Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

ĐÁNH GIÁ KIẾN THỨC, THÁI độ, THỰC HÀNH dự PHÒNG lây TRUYỀN HIV từ mẹ SANG CON TRÊN PHỤ nữ NHIỄM HIV ĐANG THEO dõi tại PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HIV KHOA TRUYỀN NHIỄM BỆNH VIỆN BẠCH MAI năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (453.8 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

NGUYỄN THỊ YẾN
Mã sinh viên: B00368

§¸NH GI¸ KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH Dù PHßNG
L¢Y TRUYÒN HIV Tõ MÑ SANG CON TR£N PHô N÷ NHIÔM HIV
§ANG THEO DâI T¹I PHßNG KH¸M NGO¹I TRó HIV-KHOA
TRUYÒN NHIÔM-BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2015

ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN HỆ VHVL

Hà Nội –Tháng 10 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG

NGUYỄN THỊ YẾN
Mã sinh viên: B00368

§¸NH GI¸ KIÕN THøC, TH¸I §é, THùC HµNH Dù PHßNG
L¢Y TRUYÒN HIV Tõ MÑ SANG CON TR£N PHô N÷ NHIÔM HIV
§ANG THEO DâI T¹I PHßNG KH¸M NGO¹I TRó HIV-KHOA
TRUYÒN NHIÔM-BÖNH VIÖN B¹CH MAI N¡M 2015


ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VHVL

Người hướng dẫn khoa học: TS.BS. Đỗ Duy Cường

Hà Nội –Tháng 10 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin được lời cảm ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long, cùng toàn thể các thầy cô Khoa
Khoa học Sức khỏe-Trường Đại học Thăng Long
Ban lãnh đạo-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
Với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới:
Tiến sỹ, bác sỹ. Đỗ Duy Cường, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện
Bạch Mai, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp.
BSCKII. Nguyễn Quang Tuấn-Trưởng khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch
Mai. Ths.Bs. Đoàn Thu Trà-Phó trưởng khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch MaiTS.Bs. Phạm Thị Thanh Thủy-Trưởng phòng khám ngoại trú HIV-Khoa Truyền
nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai, CN. Đỗ Thu Nga-điều dưỡng Trưởng khoa Truyền
nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
Các anh chị em đồng nghiệp trong Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai,
Phòng khám ngoại trú HIV-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai đã nhiệt tình
giúp đỡ, cung cấp tài liệu, động viên tôi trong quá trình hoàn thành đề tài luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin cảm ơn các bệnh nhân tại Phòng khám ngoại trú HIV-Khoa Truyền
nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai đã tham gia hợp tác cùng tôi trong quá trình hoàn thành
đề tài nghiên cứu.
Sau cùng tôi xin gửi lời viết ơn sâu sắc tới những người thân yêu trong gia đình
đã luôn là chỗ dựa vững chắc, là động lực giúp tôi vượt qua tất cả khó khăn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015
NGUYỄN THỊ YẾN



THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Lamivudine
Accquirre Immune Deficiency Syndrome-Hội chứng suy

3TC
AIDS

giảm miễn dịch mắc phải.
Anti Retrovirus-Thuốc kháng retrovirus
Zidovudine
Bệnh nhân
Center for Diseases Control-Trung tâm Dự phòng và Kiểm

ARV
AZT
BN
CDC

soát bệnh tật Hoa Kỳ
Human Immunodeficiency Virus-Virus gây suy giảm miễn

HIV

dịch ở người.
Dự án Hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam
Phòng khám ngoại trú
Phòng lây truyền mẹ con

Tenofovir
Vietnam Administration of AIDS Control-Cục phòng,

LIFE-GAP
PKNT
PLTMC
TDF
VAAC

chống HIV/AIDS tại Việt Nam.


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


ĐẶT VẤN ĐỀ
Kể từ khi phát hiện được người nhiễm HIV đầu tiên ở Việt Nam năm 1990, nhà
nước ta luôn coi phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con (PLTMC) là một trong
những chương trình ưu tiên. Trong những năm gần đây chủ trương, chính sách của
nhà nước về PLTMC đã được thể hiện một cách đầy đủ và xuyên suốt trong các văn
bản quan trọng như “Luật Phòng, chống nhiễm virus gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)”, “Chiến lược quốc gia phòng, chống
HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn 2020”, “Chương trình hành động
quốc gia về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con”. Nhờ đó, công tác PLTMC đã

