Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Skkn giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc qua tác phẩm truyện an dương vương và mị châu – trọng thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.08 KB, 46 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN
TRƯỜNG: THPT KHOÁI CHÂU
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đề tài:
“Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác
phẩm “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy””.

MỤC LỤC
Nội dung trình bày

Trang

I

Phần mở đầu .
Đặt vấn đề:

5

1

Thực trạng của vấn đề đòi hỏi phải có giải pháp mới để giải
quyết.

5

2

Ý nghĩa tác dụng của giải pháp mớí.

6



3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài.

7

II

Phương pháp tiến hành:

8

1

Cơ sở lí luận và thực tiễn:

8

* Cơ sở lí luận hướng cho việc nghiên cứu đề tài .

8

* Cơ sở thực tiễn.

9

2

Các phương pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp.


11

I

Phần nội dung.
Mục tiêu.

13

II

Giải pháp của đề tài.
Nắm chắc nội dung chương trình học liên quan đến vấn đề


1

nghiên cứu.

13

2

“Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu –
Trọng Thủy”.

14


* Xác định mục tiêu bài dạy học.

14

* Xác định nội dung tích hợp trong bài dạy học.

15

* Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện trong giờ dạy
học .

17

* Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

19

* Mô tả bài dạy học . Tiết 10 +11 Đọc văn – Truyện An Dương
Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

27

3

Khả năng ứng dụng của đề tài

54

4


Kết quả thử nghiệm .

54

5

Lợi ích và hiệu quả.

65

6

Bài học tổng kết, kinh nghiệm rút ra.

65

Phần kết luận

68

I

Nhận định chung.

68

II

Điều kiện để áp dụng kinh nghiệm.


68

III

Những đề xuất của người viết.

69

Lời kết.

69

Tài liệu tham khảo.

70

Danh mục những từ viết tắt.

71

PHẦN MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ :
I.1. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ ĐÒI HỎI PHẢI CÓ GIẢI PHÁP MỚI ĐỂ GIẢI
QUYẾT.
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa thế giới (Unesco) xác định mục tiêu của
giáo dục thế kỉ XXI là: Học để biết, học để làm, học để chung sống với nhau, học để tự


khẳng định mình. Luật Giáo dục Việt Nam, năm 2005 cũng khẳng định, mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đáo đức, trí tuệ,

thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng
động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ng ười Việt Nam xã hội chủ ngh ĩa,
xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học
lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng bảo vệ Tổ Quốc. Theo
đó, trong những năm gần đây mục tiêu giáo dục của Việt Nam đã chuyển từ mục
tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang mục tiêu hình thành và phát triển nh ững
năng lực và kĩ năng sống cần thiết cho người học nhằm giúp người học có thể
ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống.
Thực tế cho thấy hiện nay, nhiều học sinh vẫn học một cách thụ động, ch ưa tích
cực trong các hoạt động học. Học sinh vẫn chưa bỏ thói quen chỉ chú trọng đến
việc nghe thầy giảng, ghi chép, làm theo sự định hướng của thầy một cách máy
móc, thiếu chủ động, sáng tạo. Vì thế nhiều kĩ năng của học sinh không được
rèn luyện, dẫn đến học sinh thiếu tự tin, ngại suy nghĩ , ngại làm việc, không
thích sự thay đổi, nhầm lẫn trong việc xác định giá trị, lúng túng trong việc x ử lí
tình huống, thiếu kĩ năng ứng phó với hoàn cảnh…
Đối với việc học bộ môn Ngữ văn, đặc biệt là với các tác phẩm văn học ra đời t ừ
xa xưa, khoảng cách thời gian, lịch sử, văn hóa, th ời đại là rào cản l ớn khiến học
sinh không tha thiết với các bài học này.
Vậy nên việc tìm phương pháp dạy học thích hợp nhằm lôi cuốn học sinh vào
các hoạt động học nhằm phát triển các năng lực giúp các em nhận thấy quá trình
học bộ môn cũng là quá trình khám phá, đánh thức các năng lực của bản thân,
đem tri thức trong sách vở ứng dụng vào thực tiễn phục vụ cho cuộc sống của
chính mình là việc làm tối quan trọng, cần thiết của quá trình dạy học. Trong đó
có việc rất quan trọng là giáo dục nghĩa vụ công dân v ới s ự nghiệp xây d ựng và
bảo vệ Tổ Quốc qua từng bài học.
Với ý nghĩa đó, tôi chọn đề tài: “Giáo dục nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ Quốc qua tác phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng
Thủy”. Trong đó tôi lựa chọn các giải pháp, phương pháp dạy học nhằm hướng
học sinh vào hoạt động học tập, để học sinh thấy được ý nghĩa của các tác
phẩm văn học nói chung, văn học dân gian nói riêng trong việc xác định các giá

trị sống. Đồng thời làm tư liệu phục vụ thiết thực hơn nữa cho công tác giảng
dạy của tôi ở trường THPT trong những năm học tới. Theo tôi, ph ương pháp này
đáp ứng được mục tiêu đổi mới dạy học mà sự nghiệp phát triển giáo dục n ước
nhà đang đòi hỏi.


