Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Chuyên đề Đánh Giá chuỗi cung ứng công ty cổ phần sữa TH True Milk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.49 KB, 33 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

VỎ THỊ THANH TIỀN

ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

CHUYÊN ĐỀ
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101

03/2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA KINH TẾ

VỎ THỊ THANH TIỀN
MSSV: B1412348

ĐÁNH GIÁ CHUỖI CUNG ỨNG
CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH

CHUYÊN ĐỀ
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Ths. NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG



03/2017

LỜI CẢM TẠ
16


Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đối với thầy cô của trường Đại học
Cần Thơ đặc biệt là thầy cô khoa Kinh tế của trường đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành chuyên đề Quản trị kinh doanh .Và em cũng xin chân thành cám
ơn cô Nguyễn Thị Kim Phượng đã nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn
thành tốt chuyên đề học kỳ này.
Trong quá trình thực hiện chuyên đề khó tránh khỏi sai sót, rất mong
thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn
còn hạn chế nên chuyên đề không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp từ thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt nghiệp sắp tới.
Cần Thơ, ngày 09 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện

Vỏ Thị Thanh Tiền

16


CAM KẾT

Tôi xin cam kết chuyên đề này được hoàn thành dựa trên các kết quả thu
thập của tôi và các số liệu trong chuyên đề là trung thực đã được công bố đúng
quy định. Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về chuyên đề của mình.

Cần Thơ, ngày 09 tháng 04 năm 2017
Người thực hiện

Vỏ Thị Thanh Tiền

16


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................

...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
...................................................................................................................
16


MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU..............................................................................................
1.1 Lý do chọn đề tài ....................................................................................................
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................
1.3 Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................
1.3.1 Giới hạn về không gian........................................................................................
1.3.2 Giới hạn về thời gian............................................................................................
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................
1.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................................
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG........................
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY................................................................................
2.1.1 Giới thiệu về công ty............................................................................................
2.1.2 Nhiệm vụ..............................................................................................................
2.1.2.1 Tầm nhìn...........................................................................................................
2.1.2.2 Sứ mệnh.............................................................................................................
2.1.3 Sản phẩm của công ty..........................................................................................
2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG......................................................................
2.2.1 Chuỗi cung ứng....................................................................................................
2.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng.......................................................................................
2.2.3 Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng....................................................................
2.2.4 Cơ cấu chuỗi cung ứng........................................................................................

Chương 3: CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH................
3.1 Nhà cung cấp.........................................................................................................
3.2 Nhà sản xuất..........................................................................................................
3.3 Nhà phân phối.......................................................................................................
3.4 Nhà bán lẻ..............................................................................................................

16


3.5 Khách hàng............................................................................................................
3.6 Đối thủ cạnh tranh Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)..........................
3.7 Thành công và hạn chế trong chuỗi cung ứng của TH.........................................
3.8 Đề xuất giải pháp..................................................................................................
Chương 4: KẾT LUẬN...............................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................

16


DANH SÁCH BẢNG
Trang
Hình 3.1: So sánh chuỗi cung ứng của TH và Vinamilk................................18

16


DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1: 5 tác nhân thúc đẩy chính của chuỗi cung ứng.................................6
Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng...................................................................9

Hình 3.1: Sự khách nhau giữa hai loại bao bì.................................................13

