Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

đặc sắc ngòi bút tô hoài qua truyện ngắn vợ chồng a phủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.24 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
---   ---

Môn: Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Đề tài 4:

ĐẶC SẮC NGỊI BÚT TƠ HOÀI
QUA TRUYỆN NGẮN VỢ CHỒNG A PHỦ

GVHD: TS Bạch Văn Hợp
Sinh viên thực hiện:
1.
2.
3.
4.

Nguyễn Thị Ái Nguyên
Phạm Thị Hoài Thu
Bá Phan Ánh Trúc
Đặng Thị Thu Trang

K39.601.084
K39.601.119
K39.601.140
K39.601.130


MỤC LỤC

I.



NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Tác giả
1.1 Vài nét về tiểu sử và con người.
Tơ Hồi tên thật là Nguyễn Sen sinh ngày 07 – 9 - 1920 tại làng Nghĩa Đơ, phủ Hồi
Đức - tỉnh Hà Đơng (nay là phường Nghĩa Đô - quận Cầu Giấy - Hà Nội) trong một
gia đình thợ thủ cơng. Ơng cịn có nhiều bút danh khác như: Mai Trung, Duy Phương,
Mắt Biển, Hồng Hoa, Vũ Đột Kích…
Tuổi thanh niên, Tơ Hồi phải trải qua nhiều nghề khác nhau để kiếm sống như: dạy
học tư, bán hàng, làm kế tốn cho hiệu bn … Năm 1938, ơng chịu ảnh hưởng của
Mặt trận Bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh
niên dân chủ Hà Nội.
Năm 1943, Tơ Hồi gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu
quốc và Cờ giải phóng.

2


Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi làm Chủ nhiệm báo “Cứu quốc”. Ông là một
trong số những nhà văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận
phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên…). Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng.
Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam. Từ năm 1957 đến năm 1980,
Tơ Hồi đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Ủy viên Đảng
Đồn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu
nhi.
Đến với con đường nghệ thuật từ cuối những năm ba mươi cho đến nay, Tơ Hồi đã
sáng tác được một số lượng tác phẩm đồ sộ (hơn một trăm năm mươi đầu sách) ở
nhiều thể loại khác nhau như: tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, tiểu luận và kinh nghiệm
sáng tác. Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, vào năm 1996 ông

được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh.
* Tác phẩm của Tơ Hồi trước Cách mạng tháng Tám:
Dế

mèn

phiêu

lưu

kí (1941), Quê

người (1941), O

chuột (1942), Giăng

thề (1943), Nhà nghèo (1944), Xóm Giếng ngày xưa (1944), Cỏ dại (1944).
* Tác phẩm chính của Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám:
- Truyện ngắn: Núi cứu quốc (1948), Xuống làng (1950), Truyện Tây Bắc (1953, Giải
nhất tiểu thuyết năm 1956 của Hội Văn nghệ Việt Nam), Khác trước (1957), Vỡ
tỉnh (1962), Người ven thành (1972).
- Tiểu thuyết : Mười năm (1957), Miền Tây (1967, Giải thưởng Bơng sen vàng năm
1970

của

Hội

Nhà


văn

Á

Phi), Tuổi

trẻ

Hồng

Văn

Thụ (1971), Tự

truyện (1978), Những ngõ phố, người đường phố (1980), Quê nhà (1981, Giải A năm
1980 của giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội), Nhớ Mai Châu (1988).
-

Kí: Đại

đội

Thắng

Bình (1950), Thành

phố

Lênin (1961),


Tơi

thăm

Cămphuchia (1964), Nhật kí vùng cao (1969), Trái đất tên người (1978), Hoa hồng
vàng song cửa (1981). Cát bụi chân ai (1992).
- Truyện thiếu nhi: Tuyển tập Văn học thiếu nhi, tập I & II (1999)
- Tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác: Một số kinh nghiệm viết văn của
tôi (1959), Người bạn đọc ấy (1963), Sổ tay viết văn (1977), Nghệ thuật và
phương pháp viết văn (1997).
3


Tơ Hồi có nhiều tác phẩm được dịch ra tiếng nước ngồi, đặc biệt Dế mèn phiêu lưu
kí được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất.
Nhìn chung, Tơ Hồi là một nhà văn sớm bước vào đời, vào nghề văn và cũng sớm
tham gia hoạt động cách mạng. Ông viết ở nhiều thể loại và thể loại nào ông cũng đạt
được những thành công đặc sắc. Đặc biệt là ở những tác phẩm viết về loài vật và miền
núi Tây Bắc. Tơ Hồi ln có những cố gắng tìm tịi, khám phá trong sáng tạo nghệ
thuật, đó là một trong những yếu tố góp phần làm nên sức hấp dẫn, sức sống và ý
nghĩa lâu bền ở tác phẩm của ông đối với đời sống tinh thần của người đọc nhiều thế
hệ.
1.2. Những chặng đường sáng tác
1.2.1. Trước Cách mạng tháng Tám
Tơ Hồi đến với nghề văn ở tuổi mười bảy, mười tám. Những sáng tác đầu tay của
ông được đăng trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy. Tuy xuất hiện ở giai đoạn
cuối của thời kì 1930 - 1945 nhưng Tơ Hồi đã sớm khẳng định được vị trí của mình
trong đội ngũ nhà văn thời kì này bằng một loạt tác phẩm độc đáo, đặc sắc như: Dế
mèn phiêu lưu kí (1941), Quê người (1941), O chuột (1942), Trăng thề (1943) Nhà
nghèo (1944). Từ các tác phẩm này, người đọc dễ nhận thấy sức sung mãn dồi dào

trong lao động nghệ thuật của ông. Sau này, Tơ Hồi đã bộc bạch chân thành qua Tự
truyện về việc ông đến với nghề văn, ông viết: “Tôi vào nghề văn có trong ngồi ba
năm trước Cách mạng tháng Tám, 1945 mà tôi viết như chạy thi được năm truyện dài,
truyện vừa, ba tập truyện ngắn, còn truyện thiếu nhi như Dế mèn thì mấy chục truyện,
cái in, cái chưa in, vương vãi lung tung tôi không nhớ hết. Cũng chẳng có gì lạ. Viết
để kiếm miếng sống lúc ấy tất phải cuốc khỏe như vậy đấy”.
Tác phẩm của Tơ Hồi trước cách mạng có thể phân thành hai loại chính là: truyện về
lồi vật và truyện về nơng thơn trong cảnh đói nghèo.
Qua những truyện về lồi vật tiêu biểu như: O chuột, Gã chuột bạch, Tuổi trẻ, Đôi ghi
đá, Một cuộc bể dâu, Mụ ngan, Đực... Bằng ngịi bút miêu tả tinh tế, sự quan sát tài
tình, Tơ Hồi đã bộc lộ tài năng nghệ thuật của mình ở nhiều phương diện. Đó là thế
giới của động vật độc đáo, phức tạp khơng khác gì thế giới phức tạp của loài người
(Dế Mèn phiêu lưu ký) mang lại những giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc. Từ đó
người đọc nhận thấy, nhà văn thường viết về cái tốt đẹp, khẳng định cái thiện trong
4


cuộc sống, bày tỏ mong muốn một cuộc sống hạnh phúc, bình yên trong xã hội, một
cuộc sống tốt đẹp mang tính khơng tưởng.
Bên cạnh truyện viết về lồi vật, mảng truyện viết về cảnh sống đói nghèo cũng được
nhà văn đã miêu tả chân thật và sinh động. Cuộc sống cùng quẫn bế tắc của những
kiếp người nghèo khổ, lang thang, phiêu bạt nơi đất khách quê người, những người
thợ thủ công bị phá sản xuất hiện dần qua từng trang sách với tất cả niềm cảm thông
chân thành của nhà văn. Đó là câu chuyện của bà lão Vối trong truyện Mẹ già buộc
lòng nhẫn nhục sống nương nhờ vào con. Chỉ vì một con lợn sổng chuồng mà bà bị
chính con gái mình chửi rủa chì chiết đủ điều. Với cách nghĩ của con gái bà thì bà
chẳng khác gì người đi ở mướn, chị ta đã qt: “Thế tơi ni bà để làm gì mà bà lại
khơng trơng được con lợn?” thậm chí, khơng cho bà ngủ ở nhà trên mà đuổi bà xuống
bếp nằm ngủ ở đống rơm. Sáng ngày hôm sau cả nhà ăn uống nhưng hình như họ đã
qn là có bà hiện diện trong cuộc sống của gia đình mình. Đó là số phận của chị Hối