2. 2. Ý NGHĨA VÀ TÁC DỤNG CỦA GIẢI PHÁP MỚI.
I.2.1. Đối với học sinh:
– Học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động học tập, được rèn luyện các kĩ năng
sống như: kĩ năng tự nhận thức (tự trọng, tự tin) , kĩ năng suy nghĩ ( tư duy phê
phán), kĩ năng thể hiện sự cảm thông, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng h ợp tác, kĩ
năng nêu và giải quyết vấn đề…
Đồng thời phát triển các năng lực: năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực tự quản lí, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
năng lực thưởng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ…
– Học sinh nhận thức bài học sâu sắc về tinh thần cảnh giác v ới kẻ thù, về ý
thức bảo vệ bí mật quốc gia, tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc, trách
nhiệm dựng xây và bảo vệ Đất nước.

I.2.2. Đối với người làm công tác giảng dạy Ngữ văn:
Giáo viên dạy Ngữ văn có thể sử dụng kinh nghiệm này trong quá trình giảng
dạy các bài đọc văn.

3. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Với dung lượng của một đề tài nhỏ, để bài viết có sự tập trung, tôi sẽ đi sâu tìm
hiểu vấn đề liên quan đến việc giảng dạy bài Đọc văn “Truyện An Dương Vương và
Mị Châu – Trọng Thủy” trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Qua đó giáo dục cho
học sinh nghĩa vụ công dân với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ Quốc.
Cụ thể: Người viết sẽ xuất phát từ đặc trưng của thể loại truyền thuyết Việt

Nam; sử dụng một số phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học, hướng dẫn học
sinh các hoạt động học để tìm hiểu nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác
phẩm Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Đặc biệt là giúp học sinh qua giờ học, tích hợp với kiến thức của một số môn
học khác như Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt
động ngoài giờ lên lớp để hiểu được bài học lịch sử mà tác giả dân gian muốn
nhắn nhủ cho muôn đời sau về ý thức đề cao cảnh giác v ới âm mưu kẻ thù xâm
lược trong công cuộc dựng xây và bảo vệ đất nước. T ừ đó học sinh áp dụng vào
thực tiễn cuộc sống của cá nhân, của cộng đồng, nhận thức được ý thức trách
nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.


1. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:
II.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG CHO VIỆC
NGHIÊN CỨU, TÌM GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1.1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Một số nguyên tắc cụ thể trong việc dạy Ngữ văn.

Thứ nhất: Nguyên tắc mục tiêu:
Nhận diện -> Lí giải -> Vận dụng.
Thứ hai: Nguyên tắc kết hợp lí thuyết với thực hành.
Lí thuyết <-> Thực hành.


Thứ ba: Nguyên tắc sư phạm:
Dễ -> Khó; Đơn giản -> Phức tạp ;


Ứng dụng -> Sáng tạo.


Thứ tư: Nguyên tắc khoa học và hệ thống:

Cơ bản và chính xác.

Lặp lại và nâng cao.

Tích hợp và tích cực.
Theo từ điển Giáo dục học, dạy học tích hợp là hành động liên kết các đối t ượng
nghiên cứu, giảng dạy, học tập cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh v ực khác nhau
trong cùng một kế hoạch dạy học.


Trong dạy học tích hợp gồm có:
+ Tích hợp các bộ môn
+ Tích hợp dọc.
+ Tích hợp ngang.
+ Tích hợp chương trình.
+ Tích hợp kiến thức.
+ Tích hợp kĩ năng.
Thứ năm: Nguyên tắc thích hợp và thiết thực.
– Thích hợp và thiết thực về mục đích.


– Thích hợp và thiết thực về đề tài.
– Thích hợp và thiết thực về yêu cầu.
II.1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN


II.1.2.1. Tình hình thực tế:
II.1.2.1.1. Thực trạng:

– Học sinh trong các giờ học bài Đọc văn nói chung và đọc văn phần truyền
thuyết dân gian nói riêng chủ yếu nghe giáo viên giảng bài và ghi chép.
– Kiểm tra phần chuẩn bị bài trước khi đến lớp của học sinh, tôi thấy chủ yếu
học sinh trả lời câu hỏi sách giáo khoa một cách chiếu lệ cốt cho đủ bài. Một số
học sinh thì không chuẩn bị bài.
– Trong giờ học, học sinh ít tham gia vào hoạt động học, giáo viên phát vấn thì
có rất ít học sinh giơ tay xung phong phát biểu, chủ yếu là giáo viên phải chủ
động gọi học sinh trình bày. Phần trình bày của học sinh thường là thể hiện s ự
thiếu tự tin, kém sức thuyết phục và mất nhiều th ời gian. Học sinh còn lại thì
nghe nhưng không có ý kiến phản đối hay bổ sung, chỉ khi giáo viên gọi thì m ới
trình bày ý kiến của mình, nhưng cũng lúng túng.
II.1.2.1.2. Kết quả khảo sát tình hình thực tế:

Đối tượng khảo sát:

2 lớp thuộc khối 10. Đó là các lớp: 10A9, 10A10

Sĩ số lớp 10 A9: 39 học sinh, 10 A10: 37 học sinh

Đặc điểm: Học chương trình chuẩn.

Điều kiện học tập như nhau.

Hình thức khảo sát:

Kiểm tra vở soạn văn.

Quan sát học sinh trong 1 giờ học bài đọc văn “Chiến thắng MtaoMxay”

Nội dung bài khảo sát:

Cụ thể như sau:
– Mục tiêu bài khảo sát:
+ Giáo viên nắm bắt tình hình soạn bài của học sinh và quá trình tham gia hoạt
động học của các em để đánh giá kết quả giờ học và có hướng sử dụng các
phương pháp dạy học tích cực tác động vào quá trình học tập chủ động của học
sinh.
Kết quả thống kê như sau:
– Về việc soạn bài:


+ Có 19/76 em chưa soạn bài.
+ Có 57/76 em đã soạn bài theo cách trả l ời 4 câu hỏi trong sách giáo khoa.
Trong đó có 38/57 em có nội dung trả l ời giống nhau ( Giáo viên cho rằng học
sinh cùng tham khảo tài liệu Để học tốt Ngữ văn 10, hoặc có em chép của nhau.


