Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN một vài kinh nghiệm giúp đỡ học sinh nghèo vượt khó học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 11 trang )

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Những năm qua kinh tế đất nước đã đạt được những bước tiến bộ rõ rệt,
trong giai đoạn hội nhập này, đòi hỏi chúng ta phải tạo ra lớp người kế thừa toàn
diện hơn để đáp ứng trong thời đại mới.
Bước vào thế kỷ 21, đất nước ta trên đường hội nhập và phát triển mạnh
mẻ, cùng với tác động nề kinh tế thị trường, cuộc sống người dân được nâng lên
rõ nét; việc phân hoá và khoảng cách giữa - nghèo giàu ngày càng xa, cuộc sống
của một bộ phận người dân gặp không ít khó khăn. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến
một số học sinh có hoàn cảnh sống khó khăn, một phần do mưu sinh vì cuộc
sống thiếu sự quan tâm đến con em làm cho một bộ phận học sinh la cà lêu lõng
việc học dẫn đến học yếu và bỏ học. Hiện nay chính sách xóa đói giảm nghèo
được chính phủ, lãnh đạo các cấp đặc biệt quan tâm giúp đỡ, công tác xã hội từ
thiện được nhiều nhà hảo tâm chú ý và phát triển mạnh ở mọi nơi…
Từ thực tế đó, với trách nhiệm của một người làm công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp, bản thân tôi rất quan tâm đến các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn
; để giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn góp phần cùng mọi
người giáo dục các em trở thành những người công dân có ích cho gia đình và
xã hội sau này. Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài này.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm sâu sát ,chỉ đạo kịp thời của Ban giám hiệu nhà trường và sự
giúp đỡ của giáo viên bộ môn cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
- Được sự quan tâm của đa số phụ huynh học sinh, các em phần nhiều là học
sinh ngoan ,có ý thức vươn lên trong học tập.
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm nhiệt tình, luôn quan tâm gần gũi chia sẻ với
những khó khăn mà học sinh gặp phải.
- Đa số học sinh có tinh thần đoàn kết vì tập thể, sẵn sàng tham gia tích cực các
hoạt động và sẵn sàng chia sẻ với những bạn học sinh có hoàn cảnh thiệt thòi
hơn mình.
2. Khó khăn
- Đa số học sinh nhà xa trường việc đi lại gặp nhiều khó khăn


- Đa số phụ huynh làm công nhân nên ít có thời gian quan tâm đến con em mình
-Lớp học sĩ số đông, khó khăn trong công tác quản lí cũng như giáo dục học
sinh
- Nhiều gia đình học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên việc đầu tư cho học tập
của con em còn hạn chế
- Chương trình sách học theo chương trình trường học mới nên nhiều em chưa
thích nghi được với phương pháp dạy học tích cực
3. Số liệu thống kê: ( trước khi chủ nhiệm)
Kết quả hai mặt giáo dục của lớp 7.1 ( Tức là lớp 6.1 năm học 2015 – 2016)


• Về học lực:
Giỏi
Khá
13
24
• Về hạnh kiểm:
Tốt
Khá
44
0

Trung bình
7

Yếu
0

Trung bình
0


Yếu
0

III. NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Trong điều kiện kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, mỗi tổ chức, mỗi cá nhân
có tấm lòng vì người nghèo luôn trăn trở, làm thế nào để giúp người nghèo thoát
nghèo bền vững. Ước muốn tốt đẹp ấy đã trở thành hiện thực khi hàng loạt chính
sách, chương trình vì người nghèo được triển khai, nổi bật là Chương trình Mục
tiêu quốc gia giảm nghèo, Chương trình 135, Nghị quyết 30a, Nghị quyết 80 về
định hướng giảm nghèo bền vững; cùng đó là muôn tấm lòng rộng mở hướng về
người nghèo, hướng về những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống này.
Xã Vĩnh Tân là một trong những xã khó khăn của Huyện Vĩnh Cửu.
Trường THCS Vĩnh Tân là nơi có hơn 130 học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ
côi, khuyết tật.
Với truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương
thân”, trong nhiều năm qua, lãnh đạo địa phương cùng với lãnh đạo nhà trường
đã có những chương trình thiết thực vận động hỗ trợ các nguồn để đem đến cho
các em học sinh khó khăn những phần quà nhằm động viên các em cố gắng quên
đi những khó khăn thường ngày để các em có sự động viên từ đó giúp các em
vươn lên trong học tập đề đạt được kết quả cao nhất.
2. Nội dung giải pháp thực hiện đề tài :
Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối vô cùng quan trọng trong việc phối hợp
giữa nhà trường ,gia đình và các tổ chức xã hội để giáo dục và hình thành nhân
cách của học sinh. Song song với việc giáo dục một cách toàn diện thì công tác
phát hiện và giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn là một trong những công
việc vô cùng quan trọng. Chính sự “Nhận thấy” của giáo viên chủ nhiệm đối với
khó khăn của học sinh đóng vai trò không nhỏ trong việc hình thành nhân cách
của học sinh giúp các em hiểu rằng cuộc sống này ngoài cha mẹ các em còn có