trong truyện Ông cúm bà co, bị ốm nhưng khơng có thuốc men chữa chạy, rồi bệnh
nặng dần vì kém hiểu biết, mê tín, kết cục phải “ra đồng” bỏ lại mấy đứa con thơ dại.
Ngoài ra cò nhiều số phận tủi hổ khác như anh Gà Gáy trong truyện ngắn cùng tên, bé
Gái trong cảnh Nhà nghèo. Nó sinh ra trong gia đình nghèo khổ, túng thiếu và nhiều
lần chứng kiến cảnh cha mẹ cãi nhau. Nó bị rắn cắn chết trong khi cùng với cha mẹ cố
tìm miếng ăn cho gia đình, “người nó có bao nhiêu xương sườn, giơ hết ra cả”. Cảnh
đó thật xót xa, thê thảm. Và cịn biết bao những cảnh đời khác như cảnh Hương Cay
trốn nợ trong Khách nợ, cảnh xung đột của gia đình anh Hối trong Buổi chiều ở trong
nhà, cảnh tình dun của cơ Lụa trong Lụa,... Tất cả cảnh đời của họ đều gợi cho
người đọc bao điều suy ngẫm và nỗi trăn trở về hiện thực cuộc sống nhiều bất hạnh
đó.
Đáng chú ý ở thời kì này, Tơ Hồi cũng có những khát vọng thoát khỏi bế tắc, thoát
khỏi cuộc sống nhàm chán buồn tẻ và vô vị, hay ước mơ của môt chàng trai về “một
trận mưa rào cho lòng người hả hê và cho trời quang đãng” và hãy cất bước vào một
buổi mai, nhắm về phía “chân trời mới đỏ thắm màu hi vọng”, mặc dù vì nghèo nên
anh khơng lấy được người mình u. “Sự nghiệp anh khơng có”, “nhà anh thanh bạch
quá”, “bấy nay anh chỉ có một tấm lịng”(Xóm Giếng ngày xưa ).

5


Tóm lại, trước Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi đã có khi bế tắc trước cuộc đời nhưng
cuối cùng nhà văn vẫn đứng vững ở vị trí của một nhà văn hiện thực. Tâm hồn của Tơ
Hồi bao giờ cũng có được vẻ đẹp trong sáng, đáng trân trọng trong cảnh đời đen tối
thời kì này. Ở đề tài nào và đối tượng khám phá nào, thế giới nghệ thuật của Tơ Hồi
trước cách mạng đều thấm đượm tính nhân văn và mang dấu ấn khá sâu đậm về một
quãng đời của ơng. Ơng quan niệm: “Những sáng tác của tơi đều miêu tả tâm trạng
tơi, gia đình tơi, làng tơi, mọi cái của mình quanh mình. Những nghèo đói, cùng túng,
đau đớn. Phần nào nhẹ nhàng hay xót xa, hay ngịch ngợm và đá chút khinh bạc là
phần nào con người và tư tưởng tiểu tư sản của tôi” (Một quãng đường).

1.2.2 Sau Cách mạng tháng Tám:
Sau Cách mạng tháng Tám, Tơ Hồi có sự chuyển biến mạnh mẽ về tư tưởng và sáng
tác. Tâm trạng trăn trở, phân vân định hướng không dừng lại quá lâu ở Tô Hồi. Ơng
đã nhanh chóng chiếm lĩnh hiện thực cuộc sống và sáng tạo thành cơng nhiều tác
phẩm có giá trị ở các thể loại loại khác nhau. Trong đó, tiểu thuyết Miền Tây của ông
đạt giải thưởng Bông sen vàng của Hội Nhà văn Á Phi vào năm 1970.
Bước chuyển trong sáng tác của Tơ Hồi được thể hiện rõ ở cả chủ đề và đề tài. Tơ
Hồi khơng bó hẹp nội dung và đối tượng phản ảnh trong phạm vi của một vùng dân
nghèo ngoại thành Hà Nội nơi ơng từng gắn bó, mà ơng cịn hướng đến một không
gian rộng lớn, đến với cuộc sống của nhiều lớp người, nhiều vùng đất khác nhau, nổi
bật nhất là miền núi Tây Bắc. Tây Bắc khơng cịn là miền đất xa lạ, nó đã trở thành
quê hương thứ hai của Tơ Hồi. Ơng viết về Tây Bắc khơng chỉ bằng tài năng nghệ
thuật, vốn sống phong phú, mà còn bằng cả tình u đằm thắm thiết tha như chính q
hương mình. Bởi lẽ, với Tơ Hồi: “Đất nước và người miền Tây đã để thương, để nhớ
cho tôi nhiều quá”, hình ảnh Tây Bắc “lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc
trong tâm trí tơi”, nó có sức ám ảnh mạnh mẽ khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo và
thúc đẩy nhà văn viết thành công nhiều tác phẩm về miền đất này. Trên cơ sở đó, có
thể xem ông là nhà văn của miền núi Tây Bắc, là một trong những người đặt nền
móng cho nền văn học viết về đề tài Tây Bắc.
Tác phẩm đầu tiên của Tơ Hồi viết về miền núi là tập truyện Núi Cứu quốc (1948). Ở
tác phẩm này ông đã thể hiện được cảnh sống vất vả, thiếu thốn, nhưng giàu nghĩa
tình đối với cách mạng, cũng như ý chí quyết tâm chiến đấu của đồng bào miền núi.
6


Tuy nhiên, tác phẩm này còn nặng về thể hiện, miêu tả các tài liệu, bề mặt của vấn đề
mà ít đi vào khám phá chiều sâu, bản chất của nó để rồi “chết chìm trong tài liệu” như
nhà văn đã tâm sự trong Một số kinh nghiệm viết văn của tơi. Vì thế, tác phẩm trên
cịn thiếu sự sinh động, thiếu sức hấp dẫn đối với người đọc.
Phải đến Truyện Tây Bắc, Tơ Hồi mới có được sự thành công đặc sắc ở mảng đề tài

về miền núi Tây Bắc. Bằng tài năng nghệ thuật và vốn sống phong phú về Tây Bắc,
ông đã thể hiện được một cách chân thật, sinh động những nỗi đau thương, khổ nhục
của họ dưới ách áp bức nặng nề của kẻ thù thực dân phong kiến. Tập Truyện Tây
Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Hình ảnh
người lao động miền núi Tây Bắc nghèo khổ, mà nhất là người phụ nữ trong tập
truyện này được Tơ Hồi miêu tả với tất cả niềm cảm thơng sâu sắc. Cảnh đời của Mị,
một cô dâu gạt nợ chết dần, chết mòn trong địa ngục trần gian của nhà thống lí Pá Tra,
hay thân phận của cơ ng, từ cơ gái có vẻ đẹp nổi tiếng ở Mường Cơi bị xem như
món đồ chơi qua tay nhiều quan châu, quan lang, chúa đất cho đến khi tàn tạ trở thành
bà lão Ảng ăn mày..., đã để lại cho người đọc biết bao điều suy nghĩ về cuộc sống
đắng cay, tủi nhục của người phụ nữ Tây Bắc dưới sự đè nén áp bức nặng nề của thực
dân và phong kiến ở miền núi. Mặt khác, qua tập truyện trên, Tơ Hồi đã khẳng định,
ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của người miền núi Tây Bắc, cũng như lí giải thành
cơng về con đường tất yếu họ phải tìm đến để thốt khỏi cuộc sống bị đọa đày áp bức
đó là con đường cách mạng.
Có thể nói, Truyện Tây Bắc đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trên con đường sáng
tạo nghệ thuật, và bộc lộ sự nhận thức đúng đắn của Tơ Hồi về mối quan hệ giữa
nghệ thuật với cách mạng.
Tài năng nghệ thuật của Tô Hoài khi viết về miền núi càng về sau càng được phát huy
và khẳng định qua nhiều tác phẩm khác từ sau 1955 như: Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng
Văn Thụ, Họ Giàng ở Phìn Sa, Nhớ Mai Châu,... Nhà văn tiếp tục ngợi ca phẩm chất
tốt đẹp của các dân tộc ở miền núi Tây Bắc trong đời sống kháng chiến và xây dựng
chủ nghĩa xã hội thông qua những hình ảnh thực như: Hồng Văn Thụ (dân tộc Tày),
Kim Đồng (dân tộc Nùng), Giàng A Thào, Vừ A Dính (dân tộc Hmơng)... Tất cả họ
đều thủy chung, gắn bó son sắt với cách mạng và cuộc đời mới. Nhiều người đã ngã