– Trong giờ học:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh tóm tắt đoạn trích: Không có học sinh nào xung
phong trình bày. Giáo viên gọi mỗi lớp 3 học sinh thì cả 3 học sinh đó trả l ời là
không tóm tắt được vì em chưa đọc hết đoạn trích.
+ Quan sát lớp học, giáo viên thấy nhìn chung nhiều học sinh chỉ nghe giảng và
ghi chép mà không muốn trình bày ý kiến của mình. Thậm chí có em không quan
tâm đến bài học.
+ Số học sinh tích cực phát biểu xây dựng bài là rất ít.
+ Nếu giáo viên có chia nhóm hoạt động thì chỉ có số ít trong nhóm là làm việc,
số còn lại ngồi chờ bạn thực hiện; có nhóm chưa hoàn thành công việc thì hết
thời gian. Nhìn chung hiệu quả làm việc nhóm không cao, gi ờ học vẫn ch ưa có
nhiều thay đổi.

II.1.2.2. Nguyên nhân của thực trạng

Nguyên nhân của tình trạng học sinh chưa say mê v ới gi ờ đọc văn, đặc biệt là
đối với thể loại văn học dân gian, cách học chưa đạt hiệu quả cao:
– Học sinh nắm kiến thức chưa chắc chắn, chưa nhớ rõ bản chất của vấn đề.
– Học sinh chưa tích cực tham gia vào các hoạt động học tập để khám phá kiến
thức, kĩ năng, đánh thức năng lực tiềm ẩn của bản thân.
– Do ý thức học bộ môn của học sinh chưa tốt, việc chuẩn bị bài chưa chu đáo.
– Trong giờ dạy đọc văn về thể loại văn học dân gian, giáo viên chưa th ực s ự
đổi mới phương pháp. Vấn đề giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh tr ước khi đến
lớp và kiểm tra việc thực hiện của học sinh chưa được chú trọng.
– Việc giảng dạy còn chưa chú trọng đến việc tích hợp các kiến thức thuộc các
bộ môn liên quan nên sức hấp dẫn của bài học đối với học sinh chưa cao.

II.2. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH, THỜI GIAN TẠO RA GIẢI PHÁP.
II.2.1 PHƯƠNG PHÁP , BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
1.Với bài nghiên cứu này, người viết sẽ sử dụng các phương pháp nghiên c ứu
sau đây :


– Phương pháp thống kê.
– Phương pháp phân tích.
– Phương pháp giải thích.
– Phương pháp chứng minh.
– Phương pháp so sánh đối chiếu.
– Phương pháp tổng hợp.
2. Các bước tiến hành:
– Tìm hiểu tình hình thực tế của quá trình giảng dạy:
+ Tìm hiểu chương trình học của học sinh phổ thông.
+ Tìm hiểu đối tượng học sinh và thực trạng việc học văn phần văn học dân
gian nói chung và phần truyền thuyết nói riêng của các em học sinh.
+ Đặc điểm bài học Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

– Tìm hiểu nội dung các môn học có liên quan đến bài dạy học
– Thiết kế bài dạy học nhằm hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt động học, từ
đó phát triển các năng lực chung, năng lực chuyên biệt và các kĩ năng sống. Đặc
biệt là giáo dục học sinh về trách nhiệm công dân v ới s ự nghiệp xây d ựng và
bảo vệ Tổ Quốc.

II.2.2 THỜI GIAN NGHIÊN CỨU VÀ TẠO RA GIẢI PHÁP
Quá trình giảng dạy các lớp 10 năm học: 2012 -2013 và 2015- 2016

PHẦN NỘI DUNG (GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ)
1. MỤC TIÊU:
Thông qua việc áp dụng các phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích c ực,
nhằm đem lại hiệu quả cao trong giờ dạy bài học: Tiết 10 và 11 Truyện An Dương
Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ thuộc chương trình Ngữ văn lớp 10 Trung học phổ
thông.
Qua giờ học, học sinh hiểu rõ đặc trưng của thể loại truyền thuyết, biết cách đọc
hiểu thể loại văn học này.


Học sinh hiểu được bài học lịch sử mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho
muôn đời sau về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm l ược. T ừ đó
nâng cao ý thức trách nhiệm của mình trong việc xây d ựng và bảo vệ Tổ Quốc.
1. GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
II.1. NẮM CHẮC NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU
Trong chương trình phổ thông học sinh được học các bài thuộc thể loại truyền
thuyết là:
Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” (Lớp 6)

Truyền thuyết “ Bánh chưng bánh giầy” (Lớp 6)


Truyền thuyết “Thánh Gióng” (Lớp 6)

Truyền thuyết “ Sơn Tinh Thủy Tinh” (Lớp 6)

Truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm” (Lớp 6)

Truyền thuyết “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy” (Lớp
10)
Với học sinh lớp 10 bài học trong 2 tiết. Ngoài ra còn có bài Khái quát Văn học
dân gian Việt Nam, phần nội dung thể loại có nói về đặc điểm của truyền thuyết.