16


Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Sữa là một thực phẩm quan trọng và thiết yếu với nền kinh tế đang phát
triển, thu nhập tăng cùng với việc hiểu biết hơn về lợi ích của sữa khiến nhu cầu
tiêu dùng sữa ngày càng tăng cao ở Việt Nam. Theo dự báo của Hiệp hội Sữa
Việt Nam (VDA), trong những năm tới ngành sữa sẽ tiếp tục tăng trưởng
khoảng 9%, với nhu cầu tiêu thụ đạt 27-28 lít sữa/người/ năm tính đến năm
2020. Vì vậy, thị trường sữa Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ
phát triển rất nhanh với nhiều doanh nghiệp lớn trong nước và các công ty đa
quốc gia. Để có một ly sữa đến với tay người tiêu dùng không chỉ đơn giản là
một vài thao tác, một vài công đoạn...mà là cả một chu trình một chuỗi các hoạt
động đa dạng, phức tạp, liên hoàn và ẩn chứa không ít rủi ro.
Tuy nhiên, tổng sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng
được khoảng 30% nhu cầu, còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Nhiều doanh
nghiệp đã thất bại tuy nhiên cũng có nhiều công ty thu về không ít thành công
nhờ có phương pháp vận hành tốt chuỗi hoạt động hay nói đúng hơn chuỗi cung
ứng của mình và Công ty cổ phần sữa TH True Milk là một ví dụ điển hình
trong số đó. Sự xuất hiện của thương hiệu sữa TH True Milk đã tạo thêm một
điểm sáng cho ngành sữa Việt Nam, khi một quy trình chế biến sữa tươi quy mô
lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế tại Việt Nam. Sự xuất hiện của sữa TH True Milk
được người tiêu dùng đón nhận nhiệt liệt trong giai đoạn thị trường sữa gặp
nhiều biến động. Đóng góp một phần không nhỏ cho sự thành công của sữa TH
True Milk là những hoạt động cung ứng chuyên nghiệp.
Vậy điều gì làm nên thành công của TH True Milk nói chung và của chuỗi

cung ứng sản phẩm của chuỗi cung ứng TH True Milk nói riêng?
Xin hãy cùng tôi tìm câu trả lời thông qua đề tài:
“Đánh giá về chuỗi cung ứng của sản phẩm TH True Milk” sau đây.

10


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết về chuỗi cung ứng.
Nghiên cứu chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH.
Đánh giá chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH.

1.3 Phạm vị nghiên cứu
1.3.1 Giới hạn về không gian
Nghiên cứu được thực hiện trên Công ty cổ phần sữa TH.
1.3.2 Giới hạn về thời gian
Số liệu thực hiện cho nghiên cứu được cập nhật mới nhất tính đến hiện tại
03/2017.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng chuỗi cung ứng của Công ty cổ phần sữa TH.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Thu thập số liệu thứ cấp lấy từ webside của Công ty đã công bố. Cụ thể là từ
danh mục TH True Book, Trang trại TH, Quy trình sản xuất, TH True mart,…

11


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VÀ CHUỖI CUNG ỨNG

2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
2.1.1 Giới thiệu về công ty
Công ty cổ phần Sữa TH - Tên giao dịch: TH Joint Stock Company.
Công ty CP Thực Phẩm Sữa TH thuộc Tập đoàn TH được thành lập với sự
tư vấn tài chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á. Bên cạnh việc kinh
doanh các dịch vụ tài chính và các hoạt động mang tính an sinh xã hội, Ngân
hàng TMCP Bắc Á đặc biệt chú trọng đầu tư vào ngành chế biến sữa và thực
phẩm.
Tập đoàn mang tên TH, viết tắt của hai từ “True Happiness”, có nghĩa là
“Hạnh phúc đích thực”. Đó chính là tâm nguyện của TH mong muốn mang đến
người tiêu dùng những dòng sản phẩm “thật” nhất từ thiên nhiên, bảo toàn vẹn
nguyên tinh túy thiên nhiên và do đó “True” - “Thật” cùng với TH luôn là thành
tố quan trọng trong tên các sản phẩm của chúng tôi là Tươi - Sạch - Tinh túy
thiên nhiên. Đây cũng là lời cam kết bình dị vì những giá trị thật dựng xây hạnh
phúc thực sự của con người.
TH true Milk ra đời mang trong mình 3 thành tố: Nghiêm túc - Kiêu hãnh Chân chính, tự hào là đơn vị đặt viên gạch đầu tiên cho ngành sữa tươi sạch tại
việt Nam, mang trong mình tính đột phá trong ứng dụng công nghệ cao vào nông
nghiệp nông thôn, biến lợi thế đồng đất của cha ông từ ngàn đời nay thành lợi thế
cạnh tranh trên thị trường. TH còn mang trong mình sứ mệnh cao cả là phục vụ
lợi ích con người. Một quốc gia chỉ vững mạnh khi con người được phát triển
toàn diện cả về thể chất và trí tuệ, trong đó yếu tố tiên quyết cho sự phát triển này
không những là nguồn dinh dưỡng thiết yếu như lúa gạo, thực phẩm và các sản
phẩm sữa, mà còn cần có một chế độ chăm sóc bảo vệ sức khỏe bền vững. Con
người là nguồn lực của xã hội, bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ nguồn lực
của xã hội. Với TH, sản xuất ra những dòng sữa tươi sạch, vẹn nguyên hương vị
thiên nhiên cũng chính là để bảo vệ người tiêu dùng. Hãy yêu quý TH vì TH là
niềm tự hào của Việt Nam, hãy là người tiêu dùng thông minh vì sản phẩm của
chúng tôi hoàn toàn nguyên chất từ thiên nhiên.