đạt được những kết quả đáng khích lệ, bước đầu làm giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ
mẹ sang con ở nước ta [6,7,8].
Theo báo cáo của Cục phòng chống HIV (VAAC): trong quý I/2015, số phụ nữ
mang thai được xét nghiệm sàng lọc là 214.000 người và phát hiện nhiễm HIV là
404 người (chiếm 0,19%) trong đó có 232 bà mẹ nhiễm HIV được điều trị dự phòng
lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tổng số trẻ đẻ ra từ mẹ nhiễm HIV là 274 trẻ và
được dự phòng 256 trẻ (chiếm 96,7%). Tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con đã
giảm 10,8% năm 2010 còn 3,2% năm 2014[5].
Tuy nhiên, công tác PLTMC vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, như tình
hình lây nhiễm của virus HIV có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ lan ra cộng
đồng, đặc biệt là nhóm nguy cơ cao (người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam
quan hệ đồng giới). Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện lây nhiễm HIV qua
đường tình dục là 52%, tập trung chủ yếu ở nam giới 66%, nữ giới 34% trong đó
90% ở nữ giới ở lứa tuổi 20-49 tuổi. Tỷ lệ người nhiễm HIV được phát hiện tiếp
tục có xu hướng gia tăng trong nữ giới [3].
Theo báo cáo của tổ chức thế giới (WHO) năm 2014: ở nước có thu nhập trung
bình và thấp: năm 2013 có 1.450.000 phụ nữ nhiễm HIV mang thai, có 966.000 phụ
nữ nhiễm HIV mang thai được điều trị ARV chiếm 67%, có 240.000 trẻ nhiễm mới
HIV giảm 40% so với năm 2009 có 400.000 trẻ nhiễm mới HIV [22,23].

8


Hiện nay, người nhiễm HIV được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị
bằng thuốc ARV từ rất sớm và phụ nữ nhiễm HIV mang thai cũng có được trị thuốc
ARV ngay khi mang thai theo QĐ số 3047/QĐ-BYT ngày 22 tháng 7 năm 2015 của
Bộ trưởng Bộ Y tế. Kết quả lâm sàng của việc sử dụng ARV cho thấy khả năng kéo
dài tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân HIV/AIDS đã được cải thiện rõ
rệt [12,19,20]. Từ những hiệu quả, lợi ích của việc chăm sóc và điều trị HIV/AIDS,
người phụ nữ nhiễm HIV sức khỏe ngày một cải thiện, nhiều phụ nữ nhiễm HIV đã

sinh con và nhiều phụ nữ nhiễm HIV cũng có nguyện vọng sinh con trong tương lai.
Đây cũng chính là nguyện vọng chính đáng của người nhiễm HIV.
Vì vậy chúng tôi tiến hành làm nghiên cứu đề tài “Đánh giá kiến thức, thái độ,
thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên phụ nữ nhiễm HIV đang
theo dõi tại Phòng khám ngoại trú HIV-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai
năm 2015” Để tìm hiểu về kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con với các mục tiêu:
1. Mô tả “kiến thức dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con trên phụ nữ
nhiễm HIV đang theo dõi tại Phòng khám ngoại trú HIV-Khoa Truyền nhiễmBệnh viện Bạch Mai”.
2. Mô tả “thái độ và thực hành dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
trên phụ nữ nhiễm HIV đang theo dõi tại Phòng khám ngoại trú HIV-Khoa
Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai”

9


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đại cương về HIV/AIDS
HIV được viết tắt của cụm từ: “Human Immunodeficiency Virus” có nghĩa là
virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người [1].
AIDS được viết tắt của cụm từ “Accquired ImmunoDeficiency Syndrome” có
nghĩa là “Hội chứng Suy giảm Miễn dịch Mắc phải”. Đặc điểm sinh học của HIV
là sau khi xâm nhập cơ thể người nhiễm sẽ phát triển nhân lên trong hệ miễn dịch
chủ yếu là tế bào lympho TCD4 và phá hủy các tế bào miễn dịch. Khi các tế bào
miễn dịch suy giảm, sẽ tạo thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ
hội, và gây ra các triệu chứng liên quan và các bệnh lý khối u. Nguyên nhân chính
gây tử vong ở người nhiễm HIV là do các bệnh nhiễm trùng cơ hội. Tuy nhiên, do
chưa có vaccin phòng bệnh và do những hành vi nguy cơ dẫn đến tình trạng lây lan
bệnh trong cộng đồng, ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, vì vậy
HIV/AIDS đang là mối quan tâm của nền y tế toàn cầu[1].

1.2. Dịch tễ học của nhiễm HIV

1.2.1. Tác nhân gây bệnh
Gồm HIV1 (Do L.Montagnier và cộng sự tìm ra năm 1983 và được Robert
Gallot khẳng định năm 1984) và HIV2 (do Bacrrin và cộng sự tìm ra tại Trung Phi
vào năm 1986). Đây là các Retrovirus thuộc họ Lentivirus[11].
1.2.1.1. Hình thể và cấu trúc