Trên cơ sở nắm chắc chương trình học của học sinh, giáo viên tổ ch ức các hoạt
động học vừa ôn kiến thức học sinh đã được học ở trung học cơ sở, vừa tìm
hiểu bài học mới nhằm đạt hiểu quả cao trong dạy học. Đặc biệt là hướng học
sinh đến việc phát triển các năng lực, trong đó học sinh ý th ức sâu sắc về vai trò
trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc; biết nhìn nhận rút
ra những bài học đối với cá nhân trong ứng xử trước những vấn đề đặt ra của
cuộc sống cá nhân, của cộng đồng, của đất nước.

II.2. GIÁO DỤC NGHĨA VỤ CÔNG DÂN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ
BẢO VỀ TỔ QUỐC QUA TÁC PHẨM “TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ
CHÂU – TRỌNG THỦY”.
II.2.1: Xác định mục tiêu bài dạy học:
1. Về kiến thức: Giúp học sinh
– Hiểu đặc trưng cơ bản của truyền thuyết.
– Hiểu được giá trị ý nghĩa của Truyện An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thuỷ: Từ
bi kịch mất nước của hai cha con An Dương Vương và bi kich tình yêu của Mị
Châu – Trọng Thuỷ, nhân dân muốn rút ra bài học lịch s ử cho muôn đời về ý



thức đề cao cảnh giác với âm mưu kẻ thù xâm lược trong công cuộc dựng xây
và bảo vệ đất nước.
2. Về kĩ năng : Rèn kĩ năng tóm tắt và đọc hiểu văn bản tự sự dân gian, kĩ
năng phân tích truyện dân gian theo đặc trưng thể loại để có thể hiểu đúng ý
nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết và dụng ý sâu xa mà
các tác giả dân gian đã giử gắm trong truyện.
3. Về thái độ :
– Bồi dưỡng cho học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hoá của dân tộc qua
di sản văn học các em được học. Từ đó, học sinh có lòng say mê với văn học
dân gian nói riêng, văn học Việt Nam nói chung, có ý th ức gi ữ gìn và sáng tạo
làm phong phú thêm cho nền văn học của dân tộc
– Khắc sâu bài học giữ nước mà tác giả dân gian muốn nhắn nhủ cho đời sau.
Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại đất
nước ta vừa cần mở rộng sự hội nhập cùng các nước trên thế giới, vừa phải giữ
vững an ninh, chủ quyền đất nước.

4. Về phát triển các năng lực và kĩ năng sống cho học sinh:
– Bỗi dưỡng và phát triển các năng lực chung : năng lực t ự học, năng lực giao
tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác, năng lực
tự quản lí, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông…
– Bồi dưỡng năng lực chuyên biệt : năng lực giao tiếp tiếng Việt, năng l ực
thưở ng thức văn học, năng lực cảm thụ thẩm mỹ.
– Bồi dưỡng các kĩ năng sống: kĩ năng tự nhận thức/ tự trọng, tự tin , kĩ năng
suy nghĩ/ tư duy phê phán, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng thể hiện s ự cảm
thông, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác, kĩ năng nêu và giải quyết vấn đề…

II.2.2: Xác định nội dung tích hợp trong bài dạy học:


Môn

Bài

Nội dung tích
hợp

Mục đích

Lịch sử lớp 6

Bài 14,
bài 15 Nước

Sự hình thành và
phát triển của nhà

Giúp học sinh thấy được vai trò của
An Dương Vương trong việc xây


Giáo dục công dân –
lớp 10

Âu Lạc

nươc Âu Lạc

Bài

12: Công
dân với tình
yêu, hôn
nhân và gia
đình

– Thế nào là tình
yêu
– Bản chất của
tình yêu chân
chính
– Nguồn cội của
lòng yêu nước
– Biểu hiện của
lòng yêu nước.

Giáo dục công dân –
lớp 10

Bài
14: Công
dân với sự
nghiệp xây
dựng và bảo
vệ Tổ Quốc

Giáo dục công dân –
lớp 12

Bài 2:

Thực hiện
pháp luật

Giáo dục quốc phòng
an ninh – lớp 12

Bài
9: Trách
nhiệm của
học sinh với
nhiệm vụ
bảo vệ an
ninh Tổ
Quốc

Hoạt động ngoài giờ
lên lớp
– lớp 10

Tiết 14 –
Chủ đề
tháng
12. Diễn
đàn thanh
niên

– Trách nhiệm
xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc của
công dân


Pháp lệnh về bảo
vệ bí mật nhà
nước
(điều 2, điều 5)
– Nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc
gia
– Bảo vệ an ninh
thông tin

Vai trò của thanh
niên học sinh
trong sự nghiệp
xây dựng và bảo
vệ Tổ Quốc

dựng nhà nước Âu Lạc, xây thành
Cổ Loa, chế tạo vũ khí, và cả sự thất
bại của An Dương Vương.

Giúp học sinh hiểu rõ bi kịch của Mị
Châu, biết cắt nghĩa, đánh giá thái
độ của nhân dân và bài học nhân dân
gửi gắm trong tác phẩm

– Giúp học sinh thấy được ý nghĩa
của tác phẩm
– Bồi dưỡng lòng yêu nước và tinh
thần tự hào dân tộc.

– Giáo dục ý thức trách nhiệm và
hành động xây dựng, bảo vệ Tổ
Quốc ( học tập, lao động sáng tạo,
đấu tranh vì lợi ích của quốc gia.)

Học sinh ý thức được các cơ quan,
tổ chức và mọi công dân đều có
nghĩa vụ, trách nhiệm bảo vệ bí mật
Nhà nước.

