Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Cau hoi Ly thuyet tien te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.16 KB, 9 trang )

Câu 1: Phân tích ưu , nhược điểm của 2 hình thức ( Tiền lệ Pháp & Văn bản pháp luật)
Sự kiện pháp lí là những sự kiện thực tế trong đời sống mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được gắn liền với
việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật. VD: quyết định cho đăng kí kết hôn của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền trên cơ sở nguyện vọng của đôi nam nữ và quy định của pháp luật đã làm phát sinh quan
hệ pháp luật giữa vợ và chồng của họ.
ưu nhược điểm của các hình thức pháp luật
-Tập quán pháp:
+ưu: do là hình thức xuất hiện sớm nhất, có nguồn gốc trực tiếp từ chính cuộc sống => gần gũi với các đối
tượng điều chỉnh hàng ngày, dễ tạo ra thói quen tuân thủ pháp luật.
+nhược: hình thành một cách tự phát nên thiếu tính khoa học lại hình thành chậm và có tính bảo thủ ít biến
đổi. Bên cạnh đó, nó mang tính cục bộ nên tính quy phạm phổ biến bị hạn chế và vì có hình thức truyền miệng
nên thiếu thống nhất.
- Tiền lệ pháp:
+ưu: hình thành nhanh, thủ tục gọn=> điều chỉnh kịp thời những quan hệ xã hội phát sinh mà nhà nước chưa
kịp ban hành các quy phạm mới để điều chỉnh
+nhược: tính chất pháp lí không cao, làm hạn chế tính linh hoạt của các chủ thể áp dụng, có thể suy diễn làm
cho các tình tiết của phán quyết mẫu không còn đúng như ý nghĩa ban đầu
Văn bản quy phạm pháp luật:
+ưu: dễ phổ biến, dễ kiểm soát, đơn giản khi ban hành hoặc sửa đổi lại mang tính pháp lí cao
+nhược: có tính khái quát cao nhiều khi phải ban hành văn bản hướng dẫn nên giảm mất tính tích cực, chi phí
Ngoài ra việc sử dụng án lệ còn mang lại một số tác dụng tích cực sau:
– Các vụ việc được giải quyết một cách nhanh chóng hơn khi chưa có luật thành văn điều chỉnh.
– Làm cho pháp luật ngày càng dễ hiểu gắn liền với thực tiễn
– Với sự phong phú của án lệ, các thẩm phán có thể tìm thấy sự hỗ trợ cho hầu như bất cứ vụ việc nào.
– Tạo sự thống nhất trong công tác xét xử giữa các cấp toà án
– Án lệ cũng góp phần nâng cao trình độ của các thẩm phán, luật sư… do đòi hỏi của việc xét xử và tranh tụng
nên họ phải tìm hiểu về rất nhiều án lệ.
Tuy nhiên ngoài những tác dụng tích cực trên, việc áp dụng án lệ cũng có những nhược điểm nhất định, đó là:
– Án lệ bắt buộc áp dụng đã trở thành lực cản đối với sự sáng tạo của các thẩm phán khi xét xử bởi họ phải tuân
thủ án lệ một cách nghiêm ngặt.
– Nguy cơ của việc so sánh không logic, tuỳ tiện giữa vụ án đang xét xử với án lệ để tránh việc áp dụng án lệ cho


vụ án đang xét xử.
– Khối lượng lớn án lệ và sự phức tạp truy cứu chúng là mối phức tạp đối với các thẩm phán và luật sư.
– Đôi khi rất khó xác định đâu là Ratio decidendi. Tuy nhiên điều này có thể khắc phục được khi thẩm phán
tuyên bố một cách rõ ràng trong phán quyết của mình.


Chính những ưu điểm của án lệ và hiệu quả mà nó đem lại là một trong những lý do quan trọng để các quốc gia
sử dụng án lệ trong hoạt động xét xử. Ngoài ra các nhược điểm của án lệ vẫn không ngừng được khắc phục và
các nguyên tắc áp dụng án lệ vẫn tiếp tục được hoàn thiện để việc áp dụng án lệ đạt được hiệu quả cao trong thực
tế.