12



2.1.2 Nhiệm vụ
2.1.2.1 Tầm nhìn
Tập đoàn TH mong muốn trở thành nhà sản xuất hàng đầu Việt Nam trong
ngành hàng thực phẩm sạch có nguồn gốc từ thiên nhiên. Với sự đầu tư nghiêm
túc và dài hạn kết hợp với công nghệ hiện đại nhất thế giới, chúng tôi quyết tâm
trở thành thương hiệu thực phẩm đẳng cấp thế giới được mọi nhà tin dùng, mọi
người yêu thích và quốc gia tự hào.
2.1.2.2 Sứ mệnh
Với tinh thần gần gũi với thiên nhiên, Tập đoàn TH luôn nỗ lực hết mình để
nuôi dưỡng thể chất và tâm hồn Việt bằng cách cung cấp những sản phẩm thực
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên – sạch, an toàn, tươi ngon và bổ dưỡng.
2.1.3 Sản phẩm của công ty
Danh mục sản phẩm hiện nay của công ty tính đến 3/2017 bao gồm: Sữa
Tươi Sạch Thanh Trùng (nguyên chất, ít đường), Sữa Tươi Tiệt Trùng (nguyên
chất, ít đường, có đường, hương dâu, sô cô la, bổ sung collagen, bổ sung canxi),
Sữa Tươi Công Thức ( TOP KID, TH SCHOOL), Sữa Chua Tự Nhiên. Ngoài
dòng sản phẩm sữa TH còn có các loại sản phẩm khác: TH Phomat, Bơ lạt nhiên.
2.2 LÝ THUYẾT CHUỖI CUNG ỨNG
2.2.1 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián
tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao
gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà
bán lẻ và khách hàng.
Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các phòng ban và sự lựa chọn phân phối
nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu; biến đổi nguyên vật liệu
thành bán thành phẩm và thành phẩm; phân phối sản phẩm đến nơi.
Thuật ngữ “Quản lý chuỗi cung ứng” xuất hiện cuối những năm 1980 và
được sử dụng rất phổ biến vào những năm 1990. Thời gian trước đó, hoạt động

kinh doanh đã sử dụng các thuật ngữ như là “hậu cần” và “quản lý hoạt động”
thay thế. Nếu xét quản lý chuỗi cung ứng như là những hoạt động tác động đến
hành vi của chuỗi cung ứng và nhằm đạt được kết quả mong muốn thì chúng ta
có những định nghĩa về quản lý chuỗi cung ứng như sau:

13


▪ “Xét trên tính hệ thống, đó là sự kết hợp chiến lược của các chức năng kinh
doanh truyền thống và những chiến thuật xuyên suốt theo các chức năng đó
trong những công ty riêng biệt; kết hợp những chức năng kinh doanh truyền
thống với chức năng kinh doanh trong chuỗi cung ứng; nhằm mục đích cải
tiến hoạt động trong dài hạn cho nhiều công ty cũng như cho toàn bộ chuỗi
cung ứng”.

▪ “Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải
giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối
lượng công việc hiệu quả nhất trong thị trường đang phục vụ”.
2.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là hoạch định, thiết kế, kiểm soát dòng thông tin
và nguyên vật liệu của chuỗi cung ứng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng
một cách hiệu quả nhất ở hiện tại và tương lai.
Mục tiêu của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và
giảm đồng thời hàng tồn kho và chi phí vận hành”. Theo định nghĩa này, thông
lượng chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh thu từ việc bán cho khách hàng
– khách hàng cuối cùng. Tùy thuộc vào thị trường đang được phục vụ, doanh
thu hay lượng hàng bán ra có nhiều lý do khác nhau. Trong một vài thị trường,
khách hàng sẽ chi trả cho mức độ phục vụ cao hơn. Ở một số thị trường, khách
hàng đơn giản tìm kiếm các mặt hàng có giá thấp nhất.
Mỗi chuỗi cung ứng đều có một kiểu nhu cầu thị trường và các thách

thức kinh doanh riêng nhưng các vấn đề về cơ bản giống nhau trong từng
chuỗi. Các công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng phải quyết định riêng
và chung trong 5 lĩnh vực sau:

14


2.Tồn kho
Sản xuất bao nhiêu và dự trữ bao nhiêu?