nhiều người khác đồng cảm và mong được chia sẻ với các em những khó khăn
mà cuộc sống các em gặp phải. Dưới đây là một vài công việc mà tôi đã áp dụng
trong công tác chủ nhiệm lớp đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
2.1. Liên hệ ,trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của năm học trước để
nắm bắt đối tượng học sinh khó khăn:
- Việc trao đổi lấy thông tin từ giáo viên chủ nhiệm năm học trước là một việc
rất quan trọng. Dù ít dù nhiều thì giáo viên chủ nhiệm cũ cũng là người nắm bắt
được cụ thể nhất về đặc điểm tình hình học sinh của lớp chủ nhiệm. Chia sẻ lấy
thông tin từ giáo viên chủ nhiệm cũ giúp tôi nắm được cụ thể từng đối tượng học
sinh. Đặc biệt những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó giúp tôi định
hướng và có những kế hoạch cụ thể để giúp đỡ những học sinh này.


Hình ảnh trao đổi với giáo viên chủ nhiệm năm học trước về thông tin học sinh
- Qua trao đổi với cô Lê Thị Luyến là giáo viên chủ nhiệm lớp 6.2 năm học
2015 – 2016 tôi đã nắm bắt sơ lược về danh sách những học sinh có hoàn cảnh
khó khăn của lớp tôi bao gồm những học sinh sau đây:
HỒ SƠ HỌC SINH CÓ HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN
LỚP 7.1 TRƯỜNG THCS VĨNH TÂN
Họ tên
cha(Mẹ)

Địa
chỉ

Học
lực

Hạnh
kiểm


Hoàn cảnh gia
đình

Lê Thị
Cẩm Dung

Lê văn Gịa

Giỏi

Tốt

Hộ nghẻo, cha mẹ
công việc không ổn
định,nhà ở tạm bợ

2

Huỳnh Thị
Phương
Dung

Huỳnh Văn
Hào

Tổ 5
ấp 4Vĩnh
Tân
Tổ 10

ấp 4 –
Vĩnh
Tân

Khá

Tốt

3

Trần
Thanh
Ngoan

Trung
bình

Tốt

Nhà tình thương,
gia đình khó khăn
cha mẹ việc làm
không ổn định,
phải nuôi 3 đứa
con ăn học, một
cháu bị bệnh não
bẩm sinh.
Hộ nghèo, hoàn
cảnh gia đình khó
khăn,nhà ở tạm bợ


4

Nguyễn
Ngọc
Phương
Thủy

Khá

Tốt

TT

Họ và tên

1

Trần Văn
Hiền

Tổ 5
ấp 4Vĩnh
Tân
Nguyễn Văn Tổ 8
Cường

Sông
Trầu


Trảng

Gia đình khó
khăn,nhà ở tạm bợ


Bom
5

Vũ Thị
Tâm

Vũ Văn
Vững
(Mất)

Tổ 9
ấp 2 –
Vĩnh
Tân
Tổ 9
ấp 4

Giỏi

Tốt

Mồ côi cha, ở nhà
thuê, mẹ làm công
nhân nuôi 2 chị em

ăn học
6 Nguyễn
Nguyễn
Trung
Tốt
Hộ nghèo,hoàn
Thị
Minh
Bình
cảnh gia đình khó
SuSan
Phượng
khăn
2.2. Tiếp xúc,chia sẻ với từng đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn:
- Học sinh có hoàn cảnh khó khăn các em thường mặc cảm với hoàn cảnh
của gia đình và bản thân mình nên các em thường rụt rè, thiếu tự tin, điều đó dẫn
đến việc các em thường “co mình lại” trong các hoạt động của lớp cũng như
trong các hoạt động học tập. Vì vậy, chia sẻ tâm sự với các em là cách tốt nhất
để các em có thể không đào sâu vào “thế giới tự ti” vì hoàn cảnh của mình.
Trong những giờ ra chơi tranh thủ thời gian nghỉ,tôi thường đến gặp riêng từng
em học sinh này để trò chuyện với các em. Mở đầu những câu chuyện ấy tôi
thường kể cho các em nghe những câu chuyện về nghị lực sống, những câu
chuyện của những mảnh đởi còn khó khăn hơn các em rất nhiều lần để cho các
em cảm nhận được cuộc sống và hoàn cảnh của mình chưa rơi vào đáy tận cùng
của bế tắc.