Những hạn chế của văn bản pháp luật
Người làm luật cũng như tất cả mọi người – nghĩa là có thiếu sót, những định kiến và những hạn chế tầm nhìn, tầm
suy nghĩ, không thể dự kiến được tất cả mọi tình huống pháp lý có thể xảy ra trong cuộc sống, những khó khăn có
thể xuất hiện trong quá trình áp dụng văn bản pháp luật do mình soạn thảo và ban hành, cũng như có thể nhầm lẫn.
Mặt khác, sự không rõ nghĩa của câu chữ, sự không đầy đủ về nội dung của một văn bản luôn là căn bệnh cố hữu
của văn bản luật, không bao giờ có thể được chữa khỏi. Có nhiều cách để giải thích tình trạng này:
Một là, bản thân ngôn ngữ đã tồn tại sự khó hiểu: nội dung của từ ngữ phong phú như tư duy của con người và trở
thành con dao hai lưỡi khi được sử dụng như là công cụ diễn đạt nội dung của văn bản luật.
Trong các văn bản luật thường có phần giải thích từ ngữ nhưng chưa đủ để bao hàm tất cả.
Hai là, số lượng câu chữ của văn bản là giới hạn. Bởi vậy, văn bản luật luôn chỉ có một số lượng giới hạn các quy
tắc, trong khi các quan hệ xã hội cần điều chỉnh phát sinh và phát triển đa dạng. Vả lại, văn bản luật luôn ở vị trí “đi
sau” trong việc dự liệu các tình huống pháp lý so với thực tiễn áp dụng pháp luật.
Kết luận: Việc pháp luật có những nội dung không phù hợp với thực tiễn là điều đương nhiên và tồn tại ở bất kỳ hệ
thống pháp luật nào, nhưng quan trọng độ “chênh” nó lớn hay nhỏ. Bởi vậy, mỗi người trong chúng ta phải tìm ra điề

1. Án lệ trong thực tiễn xét xử ở Việt Nam
Qua nghiên cứu tư liệu cho thấy án lệ đã có một thời gian dài được áp dụng ở Việt Nam. Tuy nhiên thực tế là
hơn 60 năm qua kể từ khi đất nước giành được độc lập, đi lên xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, án lệ không
phải là nguồn của pháp luật Việt Nam.

Hiện nay nguồn của pháp luật Việt Nam bao gồm luật và các văn bản dưới luật trong đó hiến pháp là đạo luật
gốc và cơ bản của các ngành luật khác. Ngoài ra nguồn của pháp luật Việt Nam còn có tập quán pháp.
Tuy vậy, án lệ vẫn được sử dụng như một loại nguồn không chính thức trong quá trình xét xử thông qua những
báo cáo hướng dẫn công tác xét xử của ngành toà án.
Nghiên cứu những báo cáo xét xử hàng năm của toà án nhân dân tối cao đã cho thấy những dấu hiệu của việc
hình thành án lệ. Mặc dù những báo cáo này vẫn chưa đủ để cấu thành một hệ thống án lệ hoàn chỉnh nhưng đây
cũng là dấu hệu tích cực cho thấy án lệ được sử dụng trong công tác xét xử. Một sự cố gắng của ngành toà án
trong việc bước đầu hình thành án lệ ở Việt Nam.(14)

Tiền lệ pháp hay phép xét xử theo tiền lệ (án lệ) là một hình thức của pháp luật, theo đó Nhà nước thừa nhận những bản
án, quyết định giải quyết vụ việc của tòa án (trong các tập san án lệ) làm khuôn mẫu và cơ sở để đưa ra phán quyết cho
những vụ việc hoặc trường hợp có tình tiết hay vấn đề tương tự sau đó. Tiền lệ pháp còn là quá trình làm luật của toà án
trong việc công nhận và áp dụng các nguyên tắc mới trong quá trình xét xử