1.Sản xuất
Sản xuất cái gì, như thế nào và khi nào?

5.Thông tin
Những vấn đề cơ bản để ra quyết định.

3.Địa điểm
Nơi nào hoạt động tốt nhất cho
hoạt động gì?
Tính đáp ứng và tính hiệu quả

4.Vân tải
Vận chuyển sản phẩm bằng cách nào và khi nào?

Hình 2.1: 5 tác nhân chính của chuỗi cung ứng

Sản xuất: Thị trường muốn loại s ản phẩm nào? Cần sản xuất bao nhiêu
loại sản phẩm nào và khi nào? Hoạt động này bao gồm việc lập kế hoạch
sản xuất chính theo công suất nhà máy, cân đối công việc, quản lý chất lượng
và bảo trì thiết bị.

Hàng tồn kho: Ở mỗi giai đoạn trong một chuỗi cung ứng cần tồn kho
những mặt hàng nào? Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay
thành phẩm? Mục đích trước tiên của hàng tồn kho là hoạt đông như một bộ phận
giảmsốc cho tình trạng bất định trong chuỗi cung ứng. Tuy nhiên, việc trữ hàng
tồn rất tốn kém, vì thế đâu là mức độ tồn kho và điểm mua bổ sung tối ưu?.
Vị trí: Các nhà máy sản xuất và lưu trữ hàng tồn cần được đặt ở đâu? Đâu
là vị trí hiệu quả nhất về chi phí cho sản xuất và lưu trữ hàng tồn? Có nên sử

15


dụng các nhà máy có sẵn hay xây mới. Một khi các quyết định này đã lập cần
xác định các con đường sẵn có để đưa s ản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Vận ch uyển: Làm thế nào để vận chuyển hàng tồn từ vị trí chuỗi cung ứng
này đến vị trí chuỗi cung ứng khác? Phân phối bằng hàng không và xe tải nói
chung là nhanh chóng và đáng tin nhưng chúng thường tốn kém. Vận chuyển
bằng đường biển và xe lửa đỡ tốn kém hơn nhưng thường mất thời gian trung
chuyển và không đảm bảo. Sự không đảm bảo này cần được bù bằng các mức độ
trữ hàng tồn cao hơn.
Thông tin : Phải thu thập bao nhiêu dữ liệu và chia sẻ bao nhiêu thông tin?
Thông tin chính xác và kịp thời sẽ giúp lời cam kết hợp tác tốt hơn và quyết định
đúng hơn. Có được thông tin tốt, người ta có thể có những quyết định hiệu quả
về việc sản xuất cái gì và bao nhiêu, về nơi trữ hàng và cách vận chuyển tốt
nhất.
Tổng của các quyết định này sẽ xác định công suất và tính hiệu quả của
chuỗi cung ứng của công ty.Những gì mà công ty có thể làm và các cách mà nó
có thể thực hiện trong thị trường của nó đều phụ thuộc rất nhiều vào tính hiệu
quả của chuỗi cung ứng.
2.2.3 Nguyên tắc quản lý chuỗi cung ứng
Có 5 nguyên tắc cốt lỗi đóng vai trò hướng dẫn chủ đạo cho những nỗ lực

đơn giản hoá và cải thiện không ngừng tất cả giai đoạn của dây chuyền cung
ứng.
Giá trị sản phẩm: Giá trị đưa ra phải được xác định từ viễn cảnh của các
khách hàng – cho dù giá trị đó là chi phí thấp, dịch vụ tốt nhất, ch ất lượng cao
nhất, hay một giải pháp đơn nhất cho các yêu cầu sản phẩm, dịch vụ.
Tối ưu hoá dòng giá trị: Quy trình sản xuất và hoàn thiện sản phẩm
phải được vạch ra một cách chi tiết để nắmđược mọi rào cản, qua đó nâng cao
giá trị và tối ưu hoá dây chuyền cung ứng.
Chuyển đổi từ các quy trình đứt đoạn s ang m ột dòng chảy kh ông
ngừng. Một khi các rào cản và sự lãng phí được loại bỏ, mục tiêu là để thay thế
lối suy nghĩ “đứt đoạn kế tiếp” và những đánh giá hành động có liên quan bằng
một lối tư duy “dòng chảy không ngừng” về sản phẩm và dịch vụ.
Kích hoạt một sức hút nhu cầu. Cùng với tư duy dòng chảy, các dây
chuyền cung ứng có thể chuyển dịch từ chỗ bị chèo lái bởi các nhu cầu dự đoán

