Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.43 KB, 11 trang )

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện nay quyền con người đã được thể chế thành một
trong những điều luật quan trọng nhất được quy định trong Hiến Pháp 2013
-đạo luật cơ bản, quan trọng nhất và có hiệu lực pháp lý cao nhất nước ta. Để
đảm bảo cho quyền con người được đảm bảo thực hiện và được bảo vệ cần có
sự giám sát chặt chẽ dựa trên pháp luật của đông đảo quần chúng nhân dân.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề em đã chọn đề tài “Vai trò
của pháp luật trong việc bảo đảm bảo vệ quyền con người ở Việt Nam hiện
nay”. Trong quá trình làm bài chắc chắn không tránh khỏi sai sót, em rất
mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn.

NỘI DUNG
I/ Một số vấn đề lý luận về vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm bảo
vệ quyền con người.
Quyền con người là những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của
con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận
pháp lý quốc tế.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước, thể
hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị hay lực lượng cầm quyền
cũng như của toàn xã hội và là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở Việt Nam là một bộ
phận của hệ thống pháp luật Việt Nam gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật
do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội

1


có liên quan đến việc thực hiện và bảo vệ quyền con người. Các văn bản quy
phạm pháp luật do nhà nước ban hành theo các trình tự thủ tục nhất định là
nguồn chính của pháp luật bảo đảm bảo vệ quyền con người.


II/ Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm bảo vệ quyền con người
1. Pháp luật là phương tiện thể chế hóa các giá trị xã hội của quyền
con người làm cho quyền con người trở thành ý chí và mục tiêu và
hoạt động của toàn xã hội.
Mỗi con người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, giới tính, tôn giáo,
độ tuổi đều có các quyền cơ bản không thể tách rời như quyền được sống,
quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nhưng nếu không có sự thừa
nhận của xã hội thông qua pháp luật thì những quyền tự nhiên vốn có đó của
con người chưa trở thành quyền thực sự.
Trong phạm vi mỗi quốc gia các quyền cơ bản của con người có giá trị
bắt buộc, trở thành tiêu chí hành động chung cho mọi chủ thể, được xã hội
thừa nhận phục tùng, được quyền lực Nhà nước tôn trọng bảo vệ khi được ghi
nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật của nhà nước. Việc xác định
tôn trọng quyền con người trong Hiến pháp và các luật hiện hành tạo căn cứ
pháp lí vững chắc và trở thành nguyên tắc hiến định bảo đảm thực thi chính
sách pháp luật về quyền con người. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã dành
21 điều quy định về quyền con người, ngoài ra trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay có rất nhiều các văn bản pháp luật, nghị quyết, nghị định về
quyền con người như bộ luật dân sự năm 2015, luật cư trú năm 2006, bộ luật
hình sự năm 2015, luật giáo dục, luật bình đẳng giới…
Với vai trò là phương tiện chính thức hóa giá trị xã hội của quyền con
người, pháp luật trở thành phương tiện phản ánh quá trình nhận thức, đấu
tranh quyền con người, biến những giá trị đó thành hiện thực, trở thành những

2


chuẩn mực pháp lý quốc tế, được ghi nhận trong các văn bản pháp lý quốc tế
quan trọng nhất.
2. Pháp luật là công cụ hữu hiệu, sắc bén của nhà nước trong việc bảo

đảm và bảo vệ quyền con người.
Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật chứ không chỉ bằng đạo lý,
điều đó thể hiện vai trò quan trọng vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm và
bảo vệ quyền con người.
Các quy định về quyền con người trong pháp luật được đảm bảo thực
hiện bằng bộ máy nhà nước, cách thức tác động quyền lực của Nhà nước, khi
cần thiết thì Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế trên cơ sở tiến hành
các biện pháp giáo dục, thuyết phục bảo đảm cho nội dung quyền con người,
quyền công dân được thực hiện và bảo vệ. Bên cạnh đó, nhờ hệ thống cơ quan
bảo vệ pháp luật mà mọi hành vi vi phạm quyền con người, quyền công dân
đều có khả năng bị phát hiện nhanh chóng và xử lý kịp thời. Đồng thời pháp
luật có tính giáo dục mọi thành viên trong xã hội có thái độ và hành vi xử sự
đúng đắn thực hiện các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật, quy định, đấu tranh
tích cực với các hành vi xâm hại quyền con người
3. Pháp luật là tiền đề, nền tảng tạo cơ sở pháp lý để cho mỗi cá nhân
đấu tranh bảo vệ các quyền và lợi ích của họ.
Pháp luật với tư cách là đại lượng mang giá trị phổ biến, là chuẩn mực
của sự công bằng sẽ trở thành căn cứ của cá nhân để đánh giá, kiểm tra đối
chiếu với các hành vi từ phía nhà nước với các thành viên khác trong xã hội,
đấu tranh bảo vệ các quyền lợi của mình. Khoản 1, điều 30 hiến pháp 2013
quy định: “Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức,
cá nhân”. Chỉ có pháp luật, bằng các quy phạm pháp luật quy định chặt chẽ
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan, tổ
3