Một vài hình ảnh giáo viên chủ nhiệm trao đổi chia sẻ với học sinh giờ ra chơi
Qua những câu chuyện tôi kể, tôi thường hỏi các em những câu hỏi như:
Em thấy những người trong chuyện như thế nào? Hoàn cảnh và nghị lực sống
của họ ra sao?Bên cạnh những câu chuyện mà tôi kể,tôi luôn động viên và hỏi

các em về hoàn cảnh và những khó khăn mà các em thường gặp như: Em có đủ
sách vở để học không? Dụng cụ học tập nào em còn thiếu? Em đến trường bằng
phương tiện gì? …. Lúc đầu công việc chia sẻ với các em cũng gặp nhiều khó
khăn nhưng qua vài lần tiếp xúc và trò chuyện các em cũng đã hiểu và mạnh dạn
chia sẻ nhiều hơn với những khó khăn mà cuộc sống các em gặp phải.
2.3. Tìm hiểu thực tế hoàn cảnh gia đình học sinh:
Ngoài việc chia sẻ với các em trong những giờ ra chơi, trong những tiết
sinh hoạt lớp, những tiết hoạt động tự chọn ngoài giờ. Bản thân tôi, sau khi có
được thông tin chi tiết về những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Vào những
ngày nghỉ, những giờ không có tiết trên lớp, tôi thường lần theo địa chỉ và số


điện thoại của giáo viên chủ nhiệm cũ cung cấp, tôi đi đến từng gia đình học
sinh để tìm hiểu về hoàn cảnh cụ thề của từng em. Một mặt để nắm bắt được
thực tế hoàn cảnh của gia đình các em để có kế hoạch hỗ trợ và vận động hộ trợ.
Mặt khác tôi muốn biết được những đối tượng các em học sinh này có khó khăn
thật sự hay không để có sự hỗ trợ đúng mục đích và đúng đối tượng. Hơn nữa,
những lần tôi đến như thế giúp các em học sinh này cảm nhận được sự quan tâm
của thầy ,đó sẽ là một động lực giúp các em có ý thức vươn lên

Một vài hình ảnh giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình học sinh

Một vài hình ảnh giáo viên chủ nhiệm đến thăm gia đình học sinh
Trong những lần đến thăm học sinh như thế tôi đều trích ra một phần tiền
lương ít ỏi của mình để mua cho em dăm ba quyển vở, vài cây viết hay bộ sách
giáo khoa cũ mà tôi đã xin được từ những học sinh khác không cần dùng đến
nữa để giúp đỡ các em.
2.4. Phát động những phong trào vận động ủng hộ của học sinh trong lớp chủ nhiệm
Để duy trì sự giúp đỡ đối với những học sinh nghèo,với đồng lương ít ỏi
của mình tôi nghĩ mình không đủ sức để có thể giúp đỡ các em trong một

khoảng thời gian dài. Do đó, sau khi nắm bắt được danh sách và đi thực tế vào


gia đình học sinh. Thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã mạnh dạn
phát động phong trào “ Hũ gạo tình thương”
Với phong trào này tôi vận động quý phụ huynh học sinh lớp 7.1 mỗi tháng
ủng hộ cho 6 học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp. Mỗi học sinh ủng hộ bạn
mình một tháng nửa kilogam gạo để cùng nhau chia sẻ với những học sinh khó
khăn. Sau khi nhận được sự đồng thuận của tất cả phụ huynh học sinh trong lớp,
vào những giờ sinh hoạt cuối tháng ,học sinh lớp 7.1 do tôi chủ nhiệm đều thực
hiện phong trào này rất đều đặn. Đa số học sinh đều nhiệt tình tham gia, có nhiều
phụ huynh ủng hộ từ hai đến ba kilogam gạo. Vì phụ huynh và các em đều hiểu
những khó khăn của bạn mình và mong muốn được sẻ chia. Những em được hỗ trợ
đều cảm thấy rất hạnh phúc khi các em hiểu được các bạn của mình luôn đồng cảm
với các em. Riêng bản thân tôi mỗi tháng tôi góp chung ủng hộ với phong trào của
các em 5 kilogam gạo trong một tháng vận động

