Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

bo de thi chuyen SP+TN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.11 KB, 15 trang )

*

Bộ đề thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội môn Ngữ văn

*

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

CNG HềA X HI CH NGHA VIT NAM

c lp - T do Hnh phỳc
c lp T do Hnh phỳc

CHNH THC
THI TUYN SINH
VO KHI TRUNG HC PH THễNG CHUYấN NM 2007

Mụn thi: Vn - Ting Vit
(Dnh cho thớ sinh thi vo lp chuyờn Vn)
Thi gian lm bi: 150phỳt
Cõu 1
1. Th no l ngh thut t cnh ng tỡnh?
2. Phõn tớch on th sau thy c ngh thut t cnh ng tỡnh ca tỏc gi:
Bun trụng ca b chiu hụm,
.


m m ting súng kờu quanh gh ngi.
(Trớch Kiu lu Ngng Bớch thuc Truyn Kiu ca Nguyn Du,
theo Ng vn 9, tp 1, NXB Giỏo dc, H Ni, 2006)
Cõu 2
Trong truyn ngn Lóo Hc ca Nam Cao, nhõn vt tụi ó suy ngm:
Chao ụi! i vi nhng ngi quanh ta, nu ta khụng c tỡm m hiu h, thỡ ta ch thy
h gn d, ngu ngc, bn tin, xu xa, b i ton nhng c cho ta tn nhn; khụng bao gi
ta thy h l nhng ngi ỏng thng; khụng bao gi ta thng (). Cỏi bn tớnh tt ca ngi
ta b nhng ni lo lng, bun au, ớch k che lp mt.
1. Em hiu th no v ý ngh trờn ca nhõn vt tụi?
2. Phõn tớch quỏ trỡnh c tỡm hiu lóo Hc ca nhõn vt tụi.
P N V THANG IM THI TUYN SINH
VO KHI TRUNG HC PH THễNG CHUYấN NM 2007
Mụn thi: Vn Ting Vit
(Dựng cho thớ sinh thi vo lp chuyờn Vn
Thi gian lm bi: 150 phỳt)
Cõu 1 (4 im)
I. Yờu cu chung:
- Nm c th no l ngh thut t cnh ng tỡnh.
- Bit phõn tớch mt on th cú ngh thut t cnh ng tỡnh.
II. Yờu cu c th:
1. Ngh thut t cnh ng tỡnh (1 im)
- Mn cnh vt gi gm (ng) tõm trng.
- Cnh khụng n thun l bc tranh thiờn nhiờn m cũn l bc tranh tõm trng.
- Cnh l phng tin miờu t cũn tõm trng l mc ớch miờu t.
2. Phõn tớch on th thy c ngh thut t cnh ng tỡnh (3 im)
Phõn tớch c nhng ý sau:
a. V trớ on th: Tỏm cõu cui trong on trớch din t tõm trng Kiu lu Ngng Bớch
b. Tỏc gi gi cnh din t tõm trng:
- Mi biu hin ca cnh u th hin cnh ng v tõm trng ca Thỳy Kiu:

+ Cỏnh bum thp thoỏng xa xa gi ni bun nh quờ hng, nh ngi thõn.

Trờng THCS 2 TT Thanh Ba

1

Phan Thanh su tầm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

+ Ngọn nước triều “mới sa”, cánh “hoa trôi man mác” không biết về đâu, “nội cỏ rầu rầu”, chân
mây, mặt đất đều “một màu xanh xanh”…được cảm nhận qua tâm trạng tha hương, gợi thân
phận nổi nênh, vô định.
+ Ngọn gió “cuốn mặt duềnh” và tiếng sóng “kêu quanh ghế ngồi” là cảnh tượng hãi hùng, như
báo trước giông bão của số phận sẽ nổi lên, vùi dập cuộc đời Kiều.
- Cảnh được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh từ xa đến gần, từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến
động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.
c. Nghệ thuật điệp từ: Cụm từ “buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn.
“Buồn trông” đã trở thành điệp khúc của đoạn thơ, điệp khúc của cảnh và cũng là điệp khúc của
tâm trạng.
Câu 2 (6điểm).
Những ý chính cần có:
- Ý 1: Mở bài: 0.5 điểm.
- Ý 2: Về ý nghĩ của nhân vật “tôi”: 2 điểm.
+ Đây là lời triết lý hòa quyện trong cảm xúc trữ tình đầy xót thương của Nam Cao đối

với người nông dân, đối với con người trong xã hội cũ.
+ Với triết lý trữ tình này, Nam Cao khẳng định một thái độ sống, một cách ứng xử, một
cách nhìn, cách đánh giá con người mang tinh thần nhân đạo: Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài để
đánh giá con người; cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ, sâu sắc về những con người hàng ngày
sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương.
Vấn đề đôi mắt này đã trở thành một chủ đề sâu sắc, nhất quán trong sáng tác Nam Cao. Ông cho
rằng con người chỉ thực sự xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết đồng cảm với mọi
người xung quanh, khi biết nhìn ra và trân trọng, nâng niu những điều đáng thương, đáng quý ở
họ.
+ Nam Cao đã nêu lên một phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta
cần biết đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng.
+ Học sinh có thể tự liên hệ bản thân về vấn đề nhìn nhận, đánh giá những người sống
quanh mình, để rút ra bài học cho mình.
- Ý 3: Phân tích quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc của nhân vật “tôi”: 3 điểm.
+ Đây là cả một quá trình nhận thức từ đơn giản đến phức tạp, từ chỗ chỉ thấy cái biểu
hiện bên ngoài, hiểu không đúng đắn khi phát hiện ra bản chất, nhân phẩm cao quý của lão Hạc.
Lúc đầu, ông giáo (nhân vật “tôi”) ngỡ là lão Hạc gàn dở, lẩm cẩm. Khi nghe tin Binh Tư nói,
còn lầm tưởng lão Hạc đánh bả chó. Đến khi chứng kiến cái chết đầy dữ dội và thảm khốc của
lão Hạc thì ông giáo mới thực sự sâu sắc bản chất nhất mực lương thiện, lòng tự trọng, tình
thương con và đức hy sinh của lão Hạc. Khi phân tích cần so sánh cái nhìn, cách nghĩ về lão Hạc
của nhân vật “tôi” với cách hiểu của nhân vật Binh Tư (2 điểm).
+ Song hành với quá trình “cố tìm” để hiểu lão Hạc, tình cảm của nhân vật “tôi” đối với
lão Hạc ngày một thêm sâu nặng. Lúc đầu, ngỡ như là lão Hạc gàn dở, lẩm cẩm thì nhân vật
“tôi” tỏ ra thờ ơ (khi nghe lão nói đi, nói lại việc định bán con chó Vàng). Đến lúc hiểu được lí
do chính đáng khi lão Hạc day dứt khi định bán con chó, thì cho rằng “Lão quý con chó Vàng
của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi”. Đến khi chứng kiến nỗi đau của
lão khi phải bán con chó Vàng thì nhân vật “tôi” mới nhận ra nỗi xót xa của mình khi phải bán
sách không thể sánh với nỗi đau của lão Hạc: “Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của
tôi nữa”; “tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc”,…: 1 điểm.
Như vậy, truyện ngắn “ Lão Hạc”đã thể hiện sâu sắc và sinh động quá trình “cố tìm” để

