Tải bản đầy đủ (.pdf) (140 trang)

Thiết kế và cài đặt các dịch vụ mạng cho đại học nội vụ trên nền window server

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.59 MB, 140 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đồ án với sự giúp đỡ tạo điều kiện của Trường
Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông – Đại Học Thái Nguyên, sự góp
ý của các bạn và đặc biệt là sự hướng dẫn trực tiếp, chỉ bảo tận tình của thầy giáo
ThS: Đỗ Đình Cường em đã hoàn thành đề tài cùng với bản báo cáo đúng thời
gian quy định.Với khả năng và thời gian có hạn nên không tránh khỏi những thiếu
sót, em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện của thầy cô giáo
để em hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu trong thời gian tới.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy, cô giáo trong
Trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin Và Truyền Thông - ĐH Thái Nguyên đã
chỉ bảo em. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo đã hướng dẫn, hỗ
trợ và chỉ dạy em hoàn thành tốt chương trình và bản báo cáo này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đỗ Như Thuyết

1


2


LỜI CAM ĐOAN
Nhận thức được Đồ án tốt nghiệp là sản phẩm hoàn thiện của sinh viên
CNTT khi ra trường, cần tới sự miệt mài của bản thân và nhất là sự hướng dẫn chỉ
bảo tận tình của các Thầy cô giáo. Em đã tổng hợp các kiến thức được học cùng
kinh nghiệm và số liệu khảo sát thực tế nhằm hoàn thành Đồ án tốt nghiệp của
mình.
Em xin cam đoan: Nội dung Đồ án của em không sao chép nội dung cơ bản


của bất kỳ Đồ án nào và là sản phẩm của chính bản thân em nghiên cứu thực tế xây
dựng lên. Mọi thông tin và nội dung sai lệch em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước Hội đồng bảo vệ.
Thái Nguyên, tháng 06 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đỗ Như Thuyết

3


4


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
LỜI CAM ĐOAN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2
MỤC LỤC. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
LỜI NÓI ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1. Mạng máy tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1. Lịch sử phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2. Phân loại mạng máy tính. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.2. Đặc trưng kỹ thuật của mạng máy tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.1. Đường truyền. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.2.2. Kỹ thuật chuyển mạch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.3. Hệ điều hành mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.3.1. Mô hình client – Server. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.3.2. Đặc điểm của mô hình Client – Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.4. Giới Thiệu Về Windows Server 2008 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.4.1. Tính năng vượt trội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.4.2. Yêu cầu phần cứng cài Windows Server 2008 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.5. Các tính năng của Windows Server 2008 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.5.1. Công cụ quản trị Server Manager . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.5.2. Windows Server Core . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MẠNG CỦA ĐẠI HỌC
NỘI VỤ TRÊN NỀN WINDOW SERVER. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.1. Giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.1.1. Lịch sử phát triển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
5


2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.3. Khảo sát hiện trạng mạng của đơn vị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.3.1. Khảo sát hiện trạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống mạng cũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
2.4. Phân tích các yêu cầu từ phía đơn vị và chọn cách cài đặt cho hệ thống mạng . 24
2.4.1. Yêu cầu của hệ thống . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
2.4.2. Yêu cầu thiết kế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.4.3. Cài đặt dịch vụ mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.5. Thiết kế và thi công hệ thống thiết bị mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.5.1. Mô hình mạng logic tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.5.2. Bảng dự tính các thiết bị lắp đặt hệ thống mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI CÁC DỊCH VỤ MẠNG . . . . . . . 34
3.1. Dịch vụ DNS Server. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.1.1. Cấu hình DNS Server. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
3.1.2. Bổ xung các bản ghi DNS vào DNS Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
3.2. Dịch vụ DHCP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

3.2.1. Cấu hình DHCP Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.3.2. Cấu hình cấp phát IP động trên máy client . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
3.3. Dịch vụ IIS (Web server) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
3.3.1. Triển khai web lên Web Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.4. Dịch vụ FTP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.4.1. Cấu hình FTP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
3.4.2. Thiết đặt bảo mật cho FTP. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
3.5. Dịch vụ File Services . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
3.5.1. Tạo một Quota . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
3.5.2. Dịch vụ quản lý Quản lí File Screen . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
3.6. Terminal Services . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
3.6.1. Kết nối Terminal Server . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
6