10


Hình 1.1: Hình ảnh cấu trúc của virus HIV [16].
HIV có hình cầu, đường kính 110 nanomet, gồm 3 lớp, lớp ngoài cùng là lớp vỏ
có nhiều chồi nhú, tiếp theo là lớp bao trong và trong cùng là bộ gen của virus. Gen
virus gồm có 2 sợi ARN và một số men quan trọng, như men sao chép ngược
Reverse transcriptase (RT). Bộ gen gồm 3 gen chính là envelop (env) mã hóa vùng
vỏ, gen polymerase (pol) mã hóa các enzym, và gag mã hóa các gen cấu trúc. Riêng
gen env có tính đột biến rất cao từ 2 HIV ban đầu, HIV đột biến thành 3 nhóm lớn
M, N và O. Trong nhóm M lại có sự đột biến nhiều, tạo ra các dưới nhóm khác nhau
như CRF 01-AE, CRF 01 B…[15].
1.2.1.2. HIV gây nhiễm và nhân lên
HIV gây nhiễm tế bào vật chủ qua các bước: Gắn lên bề mặt của tế bào cảm
thụ, sau đó là quá trình cắm neo và hòa màng, tiếp theo ARN của virus sẽ xâm nhập
vào tế bào vật chủ rồi được hình thành sẽ tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ tạo
thành dạng tiền virus.
Sự nhân lên của virus: sau khi tích hợp vào bộ gen của tế bào vật chủ, HIV có
thể ở dạng tiềm tàng hoặc phát triển, ở dạng tiềm tàng, HIV chỉ tồn tại dưới dạng
tiền virus mà không nhân lên.
Khi gặp thuận lợi (các yếu tố đồng lây nhiễm), HIV sẽ nhân lên qua 4 bước: sao
mã từ tiền virus thành ARN của HIV và ARN thông tin.

Dịch mã: nhờ ARN thông tin, tế bào vật chủ sẽ tổng hợp các protein cần cho virus.
Lắp ráp các sản phẩm sau khi dịch mã.
Nẩy chồi qua màng tế bào.
Mức sinh sản của virus phụ thuộc vào chủng loại virus và tế bào bị nhiễm. Quá
trình nhân lên của HIV sẽ gây độc tế bào và hủy hoại tế bào vật chủ qua hợp bào
hoặc qua thoái hóa. Người ta thấy tỷ lệ cứ 5 virus được nhân lên sẽ phá hủy một tế
bào TCD4. Do vậy nhiễm HIV có thời kỳ ủ bệnh kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều
năm. Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa tìm ra được thuốc để diệt phần gen này. Hiện
có 2 nhóm thuốc chính được đưa vào điều trị nhiễm HIV/AIDS là nhóm thuốc ức

11


chế men sao mã ngược và thuốc ức chế sự nhân lên của HIV. Những thuốc này độc
cho gan, thận và hệ thống tạo máu nên cần cân nhắc để phối hợp các thuốc[13].
1.2.1.3. Sức đề kháng.
HIV rất dễ bị tiêu diệt bởi các tác nhân lý hóa thông thường. Ở dạng lỏng với
nhiệt độ 560 chết trong 20 phút. Ở dạng đông khô, ở nhiệt độ 680 HIV bị diệt trong 2
giờ. Các hóa chất như nước Javel bất hoạt HIV trong 20 phút. Cồn 700 diệt HIV
trong 3-5 phút. Các hóa chất có clo bất hoạt HIV trong vòng 15-20 phút, pH kiềm
hoặc toan đều diệt HIV nhanh[15].
1.2.2. Các đường lây truyền của HIV
Đường lây truyền HIV vào cơ thể: virus HIV xâm nhập vào cơ thể qua đường
máu, đường sinh dục và mẹ bị nhiễm HIV truyền sang cho con trong thời kỳ chu
sinh. Virus HIV có nhiều trong máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của người nhiễm
HIV/AIDS. Trong sữa mẹ cũng chứa virus HIV với số lượng thấp hơn. Ngoài ra
cũng tìm thấy HIV trong các dịch khác của cơ thể: nước bọt, đờm, nước mắt…
nhưng với số lượng rất ít không đủ để lây bệnh. Vì vậy HIV có thể lây qua 3
đường[11]:
1. Qua quan hệ tình dục với một người bị nhiễm HIV nếu không dùng bao cao

su (quan hệ tình dục qua đường âm đạo, qua miệng, qua hậu môn).
2. Qua đường máu nhận máu của người nhiễm HIV do truyền máu, dùng chung
bơm kim tiêm, các vật sắc nhọn đâm qua da mà không được tiệt trùng đúng cách, bị
dính máu và dịch của người nhiễm HIV qua các vết thương hở.
3. Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con qua quá trình mang thai, trong
lúc chuyển dạ và cho con bú sữa mẹ.

12


Hình 1.2. Hình ảnh đường lây truyền của virus HIV
Đường lây truyền HIV từ mẹ sang con: lây truyền từ mẹ sang con hay còn gọi
là lây nhiễm dọc hoặc lây nhiễm bẩm sinh. Virus HIV có thể từ máu mẹ, nhau thai,
nước ối, dịch tiết cổ tử cung, âm đạo hoặc từ sữa mẹ thông qua tuần hoàn nhau thai,
qua da niêm mạc đường tiêu hóa truyền sang bào thai hoặc trẻ sơ sinh. HIV được
truyền từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung, khi chuyển dạ và trong thời
kỳ cho bú. Tất cả những trẻ của bà mẹ có HIV dương tính đều có khả năng lây
nhiễm HIV nhưng thực tế chỉ có khoảng 30-35% con của các bà mẹ này bị nhiễm
HIV và tỷ lệ lây nhiễm HIV ngày càng giảm nếu bà mẹ được chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS đầy đủ[10].
HIV truyền từ mẹ sang con khi thai còn nằm trong tử cung: HIV từ máu của mẹ
qua màng nhau thai vào bào thai. Màng nhau thai trở nên mỏng hơn trong những
tháng của thời kỳ thai nghén. Sự lây tuyền này có thể xảy ra suốt từ những tháng
đầu cho đến khi đủ tháng của thai nhi do HIV được truyền trực tiếp từ mẹ sang thai
nhi qua nhau thai. Người ta cũng thấy HIV trong tổ chức não, thận, gan của bào
thai. Tuy nhiên, cơ chế virus HIV truyền qua nhau thai rất phức tạp và tùy thuộc vào
từng cá nhân thai phụ. Bánh nhau thai có một màng ngăn cách với tử cung của
người mẹ để bảo vệ thai nhi. Thông thường mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn
cách này, sự ngăn cách này đã bảo vệ cho khoảng 60-70% con của các bà mẹ nhiễm
HIV không bị lây nhiễm HIV. Tuy nhiên khi bị nhiễm HIV, có thể có một số tác