hiểu lão Hạc, hiểu con người của nhân vật tôi, người kể chuyện.
- Kết luận: 0.5 điểm.

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

2

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

*

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2008

Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dành riêng cho thí sinh thi vào lớp chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150phút

Câu 1
Trong tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc), Thúy
Kiều đã đánh đòn Hoạn Thư tới mức “Hoạn thị về nhà, an dưỡng nửa năm mới khỏi”. Ở “Truyện
Kiều” của Nguyễn Du, Thúy Kiều đã không đánh đòn mà tha bổng Hoạn Thư.
Hãy lí giải theo suy nghĩ của em về nguyên nhân dẫn đến hành động đó của Thúy Kiều
trong “Truyện Kiều”.
Câu 2
Phân tích và so sánh nhân vật người cha trong hai tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao và
“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
………………….Hết……………….
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………Số báo danh:………………..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
***
ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM THI TUYỂN SINH
VÀO KHỐI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN 2008
Môn thi : Văn (chung)

Câu 1 (3điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Thấy được sự khác nhau giữa hành động của Thúy Kiều đối với Hoạm Thư trong Kim
Vân Kiều truyện và hành động của Thúy Kiều đối với Hoạm Thư trong Truyện Kiều của Nguyễn
Du.
- Lí giải một cách hợp lí nguyên nhân dẫn đến hành động của Thúy Kiều trong Truyện
Kiều. Sự lí giải phải trên cơ sở văn bản tác phẩm (trích đoạn Thúy Kiều báo ân báo oán trong

SGK Ngữ văn 9).
II. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể phát biểu một cách tự do theo suy nghĩ của mình về nguyên nhân dẫn đến
hành động của Thúy Kiều. Tuy nhiên, cách lí giải phải logic, hợp lí. Về cơ bản, có thể xuất phát
từ ba nguyên nhân sau:
- Bản chất Thúy Kiều là người có tấm lòng vị tha.
- Hoạn Thư là con người “khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời”.
- Nguyễn Du là nhà nghệ sĩ có trái tim nhân đạo đồng thời là nhà nghệ sĩ không những
thấu hiểu mà còn miêu tả đời sống tâm lí con người một cách chính xác, tinh tế.
Câu 2 (7 điểm)
1. Yêu cầu chung

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

3

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

- Thấy được những nét chung và những đặc sắc riêng của hình tượng người cha qua một
tác phẩm hiện thực phê phán của Nam Cao và tác phẩm văn học Cách mạng của Nguyễn Quang
Sáng.
- Không chỉ thấy nét riêng ở nội dung tư tưởng, mà cả ở cả bút pháp nghệ thuật của mỗi
tác phẩm.

II. Yêu cầu cụ thể:
HS có thể có nhiều cách triển khai bài làm, nhưng cuối cùng hướng tới các ý cơ bản sau:
1 . Nét chung (1,0 điểm):
- Hai tác phẩm cùng hướng tới một đề tài: thể hiện vẻ đẹp tình phụ tử của con người Việt
Nam. Lão Hạc (Lão Hạc) và ông Sáu (“Chiếc lược ngà”) đều là những người cha yêu con hết
mực, hết lòng hi sinh cho con.
- Đều thể hiện bằng thể loại truyện ngắn, xúc động, hấp dẫn, chân thực…
2. Nét riêng: mỗi tác phẩm gắn với một giai đoạn lịch sử, một khuynh hướng sáng tác, một cá
tính sáng tạo…nên có những phát hiện, thể hiện riêng.
a. Hình tượng người cha trong “Lão Hạc” của Nam Cao (2,5 điểm).
- Truyện ngắn “Lão Hạc” ra đời trước cách mạng tháng Tám, tiêu biểu cho phong cách
Nam Cao ở giai đoạn này.
- Lão Hạc là một người nông dân lương thiện, người cha nhân hậu, có trách nhiệm, dành
hết yêu thương cho con, sẵn sàng hi sinh cả tính mạng cho con (day dứt khi con không có tiền
cưới vợ, chăm con chó - kỉ vật của con, chuẩn bị cái chết để không ảnh hưởng đến tương lai của
con…).
- Sống trong xã hội cũ, người cha ấy thương con, nhưng bế tắc vì quá nghèo khổ, một
người cha đáng trọng nhưng cũng rất đáng thương. Cái chết của lão thật cao thượng, nhưng xót
xa, tương lai của đứa con lão cũng mịt mờ, bế tắc.
- Nam Cao đã khắc họa thành công người cha bằng bút pháp hiện thực đẫm chất nhân
đạo: tạo tình huống bất ngờ, miêu tả ngoại hình, phân tích nội tâm ngôn ngữ vừa giàu chất trữ
tình, vừa có chất triết lí…
b. Hình tượng người cha trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng. (2,5 điểm)
- Truyện viết giữa lúc chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt (1966), từ đó làm hiện lên vẻ
đẹp của người cha-người chiến sĩ Cách mạng.
-Ông Sáu là người cha yêu con tha thiết (phân tích chi tiết ông trở về với tâm trạng mong
mỏi gặp con, sự hụt hẫng khi con không nhận mình, ông làm chiếc lược ngà cho con…).
- Hết lòng yêu thương con, nhưng ông cũng không quên nhiệm vụ chiến đấu cho tổ quốc.
Ông hi sinh, nhưng trước khi chết ông dùng tất cả sức lực để trao lại chiếc lược, nhờ đồng đội
gửi lại cho con . Cái chết của ông không phải là biểu hiện của sự bế tắc, mà là cái chết vinh

