Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

bộ ba tác phẩm “phẩm tiết, kiếm sắc, vàng lửa” của nguyễn huy thiệp một cái nhìn mới về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.29 KB, 45 trang )

TRƯỜNG: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA VĂN
MÔN: VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN NAY
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:

BỘ BA TÁC PHẨM
“PHẨM TIẾT, KIẾM SẮC, VÀNG LỬA” CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP
MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ
VÀ SỰKIỆN LỊCH SỬ

GVHD: TS. Bạch Văn Hợp
Người thực hiện:
1. Võ Thị Hằng Nga K39.601.075
2.
3.
4.
5.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 2016
1


MỤC LỤC

TRANG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ......................................................................... 3
1.1. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp ................................................................................. 3
1.1.1. Cuộc đời................................................................................................................ 3
1.1.2. Sự nghiệp .............................................................................................................. 3


1.2. Đôi nét truyện ngắn về đề tài lịch sử từ sau năm 1975 đến nay ........................ 5
1.2.1. Về lực lượng sáng tác và khối lượng tác phẩm .................................................... 5
1.2.2. Về ý kiến phản hồi của dư luận ............................................................................ 5
1.2.3. Về khuynh hướng sáng tác ................................................................................... 6
1.2.4. Về những cách tân nghệ thuật .............................................................................. 6
1.3. Một số khái niệm về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử ................................... 8
1.3.1. Sự kiện lịch sử ...................................................................................................... 8
1.3.2. Nhân vật lịch sử .................................................................................................... 8
1.4. Về vấn đề sáng tạo truyện ngắn đề tài lịch sử ..................................................... 9
1.4.1. Về hướng tiếp cận đề tài lịch sử ........................................................................... 9
1.4.2. Về mức độ hư cấu nhân vật lịch sử ...................................................................... 10
1.2.5. Giới thiệu một số truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp ............. 11
CHƯƠNG 2: BỘ BA TÁC PHẨM “PHẨM TIẾT, KIẾM SẮC, VÀNG LỬA” CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP – MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ SỰ
KIỆN LỊCH SỬ ............................................................................................................ 12
2.1. Giới thiệu sơ lược về bộ ba truyện ngắn “Phẩm tiết, Kiếm sắc, Vàng lửa”..... 12
2.1.1. Hoàn cảnh sáng tác ............................................................................................... 12
2.1.2. Nội dung chính của các tác phẩm ......................................................................... 12
2.1.2.1. Phẩm tiết ................................................................................................. 12
2


2.1.2.2. Kiếm sắc ................................................................................................. 14
2.1.2.3. Vàng lửa ................................................................................................. 16
2.2. Tư tưởng chính của Nguyễn Huy Thiệp trong bộ ba truyện ngắn ................... 18
2.2.1. Những nét khác biệt của bộ ba truyện ngắn so với sự thật lịch sử ....................... 18
2.2.2. Cái nhìn mới về con người lịch sử ....................................................................... 18
2.2.2.1. Tiếp cận con người lịch sử ở góc độ đời thường ................................... 20
2.2.2.2. Không đồng nhất con người trong lịch sử với con người trong văn học 25
2.2.2.3. Những nhận thức mới về nhân vật lịch sử trong truyện ........................ 27

2.3. Nghệ thuật tiêu biểu trong bộ ba truyện ngắn .................................................... 30
2.3.1. Xây dựng cốt truyện không đơn nhất ................................................................... 30
2.3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................................. 32

2.3.2.1. Mô tả nhân vật bằng cái nhìn của người trần thuật...........................32
2.3.2.2. Mô tả nhân vật bằng sự di động điểm nhìn ........................................33
2.3.3. Các lớp ngôn ngữ trong truyện ............................................................................ 34

2.3.3.1. Ngôn ngữ sang trọng cao quý ...........................................................34
2.3.3.2. Ngôn ngữ đậm chất đời thường ..........................................................35
2.3.4. Các chi tiết nghệ thuật .......................................................................................... 36
2.4. Những quan điểm của giới phê bình văn học với bộ ba truyện ngắn ............... 39
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 41
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 42

3


1.1. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Huy Thiệp sinh ngày 29 tháng 4 năm 1950, quê quán: Thanh Trì, Hà Nội.
Thuở nhỏ ông cùng gia đình lưu lạc khắp nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, từ Thái
Nguyên qua Phú Thọ, Vĩnh Yên … Nông thôn và những người lao động vì thế để lại nhiều
dấu ấn khá đậm nét trong nhiều sáng tác của ông. “Mẹ tôi là nông dân, còn tôi sinh ra ở nông
thôn
Nguyễn Huy Thiệp chịu ảnh hưởng giáo dục chủ yếu của ông ngoại, vốn là người am
hiểu nho học và mẹ, vốn là người sùng đạo Phật. Năm 1960, ông cùng gia đình về quê quán
và định cư ở xóm Cò, làng Khương Hạ
Nguyễn Huy Thiệp có thể được coi là hiện tượng văn học hiếm thấy trên văn đàn Việt
Nam, chỉ với vài truyện ngắn đầu tiên xuất hiện, ông đã là tâm điểm của mọi ồn ào, mọi

tranh luận, và chỉ sau một thời gian ngắn thì tên tuổi của ông đã đóng đinh trong dòng văn
học Việt Nam. Nguyễn Huy Thiệp cũng đi được từ đầu đến cuối trong suốt 25 năm đổi mới,
từ một tay không tên tuổi gì dần được coi là một trong những nhà văn gọi là có thành tựu
trong nước và nước ngoài. Nhờ viết văn mà ông đi được bao nhiêu nước, được huân chương
Văn học Nghệ thuật Pháp (2007), giải thưởng Premio Nonino, Italy (2008).
1.1.2. Sự nghiệp
Nguyễn Huy Thiệp là một bông hoa nở muộn trên văn đàn. Vài truyện ngắn của ông
xuất hiện lần đầu tiên trên báo Văn Nghệ của Hội Nhà Văn Việt Nam năm 1986. Chỉ một vài
năm sau đó, cả làng văn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về các tác
phẩm của ông. “Có người lên án anh gay gắt, thậm chí coi văn chương của anh có những
khuynh hướng thấp hèn. Người khác lại hết lời ca ngợi anh và cho rằnh anh có trách nhiệm
cao với cuộc sống hiện nay” (Lời cuối sách của NXB Đa Nguyên)
Năm 1996, Tiểu Long Nữ được coi là "tiểu thuyết đầu tay" - cuốn tiểu thuyết đầu tiên
của ông được chính thức xuất bản bởi Nhà xuất bản Công an nhân dân.
Tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những
người lao động. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn
học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những
người lao động.
Ngoài ra ông còn viết kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều
trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước.
4


Năm 2004, bài viết "Trò chuyện với hoa thủy tiên và những nhầm lẫn của nhà văn"
đăng trên Tạp chí Ngày này của ông tạo ra những tranh luận sôi nổi trong giới văn chương
trong một thời gian dài trên Báo Văn nghệ và một số trang mạng tại Việt Nam.
Các tác phẩm:
Tướng về hưu, 1987
Những ngọn gió Hua Tát, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1989.
Tác phẩm và dư luận, Tạp chí Sông Hương - Nhà xuất bản Trẻ, Huế, 1989.

Nguyễn Huy Thiệp - Tác phẩm và dư luận, tác giả: Nguyễn Huy Thiệp, Hoàng Ngọc Hiến,
Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Đỗ Văn Khang, Nhà xuất bản Trẻ, 1990.
Tác phẩm và dư luận tái bản, Nhà xuất bản Hồng Lĩnh, California, 1991.
Con gái thủy thần, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1993.
Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Xuân Hồng, Nhà xuất bản Tân Thư, California, 1994.
Như những ngọn gió, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 1995.
Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995.
Thương cả cho đời bạc, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000.
Mưa Nhã Nam, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2001.
Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Phụ nữ, Hà Nội, 2001.
Suối nhỏ êm dịu (kịch), Báo Văn nghệ, California, 2001.
Mổ nhà văn (kịch), Trang mạng Talawas, Thích Thiện Ngân (bút danh).
Tuổi hai mươi yêu dấu (tiểu thuyết), Nhà xuất bản E’ditions de l’Aube, 2002.
Tuyển tập kịch Nguyễn Huy Thiệp, Nhà xuất bản Trẻ, 2003.
Như những ngọn gió (tuyển tập), Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1995.
Tiểu Long Nữ (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Công an nhân dân, 1996.
Giăng lưới bắt chim, Đông A - Nhà xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006.
5