động làm giảm khả năng chống đỡ nên đã cho phép HIV trong máu mẹ trực tiếp qua
màng ngăn cách này sang thai nhi hoặc những tháng cuối, màng ngăn cách này

13


mỏng đi càng làm thuận lợi cho virus trực tiếp từ máu mẹ sang thai nhi. Virus cũng
có thể từ các tế bào bạch cầu có chứa HIV, lọt qua màng ngăn cách này mà sang thai
nhi. Trong những trường hợp viêm nhiễm ở ba tháng đầu hay ba tháng giữa, màng
nhau bị thay đổi cấu trúc làm cho virus dễ dàng sang thai nhi. Trong ba tháng cuối
bề dày của các hội bào ở các gai rau mỏng, virus dễ xâm nhập vào thai nhi[6].
HIV lây truyền trong chuyển dạ: Tử cung co bóp và chảy máu, các vết rách âm
đạo và cổ tử cung gây chảy máu. Trong chuyển dạ, các cơn co tử cung làm cổ tử
cung xóa và mở, làm tổn thương các mạch máu nhỏ gây chảy máu vào đường sinh
dục thai phụ. Khi chảy máu vào âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm HIV khi thai đi
qua âm đạo của người mẹ. Khi thăm khám làm xây xước thành âm đạo, cổ tử cung
gây chảy máu từ người mẹ vào đường sinh dục. Nếu cuộc đẻ có can thiệp như cắt
tầng sinh môn, forcep…thì các mạch máu lớn bị tổn thương, máu chảy nhiều làm
tăng khả năng nhiễm HIV cho thai nhi. Khi thai nhi qua đường âm đạo để ra ngoài
có thể trẻ nuốt dịch âm đạo có chứa virus HIV vào đường tiêu hóa. Những chỗ xây
xước da và niêm mạc của trẻ sơ sinh do thăm khám hay thủ thuật virus HIV qua
những chỗ xây xước đó mà xâm nhập vào thai nhi[6].
HIV lây truyền qua sữa mẹ: Sữa mẹ có chứa HIV, núm vú bị chấn thương và có
thể bị chảy máu sẽ làm tăng nguy cơ lây truyền HIV nếu trẻ bú mẹ. Trong thời kỳ
sau đẻ, HIV từ những bạch cầu trong máu mẹ qua các mạch máu thẩm thấu vào các
nang sữa rồi qua sữa mẹ mà sang con. Vì vậy người ta khuyên những phụ nữ nhiễm
HIV, khi có điều kiện và có những thức ăn thay thế không nên cho con bú mà nên
nuôi con bằng thức ăn thay thế để cắt nguồn lây HIV qua sữa mẹ. Sự lây truyền
HIV từ mẹ sang con có thể xảy ra ở ba giai đoạn của thai kỳ với tỷ lệ lây truyền
khác nhau, lây truyền cao nhất là trong lúc chuyển dạ, trong thời kỳ mang thai,

trong thời kỳ cho con bú[6].

1.2.3. Chẩn đoán.
Các phương pháp xét nghiệm HIV ở người lớn mẫu huyết thanh của một người
được coi là dương tính với HIV khi mẫu đó dương tính cả ba lần xét nghiệm bằng
ba loại sinh phẩm với các nguyên lý và kháng thể khác nhau[2].

14


Chẩn đoán nhiễm HIV ở trẻ sinh ra từ những người mẹ nhiễm HIV:
Trẻ <18 tháng tuổi, xét nghiệm virus học (kháng nguyên p24, PCR-ADN hoặc
PCR-ARN) dương tính .
Trẻ ≥ 18 tháng tuổi, xét nghiệm tìm kháng thể HIV dương tính bằng ba phương
pháp như đối với người lớn.
Đối với trẻ có bú mẹ, cần xét nghiệm sau khi trẻ ngừng bú mẹ hoàn toàn 6 tuần.
Chẩn đoán sớm nhiễm HIV cho trẻ sinh ra từ bà mẹ có nhiễm HIV giúp bác sỹ điều
trị có quyết định điều trị sớm nhất cho trẻ. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế
giới, tất cả trẻ em sinh ra từ mẹ có nhiễm HIV cần được chẩn đoán sớm nhiễm HIV
từ tuần 4-6 để được điều trị sớm, không cần chờ có dấu hiệu lâm sàng hoặc miễn
dịch[4].
1.2.4. Phân giai đoạn nhiễm HIV ở người lớn
Phân giai đoạn lâm sàng
Nhiễm HIV ở người lớn được phân thành 4 giai đoạn lâm sàng, tùy thuộc vào
triệu chứng bệnh liên quan đến HIV ở người nhiễm (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân giai đoạn lâm sàng HIV ở người lớn[14].
Giai đoạn lâm sàng 1: Không triệu chứng
_ Không có triệu chứng
_ Hạch to toàn thân dai dẳng
Giai đoạn lâm sàng 2: Triệu chứng nhẹ