3.7. Tạo User,Ou, Group, cách thiết lập Policy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
3.7.1. Tạo User, Ou bằng giao diện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.7.2. Tạo Group. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Mô hình liên kết các máy tính trong liên kết mạng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Hình 1.2: Mô hình client – server. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Hình 2.2: Mô hình mạng logic tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
Hình 2.3: Mô hình mạng logic tầng 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
Hình 2.4: Mô hình mạng logic tầng 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Hình 2.5: Mô hình mạng logic tầng 3. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
Hình 2.6: Mô hình mạng logic tầng 4. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
Hình 2.7: Mô hình mạng logic tầng 5. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

Bảng 1.1: Yêu cầu phần cứng Windows Server 2008 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
Bảng 2.1: Bảng dự tính các thiết bị lắp đặt hệ thống mạng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

LỜI NÓI ĐẦU
Để đáp ứng được những yêu cầu công việc trong lĩnh vực công nghệ thông
tin thì việc thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích các công nghệ mới là yếu
tố không thể thiếu với bất kỳ kỹ sư công nghệ thông tin nào.
Theo thống kê của Spiceworks thì 59.8% các tổ chức và doanh nghiệp Châu
Á Thái Bình Dương đang sử dụng phiên bản Windows Server 2003 cho thấy
những thách thức mà các chuyên gia CNTT phải đối mặt về an ninh, rủi ro về tuân
thủ chính sách và cơ hội để hiện đại hóa theo nhu cầu “Ưu tiên Di động, Ưu tiên
Đám mây”. Hệ điều hành này đã hơn 12 năm và sẽ hết hỗ trợ từ Microsoft vào
ngày 14/7/2015. Nếu các đơn vị sử dụng Windows Server 2003 sau thời điểm
7


dừng hỗ trợ, những máy chủ này có thể thường xuyên bị tổn hại vì không được cập
nhật các bản vá bảo mật mới. Điều này là vấn đề cực kì nghiêm trọng, nếu tính đến
tốc độ phát triển vũ bão của những hiểm họa an ninh hiện nay.Windows Server
2003 sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị tấn công từ các lỗ hổng là rất cao. Để theo kịp
thời đại, nâng cao bảo mật hệ thống và để hệ thống của mình có thể được hỗ trợ tốt
nhất và tương thích với những sản phẩm mới như SharePoint 2010, SQL 2010,
Windows 7… thì ta cần phải nâng cấp hệ thống sao cho phù hợp.
Để tìm hiểu về quá trình nâng cấp hệ thống lên Windows Server 2008 và
một số dịch vụ mạng của Window Server 2008, em xin chọn đề tài:
“Thiết kế và cài đặt các dịch vụ mạng cho Đại học Nội Vụ trên nền Window
Server”.
Là một sinh viên ngành công nghệ thông tin, sau một thời gian tìm hiểu về
đề tài, dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Đỗ Đình Cường em đã thu được
một số kết quả. Sau đây em xin báo cáo kết quả đã thu thập được trong thời gian

vừa qua.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Mạng máy tính
1.1.1. Lịch sử phát triển
Vào những năm 50, những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng các
bóng đèn điện tử nên kích thước rất cồng kềnh và tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc
nhập dữ liệu vào máy tính được thực hiện thông qua các bìa đục lỗ và kết quả được
đưa ra máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng.
Đến giữa những năm 60, cùng với sự phát triển của các ứng dụng trên
máy tính và nhu cầu trao đổi thông tin với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã
nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ,
và đây chính là dạng sơ khai của hệ thống máy tính.
Đến đầu những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời
cho phép mở rộng khả năng tính toán của các trung tâm máy tính đến các vùng ở
xa. Đến giữa những năm 70, IBM đã giới thiệu một loạt các thiết bị đầu cuối được
tiết kế chế tạo cho lĩnh vực ngân hàng, thương mại. Thông qua dây cáp mạng các
thiết bị đầu cuối có thể truy cập cùng một lúc đến một máy tính dùng chung. Đến
năm 1977, công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường hệ điều hành mạng
của mình là “Attache Resource Computer Network” (Arcnet) cho phép liên kết các
máy tính và các thiết bị đầu cuối lại bằng dây cáp mạng, và đó chính là hệ điều
hành mạng đầu tiên.
1.1.2. Phân loại mạng máy tính
Mạng máy tính là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau bởi các
đường truyền theo một cấu trúc nào đó và thông qua đó các máy tính trao đổi
thông tin qua lại cho nhau.
Đường truyền là một hệ thống các thiết bị truyền dẫn có dây (Wired