Gạ tình lấy điểm (tiểu thuyết), Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2007.
Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết (tập truyện ngắn), Nhà xuất bản Đa Nguyên.
1.2. Đôi nét truyện ngắn về đề tài lịch sử từ sau năm 1975 đến nay
1.2.1. Về lực lượng sáng tác và khối lượng tác phẩm
Từ sau năm 1975 đến nay, cùng sự vận động và đổi mới của đất nước, nền văn học đã
có những biết đổi sâu sắc trên nhiều mặt. Riêng về lĩnh vực thể loại văn học lịch sử thì đã bắt
đầu trở thành một trong những đề tài quan trọng của nền văn học nước nhà. Văn học thời kỳ
này đã đi sâu vào bản chất, khám phá được lịch sử và con người trong những bí ẩn về ý
thức, khát vọng cũng như dục vọng trong hiện thực đời sống sinh hoạt, đời tư thế sự,

thân phận con người…v..v.. Để nhận thức lại lịch sử, cũng như đi sâu vào khám phá, tiếp
cận gần gũi với hiện thực của con người lịch sử, các nhà văn đã cho ra đời khối lượng lớn
các tác phẩm viết về lịch sử trong thời kì này. Theo thống kê sơ bộ thì từ năm 1975 đến nay
đã có trên 200 truyện ngắn viết về đề tài lịch sử. Những cây bút tiêu biểu trên văn đàn mà
chúng ta có thể kể đến là Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Phục, Ngô Văn Phú, Trần
Hạ Tháp, Văn Chinh, Sương Nguyệt Minh…, giai đoạn này cũng xuất hiện nhiều cây bút
trẻ tài năng, đam mê với những thể nghiệm tới cùng như Hoàng Tùng, Phùng Văn Khai,
Nguyễn Anh Vũ, Nguyễn Phú, Nguyễn Thúy Ái,…
1.2.2. Về ý kiến phản hồi của dư luận
Truyện ngắn lịch sử thời kỳ này đã nhận được khá nhiều sự quan tâm, đánh giá
của dư luận. Nổi bật trong đó có thể kể đến là bộ ba tác phẩm Kiếm sắc, Vàng
lửa, Phẩm tiết của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã nhận được khá nhiều ý kiến phản hồi,
đánh giá tích cực, tiêu cực với nhiều sự nhìn nhận khác nhau. Hay đơn cử các sáng tác như
Dị hương của Sương Nguyệt Minh, Gia phả, Giáo sĩ, Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ, Trở
về Lệ Chi Viên của Nguyễn Thúy Ái... đã gây nhiều sự quan tâm trên văn đàn. Trên đây chỉ
là một số các tác phẩm tiêu biểu, với sự phát triển của truyện ngắn viết về đề tài lịch sử, cùng
sự quan tâm của công chúng đã buộc các nhà nghiên cứu, phê bình văn học như Lại Nguyên

6


Ân, Tạ Ngọc Liễn, Thùy Sương, Nguyễn Mai Xuân, Trương Hồng Quang … phải để tâm
đến thể loại này.
1.2.3. Về khuynh hướng sáng tác
Truyện ngắn giai đoạn này khá đa dạng trong khuynh hướng sáng tác. Các khuynh
hướng tiêu biểu có thể kể đến là:
- Khuynh hướng tái hiện chân thực lịch sử: Các tác phẩm tiêu biểu như Thời của chim
Hồng chim Hạc (Phạm Ngọc Quý), Nghĩa động càn khôn (Trần Hạ Tháp), Vụ án rạch Láng
Thé(Phạm Văn Thúy), Người làm thuê quán trọ thành Thăng Long (Khúc Hà Linh), Đào
viên tình sử (Phạm Thái Quỳnh)...

- Khuynh hướng luận giải lịch sử: xem sự kiện lịch sử như phương tiện, phông nền để nhà
văn thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm về các vấn đề của lịch sử, văn hóa và số phận con
người: tập truyện Đêm cuối cùng ở Ngọa Vân…, Kiếm sắc, Phẩm tiết, Vàng lửa, Mưa Nhã
Nam, Phủ Tường Vi, Dị hương, Cội nguồn vang bóng, Trở về Lệ Chi Viên, Thần nữ đi chân
không, …
- Khuynh hướng truyện ngắn lịch sử - kiếm hiệp, lịch sử - huyền ảo, huyền thoại: những
truyện này khơi mở những bí ẩn, khuất lấp trong lịch sử như Những truyện không nên đọc
lúc nửa đêm, tập truyện Bảo kiếm truyền kì, Dị hương, Giáo sĩ, Hồn quỳnh, Ngủ giữa trùng
sơn..
- Khuynh hướng truyện ngắn lịch sử - văn hóa, phong tục: Vũ khúc Vijaya, Sông
cạn, Người hát ca trù…
1.2.4. Về những cách tân nghệ thuật
Giai đoạn sau năm 1975 thì truyện ngắn lịch sử đã có khá nhiều bước cách tân
về nghệ thuật, các tác phẩm đã có sự đổi mới về nguyên tắc khám phá, luận giải lịch sử
- văn hóa, kết cấu tác phẩm linh hoạt, có nhiều màn đối thoại, diễn ngôn chứa đựng
nhiều lớp văn hóa như: dã sử, lịch sử, huyền thoại, văn hóa… Loại hình nhân vật thời

7


kỳ này được cách tân từ điểm nhìn đa dạng, nhiều chiều với sự kết hợp nhiều giọng
điệu, lối tự sự hiệu quả.
Truyện ngắn về đề tài lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến nay đã có nhiều sự đổi mới về các
phương diện như tư duy lịch sử, khuynh hướng nhận thức, loại hình nhân vật lịch sử, cách
tân nghệ thuật… Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng những sự đổi mới này đã cho thấy mảng
truyện ngắn về lịch sử đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của thể loại, đem lại cho nền
văn xuôi lịch sử một vị trí nhất định trong nền văn học dân tộc.
1.3. Một số khái niệm về nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
1.3.1. Sự kiện lịch sử
Khi nói đến lịch sử, theo giải thích đơn giản, lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và

gắn liền với xã hội loài người. Với ý này, lịch sử bao trùm tất cả mọi lĩnh vực trong xã
hội, đa diện do đó khó định nghĩa chính xác và đầy đủ.
Ngày xưa, sử của một nước là do Quan Sử của một triều đại đang trị vì nước đó
viết ra nên có thể có nhiều định kiến chủ quan. Để hạn chế tính chủ quan đó, luật lệ
phong kiến quy định nhà Vua không được phép đến Sử quán, không được phép can
thiệp vào những công việc của Quan Sử khi họ viết sách về thời trị vì của mình. Những
người đó phải là những người có kiến thức uyên thâm. Tuy nhiên cũng không tránh
khỏi có khá nhiều chuyện trong lịch sử bị “sửa”, hoặc bị đốt sách, cho nên những gì
thuộc về quá khứ, âu cũng chỉ mang tính chất tương đối.
Ngày nay, sử nước ta phải viết theo “lập trường”, “chủ trương”, “đường lối”, do
đó nếu những gì ghi lại sai hoặc ủng hộ những thứ mà trước nay chúng ta coi đó là
chân lý có thể bị khép vào tội “phản động”. Tuy nhiên, cựu tổng thống Abraham Lincoln
từng có câu nói: “Anh có thể lừa dối một số người trong mọi lúc, và lừa dối mọi người trong
vài lúc, nhưng anh không thể mãi mãi lừa dối tất cả mọi người”. Chính vì kẽ hở đó của lịch
sử cho nên, đã nhiều nhà văn mượn những chất liệu lịch sử để viết ra một sự kiện khác,
hướng người đọc đi theo những chân lý khác, những giả thuyết có thể xảy ra. Cũng bởi vậy
8


nên đề tài lịch sử trong văn học, nghệ thuật đã không quá xa lạ với những người có đầu óc
sáng tạo. Bất cứ loại hình nào của nghệ thuật dường như cũng đã chạm tay đến với các sự
kiện lịch sử, phản ánh đề tài lịch sử.
Nói về cách hiểu một sự kiện lịch sử, theo nhóm nghĩ có thể tham khảo ý kiến sau của
Theo Ts Trần Thị Bích Ngọc, đã được các nhà nghiên cứu đồng ý:
-

Lịch sử ghi lại v iệc diễn ra trong quá khứ: là những sự kiện diễn ra trong quá khứ cho

đến thời điểm hiện tại, không thể thay đổi được, cố định trong không gian và thời gian, mang
tính chất tuyệt đối và khách quan.