7


xuống vì cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho quê hương đất nước. Chủ nghĩa anh hùng

cách mạng
Sau tiểu thuyết Mười năm, Tơ Hồi cịn viết nhiều tác phẩm khác về ngoại thành Hà
Nội như: Quê người, Quê nhà, Những ngõ phố, người đường phố, và gần đây
là Chuyện cũ Hà Nội (hai tập). Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như
nguồn cảm hứng sáng tác của Tơ Hồi về Hà Nội vơ cùng phong phú đa dạng. Từ các
tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện hiểu hơn về phong tục, nếp
sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc
sống đời thường và cả trong chiến tranh.
Không chỉ thành công ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết, Tơ Hồi cịn đạt được
thành tựu đặc sắc ở thể kí. Nhiều tác phẩm kí của ơng xuất hiện sau những chuyến đi
lên Tây Bắc như Nhật kí vùng cao, Lên Sùng Đơ, hay đi thăm nước bạn như Tôi thăm
Campuchia, Thành phố Lênin, Hoa hồng vàng song cửa,... Đặc biệt, Tơ Hồi có các
tập hồi kí gắn liền với bao nỗi vui buồn và mơ ước của tuổi thơ, bao kỉ niệm về những
bạn văn, đời văn của ông như Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều. Từ các tập hồi
kí này, người đọc có điều kiện để hiểu thêm về phong cách nghệ thuật, thân phận,
nhân cách nhà văn trong hành trình văn chương của ơng và một số nhà văn khác. Cách
viết hồi kí của Tơ Hồi rất linh hoạt biến hóa, các sự kiện được khai thác theo mạch
liên tưởng và đan xen lẫn nhau nên luôn tạo được sức hấp dẫn đối với người đọc
không thua kém gì so với thể loại khác.
Bên cạnh những mảng sáng tác trên, Tơ Hồi cịn tiếp tục viết khá nhiều tác phẩm cho
thiếu nhi như: Con mèo lười, Vừ A Dính, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử… Ở
mảng sáng tác này, ngay cả khi tuổi tác khơng cịn trẻ Tơ Hồi vẫn có được cách cảm
nhận và thể hiện đời sống qua trang văn phù hợp với tâm hồn, nhận thức của tuổi thơ,
để cùng các em đến với một thế giới biết bao điều kì thú. Trên cơ sở đó góp phần bồi
đắp vẻ đẹp và sự trong sáng, cao cả cho tâm hồn trẻ thơ.
Tóm lại: Những sáng tác của Tơ Hồi sau Cách mạng tháng Tám đã khẳng định được
vị trí và tài năng nghệ thuật của ơng trước hiện thực của cuộc đời mới. Ơng xứng đáng
là một tấm gương trong sáng trong lao động nghệ thuật để góp phần xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.


8


1.3 Phong cách nghệ thuật Tơ Hồi
1.3.1 - Khơng gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện rất tập trung
Tác phẩm của Tơ Hồi viết chủ yếu về hai địa bàn: vùng ngoại thành Hà Nội và miền
núi Tây Bắc. Đối tượng được Tơ Hồi khai thác nhiều nhất, thành công nhất trong tác
phẩm của ông là cuộc sống của người lao động đói nghèo ở ngoại thành Hà Nội và
miền núi Tây Bắc.
Bên cạnh đó, Tơ Hồi là một trong số ít nhà văn Việt Nam có sở trường viết truyện về
loài vật. Thế giới loài vật phong phú, đa dạng được nhân hóa xuất hiện trong tác phẩm
của ơng ln có sức hấp dẫn đối với người đọc, giúp họ nhận ra sự sinh tồn tự nhiên
của xã hội lồi vật đó.
Có thể nói, những tác phẩm tiêu biểu nhất trên con đường văn chương của Tơ Hồi
cũng khơng nằm ngồi khơng gian nghệ thuật và đối tượng khám phá, thể hiện nói
trên.
1.3.2 Lối viết đậm đà màu sắc dân tộc
Đặc điểm phong cách nghệ thuật này của Tơ Hồi được biểu hiện cụ thể ở các điểm
sau:
- Cách đặt tên cho tác phẩm của Tô Hồi có khi được xuất phát từ thành ngữ dân
gian: “ Đất khách, quê người”; “ Hoa đồng cỏ dại”; “ Giăng thề cịn đó trơ trơ”.
- Cách kể chuyện, dẫn truyện của Tơ Hồi có sức lơi cuốn, hấp dẫn người đọc, biểu
hiện rõ ở tác phẩm Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ, Dế Mèn phiêu lưu kí .
- Tơ Hoài thường đi vào khám phá và thể hiện truyền thống nhân nghĩa của con người
Việt Nam như: trọng nghĩa khinh tài, khí tiết, thủy chung…
- Tơ Hồi khai thác đề tài lịch sử để ngợi ca phẩm chất cao đẹp của con người Việt
Nam, tiêu biểu là tác phẩm Đảo hoang, Chuyện ơng Gióng.
1.3.3 - Cách quan sát thơng minh hóm hỉnh và rất tinh tế
Cách quan sát thơng minh hóm hỉnh và rất tinh tế là khả năng nổi trội của Tơ Hồi
trong q trình sáng tạo nghệ thuật. Khả năng này của ông được biểu hiện rõ ngay từ

trước cách mạng qua những truyện viết về loài vật. Càng về sau càng được phát huy ở
nhiều tác phẩm khác. Những trang văn của Tơ Hồi khi miêu tả cảnh sắc thiên nhiên,
phong tục tập quán, lễ hội ở vùng ngoại thành Hà Nội và vùng núi Tây Bắc đều để lại
9


cho người đọc ấn tượng sâu bền, cũng như luôn mang đến cho họ nguồn tư liệu rất
phong phú về lịch sử, địa lí và đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đặc biệt, khi
miêu tả ngoại hình và diễn biến tâm lí của nhân vật, Tơ Hồi đã chọn lựa những chi
tiết độc đáo có sức gợi cảm nhằm tác động mãnh liệt đến tình cảm nhận thức của
người đọc về thân phận của nhân vật. Nhà văn cịn sử dụng yếu tố ngoại cảnh để góp
phần làm nổi bật hơn nội tâm của nhân vật trong từng hồn cảnh, tình huống cụ thể.
Chính vì thế, các nhân vật trong tác phẩm của Tơ Hồi thường mang nét riêng và gợi
cho người đọc biết bao điều suy ngẫm.
1.3.4 - Đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ
Ngôn ngữ trong tác phẩm của Tơ Hồi là ngơn ngữ xuất phát từ đời sống quần chúng.
Tơ Hồi quan niệm đó là kho của cải vơ giá và ơng đã biết cách chọn lựa, nâng cao và
nghệ thuật hóa trong các sáng tác của mình để tăng thêm giá trị của nó. Ơng khẳng
định: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo, hạt ngọc mới
nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”…“Câu nói là bộ
mặt của ý. Ý khơng bao giờ lặp lại, cũng như cuộc sống không bao giờ trở lại giống
nhau như đúc thì lời văn cũng phải thế” (Sổ tay viết văn).
Với sự nhận thức trên, Tơ Hồi đã ln trau dồi học hỏi ngơn ngữ trong cuộc sống đời
thường của nhân dân ở làng quê ngoại thành Hà Nội và cả ở miền núi Tây Bắc. Ở từng
vùng đất, từng đối tượng, từng loại nhân vật, ơng đều có cách sử dụng ngơn ngữ thích
ứng với đặc điểm của nó. Mặt khác, ơng cịn sử dụng thành cơng những từ ngữ giàu
sức tạo hình, từ chỉ màu sắc, từ địa phương,... Điều đó tạo cho tác phẩm của ơng vừa
có vẻ đẹp giản dị, vừa khơng kém phần kì thú.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác vào năm 1952 khi Tô Hồi đi với bộ đội

vào giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi dài tháng 8, nhà văn đã sống với đồng bào
các dân tộc thiểu số từ khu căn cứ du kích trên núi cao đến các bản làng mới giải
phóng. Chuyến đi đã giúp cho Tơ Hồi hiểu biết sâu hơn về cuộc sống và con người
miền núi, đã để lại cho nhà văn những kỷ niệm sâu sắc, tình cảm thắm thiết với người
và cảnh Tây Bắc.