_ Sút cân mức độ vừa không rõ nguyên nhân (<10% trọng lượng cơ thể)
_ Nhiễm trùng hô hấp tái diễn (viêm xoang, viêm amidan, viêm tai giữa, viêm
hầu họng)
_ Zona (Herpes zoster)
_ Viêm khóe miệng
_ Loét miệng tái diễn
_ Phát ban dát sẩn, ngứa.
_ Viêm da bã nhờn.
_ Nhiễm nấm móng
Giai đoạn lâm sàng 3: Triệu chứng tiến triển
_ Sút cân nặng không rõ nguyên nhân (>10% trọng lượng cơ thể)
_ Tiêu chảy không rõ nguyên nhân từng đợt hoặc liên tục kéo dài hơn 1 tháng.
_ Nhiễm nấm Candida miệng tái diễn. Bạch sản dạng lông ở miệng

15


_ Lao phổi
_ Nhiễm trùng nặng do vi khuẩn (viêm phổi, viêm mủ màng phổi, viêm đa cơ mủ,

nhiễm trùng xương khớp, viêm màng não, nhiễm trùng huyết).
_ Viêm loét miệng hoại tử cấp, viêm lợi hoặc viêm quanh răng.
_ Thiếu máu (Hb<80g/L), giảm bạch cầu trung tính (<0.5x10 9/L), và hoặc giảm
tiểu mạn tính (<50x109/L) không rõ nguyên nhân.
Giai đoạn lâm sàng 4: Triệu chứng nặng
_ Hội chứng suy mòn do HIV (sút cân>10% trọng lượng cơ thể, kèm theo sốt kéo
dài trên 1 tháng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng không rõ nguyên nhân)
_ Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci (PCP)
_ Nhiễm Herpes simplex mạn tính (ở môi miệng, cơ quan sinh dục, quanh hậu
môn kéo dài hơn 1 tháng, hoặc bất cứ đâu trong nội tạng)

_ Nhiễm Candida thực quản (hoặc nhiễm candida ở khí quản, phế quản hoặc
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_
_

phổi)
Lao ngoài phổi.
Sarcoma Kaposi
Bệnh do cytomegalovirus (CMV) ở võng mạc hoặc ở các cơ quan khác.
Bệnh do Toxoplasma ở hệ thần kinh trung ương.
Bệnh lý não do HIV.
Bệnh do Cryptoccocus ngoài phổi bao gồm viêm màng não.
Bệnh do Mycobacteria avium complex (MAC) lan tỏa.
Bệnh lý não chất trắng đa ổ tiến triển.
Tiêu chảy mạn tính do Isospora
Bệnh do nấm lan tỏa (bệnh nấm Pencillium, bệnh nấm Histoplasma ngoài phổi).
Nhiễm trùng huyết tái diễn .

U lympho ở não hoặc u lympho non-Hodgkin tế bào B.
Ung thư cổ tử cung xâm nhập (ung thư biểu mô).
Bệnh do Leishmania lan tỏa không điển hình.
Bệnh lý thận do HIV.
Viêm cơ tim do HIV.

Phân giai đoạn miễn dịch
Phân giai đoạn miễm dịch: tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm HIV được
đánh giá thông qua chỉ số tế bào CD4.
Bảng 1.2. Phân giai đoạn miễn dịch nhiễm HIV/AIDS ở người lớn[12]

16


Mức độ
_ Bình thường hoặc suy giảm không đáng kể
_ Suy giảm nhẹ
_ Suy giảm tiến triển
_ Suy giảm nặng

Số tế bào CD4/mm3
>500
350-499
200-349
<200

1.2.5 Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm HIV tiến triển (bao gồm AIDS)
Có bệnh lý thuộc giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác
định) và/hoặc số lượng CD4 < 350 TB/mm3[2].
AIDS được xác định khi người nhiễm HIV ở bất kỳ bệnh lý nào thuộc giai đoạn

4 (chẩn đoán lâm sàng hoặc xác định) hoặc số lượng CD4 < 200 TB/mm3[2].
1.3. Điều trị thuốc kháng HIV (điều trị ARV)
1.3.1. Mục đích của điều trị ARV.
Ức chế sự nhân lên của virus và kìm hãm lượng virus trong máu ở mức thấp nhất.
Phục hồi chức năng miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Cải thiện chất lượng cuộc sống và tăng khả năng sống sót cho người bệnh.
Giảm lây truyền HIV sang bạn tình, giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con [3].
1.3.2. Các nhóm thuốc ARV được sử dụng ở Việt Nam.
Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI):
Zidovudine (AZT), Tenofovir (TDF), Lamivudine (3TC)
Nhóm ức chế men sao chéo ngược không phải là nucleoside (NNRTI):
Efavirenz (EFV), nevirapine (NVP)
Nhóm ức chế men protease(PI): Lopinavir/Ritonavir LPV/r [2].