16


tới chỗ có thể được định hướng trực tiếp theo nhu cầu của khách hàng.
Hoàn thiện tất cả các sản phẩm, qu y trình và dịch vụ. Với bốn nguyên
tắc trên, các dây chuyền cung ứng có thể tập trung sự quan tâm chú ý của họ
vào việc cải thiện hiệu suất, chi phí, thời gian quy trình và chất lượng khách
hàng như số lượng giao nhận luân phiên và phương thức vận chuyển) cũng
nhưtính linh hoạt (ví dụ, có khả năng tận dụng tối đa các sản phẩm, nguồn lực
bên ngoài và triển khai việc định giá và xúc tiến năng động). Trong các dây
chuyền cung ứng khung, outsourcing được sử dụng để trợ giúp các điểm yếu
nội bộ.Cuối cùng, các dây chuyền cung ứng khung luôn tận tuỵ với những cải
thiện không ngừng về con người và quy trình xuyên suốt tổng thể.
2.2.4 Cơ cấu chuỗi cung ứng
Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản xuất, nhà

phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi thành phần
tham gia có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ thành một chuỗi
không thể tách rời
Nhà sản xuất: Là công ty làm ra sản phẩm gồm nhà s ản xuất thành phẩm
và nguyên vật liệu. Họ có thể sử dụng nguyên vật liệu, bán thành phẩm từ từ nhà
sản xuất khác để sản xuất ra sản phẩm.
Nhà phân phối : Là công ty mua sản phầm với số số lượng lớn từ nhà sản
xuất. Là trung gian trung chuyển sản phấmtừ nhà sản xuất đến khách hàng
Nhà bán lẻ: Là người mua hàng từ nhà phân phối, dự trữ hàng và bán
lại cho người tiêu dùng dựa vào nhu cầu và sở thích của họ.
Khách hàng: Là người tiêu dùng cuối cùng mua hàng từ nhà bán lẻ hoặc
là người mua hàng và cung cấp lại sản phẩm.
Nhà cung cấp dịch vụ : Là công ty cung cấp dịch vụ - nhu cầu chuyên
môn, kỹ năng theo yêu cầu của nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và
khách hàng. Các thành phần tham gia vào chuỗi cung ứng gồm có: nhà sản
xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ, khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ. Mỗi
thành phần tham gia có nhiệm vụ khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ
thành một chuỗi không thể tách rời.

17


Chuỗi cung ứng đơn giản

Công ty

Nhà cung cấp

Khách hàng


Chuỗi cung ứng mở rộng

Nhà
cung cấp cuối cùng

Nhà
cung cấp

Công ty

Khách hàng

Nhà
cung cấp dịch vụ
Hình 2.2: Cấu trúc chuỗi cung ứng

18

Khách hàng
cuối cùng


Chương 3
CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA TH
3.1 Nhà cung cấp
Việc cung ứng các nguyên vật liệu sữa tươi: TH true milk xây dựng hẳn một
hệ thống trang trại chăn nuôi khép kín để cung cấp cho chính nhà máy chế biến
sữa của mình tại xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An với công suất
600 tấn sữa/ngày, hệ thống nhà máy này sẽ được xây dựng hoàn thiện vào năm
2017 với công suất 500 triệu lít/năm, hiện đại nhất Đông Nam Á.