10


Truyện Tây Bắc là một trong những tác phẩm văn xi tiêu biểu của văn học thời kì
kháng chiến chống thực dân Pháp. Tác phẩm đã được trao Giải nhất Giải thưởng Hội
văn nghệ Việt Nam năm 1954 - 1955.
Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn đặc sắc hơn cả trong ba tác phẩm của tập truyện Tây
Bắc. Truyện có hai phần, viết về giai đoạn của cuộc đời Mị và A Phủ: giai đoạn ở
Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra; giai đoạn ở Phiềng Sa – hai vợ chồng gặp gỡ
Cách mạng rồi A Phủ trở thành du kích.
II. ĐẶC SẮC VỀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN NGẮN
Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ là sáng tác thành công nhất trong tập truyện Tây Bắc
của Tơ Hồi. Với nội dung mang đầy tính nhận thức mới mẻ, đậm chất hiện thực và
giá trị nhân văn sâu sắc, tác phẩm đã nhẹ nhàng thể hiện hết nỗi thống khổ của những
con người lao động nghèo tại vùng núi Tây Bắc. Số phận cùng với những nét đẹp
trong tâm hồn của con người nơi đây được Tơ Hồi dần dần khám phá qua quá trình
họ tiến tới giác ngộ cách mạng. Truyện kể về hai vợ chồng Mị và A Phủ trước và sau
khi đến với cách mạng, đó là một con đường gian trn nhưng dưới ngịi bút của Tơ
Hồi thì trở nên nhẹ nhàng, sâu lắng và đậm nét một miền Tây Bắc. Nội dung câu
chuyện với nhiều tình huống khá gay cấn, Mị bị “cướp vợ” Mị muốn tự vẫn, Mị tưởng
chết khi bị trói, rồi Mị gặp A Phủ khi tưởng như A Phủ sắp thành cái chết đứng, và họ
cùng nhau giải thốt cho chính cuộc đời họ.
Với ngịi bút hiện thực của mình, nhà văn đã đanh thép lên án, khai thác sâu vào tội ác
bọn thống trị vùng cao. Chúng đã dựa vào cường quyền, thần quyền cùng với những

thủ tục phong kiến để ra sức bóc lột những người nơng dân lao động nghèo khổ, biến
họ thành nơ lệ suốt đời khơng thốt ra được. Từ chính những áp bức đó đã đưa đời
sống người dân miền cao đến nơi cùng khổ. Một hiện thực tất nhiên đó là có áp bức sẽ
có đấu tranh, Tơ Hồi đã tinh tế ghi nhận lại sự đấu tranh từ tự phát đến tự giác của
con người nơi đây. Vợ chồng A Phủ trong cơn cùng quẫn đã tự mình đấu tranh cho
chính số phận của mình, rồi từ ý thức đó họ đã tìm đường đến với cách mạng, tự mở
ra ánh sáng cho số phận mình.

11


Tơi Hồi đã lồng gởi vào trong tác phẩm cả một khung cảnh miền cao Tây Bắc những
ngày tết đến, một miền cao từ lao khổ đến với cách mạng, tất cả đã đánh bật lên được
đặc sắc của ngòi bút tả cảnh tinh tế, tả người nhạy bén.
Ngòi bút của Tơ Hồi ln ln mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc, Vợ chồng A Phủ
cũng không ngoại lệ. Tác giả dường như thấu hiểu hết nỗi khổ của những con người
nơi đây, ông miêu tả chi tiết đến từng ánh nhìn đau khổ của họ. Từ cảm thơng, thấu
hiểu, đi đến trân trọng bản chất tốt đẹp ẩn bên trong họ, Ẩn sâu trong một tâm hồn
dường như đã chết của Mị vẫn là tình thương người bao la. Những con người lùi lũi
đó vẫn biết tìm đến ánh sáng của Đảng.Tơ Hồi tin tưởng những nhân vật của mình
ln ni dướng một tính thiện. Ơng tố cáo các thế lực đã chà đạp lên những tâm hồn
tươi đẹp, những tính thiện tiềm tàn đó.
III. ĐẶC SẮC NGỊI BÚT NGHỆ THUẬT TƠ HỒI QUA TRUYỆN NGẮN
VỢ CHỒNG A PHỦ.
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống
Mở đầu tác phẩm, Tơ Hồi đã giới thiệu về nhân vật Mị như sau:
“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy có một cơ con gái ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái
cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi. Người ta thường nói: nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn

Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện
nhất làng. Thế thì con gái nó cịn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn…”
Ngay từ những dòng đầu tiên, người đọc đã buộc phải chú ý tới hình ảnh người con
gái “ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa” và “Lúc nào cũng vậy,
dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy
cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.”
Cách vào truyện gây ấn tượng nhờ tác giả đã tạo ra những đối nghịch:
Thứ nhất một cô gái lẻ loi, âm thầm gần như lẫn vào các vật vô tri: cái quay sợi, tảng
đá, tàu ngựa trong khung cảnh đông đúc, tấp nập của gia đình thống lí Pá Tra.
12


Thứ hai là cô gái ấy là con dâu của một gia đình quyền thế, giàu có “nhiều nương,
nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” nhưng sao lúc nào cũng cúi mặt nhẫn nhục và
“mặt buồn rười rượi”?
Đây là một thủ pháp tạo tình huống có vấn đề trong lối kể chuyện truyền thống, giúp
tác giả mở lối dẫn người đọc cùng tham gia hành trình tìm hiểu những bí ẩn của số
phận nhân vật. Đồng thời tạo cảm giác tò mò, thú vị ở người đọc, buộc người đọc phải
tham gia khám phá, tìm hiểu.
Trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, tác giả cũng sử dụng cách xây dựng
tình huống có vấn đề. Mở đầu tác phẩm ta bắt gặp tiếng chửi của Chí.
“Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi
trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời
là tất cả nhưng chẳng là ai…”
Tiếng chửi tạo sự tò mò ở người đọc. Trong đầu người đọc hiện ra hàng loạt câu hỏi.
Chẳng hạn như: Hắn là ai? Tại sao hắn lại chửi đời, chửi trời như vậy? Ai làm cho hắn
phải chửi?
Tình huống mà tác giả xây dựng ở đây mang tính tị mị cho người đọc ngay từ những
dòng viết đầu tiên, sau đó những trang viết tiếp theo, tác giả đã miêu tả về cuộc sống
của Mị khi ở Hồng Ngài rồi từ đó người đọc dần hiểu ra sự xuất hiện buồn tủi, cơ đơn

và khơng có sức sống của Mị ở khúc đầu rồi cái kết thúc truyện Mị bỏ trốn theo A Phủ
đến Phiềng Sa cũng giống như Mị tự cởi trói cuộc sống tù đọng, bế tắc, cực khổ khi ở
Hồng Ngài
2. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện

Về khái niệm: Cốt truyện là chuỗi các sự kiện được tạo dựng trong tác phẩm tự sự và
kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm (lí luận văn học, tác
phẩm và thể loại văn học – Trần Đình Sử)
Về cốt truyện: trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được mở đầu bằng sự kiện 1 là
hình ảnh cơ gái ngồi “quay sợi gai” ở nhà thống lí Pá Trá. Tiếp theo là sự kiện q khứ
( sự kiện 2) nói về lí do Mị về làm dâu gạt nợ nhà thống lí Pá Tra và có chức năng giải
13


thích tình trạng hiện tại của Mị khi ở nhà thống lí. Sự kiện 3: sau khi ở nhà thống lí Pá
Tra Mị hồn tồn đã thay đổi khơng cịn cơ gái xinh đẹp, đầy xn sắc, xn tình như
xưa nữa mà bây giờ nàng đã trở nên lầm lì, ít nói, cơ đơn, khơng cịn ý thức sống,
nàng tự ví mình khơng bằng con trâu, con ngựa. Sự kiện 4 mang tính bước ngoặt đó là
đêm tình mùa xn với tác nhân là tiếng sáo, hơi rượu đã dần dẫn đánh thức niềm vui
sống trong lòng Mị. Sự kiện 5: Mị bị A Sử trói, đánh tàn nhẫn. Sự kiện 6: A Phủ
đánh A Sử rồi A Phủ bị bắt và trói . Sự kiện 7 đánh dấu sự chuyển biến trong suy nghĩ
của Mị với hành động cởi trói và bỏ trốn cùng A Phủ đến Phiềng Sa. Sự kiện 8: A Phủ
bị Tây và đánh đập. Sự kiện 9: A Phủ gặp A Châu và từ đó có sự chuyển biến về nhận
thức. Sự kiện 10: Mị chứng kiến dân làng Pản Pe bị thực dân Pháp. Sự kiện 11: Mị
được A Phủ giảng giải và đã nhận ra bản chất của kẻ thù và càng có thêm động lực.
Tất cả các sự kiện trên có tính liên tục của tư duy người kể, thể hiện một cuộc đời,
một số phận của nhân vật.
Cốt truyện có khơng tính liên tục về thời gian. Giữa các sự kiện có những khoảng cách
thời gian. Các khoảng cách thời gian ấy tạo thành không gian quan trọng của truyện
để cho nhà văn miêu tả, khắc họa tính cách từng nhân vật đặc biệt là nhân vật Mị và A

Phủ.
Đặc sắc về cốt truyện: Tác phẩm đưa người đọc vào một không gian tương đối mới là
đề tài miền núi nhưng vẫn gợi cảm giác quen thuộc nhờ cách miêu tả đời sống theo xu
hướng hiện thực (khác với một số nhà văn đã từng viết về đề tài này trước 1945, sáng
tác theo xu hướng lãng mạn thường có thiên hướng phóng đại cái khác thường, hoặc
gia tăng những yếu tố rùng rợn nhằm kích thích trí tưởng tượng theo tính tị mị của
độc giả, chẳng hạn: Vàng và máu (Thề Lữ), Thần hổ, Ai hát giữa rừng khuya (Đới
Đức Tuấn), truyện Đường rừng ( Lan Khai)…)
Nhưng điều đó chưa phải là yếu tố cơ bản làm nên giá trị thực của truyện. Đóng góp
chính của Tơ Hồi về phương diện nói trên tiếp tục là ở sự quan tâm sâu sắc tới số
phận của người dân lao động miền núi, là diễn tả chân thực về nỗi cực nhục, khổ đau,
cùng sức sống, sức phản kháng mãnh liệt của người dân lao động các dân tộc thiểu số,

14


đặc biệt là lớp người trẻ tuổi dưới ách thống trị của bọn chúa đất cấu kết với thực dân
Pháp trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945.
3. Nghệ thuật trần thuật

Lối viết thiên về miêu tả thực tế của đời thường; những phát hiện mới mẻ và thú vị về
các nét lạ trong tập quán và phong tục cùng cách tạo dựng bối cảnh sống động và đầy
chất thơ; giọng điệu trữ tình hấp dẫn và lôi cuốn bằng sự tinh tế, bằng sự gia giảm
đúng liều lượng phong vị và màu sắc dân tộc; ngôn ngữ giản dị, phong phú và đầy
sáng tạo mang đậm bản sắc Tơ Hồi.
Thời gian trần thuật: Truyện được kể khơng theo trình tự thời gian, các sự kiện được
lồng ghép một cách uyển chuyển và sáng tạo: đan xen, đồng hiện giữa quá khứ, hiện
tại và cả tương lai để thể hiện sự đối sánh và tô đậm nét tương phản. Tác phẩm mở
đầu bằng hình ảnh “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy có
một cơ gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào, cũng vậy,

dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy
cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi…Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái
nhà Pa Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra”. Mị xuất hiện ở đầu truyện với
những lời giới thiệu giản lược, tác giả tập trung hướng sự chú ý của bạn đọc vào hành
động chứ không hề miêu tả về ngoại hình và giới thiệu tên tuổi nhân vật như lệ
thường, chỉ biết rằng đấy không phải là con gái của Pá Tra mà “cô ấy là vợ A Sử, con
trai thống lý”. Mị xuất hiện chỉ với vài lời giới thiệu ngắn gọn nhưng đầy sức gợi.
Người con gái với nét mặt “buồn rười rượi” ấy để lại ấn tượng sâu sắc cho bạn đọc.
Phải chăng đó chính là dấu hiệu báo trước cho một số phận éo le chất chứa nhiều nỗi
đau tinh thần? Từ đó, mạch truyện đưa chúng ta quay về quá khứ, về gia đình nhỏ với
người cha già và tuổi trẻ một thời đầy khao khát yêu thương của Mị. Tiếp đến là chuỗi
ngày sống cảnh ngục tù và trạng thái tinh thần vô cảm khi Mị bị bắt làm con dâu gạt
nợ cho nhà thống lí Pa Tra. Sống trong hoàn cảnh ấy, những tưởng ngọn lửa âm ỉ
trong Mị đã lụi tàn nhưng mùa xuân năm nay đến đã thổi một làn gió tươi mới, mạnh
mẽ khiến tâm hồn Mị rạo rực. Khát khao yêu đương và tự do năm xưa nay lại tìm về
khiến Mị thổn thức. Cịn với nhân vật A Phủ thì thời gian trần thuật cũng giống như
Mị , tức là khơng theo trình tự thời gian tuyến tính mà có sự đan xen giữa hiện tại và
15


quá khứ. Tác giả miêu tả cảnh A Phủ đánh A Sử “ Một người to lớn chạy vụt ra vun
tay ném con quay rất to vào mặt A Sử. Con quay gỗ ngát lăng vào giữa mặt..” rồi từ
đó tác giả đưa người đọc từ hiện tại về quá khứ, và lai lịch, nguồn gốc xuất thân của A
Phủ dần dần được tái hiện “ A Phủ cũng không phải người làng bên ấy. Bố mẹ đẻ A
Phủ ở Háng- Bla...”
Điểm nhìn trần thuật: Trong tác phẩm văn xi tự sự, nội dung trần thuật phải được
thể hiện từ điểm nhìn, bằng quan điểm trần thuật nào đó. Truyện Vợ chồng A Phủ
được viết theo điểm nhìn chủ quan của tác giả. Tác giả chứng kiến sự việc và ghi
chép, sắp xếp lại nội dung thành một câu chuyện với kết cấu hoàn chỉnh để kể lại với
bạn đọc nhưng trong câu chuyện tác giả đứng ở ngôi thứ ba, một người dấu măt.

Tác dụng:Với điểm nhìn ở ngơi thứ ba tác giả có thể chủ động điều khiển toàn bộ
mạch truyện để cùng trải nghiệm và chia sẻ với những xúc cảm, với ước mơ và hành
động của nhân vật. Tác giả dưới điểm nhìn này khơng chỉ giữ vai trị là người dẫn
chuyện mà đơi lúc sẽ đồng hiện trong suy nghĩ, thể hiện trong phát ngôn của nhân vật,
qua đó bày tỏ quan điểm, thái độ, tình cảm chủ quan và những suy nghiệm của cá
nhân.
Cách trần thuật ngắn gọn, cuốn hút, cách dẫn dắt tình tiết khéo léo làm cho mạch
truyện phát triển và vận động liên tục, biến đổi hấp dẫn mà không trùng lặp.
Ngôn ngữ trần thuật: đa dạng, sinh động, lời văn kể chuyện, miêu tả từng trải, tinh
tế, giàu chất thơ. Cách sử dụng ngơn ngữ linh hoạt, chính xác, giàu tính biểu cảm và
tạo hình. Tơ Hồi là nhà văn có lối viết văn bình dị, gần gũi với quần chúng, phù hợp
với nhiều đối tượng bạn đọc nhưng không vì thế mà văn ơng thiếu đi sự tinh tế. Ông
quan niệm rằng: “Mỗi chữ phải là một hạt ngọc buông xuống những trang bản thảo,
hạt ngọc mới nhất của mình tìm được, do phong cách văn chương của mình mà có”
+ Lớp từ thơng tục mang phong vị miền núi. Tơ Hồi từng kể rằng: “Người Mèo có
ngơn ngữ riêng, từ vựng ít, chỉ cần vài chục từ là có thể giao tiếp được. Tơi học tiếng
Mèo, sống trong sự thiếu thốn với người Mèo, có khi nửa năm khơng có hạt muối
nào”. Có lẽ cũng bởi do tác giả đã từng có một thời gian cơng tác và gắn bó với mảnh
đất và con người vùng Tây Bắc, đặc biệt là với người dân tộc Mèo tại các bản làng
16