17


1.3.3. Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV.
Bảng 1.3: Tiêu chuẩn bắt đầu điều trị ARV (đối tượng người lớn) [3].
Đối tượng
Người lớn

Chỉ định điều trị ARV
_ CD4<500 tế bào/mm3
_ Điều trị không phụ thuộc số lượng tế bào CD4 trong
_
_
_
_


trường hợp:
Giai đoạn lâm sàng 3 hoặc 4 bao gồm cả mắc lao
Có biểu hiện của viêm gan virus B mạn tính nặng.
Phụ nữ nhiễm HIV có vợ/chồng không bị nhiễm HIV.
Người nhiễm HIV thuộc các quần thể nguy cơ cao bao
gồm: người tiêm chích ma túy, phụ nữ bán dâm, nam

quan hệ đồng giới.
_ Người nhiễm HIV >50 tuổi
_ Người nhiễm HIV sinh sống, làm việc tại khu vực miền
núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
1.4. Phòng ngừa lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Điều trị phòng lây truyền mẹ con: giảm nồng độ HIV trong máu, các chất
dịch cơ thể và các mô của mẹ bằng cách sử dụng thuốc thuốc ARV theo hướng dẫn
của Bộ Y tế.
Quản lý thai nghén trong suốt thời kỳ mang thai: có thể áp dụng phương
pháp lấy mổ để tránh chuyển dạ, vỡ ối, tránh thủ thuật cắt tầng sinh môn, forcep để
giảm nguy cơ tiếp xúc.
Quản lý thời kỳ bú mẹ: không bú mẹ sẽ loại trừ được nguy cơ tiếp xúc sau
sinh, cai sữa sớm làm giảm thời gian tiếp xúc và cho trẻ dùng sữa công thức hoàn
toàn có thể làm giảm lây truyền HIV từ mẹ sang con.
Quản lý chăm sóc theo dõi trẻ được sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV: tư vấn đầy
đủ cho các bà mẹ để bà mẹ cho trẻ uống thuốc điều trị phơi nhiễm cho trẻ ngay sau
sinh và theo dõi tình trạng phơi nhiễm của trẻ cho đến khi trẻ được 18 tháng tuổi.
Tư vấn trước khi có mong muốn sinh con, khi mang thai, sau khi sinh con
cho các phụ nữ nhiễm HIV phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con: đóng vai trò

18



quan trọng, cần phải tư vấn cho tất cả phụ nữ nhiễm HIV biết nguy cơ và cơ chế lây
truyền của HIV từ mẹ sang con, giúp cho các phụ nữ nhiễm HIV biết cách phòng
chống trên cơ sở đó góp phần hạn chế và ngăn cản sự lây nhiễm từ mẹ sang con.
Công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
giúp các phụ nữ nhiễm HIV biết tình trạng sức khỏe hiện tại của bản thân, nguy cơ
truyền HIV sang cho con và thảo luận để tìm cách giải quyết hợp lý nhất nhằm cắt
đường lây truyền từ mẹ sang con hoặc giảm thiểu tối đa những tác động xấu của
HIV cho mẹ và con cũng như lây nhiễm cho cộng đồng. Phòng lây truyền HIV từ
mẹ sang con là một kiến thức mới, nếu không được tư vấn cung cấp thông tin thì
các phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai hay phụ nữ nhiễm HIV có kế hoạch sinh con
không biết để thực hiện dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con [9].
1.5. Giới thiệu về PKNT HIV-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
Khai trương: ngày 20 tháng 11 năm 2009.
Tài trợ bởi: quỹ PEPFAR (quỹ hỗ trợ khẩn cấp phòng chống AIDS của tổng
thống Hoa Kỳ), dự án hỗ trợ phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (VAACUS.CDC)
Chức năng nhiệm vụ:
Là phòng khám tuyến cuối cùng chăm sóc và điều trị toàn diện cho người lớn
nhiễm HIV, nơi cung cấp điều trị thuốc ARV bậc 1 và bậc 2, kết hợp điều trị và dự
phòng các bệnh nhiễm trùng cơ hội cho người bệnh, chẩn đoán thất bại điều trị ARV
cho người nhiễm HIV, hỗ trợ chuyển tuyến điều trị, cung cấp các dịch vụ chăm sóc
giảm nhẹ, hỗ trợ tâm lý-xã hội, tư vấn và điều trị dự phòng lây nhiễm HIV.
Tình hình bệnh nhân tính đến 30/6/2015: số bệnh nhân đang quản lý: 1233
bệnh nhân, nam giới: 772 bệnh nhân (chiếm 63.2%), nữ giới: 451 bệnh nhân (chiếm
36.8%).