-

Lịch sử ghi lại những việc diễn ra trong quá khứ: con người muốn nắm bắt quá khứ,

diễn đạt theo sự kiện theo từ ngữ và giải thích ý nghĩa của sự kiện, mang tính chất tương đối
và chủ quan của người ghi lại bằng những câu chuyện kể.
-

Lịch sử được thành tài liệu của việc diễn ra trong quá khứ: cách làm hoặc quá trình

tập hợp những sự việc diễn ra trong quá khứ thành tài liệu cũng chính là câu chuyện kể đối
với hiện tại.

1.3.2. Nhân vật lịch sử
Nhân vật lịch sử (historical figures) thường được hiểu là những đã người sống
trong quá khứ từng có tham gia nhiều ít và về mặt này mặt khác trong quá trình diễn
tiến của lịch sử, không phân biệt hoàn cảnh xuất thân hay lý lịch tốt xấu. Nhân vật lịch
sử vì thế không nhất thiết phải là danh nhân, họ đều là con người nên sẽ có mặt tốt mặt
xấu, có những lúc yếu phạm phải sai lầm, nhưng tất cả đều có vai trò riêng trong một
bối cảnh lịch sử nhất định.
Nhân vật lịch sử, xét về phương diện việc làm của họ trong quá khứ và trong tương
quan với quyền lợi cộng đồng, quyền lợi dân tộc, lẽ tất nhiên cũng có người tốt, kẻ xấu, cần
được mô tả khách quan, đúng sự thật, để cho thế hệ trẻ hiện tại qua đó nhận xét, đánh giá.
Tuy nhiên, nhân vật lịch sử trong chính sử, dã sử khác với nhân vật lịch sử trong văn học
như thế nào? Phần tiếp theo nhóm sẽ nói rõ hơn về điều này.
9


1.4. Về vấn đề sáng tạo truyện ngắn đề tài lịch sử
1.4.1. Về hướng tiếp cận đề tài lịch sử

Có rất nhiều cách viết về lịch sử. Có tác giả chỉ giữ lại tinh thần, hồn cốt của
những sự kiện lịch sử tạo cho họ cảm hứng nghệ thuật, có nhà văn lại mượn chất liệu
lịch sử để sáng tạo lại, đi theo lối đi, cảm thức nghệ thuật khác. Triết gia Pháp Voltaire
đã nói rằng: “Lịch sử là gì ? Là sự dối trá mà tất cả mọi người đều đồng ý”, “Lịch sử chỉ có
thể được viết tốt ở một đất nước tự do”. Cùng với sự vận động đổi mới văn học, các nhà văn
ngày càng có cái nhìn khác về sử, họ viết sử bằng sự chiêm nghiệm, để nhận thức điều mới
lạ, họ đắm mình trong cảm thức thời gian với lịch sử nhưng lại hướng lịch sử theo một chiều
hướng mới mẻ, táo bạo.
Lịch sử tuy chỉ có một, xảy ra chỉ một lần, chỉ có một chân lý, nhưng quá trình
nhận thức lịch sử, chép sử lại có thể có nhiều thái độ khác nhau phụ thuộc vào ý thức
hệ của những con người xuất thân từ những giai cấp khác nhau. Cùng một nhân vật lịch
sử, cộng đồng người này nhìn nhận đó là những người anh hùng, cộng đồng người khác lại
nhìn nhận như giặc cỏ. Chẳng hạn, việc lên ngôi của Mạc Đăng Dung trong con mắt những
nhà chép sử thời Lê là thoán nghịch, nhưng theo lý giải của nhà văn Lưu Văn Khuê là một sự
thay thế cần thiết, bởi vì triều đình nhà Lê lúc đó đã hết sức mục ruỗng, triều chính lúc đó
nhấp nhô những kẻ hèn mạt, thiên hạ lúc đó nhân tài như lá mùa thu, Mạc Đăng Dung như là
một sự lựa chọn của lịch sử.
Nhà văn Pháp Anatole France từng nói: “History books that contain no lies are
extremely dull”. (Loại sách lịch sử không chứa đựng chút dối trá nào cực kỳ buồn chán.)
Chúng ta cần phân biệt văn học và nghệ thuật không phải là lịch sử, nghệ sỹ không
phải là nhà sử học. Nếu nhà sử học viết sử theo cách của nghệ sỹ thì lịch sử sẽ không còn
sự chuẩn xác cần thiết. Ngược lại nếu nghệ sỹ sáng tạo tác phẩm về lịch sử như một nhà viết
sử thì lúc đó nghệ thuật sẽ trở nên không có cánh bay. Quan niệm văn - sử... bất phân
trước đây có thể gây sự bó buộc trong tâm lý sáng tạo của người nghệ sỹ trong phản
ảnh đề tài lịch sử. Trước một sự kiện, nhà viết sử luôn đặt mình trước yêu cầu của sự chân
10


xác. Lời văn của nhà viết sử, văn trong sử đòi hỏi tính chân xác, tính khoa học, tính
khách quan trong khi nghệ sỹ viết về sự kiện ấy lại muốn đạt đến sự chân xác theo

quan niệm của văn chương nghệ thuật, có thể qua ẩn dụ, phúng dụ, qua ngôn ngữ hình
ảnh, qua hư cấu nghệ thuật, qua sự giễu nhại, qua sự mờ tỏ của chi tiết theo một ý đồ nghệ
thuật không hề có sẵn trước đó.
Lịch sử và văn học, rõ ràng cùng tiếp cận một hiện thực nhưng phương thức lại khác
nhau, cho dù hai loại hình khoa học ấy cuối cùng đều phụng sự chân lý lịch sử. Vì vậy, trong
văn học nghệ thuật về đề tài lịch sử, người nghệ sỹ chỉ nên tuân thủ phần cốt lõi nhất
của lịch sử, đó là tinh thần của lịch sử, hồn cốt của lịch sử chứ không phải là bản thân
lịch sử.
1.4.2. Về mức độ hư cấu lịch sử
Chính vì có ranh giới giữa sử trong văn học với sử học nên quan niệm trên cho
phép nghệ sỹ mở rộng không gian sáng tạo của mình khi tiếp cận đề tài lịch sử. Một một
trong những vấn đề xưa nay nhiều người lưu tâm là vấn đề hư cấu nghệ thuật.
Mục đích của hư cấu nghệ thuật để sinh động hơn, điển hình hơn, khái quát hơn,
nghĩa là mang những đặc điểm thẩm mỹ để chân thực hơn. Hư cấu là một hoạt động có tính
chất sáng tạo. Lịch sử có khi chỉ viết vài dòng ngắn gọn, còn văn học nghệ thuật có thể đi xa
hơn trong không gian và thời gian. Hình tượng nghệ thuật nói chung và của những tác phẩm
về đề tài lịch sử nói riêng không phải là sự sao chép các sự kiện lịch sử mà là sự tái tạo, sự
nhào nặn, sự chưng cất đặc biệt từ sự kiện lịch sử ấy theo tiêu chuẩn của cái đẹp. Bản chất
của sáng tạo nghệ thuật là hư cấu tưởng tượng. Nó khác về bản chất với sự tùy tiện, bịa đặt.
Vì vậy, người nghệ sỹ viết văn đòi hỏi phải có sự khác biệt của tài năng và sự phong phú của
trí tưởng tượng. Những chi tiết trong một hình tượng nghệ thuật phản ảnh đề tài lịch sử
có thể là những gì đã xảy ra nhưng cũng có thể là những gì có thể xảy ra trong lịch sử.
Logic của hình tượng nghệ thuật, tính chân thực lịch sử và tính chân thực nghệ thuật cho ta
những nhận thức ấy khi tiếp xúc với văn bản nghệ thuật. Bởi lẽ đó cho nên, tuy là một đối
tượng mang tính đặc thù của phản ảnh nghệ thuật, nhưng đề tài lịch sử cũng như bất cứ đề tài
11


nào của văn học nghệ thuật đều không hạn chế khả năng sáng tạo của người nghệ sỹ. Thay
vì khẳng định, tuyệt đối hóa lịch sử, nhà văn có thể đặt ra những giả thuyết, những khả

