nền bài hát Hò kéo pháo.

Một số hình ảnh bộ đội pháo binh đưa pháo vào trận địa Điện Biên Phủ
Những hình ảnh vừa xem gợi cho em điều gì ?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên dùng hình ảnh người anh hùng Tô Vĩnh Diện
lấy thân mình chèn xe pháo và nhấn mạnh để học sinh hiểu rõ hơn những hy sinh
mất mát, những giá trị cao đẹp trong con người của bộ đội cụ Hồ, họ sống và chiến
đấu vì mục tiêu lí tưởng vì Tổ quốc thân yêu, chính họ là những người đã làm nên
lịch sử và cũng chính họ là những người đã viết lên bảng anh hùng ca vẻ vang của
cách mạng Việt Nam. Từ đó, hướng các em đến tình cảm yêu quý, trân trọng, biết
kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, biết yêu quê
hương đất nước và con người.

6


4. Phương pháp phát huy tính tư duy cho học sinh .
Âm nhạc là một bộ môn mang tính trừu tượng cao, để hiểu và cảm nhận được
đòi hỏi học sinh phải có hứng thú, phải tích cực chủ động tìm tòi, phải tự lĩnh hội

kiến thức trên cơ sở hướng dẫn gợi ý của giáo viên [5]. Với nhiều thủ pháp sinh
động, hấp dẫn, đa dạng hoá cách thức truyền đạt và sự kết hợp của công nghệ
thông tin tạo cho học sinh có cảm giác thoải mái vừa nghe để cảm nhận và vừa
phát huy khả năng suy nghĩ và phán đoán, từ đó hình thành ở các em thói quen tư
duy tích cực chủ động trong học tập, thích tự khám phá kho tàng âm nhạc nói riêng
và kiến thức nói chung
*Ví dụ: Tiết dạy 14 âm nhạc 8 (giới thiệu một số nhạc cụ dân tộc) giáo viên trình
chiếu cho học sinh xem hình ảnh một số nhạc cụ có liên quan và đặt câu hỏi:
? Đây là những loại nhạc cụ nào? Thường được sử dụng ở vùng nào trên nước ta?

Cồng chiêng
Đàn T’rưng
Đàn đá
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên trình chiếu hình ảnh và cho học sinh nghe âm
thanh nhạc cụ để các em có những hiểu biết sâu sắc hơn về các loại nhạc cụ đó,
đồng thời hiểu được những giá trị nhân văn mang ý nghĩa tinh thần và tâm linh của
các cộng đồng dân tộc vùng cao gắn liền với những nhạc cụ linh thiêng.

Kết hợp hình ảnh và thông tin giới thiệu về các loại nhạc cụ giáo viên tạo cho học
sinh sự chú ý [3], khả năng tập trung tiếp nhận và ghi nhớ bằng cách cho học sinh
xem một số video clip các nghệ sĩ biểu diễn các loại nhạc cụ và để tạo không khí
thi đua học tập giữa các tổ đồng thời củng cố lại kiến thức đã được học giáo viên
cho học sinh nghe một số đoạn nhạc đã được chuẩn bị sẵn và trong vòng 1 phút
hãy ghi lên bảng tên các loại nhạc cụ được biểu diễn trong các đoạn nhạc vừa
nghe theo thứ tự 1.2 3.... [5]Trên cơ sở đó giáo viên có thể kích thích được học
sinh khả năng nghe cảm nhận, ghi nhớ và tự phán đoán.
7


IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Với việc áp dụng công nghệ thông tin vào các tiết học có âm nhạc thường
thức. Tôi nhận thấy học sinh đều hứng thú học tập, kết quả tiếp thu bài của các
em rất tốt.
Vì vậy, năm học 2014-2015, tôi đã quyết định sử dụng một số phương pháp
mới trong giảng dạy với lớp 81 và 82.
Với kết quả đạt được trong thời gian qua cho thấy các em rất thích thú với
việc được học tập, nghiên cứu bài học trên giáo án điện tử và đặc biệt các em đã
không còn xem âm nhạc thường thức là phân môn khô khan khó hiểu và nhàm
chán, bản thân các em đều chủ động và tích cực hoc tập, kết quả tiến bộ khá rõ rệt
thể hiện trong tiết học cụ thể.
* Trước khi thực hiện đề tài:
Hoạt động tích cực
Lớp
Sĩ số
Tổng số
%

Bình thường

Không hứng thú

Tổng số

%

Tổng số

%

8/1


39

27

69,2 %

12

30,8%

0

0

8/2

36

25

69,5%

11

30,5%

0

0


*Kết quả cụ thể: Sau khi thực hiện đề tài.
Hoạt động tích cực
Bình thường
Lớp
Sĩ số
Tổng số
%
Tổng số
%

Không hứng thú
Tổng số

%

8/1

39

39

100%

0

0

0


0

8/2

36

34

94,5%

2

5,5%

0

0

V. ĐỀ XUẤT ,KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Để giúp cho việc dạy và học âm nhạc tại trường THCS-THPT Huỳnh Văn
Nghệ đạt hiệu quả hơn.
- Về phía nhà trường: cần trang bị thêm một số tranh ảnh, phòng học bộ môn, tài
liệu phục vụ cho môn học để việc dạy và học ngày càng hiệu quả hơn
- Về phía giáo viên: phải không ngừng nâng cao kiến thức, học hỏi trên mọi
phương tiện thông tin để tạo cho mình một trình độ chuyên môn vững vàng, học
hỏi rút kinh nghiệm ở các đồng nghiệp.
- Về phía gia đình và xã hội: phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn để sớm phát hiện
năng khiếu của con em mình. Nhà văn hóa Xã nên tổ chức một số hoạt động thi
đua văn nghệ để các em có cơ hội phát huy năng khiếu của mình.


8


VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Anh Tuấn (2004). Thiết kế bài giảng Âm nhạc 8 THCS, Nhà xuất bản Hà
Nội.
2. Nhiều tác giả (2004). Sách giáo viên Âm nhạc 8, Nhà xuất bản Giáo dục.
3. Thạc sĩ Nguyễn Kim Bình (2009). Phương pháp dạy học âm nhạc, Nhà xuất bản
Hà Nội.
4. Nhiều tác giả (2004). Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 8,Nhà xuất bản Giáo
dục.
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 3 ( 2005), Nhà xuất bản Giáo dục.

9


VII. PHỤ LỤC
Phiếu khảo sát
1. Âm nhạc mang lại lợi ích gì ?
a. Giải trí khi mệt nhọc.
b. Cảm thấy yêu đời hơn sau khi hát.
c. Phát triển trí thông minh ở trẻ
2. Em có yêu thích môn học này không ?
a.Thích.
b. Rất thích .
c. Bình thường
3. Em sẽ làm gì để góp phần học tốt môn này ?
a. Thường xuyên tập đọc tên nốt nhạc .
b. Học và làm bài đầy đủ.
c. Tìm hiểu về âm nhạc và nghe hát nhiều hơn

4. Em có thích tiết học nhạc bằng công nghệ thông tin ?
a. Thích.
b. Rất thích .
c. Bình thường
5. Em có suy nghĩ gì về bài học bằng điện tử ?
a . Hay
b. Hình ảnh đẹp
c. Biết nhiều về nhạc sĩ

10



×