Transmisson Media), không dây (Wireless Transmisson Media) dùng để chuyển
các tín hiệu điện tử từ máy này sang máy khác. Các tín hiệu điện tử đó là các giá trị
9


dữ liệu dưới dạng các xung nhị phân (on-off). Tất cả các tín hiệu được truyền giữa
các máy tính đều thuộc một dạng sóng điện từ.
Đường truyền kết nối có thể là: Cáp đồng trục, cáp đôi xoắn, cáp quang,
các đường truyền tạo nên cấu trúc mạng.
Mạng máy tính ra đời xuất phát từ nhu cầu chia sẻ và dùng chung dữ
liệu.
Không có hệ thống mạng thì dữ liệu trên các máy tính độc lập muốn chia
sẻ với nhau phải thông qua việc in ấn, sao chép qua đĩa mềm, CD ROM,…điều
này gây ra rất nhiều bất tiện cho người sử dụng.
Các máy tính được kết nối thành mạng cho phép các khả năng:
- Sử dụng chung một phần mềm tiện ích.
- Chia sẻ kho dữ liệu dùng chung.
- Trao đổi thông điệp hình ảnh.
- Dùng chung các thiết bị ngoại vi ( máy in, máy Fax, modem…).
- Giảm thiểu chi phí và thời gian đi lại.
- Rất an toàn cho dữ liệu và phần mềm.

Hình 1.1: Mô hình liên kết các máy tính trong liên kết mạng
1.2. Đặc trưng kỹ thuật của mạng máy tính
10


1.2.1. Đường truyền
Là thành tố quan trọng của một mạng máy tính, là phương tiện dùng để
truyền các tín hiệu điện tử giữa các máy tính. Các tín hiệu điệu tử đó chính là các

thông tin, dữ liệu được biểu thị dưới dạng các xung nhị phân (ON_OFF), mọi tín
hiệu truyền giữa các máy tính với nhau đều thuộc sóng điện từ, tuỳ theo tần số mà
ta có thể dùng các đường truyền vật lý khác nhau.
Đặc trưng cơ bản của đường truyền là giải thông nó biểu thị khả năng
truyền tải tín hiệu của đường truyền.
Thông thuờng người ta hay phân loại đường truyền theo hai loại:
- Đường truyền hữu tuyến (các máy tính được nối với nhau bằng các dây
cáp mạng).
- Đường truyền vô tuyến: các máy tính truyền tín hiệu với nhau thông qua
các sóng vô tuyền với các thiết bị điều chế/giải điều chế ớ các đầu mút.
1.2.2. Kỹ thuật chuyển mạch
Là đặc trưng kỹ thuật chuyển tín hiệu giữa các nút trong mạng, các nút
mạng có chức năng hướng thông tin tới đích nào đó trong mạng, hiện tại có các kỹ
thuật chuyển mạch như sau:
- Kỹ thuật chuyển mạch kênh: Khi có hai thực thể cần truyền thông với
nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và duy trì kết nối đó cho tới khi
hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ truyền đi theo con đường cố định đó.
- Kỹ thuật chuyển mạch thông báo: thông báo là một đơn vị dữ liệu của
người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi thông báo có chứa các
thông tin điều khiển trong đó chỉ rõ đích cần truyền tới của thông báo. Căn cứ vào
thông tin điều khiển này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế
tiếp trên con đường dẫn tới đích của thông báo.
- Kỹ thuật chuyển mạch gói: ở đây mỗi thông báo được chia ra thành nhiều
gói nhỏ hơn được gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói
tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gửi) và
11


địa chỉ đích (người nhận) của gói tin. Các gói tin của cùng một thông báo có thể
được gởi đi qua mạng tới đích theo nhiều con đường khác nhau.