cao, xa xôi nên vốn sống cùng sự tinh tế trong cách quan sát hiện thực đã nuôi dưỡng
và bồi đắp thêm cho ông biệt tài miêu tả thiên nhiên, phong tục tập quán của vùng đất
này một cách hấp dẫn, độc đáo.
“Ở mỗi đầu làng đều có một mỏm đất phẳng làm sân chơi chung ngày Tết. Trai gái,
trẻ con ra sân ấy tụ tập đánh pao, đánh quay, thổi sáo, thổi kèn và nhảy.”
“Đến Tết năm ấy. Tết thì vui chơi, trai gái đánh phao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau
đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ khơng thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt
đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng

nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị.”
Trong một lần chia sẻ, Tơ Hồi đã nói: “Hình ảnh Tây Bắc đau thương mà dũng cảm
lúc nào đã thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tơi.”
+ Lối văn giàu tính tạo hình, nhà văn đã vận dụng cách nói của người miền núi hồn
nhiên, đầy hình ảnh.
“Hồng Ngài năm ấy ăn tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ.
Nhưng trong các làng Mông Ðỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xoè
như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở màu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở
mầu tìm man mát. Ðám trẻ đợi tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà.
Ngồi đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết
tha bồi hồi.
"Mày có con trai con gái
Mày đi làm nương
Ta khơng có con trai con gái
Ta đi tìm người u"
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xn đã tới.
Giọng điệu trần thuật: Đa dạng và lôi cuốn.

17


Giọng điệu của tác giả có đơi lúc nhập hịa vào dòng tâm tư của nhân vật Mị, diễn tả
được những ý nghĩ, tâm trạng và cả những trạng thái mơ hồ, vô thức của Mị tạo thành
kiểu lời văn nửa trực tiếp:
“Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mỵ không biết. Mỵ vẫn ngồi
trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mỵ mới đứng dậy. Nhưng Mỵ không bước ra đường.
Mỵ từ từ vào buồng
Chẳng năm nào A Sử cho Mỵ đi chơi hết.
Bấy giờ Mỵ ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nay
Mỵ thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước.

Mỵ trẻ, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi
Tết. Huống chi A Sử với Mỵ khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có
nắm lá ngón trong tay lúc này, Mỵ sẽ ăn cho chết ngay, chứ khơng buồn nhớ lại nữa.
Nhớ lại, chì thấy nước mặt ứa ra. Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngồi đường.
"Anh ném pao
Em khơng bắt
Em khơng u
Quả pao rơi rồi..."
Hay đoạn Mị đồng cảm với A Phủ khi anh bị trói đứng trong đêm mùa đơng giá rét và
lịng cơ bỗng sơi sục ngọn lửa căm giận bọn thống lý độc ác:
“Thấy tình cảnh thế, Mỵ chợt nhớ đêm năm trước, A Sử trói Mỵ, Mỵ cũng phải trói
đứng thế kia. Nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi được. Trời ơi
nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thơi. Nó đã bắt trói đến chết
người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người ta
chết, chết đau, chết đối, chết rét, phải chết. Ta là thân phận đàn bà, nó đã bắt về trình
ma rồi, chỉ cịn biết đợi ngày rũ xương ở đây thơi... Người kia việc gì mà phải chết.”
Nhịp kể chậm rãi, sẻ chia, giọng kể trầm lắng đong đầy cảm xúc thể hiện tình cảm yêu
thương của tác giả với nhân vật:
18


“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng, như khơng biết mình đang bị trói. Hơi rượu cịn
nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị ... Mị thổn thức nghĩ mình khơng bằng con
ngựa”.
“Cứ mỗi đợt bọn chức việc hút thuốc phiện xong, A Phủ lại phải ra quỳ giữa nhà, lại
bị người nhà xô đến đánh. Mặt A Phủ sưng lên, mơi và đi mắt giập chảy máu…”
Tơ Hồi đã kể chuyện bằn một nghệ thuật vô cùng sinh động, lôi cuốn, tự nhên mà
hấp dẫn.
4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật, đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lí
Đến với tác phẩm Vợ chồng A Phủ, người đọc sẽ cảm nhận được đỉnh cao của ngòi

bút miêu tả tâm lí nhân vật của nhà văn Tơ Hồi. Tơ Hồi đã miêu tả tâm lý nhân vật
một cách khách quan, bằng một cách nhìn tinh tế Tơ Hồi dẫn dắt người đọc đi đến
từng sợi chỉ nhỏ trong tâm hồn nhân vật.
4.1 Nhân vật Mị
“Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trơng thấy có một cơ con gái ngồi
quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái
cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt
buồn rười rượi”.
Dưới ngịi bút của Tơ Hoài, người phụ nữ Mèo ở tận chốn biên cương hẻo lánh ấy
không hề hiện lên như một giống người hoàn toàn khác lạ. Trái lại con tim của nhà
văn đã muốn công nhận, và muốn chúng ta cùng công nhận cô như một người chị em
mang nhiều nét thân thuộc với nhiều người phụ nữ đẹp trong văn học truyền thống ở
miền xi. Giống như họ, cơ có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc- khơng có tì bà,
khơng có nguyệt cầm thì cơ giỏi sáo, và giỏi “uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay
như thổi sáo”. Mà tài năng âm nhạc, cũng theo truyền thống, bao giờ cũng báo hiệu sự
tràn đầy của vẻ đẹp tâm hồn, bởi lẽ những rung động của tấm lòng cịn có thể được kí
thác vào đâu nhiều hơn âm nhạc? Qủa thế, Mị đã được yêu, và đã khát khao yêu, trái
tim từng đã bao lần hồi hộp trước một âm thanh hò hẹn.
Nhưng người con gái miền sơn cước ấy, phải chịu một cuộc đời có thể gọi là bạc
mệnh, chẳng khác gì nhiều kiếp hồng nhan. Để cứu nạn cho cha, cuối cùng cô đành
19


phải chịu bán mình, chịu sống cảnh làm người con dâu gạt nợ trong nhà thống lí. Lại
thêm một ví dụ trong văn chương về sắc đẹp gây nên tài họa.
Tơ Hồi đã khơng qn diễn tả nỗi cực nhọc về thể xác của cô gái ấy, con người danh
nghĩa là dâu con, nhưng thực chất chính là tơi tớ. Thân Mị đã không chỉ là thân trâu
ngựa. “Con ngựa, con trâu làm cịn có lúc, đêm nó cịn được đứng gãi chân, đứng nhai
cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm, cả ngày”.
Nhưng nhà văn vẫn thông cảm nhiều hơn với nỗi đau khổ về tinh thần. Chính nỗi đau

về tinh thần ấy đã khiến ơng sáng tạo ra những ngơn từ, hình ảnh khó qn: Một cơ
Mị mới hồi nào cịn rạo rực yêu đương, bây giờ chỉ lặng câm, “ Lùi lũi như con rùa
ni trong xó cửa”. Nhất là cái hình ảnh căn buồng của Mị nằm, kín mít với cái cửa
sổ lỗ vng bằng bàn tay, Mị ngồi đó trông ra lúc nào cũng chỉ thấy mờ mờ trăng
trắng, không biết là sương hay là nắng. Đúng là một cách diễn tả tuyệt hay về một thứ
“ngục thất” tinh thần, nó khơng giam hãm thân xác, nhưng nó cách li tâm hồn cơ với
cuộc đời, nó cầm cố tuổi xn và sức sống của cơ. Rõ ràng tiếng nói tố cáo chế độ
phong kiến miền núi ở đây đã được cất lên nhân danh quyền sống. Cái chế độ ấy đáng
lên án, bởi vì nó làm cạn khơ nhựa sống, làm tắt lụi đi ngọn lửa của niềm vui sống
trong những con người vô cùng đáng sống.
Mị đã từng muốn chết mà khơng thể chết, vì vẫn cịn đó món nợ của người cha.
Nhưng đến lúc có thể chết đi vì cha Mị khơng cịn nữa, thì Mị lại buông trôi, kéo dài
mãi một sự tồn tại vật vờ. Chính lúc này, cơ giá cịn đáng thương hơn. Bởi muốn chết
nghĩa là còn muốn chống lại một cuộc sống khơng ra sống, xét cho cùng, cịn thiết
sống. Cịn khi đã không thiết chết nghĩa là sự tha thiết vớ cuộc sống đã khơng cịn.
Lúc đó thì lên núi hay đi nương, thái cỏ ngựa hay cõng nước…cũng chỉ là cái xác
không hồn của Mị mà thôi.
Như vậy là sức sống của Mị đã vĩnh viển mất đi? Không phải thế. Tấm lòng thương
yêu của nhà văn vẫn nhận ra: bên trong của hình ảnh “con rùa lùi lũi nơi xó cửa kia”,
đang cịn một con người. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp, bị lãng quên trong
đáy sâu của một tâm hồn chai cứng vì đau khổ, nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời
cơ thuận lợi, nó sẽ lại cháy lên từ dưới lớp tro bùn.
20