quang, cho con, cho đất nước. Bé Thu sau này đã trở thành một giao liên, một chiến sĩ, tiếp bước
con đường của cha. Ông Sáu là người cha, người chiến sỹ đáng khâm phục tự hào.
- Nguyễn Quang Sáng xây dựng hình tượng ông Sáu bằng lối viết riêng. Nhà văn tạo được
tình huống kịch tính, miêu tả tính cách người cha Nam Bộ mạnh mẽ mà đằm thắm, chọn được
những chi tiết đắt giá. Đặc biệt, ngôn ngữ truyện đậm chất Nam Bộ… Truyện tuy buồn nhưng
không bi thương, vẫn có một niềm lạc quan Cách mạng.
3. Đánh giá chung: tình phụ tử là đề tài quen thuộc, nhưng bằng tài năng và tấm lòng của mình,
Nam Cao và Nguyễn Quang Sáng đã có những đóng góp riêng, góp phần làm phong phú cho nền
văn học dân tộc, góp phần tôn vinh một vẻ đẹp nhân cách con người (1 điểm).
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

4

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*


ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2010
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(dùng cho thí thi sinh vào chuyên Văn)
Thời gian làm bài: 150 phút
Câu 1 (4 điểm)
Trong Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã viết:
“Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.
Em hiểu thế nào về “chữ tâm” và “chữ tài” của nhà thơ trong tác phẩm này?
(Yêu cầu: chỉ viết ngắn gọn khoảng 02 trang giấy thi).
Câu 2 (6 điểm)
“Mặc dù là kiểu nhân vật tư tưởng, nhưng Nhĩ vẫn hiện lên sống động, hấp dẫn, chứ
không bị biến thành cái loa phát ngôn cho nhà văn”.
Em hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Bến quê (phần trích
trong Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục) của nhà văn Nguyễn Minh Châu để làm sáng tỏ nhận
định trên.
……………………………Hết……………………………
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………..
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HƯỚNG DẪN CHẤM THI TUYỂN VÀO THPT CHUYÊN ĐHSP HÀ NỘI
MÔN VĂN – TIẾNG VIỆT (chuyên) 2010
Câu 1. (4 điểm)

Đề bài kiểm tra kiến thức lí luận và kiến thức văn học sử của HS (cấp THCS), bài viết có
thể căn cứ vào các đoạn trích trong SGK, khuyến khích những thí sinh có năng những kiến giải
sâu sắc, khả năng mở rộng hợp lí.
Yêu cầu: trình bày ngắn gọn (trong khoảng 2 trang giấy thi) về “chữ tâm”, “chữ tài” của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều.
Ý CHÍNH
ĐIỂM
1. Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và Truyện Kiều
0.5
2. “Chữ tâm”:
- Tấm lòng, tư tưởng sâu sắc, lớn lao nhà thơ đã gửi gắm trong tác phẩm.
Đó chính là tư tưong nhân đạo, một trong những yếu tố quan trọng nhất khiến
“Truyện Kiều” trở thành kiệt tác của nhân loại.
- Biểu hiện:
1.5
+ Sự đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, nhất là người phụ
nữ.
+ Sự căm phẫn với xã hội tàn ác, bất nhân gây khổ đau cho con người.
+ Sự nâng niu, trân trọng, tôn vinh vẻ đẹp con người; sự đồng tình với những
khát vọng chính đáng của họ (tình yêu và khát vọng tự do, công bằng).

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

5

Phan Thanh su tÇm


*


Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

3. “Chữ tài):
- Đó chính là ngòi bút nghệ thuật xuất chúng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt
cho tác phẩm.
- Những nét chính:
1.0
+ Sáng tạo về thể loại (tiểu thuyết bằng thơ).
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
+ Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên.
+ Ngôn từ đạt tới độ trong sáng, tinh tế…
4. Đặt “Chữ tâm” lên trước “Chữ tài), “Chữ tâm” “bằng ba chữ tài”, nhà thơ
coi trọng tấm lòng, tư tưởng của người nghệ sỹ. Nhưng ông không hề phủ
nhận tài năng, “tâm” và “tài” gắn bó, quyện hòa mới tạo nên kiệt tác vừa có
1.0
nội dung, tư tưởng sâu sắc, vừa có sức cuốn hút mãnh liệt với nhiều thế hệ
độc giả. Có thể coi đây là một bài học sáng tạo hết sức sâu sắc với người cầm
bút.
Lưu ý: Nếu bài viết của HS có độ dài quá yêu cầu của đề, nhưng có chất lượng tốt, giám khảo có
thể châm chước.
Câu 2 (12 điểm)
Đề bài kiểm tra kiến thức, năng lực cảm thụ của HS, nhất là cảm thụ về vẻ đẹp nghệ thuật
của một tác phẩm văn xuôi. Đòi hỏi bài viết phải có ý tưởng, được triển khai thành hệ thống luận
điểm rõ ràng, mạch lạc. Sự phân tích phải có căn cứ.
Các ý chính cần có
Ý CHÍNH
ĐIỂM
1.Giới thiệu khái quát:

