Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TÔM ĐÔNG LẠNH BLOCK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.37 KB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

****

BÁO CÁO TRUY XUẤT NGUỒN GỐC
Chủ đề: TRUY XUẤT NGUỒN GỐC VỚI SẢN
PHẨM TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CẤP ĐÔNG
NGUYÊN CON BLOCK

Nha Trang, tháng 1 năm 2017


MỤC LỤC
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
2


A. Tổng quan:
1. Tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam:
Tôm chân trắng (Penaeus vannamei hoặc Litopenaeus vannamei) có
nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ưu điểm như: tỷ lệ sống cao, sinh
trưởng tốt trong điều kiện độ mặn biến động lớn (thậm chí khi độ mặn
bằng 0), có khả năng kháng bệnh cao, dễ sinh sản và gia hoá, nên
được nhiều nước ưu tiên phát triển (nhất là các nước châu Á). Ngay khi
đạt kích cỡ 35g trở lên, tôm đã dễ dàng bắt cặp và sinh sản trong điều
kiện nuôi nên rất thuận lợi cho khâu kiểm soát, lựa chọn giống. Hiện sản
lượng tôm thế giới có tốc độ tăng bình quân là 20%/năm - đạt 3,2 triệu
tấn với giá trị 11 tỷ USD. Các nước phát triển rất ưa chuộng mặt hàng
tôm chân trắng vì sức hấp dẫn về giá.


Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
3


Cuối năm 2012, cả nước có 185 cơ sở sản xuất giống tôm chân
trắng, sản xuất được gần 30 tỷ con. Sang năm 2013 (tính đến hết tháng
5), cả nước có 103 cơ sở sản xuất giống tôm chân trắng, cung cấp cho
thị trường 3,5 tỷ con. Số trại sản xuất tôm chân trắng và tôm sú chủ yếu
tập trung tại các tỉnh Nam Trung Bộ, trong đó Ninh Thuận, Bình Thuận,
Khánh Hoà và Phú Yên chiếm khoảng 40% trong tổng số trại sản xuất
giống tôm của cả nước (tương đương với 623 trại). Sản lượng giống
tôm nước lợ ở khu vực này chiếm khoảng 70% tổng sản lượng giống
tôm của cả nước. Bên cạnh đó, các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
cũng là những địa phương sản xuất giống tôm chân trắng cung cấp
lượng lớn tôm giống cho thị trường. Tuy nhiên, chất lượng tôm giống
hiện nay không đồng đều. Tại những cơ sở có uy tín, con giống được
tiêu thụ tốt, giá cao. Nửa đầu năm 2013, giá tôm giống nhìn chung ổn
định tại các tỉnh phía Nam. Song, tại các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh,
Thái Bình, Nam Định, do chi phí vận chuyển tăng cao, giá tôm giống
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
4


cũng tăng lên. Giá giống tôm chân trắng dao động trong khoảng 80-90
đồng/con.
Năm 2012, cả nước có tới 106 nghìn ha diện tích tôm nuôi nước lợ
bị thiệt hại. Sang năm 2013 (tính đến ngày 27/4), diện tích tôm nuôi bị
thiệt hại khoảng 14,6 nghìn ha; trong đó, diện tích tôm chân trắng bị thiệt
hại là 666 ha (chiếm gần 9% diện tích thả nuôi).6 tháng đầu năm 2013,
17% diện tích thả nuôi tôm chân trắng bị thiệt hại - tương đương với

3.081 ha (trong khi tôm sú thả nuôi chỉ bị thiệt hại 3,8%).So với cùng kỳ
năm 2012, diện tích tôm sú thả nuôi bị thiệt hại bằng 65%, nhưng với
tôm chân trắng thì con số này lên tới 125%. Diện tích nuôi tôm bị bệnh
tập trung chủ yếu ở vùng ĐBSCL và một số tỉnh khu vực Trung Trung
Bộ. Theo báo cáo tại buổi Họp báo về tình hình dịch bệnh nuôi tôm
nước lợ năm 2012, hội chứng hoại tử gan tuỵ xảy ra chủ yếu ở các vùng
nuôi tôm thân canh và bán thâm canh, xảy ra ở hầu hết các tháng trong
năm, nhưng mức độ dịch bệnh trầm trọng nhất từ tháng 4 đến tháng 7,
chiếm 75% tổng diện tích báo cáo bị bệnh trong cả năm.