19


1.6. Tổng quan các công trình nghiên cứu về kiến thức, thái độ, thực
hành về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

1.6.1. Trên thế giới
Nghiên cứu của Stanton C. K, Holtz S. A (2006) ở Togo, kết quả có 93.8%
phụ nữ cho rằng HIV lây qua đường quan hệ tình dục; 80.5% lây truyền do
tiếp xúc trực tiếp với máu và 27.1% thai phụ biết HIV lây truyền từ mẹ sang con. Các
kết quả của nghiên cứu này cho thấy phụ nữ mang thai ở Togo có kiến thức khá tốt
về HIV/AIDS. Thái độ đối với dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con khá tích cực
nhưng một số hành vi như sử dụng bao cao su vẫn cần được cải thiện [21].

1.6.2. Tại Việt Nam
Nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến, Dương Lan Dung, Đỗ Quan Hà và cộng
sự (2010), nghiên cứu tại 7 cơ sở sản khoa lớn phía Bắc, kết quả cho thấy tỷ lệ
phụ nữ mang thai nhiễm HIV là 0.34%. Dịch đang tấn công vào phụ nữ độ tuổi
sinh sản, đa số ở độ tuổi từ 20-34 tuổi (90%), và phần lớn mang thai lần đầu
(66.3%). Phần lớn phát hiện nhiễm HIV khi chuyển dạ đẻ chiếm 57.9%, phát hiện
trong giai đoạn mang thai là 42.1%. Lây truyền từ mẹ sang con trong giai đoạn
mang thai là 77.8 % và trong khi sinh là 22.2%. Có 18.7% thai phụ chưa được tiếp
cận với điều trị do phát hiện nhiễm HIV vào quá muộn khi chuyển dạ [18].
Nghiên cứu của Trần Tôn, Vũ Xuân Thịnh, Lương Quế Anh và cộng
sự (2010), kết quả cho thấy tỷ lệ trẻ nhiễm HIV sinh ra từ mẹ nhiễm HIV có tham
gia phòng lây truyền mẹ con đầy đủ là 5.5% và từ mẹ được dự phòng không đầy
đủ là 23.8%, nếu mẹ biết nhiễm HIV trước hoặc trong khi mang thai và có uống
thuốc ARV dự phòng thì tỷ lệ trẻ có HIV dương tính là 3.4% và 4%. Nếu mẹ chỉ
được xét nghiệm HIV dương tính lúc đến sinh và chỉ uống dự phòng 1 liều duy
nhất thì tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn là 17.7%. Qua đó ta thấy nếu phụ nữ nhiễm HIV
được chăm sóc tiền sản tốt và sớm tham gia vào chương trình phòng lây
truyền HIV từ

mẹ sang con thì sẽ làm giảm đáng kể khả năng lây truyền HIV

sang cho con [10].


20


Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Phương, Lê Thị Thanh Vân (2010),
kết quả cho thấy, tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở sản phụ là 0.55%, ghi nhận bệnh
đang tấn công vào phụ nữ trẻ, đa số ở lứa tuổi từ 20-34 tuổi chiếm 93.3%, phần lớn
sản phụ có trình độ trung học phổ thông (77.1%), tỷ lệ lây phụ nữ nhiễm HIV lây
từ chồng là 98.1%. Tỷ lệ phát hiện nhiễm HIV trong khi chuyển dạ khá cao
(39%), 100% trẻ sơ sinh được chăm sóc đặc biệt và điều trị ARV, 100% sản phụ
được tư vấn không cho con bú và được cấp sữa [17].

21


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu.
Tại PKNT HIV-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
2.1.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 05 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015.
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả bệnh nhân nhiễm HIV là nữ giới trong độ tuổi từ 18-45 đang điều trị và
đến tái khám từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2015 tại Phòng khám ngoại trúKhoa Truyền nhiễm- Bệnh viện Bạch Mai
2.1.3.1. Tiêu chuẩn chọn mẫu
Phụ nữ nhiễm HIV trong độ tuổi từ 18 đến 45.
Phụ nữ nhiễm HIV đang được quản lý, điều trị, theo dõi tại PKNT HIV-Khoa
Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
Đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu và có đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu.
2.1.3.2. Tiêu chuẩn loại trừ

Phụ nữ nhiễm HIV có tuổi < 18, hoặc tuổi > 45.
Phụ nữ nhiễm HIV không có đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu.
Phụ nữ nhiễm HIV từ chối tham gia nghiên cứu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu
2.3.1. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
97 bệnh nhân đạt tiêu chuẩn lựa chọn đến tái khám từ tháng 5 năm 2015
đến tháng 7 năm 2105 tại Phòng khám ngoại trú- Khoa Truyền nhiễm-Bệnh
viện Bạch Mai.
2.3.2 Thiết kế nghiên cứu
Chúng tôi áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang, khảo sát trên bệnh nhân
nhiễm HIV là nữ giới trong độ tuổi từ 18 đến 45 tuổi, đang điều trị và đến tái khám