Một vài hình ảnh trong phong trào “Hũ gạo tình thương” của lớp 7.1

Một vài hình ảnh trong phong trào “Hũ gạo tình thương” của lớp 7.1


Một vài hình ảnh trong phong trào “Hũ gạo tình thương” của lớp 7.1
2.5. Liên hệ với các tổ chức trong nhà trường có kế hoạch kêu gọi giúp
đỡ cho học sinh
Ngoài những việc làm thiết thực của thầy và trò lớp 7.1 đã phần nào tạo
được niềm vui, sự động viên an ủi cho những đối tượng, những em học sinh có
hoàn cảnh khó khăn nhận thấy được sự chia sẻ và sự yêu thương của thầy cùng
các bạn dành cho mình. Nhưng như thế vẫn còn chưa đủ với những khó khăn mà
các em học sinh gặp phải ở cuộc sống đời thường. Vì lẽ đó, liên hệ với các tổ

chức trong nhà trường để vận động giúp đỡ các em là việc làm không thể thiếu
đối với công tác hỗ trợ học sinh nghèo. Đề làm được điều đó,vào đầu năm
học,tôi đã lập danh sách những học sinh có hoàn cảnh khó khăn nộp về Ban
chấp hành Hội chữ thập đỏ nhà trường để khi nào có sự hỗ trợ của các cá nhân,
các nhà hảo tâm, quý mạnh thường quân thì những em học sinh khó khăn đó
nhận được sự ưu tiên trong việc hỗ trợ. Và những học sinh đó cũng đã nhận
được rất nhiều sự giúp đỡ của Hội chữ thập đỏ của nhà trường

Hình ảnh thầy Đào Văn Hồng – Bí thư Chi bộ trường THCS Vĩnh Tân
phát quà cho học sinh nghèo

Hình ảnh trao phần hỗ trợ của Chữ thập đỏ nhà trường vận động từ Ban An
toàn giao thông Tỉnh Đồng Nai


Ngoài việc phối hợp với Hội chữ thập đỏ trong nhà trường, bản thân tôi là thành
viên của ban chấp hành đoàn thanh niên của trường, tôi thường chia sẻ những
khó khăn của học sinh lớp tôi chủ nhiệm để Ban chấp hành Đoàn thanh niên hỗ
trợ giúp đỡ các em từ nguồn quỹ đoàn mà thanh niên giáo viên trong nhà trường
đóng góp.

Hình ảnh Đoàn thanh niên Trường THCS Vĩnh Tân
đến thăm và phát quà cho học sinh nghèo
2.6. Kêu gọi ,vận động các tổ chức hoạt động từ thiện bên ngoài ủng hộ
và giúp đỡ học sinh
Bản thân tôi, khi đã trở thành một giáo viên,tôi luôn nghĩ về quá khứ và
tuổi thơ đầy khó khăn của gia đình và chính bản thân tôi đã trải qua. Chính vì
thế tôi là người rất hiểu những khó khăn mà người nghèo gặp phải. Tuy đồng
lương của tôi không nhiều nhưng với nhiệt huyết của tuổi trẻ và sự đồng cảm
với những mảnh đời bất hạnh khó khăn nên tôi thường tham gia vào các hoạt

động từ thiện của các tổ chức thiện nguyện ngoài xã hội. Chính vì vậy, tôi có
một mối quan hệ rất chặt chẽ và gần gũi với các tổ chức từ thiện đó. Đó là một
lợi thế không hề nhỏ để tôi có thể chia sẻ những khó khăn của học sinh mình
đến các tổ chức từ thiện. Trên thực tế tôi là thành viên thường trực của hai tổ
chức thiện nguyện đang hoạt động rất hiệu quả và rất có uy tín. Đó là nhóm Ấm
áp Biên Hòa và Nhóm Thiện Nguyện Vĩnh Cửu.


Hình ảnh Nhóm Ấm áp Biên Hòa phát quà cho học sinh nghèo, học sinh khuyết
tật tại Hoàng Tử Bé – Vĩnh Tân
Thông qua hai tổ chức này tôi đã vận động họ, chia sẻ với họ những khó
khăn của không chỉ học sinh lớp tôi chủ nhiệm mà những học sinh có hoàn cảnh
khó khăn khác trong trường ,trong xã Vĩnh Tân và đã nhận được sự chia sẻ ,giúp
đỡ từ những tổ chức thiện nguyện này.

Một số hình ảnh của Nhóm Thiện Nguyện Vĩnh Cửu trong phong trào “Trao yêu
thương – ươm hi vọng” vào đầu năm học 2016- 2017
Bằng những việc làm thiết thực của hai tổ chức thiện nguyện này, phần
nào đã chia sẻ cho những học sinh khó khăn không chỉ lớp chủ nhiệm của tôi mà
nhiều hơn nữa họ đã đến và chia sẻ một cách thầm lặng cho rất nhiều những học
sinh khác trên địa bàn xã Vĩnh Tân mà mỗi khi tôi kêu gọi họ ủng hộ.