Và cái khát vọng hạnh phúc ấy, đã bất chợt cháy lên thật nồng nàn trong một đêm
xuân đầy ắp tiếng gọi của tình u.
Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân thực sự đã chứng tỏ ngịi bút điêu
luyện của Tơ Hồi trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.
Quả thực bức tranh xuân năm ấy có sức làm lay động lịng người: “Hồng Ngài năm ấy

ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, gió và rét dữ dội. Nhưng trong các
làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi trên mỏm đá, xịe như con bướm
sặc sỡ”.
Song gió rét, sắc vàng ửng của cỏ gianh, hay sự biến màu kì ảo của loài hoa đẹp chắc
chắn chưa đủ để làm nên sự nổi loạn của một tâm hồn đã tê dại suốt bao năm. Cịn cần
phải có những tác nhân khác nữa mạnh mẽ hơn, có sức kéo Mị khỏi hiện tại để trở về
với cô Mị phơi phới, trẻ trung của những năm tháng trước.
Tác nhân ấy, theo Tô Hoài trước hết phải là hơi rượu. Nhà văn đã cho nhân vật của
mình, ngày Tết năm đó cũng lén uống rượu, “uống ực từng bát”, rồi say đến lịm
người. Cái say cùng lúc vừa gây lãng quên – lãng quên thực tại (nhìn mọi người nhảy
đồng, người hát mà không nghe, không thấy, và cuộc rượu tan lúc nào cũng chẳng hề
hay), nhưng lại nhớ về ngày trước (ngày trước Mị thổi sáo giỏi..) , và quan trọng hơn
là nhớ rằng mình vẫn là con người, vẫn có cái quyền sống của một con người : “Mị
vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết.
Huống chi A Sử với Mị không có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau”.
Nhưng có tác dụng nhiều nhât trong việc dìu hồn Mị bềnh bồng về với nỗi khát khao
hạnh phúc, yêu đương có lẽ vẫn là tiếng sáo. Tơ Hồi quả đã dụng công để mỗi lần
tiếng sáo trở lại truyện là mỗi lần nó được biến đổi đi từ âm thanh của hiện tại dần dần
thành tiếng của những mùa xuân trước. Thoạt đầu, tiếng sáo lúc ấy đã có tình lắm,
nhưng cịn vọng lại từ xa, mãi “ngồi đầu núi”, và Mị còn đủ tỉnh táo để nhận ra lời
hát mình đang nhẩm thầm theo là của người đang thổi. Ít lâu sau, tai Mị lại văng vẳng
nghe tiếng sáo, nhưng lúc này đã khơng cịn là tiếng sáo ngồi đầu núi mà đã là “tiếng
sáo gọi bạn đầu làng”. Rồi đến lúc tiếng sáo đã không chỉ là gọi bạn. Nó “gọi bạn
u”. Và nó lửng lơ bay ngồi đường, như tình ai khơng thể tan, như lịng ai đợi chờ
21


hờn trách. Để rồi cuối cùng, tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị, nó đã trở nên tiếng lịng
của người thiếu phụ.
Thế nhưng sự vượt khỏi hoàn cảnh hiện tại của Mị diễn ra không hề đơn điệu, dễ

dàng. Tô Hoài đã rất tinh ý khi đặt nhân vật Mị trong cái đêm đáng nhớ ấy vào giữa
một sự tương giao, một sự tương tranh, giữa một bên là sức sống tiềm tàng và một bên
là cảm thức về thân phận. Cho nên trong thời khắc ấy, ta mới thấy Mị đầy mâu thuẫn mà phải đầy mâu thuẫn thì hình tượng mới thực, mới sống, mới tuyệt vời thú vị. Lịng
phơi phới mà Mị vẫn theo qn tính bước vào buồng, ngồi xuống giường, trông ra cái
cửa sổ lỗ vng ấy. Và khi lịng ham sống trở dậy thì ý nghĩ mãnh liệt đầu tiên của Mị
lại là được chết ngay đi.
Nhưng rồi sức ám ảnh của tuổi xuân cứ lớn dần, cho tới khi nó dường như chiếm trọn
tâm hồn Mị, cho tới khi dường như đắm hẳn vào trong ảo giác: “ Mị muốn đi chơi, Mị
cũng sắp đi chơi”. Phải đến thời điểm đó, Mị mới có hành động y ngư người bị mộng
du: quấn lại tóc, với chiếc váy hoa, rút thêm cái áo. Tất cả những việc đó, Mị làm như
một giấc mơ, khơng thấy A Sử bước vào.
Rồi A Sử trói đứng Mị vào cột nhà. Tơ Hồi đã khơng để cho nhân vật của mình phản
ứng. Và như thế mới là chân thật, bởi Mị đang còn sống thực trong cảnh ảo, sợi dây
trói của đời thực chưa làm kinh động ngay lập tức giấc mơ của kẻ mộng du. Cái hiện
thực về hiện tại tàn khốc Mị chỉ cảm thấy khi vùng bước đi theo tiếng sáo mà tay chân
không cựa được. Lại một giai đoạn chập chờn giữa mơ và giữa tỉnh, giữa hơi rượu,
tiếng sáo và cái đau nhức của dây trói và tiếng con ngựa đạp vách nhai cỏ gãi chân.
Nhưng bây giờ thì theo chiều ngược lại, tỉnh dần ra, đau đớn dần ra, tê dại dần đi, để
sáng hơm sau lại trở về với vị trí con rùa câm lặng, còn câm lặng hơn cả trước.
Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm mùa đơng
Khi A Phủ bị trói đứng từ mấy hơm trước. Cặp mắt A Phủ cứ mở trừng trừng, mỗi khi
ngọn lửa sưởi cháy bùng lên. Nhưng Mị vẫn thản nhiên hơ tay, sưởi lửa. Với một
người “chỉ còn biết còn ở với ngọn lửa”, A Phủ cũng xa lạ như mọi thứ trên đời. “Nếu
A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thơi”. Câu văn thật hay, bởi phải nói thể mới
thấu hết sự lạnh lẽo, tê dại của tâm hồn Mị. Nhưng với một nhà văn, một câu văn viết
22


thế cũng cực kì táo bạo, vì tác giả đã dám đặt nó kề ngay trước đoạn tả Mị thương xót
A Phủ và hành động cứu anh.