năng có thể xảy ra, những con đường mà lịch sử có thể diễn tiến. Đó cũng chính là lý do
các tác phẩm viết về lịch sử ra đời gây nhiều tranh cãi trong giới văn học.
Nhân vật của các truyện ngắn lịch sử giai đoạn này được nhìn nhận ở tính đa trị, nhiều
chiều. Nhà văn đã đặt các nhân vật trong vô vàn mối quan hệ đời thường, để nhân vật đối
thoại với chính mình, xoáy sâu vào phần khuất lấp và bi kịch nội tâm, nơi có sự giao tranh
giữa phi thường và đời thường, khát vọng và dục vọng. Ta có thể kể đến bí ẩn trong tâm hồn,
những đa đoan trong số phận và bi kịch của Nguyễn Huệ (Sông Côn mùa lũ, Gió lửa), Lê
Lợi (Đất trời, Hội thề), Nguyễn Trãi (Oan khuất, Hội thề), Hồ Quý Ly (Hồ Quý Ly), Trần
Khánh Dư (Sương mù tháng giêng, Trần Khánh Dư)… được các nhà văn luận giải sâu sắc,
chân thực. Suy cho cùng, dẫu là các nhân vật lịch sử, các vĩ nhân, anh hùng dân tộc, danh
nhân văn hóa, huyền thoại tôn giáo, có công hay có tội, thì trước tiên họ cũng là con người,
mà đã là con người, tất cả luôn bị tác động bởi muôn vàn mối quan hệ phức tạp. Văn học sử
lúc này đã soi rọi được thế giới nội tâm nhân vật, những bi kịch cá nhân trong dòng xoáy của
lịch sử. Chẳng hạn, những nhân vật lịch sử như Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Thị Lộ, Quang Trung,
Trần Thủ Độ, Trần Nhân Tông, Trần Khánh Dư, Hồ Quý Ly… tưởng chừng đã đi sâu vào
trong hiểu biết của cộng đồng, bây giờ một lần nữa được sống trong các tác phẩm văn học
với nhiều cuộc đời với những dáng vẻ, tính cách, số phận, bi kịch khác nhau.
1.4.3. Giới thiệu một số truyện ngắn về đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Thiệp
Năm 1988, Nguyễn Huy Thiệp cho ra đời bộ ba truyện ngắn Vàng lửa, Kiếm sắc,
Phẩm tiết kiến dư luận cực kỳ quan tâm. Sau đó 2 năm (1990), ông cho ra đời tác phẩm
Nguyễn Thị Lộ và năm 1992 là tác phẩm Mưa Nhã Nam. Các truyện ngắn của ông luôn luôn
gây tranh luận từ đề tài nhân vật đến cốt truyện, cách khai thác truyện của ông đã làm lịch sử
có thể nói là đã “nổi loạn”.
Nguyễn Huy Thiệp qua các truyện ngắn về đề tài lịch sử đã đưa ra những khả năng
khác của lịch sử, những cái “có khả năng xảy ra”. Cũng chính vì những khả năng ấy, mà các
12


truyện ngắn của ông đã làm đảo lộn những tư tưởng vốn dĩ đã có trong cộng đồng. Lịch sử
trong tác phẩm ông là kiểu lịch sử mà “không có sử sách nào nhắc đến”, có thể những

chuyện của ông đề cập đến không giống như những gì mà mọi người từng biết. Truyện ngắn
về đề tài lịch sử của ông người ta không tìm thấy trong chính sử, mà dã sử cũng không có. Ở
các tác phẩm của ông, lịch sử là một cách nêu vấn đề, đó là một lịch sử hư cấu, ông không
bắt người đọc phải tin, nhưng bắt người đọc phải nghĩ. Quả thật, nếu chúng ta đọc các tác
phẩm của ông, chắc chắn sẽ mang một tâm trạng nghi ngờ về những gì hiện thực xảy ra.
Nguyễn Huy Thiệp đã mang đến cho chúng ta những lối suy nghĩ và tư duy mới, toàn diện
hơn về lịch sử và đời sống.
CHƯƠNG 2: BỘ BA TÁC PHẨM “PHẨM TIẾT, VÀNG LỬA, KIẾM SẮC” CỦA
NGUYỄN HUY THIỆP – MỘT CÁI NHÌN MỚI VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VÀ SỰ
KIỆN LỊCH SỬ
2.1. Giới thiệu sơ lược về bộ ba truyện ngắn “Phẩm tiết, Vàng lửa, Kiếm sắc”
2.1.1. Hoàn cảnh sáng tác
Vào năm 1988, bộ ba truyện ngắn Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết ra mắt độc giả và
được in trên báo Văn nghệ.
2.1.2. Nội dung chính của các tác phẩm
2.1.2.1. Phẩm tiết
Tìm ra ngôi mộ cổ ở lòng hồ khu thủy điện sông Đà, ông Quách Ngọc Minh nghi rằng
ngôi mộ này là của bà Ngô Thị Vinh Hoa, truyền thuyết người Mường kể rằng bà là người
lập ra dòng họ Quách, hôm dời mộ lên Tu lý nhân vật tôi đã đến xem, nhìn bề ngoài ngôi mộ
cổ không khác gì một gò mối lớn. Và ông được chứng kiến toàn bộ quá trình bốc mộ bà
Vinh Hoa.

13


Theo lời kể thì Ngô Thị Vinh Hoa là con thứ mười của Ngô Khải, Khải là hậu duệ của
Chương Khánh Công Ngô Từ. Người sinh ra Ngô Thị Ngọc Dao mẹ vua Lê Thánh Tông.
Nhà Ngô Khải có cửa hàng tơ lụa gần Hồ Gươm, khi nào Vinh Hoa trông hàng khách vào
đông như hội nhưng ai lỡ gian dối khi mua hàng thì thể nào về nhà cũng bị tai họa. Năm Kỷ
Dậu vua Quang Trung Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Mãn Thanh, cho mời cơm các nhà

danh giá thế phiệt trong thành Khải cũng được mời. Lúc Ngô Khải ăn uống no say, vua hỏi
thức ăn có ngon không thì Khải Ăn dại miệng nói rằng: “Ngon thì ngon nhưng chưa biết nấu,
hơi ghê ghê, có vị lợm””. Nhà vua cười nhạt, không nói năng gì. Khách dự tiệc lần lượt cho
dâng vào các lễ vật mừng, đủ đồ ngọc ngà châu báu; sơn hào hải vị rất lạ. Vua Quang Trung
đứng xem, trầm trồ thán phục. Đến lượt Khải, Khải cho đầy tớ khênh vào ba cái rương to,
mở ra thấy đồ vàng bạc toàn đồ giả, vải lụa bị cắt ra từng mảnh vụn nhỏ. Khải thất sắc, mọi
người có mặt thảy kinh hoàng. Vua Quang Trung giận lắm, mắng rằng: “Thằng Khải kia, tài
bằng cái đấu, khinh ta quá chừng! Trời cho mày sống, cướp không biết bao nhiêu lộc thiên
hạ, ăn miếng ngon không biết đậy mồm, còn chê là lợm. May nhờ phúc tổ, có ít của chìm,
như cái đuôi khô, tháng ba ngày tám mang ra gặm tưởng xênh xang ư?”.”
Do bị người quản lý tên Sâm hại tráo lễ vật mà bị tịch biên gia sản, Vinh Hoa nài nỉ
kêu oan. Hoa được đưa vào cung để tâu chuyện với vua Quang Trung, nhà vua thấy Vinh
Hoa hiển nhiên rung mình hoa mắt rơi cốc nước quý cầm trên tay, nhà vua hỏi gì nàng trả lời
điều ấy. Nhà vua bảo Vinh Hoa hát, sau khi nghe Vinh Hoa hát, tiếng đàn có khí lạnh, mọi
người không ai dám thở. Vua Quang Trung hỏi nhỏ: “Vận Tây Sơn được mấy đời?”.Vinh
Hoa bảo: “Sao không hỏi được bao nhiêu ngày”.
Vua giữ Vinh hoa trong cung và sai người rút khỏi nhà Khải, đến nhà thì Khải đã tự
tử vì thẹn, Hoa lập bàn thờ cho cha. Vinh Hoa được đưa về ở trong cung, ai cũng quí và thán
phục nàng. Tuy vậy nhưng Hoa không đồng ý thành thân với vua và luôn từ chối khéo mỗi
khi vua ngỏ lời. Ổn định xong Bắc Hà Vua giao cho Ngô Văn Sở rồi kéo Quân về Phú Xuân,
đưa cả Vinh Hoa theo, ít lâu sau nhà vua mất đột ngột. Khi Nguyễn Ánh chiếm Phú Xuân
cứu Vinh Hoa khỏi tên Tướng Tham lam Vũ Văn Toàn, Vinh Hoa ở trong cung được nhà
vua hết sức được yêu chiều. Vua ngỏ ý muốn lấy Vinh Hoa làm vợ, Vinh Hoa tâu nói rồi
14


nàng ôm đàn hát. Nhà vua nghe tiếng đàn mơ màng rồi ngủ thiếp đi, khi tỉnh dậy nhà vua
không thấy Vinh Hoa chỉ thấy trên bàn có ghi mấy chữ:
“Thời lai phong tống tạ Đà giang”
(Thời vận đến, gió đưa lại phía sông Đà)