Hình 1:Biểu đồ diện tích sản lượng tôm thẻ chân trắng qua các
năm

 Lợi thế:
Tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam còn rất nhiều tiềm năng để đầu tư
phát triển tôm chân trắng, trong đó, tôm cỡ nhỏ là một lợi thế mà Việt
Nam cần tích cực khai thác.Theo tính toán của các chuyên gia thuỷ sản,
chi phí sản xuất tôm chân trắng nguyên liệu thông thường chỉ bằng 0,40,5 chi phí sản xuất tôm sú. Tuy nhiên, để có thể khai thác thành công
các tiềm năng và lợi thế ở tôm chân trắng, Việt Nam cũng cần phải kiểm
soát tốt dịch bệnh.
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
5


Như vậy, về nuôi trồng thuỷ sản, tôm chân trắng đang gặp khá
nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản, mặt hàng
này lại đang khẳng định được vị thế. 7 tháng đầu năm 2013, trong khi
xuất khẩu tôm sú chỉ tăng 1,3% so với cùng kỳ năm 2012 (đạt xấp xỉ 680
triệu USD) thì xuất khẩu tôm chân trắng đạt 609 triệu USD, tăng 51,5%
so với cùng kỳ năm 2012, chiếm 43,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu

tôm của Việt Nam. Giá đầu tư thấp, mùa vụ nuôi ngắn, có khả năng
thích ứng tốt trong điều kiện nuôi rộng muối, cho năng suất cao, kích cỡ
tôm phù hợp với nhu cầu tiêu thụ của thế giới… là những điều kiện để
tôm chân trắng chiếm được vị trí ưu tiên trong nuôi trồng thuỷ sản tại
Việt Nam.
 Hạn chế:

Đầu những năm 2000, Việt Nam cũng đã hạn chế phát triển loài
tôm này. Đến năm 2006, ngành thuỷ sản đã cho phép nuôi bổ sung tôm
chân trắng tại các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bình Thuận, nhưng vẫn cấm
nuôi tại khu vực ĐBSCL. Đầu năm 2008, nhận thấy thị trường thế giới
đang có xu hướng tiêu thụ mạnh mặt hàng tôm chân trắng của Thái Lan,
Trung Quốc… và sản phẩm tôm sú nuôi của Việt Nam bị cạnh tranh
mạnh, hiệu quả sản xuất thấp, Bộ NN&PTNT đã ban hành Chỉ thị số
228/CT-BNN&PTNT cho phép nuôi tôm chân trắng tại vùng ĐBSCL
nhằm đa dạng hoá sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu, giảm áp lực cạnh
tranh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của các nước trong khu vực và
trên thế giới.
Các vùng nuôi có độ mặn thấp, tỷ lệ mắc bệnh ít hơn so với vùng
nuôi có độ mặn cao. Các tháng nhiệt độ thấp, mùa mưa, tỷ lệ xuất hiện
bệnh thấp hơn các tháng mùa khô, nhiệt độ cao. Hội chứng hoại tử gan
tuỵ cấp tính gây chết tôm ở giai đoạn 15-40 ngày sau khi thả nuôi. Tôm

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
6


ngừng ăn, bơi chậm, vỏ mỏng, màu tôm nhợt nhạt. Gan tuỵ có biểu hiện
sưng, nhũn, teo.
2. Thị trường tiêu thụ: Liên minh Châu Âu (EU):


Nhu cầu tôm trên thị trường EU đã đẩy kim ngạch nhập khẩu tăng
trưởng mạnh trong năm nay, bất chấp tình trạng khủng hoảng tài chính tại
một số quốc gia thành viên. Đồng Euro mạnh lên so với USD trong những
tháng gần đây là yếu tố tích cực thúc đẩy người tiêu dùng EU tăng chi
tiêu. Các sản phẩm tôm từ châu Á và Hoa Kỳ Latin đều được hưởng lợi
từ yếu tố trên. Trong quý 1/2011, kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh của
EU từ các nước ngoài EU tăng 19,1% về lượng và 42,7% về giá trị so với
cùng kỳ năm 2010. Tổng lượng nhập khẩu đạt 103.972 tấn, trị giá 515,5
triệu EUR, tương đương 736 triệu USD. Sự tăng giá trị mạnh các mặt
hàng tôm nhập khẩu cho thấy giá tôm trên thị trường quốc tế hiện duy trì
ở mức cao. Đến cuối tháng 6, tôm vẫn giữ giá cao chủ yếu do nguồn
cung thiếu hụt từ các nước châu Á và nhu cầu mạnh tại các thị trường
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
7


lớn. Kim ngạch nhập khẩu tôm của các thị trường lớn thuộc EU, trừ Pháp
và Đan Mạch, đều chịu ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính
hiện tại. Tuy vậy, kim ngạch nhập khẩu tôm của Tây Ban Nha vẫn ở mức
cao, tăng 44% so với quý 1/2010. Kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh
tăng 43%, tôm chế biến tăng gần gấp đôi về lượng. Thị trường Anh cũng
tăng trưởng mạnh nhập khẩu. Kim ngạch nhập khẩu tôm đông lạnh tăng
19%, kim ngạch nhập khẩu tôm chế biến tăng cao hơn. Kim ngạch nhập
khẩu tôm của Đức và Ý cũng lần lượt tăng 6,7% và 8%. Kim ngạch nhập
khẩu tôm của Pháp và Đan Mạch giảm nhẹ về lượng nhưng tăng mạnh
về giá trị.
 Tuân thủ hoặc tương đương (Điều 11 của Qui định (EC)

số178/2002)