Điều kiện để một bản án trở thành án lệ
Phải có vấn đề pháp lý
Nội dung của bản án được coi là án lệ phải liên quan đến vấn đề pháp lý
Do đó khi xét xử thẩm phán đã tìm ra lời giải đối với vấn đề pháp luật đặt ra trong vụ án. Và như vậy thẩm phán đã sáng
tạo ra pháp luật. Điều này cũng đồng nghĩa với việc phán quyết của thẩm phán trong vụ việc cụ thể này đã tạo ra một án
lệ (một tiền lệ pháp) cho các vụ việc trong tương lai.
Phải xuất phát từ tranh chấp

Án lệ do thẩm phán tạo ra phải xuất phát từ tranh chấp giữa các bên trong vụ án (Related to an issue raised by the
arguments of the parties).
Điều này có nghĩa là án lệ được tạo ra trong bối cảnh phải có một tranh chấp xác định. Thẩm phán đứng trước
nhiệm vụ phải đưa ra phán quyết trong tranh chấp giữa các bên, bằng cách này thẩm phán đã tạo ra luật trong
một trường hợp cụ thể.
Phải có thẩm quyền


Án lệ được tạo ra bởi tòa án có thẩm quyền.
Án lệ được thiết lập ngay tại Tòa án, tuy nhiên không phải tòa án nào cũng tạo ra án lệ mà những bản án, quyết
định thuộc các Tòa có thẩm quyền mới đáp ứng điều kiện để trở thành án lệ. Ở nước Anh, việc hình thành án lệ,
hệ thống thứ bậc và hiệu lực án lệ gắn bó mật thiết với tổ chức và hoạt động của hệ thống Tòa án.
Phải được công bố và hệ thống hóa

Các phán quyết phải được công bố và hệ thống hóa. Việc công bố và hệ thống hóa án lệ phải tuân theo một trình
tự thủ tục chặt chẽ.
Đây là hoạt động có vai trò rất quan trọng để một bản án trở thành án lệ nhất thiết phải qua khâu này. Đây là một
trong những đặc điểm của án lệ và cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng án lệ – tiền lệ pháp.
Phải gắn với nguyên tắc tiền lệ
Án lệ khi được giải thích và áp dụng phải gắn liền với nguyên tắc "Stare decisis" - Tiền lệ phải được tôn trọng.

Học thuyết về tiền lệ
Nguyên tắc tôn trọng quyết định của tòa cấp trên
Mỗi tòa án bị buộc phải tuân thủ theo các quyết định của tòa cấp cao hơn trong cùng hệ thống hoặc của chính tòa đã tạo
ra tiền lệ.
Nguyên tắc không buộc phải tuân theo án lệ của hệ thống tòa án khác
Những quyết định của tòa án thuộc hệ thống tòa án khác chỉ có giá trị tham khảo chứ không có tính bắt buộc. Tuy nhiên,
đối với quyết định của tòa án cấp cao hơn của hệ thống tòa án khác sẽ có giá trị thuyết phục hơn trong việc tham khảo để
tòa án quyết định bản án.


Nguyên tắc chỉ dựa vào cơ sở pháp lý
Chỉ có những quyết định của thẩm phán trước đó dựa trên phần chứng cứ pháp lý (Ratio decidendi) của vụ án thì mới có
giá trị bắt buộc phải áp dụng để ra quyết định cho vụ án sau này. Trong một bản án theo truyền thống Thông luật luôn có
hai phần, đó là phần Ratio decidendi và Obiter dictum. [
Nguyên tắc tham khảo đối với phần bình luận
Những nhận định hoặc quyết định của tòa án trước đó đối với một vụ án không dựa trên cơ sở pháp lý mà chỉ dựa trên cơ
sở bình luận của thẩm phán (Obiter dictum) sẽ không có giá trị bắt buộc tòa án cấp dưới phải tuân thủ.