Nhà vua sai tìm Vinh Hoa khắp nơi không thấy, ít lâu sau tại vùng huyện lỵ Đà Bắc
người ta vớt được xác một phụ nữ quý tộc trôi trên sông và tay có bế một đứa bé con còn
sống, vua Gia Long cho người xem xét nhận ra người chết giống hệt Ngô Thị Vinh Hoa, nhà
vua cho làm ma nàng rất hậu và bắt lập miếu. Đứa bé con được người dân Mường đón về
nuôi.
2.1.2.2. Kiếm sắc
Đặng Phú Lân Quê ở Yên Phú là một trong số những người gần gũi với thế tổ Nguyễn
Phúc Ánh. Cha là Đặng Phú Bình, Bình có một thanh kiếm gia truyền, trước khi chết, Bình
trao kiếm lại cho Lân dặn dò tìm gặp Nguyễn Phúc Ánh, ông nói rằng: "Con ơi, nước đang
có loạn. Tây Sơn bây giờ đang lên như thế chẻ tre. Nhưng ta thấy sức chơi của bọn người
này bất quá chỉ như trọc phú nhà giàu, gánh vác giang sơn sao được ? Ta đồ rằng mệnh Tây
Sơn có hạn. Hiện Gia Ðịnh có Nguyễn Phúc Ánh là nòi vương giả, con gắng vào đấy tìm
xem".
Khi gặp được Nguyễn Phúc Ánh, Lân bấy giờ mới hai mươi tám tuổi. Nguyễn Phúc
Ánh ở Gia Định tìm cách lật đổ Tây Sơn, Khi gặp Lân thấy Lân khôi ngô, ăn nói khoan hòa
mà thủ đoạn táo bạo nên thích và cho ở bên cạnh, đi đâu cũng cho Lân đi theo. Một lần
thuyền Ánh qua cửa Tiền Giang, có bốn người đi theo, trong đó có Lân. Bấy giờ có con cá
sấu rất to cứ bơi theo, đuổi thế nào cũng không được. Mọi người lo sợ, thấy phải có người
nhảy xuống làm mồi cho cá sấu thì mới thoát. Ánh hỏi: “Ai vì nước Việt mà chết?”. Ba
người kia tình nguyện chết, chỉ có Lân ngồi im. Ánh trừng mắt hỏi Lân: “Trượng phu quý
mạng sống thế à?”. Lân chắp tay: “Chúa công đừng giận. Nước Việt thì không ai hại được.
Còn thoát hàm cá sấu, cần gì phí một mạng người!”. Nói rồi nhặt hòn đá ở mạn thuyền ném
15


con vịt giời bay qua. Vịt giời rơi xuống nước, cá sấu thấy vậy vội bỏ thuyền lao đến chỗ vịt
giời. Ánh cười ha hả bảo rằng: “Thế này thì nghiệp ta thế nào Trời cũng cho thành”.
Nhiều lúc Ánh xem ý Lân để liệu xử thế với người lần nào cũng trúng. Có lần, lúc
này thế Ánh như diều gặp gió, trước Tết Nguyên đán, các tướng lĩnh, các nhà hào phú quanh
vùng, cả dân chúng Gia Ðịnh nữa cũng mang lễ vật đến mừng, Ánh cho Lân ra nhận lễ vật.

Lân ra nhận, cho ráo vào cả một kho. Khách đến chúc mừng Ánh, chỉ đi chân tay không mà
vào. Bọn Lê Văn Duyệt, Nguyễn Văn Thành, Võ TÁnh thấy lễ vật của mình cũng bị xếp
cùng với lễ vật những người khác thì căm tức. Bọn này phàn nàn với Ánh, ý trách Ánh để tả
hữu coi thường mình. Ánh cười bảo rằng: “Lân là người có văn, có võ, lại cương trực, trung
thành với chủ, cứ để hắn khu xử. Hắn có cách khu xử của hắn. Những người gần ta không
phải kẻ tầm thường đâu”. Sáng mồng một, lập đàn tế thần, Ánh cho Lân đứng ra chia lộc
thánh. Lân chia phần đều ai cũng như ai, mọi người rất hớn hở. Sau việc này, Ánh hỏi Lân,
Lân đáp: “Nghiệp chúa công chưa thành, thế mà đã có kẻ dâng lễ vật nhiều, dâng lễ vật ít.
Biết lễ vật của từng người, chúa công sau này dùng họ khó…Việc chia phần đều nhau là để
ai cũng thấy mình phải cố gắng". Ánh đồng ý. Ngồi một lúc Ánh nói: “Ngươi là dân Bắc
Hà; ngươi không hiểu dân Ðàng Trong như ta được. Ngươi tưởng làm thế là chu toàn,
nhưng bậc vương giả thích sự tiện lợi hơn cả". Lân bảo: “Chúa công nói phải, căn cơ chỉ
hợp với bần tiện, nhưng đất của Chúa công bây giờ nhiều hơn đất của Tây Sơn hay của Tây
Sơn nhiều hơn ?” . Ánh cau mày đáp: “Ta chỉ vỏn vẹn có ba thước đất chôn thây thôi”. Lân
bảo: “Không phải thế. Chúa công được lòng trời đất, chỉ cần Chúa công thành tâm”. Ánh
ngồi im, lát sau lại hỏi: “Nhạc không nói làm gì. Lữ không nói làm gì. Huệ có cách gì mà
giỏi giang thế ?” Lân đáp: “Huệ giỏi dùng người tài nhưng không giỏi dùng người thường.
Chúa công khác Huệ”. Ánh ngồi im không nói năng gì.
Khi vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) chết, Nguyễn Quang Toản (con trai Quang
Trung) lên ngôi tây sơn chia bè bảy mối, sau này Ánh chiếm Thăng Long thống nhất giang
sơn Ánh trả thù Tây Sơn rất thảm khốc. Ánh chiếm Phú xuân, cướp được một ca nữ xinh đẹp
tên Ngô Thị Vinh Hoa vừa tròn mười tám tuổi. Một hôm, Ánh hứng khởi sai Lân đưa Vinh
Hoa vào bày tiệc và nghe Vinh Hoa hát bài “Triều Thiên Tử”. Sau khi nghe xong, Ánh nói
16


Vinh Hoa hát hay nhưng buồn. Khi khuyên ánh vào nghỉ ngơi, Lân nói: “Chúa công chịu
mệnh trời, gánh nặng hơn người”. Ánh bảo: “Ta chỉ thích như người thường thôi!”. Hôm
sau, Ánh bảo Lân: “Ta đi mà cứ văng vẳng tiếng hát ca nữ bên tai, tiếng gió thổi, tiếng
gươm dao không át được”. Lân bảo: “Chúa công còn nhiều cơ hội nghe hát, nhưng cơ hội

diệt Tây Sơn chỉ có một”.
Ánh họp các tướng bàn kế đánh Thăng Long, khi nghe ý kiến của các tướng và nhất là
của Lân đêm ấy, Ánh thao thức không ngủ được gọi Lân, Lân vào múa kiếm cho xem, sau
khi xem xong thấy kiếm Ánh hỏi và hai người trò chuyện một lúc thì Ánh sai Lân đi kiếm
người ở Bắc Hà và ngỏ ý muốn giữ thanh kiếm của Lân. Ít bữa sau Lân cải trang và ra Bắc
Hà, tìm không thấy ai thích hợp một thời gian sau đến được Thăng Long thì Nguyễn Ánh Đã
vào Thành rồi, Lân gặp Ánh xin chịu tội vì không hoàn thành việc được giao, Ánh ngồi trên
ngai vàng, Lân tự trói mình quỳ sân rồng, Nguyễn Ánh nói vài lời trách phạt rồi sai đao phủ
dùng kiếm gia truyền của Lân để chém đầu.
2.1.2.3. Vàng lửa
Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia long sau khi chiếm Thăng Long thống nhất đất
nước, lúc bấy giờ có một người hay bên cạnh nhà vua là người ngoại quốc tên được vua hay
gọi là Phrăngxoa Pơriê (Phăng) do Pi nhô đờ Bê hen (Bá Đa Lộc) tiến cử. Phăng là người
thích phiêu lưu, Phăng miêu tả nhà vua (tức Ánh) trong bút ký của mình là một người uy
quyền, “khối cô độc lạnh lùng” và thấu đáo mọi chuyện, quyền lực nhà vua nắm lớn hơn
mức mà một người thường có thể chịu được và như vua nói mọi người đều có nhiệm vụ và
sứ mạng riêng.
Trong một chuyến đi săn ở phía Bắc kinh thành Huế, Phăng đi theo vua Gia Long.
Phăng kể: Nhà vua cưỡi ngựa, lưng rất thẳng. ở giữa thiên nhiên, trông ông rạng rỡ mất đi vẻ
đăm chiêu cau có hàng ngày. Ông vui vẻ vào cuộc săn hào hứng. Buổi tối, nói với Phăng,
Gia Long nói: “Khanh biết không, cái lũ chó chết ấy, chúng nó chuẩn bị cả rồi, chỗ nào
trẫm đi qua thì chúng thả thú ra.” Phăng ngạc nhiên hỏi vì sao nhà vua (vốn xuất thân là một
võ tướng) lại chịu được sự nhục mạ ấy. Gia Long cười: “Khanh chẳng hiểu gì. Vinh quang
17