Thực phẩm nhập khẩu vào Cộng đồng Châu Âu để bày bán ởthị
trường bên trong Cộng đồng Châu Âu phải tuân thủ theo:
-

Những yêu cầu có liên quan của luật thực phẩm , hoặc
Những điều kiện kèm theo đã được Cộng đồng Châu Âu thừa

-

nhận ít nhất là tương đương, hoặc
Khi có một thoả thuận đặc biệt giữa Cộng đồng Châu Âu và
nước xuất khẩu, với các yêu cầu đã bao hàm trong đó.
 Trách nhiệm của các nhà nhập khẩu thực phẩm (Điều 19
của Qui định (EC) số 178/2002)

Nếu một doanh nghiêp thực phẩm bị coi là hoặc có lí do để tin rằng
một loại thực phẩm đã nhập khẩu không tuân thủ các yêu cầu về an
toàn thực phẩm, người ta sẽ tiến hành ngay lập tức các thủ tục để rút
tên loại thực phẩm nghi vấn ra khỏi thị trường mà thực phẩm đã thoát
khỏi sự kiểm soát trực tiếp của doanh nghiệp thực phẩm ban đầu và
thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về việc này.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
8


3. Tổng quan về Công ty Nha Trang Seafoods:
3.1. Giới thiệu chung:
-


Công ty Cổ Phần Nha Trang Seafoods được thành lập vào ngày
10/11/1976 và chuyển sang Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods

-

vào ngày 06/08/2004.
Trụ sở chính: Số 58 B đường Hai Tháng Tư - phường Vĩnh Hải -

-

thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa.
Điện thoại: (+84)583.831033, (+84)583.831040
Fax: (+84)583.831034.Email:, nhatrangseafoods@.v

-

nn.vn,
Website: www.nhatrangseafoods.com.vn
3.2. Ngành nghề kinh doanh:
- Đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.
- Chế biến Thủy sản. Chế biến thực phẩm.
- Kinh doanh dịch vụ khách sạn.
- Nhà Hàng
- Xây dựng, kinh doanh địa ốc;
- Vận tải hàng hóa, hành khách;
- Sản xuất, gia công, lắp đặt máy, thiết bị công nghiệp và thiết bị
lạnh;
- Mua bán máy móc thiết bị và vật tư. Mua bán rượu, thuốc lá điếu
sản xuất trong nước.
- Khai thác nước khoáng nóng. Khai thác bùn khoáng.

- Sản xuất và kinh doanh nuớc đá cây.

Sản phẩm chính : Tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh; các loại hải sản khô và
tẩm gia vị.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
9


3.3. Năng lực sản xuất:
Trên 12.000 tấn nguyên liệu/năm, doanh số xuất khẩu trên 50.000.000
usd/năm.
3.4. Số lượng công nhân viên:
Trên 1.700 người.
3.5.

Phương châm hoạt động:

- Chính sách chất lượng ưu tiên hàng đầu.
- Liên tục áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hệ thống quản lý chất
lượng đạt tiêu chuẩn ACC,HACCP, GMP, ISO 9001-2000, BRC. Nổi
tiếng về chất lượng, Nha Trang Seafoods luôn khẳng định thương hiệu,
uy tín với khách hàng và ngày càng mở rộng thị trường xuất khẩu. Thị
trường xuất khẩu chính: EU
- Trong quá trình hoạt động và phát triển, công ty đã vinh dự được
Nhà nước tặng thưởng một Huân chương Lao động hạng Nhất (năm
1996), hai Huân chương Lao động hạng Nhì (năm 1985, 1994) và một
Huân chương Lao động hạng Ba (năm 1981), được Bộ Thương mại
tặng danh hiệu đơn vị xuất khẩu uy tín liên tục từ năm 2004 đến nay.
- Sản phẩm xuất khẩu chính : Các loại tôm, mực, cá, ghẹ đông lạnh;

các loại hải sản khô và tẩm gia vị; cụ thể :


Tôm

sú,

tôm

thẻ,

tôm

sắt:

HOSO,

HLSO,

PTO,

PTO

Butterfly,Round Cut, PTO Cooked, PTO Cocktail Sauce, PD, PD
Cooked,…
 Cá Rô phi, Cá ngừ đại dương, cá ngừ sọc dưa, cá thu, cá cờ
kiếm, cá cờ gòn, cá sơn la, cá dấm trắng, cá gáy, cá hồng, cá mú,
cá mó và các loại cá khác với dạng sản phẩm: Nguyên con,
Fillet,Loin, Portion, Steak, Cube, xông CO,…


Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
10




Ghẹ : Nguyên con, Mảnh, Thịt sống, Thịt chín, Thịt nhồi mai, thịt

bọc càng ghẹ, Thịt chín thanh trùng,…
 Mực : Mực nang nguyên con làm sạch, mực nang Sashimi, mực
nang Sushi, mực ống cắt khoanh trụng, mực ống cắt khoanh tươi,
mực ống tube,…
 Bạch tuộc : Nguyên con làm sạch, Cắt khúc sống và chín
 Hải sản khô, tẩm gia vị : Ruốc khô, mực khô còn da và lột da,
mực tẩm; cá các loại khô và tẩm gia vị (cá mai, bò da, liệt chỉ, sơn
thóc,..)
3.6. Thành tựu:
-

Năm 2009 cả nước đã xuất khẩu được 1,15 triệu tấn sản phẩm thủy sản,
đạt giá trị 4,04 tỷ USD chiếm 7,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Trong đó, tôm và cá tra, cá basa vẫn là sản phẩm thủy sản xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam với giá trị tôm là 1,59 tỷ USD chiếm 39,26%

-

và cá tra, cá ba sa là 1,28 tỷ USD chiếm 31,65%.
Đối với công ty CP Nha Trang Seafoods F17, một công ty đã có hơn 30
năm hoạt động trong lĩnh vực chế biến xuất khẩu thủy sản, đứng vị trí thứ
11 trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đông lạnh Việt

Nam [9], với sản phẩm chủ yếu là tôm thẻ đông lạnh, chiếm 80-90% tổng
sản lượng xuất khẩu của công ty, tương ứng hơn 90% giá trị xuất khẩu
giai đoạn 2005-2009. Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ, EU, Nhật,

-

Hàn Quốc.
Đặc biệt, trong năm 2008-2009, sản lượng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu
của công ty chiếm trên 50% tổng sản lượng tôm thẻ Việt Nam xuất khẩu
vào thị trường Mỹ, và chiếm 20% tổng sản lượng tôm thẻ Việt Nam xuất
khẩu vào thị trường thế giới.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
11


4. Tổng quan về Truy xuất nguồn gốc:
4.1. Khái niệm truy xuất nguồn gốc:
-

Theo Codex Alimwntarius: “Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo
dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn

-

của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối.”
Theo Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12: “Truy xuất nguồn
gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông

-


thực phẩm.”
Theo Thông Tư 74/2011/TT-BNNPTNT: “Truy xuất nguồn gốc: là
khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng

-

công đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh.”
Theo quy định 178/2002/EC: Khả năng truy tìm xuyên suốt quá
trình sản xuất, chế biến và phân phối theo thực phẩm, thức ăn cho
động vật hoặc các chất dự kiến sử dụng, hoặc có khả năng hợp

-

thành sản phẩm thực phẩm, thức ăn cho động vật.
Theo Liên minh Châu Âu: “ Truy xuất nguồn gốc là khả năng cho
phép truy tìm tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, chế
biến, phân phối của một sản phẩm thực phẩm, một sản phẩm thức
ăn động vật, một động vật dùng để chế biến thực phẩm hoặc một
chất được dùng để đưa vào, hoặc có thể được đưa vào một sản

-

phẩm thực phẩm hoặc thức ăn cho
động vật.”
Theo ISO 22005: “Truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi sự
chuyển dịch của thức ăn động vật hay thực phẩm qua các bước

-


xác định của quá trình sản xuất, chế biến hoặc phân phối”
Truy xuất nguồn gốc bao gồm việc đánh dấu và dò theo dấu. Với
việc đánh dấu thì các lô sản phẩm sẽ được mã hóa và ghi lại từ
khâu nguyên liệu cho đến tay người tiêu dùng. Tất cả các thông tin
liên quan đến sản phẩm như: nguồn nguyên liệu, nơi thu hoạch,
chế biến và các thông tin khác đều phải ghi rõ trên bao bì sản