1.3. Hệ điều hành mạng
Hệ điều hành mạng là một phần mềm hệ thống có các chức năng sau:
- Quản lý tài nguyên của hệ thống, các tài nguyên này gồm:
Tài nguyên thông tin (về phương diện lưu trữ) hay nói một cách đơn giản là
quản lý tệp. Các công việc về lưu trữ tệp, tìm kiếm, xoá, copy, nhóm, đặt các thuộc
tính đều thuộc nhóm công việc này.
+ Tài nguyên thiết bị. Điều phối việc sử dụng CPU, các ngoại vi... để tối ưu
hoá việc sử dụng.
- Quản lý người dùng và các công việc trên hệ thống.
Hệ điều hành đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng, chương trình ứng dụng
với thiết bị của hệ thống.
- Cung cấp các tiện ích cho việc khai thác hệ thống thuận lợi (ví dụ
FORMAT đĩa, sao chép tệp và thư mục, in ấn chung ...) Các hệ điều hành mạng
thông dụng nhất hiện nay là các hệ điều hành của Microsoft, Unix, Linus,
Novell,...
1.3.1. Mô hình client – Server
Mô hình client-server là một mô hình nổi tiếng trong mạng máy tính, được
áp dụng rất rộng rãi và là mô hình của mọi trang web hiện có. Ý tưởng của mô
hình này là máy con (đóng vài trò là máy khách) gửi một yêu cầu (request) để máy
chủ (đóng vai trò người cung ứng dịch vụ), máy chủ sẽ xử lý và trả kết quả về cho
máy khách.

12


Hình 1.2: Mô hình client – server
1.3.2. Đặc điểm của mô hình Client – Server
Với mô hình trên chúng ta nhận thấy rằng mô hình client/server chỉ mang
đặc điểm của phần mềm không liên quan gì đến phần cứng mặc dù trên thực tế yêu
cầu cho một máy server là cao hơn nhiều so với máy client. Lý do là bởi vì máy

server phải quản lý rất nhiều các yêu cầu từ các clients khác nhau trên mạng. Ưu
và nhược điểm chính Có thể nói rằng với mô hình client/server thì mọi thứ dường
như đều nằm trên bàn của người sử dụng, nó có thể truy cập dữ liệu từ xa (bao
gồm các công việc như gửi và nhận file, tìm kiếm thông tin, …) với nhiều dịch vụ
đa dạng mà mô hình cũ không thể làm được.
Mô hình client/server cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp
các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ
thông tin địa lý (GIS) … Một trong những vấn đề nảy sinh trong mô hình này đó là
tính an toàn và bảo mật thông tin trên mạng. Do phải trao đổi dữ liệu giữa 2 máy ở
2 khu vực khác nhau cho nên dễ dàng xảy ra hiện tượng thông tin truyền trên mạng
bị lộ.
 Mô hình Client
Client Trong mô hình client/server, người ta còn định nghĩa cụ thể cho một
13


máy client là một máy trạm mà chỉ được sử dụng bởi 1 người dùng với để muốn
thể hiện tính độc lập cho nó. Máy client có thể sử dụng các hệ điều hành bình
thường như Win9x, DOS, OS/2… Bản thân mỗi một client cũng đã được tích hợp
nhiều chức năng trên hệ điều hành mà nó chạy, nhưng khi được nối vào một mạng
LAN, WAN theo mô hình client/server thì nó còn có thể sử dụng thêm các chức
năng do hệ điều hành mạng (NOS) cung cấp với nhiều dịch vụ khác nhau (cụ thể là
các dịch vụ do các server trên mạng này cung cấp), ví dụ như nó có thể yêu cầu lấy
dữ liệu từ một server hay gửi dữ liệu lên server đó…
Thực tế trong các ứng dụng của mô hình client/server, các chức năng hoạt
động chính là sự kết hợp giữa client và server với sự chia sẻ tài nguyên, dữ liệu
trên cả 2 máy Vai trò của client Trong mô hình client/server, client được coi như là
người sử dụng các dịch vụ trên mạng do một hoặc nhiều máy chủ cung cấp và
server được coi như là người cung cấp dịch vụ để trả lời các yêu cầu của các
clients. Điều quan trọng là phải hiểu được vai trò hoạt động của nó trong một mô

hình cụ thể, một máy client trong mô hình này lại có thể là server trong một mô
hình khác.
Ví dụ cụ thể như một máy trạm làm việc như một client bình thường trong
mạng LAN nhưng đồng thời nó có thể đóng vai trò như một máy in chủ (printer
server) cung cấp dịch vụ in ấn từ xa cho nhiều người khác (clients) sử dụng. Client
được hiểu như là bề nổi của các dịch vụ trên mạng, nếu có thông tin vào hoặc ra thì
chúng sẽ được hiển thị trên máy client.
 Mô hình Server
Server còn được định nghĩa như là một máy tính nhiều người sử dụng
(multiuser computer). Vì một server phải quản lý nhiều yêu cầu từ các client trên
mạng cho nên nó hoạt động sẽ tốt hơn nếu hệ điều hành của nó là đa nhiệm với các
tính năng hoạt động độc lập song song với nhau như hệ điều hành UNIX,
WINDOWS… Server cung cấp và điều khiển các tiến trình truy cập vào tài nguyên
của hệ thống. Các ứng dụng chạy trên server phải được tách rời nhau để một lỗi
14