nào chẳng xây trên điếm nhục.” Phăng hỏi nhà vua về các nhà lư tưởng phương Đông.
Phăng nhận thấy Gia Long không quan tâm đến họ. Gia Long bảo: “Tất cả do cay cú đời
sống. Họ là quá khứ. Thời khắc đang sống, là đáng kể.” Nhà vua chăm chú ăn món gân hổ
hơn là tiếp chuyện tôi…

Phăng được phép đi nhiều nơi và có lần ông gặp Nguyễn Du, Phăng so sánh Nguyễn
Du và Gia Long. Nguyễn Du yêu nhân dân mình. Ông đại diện cho nhân dân ở phần u uất
nhất, trữ tình nhất nhưng cũng đáng thương nhất. Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông
chỉ chịu trách nhiệm với mình. Đấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Nhà vua
có cách nhìn thực tiễn với chính từng khắc tồn tại của bản thân mình. Nhà vua biết xót thân.
Nguyễn Du thì khác, Nguyễn Du không biết xót thân. Nguyễn Du thông cảm với những đau
khổ của các số phận đơn lẻ mà không hiểu nổi nỗi đau khổ lớn của dân tộc. Phăng nhận xét:
đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây (ý nói nước Việt) là một cô gái đồng
trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhã, vừa
căm thù nó. Vua Gia Long hiểu điều ấy và đấy là nỗi cay đắng lớn nhất mà ông cùng cộng
đồng phải chịu đựng. Nguyễn Du thì khác, ông không hiểu điều ấy. Nguyễn Du là đứa con
của cô gái đồng trinh kia, dòng máu chứa đầy điển tích của tên đàn ông khốn nạn đã cưỡng
hiếp mẹ mình. Nguyễn Du ngập trong mớ bùng nhùng của đời sống, còn vua Gia Long đứng
cao hẳn ngoài đời sống ấy. Phăng có kể cho nhà vua về Nguyễn Du nhưng nhà vua tỏ vẻ ko
để tâm nghe và tỏ vẻ chán chường. Gia Long không tin học vấn cải tạo được giống nòi. Theo
Gia Long, vấn đề ở chỗ phải đứng lên vươn mình thành một cường quốc. Làm điều đó, phải
có gan chịu đụng sự va xiết trong quan hệ với cộng đông nhân loại. Thói hủ nho và thủ dâm
chính trị sẽ không bao giờ tạo được những quan hệ trong sáng, lành mạnh. Sẽ đến lúc nền
chính trị thế giới giống như món nộm suồng sã, khái niệm thanh khiết ở đấy vô nghĩa.
Năm 1814 Phăng xin nhà vua cho mình đi tìm vàng, sau khi nghe tin phát hiện nơi có
vàng, vua đồng ý và Phăng cùng một số người cùng một số dụng cụ và vũ khí lên đường tìm.
Phăng không ghi gì lại về chuyến đi chỉ được biết qua nhật ký của một người Bồ Đào Nha.
Trong chuyến đi Phăng mới bộc lộ sự tàn bạo qua việc người trong đoàn chết vẫn bỏ mặc, bị
vàng làm cho mờ mắt, nơi họ đến gọi là thung lũng quạ. Khi ở đến ngày thứ ba thì họ bị thổ
18


dân phát hiện và đuổi đi nhưng họ ko màng đến và lỡ tay dùng súng giết chết một người thổ
dân, lúc về trại họ mới phát hiện chiếc đầu người dẫn đường Việt Nam chết, đến tối thì họ bị
tấn công lửa cháy và tên bay khắp nơi, Phăng ôm số vàng và mở đường máu chạy trốn.

Đoạn kết I
Còn ba người sống sót trở về trong đó có Phăng cùng số vàng, Vua vui mừng và giao
cho Phăng quay trở cùng lính để tiếp tục khai thác, sau khi hết giá trị lợi dụng một hôm vua
ban món ăn ngon cho Phăng ăn thì Phăng đột ngột chết giống như biểu hiện trúng độc. Trong
nhật ký của Phăng người ta cũng thấy đươc việc Phăng cũng tiên đoán trước được việc bên
vua như bên hổ không biết khi nào thì sẽ chết.
Đoạn kết II
Chỉ có một mình Phăng sống sót cùng số vàng, Phăng nán lại phủ của Quan huyện
nhờ tín bài của vua Gia Long ban cho, Phăng được con gái quan huyện góa chồng tên Vũ thị
lấy lòng yêu thương, sau khi về kinh gặp vua , Phăng được ban thưởng , nhà vua tiến hành
khai thác mỏ. Lúc bấy giờ bên Pháp ổn định, Phăng xin vua Gia Long cho cùng Vũ Thị và
một số tiền vàng lớn quay về Pháp, về Pháp Phăng lập Ngân hàng và sống giàu có đến già.
Đoạn kết III
Đoàn tìm vàng bị quân lính giết chết chứ không phải thổ dân như nhật ký người bồ
đào nha lầm tưởng, không còn ai sống sót, vua Gia Long thu giữ toàn bộ số vàng mà Phăng
và những người đã chết tìm được, rồi cho người thân cận dòng họ mình tiếp tục khai thác,
cuối đời nhà vua sống trong cung cấm không muốn tiếp xúc với ai và cũng không muốn nhắc
lại chuyện trước kia.
2.2. Tư tưởng chính của Nguyễn Huy Thiệp trong bộ ba truyện ngắn
2.2.1. Những nét khác biệt của bộ ba truyện ngắn so với sự thật lịch sử
Cả 3 truyện Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết đều mượn lịch sử ở thời kì Gia Long với
các nhân vật lịch sử (Nguyễn Ánh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm…), cũng như
19


các nhân vật hư cấu được khoác cho cái áo lịch sử (Phăng, cố đạo tây, Đặng Phú Lân,
Vinh Hoa, Ngô Khải…)
Trong bộ ba Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết người đọc dễ dàng nhận ra những chi tiết
mâu thuẫn như chi tiết về cái chết của Đặng Phú Lân và câu chuyện về tổ phụ của ông Quách
Ngọc Minh là Đặng Phú Lân và Ngô Thị Vinh Hoa trong Kiếm sắc. Bên cạnh đó là việc tác

giả dựng những nhân chứng, vật chứng còn sót lại như ông và lời kể của ông, ngôi mộ đồn là
của bà Vinh Hoa…Nó còn làm cho câu chuyện nửa thực nửa hư, nửa đáng tin nửa đáng ngờ.
Nó vừa như một truyền thuyết , vừa như một giai thoại
Trở lại đối tượng với tư cách là truyện ngắn lịch sử, việc khảo sát lịch sử trong truyện
sẽ không chỉ cho chúng ta biết được nhà văn sử dụng lịch sử như thế nào mà còn có nhiều
khả năng làm lộ diện một vài khía cạnh nào đó trong tư tưởng và nghệ thuật của họ. Trước
hết, có thể nhận thấy danh tính thực hư của các nhân vật trong truyện lịch sử Nguyễn Huy
Thiệp thực ra có nhiều điểm khá thú vị. Ngoại trừ những nhân vật nổi tiếng như Nguyễn
Huệ, Nguyễn Ánh, Nguyễn Du hay những cái tên có thật trong lịch sử nhưng chỉ xuất
hiện với chức năng tạo dựng không gian như Nguyễn Khản, Nguyễn Nghiễm, Ngô Văn
Sở, Ngô Thì Nhậm, Vũ Văn Dũng, Trần Văn Kỷ… thì Nguyễn Huy Thiệp đã sử dụng
một vài cái tên rải rác trong lịch sử, song số phận của họ thì chỉ dính dáng ít nhiều,
hoặc chỉ có thể tìm thấy bóng dáng của họ trong chính sử. Đặng Phú Lân là “một hào kiệt
mà không sử sách nào nhắc đến”, hoàn toàn có thể coi là sự hư cấu của Nguyễn Huy Thiệp.
Tuy nhiên, khi lật lại những trang sử cuối thế kỷ XVIII cái tên Lân được tìm thấy trong chính
sử với một họ khác: Hồ Văn Lân – một trong những người có công gây dựng cơ đồ cho
Nguyễn Ánh. Nhưng số phận của nhân vật trong truyện lại có vẻ gần hơn với Đỗ Thanh
Nhân, vị tướng thân cận với Nguyễn Ánh, từng được phong Ngoại hầu phụ chính Thượng
tướng công. Vị tướng này sau bị giết vì “cậy công lộng quyền” Như thế, Nguyễn Huy Thiệp
đã sử dụng vài chi tiết thực trong cuộc đời hai vị tướng của Nguyễn Ánh, hư cấu nên nhân
vật Đặng Phú Lân. Còn những cái tên Khải, Sâm thật dễ khiến chúng ta liên tưởng tới hình
ảnh chúa Trịnh Sâm vì say đắm Đặng Thị Huệ mà bỏ con trưởng Trịnh Khải, lập con thứ