Nguyên tắc hiệu lực bất kể thời gian
Yếu tố thời gian không thể làm mất đi tính hiệu lực của các tiền lệ. Theo nguyên tắc này, những phán quyết của các tòa án
cách đây hàng trăm năm cũng vẫn có giá trị cho các thẩm phán sau này vận dụng để ra quyết định cho một vụ án tương
tự; ở hệ thống thông luật, án lệ càng lâu càng có sức thuyết phục, và giá trị. Khác với hệ thống pháp luật châu Âu lục địa,
án lệ càng mới càng có tác dụng giải thích cao hơn. Các vụ án nổi tiếng không những chỉ có giá trị lịch sử, các giải pháp của
những bản án này còn để lại một giá trị thực tiễn.

1. Tập quán pháp


Khái niệm:
- Hình thức pháp luật không thành văn
- Nhà nước công nhận những tập quán phù hợp với lợi ích và bản chất của Nhà nước
- Được nâng lên thành pháp luật



Ngành luật áp dụng:
Dân sự, Hôn nhân và Gia đình



Điều kiện áp dụng
- Chưa có quy phạm pháp luật điều chỉnh
- Tập quán tiến bộ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội
- Dẫn chứng:
Điều 3 Bộ luật Dân sự
Điều 6 Luật Hôn nhân và Gia đình




Ưu điểm
- Có thể lấp đầy các kẽ hở của văn bản pháp luật trong ngành luật tư;
- Việc thực hiện dễ dàng;
- Công tác tuyên truyền thuận lợi.



Nhược điểm
- Có thể dẫn tới cục bộ địa phương;


- Ảnh hưởng đến sự thống nhất của pháp chế;
- Khó khăn khi muốn thay đổi, điều chỉnh.


Quan điểm của Việt Nam:
Không xem là hình thức pháp luật cơ bản, chính thống



Định hướng áp dụng trong tương lai
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 của Bộ Chính trị

2. Tiền lệ pháp


Khái niệm

Việc Nhà nước thừa nhận các kết quả giải quyết, xét xử của cơ quan hành chính Nhà nước, tòa án về

một vụ án, vụ việc trước như một hình mẫu dùng để áp dụng cho vụ việc sau khi có tình tiết tương tự.


Án lệ

là hình thức phổ biến của tiền lệ pháp cho phép Tòa án áp dụng các bản án (đã được công nhận là án lệ)
làm cơ sở đưa ra phán quyết cho các bản án sau.


Nguồn gốc
- Cuối thế kỷ XII
- Tòa án Hoàng gia Anh



Ưu điểm
- Có khả năng “bao phủ” những quan hệ xã hội cần điều chỉnh trong điều kiện pháp luật chưa hoàn

thiện;
- Góp phần làm giảm các kẽ hở pháp luật.


Nhược điểm

Trường hợp có quan điểm khác nhau giữa các chủ thể thi hành, áp dụng dễ dẫn đến không công bằng
trong kết quả giải quyết.


Quan điểm của Việt Nam:
Chưa công nhận tiền lệ pháp hay án lệ là hình thức chính thống




Thực tế:
- Thông qua việc tổng kết công tác xét xử
- Hình thức: Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC (VB QPPL)




Ví dụ: Nghị quyết số 02/2003/HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật hình sự



Lý do cần có Nghị quyết của Hội đồng thẩm pháp TANDTC



Định hướng áp dụng trong tương lai
- Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị
- Dự thảo Hiến pháp sửa đổi Hiến pháp 1992



Trường hợp được công nhận và áp dụng chính thức
- Vị trí pháp lý (giá trị áp dụng) của các hình thức pháp luật

- Điều kiện áp dụng
- Xử lý mâu thuẫn

3.1 Tôn giáo pháp


Khái niệm:
- Nhà nước công nhận giáo lý của một tôn giáo
- Sử dụng giáo lý vào trong đời sống xã hội như một hình thức pháp luật có giá trị bắt buộc đối với cộng

đồng.