của ứng dụng này không làm hỏng ứng dụng khác.
Tính đa nhiệm đảm bảo một tiến trình không sử dụng toàn bộ tài nguyên hệ
thống. Vai trò của server. Như chúng ta đã bàn ở trên, server như là một nhà cung
cấp dịch vụ cho các clients yêu cầu tới khi cần, các dịch vụ như cơ sở dữ liệu, in
ấn, truyền file, hệ thống… Các ứng dụng server cung cấp các dịch vụ mang tính
chức năng để hỗ trợ cho các hoạt động trên các máy clients có hiệu quả hơn. Sự hỗ
trợ của các dịch vụ này có thể là toàn bộ hoặc chỉ một phần thông qua IPC.
Để đảm bảo tính an toàn trên mạng cho nên server này còn có vai trò như là
một nhà quản lý toàn bộ quyền truy cập dữ liệu của các máy clients, nói cách khác
đó là vai trò quản trị mạng. Có rất nhiều cách thức hiện nay nhằm quản trị có hiệu
quả, một trong những cách đang được sử dụng đó là dùng tên Login và mật khẩu.
1.4. Giới Thiệu Về Windows Server 2008
1.4.1. Tính năng vượt trội

Microsoft Windows Server 2008 là hệ điều hành máy chủ windows thế hệ
tiếp theo của hãng Microsoft được phát hành vào 4/2/2008.
Các tính năng được cải thiện mạnh mẽ so với phiên bản 2003:
+ An toàn bảo mật.
+ Truy cập ứng dụng từ xa.
+ Quản lý server tập trung.
+ Các công cụ giám sát hiệu năng và độ tin cậy.
+ Failover clustering và hệ thống file.
Hỗ trợ trong việc kiểm soát một cách tối ưu hạ tầng máy chủ, đồng thời tạo
nên một môi trường máy chủ an toàn, tin cậy và hiệu quả hơn trước rất nhiều.
Microsoft Windows Server 2008 có thể giúp các chuyên gia công nghệ
thông tin có thể kiểm soát tối đa cơ sở hạ tầng của họ và cung cấp khả năng quản
lý và hiệu lực chưa từng có, là sản phẩm hơn hẳn trong việc đảm bảo độ an toàn,
khả năng tin cậy và môi trường máy chủ vững chắc hơn các phiên bản trước đây.
Windows Server 2008 cung cấp những giá trị mới cho các tổ chức bằng
15


việc bảo đảm tất cả người dùng đều có thể có được những thành phần bổ sung từ
các dịch vụ từ mạng. Windows Server 2008 cũng cung cấp nhiều tính năng vượt
trội bên trong hệ điều hành và khả năng chuẩn đoán, cho phép các quản trị viên
tăng được thời gian hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Windows Server 2008 được thiết kế để cung cấp cho các tổ chức có được
nền tảng sản xuất tốt nhất cho ứng dụng, mạng và các dịch vụ web từ nhóm làm
việc đến những trung tâm dữ liệu với tính năng động, tính năng mới có giá trị và
những cải thiện mạnh mẽ cho hệ điều hành cơ bản.
Cải thiện hệ điều hành cho máy chủ Windows.Thêm vào tính năng mới,
Windows Server 2008 cung cấp nhiều cải thiệm tốt hơn cho hệ điều hành cơ bản
so với hệ điều hành Windows Server 2003.
1.4.2. Yêu cầu phần cứng cài Windows Server 2008

Trong thực tế sẽ có thay đổi tùy thuộc vào mục đích tiếp theo sau khi cài đặt
và những ứng dụng cung cấp cho hệ thống mà bạn nên xem xét lại cấu hình phần
cứng trước khi cài đặt.

16


Bảng 1.1: Yêu cầu phần cứng Windows Server 2008
Component

Requirement
Minimum: 1.4GHz x64 (processor)
Note: với Windows Server 2008 R for

Prosessor

Itanium-Bases Systems yêu cầu dùng vi
xử lí Intel Itanium 2 processor.
Minium: 512 MB RAM
Maxmum: 8GB (Foundation) hoặc 2

Memory

TB (Enterprise, Datacenter, và Itaniumbase Systems)
Minimum: 32 GB hoặc hơn nữa.
Note: Server có cấu hình RAM 16 GB

Disk Spac Requiements

trở lên yêu cầu nhiều dung lượng đĩa

cứng hơn nữa.
Độ phân giải tối thiểu Super VGA

Display

(800x600).