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
12


phẩm. Với việc dò theo dấu thì ta sẽ tiến hành dò ngược trở lại từ
sản phẩm đến nguyên liệu khi có yêu cầu của khách hàng.
4.2. Xuất xứ của truy xuất nguồn gốc:
Truy xuất nguồn gôc đã được sử dụng từ lâu đời và trong những
lĩnh vực khác nhau, trong cuộc sống thường ngày cũng như trong sản
xuất nông, lâm, thủy sản,…
Hệ thống truy xuất nguồn gốc đã được sử dụng trong nhiều năm
qua trên thế giới trong một số các ngành khác như hàng không, ô tô và
các ngành công nghiệp dược phẩm.
Đối với các ngành công nghiệp, hệ thống truy xuất nguồn gốc đã
trở thành một yêu cầu chinh đáng trong thương mại quốc tế. Trong thời
gian qua ba thập kỷ qua, trong xu hướng toàn cầu hóa cùng với những
tiến bộ trong nuôi trồng và chế biến thủy sản thì hệ thống truy xuất
nguồn gốc đã trở thành một mối quan tâm lớn khi tình trạng mất an toàn
vệ sinh thực phẩm đang là mối lo và hoang mang cho người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc như một sự
đảm bảo về chất lượng cảu sản phẩm làm cho người tiêu dung tin
tưởng hơn. Trong xu thế hội nhập chung, việc ứng dụng truy xuất nguồn
gốc là phổ biến trên toàn thế giới, tuy có sự gộp chung ở một số khu

vực nhưng sự phân hóa nhiều nhất vẫn là công nghệ sử dụng.
Ban đầu truy xuất nguồn gốc được thể hiện với các hình thức đơn
giản nhất là trên giấy. Năm 2002 với sự phát triển bung nổ trong phân
tích dữ liệu điện tử, hệ thống truy xuất nguồn gốc dựa trên công nghệ
thông tin phải được phát triển. Yêu cầu tối thiểu cho hệ thống truy xuất
nguồn gốc ở mỗi đơn vị được các cơ quan quản lí quốc tế đặt ra trước
tiên là các sản phẩm phải được dán nhãn riêng biệt để cho phép nhận
dạng. Các phương pháp phổ biến nhất là dán nhãn sản phẩm với hệ
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
13


thống mã số mã vạch trong đó EAN13 và mã số UCC12 được sử dụng
nhiều nhất.Các mã số bao gồm các dạng định dạng, nhưng không thể
đọc được băng cách bán lẻ.
Những phát triển mới nhất là việc sử dụng RFID( nhận dạng bằng
tần số radio). Lợi thế của các thẻ này là dễ dàng để đọc. Hệ thống theo
dõi và dám sát truy xuất sử dụng hệ thống quản lí phần mềm, hệ thống
mạng cùng với công nghệ RFID (•hip điện tử RFID, máy đọc, ghi dữ
liệu) và hệ thống mã hóa cho phép nắm bắt và duy trì mọi thông tin về
sản phẩm từ lúc bắt đầu nuôi cho đến khi tới tay người tiêu dùng (bao
gồm tất cả các công đoạn: tạo giống, ươm, nuôi, chế biến, chuyên chở
và phân phối). Khi có bất kì vấn đề gì xảy ra đối với sản phẩm thì doanh
nghiệp có thể truy xuất ngược lại để tìm ra nguyên nhân của vấn đề và
đưa ra giải pháp xử lí kịp thời. Đối với người tiêu dùng họ có thể biết
được mọi thông tin về sản phẩm mình sử dụng như là nuôi ở đâu, điều
kiện môi trường như thế nào, dùng thức ăn gì, v.v… và do đó tạo được
tâm lí an toàn cho người tiêu dùng.
4.3. Phân loại truy xuất nguồn gốc.
- Truy xuất nguồn gốc bên trong: Là các quá trình kinh doanh, dữ liệu

độc quyền một công ty sử dụng trong phạm vi các hoạt động của mình
để thực hiện việc truy tìm nguồn gốc.
- Truy xuất nguồn gốc bên ngoài: Là qua trình kinh doanh xảy ra giữa
các đối tác thương mại và thông tin/ dữ liệu trao đổi truy tìm nguồn gốc.
4.4. Đối tượng của truy xuất nguồn gốc.
- Tất cả các loại thực phẩm và các sản phẩm liên quan trong toàn bộ
chuỗi thực phẩm từ ao nuôi đến nhà bán lẻ.
- Thức ăn chăn nuôi và các nguyên liệu nông nghiệp khác cần dùng để
sản xuất thực phẩm.
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
14


- Các vật liệu tiếp xúc với thực phẩm.
4.5. Lợi ích:
-

Nhờ hệ thống truy xuất nguồn gốc mà doanh nghiệp có thể quản lý
tốt chất lượng sản phẩm, từ khâu nuôi trồng, chế biến cho đến quá

-

trình vận chuyển và phân phối
Dễ dàng phát hiện và xử lý nếu có sự cố xảy ra: doanh nghiệp có thể
biết ngay sự cố phát sinh ở khâu nào và từ đó có biện pháp giải
quyết kịp thời. Đồng thời cải tiến hệ thống để phòng tránh sự cố

-

tương tương tự trong tương lai trong tương lai.