Điều kiện áp dụng

- Giáo lý tôn giáo phổ biến
- Giai cấp cầm quyền công nhận
- Có giá trị bắt buộc (có tính quyền lực nhà nước)
- Thể hiện dưới hình thức văn bản


Ưu điểm

- Hầu hết các giáo điều đều hướng thiện;
- Được các tín đồ tự nguyện thực hành;
- Có sức lan tỏa lớn.


Nhược điểm

- Các giáo điều rất cứng nhắc, khó thay đổi;
- Dễ xung đột với các tôn giáo khác và hệ thống pháp luật chính thống;
- Các hình phạt rất khắc nghiệt.



Các nước áp dụng: Theo đạo Hồi, Thiên chúa
Tôn giáo pháp đang hưng thịnh: luật hồi giáo


Quan điểm của Việt Nam

Xa lạ, khác biệt với bản chất Nhà nước, tập quán và đời sống của người Việt Nam.

Sắc lệnh 13769 Của Tổng thống Mỹ Donald Trump
Sắc lệnh 13769 hay Sắc lệnh bảo vệ quốc gia khỏi nhập cư của khủng bố nước ngoài vào Hoa Kỳ, còn được
gọi là "Muslim ban" (cấm Hồi giáo),[1][2][3][4] là một sắc lệnh do Tổng thống Mỹ Donald Trump ký vào ngày 27
tháng 1 năm 2017. Sắc lệnh hạn chế cả việc đi lại và cư trú của người từ một số quốc gia ở Trung Đông và châu
Phi. Sắc lệnh này, một phần của các cam kết liên quan đến di trú trong chiến dịch tranh cử tổng thống của
Trump, thiết lập một số quy định về nhập cảnh vào Hoa Kỳ, trên cơ sở rằng chính phủ đã không thể ngăn chặn
tất cả các cuộc tấn công của các công dân nước ngoài được nhận vào Hoa Kỳ.[5]
Các quy định nổi bật nhất của sắc lệnh là quy định về việc đình chỉ việc nhập cảnh của công dân nước ngoài từ
một số quốc gia nhất định vào Hoa Kỳ. Cụ thể, lệnh đình chỉ chương trình Tiếp nhận người tị nạn Hoa Kỳ
(USRAP) trong 120 ngày, sau đó chương trình sẽ tiếp tục có điều kiện cho từng nước riêng rẽ trong khi ưu tiên
người tị nạn của các tôn giáo thiểu số. Lệnh cũng ngưng vô thời hạn đình chỉ việc nhập cảnh của những người tị
nạn chạy trốn khỏi ISIS và cuộc nội chiến ở Syria.[6][7] Hơn nữa, lệnh này đình chỉ nhập cảnh bất kể thị thực phi
ngoại giao còn hiệu lực, mà có tất cả đều bị thu hồi, đối với công dân nước ngoài từ bảy quốc gia trong 90 ngày,
sau đó danh sách các quốc gia sẽ được cập nhật. Bảy nước ban đầu là Iraq, Iran, Libya, Somalia, Sudan, Syria và
Yemen, vốn đã bị ảnh hưởng trước đây bởi một hành động của Quốc hội trong chính quyền Obama. Lệnh này
cho phép ngoại lệ đối với các hệ thống treo trên từng trường hợp cụ thể. Căn cứ vào số lượng cho phép này, Bộ
An ninh Nội địa Hoa Kỳ miễn thường trú nhân hợp pháp (người có thẻ xanh), trích dẫn các quy định lợi ích quốc
gia trong lệnh thi hành.