Học sinh có ý thức sâu sắc về việc
bảo vệ an ninh quốc gia trong đó có
an ninh thông tin.
Chống làm lộ, lọt thông tin bí mật
của nhà nước

Học sinh có ý thức bồi dưỡng tình
yêu quê hương đất nước và tinh thần
sẵn sàng đem hết khả năng của mình
phục vụ lợi ích của Tổ Quốc


II.2.3: Xác định phương pháp, phương tiện thực hiện trong giờ dạy học :

Phương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học sử dụng trong bài
PP DH, KT DH sử
dụng

Nội dung bài dạy học
được áp dụng

– Giới thiệu về truyền
thuyết, về di tích lịch
sử Cổ Loa
– Hướng tìm hiểu tác
phẩm

PP nêu và GQVĐ
PP thuyết trình

PP thảo luận nhóm

PP DH WebQuest –
Khám phá trên mạng
KT giao nhiệm vụ

Mục đích hướng tới (phát triển năng
lực và kĩ năng sống)

– Nội dung tích hợp
trong các môn Sử, Địa,
GDCD…

– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng
ra quyết định, kĩ năng thể hiện sự tự tin.

– Quá trình xây thành,

chế nỏ, đánh giặc của
An Dương Vương
-Thái độ của nhân dân
đối với sự kiện lịch sử
và nhân vật lịch sử.

– Phát triển năng lực hợp tác, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng
lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng tư duy, kĩ năng
giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định,
kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện
sự cảm thông, kĩ năng kiềm chế cảm xúc

-Tìm hiểu về khu di
tích lịch sử Cổ Loa
– Tìm hiểu về thời đại
An Dương Vương

– Phát triển khả năng tư duy: phân loại, so
sánh, phân tích, chứng minh,suy luận, kết
luận.
– Phát triển năng lực sử dụng công nghệ
thông tin và truyền thông, năng lực tự
quản, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng xác
định giá trị.

– Nội dung chuẩn bị
cho cả bài, cho từng

phần của bài học.
– Chuẩn bị của cá nhân,
của nhóm…

– Phát triển năng lực giải quyết vấn đề,
năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn
ngữ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác,
năng lực sử dụng công nghệ thông tin
– Giáo dục kĩ năng tư duy phê phán, kĩ
năng lắng nghe, kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết


định, kĩ năng thể hiện sự tự tin,
– Giới thiệu bài học
– Tóm tắt tác phẩm.
– Trình bày nội dung
phần đọc hiểu.
– Khái quát nội dung
từng phần.
KT bản đồ tư duy

– Tổng kết bài học

– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng
lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền
thông
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng

tư duy, kĩ năng giao tiếp hiệu quả, kĩ năng
ra quyết định

-Khái quát về truyền
thuyết
-Đánh giá về An
Dương Vương
-Suy nghĩ về vai trò
người lãnh đạo

Kĩ thuật đặt câu hỏi: câu
hỏi biết, câu hỏi hiểu,
câu hỏi phân tích, câu
hỏi áp dụng,câu hỏi
đánh giá, câu hỏi sáng
tạo

-Biểu hiện của bi kịch
nước mất…
-Nguyên nhân của bi
kịch.
-Bài học rút ra từ bi
kịch
– Đánh giá về nhân vật.
– Đánh giá giá trị của
tác phẩm

Kĩ thuật động não và kĩ
thuật trình bày 1 phút


– Liên hệ thực tế, rút ta
bài học

Phương tiện sử dụng trong giờ dạy học:
– Phấn, bảng, SGK.


– Máy tính, máy chiếu, màn hình

– Phát triển năng lực tự học, năng lực giải
quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực
sử dụng ngôn ngữ, năng lực giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
tư duy, kí năng xác định giá trị, kĩ năng
giao tiếp hiệu quả, kĩ năng ra quyết định,
kĩ năng thể hiện sự tự tin, kĩ năng thể hiện
sự cảm thông, kĩ năng kiềm chế cảm xúc,
kĩ năng ứng phó với căng thẳng,
– Phát triển năng lực tự học, năng lực sáng
tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực
giao tiếp
– Giáo dục kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng
tư duy, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng thể
hiện sự tự tin…


– Giấy khổ lớn, bút dạ, nam châm…

II.2.4: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh


Chuẩn bị của giáo viên

Giáo án word, giáo án điện tử, phiếu học tập

Phấn, bảng, SGK, giấy khổ A0, bút dạ, nam châm…

Máy tính, máy chiếu, màn hình

Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước khi học

Học sinh đọc SGK.

Tham khảo tài liệu về truyền thuyết, về di tích Cổ Loa (mạng internet, sánh
báo…)

Tìm hiểu kiến thức liên quan đến truyền thuyết An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy.

Tìm hiểu bài học theo phiếu học tập giáo viên đã hướng dẫn (Học sinh
chuẩn bị ở nhà )
PHIẾU HỌC TẬP Tiết 10+11
BÀI “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
TIẾT 1
Họ và tên:
Lớp:
Yêu cầu chuẩn bị

Nội dung chuẩn bị

I.1. Phần tiểu dẫn sgk

nêu nội dung gì? Sử
dụng sơ đồ tóm tắt nội
dung phần tiểu dẫn?
– Nhắc lại định nghĩa
thế nào là truyền
thuyết?

I. Tìm hiểu chung

– Kể tên một số truyền
thuyết Việt Nam?