Đảm bảo sự thu hồi nhanh chóng sản phẩm, vì vậy bảo vệ được

-

người tiêu dùng.
Giảm thiểu tác động của việc thu hồi sản phẩm bằng cách giới hạn

-

phạm vi sản phẩm có liên quan.
Giúp khách hàng tin tưởng hơn vào hơn vào chất lượng và an toàn
vệ sinh đối với sản phẩm của Doanh nghiệp, qua đó nâng cao uy tín
trên thương trường.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
15


4.6. Sự bắt buộc Truy xuất nguồn gốc:
-

Truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của một số thị trường
Tác động của các hàng rào kỹ thuật
Truy xuất nguồn gốc để chống gian lận thương mại
Truy xuất nguồn gốc để đảm bảo an toàn vệ sinh nông thủy sản
Truy xuất nguồn gốc để hội nhập sâu hơn trong xu hướng toàn cầu

-

hóa hiện nay

Truy xuất nguồn gốc đáp ứng được yêu cầu quản lý chung của
ngành (cơ sở pháp lý).
4.7. Sự cần thiết của hệ thống Truy xuất nguồn gốc:
4.7.1.Đối với nhà sản xuất (nuôi trồng/chăn nuôi)



Có khả năng điều chỉnh nguyên liệu
Thông tin phản hồi tốt hơn từ các khách hàng trunggian




và từ các khâu xuôi dòng trong chuỗi
Sự chứng minh bằng tài liệu rằng “không sai lỗi”
Có khả năng truy xuất ngược về nguồn sai lỗi, mổxẻ thu
hồi sản phẩm nếu có vấn đề xảy ra

4.7.2.Nhà chế biến và vận chuyển


Giảm chi phí kết nối các dịch vụ thông tin, giảm thiểu thủ



tục
Kiểm soát chất lượng tốt hơn, kiểm tra hàng nhận được




theo đơn đặt
Nhiều thông tin hơn sẽ tạo cơ hội tìm hiểu các đặc tính
khác nhau ảnh hưởng như thế nào chất lượng và năng



suất; tối ưu hóa sảnxuất
Thông tin sản phẩm tạo nên sự trung thành của khác




hàng
Sự chứng minh bằng tài liệu rằng "không sai lỗi“
Có khả năng truy xuất ngược về nguồn sai lỗi, mổ xẻ
thu hồi sản phẩm nếu có vấn đề xảy ra

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
16


4.7.3.Khâu bán lẻ



Tăng tính an toàn đối với nhà cung cấp
Chứng nhận nhà phân phối và có khả năng thực hiện






phân quyền kiểm soát chất lượng
Xác định trách nhiệm / lỗi
Lập hồ sơ các đặc tính sản phẩm
Thông tin sản phẩm tạo nên sự trung thành của khách



hàng
Tiếp cận các dữ liệu gia tăng giá trị mới

4.7.4.Người tiêu dùng


Ưu tiên nhiều hơn đối với các sản phẩm có tư liệu rõ



ràng, thậm chí mua với giá cao hơn
Có thể ưu tiên các sản phẩm phù hợp, các sản phẩm có



nguồn gốc hay đặc tính cụ thể
Sự chứng minh bằng tài liệu về thành phần và phụ gia





trong toàn bộ chuỗi
Sản phẩm sinh thái
Sản phẩm tuân thủ tiêu chí đạo đức

4.7.5.Chính Phủ
-

Kiểm soát tốt hơn hàng hóa và hạn ngạch
Kiểm soát tốt hơn hoạt động nuôi trồng thủy sản
Chuẩn bị tốt hơn cho chính sách ngăn chặn và thu hồi
Hỗ trợ bảo hộ ngành, giảm nguy cơ “con sâu bỏ rầu nồi canh” -

-

một vụ việc xấu xảy làm thiệt hại toàn bộ
Sự chứng minh bằng tài liệu về các đặc tính (nguồn gốc) cần

-

thiết để tính thuế và nghĩa vụ
Sự chứng minh bằng tài liệu tại các điểm xuất khẩu
4.8. Mục tiêu của một hệ thống truy xuất nguồn gốc:

Một hệ thống truy xuất nguồn gốc khi được áp dụng cần phải đạt
được những yêu cầu sau:

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
17



- Đáp ứng những yêu cầu về luật lệ, quy định, chính sách về an toàn
thực phẩm.
- Có khả năng xác định chính xác lịch sử sản xuất sản phẩm.
- Thuận tiện trong triệu hồi sản phẩm bị sự cố.
- Thực hiện đúng theo nguyên tắc “ một bước trước, một bước sau” .
- Truy xuất nguồn gốc được áp dụng nhằm hỗ trợ cho mục tiêu cuối
cùng là an toàn chất lượng sản phẩm.
- Dễ dàng tiếp cận với những thông tin cơ bản của một sản phẩm.
- Xác định được trách nhiệm của cơ sở sản xuất cung ứng trong
chuỗi.
- Có tính khả thi và hiệu quả đối với từng doanh nghiệp khác nhau,
tùy vào từng điều kiện của doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp
phù hợp.
- Giúp cải thiện hiệu quả năng suất và đem lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
- Dễ dàng truy xuất và những thông tin phải đáng tin cậy để cung cấp
cho khách hàng khi cần thiết vì vậy các thông tin phải được mã hóa.
4.9. Phạm vi truy xuất nguồn gốc:
-