1.5. Các tính năng của Windows Server 2008
1.5.1. Công cụ quản trị Server Manager
Server Manager là một giao diện điều khiển được thiết kế để tổ chức và
quản lý một server chạy hệ điều hành Windows Server 2008. Người quản trị có thể
sử dụng Server Manager với những nhiều mục đích khác nhau.
 Quản lý đồng nhất trên một server
 Hiển thị trạng thái hiện tại của server
 Nhận ra các vấn đề gặp phải đối với các role đã được cài đặt một cách
dễ dàng hơn.
 Quản lý các role trên server, bao gồm việc thêm và xóa role
 Thêm và xóa bỏ các tính năng
17


 Chuẩn đoán các dấu hiệu bất thường
 Cấu hình server: có 4 công cụ ( Task Scheduler, Windows Firewall,
Services và WMI Control).
 Cấu hình sao lưu và lưu trữ: các công cụ giúp bạn sao lưu và quản lý ổ
đĩa là Windows Server Backup và Disk Management đều nằm trên Server
Manager.
1.5.2. Windows Server Core
Server Core là một tính năng mới trong Windows Server 2008. Nó cho phép
có thể cài đặt với mục đích hỗ trợ đặc biệt và cụ thể đối với một số role.

Tất cả các tương tác với Server Core được thông qua các dòng lệnh.
Server Core mang lại những lợi ích sau:
 Giảm thiểu được phần mềm, vì thế việc sử dụng dung lượng ổ đĩa cũng
được giảm. Chỉ tốn khoảng 1GB khi cài đặt.
 Bởi vì giảm thiểu được phần mềm nên việc cập nhật cũng không nhiều.
+ Giảm thiểu tối đa những hành vi xâm nhập vào hệ thống thông qua các port được
mở mặc định.
 Dễ dàng quản lý.
Server Core không bao gồm tất cả các tính năng có sẵn trong những phiên
bản cài đặt Server khác. Ví dụ như .NET Framework hoặc Internet Explorer.

18


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MẠNG CỦA
ĐẠI HỌC NỘI VỤ TRÊN NỀN WINDOW SERVER
2.1. Giới thiệu
2.1.1. Lịch sử phát triển
+ Tên Đơn vị: Đại học Nội vụ.
+ Tên giao dịch quốc tế (Tiếng anh): The journal of Home Affairs Scientific
Research.
+ Tên viết tắt: JHASR.
+ Địa chỉ trụ sở chính: 36 Xuân La – Phường Xuân La – Tây Hồ - Hà Nội.
+ Năm thành lập:
- Giai đoạn từ 1971 – 2005 (trường Trung cấp)
 Giai đoạn từ 2005 – 2011 (trường Cao đẳng)
 Giai đoạn từ tháng 11/2011 (trường Đại học)
+ Vốn điều lệ: 20.000.000.000 đồng ( Hai mươi tỷ đồng ).
Đứng trước yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới hiện nay của đất nước, thực
trạng nguồn nhân lực ngành Nội vụ hiện còn hạn chế, số lượng, chất lượng chưa

ngang tầm với đòi hỏi của tình hình mới. Trình độ và năng lực của cán bộ công
chức, viên chức cònthiếu hụt. Công tác phát triển nguồn nhân lực từ khâu tạo
nguồn, đào tạo gặp nhiều khó khăn nên vẫn chưa đạt được những kết quả như
mong muốn. Trong thực tế Bộ Nội vụ chưa có trường đại học đào tạo nguồn nhân
lực phục vụ nhiệm vụ quản lý của Bộ. Do vậy, Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội vụ đã
chủ trương sớm thành lập trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực có trình độ
cao, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nghiệp vụ, bám sát nhiệm vụ quản lý của Bộ, nhất
là những lĩnh vực mà chưa có một trường đại học nào đào tạo. Chủ trương đó đã
được triển khai bằng Quyết định số 1121/QĐ-BNV ngày 04/10/2010 của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Quy hoạch Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội
từ năm 2010 đến năm 2020”, trong đó có việc nâng cấp Trường Cao đẳng Nội vụ
19