Giống bò:
Hiện tại đàn bò của TH được nhập khẩu từ những nước chăn nuôi bò sữa
nổi tiếng trên thế giới như New Zealand để đảm bảo bò cho ra loại sữa tốt nhất,
có phả hệ rõ ràng. Đồng thời, để đảm bảo công tác chọn giống sau này, TH sẽ
nhập khẩu bê từ các nước như Mỹ, Úc, Canada.. Những con bê cái này được thụ
tinh từ những nguồn tinh trùng tốt nhất trên thế giới đảm bảo giống bò cho sản
lượng sữa cao, đảm bảo hàm lượng chất béo, Protein… trong sữa, dễ đẻ, có khả
năng sinh sản cao và miễn nhiễm bệnh tốt.
Với quy mô theo kế hoạch đến hết năm 2014 đạt trên 45.000 còn sữa và đến
năm 2017 có trên 137.000 con bò sữa. Đến nay, tập đoàn đã sở hữu đàn bò sữa,
bê hữu cơ quy mô lớn tại Việt Nam với hơn 1.000 con. Bằng công nghệ cấy
chuyển phôi phân ly giới tính, Tập đoàn TH đã cho ra đời 500 con bê từ phôi bò
giống của New Zealand, Mỹ, tỷ lệ cấy chuyển phôi thành công ở mức 51%. Đây
là một tỷ lệ đáng mơ ước, đàn bò sữa cao sản này có thể cho năng suất sữa tới 1213 tấn/chu kỳ/năm, tương đương với Mỹ và Israel.
Đáng chú ý là đàn bò sữa của TH là giống bò HF cao sản và nhờ quy trình
nuôi dưỡng, chăm sóc và chế độ dinh dưỡng tốt được áp dụng khép kín ngay tại
trang trại của TH (Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An), sản lượng sữa mỗi con bò có thể đạt
tới 30 - 40 lít một ngày. Sản lượng sữa trung bình hiện nay đạt xấp xỉ 400 tấn sữa
tươi/ngày và sẽ được tăng lên nhanh chóng trong những năm tới. Tầm nhìn dựa vào
công nghệ cao đã giúp TH xây dựng nên một hệ thống trang trại chăn nuôi bò sữa
tập trung, theo đúng mô hình công nghệ cao tiêu chuẩn quốc tế. Lấy ví dụ, chỉ riêng
thức ăn cho bò đã được giao cho nhóm chuyên gia Israel, thông qua hệ thống TMR
với phần mềm phối trộn chuyên dụng Rationall và One1.

19


Hệ thống hiện đại này có thể đáp ứng các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho
bò sữa, nhằm tạo ra nguồn sữa chất lượng cao và giữ được đầy đủ những vi chất
cần thiết cho con người. Công tác quản lý đàn bò được TH thực hiện vi tính hóa

hoàn toàn bằng công nghệ gắn chip điện tử ở chân trên từng cá thể bò. Điều này
giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe, phát hiện động dục và bệnh viêm vú sớm ở bò.
Bò được vắt sữa trong hệ thống hoàn toàn tự động, khép kín; sữa được làm
lạnh trực tiếp trước khi đi vào bồn chứa nhằm đảm bảo nguồn sữa sản xuất ra luôn
đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau đó, sữa bò được vận chuyển đến nhà
máy chế biến và đóng gói hiện đại, để sản xuất ra những sản phẩm sữa tươi sạch,
thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tất cả các khâu này đều được kiểm soát chặt chẽ
bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu người Israel và công nghệ hiện đại bậc nhất thế
giới.
Trang trại TH:
Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung, ứng dụng công nghệ cao của Tập
đoàn TH trải dài trên diện tích rộng lớn đến 37.000 ha đất đỏ Bazan màu mỡ, với
nguồn nước thiên nhiên từ hồ sông Sào rộng lớn. Trang trại có 3 cụm nuôi bò sữa
mỗi cụm có khoảng 15.000 đến 17.000 con con bò sữa.
Trang trại được áp dụng tiêu chuẩn và qui cách chuồng trại chăn nuôi tiên
tiến nhất trên thế giới, tạo điều kiện thoải mái nhất cho bò. Chuồng mở có mái
che, có hệ thống làm mát tránh sốc nhiệt cho bò. Bò được tắm mát và làm khô
bằng hệ thống quạt mát trước khi vắt sữa đảm bảo tránh được khí hậu nóng bức
của Việt Nam trong mùa hè.
Việc ứng dụng công nghệ cao tại trang trại đã tạo nên những đột phá lớn
trong việc tạo ra dòng sữa tươi sạch cho TH.Trong một chu trình khép kín, bò
được gắn chip theo dõi chu kỳ động dục và sức khỏe (hệ thống chip thông minh
có thể cảnh báo trước bệnh viêm vú trước 4 ngày, bò sẽ được ngừng vắt sữa để
điều trị khỏi).Bò được tính toán kỹ lưỡng thành phần dinh dưỡng với khẩu phần
ăn 12 món mỗi ngày từ nguyên liệu sạch được trồng từ trang trại TH; được tắm
mát và nghe nhạc cổ điển nhiều lần trong ngày để cho sữa chất lượng cao nhất.
Sữa vắt ra được đưa vào hệ thống bồn, làm lạnh đột ngột trong 30s, đủ để
tiệt trùng nhưng vẫn giữ được hầu như vẹn nguyên giá trị dinh dưỡng.