1.Truyền thuyết:

– Nêu đặc trưng cơ bản
của truyền thuyết?
+ Đặc trưng:
2. Tìm thông tin và
hình ảnh liên quan đến
truyền thuyết và cụm di

2. Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa:


tích thành Cổ Loa?

3. Văn bản: Xuất xứ của VB?
– Ôn lại kiến thức lịch
sử về thời đại An
Dương Vương để thấy

cái lõi sự thật lịch sử
trong tác phẩm

II. Đoc hiểu
1. Đọc,Tóm tắt TP:
Truyền thuyết chia làm
mấy phần? Nội dung
từng phần nói gì?

II. Đọc- hiểu
1. Tóm tắt

Sơ đồ hóa nội dung
(có thể sử dụng sơ đồ
tư duy hoặc sơ đồ
grap)

2. Quá trình xây thành
chế nỏ của An Dương
Vương được miêu tả
như thế nào?

2. Tìm hiểu cụ thể
a. Quá trình xây thành, chế nỏ:

Do đâu Vua được thần

* Xây thành



linh giúp đỡ?

– Vua được thần giúp đỡ vì:

– Xây thành xong, An
Dương Vương nói gì
với Rùa vàng? ý nghĩa
của chi tiết này?

– Kể về sự giúp đỡ thần
kì đó, tác giả dân gian
gửi gắm thái độ đối với
nhà vua như thế nào?
(CH1 SGK)

– Ôn lại kiến thức môn
giáo dục công dân về
vai trò của người lãnh
đạo.
– Các kĩ năng cần thiết
để có thành công trong
mọi công việc là gì?

* Chế nỏ
Vua băn khoăn :
Ý nghĩa của chi tiết:

* Cách kể chuyện:
– Sử dụng yếu tố kì ảo:


– Tác dụng:

* Bài học về vai trò của người lãnh đạo.


* Các kĩ năng cần thiết để có thành công trong mọi công việc

Tiết 2
PHIẾU HỌC TẬP Tiết 11
BÀI “Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy”
Họ và tên:
Lớp:
Yêu cầu chuẩn bị

Nội dung chuẩn bị

1. Nêu biểu hiện của bi
kịch nước mất, nhà tan,
tình yêu tan vỡ?

b. Bi kịch nước mất, nhà tan và thái độ của tác giả dân gian
b1/ Bi kịch nước mất, nhà tan:
– Biểu hiện của bi kịch nước mất, nhà tan:

– Biểu hiện của bi kịch tình yêu:

2. Những sai lầm nào
của ADV và MC dẫn
đến thảm hoạ mất
nước?


– Nguyên nhân của bi kịch
+ Sai lầm của An DươngVương:


( – Sự mất cảnh giác
của Vua thể hiện ntn?
CH1b sgk)

– Sai lầm lớn nhất của
Mị Châu là gì?

+ Sai lầm của Mị Châu:

(Ý kiến riêng của em
về 2 cách đánh giá
trong CH2 sgk)

3. Từ bi kịch trên TP
gủi gắm cho thế hệ sau
bài học gì?

– Bài học từ bi kịch trên (vai trò của người lãnh đạo, về trách
nhiệm của công dân với sự nghiệp dựng xây, bảo vệ Tổ Quốc)

– Ôn lại kiến thức môn
giáo dục công dân và
môn Giáo dục Quốc
phòng an ninh về vai
trò của người lãnh đạo,

về trách nhiệm của
công dân với sự nghiệp
dựng xây, bảo vệ tổ
Quốc
– Các kĩ năng cần thiết
để xử lí mối quan hệ
riêng – chung, cá nhân
– cộng đồng như thế
nào?

4. Sáng tạo chi tiết về

– Các kĩ năng cần thiết để xử lí mối quan hệ riêng – chung, cá nhân
– cộng đồng


Rùa vàng, vua chém
đầu con và cầm sừng tê
xuống biển thể hiện
thái độ của nhân dân
đối với ADV như thế
nào? so sánh với hình
ảnh Thánh Gióng về
trời em thấy có điểm gì
giống và khác nhau?
(CH1c sgk)

b2/ Thái độ của nhân dân đối với nhân vật các nhân vật:
* Thái độ của nhân dân đối với ADV? Lí giải?


5. Thái độ của nhân
dân đối với nhân vật
MC?
– Chi tiết máu MC trai
sò ăn phải đều biến
thành hạt châu. xác hoá
thành ngọc thạch. Chi
tiết này thể hiện thái độ
của người đời xưa như
thế nào đối với MC?và
nhắn nhủ điều gì đối
với thế hệ trẻ đời sau?
( CH3 sgk)

6. Đối với Âu Lạc,
Trọng Thủy là người
ntn?
Chi tiết” ngọc trai –
giếng nước ” có phải
khẳng định tình yêu
chung thuỷ ở Trọng

* Thái độ của nhân dân đối với Mị Châu? Lí giải?


Thủy hay không? thái
độ của tác giả dân gian
đối với Trọng Thủy?
(CH4 sgk)
* Thái độ của nhân dân đối với Trọng Thủy? Lí giải?


7. Từ sự phân tích trên
hãy cho biết đâu là cốt
lõi lịch sử của truyện ?
Cốt lõi lịch sử đó đã
được nhân dân thần kì
hoá như thế nào? (CH5
sgk)
( Tích hợp kiến thức
lịch sử bài 14,15;
Nước Âu Lạc)
Tích hợp môn
GDCD10
Bài Công dân với tình
yêu, hôn nhân, gia
đình Công dân với sự
nghiệp bảo vệ TQ (bài
12, 14)
Tích hợp hoạt động
ngoài giờ lên lớp, lớp
10, chủ đề tháng 10

* Cái lõi lịch sử của truyền thuyết này là:


* Cốt lõi lịch sử ấy được dân gian thần kì hoá qua hình ảnh :

3. Bài học (Chú ý phần Ghi nhớ SGK)

III/ Luyện tập

1. BT1 (SGK)
2.

BT2 (SGK)

3.