Nguyễn Minh Châu là nhà văn có nhiều đóng góp cho văn xuôi hiện đại
Việt Nam, đặc biệt ở “thời kỳ đổi mới”. Không chỉ mạnh dạn đổi mới về tư
0.5
tưởng, ông còn không ngừng có những sáng tạo về nghệ thuật. “Bến quê” là
một trong số đó.
Truyện ngắn Bến quê nằm trong tập truyện cùng tên được in năm
1985, tiêu biểu cho hướng tìm tòi của nhà văn: hướng tới vấn đề thế sự nhân
sinh hằng ngày, viết về những điều có vẻ nhỏ nhặt để từ đó thể hiện những
quan niệm nhân sinh thấm thía, có chiều sâu triết học.
2. Nhân vật Nhĩ là “nhân vật tư tưởng” (khái niệm này được đề cập đến trong
Sách giáo viên Ngữ văn 9, Tập hai, tr.117). Nhà văn muốn xây dựng nhân vật
để nói lên một quan niệm nhân sinh mà ông trăn trở và muốn nhắn nhủ với
độc giả: cuộc đời con người có những nghịch lí, những biến động khó lường,
không phải lúc nào chúng ta cũng có thể định trước được. Thậm chí có khi
0.75
người ta phải “vòng vèo”, “chùng chình” cả một phần đời ta mới nhận ra ý
nghĩa của những gì gần gũi nhất. Từ đó Nguyễn Minh Châu khơi gợi ở chúng
ta “biết trân trọng những gì bình dị, gần gũi của quê hương, gia đình”.
Tư tưởng của nhà văn rất sâu sắc, nhưng nếu xử lí nghệ thuật không
tinh tế, nhân vật sẽ trở thành sự minh họa lộ liễu, cứng nhắc. Nguyễn Minh
Châu đã không rơi vào tình trạng đó. Ông sáng tạo được một tác phẩm cuốn
hút, sống động, cảm động, hấp dẫn để chuyển tải tư tưởng một cách tự nhiên,
thấm thía nhất.
3. Phân tích cụ thể:
a) Nhà văn đặt nhân vật vào tình huống với một chuỗi nghịch lí, mang tính
chất “phản tỉnh” để nhân vật tự nhận thức được những sai lầm của mình.

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

6


Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

+ Tình huống thứ nhất: Nhĩ đi khắp các “xó xỉnh” trên trái đất. Nhưng cuối
đời, mắc căn bệnh quái ác, anh bị trói chặt vào chiếc giường, chỉ dịch chuyển
từ chỗ nằm đến cửa sổ cũng như di chuyển đến nửa vòng trái đất.
+ Tình huống thứ hai: nhận ra vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, biết
chẳng bao giờ có thể đến đó được, Nhĩ nhờ cậu con trai sang đó, giúp mình,
hay cũng là giúp nó thấy vẻ đẹp nơi đấy, nhưng cậu ta lại sa vào một đám
chơi cờ thế, có thể sẽ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.
Liên tiếp những nghịch lí tiếp nối đã đưa người đọc đến những nhận
thức sâu sắc về cuộc đời.
b) Nghệ thuật xây dựng nhân vật: mạch truyện triển khai theo dòng tâm trạng
nhân vật Nhĩ
+ Anh hướng tới thiên nhiên, ngôi nhà, người vợ, hàng xóm, đứa con…những
gì rất đỗi quen thuộc mà như thấy lần đầu: những bông bằng lăng cuối mùa
thua thớt nhưng đậm sắc hơn, vòm trời như cao hơn, con sông Hồng màu đỏ
nhạt như rộng hơn, những tia nắng sớm…; người vợ: tận tụy, tế nhị, cả đời hy
sinh thầm lặng; những người hàng xóm giúp anh một cách vô tư…tất cả làm
Nhĩ xúc động, thấm thía.
+ Nhĩ nhờ con trai giúp mình thực hiện tâm nguyện và sâu thẳm bên trong là
mong muốn con không phải mất cả cuộc đời như mình mới nhận ra những giá
trị sống, nhưng thật oái oăm, rất có thể con người ấy, lại giống anh ở những

lầm lỡ… Nghĩ về mình, về con, Nhĩ vừa có cảm giác cảm thông, vừa xót xa.
+ Cái vẫy tay của anh ở cuối truyện tác động mạnh vào người đọc, như một
sự giục giã, cảnh tỉnh để mỗi chúng ta ý thức hơn về lẽ sống của mình.
c) Nguyễn Minh Châu còn rất thành công trong việc tạo ra sự gắn kết giữa
Nhĩ với những chi tiết, những hình ảnh đa nghĩa: vừa có nghĩa thực vừa gợi ý
nghĩa ẩn dụ, biểu tượng (hoa bằng lăng, dòng sông, chuyến đò, bến quê, cậu
con trai…). Những hình ảnh này vẫn giữ được hơi thở cuộc sống, đồng thời
khơi gợi những liên tưởng, tạo nên những mã biểu tượng vô cùng sâu sắc…
d) Sự kết hợp giữa chất trữ tình và triết lí: hình ảnh thiên nhiên, gia đình…
gây xúc động, từ đó bật lên những suy tư dung dị, sâu sắc, mang ý nghĩa triết
học nhân sinh…
4. Đánh giá chung: “Bến quê” là một câu chuyện cảm động, thấm thía, là một
bài học nhân sinh để mỗi người biết tạo ra một hành trình của đời mình, quan
trọng hơn nữa là ta tìm được cái bến bình yên, ở đó ta biết trân trọng, nâng
niu những gì gần gũi nhất. Nghệ thuật đặc sắc đã chuyển tải những thông điệp
ấy một cách sống động, hấp dẫn. Điều đó phụ thuộc vào tầm vóc tư tưởng và
tài năng của một nghệ sĩ bậc thầy.
Lưu ý: Khuyến khích sự sáng tạo trong phát hiện ý, diễn đạt… Giám khảo có
một cách hợp lí.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

1.25

1.5

0,75

0,75


0.5

thể thưởng điểm

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ CHÍNH THỨC

ĐỀ THI TUYỂN SINH
VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN NĂM 2010
Môn thi: Văn – Tiếng Việt
(Dùng cho mọi thí sinh thi vào trường chuyên)