Vậy đêm mùa đơng ấy có gì khiến Mị đổi thay, khác hồn tồn với cơ Mị của đêm qua
như thề? Khơng có gì, ngồi một tiểu tiết tưởng như khơng đáng kể: Đêm ấy A Phủ
khóc, “một dịng nước mắt lấp lánh bị xuống hai hõm má đã xạm đen”. Nhưng chỗ
đáng nể của Tơ Hồi lại chính là ở đây: nhà văn ln biết tìm ra cái quyết định tất cả
từ cái dường như khơng là gì hết. Dịng nước mắt lấp lánh kia chình là giọt nước cuối
cùng làm tràn đầy cốc nước. Nó đưa Mị ra khỏi cõi quên để trở về cõi nhớ. “Mị chợt
nhớ lại đêm năm trước A Sử trói Mi, Mị cũng phải trói đứng thể kia. Nhiều lần khóc,
nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, khơng biết lau đi được. Đúng hơn là dịng
nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra mình, xót xa mình. Và phải biết nhớ lại mình,
biết nhận ra là mình cũng từng, cũng đang khổ nỗi khổ của con người, mới có thể thấy
con người đó cũng khổ giống mình. Đúng là từ lúc biết thương mình, Mị mới dần có
cảm tình với A Phủ, đây là tình thương đối với một người cùng cảnh ngộ.
Thế mà chỉ một thống sau, khi gỡ hết dây trói ở người A Phủ thì cơn hốt hoảng tưởng
đã tan biến đi từ nãy, đột nhiên trở lại trong con người Mị. Mị mâu thuẫn, Mị khơng
nhất qn với mình. Đúng thế, nhưng phải đúng thế mới là quy luật. Bởi khi sự
thương người đã được giải quyết rồi, thì sự sợ cho tai họa của mình, sự thương mình
tất yếu sẽ quay trở lại. Tuy nhiên, sư lo lắng cho mình ấy khơng phải là hèn yếu. Trái
lại nó tiếp cho Mị một sức mạnh để vùng thoát, để tự thay đổi số phận mình.
Tính cách của nhân vật Mị cũng đã có sự biến đổi khi tới Phiềng Sa.
Nếu trước kia sống với A Sử mang tiếng là vợ A Sử nhưng lúc nào cô “ lùi lũi như
con rùa ni trong só cửa”, lúc nào cũng bị bóc lột về sức lao động, làm quần quật
suốt cả ngày, bị đánh đập tàn nhẫn, bị khinh rẻ, cho nên lúc nào trong đầu Mị cũng
cảm thầy mình chỉ là con trâu, con ngựa chứ thậm chí là cịn thua cả trâu, ngựa bởi vì
theo Mị thì trâu, ngựa làm cịn có lúc được nghỉ ngơi, được ăn cỏ, đằng này Mị hầu
như tối tăm mặt mũi với cả đống công việc “Tết xong thì lên núi hái thuốc phiện, giữa
năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa thì đi nương bẻ bắp, và dù lúc đi hái củi, lúc bung
ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước thành sợi. Bao giờ cũng thế,
23



suốt năm suốt đời như thế”, mình lúc nào cũng như một con rùa lùi lũi ni ở xó cửa.
Thế mà khi rời khỏi Hồng Ngài cùng A Phủ đến Phiềng Sa thì lúc này Mị cảm thấy
“mới thật thấy được có chồng có vợ”, tức là Mị đã thực sự biết rung động, biết yêu
thương và được yêu thương, biết quan tâm và được quan tâm, cơ khơng cịn cảm thấy
cô đơn, buồn tủi như khi sống với A Sử nữa. Nhờ cuộc sống vợ chồng thực sự cho nên
Mị cảm thấy yêu đời và hạnh phúc biết dường nào, làm việc không mệt nhọc và yêu
công việc của mình cùng với A Phủ xây dựng mái ấm gia đình. “Mị ngồi trước cửa dệt
vải, khơng rủ mặt xuống như những năm trước cịn ở nhà thống lí, mà Mị ngẩng mặt
theo chiếc thoi, tay Mị vỗ con cuốn quấn vào lưng, nhanh thoăn thoắt. Trong chuồng
nhà nuôi được hai con lợn nhỡ. Vợ chồng đang bàn tính phải làm nhà gỗ, vì ở đây đầu
núi, nhà gianh khơng chịu được gió lốc tháng tám, có khi bay cả người, cả nhà, phải
nhà gỗ mới chắc chắn đứng được. Thế là họ bắt đầu công việc làm nhà gỗ, như mọi
người chí thú khác ở trong làng. Mỗi buổi đi rừng chặt củi, A Phủ vác rìu chặt một cây
gỗ, đem về, cái thì để làm ván, cái làm cột, cái làm mai. Đã vác về một chục mảnh.
Chỉ độ ba năm sau sẽ được một cái nhà tốt... Trên những tảng đá to quanh nhà, Mị
đem váy áo ra hong nắng. Gặt hái đã xong lại sắp Tết...”
Mị nhận ra rằng ai là người tốt, ai là kẻ xấu và từng bước giác ngộ Cách mạng cho nên
khi A Phủ và A Châu uống máu ăn thề thì Mị măc dầu là đàn bà, không được ăn thề
“nhưng Mỵ trơng, Mị nghe hai người thề thì Mị khơng ngồi bếp được, Mị chạy ra quỳ
xuống trước cờ và mấy nén hương thắp dở, Mị bưng mặt khóc...”
Tơ Hồi miêu tả tâm lí nhân vật Mị một cách rất chân thực và biện chứng. Mặc dù Mị
đã thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra, và cùng với chồng mình đi đến một vùng đât mới
nhưng tâm lí Mị vẫn chưa thể dứt bỏ sạch làu quá khứ đầy ám ảnh. Nỗi ám ảnh, lo sợ
luôn thường trực trong con người Mị , Mị chưa dứt khoát và mạnh mẽ như A Phủ, Mị
luôn bị ám ảnh và sợ hãi đặc biệt khi nghe tin thống lí Pá Tra đã đến đồn Bản Pe.
“Mị khơng cịn nhớ, khơng cịn muốn nhớ. Nhưng sao đến tận bây giờ Mị cũng chưa
thể quên dứt được cái lỗ cửa vuông mà bao năm Mị đã ngồi trong bóng tối ngước mắt
ra, lúc nào cũng chỉ thấy mờ bóng sương. Mị đang nghĩ lại...”

24



Khi Mị chứng kiến cảnh người dân ở Phiềng Sa bị địch đàn áp và sát hại thì Mị “Mị
ngồi xuống hai mắt trịn xoe, mặt tái nhợt, khơng nói, khơng thở, khơng khóc..”. Rồi
Mị nói với A Phủ “này, sợ lắm, anh ạ. Lúc nãy chưa nói hết. Thống lí Pá Tra bây giờ ở
dưới đồn Bản Pe đấy. Nó về đi lính, ở làng tập trung với thằng Tây rồi”, “Em vẫn cịn
sợ lắm. Bố con nó mà bắt được ta lần này..., rồi những lo sợ lại đến day dứt. Mấy hôm
bị bắt đã quá sợ vừa qua không làm cho Mị yên tâm ngay được. Mị lo nhà cháy, ngô
lúa hết, bây giờ lại phải cày cuốc lấy lương ăn...” Mị lo sợ đến mức là Mị đã nói với A
Phủ là Mị khơng cịn muốn ở Phiềng Sa nữa.
4.2 Nhân vật A Phủ
Hình tượng nhân vật A Phủ cũng là một đóng góp mới của tác giả về phương diện xây
dựng nhân vật.
A Phủ với số phận đặc biệt: chú bé A Phủ từ tuổi thơ đã mồ cơi cả cha lẫn mẹ, khơng
cịn người thân thích trong đời vì cả làng A Phủ khơng mấy ai qua được trận dịch. A
Phủ sống xót khơng phải nhờ sự ngẫu nhiên mà vì chú là một mầm sống khỏe đã vượt
qua được sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên. Bởi thế, không ngạc nhiên khi có người
bắt A Phủ đem xuống bán đổi lấy thóc của người Thái. Tuy mới mười tuổi nhưng A
Phủ ngang bướng, khơng thích ở dưới cánh đồng thấp, trốn thốt lên núi lưu lạc tới
Hồng Ngài. Lớn lên giữa núi rừng, A Phủ trở thành chàng trai Mông khỏe mạnh,
“chạy nhanh như ngựa”, “biết đúc lưỡi cày, biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bị tót
rất bạo”. Con gái trong làng nhiều người mê, nhiều người nói: “đứa nào được A Phủ
cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu”. Người ta ao ước đùa
thế thôi, chứ A Phủ vẫn rất nghèo. A Phủ khơng có cha, khơng có mẹ, khơng có ruộng,
khơng có bạc, suốt đời làm thuê, làm mướn, phép làng và tục lệ cưới xin ngặt đến nỗi
A Phủ không thể nào lấy nổi vợ.
A Phủ với cá tính đặc biệt: cá tính gan góc của A Phủ vốn đã bộc lộ từ năm lên mười
tuổi, cá tính ấy lại được chính cuộc sống hoang dã của núi rừng cùng hồn cảnh ở đợ,
làm thuê chịu nhiều cực nhọc, vất vả hun đúc để A Phủ trở thành một chàng trai có
tính cách mạnh mẽ, táo bạo.

Trận địn mà A Phủ dành cho A Sử được miêu tả thật sống động:
25


×