Hậu quả

Sắc lệnh này đã có những tác động trước mắt và lâu dài khác. Ngay sau khi ban hành lệnh này, hàng chục du
khách bị tạm giữ trong nhiều giờ mà không được tiếp xúc với gia đình, bạn bè, hoặc trợ giúp pháp lý. Theo The
Washington Post, đình chỉ đi lại có thể gây ảnh hưởng đến khoảng 90.000 người, những người có thị thực nhập
cư và không di dân cấp cho người từ bảy quốc gia bị ảnh hưởng trong năm tài chính 2015.[8] Ngày 03 tháng 2, Bộ
Tư pháp Hoa Kỳ nói rằng ít nhất 100.000 thị thực đã bị thu hồi trong tuần đầu tiên theo lệnh này, để đáp ứng với
một câu thẩm vấn của một thẩm phán tại tòa án. Trong cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đưa ra con số "ít hơn
60.000 người".[9]

Tranh cãi với ngành Tư pháp
Sắc lệnh đã gây ra các ý kiến tranh cãi. Đã có một số đơn kiện đệ trình lên tòa án, cho rằng sắc lệnh vi phạm
Hiến pháp Hoa Kỳ, nhiều đạo luật liên bang, và nghĩa vụ hiệp ước của Hoa Kỳ. Để phản ứng lại, một số tòa án
liên bang đã ban hành lệnh khẩn cấp ngăn chặn bắt giữ và trục xuất tạm treo các phán quyết chính thức. Một lệnh
cấm bảy ngày do một tòa án ở Boston, cho phép người nhập cư hợp pháp từ bảy quốc gia bị cấm được thông báo
rằng họ có thể vào Hoa Kỳ qua sân bay quốc tế Logan, được thiết lập để hết hạn vào ngày 05 tháng 2 năm 2017.
Sau phán quyết của tòa Boston, Bộ An ninh Nội địa Mỹ cho biết sẽ tiếp tục thực thi tất cả các sắc lệnh và "những
trường hợp cấm đi lại vẫn bị cấm." Các nguyên đơn trong một phán quyết của tòa án ở Virginia nói rằng chính
phủ khinh thường tòa án và bất tuân lệnh tòa. Ở trong nước, sắc lệnh cũng nhận những lời chỉ trích từ các thành
viên đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trong Quốc hội và các trường đại học của Mỹ, các nhà lãnh đạo kinh
doanh, các giám mục Công giáo, và các tổ chức của người Do Thái. Khoảng 1.000 nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã ký


một bức điện phản đối chống lại sắc lệnh này, thiết lập một kỷ lục. Dư luận đã bị chia rẽ về chủ đề này, với các
cuộc thăm dò quốc gia ban đầu mang lại kết quả không phù hợp. Các cuộc biểu tình chống lại sắc lệnh nổ ra ở
một số sân bay và các thành phố của Hoa Kỳ.
Ngày 3/2, Thẩm phán liên bang ở Seattle (bang Washington) ra phán quyết hiệu lực toàn quốc về chặn tạm thời
lệnh cấm nhập cư của Tổng thống Trump với người dân 7 nước Hồi giáo.[10] Ngay sau đó, Bộ An ninh Nội địa
thông báo cơ quan này đã tạm dừng mọi hoạt động thực thi sắc lệnh này. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo đã
"chấp nhận trở lại" hơn 60.000 visa vốn "tạm thời bị thu hồi" do lệnh cấm nhập cảnh áp đặt với công dân 7 nước.
[11]
Ngày 4-2, Bộ Tư pháp đã đệ đơn kháng cáo phán quyết của ông Robart lên Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ khu