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

7

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1
“Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào

tâm trạng của anh”. (Trích Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng).
1) Phân tích ngữ pháp của câu văn trên.
2) Tìm biện pháp tu từ và phân tích giá trị tu từ trong câu văn đó.
Câu 2
“Không có khả năng tự học, chúng ta sẽ không tiến xa được trên con đường học vấn và sự
nghiệp của mình”.
Coi câu trên là câu chốt (câu chủ đề), hãy viết tiếp thành đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu
văn theo lập luận Tổng hợp – Phân tích – Tổng hợp. Trong đó, em hãy sử dụng một câu hỏi tu
từ. (Hãy gạch chân câu hỏi này và đánh số thứ tự các câu văn trong đoạn văn).
Câu 3
Phân tích bài thơ sau đây để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên lúc thu sang và
những cảm xúc, suy tưởng của nhà thơ.
SANG THU
Bỗng nhận ra hương ổi
………………………
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Hữu Thỉnh,SGK Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009; tr.70)

……………………Hết…………………
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….Số báo danh:……………

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM
Môn: Văn – Tiếng Việt (chung) - 2010
Câu 1 . (2.0 điểm)
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
1. Phân tích ngữ pháp: chỉ ra 2 cụm C-V, 2 nòng cốt câu, gọi tên câu: câu ghép
1.0
(ghép đẳng lập)
2. Trong câu văn của mình, Nguyễn Quang Sáng sử dụng biện pháp tu từ so
sánh (chiếc lược ngà…như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh). Lối so
1.0
sánh này đã hữu hình hóa tâm trạng vô hình trong người cha: những băn khoăn,
day dứt, tình thương con vô hạn của một người cha giàu trách nhiệm… Đó là
biểu hiện chân thành của tình phụ tử thiêng liêng.
Câu 2. (2.5 điểm):

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

8

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

Đây là câu hỏi cùng lúc đặt ra nhiều yêu cầu với thí sinh: kỹ năng viết văn nghị luận xã

hội, kỹ năng viết đoạn văn, viết câu hỏi tu từ, kiến thức xã hội.
Đoạn văn dù viết thế nào cũng phải bám vào vấn đề nghị luận (vấn đề tự học): khái niệm
tự học/các hình thức tự học/giá trị của tự học/thực trạng…)
- Viết không đủ số câu (quá ngắn hoặc quá dài mà không sát đề): trừ 0.5 điểm.
- Không đúng về kiểu lập luận của đoạn văn/sai quy cách đoạn văn: trừ 1.0 điểm.
- Thiếu câu hỏi tu từ: trừ 0.5 điểm.
- Đảm bảo những yêu cầu hình thức, nhưng nội dung không có sức thuyết phục: trừ 1.5 điểm.
Câu 3. (5.5 điểm)
Yêu cầu chung: HS thể hiện được kỹ năng làm văn nghị luận văn học, bộc lộ được năng
lực cảm thụ một bài thơ trữ tình.
Yêu cầu cụ thể:
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
ĐIỂM
1. Giới thiệu sơ lược về Hữu Thỉnh và nhận xét khái quát về bài thơ Sang
thu (Viết về đề tài quen thuộc, nhưng nhà thơ vẫn có những đóng góp rất
riêng. Ông chọn khoảnh khắc giao mùa, mỗi khổ thơ đem đến một nét
0.5
sinh động, tinh tế của một bức tranh thu, của những cảm xúc và cả suy
tưởng về mùa thu, về cuộc đời, về đời người).
2. Bức tranh thiên nhiên trong khoảnh khắc sang thu:
- Tín hiệu báo thu sang: hương ổi, gió thu, sương thu. Cảm nhận bằng
nhiều giác quan, nhà thơ khắc họa những nét thu quen mà lạ, rất thôn dã,
rất Việt Nam.
+ Hương ổi ngọt ngào lan tỏa vào không gian “phả”, hòa vào ngọn gió
chớm thu chút se sắt.
+ Sương đầu thu mỏng manh, như có chút e dè, bỡ ngỡ khi tới “ngõ
thu”.
2.5
- Thu hiện diện ở diện rộng hơn, ở nhiều tầng không gian (khổ 2):
+ Dòng sông “được lúc dềnh dàng”, nhàn hạ trôi xuôi

+ Những cánh chim “bắt đầu vôị vã” bay
+ Đám mây hữu hình “vắt nửa mình sang thu” vừa gợi không gian, vừa
gợi bước đi của thời gian vốn vô hình.
- Lấy tâm điểm là hàng cây (khổ 3), nhà thơ đang định lượng những biến
đổi, chuyển vận của thiên nhiên lúc thu sang: nắng (vẫn còn), mưa (vơi
dần)…trong khi “cây đứng tuổi”, trưởng thành, cứng cáp hơn.
3. Những cảm nhận tinh nhạy, những suy tưởng sâu lắng của nhân vật trữ
tình khi đón thu sang:
- Cảm giác ngỡ ngàng, xúc động, bâng khuâng khi đón những tín hiệu thu
sang ngày một lan tỏa khắp đất trời.
- Không chỉ nhạy cảm trước biến động của thiên nhiên, trong bài thơ,
1.5
nhất là ở khổ thơ cuối cùng, nhà thơ còn gợi ra những suy tưởng về đời
người. Đấy là khi trải qua những mưa nắng, giông bão của cuộc sống,
mỗi người sẽ có được sự điềm tĩnh, bản lĩnh… Điều này làm cho bài thơ
có thêm độ lắng sâu riêng…
4. Song song với việc phân tích vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên, HS còn
phải thấy bút pháp thơ Hữu Thỉnh: nét bút tinh tế có sức gợi; sử dụng
những từ láy, nhân hóa…tả được thần thái thiên nhiên (chùng chình,
1.0
dềnh dàng, bắt đầu vội vã…); âm hưởng thơ khá thú vị: có khi vút cao