20


Trịnh Cán, gây ra thù oán cha con, huynh đệ tương tàn và nạn kiêu binh hoành hành, cho dù
số phận của Khải và Sâm trong truyện có vẻ chẳng liên quan gì đến sự kiện này trong sử.
Tuy nhiên, trong Việt sử kỷ yếu, khi viết về sự kiện Tây Sơn đánh ra Bắc Hà lần thứ nhất có
một chi tiết: tướng nhà Lê là Trịnh Khải bại trận và bị Nguyễn Trang đánh lừa, bắt nộp cho

quân Tây Sơn. “Trên đuờng, Trịnh Khải lấy gươm cắt cổ tự tận. Bấy giờ là tháng 6 âm lịch
năm 1786. Nguyễn Huệ sai lấy vương lễ tống táng, rồi vào thành yết kiến vua Lê”. So với
chi tiết “Khải hổ thẹn treo cổ tự tử” cũng là một sự trùng hợp. Và rất nhiều sự khác biệt nữa
nhưng nhóm xin phép được làm rõ hơn sau phần nói về nhân vật.
2.2.2. Cái nhìn mới về con người lịch sử
2.2.2.1. Tiếp cận con người lịch sử ở góc độ đời thường
Trong Kiếm sắc, Nguyễn Huy Thiệp đã nhìn nhận và thể hiện nhân vật Nguyễn
Ánh hoàn toàn trái ngược với cách nghĩ, cách cảm truyền thống. Cho dù có tài năng,
mưu lược, bản tính lại kiêu ngạo, hiếu thắng nhưng cuối cùng vẫn là một con người bình
thường bằng xương bằng thịt. Cảm động sâu sắc trước nhan sắc và vẻ đẹp của Vinh Hoa
nhưng Ánh không thể có được nàng. Ánh không được sống đúng là mình, không được làm
những gì mình muốn bởi Ánh ở ngôi vị đế vương, chỉ được phép cao cả,không được phép
thấp hèn. Có những lúc Ánh chỉ mong là người thường để mặc lòng yêu ghét. Nỗi khát khao
Vinh Hoa thiêu đốt lòng Ánh đến nỗi trên đường hành quân ra bắc mà Ánh cứ nghe “văng
vẳng tiếng hát ca nữ bên tai”.
Tuy nhiên qua chân dung Nguyễn Ánh, con người nhìn thấy sự ích kỷ, đáng thương,
đê tiện, bất lực và cô đơn của chính mình qua hình ảnh những lãnh tụ: họ cũng giống mình,
ham sống, sợ chết. Chẳng hạn, ở trong Kiếm sắc đoạn qua sông gặp cá sấu, Ánh hỏi quần
thần: “Ai dám vì nước Việt mà chết?”, vốn dĩ là ánh sợ con cá sấu đó, đến lúc Lân ném con
vịt trời rớt xuống, cá sấu bỏ đi, Ánh mới cười đắc chí. Hẳn là Ánh lúc đó ham sống, sợ
chết?!.

21


Theo Phăng, Gia Long là một khối cô đơn khổng lồ, biết nước mình nghèo đói, biết
triều đình thiển cận, biết bọn bầy tôi tráo trở, biết vinh quang nào chẳng xây trên điếm nhục,
biết sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền
đê tiện... Biết Ánh chỉ là cái cớ để Thiệp mô tả não trạng của những lãnh tụ độc tài: “Không
tin ai, dùng người lấy chữ hiệp, chữ lễ làm trọng, không coi nhân nghĩa trí tín ra gì”. Ðối

với địch: “Khi nào ta thành nghiệp lớn, ta phanh thây nó, ta chôn ba họ nó.” Ðối với văn
học: “ta chỉ ghét bọn chữ nghĩa thôi, chữ nghĩa chúng nó thối lắm, ngụy biện xảo trá tinh
vi... Ta đến đâu đào hố đến đấy, chôn chúng nó xuống... Rửa đầu óc chúng nó mệt lắm”. Ðối
với nhân tài như Nguyễn Du, con người không phải là một thực thể mà chỉ hiện hữu qua lý
lịch: “Người ấy cha nó là Nguyễn Nghiễm - Anh nó là Nguyễn Khản”, Ðể nắm vững sự tồn
tại của chính quyền, lãnh tụ không dám phá vỡ bất cứ quan hệ nào làm hại đời sống cộng
sinh. Không tin học vấn có thể cải tạo giống nòi.
Nặng tay với Ánh bao nhiêu thì Thiệp đãi Huệ nặng tình chừng ấy. Ðối với
Thiệp: “Huệ không có tội gì, chỉ là người tài bị trời hành”. Về ý thức xã hội, Huệ hơn Ánh:
Huệ thắng trong chiến tranh và không bại trong hòa bình, tỏ ra một lãnh tụ có biệt tài kinh
bang tế thế: “Thời chiến ta lấy kẻ có sức lực làm điểm tựa, thời bình ta lấy kẻ có trí lực làm
điểm tựa”. Ðối với bọn địa chủ, Huệ thương lượng, cộng tác mà không cướp của, giết người
như Ánh: "Nay các ông đến đây, xin các ông vì ta mà mở mang công nghệ, buôn bán cho
nước giàu dân mạnh". Về ý thức dân chủ bình đẳng và trách nhiệm lương tâm, Huệ cũng
hơn Ánh: Huệ đãi Ngô Khải hậu, cho ăn tiệc, Khải chê: "Ngon thì ngon nhưng chưa biết
nấu, hơi ghê ghê vì có vị lợm". Khải phát ngôn như vậy mà Huệ chỉ chỉ cười nhạt, không nói
năng gì.
Trong Phẩm tiết, tác giả không xây dựng hình tượng vua Quang Trung ở tư thế
bách chiến bách thắng với hình ảnh chiếc áo bào đen sạm màu khói súng, mà tái hiện
hình ảnh Quang Trung hết sức đời thường với những cung bậc cảm xúc hết sức phong
phú, đa dạng. Có ba vấn đề thuộc “nghi án lịch sử” về vua Quang Trung mà Nguyễn Huy
Thiệp đã nêu ra trong Phẩm tiết:

22


Thứ nhất, vua Quang Trung có phải là kẻ thiếu bản lĩnh không? Thứ hai, nhà
vua có phải kẻ lỗ mãng không? Thứ ba, vì sao nhà vua chết “không nhắm mắt được”?
Về vấn đề thứ nhất, vua Quang Trung vốn dĩ là một vị tướng lên ngôi, khi đọc Chiếu
lên ngôi, Quang Trung đã đọc: “Trẫm đã hai lần gây dựng họ Lê, thế mà tự quân họ Lê

không biết giữ xã tắc, bỏ nước đi vong, sĩ dân Bắc Hà không hướng về họ Lê mà chỉ trông
mong vào trẫm”. Một vị tướng lên ngôi như Quang Trung, ắt hẳn là một người có bản lĩnh,
đâu thể dễ dàng để người khác coi thường?. Thế mà trong truyện, khi hỏi Vinh Hoa về vận
Tây Sơn, khi nghe vận mình chỉ có “vài ngày”, Quang Trung nghe mà chỉ ngồi im chứ
không phản ứng gì.
Về vấn đề thứ hai, về nhân cách vua Quang Trung, ta biết trong lịch sử, ông là vị vua
anh minh, cư xử mẫu mực, rất coi trọng người tài, kể cả khi lên ngôi vua, ông vẫn không
dám coi thường đại huynh của mình. Vậy mà trong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, vua
Quang Trung lại hiện ra lỗ mãng, trước khi tái bản và chỉnh sửa truyện của Thiệp, bản gốc
Phẩm tiết có đoạn Quang Trung sau khi nghe Ngô Khải chê thức ăn có vị lợm, nhà vua la hét
om sòm rồi nói rằng: “Ta cho mày ăn cứt xem mày có chê lợm không?” Nói rồi nhà vua cầm
phất trần quật ngang miệng Khải, quát tả hữu nọc ra đánh, nhét cứt vào mồm, lột truồng
đuổi Khải về nhà. Sự trót dại và hớ hênh của Khải đã làm vua Quang Trung giận, nhưng sự
tức giận của một nhà vua phải khác với cơn giận của một kẻ vũ phu. Có dáng gì chỉ với một
câu nói mà vua lại để hỏng việc lớn? Đây cũng là một câu hỏi lớn trong ý định dựng truyện
của Nguyễn Huy Thiệp.
Về vấn đề thứ ba, tại sao vua Quang Trung chết mà không nhắm mắt? Theo lịch sử,
ta biết rằng trước khi chết vua Quang Trung đã dặn dò các tướng phải lo trả mối quốc thù ở
Gia Định, trong khi đó Nguyễn Huy Thiệp lại nói trong truyện rằng trước lúc hấp hối, vua
chỉ chăm chăm nhìn vào Vinh Hoa? Rồi chỉ đến lúc Vinh Hoa vuốt mắt chỉ bằng ngón út thì
nhà vua mới nhắm mắt được? Như vậy chúng ta thấy hành động của Vinh Hoa không phải là
ghét, mà có thể coi là khinh.
Qua ba vấn đề trên, ta nên đặt ra một câu hỏi là: phải chăng tác giả đã hạ bệ một
hình tượng lịch sử của dân tộc? Hay chỉ đang nhìn người anh hùng ấy cũng như bao
con người khác trên trần gian?. Nếu nhìn khách quan, thì ta phải biết rằng, ở mọi hoàn
23


cảnh, vua Quang Trung cũng phải sống, cũng phả hành động như con người, biết yêu, biết
giận, biết nổi nóng…, tất cả những gì Nguyễn Huy Thiệp viết khách quan mà nói khá chân

thật. Vua Quang Trung không đóng kịch, không ngụy trang, ông vốn dĩ là nông dân, là võ
tướng thì tại sao ta lại bắt ông phải là thánh, là một nhà chính trị xa lạ?
Nguyễn Huy Thiệp cũng muốn gợi nhắc cho độc giả rằng: Quang Trung qua bao
nhiêu năm đều được người đời đánh giá là hoàn hảo, song, trên thực tế ông ấy vẫn có
những vết đen, những khuyết điểm của người thường. Nguyễn Huy Thiệp đã tỏ ra bản
lĩnh đi theo con đường sáng tác riêng của mình, đây có lẽ là một trong những nét đổi
mới khá rõ khi nhìn về nhân vật lịch sử.
Nhân vật tiếp theo là Ngô Thị Vinh Hoa. Vinh Hoa là ai? Có phải là công chúa Ngọc
Hân, vợ Quang Trung, hay Ngọc Bình, em út của Ngọc Hân, được Lê Hiển Tông gả cho
Quang Toản mà sau này Nguyễn Ánh đưa vào Huế làm Thứ Phi, sinh ra Quảng Oai và
Thường Tín Quận Công chăng? Không thể biết được. Vinh Hoa mang màu sắc huyền thoại,
kỳ bí. Thiệp bịa. Vậy mà nếu muốn thật, thì chắc chắn nàng lại là nhân vật thật nhất, trong ba
người: Vinh Hoa là một người đàn bà, đẹp và Vinh Hoa là vinh hoa. Cả ba yếu tố đều thật
100%.
Là người đàn bà, Vinh Hoa mang bộ mặt của tầng lớp nhân dân, giai cấp bị trị, mà các
thế quyền tranh cướp, hiếp đáp, vắt đến kiệt lực. Sống kiếp nô lệ qua hai triều, cuối cùng là
cái chết trôi sông. Vinh Hoa đẹp, cái đẹp biểu trưng nghệ thuật. Nghệ thuật làm sao có thể
chung chạ với thế quyền? Khi bị thế quyền xâm phạm, làm nhục thì nghệ thuật chết. Phải
chăng Vinh Hoa là định mệnh của Trương Chi thời Huệ-Ánh?
Sau cùng có thể Vinh Hoa chỉ là Vinh Hoa: là con người từ thứ dân đến lãnh tụ đều bị
mê hoặc. Vinh hoa không sờ mó được nhưng có uy lực trên con người. Vinh hoa là cặn bã
mà thế quyền thải ra mà con người khát khao mơ ước, là mũ mã trạng nguyên, vì nó mà
người ta uốn cong ngòi bút, vì nó mà có các quan văn nghệ, vì nó mà văn nghệ tố cáo văn
nghệ, vì nó mà văn nghệ tuyệt tình với văn nghệ và cũng vì nó chúng ta có hàng kho chữ
nghĩa mà lọc ra không được một bát ân tình. Xây dựng hai vị vua bên cạnh một tài nữ, có

24


lẽ ngụ ý của tác giả là: dù bất kỳ kẻ cầm quyền nào, dù chính hay tà, đều không thể

dung hòa với cái đẹp (tức bà Vinh Hoa).
Trong Vàng lửa, Gia Long hiện lên qua cách nhìn của một nhân vật ngoại quốc.
Dưới cách nhìn ấy, Gia Long dù là người “đóng vai trò rất giỏi trong triều đình”, nhưng lại
là “một khối cô đơn khổng lồ”, trên đỉnh cao danh vọng mà mình khổ công để tạo dựng.
Dưới con mắt ngoại quốc, Phăng nhận xét: “Vua Gia Long không đại diện cho ai, ông
chỉ chịu trách nhiệm với mình. Ðấy là điều vĩ đại nhưng cũng đê tiện khủng khiếp. Ông
khủng khiếp ở khả năng dám bỡn cợt với tạo hóa, dám mang cả dân tộc mình ra lường gạt,
phục vụ cho chính bản thân mình.” Việc thống nhất đất nước dựa vào sức mạnh ngoại bang
được đánh giá: “Bệ hạ đẩy vạn con người vào cuộc đao binh là trò chơi sao?”, “Ðã ai hiểu
việc chúa công dùng Bá Ða Lộc, dùng người ngoại quốc? Chúa công còn phải mang tiếng
ba trăm năm”.
Phăng là một khuôn mặt lạ lùng trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp. Phăng là
một trong những người Pháp “giúp” vua Gia Long đánh “giặc” Tây Sơn. Không phải tình cờ
mà Phăng rớt vào Vàng Lửa. Phăng vào với chủ đích. Phăng là con dao nhiều lưỡi, là sự
nhập nhằng đen trắng, Phăng vừa sáng suốt, vừa độc ác, vừa thông minh, vừa tham lam, vừa
là kẻ xâm lăng vừa bị tiêu diệt. Phăng như một tấm gương phản chiếu sự tương phản trong
cùng một thực thể, giúp người đọc mở rộng tầm nhìn về tất cả mọi vấn đề: từ lãnh vực lịch
sử, chính trị đến kinh tế, văn hóa... Phăng chính là sự hoài nghi mà con người đã đánh mất
trong một cộng đồng bao cấp lâu ngày trở nên manh mục và có óc nhất trí cao độ. Người kể
chuyện nhìn Phăng dưới một góc cạnh. Phăng tự thuật dưới một góc cạnh khác. Người Bồ
Ðào Nha nhìn Phăng dưới một lăng kính khác nữa. Phăng xét Nguyễn Du một cách. Gia
Long tiếp nhận lời Phăng nói về Nguyễn Du một cách khác. Ðến cái kết về Phăng cũng có ba
cách kết. Cuộc đời là một mớ bòng bong, mỗi người chỉ nắm một phần sự thật và nắm cả cái
quyền nói dối. Nguyễn Huy Thiệp tung Phăng như một trái hoả mù cho mọi người cay mắt,
để họ nhìn thấy cái đáng ngờ, cái hoài nghi trước bất cứ một dữ kiện gì. Dĩ nhiên dữ kiện
lịch sử nằm trong hoài nghi đó. Phăng triệt tiêu khả năng nhất trí tiên thiên trong xã hội chỉ

25



×