20



Lý giải về thành công của dự án, bà chủ TH true MILK, doanh nhân Thái
Hương khẳng định: “Chìa khóa vàng thành công của sữa tươi sạch TH chính là
sự kết hợp hài hòa giữa nguồn lực Việt Nam (tư duy vượt trội của người Việt +
tài nguyên thiên nhiên Việt và công nghệ đầu cuối (công nghệ cao) của thế giới
ứng dụng trong nông nghiệp”.Được biết, theo lộ trình, đến năm 2020, quy mô đàn
bò sữa nuôi tập trung của TH sẽ lên đến 203.000 con. Đây có thể sẽ là một trong
những kỷ lục mới của thế giới.Tập đoàn TH được xác nhận kỷ lục châu Á “Trang
trại bò sữa tập trung lớn nhất” ứng dụng công nghệ cao.
Bao bì
Trước đây, TH dùng bao bì của Tetra Pak (Thụy Điển) – là nhà cung cấp
bao bì UHT số 1 trên thế giới. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng trong nhu cầu của
người tiêu dùng, TH đã đặt hàng thêm bao bì Combibloc của công ty SIG (Đức) –
cũng là một trong những nhà cung cấp công nghệ và bao bì hàng đầu. Cả 2 loại
bao bì này đều là sản phẩm của TH true MILK, với chất lượng, thể tích, giá cả,
nội dung thông tin và hình ảnh hoàn toàn giống nhau, nhưng bạn thấy hình dạng
và kích thước của chúng có thể khác nhau là do chúng được sản xuất trên các máy
sản xuất khác nhau, với quy cách đóng gói không hoàn toàn giống nhau.Vì vậy,
bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cả 2 loại bao bì này, không có loại nào là giả
cả.
Hiện tại, TH sử dụng bao bì của Combibloc đồng thời với bao bì Tetra Pak
cho tất cả các loại sản phẩm sữa tươi tiệt trùng TH true MILK 180 ml và 110 ml
(trừ sữa bổ sung dưỡng chất), bao gồm các hương vị: nguyên chất, ít đường, có
đường, hương dâu và socola nguyên chất. Ngoài ra, bao bì Combibloc cũng được
sử dụng đối với loại sữa chua uống tiệt trùng TH true YOGURT.

21



22


`

Hình 4.1 Sự khác nhau giữa hai loại bao bì

23


Đường:
Khi công ty Tate & Lyle (có trụ sở tại Nghĩa Đàn, Nghệ An) quyết định bán
nhà máy đường, tỉnh Nghệ An đã đề nghị doanh nghiệp này bán lại cho một
doanh nghiệp trong tỉnh, vì trước đó, Nghệ An đã góp vốn cổ phần bằng đất đai
cho doanh nghiệp này.Tuy nhiên, do vào thời điểm ký hơp đồng góp vốn, Nghệ
An thiếu kinh nghiệm đàm phán với đối tác ngoại nên không đưa ra điều kiện
ràng buộc gì.Vì vậy, Tate &Lyle đã “phớt lờ” đề nghị của Nghệ An và chào đấu
giá công khai với 20 nhà thầu quốc tế. Thế nhưng, vỏ quýt dày có móng tay nhọn,
TH True Milk đã nhanh tay đăng ký quy hoạch toàn bộ vùng nguyên liệu của
Nghĩa Đàn, trong đó có vùng mía. Điều này có nghĩa, bất kỳ đối tác nào mua Tate
& Lyle cũng phải “qua tay” TH True Milk mới có vùng nguyên liệu sản xuất.
Nước cờ cao tay này đã khiến TH chiến thắng 20 nhà thầu quốc tế, chính
thức sở hữu Tate & Lyle. Thương vụ này đã được bình bầu là thương vụ mua bán
sát nhập (M&A) có yếu tố nước ngoài “khủng” nhất trên thị trường trong năm
2011.Dù đã nắm trong tay nhà máy đường hiện đại bậc nhất nước, song bà Thái
Hương cho biết, TH hoàn toàn không có ý định “lấn sân” sang ngành đường mà
mua nhà máy này với mục đích phục vụ sản xuất sữa của TH True Milk .
3.2 Nhà sản xuất
Sữa tươi sạch TH true MILK được chế biến, đóng gói tại nhà máy sữa Việt
Mỹ đặt tại Hưng Yên. TH đầu tư nhập khẩu mới toàn bộ máy móc công nghệ chế

