Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Tiếu sử đặng tiểu bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.58 KB, 2 trang )

I.
Tiểu sử Đặng Tiểu Bình
Xuất thân từ tỉnh Tứ Xuyên, ông đến nay vẫn được coi tại Trung Quốc như một nhân vật có tầm
nhìn, người đã thấy được tương lai duy nhất cho đất nước để thoát khỏi đống đổ nát của cuộc
Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông chính là phải xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch cứng nhắc.
Sinh ngày 22/8/1904, ông từng sang Pháp du học năm 16 tuổi, nơi ông gia nhập Đảng Cộng sản
vào năm 1924.
Sau khi học ở một trường đại học tại Moscow thêm một năm nữa, ông về nước năm 1927.
Ông tham gia cuộc cách mạng của Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông đứng đầu và trong những
năm đầu thập niên 1930, ông trở thành một nhân vật chủ chốt của chính quyền ông Mao.
Ông Đặng từng thoát khỏi các vụ thanh trừng chính trị cấp cao.
Hồi đầu thập niên 1980, ông Đặng bác bỏ Cách mạng Văn hóa và trao cho người dân Trung
Quốc nhiều tự do hơn so với hàng thập niên trước. Quan hệ của Trung Quốc với phương Tây
cũng ấm lên đáng kể.
Tuy nhiên, tới cuối thập niên, các chính phủ cộng sản ở châu Âu rạn vỡ, và vào mùa xuân 1989
đã xảy ra các cuộc biểu tình do sinh viên dẫn đầu ở Quảng trường Thiên An Môn, đòi dân chủ.
Cảm thấy Đảng cộng sản mà mình dày công xây dựng đang bị đe dọa, Đặng đã ra lệnh quân đội
chấm dứt các cuộc biểu tình.
Sau đó, ông bỏ đi bơi ở biển Bắc Đới Hà, thuộc tỉnh Hà Bắc.
Hàng trăm, mà có thể là hàng ngàn người đã bị chết hoặc bị thương khi quân đội nã súng vào
đám đông chặn đường vào đêm 3 và 4 tháng Sáu.
Ông Đặng Tiểu Bình qua đời hôm 19/2/1997, thọ 92 tuổi, sau gần 20 năm nắm quyền ở Trung
Quốc, là kỷ nguyên cải cách kinh tế đã luôn là hàng đầu, với mục tiêu giảm đói nghèo, tăng
trưởng kinh tế, giảm khoảng cách giàu nghèo, mức độ giàu nghèo giữa miền đông và các vùng
hẻo lánh miền tây.
II.
Chính sách cải cách
– Tháng 12 – 1978, hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc do Đặng
Tiểu Bình khởi xướng, đã vạch ra đường lối đổi mới, mở đầu cho công cuộc cải cách kinh tế, xã
hội ở Trung Quốc.
– Đến đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XIII (cuối năm 1987) đường lối này được


nâng lên thành đường lối chung cuả Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc.
– Trong giai đoạn đầu sẽ xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.
Lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, kiên trì nguyên tắc:
Con đường xã hội chủ nghĩa. •
Chuyên chính dân chủ nhân dân. •
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Mao Trạch Đông. •
– Thực hiện cải cách mở cửa phấn đấu xây dựng Trung Quốc thành nước xã hội chủ nghĩa hiện
đại hoá, giàu mạnh, dân chủ và văn minh.


3) Thành tựu.
* Kinh tế : Năm 1998, kinh tế Trung Quốc tiến bộ nhanh chóng, đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất
thế giới (GDP tăng 8% – năm), đời sống nhân dân cải thiện rõ rệt.
* Chính trị – xã hội : đời sống nhân dân không ngừng được nâng cao. Thu hồi được Hồng Kông
(7 – 1997) và Ma CaO (12 – 1999)
* Nền khoa học – kỹ thuật, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt thành tựu khá cao (năm 1964, thử
thành công bom nguyên tử; năm 2003: phóng thành công tàu “Thần Châu 5” vào không gian)
* Về đối ngoại : bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam…, mở
rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp
quốc tế.
* Từ sau khi thực hiện cải cách Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, tình hình
chính trị, xã hội ổn định. Vai trò của Trung Quốc nâng cao trên trường quốc tế.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×