Hà Nội thành Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chính vì vậy, Bộ Nội vụ đã chỉ đạo Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội xây
dựng Dự án thành lập Trường Đại học Nội vụ góp phần xây dựng một đội ngũ cán
bộ, công chức trong sạch, vững mạnh có đầy đủ phẩm chất, năng lực để đáp ứng
yêu cầu, đòi hỏi củathời kỳ phát triển mới của đất nước là thực sự cần thiết.
Thực hiện chủ trương của Ban cán sự Đảng bộ Bộ Nội vụ, Trường Cao
đẳng Nội vụ Hà Nội khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết như cơ sở vật
chất, tài chính, năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ, giảng viên để nâng cấp trường
lên đại học. Ngày06/4/2011 Trường đã có Tờ trình số 237/CĐNV-HCTC đề nghị
Bộ Nội vụ chỉ đạo vàcho phép Trường tiến hành các thủ tục thành lập Trường Đại
học.
Ngày 22/4/2011Bộ trưởng Bộ Nội vụ ký văn bản số 1396/BNV-TCCB gửi
Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép Trường làm các thủ tục để thành lập Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội. Trên cơ sở hồ sơ dự án tiền khả thi thành lập Trường Đại học,
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành lấy ý kiến các đơn vị có liên quan và ngày
31/5/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo có Tờ trình số 277/TTr-BGDĐT trình Thủ

tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Ngày 13 tháng 7 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản số
1160/TTg-KGVX về đồng ý chủtrương thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trên cơ sở nâng cấp Trường Caođẳng Nội vụ Hà Nội.
Ngày 23 tháng 7 năm 2011 Hội đồng thẩm định Liên Bộ do Bộ Giáo dục và
Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính đã tiến hành thẩm định
thực tế các điều kiện và đồng ý đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng
Chính phủ thành lậpTrường Đại học Nội vụ Hà Nội trên cơ sở nâng cấp Trường
Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.Theo kết luận của Hội đồng thẩm định, ngày 10/10/2011
Bộ Giáo dục và Đào tạo cóTờ trình số 1013/TTr-BGDĐT trình Thủ tướng Chính
phủ về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Ngày 14/11/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2016/QĐ20


TTg về việc thành lập Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Đến tháng 11/2011, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên, giáo viên của
Trường là 224 người. Trong đó giảng viên, giáo viên cơ hữu là 147 người trong đó
có 13 tiến sĩ (2 PGS; 11 tiến sĩ), 10 nghiên cứu sinh, 50 thạc sĩ, 28 học viên cao
học và46 đại học.
Ngoài ra Trường còn có 199 giảng viên thỉnh giảng, trong đó có 23 giáo sư,
phó giáo sư,76 tiến sĩ, 10 nghiên cứu sinh, 90 thạc sĩ… đến từ các viện nghiên cứu,
các đơn vị thuộc Bộ Nội vụ, một số trường đại học, học viện khác đã có cam kết
tham gia giảng dạy.
2.1.2. Lĩnh vực hoạt động
Xây dựng chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển trường qua từng giai
đoạn, kế hoạch hoạt động hàng năm.
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ đại học và sau đại học các
ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ và các ngành nghề khác theo nhu
cầu xã hội khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép.
Xây dựng và triển khai các trường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp

ứng nhu cầu xã hội và hội nhập quốc tế.
Các cấp, xác nhận văn bằng, chứng chỉ theo thẩm quyền.
Tuyển dụng, quản lý công chức, viên chức, xây dựng đội ngũ giảng viên
của trường đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu
độ tuổi và giới, đạt chuẩn về trình độ được đào tạo, tham gia vào quá trình điều
động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đối với nhà giáo, cán bộ, nhân
viên.
Tuyển sinh và quản lý người học.
Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật, sử
dụng nguồn thu từ hoạt động, kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, mở
rộng sản xuất, kinh doanh và chỉ các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật theo đúng yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá
21


.
Xây dựng hệ thống giáo trình , tài liệu, trang thiết bị dạy – học phục vụ các
ngành nghề đào tạo của trường và nhu cầu xã hội.
Tổ chức hoạt động công nghệ thong tin, ứng dụng, phát triển và chuyển
giao công nghệ tham gia giải quyết những vấn đề về kinh tế - xã hội của địa
phương và đất nước, thực hiện dịch vụ khoa học, sản xuất kinh doanh theo quy
định của pháp luật.
2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị
Mô hình tổ chức quản lý của đơn vị được xây dựng phù hợp với đặc điểm
nhà trường, tạo thuận lợi và có hiệu quả trong quá trình triển khai công việc cũng
như các công cụ quản lý của nhà quản lý cấp cao nhất.
Bộ máy quản lý của đơn vị được tổ chức theo kiểu trực tuyến. Đứng đầu là
Hiệu trưởng của trường, dưới là các Phó Hiệu trưởng phụ trách các lĩnh vực; kế
đến là các phòng chức năng sau đó là đội ngũ nhân viên.