Một số hình ảnh của Nhóm Thiện Nguyện Vĩnh Cửu trong phong trào “Trao yêu
thương – ươm hi vọng” vào đầu năm học 2016 - 2017


Một số hình ảnh của Nhóm Thiện Nguyện Vĩnh Cửu tới thăm và phát quà tại
Mái ấm Phan Sinh – Trảng Bom

Một số hình ảnh của Nhóm Thiện Nguyện Vĩnh Cửu tới thăm và phát quà tại

Mái ấm Phan Sinh – Trảng Bom
IV. KẾT QUẢ
Sau những việc làm thiết thực mà tôi đã thực hiện ở trên, những em học
sinh có hoàn cảnh khó khăn trong lớp 7.1 do tôi chủ nhiệm đã phần nào giảm bớt đi
những khó khăn trong cuộc sống mà gia đình và bản thân các em gặp phải. Các em
không còn rụt rè, không còn mặc cảm với bạn bè trong lớp,các em tự tin và tích cực
hơn trong các hoạt động học tập cũng như các hoạt động ngoại khóa của lớp của
trường vì các em đều hiểu rằng trong cuộc sống khó khăn ấy ,các em vẫn nhận
được sự đồng cảm và sẻ chia từ bạn những người bạn mà các em hằng ngày gặp
mặt. Hơn nữa các em thấu hiểu sự quan tâm của thầy cô giáo, của các tổ chức trong
trường và ngoài xã hội. Qua đó giúp các em biết mình cần phải làm gì để có thể
đền đáp lại những tình cảm mà cả xã hội này đang mong muốn ở các em. Đó là
động lực để các em đạt được những kết quả đáng tuyên dương trong học tập cũng
như trong rèn luyện trong học kỳ 1 vừa qua:
TT
1
2
3
4
5
6

Họ và tên

Học lực

Hạnh kiểm

Lê Thị Cẩm Dung
Giỏi

Tốt
Huỳnh Thị Phương Dung
Khá
Tốt
Trần Thanh Ngoan
Khá
Tốt
Nguyễn Ngọc Phương Thủy
Giỏi
Tốt
Vũ Thị Tâm
Giỏi
Tốt
Nguyễn Thị SuSan
Khá
Tốt
Bên cạnh đó khi thực hiện đề tài này,tôi đã hình thành cho học sinh của
mình tinh thần đoàn kết, biết cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ người khác khi họ
thiếu thốn hơn mình. Đó chính là đỉnh cao của giáo dục nhân cách con người
“Phải biết đồng cảm và yêu thương”
V.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Là một giáo viên đặc biệt lại là một giáo viên chủ nhiệm lớp,bản thân
của người thầy phải thấu hiểu được những tâm tư,tình cảm và hoàn cảnh của
từng đối tượng học sinh để có phương pháp giáo dục phù hợp nhất nhằm mang


lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục nhân cách con người. Trong những
năm tháng chủ nhiệm lớp bản thân tôi rút ra được một vài kinh nghiệm sau đây:
- Là giáo viên chủ nhiệm cần gương mẫu, mẫu mực trước học sinh của
mình từ những hành động việc làm

- Là giáo viên chủ nhiệm cần có sự cảm thông và luôn luôn phải cố gắng
biết ,hiểu và chia sẻ với học sinh những điều mà các em mong muốn được sẻ chia
- Bên cạnh những việc làm của bản thân, giáo viên chủ nhiệm cần có sự
phối hợp với các tổ chức trong và ngoài trường học để kịp thời có những biện
pháp tốt nhất giúp đỡ, giáo dục học sinh hướng đến cái Chân – Thiện – Mỹ
VI.KẾT LUẬN
Tóm lại, giáo viên chủ nhiệm lớp có một vị trí rất quan trọng trong việc
giáo dục học sinh, là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác
định nội dung, các biện pháp, hình thức và phát hiện kịp thời những đối tượng
học sinh đặc biệt là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn cần được sự giúp đỡ.
Là người lên kế hoạch và là cầu nối giữa các cá nhân ,tổ chức trong và ngoài nhà
trường, vận động kêu gọi sự giúp đỡ kịp thời từ các tổ chức cá nhân đó
Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong những năm làm công
tác chủ nhiệm lớp, trong công tác giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn giúp
các em có ý thức vươn lên trong học tập. Tuy nhiên, bên cạnh thành công vẫn
còn nhiều mặt hạn chế mong sự đóng góp chân thành của quý đồng nghiệp./.



×