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

9

Phan Thanh su tÇm


*


Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

như thảng thốt, thích thú (bỗng nhận ra hương ổi), có khi như tiếng thầm
thì, nhẹ nhàng (hình như thu đã về); lối ẩn dụ tạo sự đa nghĩa (nắng, mưa,
sấm, hàng cây đứng tuổi)…
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
HỆ THPT CHUYÊN KHTN NĂM 2011
(Đề thi thử lần 2)
MÔN: VĂN-TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian phát đề)
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu I (3.0 điểm)
1. Trắc nghiệm (1.0 điểm)
Chọn một trong bốn phương án (A, B, C, D) để trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài thơ nào sau đây được trích từ tập thơ cùng tên?
A. Ánh trăng;
B. Viếng lăng Bác;
C. Sang thu;
D. Lượm.
b) Tác giả truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” là ai?
A. Kim Lân;
B. Nguyễn Thành Long;
C.Lê Minh Khuê;
D. Nguyễn Minh Châu.

c) Từ nào sau đây không phải từ tượng hình:
A. Xôn xao;
B. Nhốn nháo;
C.Xộc xệch;
D.Rũ rượi.
d) Tác phẩm nào sau đây không thuộc văn học Việt Nam thời trung đại?
A. Truyện Kiều;
B. Chuyện người con gái Nam Xương;
C. Lão Hạc;
D. Hoàng Lê nhất thống chí.
2. Tiếng Việt: (2,0 điểm)
a) (1,0 điểm)
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng, dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
( Ca dao)
Bài ca dao trên đã sử dụng các biện pháp tu từ nào? Nói rõ hiệu quả nghệ thuật của biện
pháp tu từ đó.
b) (1,0 điểm): Câu thơ:
“Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
+ Thuộc tác phẩm nào? Của ai?
+ Nêu ngắn gọn nội dung câu thơ đó?
Câu II (2.0 điểm)
Em hãy viết một đoạn văn từ 10-12 câu nêu suy nghĩ của mình về bức tranh thiên nhiên
được miêu tả trong phần đầu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, trong đó có sử
dụng một phép nối, gạch chân dưới phép liên kết mà em lựa chọn.
B. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài).
Câu IIIa (5.0 điểm)

Phân tích vẻ đẹp chị em Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du.
Đầu lòng hai ả tố nga,
………………………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
(Sách Ngữ Văn 9, tập 1, NXBGD, 2010)

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

10

Phan Thanh su tÇm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

Câu IIIb (5.0 điểm)
Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật ông Hai sau khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc
trong tác phẩm “Làng” của Kim Lân.
ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ MÔN NGỮ VĂN – LỚP 9
Đợt 2 – Ngày 17/4/2011.
A. PHẦN BẮT BUỘC ĐỐI VỚI MỌI THÍ SINH

Câu I (3.0 điểm)
1). Trắcnghiệm: 1.0 điểm: Mỗi ý 0.25 điểm.
a) A. Ánh trăng;
b) C. Lê Minh Khuê.

c) A. Xôn Xao.
d) C. Lão Hạc.
2) Tiếng Việt: 2.0 điểm.
a) (1.0 điểm): Kể đúng tên biện pháp tu từ: Điệp từ và Liệt kê.
Hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp:
- Điệp từ “nhớ”: khẳng định nỗi nhớ của một người con khi đi xa quê hương (anh). “Nhớ” được
nhắc đi nhắc lại 5 lần nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng của những người đã từng gắn bó với
quê hương, xứ sở.
- Liệt kê: Người đi xa nhớ về những món ăn dân dã, bình dị nhưng gắn bó, thân thuộc đối với
mỗi người dân quê “canh rau muống”; “cà dầm tương” và hình ảnh những người lao động vất
vả, gian khổ (ai) “dãi nắng, dầm sương”, “tát nước”
-> Tình yêu quê hương tha thiết.
Câu II (2.0 điểm)
Yêu cầu:
- Học sinh biết cách viết đoạn văn, trong đó phải sử dụng một phép nối, chỉ rõ bằng cách
gạch chân dưới phép liên kết mà thí sinh đã sử dụng.
-Phân tích được những hình ảnh tươi đẹp của thiên nhiên mùa thu được miêu tả hết sức
sinh động trong phần đầu tác phẩm:
+ Đó là sự kết hợp hài hòa của các màu sắc: màu đỏ nhạt của con sông Hồng, màu vàng
thau xen màu xanh non, màu tím của hoa bằng lăng, màu trời, màu phù sa,… hình ảnh gần gũi,
thân thuộc đối với tất cả mọi người nhưng với Nhĩ thì đến hôm nay anh ta mới biết được điều
đó: “Suốt đời Nhĩ…”.
+ Phân tích được tâm trạng của con người - con người trong nỗi day dứt, ân hận. Nhĩ thấy
ân hận vì mải chạy theo những ước vọng cao xa, phù phiếm mà chưa nhận ra rằng: vẻ đẹp đích
thực không đâu xa lạ mà gần gũi ngay trong cuộc sống đời thường: ở “cái bờ bên kia sông Hồng
ngay trước cửa sổ nhà mình”.
+ Từ đó tác giả muốn nhắc nhở (Bức thông điệp) với mỗi con người hãy biết trân trọng
những vẻ đẹp hết sức bình thường, giản dị của quê hương.
B. PHẦN TỰ CHỌN


Câu IIIa (5.0 điểm)
Học sinh biết làm bài nghị luận văn học: Phân tích thơ. Bài viết trôi chảy, không mắc lỗi
về dùng từ, đặt câu. Bố cục rõ ràng, mạch lạc:
Nêu được 4 ý:
- Nêu được một số nét về tác giả, tác phẩm. Khái quát được nội dung tác phẩm, nội dung
đoạn trích (phần mở bài, kết bài).