22


Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của nhà trường
- Ban giám hiệu: Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ
trường Bộ Giáo dục và Đào tạo về các mặt hoạt động của Trường, phụ trách chung
các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệu trưởng theo
23


quy định của pháp luật.
- Hội đồng khoa học và đào tạo: Có nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại
điều 13 điều lệ Trường đại học ban hành kèm theo quyết định số 70/2014/QĐ –
TTg ngày 10/12/2014 của thủ tướng chính thủ ban hành.
- Hội đồng tư vấn: Hội đồng tư vấn của trường có trách nhiệm tư vấn cho
Hiệu trưởng về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát
việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường với cộng đồng và xã hội, bảo đảm
thực hiện mục tiêu giáo dục. Hội đồng tư vấn của trường có nhiệm vụ sau đây:
+ Tư vấn về mục tiêu, chiến lược, các dự án và kế hoạch phát triển của nhà
trường.
+ Tư vấn về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động
của nhà trường để trình Bộ nội vụ.
+ Tư vấn chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của trường.
+ Giám sát việc huy động và sử dụng các nguồn nhân lực của nhà trường.
 Quản lý đào tạo: Phòng Quản lý đào tạo là đơn vị thuộc Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội, có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc xây dựng
chiến lược phát triển đào tạo của Trường; quản lý, tổ chức đào tạo, triển khai thực
hiện công tác tuyển sinh; công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng theo quy định
của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
 Tổ chức cán bộ: Phòng Tổ chức cán bộ là đơn vị thuộc Trường Đại học

Nội vụ Hà Nội, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng quản lý và thực hiện
công tác tổ chức bộ máy; quy hoạch và quản lý đội ngũ công chức, viên chức,
người lao động; chế độ chính sách; công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật; công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, pháp chế trong Trường.
 Quản trị thiết bị: Phòng Quản trị - Thiết bị là đơn vị thuộc Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, có chức năng tham mưu giúp Hiệu trưởng trong công tác xây
dựng cơ bản, quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật; lập dự án
cải tạo, sửa chữa, mua sắm và bảo dưỡng các trang thiết bị; thanh lý tài sản.
24


 Hợp tác quốc tế: Phòng Hợp tác quốc tế là đơn vị thuộc Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng về công tác phát triển,
quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế.
 Công tác sinh viên: Tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục - Đào tạo và của địa
phương trong công tác HSSV, tiến hành các biện pháp thích hợp đưa công tác sinh
viên vào nề nếp, đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch và dân chủ trong công
tác HSSV và đảm bảo cho HSSV thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình.
 Phòng Hành chính Tổng hợp: Là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội, có chức năng tham mưu, giúp việc Hiệu trưởng thực hiện quản lý về công
tác hành chính, lễ nghi, khánh tiết, văn thư, lưu trữ, cải cách hành chính, thi đua
khen thưởng, pháp chế, thông tin, tổng hợp của Trường, điều phối hoạt động của
các đơn vị thuộc Trường theo chương trình, kế hoạch làm việc.
 Thanh tra: Tham mưu giúp Hiệu trưởng thực hiện quyền thanh tra nội bộ
về Giáo duc & Đào tào trong phạm vi Nhà trường nhằm tăng cường hiệu lực quản
lý, bảo đảm và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của Trường. Tổ chức việc
tự kiểm tra, thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Trường theo qui định của pháp
luật về thanh tra; bảo đảm cho Nhà trường hoạt động theo pháp luật và thực hiện
nguyên tắc pháp chế.

 Văn hóa thông tin - xã hội: Là đơn vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
có trình độ đại học, sau đại học và thấp hơn trong lĩnh vực quản lý văn hóa, thông
tin thư viện và các ngành nghề khác có liên quan; hợp tác quốc tế; nghiên cứu
khoa học và triển khai áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội.
 Tổ chức và quản lý nhân lực: Khoa Tổ chức và quản lý nhân lực là đơn
vị thuộc Trường Đại học Nội vụ Hà Nội có chức năng tổ chức thực hiện quá trình

25


×