vực 9, song tòa bác bỏ lời đề nghị của Bộ Tư pháp về việc tiếp tục thực hiện lệnh cấm người dân 7 nước Hồi
giáo nhập cảnh vào Mỹ, đồng thời cho Bộ Tư pháp Mỹ hạn chót là ngày 6-2 để đưa ra câu trả lời cho quyết định
này.[12]
Ngày 6/2, Bộ Tư pháp Mỹ đệ trình lên Tòa phúc thẩm liên bang Mỹ một bản báo cáo 15 trang nêu rằng sắc lệnh
về di trú mà ông Donald Trump ký hôm 27/1 là "việc thực thi quyền của tổng thống một cách đúng luật" và
không phải là lệnh cấm nhằm vào cộng đồng Hồi giáo. Theo kế hoạch, Tòa phúc thẩm Liên bang khu vực 9 tại
San Francisco sẽ mở phiên tranh luận vào chiều 7/2 để quyết định về việc có khôi phục lệnh hạn chế nhập cảnh
của ông Trump hay không. Phiên tranh luận dự kiến kéo dài vài giờ với sự tham gia của các luật sư đại diện 2
bang Minnesota và Washington, những bang đệ đơn kiện sắc lệnh "vi hiến", cùng luật sư của Bộ Tư pháp.[13]
Sáng 10/2 (giờ Hà Nội) Toà Phúc thẩm Khu vực Tư pháp thứ 9 vừa ra phán quyết về việc giữ nguyên kết quả mà
toà án liên bang ở Seattle đã đưa ra hồi tuần trước. Theo đó, Các thẩm phán không khôi phục sắc lệnh cấm nhập
cư theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump. Do đó, người dân từ 7 nước Hồi giáo có điều kiện nhập
cảnh hợp pháp sẽ được tiếp tục đi vào Mỹ.[14]

Sắc lệnh mới của Tổng thống Donald Trump có thể khiến ngành ngân hàng Mỹ thay
đổi
Ngành tài chính và ngân hàng Mỹ có thể sẽ có nhiều biến chuyển trong thời gian tới khi Tổng thống Donald Trump mới đây
đã ký sắc lệnh xem xét lại các quy định của ngành ngân hàng, vốn được duy trì dưới thời Tổng thống tiền nhiệm Barack
Obama, đồng thời đưa ra các quy định mới về dịch vụ tư vấn nghỉ hưu cho người lao động.

Đây được coi là một phần trong kế hoạch cải tổ hệ thống pháp lý tài chính của chính phủ mới của Mỹ.
Trước đó, trong suốt quá trình tranh cử, ông Trump đã cam kết sẽ thay thế đạo luật Dodd-Frank, hay còn gọi là
Đạo luật Cải cách tài chính Phố Wall và Bảo vệ người tiêu dùng, được đưa ra dưới thời Tổng thống Barack
Obama trong đó yêu cầu các ngân hàng tăng vốn .
Trong sắc lệnh mới có quy định mới về việc yêu cầu các nhà môi giới phải hoạt động giống như được ủy thác, vì
lợi ích tốt nhất cho khách hàng khi đưa ra các lời khuyên về kế hoạch đầu tư sau khi nghỉ hưu của người lao
động.
Ông Trump nói: "Những gì chúng ta đang làm là hướng đến người dân Mỹ, đến những nhà đầu tư trung bình và
thấp, cũng như người về hưu, những người sở hữu các khoản tiền tiết kiệm". Những quy định mới sẽ được Bộ
Lao động Mỹ xem xét và đánh giá để sửa đổi sao cho phù hợp nhất với yêu cầu của Tổng thống và dự kiến sẽ có

hiệu lực vào tháng 4/2017.
Trong khi đó, một số nhà phân tích cho rằng sắc lệnh mới của tân Tổng thống chỉ làm lợi cho giới tài phiệt tại
Phố Wall và những người giàu.
Nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Mỹ Rob Nichols, các ngân hàng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn,
do sự thắt chặt các quy định của chính quyền. Việc nới lỏng các quy định sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng
thúc đẩy hoạt động tín dụng, qua đó tạo việc làm cho người dân.


Ông Trump cũng ký một bản ghi nhớ, đề ra những chỉ dẫn và quy tắc mới nhằm điều chỉnh hệ thống tài chính
nước này. Trong văn bản này, ông Trump chỉ thị Bộ Tài chính Mỹ làm việc với các nhà chức trách liên quan để
rà soát lại quy định pháp lý tài chính hiện này, qua đó ngăn chặn rủi ro tài chính song vẫn thúc đẩy tăng trưởng
và bảo vệ người tiêu dùng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×