BT3 :

Tìm một số tác phẩm nghệ thuật: thơ, ca, nhạc, họa, kịch… về An
Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền
của Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy

II.2.5: MÔ TẢ BÀI GIẢNG TIẾT 10+11 – ĐỌC VĂN
TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG VÀ MỊ CHÂU – TRỌNG THỦY
II.2.5.1.Tiết thứ nhất

Nội dung trọng tâm của bài học, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu những
vấn đề sau:

Giới thiệu chung về truyền thuyết.

Giới thiệu cụm di tích Cổ Loa.

Giới thiệu tác phẩm, tóm tắt tác phẩm.

Tìm hiểu phần 1 (An Dương Vương xây thành, chế nỏ, thắng giặc)


Ổn định tổ chức và kiểm tra phần chuẩn bị bài của học sinh, nhận xét các

sản phẩm học sinh đã nộp cho GV qua gmail và thông báo tên HS, sản phẩm
HS sẽ được trình bày trong giờ học để HS chuẩn bị tâm thế.

Phần bài mới:
1. Tìm hiểu chung
1.Trước hết giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh tìm hiểu khái quát về truyền
thuyết:
– GV kiểm tra việc sử dụng sơ đồ tư duy nêu nội dung cơ bản của phần tiểu dẫn trong
SGK mà học sinh đã chuẩn bị ở nhà. Nhận xét và gọi HS trình chiếu (nếu HS đã
chuẩn bị trên máy tính).
– Giáo viên sử dụng kĩ thuật đặt câu hỏi:
+ Dạng câu hỏi biết kiểm tra trí nhớ của học sinh: Nhắc lại định nghĩa thế nào là
truyền thuyết? Kể tên một số truyền thuyết của Việt Nam? (học sinh trả lời, giáo viên
nhận xét và bổ sung nếu cần)
* Khái niệm truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về sự kiện lịch sử và nhân
vật lịch sử (hoặc liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa. Qua đó thể
hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những ng ười có công v ới
đát nước, dân tộc hay cộng đồng cư dân một vùng.
+ Giáo viên ra câu hỏi hiểu kiểm tra việc hiểu của học sinh về đặc tr ưng của
truyền thuyết: Từ khái niệm trên, theo em đặc trưng của truyền thuyết là gì (học sinh
trả lời, giáo viên nhận xét và bổ sung nếu cần, đồng th ời chiếu slaide sau lên
màn hình để học sinh trực quan)
* Đặc trưng của truyền thuyết : Có yếu tố lịch sử và yếu tố tưởng tượng.
Thể hiện quan điểm của nhân dân và gắn liền với các lễ hội và tục thờ cúng


GV trình chiếu tranh, gọi HS xem tranh đoán tên các truyền thuyết và nêu ý nghĩa của
các truyền thuyết đó. HS đoán trước, GV chiếu slide sau.
2. Giáo viên tổ chức hoạt động giới thiệu cụm di tích Cổ Loa:
– Giáo viên sử dụng PPDH nêu và GQVĐ, PP WebQuest (Khám phá trên mạng)

Dựa vào phần học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên gọi học sinh trình bày, ưu
tiên phần trình bày có hình ảnh, có sơ đồ, có nội dung trình chiếu.
Hoạt động này nhằm phát triển cho học sinh: năng lực tự học, năng lực sử dụng
công nghệ thông tin, năng lực sáng tạo, năng l ực h ợp tác, năng l ực t ự nhận
thức, năng lực sử dụng ngôn ngữ …
Giáo viên gọi đại diện học sinh trình bày phần chuẩn bị của nhóm mình. Sau đó nhận xét, biểu
dương và giới thiệu thêm một vài hình ảnh về Cổ Loa. Đặc biệt là giới thiệu cấu trúc của thành
để học sinh hình dung kiến trúc độc đáo và những giá trị lịch sử, quân sự, kinh tế của thành Cổ


Loa đối với nhà nước Âu Lạc đương thời. (Tích hợp kiến thức địa lí, lích sử, GV trình chiếu kết
hợp thuyết minh
* Giới thiệu chung: Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của
nhà nước Âu Lạc dưới thời An Dương Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và
là kinh đô của nhà nước Vạn Xuân dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Năm 1962,
thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Cổng vào đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa
* Vị trí địa lý của thành Cổ Loa
Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao
lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng
lẫn vùng sơn địa.
Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Hoàng. Sông Hoàng (tức sông Thiếp) là
một con sông nhánh lớn quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng với sông Cầu trong hệ
thống sông Thái Bình.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí thuận lợi. Đó là vị trí nối liền
mạng lưới đường thủy của sông Hồng cùng với mạng lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua
con sông Hoàng, thuyền bè ngược lên sông Hồng là vào vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu
xuôi sông Hồng, thuyền ra đến biển cả, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông Cầu vào
hệ thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đồng bằng trù phú có xóm làng,

dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng, đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong
Châu về đây, đánh dấu một giai đoạn phát triển của dân cư Việt cổ, giai đoạn người Việt chuyển
trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán sơn địa về định cư tại vùng đồng bằng.
* Cấu trúc Thành Cổ Loa
Thành Cổ Loa được các nhà khảo cổ học đánh giá là “tòa thành cổ nhất, quy mô lớn vào bậc
nhất, cấu trúc cũng thuộc loại độc đáo nhất trong lịch sử xây dựng thành lũy của người Việt cổ”.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình tự nhiên, tận dụng chiều cao của các đồi,
gò, đắp thêm đất cho cao hơn để xây nên hai bức tường thành phía ngoài. Chất liệu chủ yếu
dùng để xây thành là đất, là đá và gốm vỡ.
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nhưng hiện còn 3 vòng thành. Chu
vi vòng Ngoại 8km, vòng Trung 6,5km, vòng Nội 1,65km, diện tích trung tâm lên tới 2km2.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến đó, thành đắp đến đâu, lũy
xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc thẳng đứng, mặt trong xoải để đánh vào thì khó, trong đánh ra
thì dễ. Lũy cao trung bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m -12m. Chân lũy rộng 20m – 30m, mặt


lũy rộng 6m – 12m.
+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so với mặt đất, mặt thành rộng từ 6m-12m, chân
rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m và có một cửa nhìn vào tòa kiến trúc Ngự triều di quy.
Hiện nay, qua cổng làng, cũng là cổng thành Nội là tới đình làng Cổ Loa. Cạnh đình là Am Bà
Chúa tức là miếu thờ công chúa Mỵ Châu, trong am có một tảng đá hình người cụt đầu, là tượng
Mỵ Châu.
Qua am Mỵ Châu tới đền Thượng, tức đền An Dương Vương, tương truyền là dựng trên nền nội
cung ngày trước. Trong đền có tượng An Dương Vương bằng đồng. Trước đền là Giếng Ngọc,
tương truyền là nơi Trọng Thuỷ tự tử vì hối hận. Nơi đây, có đầy đủ các loại hình di tích: Đình,
đền, chùa, am, miếu.
+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân xứng, chu vi 6.500m, nơi cao nhất
là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây
nam, trong đó cửa đông ăn thông với sông Hoàng.
+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi hơn 8.000m, cao trung bình 3m – 4m (có

chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào rộng trung bình từ 10m đến 30m.
Các vòng hào đều thông với nhau và thông với sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường
thành không có hình dạng nhất định, khiến thành như một mê cung, là một khu quân sự vừa
thuận lợi cho tấn công vừa tốt cho phòng thủ. Thuyền bè đi lại dễ dàng trên ba vòng hào để đến
trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và từ đó có thể tỏa đi khắp nơi.
Bản đồ thành Cổ Loa
* Giá trị của thành Cổ Loa
– Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của người Việt cổ trong công
cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ,
lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng thủ vững chắc để bảo vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng
thời là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.
– Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh lính, thành Cổ Loa là một
chứng cứ về sự phân hóa của xã hội thời ấy.
– Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa trở thành một di sản văn
hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, về trình độ kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ.
Kho mũi tên đồng khai quật ở thành Cổ Loa


Tượng Mị Châu tại Cổ Loa

Giếng Ngọc tại Cổ Loa

3.

Giới thiệu Văn bản: Xuất xứ của VB Truyện An Dương Vương và Mị
Châu – Trọng Thủy được trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam chích
quái – tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV. (GV nhắc HS
theo dõi thông tin này trong SGK).
GV kết hợp với phần trình chiếu slide sau:


1. Phần Đọc- hiểu
2. Giáo viên tổ chức hoạt động tóm tắt tác phẩm.
– Sử dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy, hoặc sơ đồ grap
– Gọi học sinh trình bày phần chuẩn bị của mình:
Cho học sinh dùng nam châm đính sản phẩm đã chuẩn bị của mình lên bảng
hoặc trên tường để các học sinh có thể quan sát, học tập lẫn nhau (đối v ới
những học sinh vẽ trên giấy)
Gọi 1 hoặc 2 học sinh trình chiếu (đối với em đã chuẩn bị trên máy tính).
– Có thể tóm tắt theo nhân vật ( nhân vật An D ương Vương, nhân vật Mị Châu,
nhân vật Trọng Thủy)
– GV nhận xét phần trình bày của HS, sau đó chiếu phần sơ đồ tóm tắt theo
cách của cô giáo như sau:
Từ việc tóm tắt, GV đặt câu hỏi tìm bố cục của tác phẩm, sau đó chiếu sơ đồ tư duy thể
hiện bố cục 2 phần và gợi ý cách đọc hiểu tác phẩm theo bố cục này.
2. Giáo viên tổ chức hoạt động tìm hiểu tác phẩm về nội dung, nghệ thuật
và giá trị của nó : Gợi ý HS tìm hiểu tác phẩm theo sơ đồ sau:
2.1. GV hướng dẫn HS hoạt động tìm hiểu phần 1 của tác phẩm: Quá trình xây
thành, chế nỏ, thắng giặc ngoại xâm.
GV sử dụng PPDH thảo luận nhóm ( còn gọi là dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm).
GV chia 3 nhóm
– Nhóm 1: Thảo luận về vấn đề: Quá trình xây thành của An Dương Vương diễn ra
như thế nào? Do đâu Vua được thần linh giúp đỡ?
– Nhóm 2: Thảo luận về vấn đề: Xây thành xong, An Dương Vương băn khoăn về
điều gì và được giúp đỡ ra sao? Ý nghĩa của chi tiết này?


×