Áp dụng cho sản phẩm Tôm thẻ chân trắng nguyên con đông
block tại Công ty Nha Trang SeaFoods xuất khẩu sang thị
trường Châu Âu.
Thực hành truy tìm nguồn gốc từ con giống tới siêu thị
bán lẻ hay nhà khai thác dịch vụ thực phẩm (nghĩa là truy tìm
nguồn gốc bên ngoài).
Áp dụng cho mọi cấp độ sản phẩm và công ten nơ vận
chuyển, bao gồm cả palet, thùng và các vật phẩm tiêu dùng.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block

18


B. NỘI DUNG:
I.

Các yêu cầu của thị trường xuất khẩu:

Các qui định, tiêu chuẩn về nhập khẩu thủy hải sảnvào EU:

-

(Special Import Conditions for the importation

-

of products of animal origin into the European Union)
(EU import conditions for seafood and other fishery
products)
II.

Các qui định về quản lí chất lượng thanh long xuất khẩu
ở Việt Nam:

Các qui định, tiêu chuẩn về chất lượng tôm thẻ chân trắng xuất khẩu:

-

Quyết định 4835/QĐ-BNH-TCTS năm 2015 về hướng dẫn áp
dụng VietGap đối với nuôi thương phẩm tôm chân trắng, tôm sú

do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.

-

Thông tư 45/2010/TT-BNNPTNT quy định điều kiện cơ sở, vùng
nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

-

Chỉ thị 1415/CT-BNN-NTTS nam 2008 về tăng cường quản lý
chât lượng tôm sú, tôm thẻ giống và điều kiện nuôi tôm do Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
19


III.

Chuỗi cung ứng Tôm thẻ chân trắng nguyên con đông
block xuất khẩu của Công ty Nha Trang SeaFoods:

1. Giới Thiệu Về Chuỗi Sản Xuất Cung Ứng Sản Phẩm Cần
Truy Xuất Nguồn Gốc:
1.1. Tên sản phẩm:

-

Tôm thẻ chân trắng nguyên con đông block


Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
20


1.2. Phạm vi áp dụng của hệ thống:
a. Phạm vi áp dụng

Hệ thống truy xuất nguồn gốc này được thiết lập cho chuỗi cung
ứng tôm thẻ chân trắng đông block tại Công ty Nha Trang
SeaFoods
b. Mục tiêu

Vấn đề
Chất

Mục tiêu truy xuất

cụ hỗ trợ

Thẩm tra và kiểm soát khiếu nại liên • Kiểm soát chất lượng
• Thông số nội bộ và
quan đến xuất xứ, nguồn gốc của
ngược dòng
một sản phẩm
• Các phương pháp
• Xác định nguyên nhân gây mất ổn
phân tích nguy cơ và
định về chất lượng và thực hiện
dạng thất bại

hành động sữa chữa
• Hệ thống chứng nhận
• Xác định lô hang
của bên thứ 3


lượng

Sức



khỏe


Nguồn quản lý và công

Thu hồi sản phẩm nhanh và chính • Cơ sở dữ liệu của
xác nhất

dây chuyền

an

toàn
lao
động
Hậu




Giám sát hoạt động vận chuyển, • Thông số của các nhà

cần

giao nhận đúng thời hạn
• Kiểm soát vận chuyển sản phẩm và
phản ứng nhanh khi có sự cố xảy ra
• Nhận biết những thất thoát không
xác định

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
21

cung cấp dịch vụ hậu
cần, vận chuyển


Pháp
luật





Tuân thủ pháp luật
• Hệ thống kiểm soát
Hỗ trợ xác định trách nhiệm
của bên thứ 3
Tham gia đấu tranh chống gian lận

• Lấy mẫu có hệ thống
thông qua giám sát khối lượng và • Cở sở dữ liệu của

dòng hang sản xuất, lưu thong
• Hỗ trợ kiểm soát nhãn hang hóa

từng dây chuyền

Tiếp thị • Bảo vệ thương hiệu
• Bộ phận quản
• Xây dựng, duy trì mối quan hệ mật

khủng khoảng
thiết giữa nhà sản xuất với khách
thương
hang
mại
• Cung cấp thông tin về sản phẩm
cho người sử dụng
• Cải tiến dịch vụ khách hang

2. Phân tích hệ thống truy xuất nguồn gốc:
CHUỖI CUNG ỨNG THỰC PHẨM ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TÔM THẺ
CHÂN TRẮNG NGUYÊN CON ĐÔNG LẠNH
CÔNG TY NHA TRANG SEAFOODS