22


từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 7 năm 2105 tại Phòng khám ngoại trú-Khoa Truyền
nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
2.3.3. Nội dung nghiên cứu và các biến số nghiên cứu
Thông tin chung: tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn
nhân, đường lây nhiễm HIV, thời gian nhiễm HIV, số con hiện tại, số con nhiễm
HIV, tình trạng nhiễm HIV của chồng, bạn tình hiện tại…(theo phụ lục 1).
Kiến thức của người bệnh về đường lây truyền HIV, kiến thức về phòng lây
truyền HIV từ mẹ sang con: đường lây truyền HIV, các thời kỳ lây truyền HIV từ
mẹ sang con, các yếu tố làm tăng nguy cơ lây truyền HIV sang cho trẻ, nguồn thức
ăn tốt nhất tránh lây truyền HIV sang cho trẻ…(theo phụ lục 1).
Thực hành của người bệnh: thực hành tuân thủ điều trị, tự tìm hiểu thông tin
về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, đi khám phát hiện các bệnh lây nhiễm
qua đường tình dục khi có kế hoạch sinh con, thực hành tình dục an toàn, sử dụng
các biện pháp tránh thai khi chưa có kế hoạch sinh con, thông báo với nhân viên y
tế khi có thai…(theo phụ lục 1).

Thái độ của người bệnh: quan điểm về việc sinh con của người nhiễm HIV,
quan điểm về phụ nữ nhiễm HIV chỉ nên có kế hoạch sinh con khi tình trạng sức
khỏe của bản thân tốt (điều trị ARV, CD4 cao), phụ nữ nhiễm HIV nên tiết lộ tình
trạng HIV của bản thân khi đến khám hay đưa con mình đi khám tại các cơ sở y tế,
phụ nữ nhiễm HIV nên có kế hoạch cho dự định sinh con của bản thân, phụ nữ
nhiễm HIV nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của nhân viên y tế…(theo phụ lục 1).
Thông tin lấy từ bệnh án: thời gian nhiễm HIV (tính từ lúc đối tượng có kết
quả khẳng định nhiễm HIV đến lúc tham gia nghiên cứu), đường lây nhiễm HIV cụ
thể trên từng người bệnh tham gia nghiên cứu…
2.3.4. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu gồm 2 phần: phần phỏng vấn trực tiếp bệnh nhân
và thu thập thông tin từ hồ sơ bệnh án ngoại trú.

23


2.3.4.1. Thu thập số liệu từ phỏng vấn người bệnh.
Bệnh nhân đủ tiêu chuẩn sẽ được nghiên cứu viên giải thích rõ về nghiên cứu
và sẽ được phỏng vấn bởi nghiên cứu viên theo phiếu phỏng vấn (phụ lục 1).
2.3.4.2. Thu thập số liệu từ bệnh án ngoại trú
Số liệu dựa phiếu phỏng vấn trong bệnh án điều trị ngoại trú tại PKNT của từng
đối tượng nghiên cứu: bao gồm các thông tin cần thiết trong phiếu phỏng vấn.
Công cụ thu thập số liệu: là bộ phiếu câu hỏi nghiên cứu được thiết kế dựa
trên mục tiêu nghiêu cứu đề tài. Bộ câu hỏi đã được dùng để phỏng vấn thử nghiệm
và thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án của 10 bệnh nhân là nữ giới, theo tiêu chuẩn lựa
chọn của nghiên cứu đang theo dõi tại phòng khám ngoại trú đến tái khám trong
tháng 4 năm 2015 tại PKNT-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai. Sau đó đã
được chỉnh sửa so với bộ phiếu ban đầu để phù hợp và thuận tiện trong việc phỏng
vấn và thu thập số liệu với thực tế của đối tượng nghiên cứu và mục tiêu của đề tài.
Người thu thập số liệu: Nguyễn Thị Yến cùng với sự hỗ trợ của nhân viên

phòng khám ngoại trú-Khoa Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
2.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu
Thông qua phần mềm SPSS 15.0 để quản lý và phân tích số liệu, các kỹ thuật sẽ
được sử dụng: tính tần số, tính tỷ lệ phần trăm về thông tin chung, sự hiểu biết của
người bệnh về phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, quan điểm cho phần thái độthực hành về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự ủng hộ và đồng ý của Ban lãnh đạo Khoa
Truyền nhiễm-Bệnh viện Bạch Mai.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều được giải thích rõ ràng mục đích và nội
dung nghiên cứu, đều tự nguyện tham gia nghiên cứu.
Bất kỳ bệnh nhân nào từ chối tham gia nghiên cứu đều được tôn trọng quyết
định và bệnh nhân vẫn tiếp tục theo dõi, điều trị tại phòng khám ngoại trú không có
bất kỳ sự phân biệt đối xử nào.

24


Số liệu nghiên cứu mang tính đánh giá chung chứ không nhằm cụ thể vào bất kỳ
ai. Thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu được giữ bí mật hoàn toàn.
Tất cả các đối tượng tham gia nghiên cứu được mã hóa dưới dạng mã số riêng
của nghiên cứu không lấy tên cá nhân cụ thể.

25


×