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

11

Phan Thanh su tÇm


*

Bộ đề thi vào lớp 10 chuyên Hà Nội môn Ngữ văn

*

- Phõn tớch c v p chung ca hai ch em: V trớ, th bc Thỳy Kiu v Thỳy Võn
trong gia ỡnh. C hai ch em u cú dỏng hỡnh thanh mnh nh cõy mai, tõm hn th ngõy,
trong sỏng nh tuyt. V p ca hai ch em rt hon m mi phõn vn mi.
- V p riờng ca tng nhõn vt:
+ V p ca Thỳy Võn: c miờu t trong 4 dũng th vi y cỏc chi tit v ngoi
hỡnh: Khuụn mt, ụi lụng my, n ci, ging núi, mỏi túc, ln da (khụng cú t no miờu t
v p tõm hn).
+ V p ca Thỳy Kiu: c miờu t trong 12 dũng th nhng ch cú 2 dũng miờu t
ngoi hỡnh v 2 dũng th ú cng ch tp trung vo ụi mt (nh ln nc mựa thu li n di
ụi lụng my nh dỏng nỳi mựa xuõn) ụi mt Kiu p v cú hn. Nhng cõu cũn li tp trung

miờu t v p tõm hn, nhõn cỏch v ti nng ca Thỳy Kiu (cm, kỡ, thi, ha, son nhc).
- Thy c ti nng ngh thut bc thy ca Nguyn Du trong vic xõy dng nhõn vt
qua cỏc t thua; nhng; ghen; hn. Qua vic s dng ngh thut ũn by nhm
lm ni bt nhõn vt. Tt c nhm d bỏo cuc i, s phn ca tng nhõn vt.
Cõu IIIb (5.0 im)
- Hc sinh bit cỏch lm bi ngh lun vn hc. Bi vit trụi chy, khụng mc li v dựng
t, t cõu. B cc rừ rng, mch lc:
- Phõn tớch din bin tõm trng nhõn vt ụng Hai t ú thy c tỡnh yờu lng, yờu
nc ca ụng Hai cng l tiờu biu cho ngi nụng dõn trong thi kỡ u khỏng chin.
+) Khi nghe tin lng ch Du theo gic: ụng ng ngng, sng st C ụng lóo nghn ng li, da
mt tờ rõn rõn v qua vic hi li xỏc minh Liu cú tht khụng h bỏc? .
+ ễng xu h, tỡm cỏch lng trỏnh ỏm ụng ng dy chốm chp ming.
+ ễng au n, ut hn: cỳi gm mt m i
+ V n nh ụng lóo nm vt ra ging nc mt c gin ra.
+ Nhng ngy sau ú ụng khụng dỏm i õu vỡ xu h, ụng xa lỏnh mi ngi, ngi tip xỳc vi
mi ngi (trỏi ngc hn trc õy ngy no ụng cng khoe v lng), thỏi nm np, lo s.
+ Mt cuc u tranh ni tõm gay gt v thỏi dt khoỏt Lng thỡ yờu tht nhng lng theo
Tõy thỡ phi thự. Mt ngi cú lũng yờu lng tha thit nờn khụng chu chp nhn s phn bi,
ụng Hai ó bit t tỡnh yờu nc lờn trờn tỡnh yờu lng.
+) Khi nghe tin ci chớnh: ễng thay i thỏi hon ton cỏi mt bun thu.
+ Bc i lt t ht nh ny sang nh khỏc biu th thỏi vui mng, sung sng.
+ i khoe tin nh mỡnh b gic t m trong tõm trng vui sng mỳa tay lờn m khoe vỡ tin
y ng ngha vi vic lng ụng l lng cỏch mng dự ụng phi mt i phn ti sn ln vn cm
thy món nguyn.
-Thy c li vit chõn thc, gin d, cỏch xõy dng nhõn vt ca nh vn v hỡnh nh ngi
nụng dõn ht sc cm ng.
TRNG I HC KHOA HC T NHIấN
THI TH VO LP 10
TRNG PTTH CHUYấN KHTN
MễN: NG VN (LN 3)


Thi gian lm bi 120 phỳt (Khụng k thi gian phỏt )
Ngy thi 22/5/2011
A/ Phn bt buc vi mi thớ sinh
Cõu I (3 im)
1/ Trc nghim (1 im)
Chn mt trong bn phng ỏn A, B, C, D tr li cỏc cõu hi sau:
a/ Cõu vn sau: C ụng lóo nghn cng li, da mt tờ rõn rõn c trớch t tỏc phm no

Trờng THCS 2 TT Thanh Ba

12

Phan Thanh su tầm


*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

A/ Làng
B/ Lão Hạc
C/ Bến quê
D/ Lặng lẽ Sa Pa
b/ Truyện ngắn nào sau được rút ra từ tập truyện ngắn cùng tên
A/ Những ngôi sao xa xôi
B/ Chiếc lược ngà
C/ Bến quê

D/ Lặng lẽ Sa Pa
c/ Bài thơ nào được sáng tác trước Cách mạng tháng Tám năm 1945
A/Đồng chí
B/ Đoàn thuyền đánh cá
C/ Tức cảnh Pác bó
D/ Ánh trăng
d/Tác phẩm nào sau đây thuộc văn học thời trung đại
A/ Làng
B/ Bến quê
C/ Lặng lẽ Sa Pa
D/ Lục Văn Tiên
2/ Tiếng Việt (2 điểm)
Cho các câu thơ sau:
- Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa.
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
a/ Các câu thơ trên được trích từ bài thơ nào, tác giả là ai?
b/ Hãy phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ mà tác giả sử dụng trong các câu
thơ đó.
Câu II (2 điểm)
a/ Viết một đoạn văn khoảng 10-12 câu kiểu quy nạp để nói lên những hiểu biết của em về cuộc
đời của thi hào dân tộc Nguyễn Du.
b/ Những yếu tố chính nào trong cuộc đời ấy đã ảnh hưởng tích cực tới việc sáng tác thành công
Truyện Kiều?
B/ Phần tự chọn: (Thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa (5 điểm)
Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh
Bỗng nhận ra hương ổi
................................