biến sữa tiệt trùng hàng đầu Châu Âu của Tetra Pak, đồng thời sàng lọc tuyển
dụng nguồn nhân lực mới chuyên nghiệp có trình độ cao để vận hành. Tháng
11/2012 TH sẽ đưa vào vận hành nhà máy sản xuất sữa hiện đại của chính công ty
ngay tại Nghĩa Đàn, Nghệ An với công suất 600 tấn sữa/ngày, hệ thống nhà máy
này sẽ được xây dựng hoàn thiện vào năm 2017 với công suất 500 triệu lít/năm,
hiện đại nhất Đông Nam Á.
Nhà máy sữa TH True Milk: Sau hai năm xây dựng, vừa qua nhà máy sữa
tươi sạch TH tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An đã chính thức khánh thành và đưa
vào vận hành cụm dây chuyền sản xuất số 1 với công suất 200.000 tấn/năm. Giai
đoạn tiếp theo sẽ được xây dựng trong thời gian 4 năm sắp tới. Khi hoàn thành
vào năm 2017 siêu nhà máy Mega Plant sẽ đạt tổng công suất 1.700 tấn/ngày,

24


tương đương 500 triệu lít/năm. Đây sẽ là nhà máy chế biến sữa tươi lớn nhất và
hiện đại nhất ở Đông Nam Á. Điều này đã góp phần đưa thương hiệu TH lên một
tầm cao mới.
Các dây chuyền chế biến và đóng gói tại nhà máy được quản trị với công
nghệ đo lường và điều khiển hiện đại bậc nhất, được nhập khẩu từ các nước G-7
và Châu Âu như : Siemens, Danfoss, Grundfoss. Các sản phẩm của nhà máy được
sản xuất và quản lý hoàn toàn theo tiêu chuẩn ISO 22000 nhằm đáp ứng tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm khắt khe nhất. Tổng thể các dây chuyền sản xuất
được kiểm soát bởi các phần mềm hiện đại nhất hiện nay trong ngành chế biến
sữa là TPM, TQM...
Nhà máy nằm trong Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung quy
mô công nghiệp lớn của Tập đoàn TH. Đây là dự án đầu tư tư nhân lớn nhất trong
lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD
Nguồn nguyên liệu của nhà máy sử dụng sữa bò tươi nguyên chất 100%
được vận chuyển từ các trang trại bò sữa của TH nằm ngay trong huyện Nghĩa

Đàn.
3.3 Nhà phân phối
TH True Milk sở hữu hai nhà phân phối chính của riêng tập đoàn TH là :

- Công ty cổ phần sữa TH
- Công ty vận tải sữa TH
Ngoài ta còn có những nhà phân phối cấp thấp tại các địa phương như:

- CÔNG TY CP TNT THỊNH PHÁT. Địa chỉ: Số 6 Chùa bộc, Đống Đa, Hà
Nội
-

CÔNG TY TNHH THÀNH HOÀNG LONG. Địa chỉ: Ô 12, Lô A5,
đường D1, khu TĐC Bàu Bàng, Huyện Bàu Bàng, Bình Dương.

3.4 Nhà bán lẻ
Sữa là loại đồ uống phổ biến, chính vì vậy việc phân phối sản phẩm cũng
phải đảm bảo được khi khách hàng cần mua sẽ có thể tìm thấy TH true milk. Việc
xây dựng một chiến lược phân phối phù hợp sẽ tác động rất lớn đến sự thành
công của doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp có tổ chức hệ thống bán
lẻ, bán sỉ như TH true milk.

25


×