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
22





HÌnh 2.1. Quy trình truy xuất tại công ty
Với quy trình truy xuất trên ta thấy tại các tác nhân kế liền nhau có
sự liên kết theo hai chiều xuôi và chiều ngược. Điều này thể hiện sự trao
đổi thông tin qua lại giữa các bên với nhau. Vì vậy, để tìm hiểu việc truy
xuất tại công ty, điều đầu tiên là phải nắm sự dịch chuyển của các thông

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
23


tin cần thiết để truy xuất theo chiều xuôi tức là chiều đi từ nguyên liệu
cho đến thành phẩm để xuất khẩu.
Thông qua việc tìm hiểu này, ta sẽ xác định được phương pháp mà công
ty đang áp dụng để truy xuất nguồn gốc sản phẩm dựa theo quá trình
ghi nhận và lưu trữ hồ sơ.
2.1. Theo chiều xuôi:
2.1.1.1.

Đại lý cung cấp thuốc chữa bệnh:

Các đại lý cung cấp các loại thuốc chữa bệnh cho tôm phải có
những hiểu biết về quy định hiện hành, phải cam kết không cung cấp
thuốc chữa bệnh cho tôm có chứa các chất kháng sinh cấm hoặc hóa
chất cấm nằm trong danh mục quy định. Các đại lý là người có thể tư
vấn cho người nuôi về cách sử dụng, liều lượng và khuyến khích họ sử
dụng các loại thuốc khác có hiệu quả điều trị cao mà không nhất thiết
phải dùng kháng sinh. Các đại lý phải có ghi chép rõ ràng về số lượng,
tên loại thuốc .. đã bán cho người nuôi nhằm thuận tiện cho việc kiểm

tra sau này.
2.1.1.2.

Trung tâm con giống:

Trung tâm con giống phải có giấy phép hoạt động, có chứng nhận
của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Trung tâm phải cho ra những
con giống tốt, khoẻ, an toàn, không bệnh tật, không bị nhiễm kháng
sinh, không bị nhiễm vi sinh vật. Trung tâm khi hoạt động cần có nhật ký
ghi chép về tình trạng con giống, thời điểm, liều lượng và loại thuốc
dùng để chữa bệnh cho tôm giống.
2.1.1.3.

Đại lý cung cấp thức ăn:

Hiện nay, hầu như các chủ nuôi đều có thể tự sản xuất thức ăn
cho tôm, họ chỉ cần mua nguyên liệu rồi phối trộn theo tỷ lệ biết trước
nhằm giảm bớt chi phí cho ăn. Các đại lý cung cấp các thành phần để
Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block
24


làm thức ăn cho tôm phải có cam kết thức ăn cho tôm phải hợp vệ sinh,
chứa đủ thành phần các chất dinh dưỡng, không chứa các chất kháng
sinh trong danh mục cấm và nhất là thức ăn không được bị mốc.
2.1.1.4.

Vùng nuôi tôm:

Đối với các vùng nuôi khác yêu cầu phải có giấy cam kết không sử

dụng hóa chất, kháng sinh để chữa bệnh cho tôm nằm trong danh mục
kháng sinh cấm của Việt Nam và quy định hiện hành. Trong đó cam kết
không sử dụng CAP, Nitrofurance, MG, Fluoroquinolones (11 dẫn xuất)
trong suốt quá trình nuôi. Việc sử dụng chất kháng sinh hạn chế nằm
trong danh mục cho phép phải ngưng sử dụng 28 ngày trước khi thu
hoạch. Người nuôi cam kết không sử dụng các loại thức ăn có xuất xứ
không rõ ràng, không bị mốc hoặc hết hạn sử dụng, không chứa các
chất kháng sinh cấm và phải được chứng nhận về tiêu chuẩn chất
lượng.
Trong quá trình nuôi, người nuôi phải ghi lại vào nhật ký nuôi tình
trạng, cách thức nuôi, cách trị bệnh, cho ăn, xử lý ao, nguồn gốc thuốc,
thức ăn... đã sử dụng trong quá trình nuôi.
2.1.1.5.

Nhà máy chế biến:

Sau khi tôm được thu hoạch được vận chuyển về nhà máy, công nhân
bắt đầu thực hiện theo quy trình sản phẩm.
Quy trình:
Nguyên con  rửa  phân cỡ, phân loại  cân  rửa  xếp khuôn
 châm nước, cấp đông  tách khuôn, mạ băng  bao gói, đóng
thùng  rà kim loạibảo quản, vận chuyển.
2.1.1.6.
-

Nhà cung cấp bao bì:

Cung cấp thông tin về thành phần sản xuất ra bao bì

Tôm thẻ chân trắng cấp đông nguyên con Block

25


×