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
(Theo Ngữ văn 9 tập 2 NXB giáo dục Hà Nội 2005 trang 70)
Câu IIIb (5 điểm). Em hãy phân tích nỗi cùng khổ và nhân cách cao đẹp của người nông dân
trước Cách mạng tháng Tám qua hình tượng nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của
nhà văn Nam Cao.
Đáp án và thang điểm thi thử vào lớp 10 trường THPT Chuyên Khoa Học Tự Nhiên lần thứ 3
MÔN: NGỮ VĂN
A/ Phần bắt buộc đối với mọi thí sinh
Câu I (3 điểm)
1/ Trắc nghiệm (1 điểm, mỗi câu a, b, c, d được 0.25 điểm)
a
b
b
d
A
B
C
D
2/ Tiếng Việt (2 điểm)
a/ (0.5 điểm)
- Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận
- Bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm
b/ Trong các câu thơ trên có 3 biện pháp tu từ (mỗi câu 0.5 điểm)

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

13

Phan Thanh su tÇm



*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

- So sánh: Biển như hòn lửa. Mặt trời như một khối lửa khổng lồ đỏ rực đang từ từ lặn
xuống biển, cảnh thiên nhiên hoành tráng.
- Nhân hóa: Sóng cài then, đêm sập cửa. Vũ trụ như một ngôi nhà lớn, những lượn sóng
liên tiếp xô vào bờ trông như những then cửa cài, màn đêm như tấm cửa khổng lồ sập xuống.
-Ẩn dụ: “mặt trời” của mẹ là ẩn dụ độc đáo, cu Tai là niềm vui, hạnh phúc là nguồn sống
của mẹ, giống như mặt trời đem lại sự sống đến cho lúa, ngô, khoai, sắn…
Câu II (2điểm)
Phải biết vết một đoạn văn theo kiểu quy nạp với các nội dung sau:
+ Gia đình (0.5 điểm): Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê
ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Xuất thân trong một gia đình quý tộc, nhiều người
làm quan to và có truyền thống văn chương.
+ Thời đại (0.5điểm): Thời đại Nguyễn Du sống đầy biến động, chế độ phong biến khủng
hoảng trầm trọng, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra ở khắp nơi mà đỉnh cao là phong trào
Tây Sơn, Nguyễn Du phải phiêu bạt nhiều năm ở nhiều nơi.
+ (0.5điểm): xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, Nguyễn Du được tiếp thu một nền
văn học uyên bác, sâu rộng.
+ (0.5điểm): những năm sống lưa lạc, nghèo đói, đi nhiều, tiếp xúc nhiều tạo cho ông vốn
sống phong phú đồng thời thấu hiểu và thông cảm với nỗi đau khổ của nhân dân, xây dựng thành
công nhân vật Thúy Kiều biểu hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của Truyện Kiều.
B/ Phần tự chọn: (thí sinh chọn một trong hai câu IIIa hoặc IIIb để làm bài)
Câu IIIa (5điểm)
+Đặt vấn đề (0.5điểm)

Mùa thu là đề tài muôn thuở của thi ca. Hữu Thỉnh đã cảm nhận khoảnh khắc giao mùa,
sang thu của thiên nhiên và đời người thật tinh tế.
+ Ý 1(1điểm): Mùa thu được tác giả cảm nhận bằng mọi giác quan, từ gần tới xa, từ mặt
đất lên bầu trời: gió se, sương sớm, dòng sông, cánh chim, đám mây “vắt”sang thu.
+ Ý 2 (1điểm): Tác giả dùng từ giản dị mà chính xác, gợi cảm, gợi hình: “phả, se, vắt”.
Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc: “sương chùng chình” “chim vội vã” “sông dềnh dàng”, đặc biệt
hình ảnh “đám mây mùa hạ vắt nửa mình sang thu”.
+Ý 3 (1 điểm): Tâm trạng của con người lúc sang thu: bâng khuâng, xao xuyến (bỗng,
hình như, vẫn còn, đã vơi…) khoảnh khắc thiên nhiên sang thu cũng là lúc sang thu của người
đời.
+ Ý 4 (1điểm): Ẩn dụ độc đáo “Hàng cây đứng tuổi” đã bao mùa thay lá trước “nắng,
mưa, sấm, chớp”, cũng như con người đã trưởng thành, từng trải sẽ điềm tĩnh, tự tin hơn trước
những biến động bất thường của ngoại cảnh.
+ Kết luận: (0.5 điểm) nói lên cái thành công của bài thơ về nội dung và nghệ thuật, nên
so sánh thêm với những bài thơ của Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu.
Câu IIIb (5 điểm)
+ Ý 1 (1 điểm) Lão Hạc là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao và của văn học hiện
thực viết về người nông dân trước Cách mạng tháng Tám. Truyện thể hiện cách nhìn đứng đắn
và sự thông cảm sâu sắc đối với người nông dân. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật đạt tới
mức điển hình với ngôn ngữ giản dị, chính xác.
+ Ý 2 (1điểm) Nỗi cùng khổ của Lão Hạc: gia đình lão rất nghèo, vợ chết sớm không có
tiền cưới vợ cho con trai nên nó quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su, lão sống thui thủi trong cô đơn,
đói khát. Trận ốm nặng và cơn bão đã đẩy lão tới cho khốn cùng. Lão phải đi ăn củ chuối, quả
sung thay cơm. Bế tắc lão đã ăn bả chó tự tử.

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

14

Phan Thanh su tÇm



*

Bé ®Ò thi vµo líp 10 chuyªn Hµ Néi m«n Ng÷ v¨n

*

+ Ý 3 (1 điểm) Lão Hạc không chỉ là câu chuyện bi thảm về số phận con người mà còn là
câu chuyện đầy xúc động về một nhân cách cao đẹp: Lão là người cha rất mực thương con, lão
yêu quý cậu vàng, phải bán nó lão đau đớn, ân hận, lão giàu lòng tự trọng và có nhân cách trong
sạch, không muốn làm phiền ông giáo và bà con hàng xóm.
+ Ý 4 (1 điểm) Lão Hạc tiêu biểu cho những nỗi khổ và phẩm chất tốt đẹp của người nông
dân Việt Nam trước cách mang. Người đọc cảm nhận được tấm lòng yêu thương và sự đồng cảm
của nhà văn đối với người lao động nghèo khổ.
+ Ý 5 (1điểm) Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật của Nam Cao thật đặc sắc: nhà văn
đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật với những trăn trở, đau đớn, ân hận của Lão về việc “bán cậu
vàng” cũng như việc lão chuẩn bị cho cái chết. Từ đó số phận bi thương và tính cách độc đáo của
nhân vật hiện ra thật rõ nét, khiến người đọc day dứt và bị ám ảnh mãi trước số phận khổ đau của
một kiếp người.

Trêng THCS 2 TT Thanh Ba

15

Phan Thanh su tÇm




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×