chức, các quyền và nghĩa vụ của công dân, mới tạo nên cơ sở pháp lý vững
chắc để mọi người đấu tranh chống lại các hành vi xâm hại, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình.

4. Pháp luật chi phối tổ chức và hoạt động của nhà nước trong việc bảo
đảm, bảo vệ quyền con người.
Pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhưng đến lượt mình,
chính nhà nước, các cơ quan nhà nước, những người có chức vụ có nghĩa vụ
bắt buộc phải tuân thủ triệt để pháp luật, không có một cá nhân hay tổ chức
nào được đặt mình ngoài pháp luật hay đứng trên pháp luật.
Phương pháp xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta sẽ tạo ra những
quan hệ đúng đắn và ổn định giữa tổ chức quyền lực nhà nước với công dân.
Xã hội nào cũng cần khẳng định mối quan hệ giữa con người và chính quyền
lực của mình. Nhà nước pháp quyền là nhà nước của dân, do dân và vì dân,
trong đó tất cả các quyền lực nhà nước phải thực sự thuộc về nhân dân. Đó là
mục tiêu của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam đang hướng tới.
5. Vai trò hàng đầu của pháp luật trong việc thực hiện quyền con người
thể hiện trong mối quan hệ giữa pháp luật và các điều kiện bảo đảm
khác
Điều kiện chính trị: Đường lối chính trị của một quốc gia là nhằm xây
dựng và bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng nền kinh tế phát
triển, nền dân chủ thực sự. Đường lối chính trị đó phải được thể chế hóa trong
Hiến pháp và pháp luật. Đó chính là cơ sở pháp lý để xây dựng một xã hội có
cơ cấu tổ chức và chế độ chính trị hướng tới tôn trọng, bảo vệ quyền con
người. Ở Việt Nam, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản là điều kiện tiên quyết
bảo đảm Nhà nước Việt Nam là Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân.
Muốn phát triển đất nước, đảm bảo mọi quyền lợi của nhân dân thì sự lãnh
đạo của Đảng phải được thể chế hóa thành pháp luật.
4


Điều kiện kinh tế: Phát triển kinh tế tạo cơ sở vật chất là một trong
những điều kiện quan trọng đảm bảo thực hiện quyền con người. Muốn phát
triển kinh tế thì đường lối chính sách, cơ chế phải được cụ thể hóa trong pháp

luật, pháp luật sẽ tạo khuôn khổ môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động
sản xuất kinh doanh dịch vụ phát huy được mọi tiềm năng, hạn chế được các
mặt tiêu cực.
Điều kiện văn hóa: Phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí cũng
phải được thể chế hóa trong hệ thống pháp luật, bảo đảm cho con người được
phát triển tự do và toàn diện, tạo điều kiện cho mọi người được độc lập,
nghiên cứu nâng cao nhận thức về mọi mặt. Pháp luật có vai trò giáo dục tích
cực, mạnh mẽ đối với tất cả các tầng lớp trong xã hội góp phần hình thành
văn hóa pháp lý ở mọi người, giúp mọi người hiểu biết hơn, biết “tự bảo vệ”
các quyền và lợi ích hợp pháp của mình và biết tôn trọng các quyền và lợi ích
hợp pháp của người khác trong cộng đồng.
6. Pháp luật là phương tiện thực hiện sự cam kết giữa các quốc gia bảo
đảm bảo vệ quyền con người ở Việt Nam và trên bình diện thế giới
Trong điều kiện hiện nay, nhiều nội dung cụ thể của quyền con người
cũng như việc bảo vệ quyền con người đòi hỏi phải có sự đấu tranh, hợp tác
giải quyết, phối hợp của nhiều quốc gia hoặc cộng đồng quốc tế (đấu tranh
chống tội phạm, giải trừ vũ khí hạt nhân…). Trong bối cảnh giao lưu, hòa
nhập quốc tế giữa các nước ngày nay ngày càng mở rộng ở tất cả các lĩnh vực
(lao động, học tập, kinh tế, ngoại giao, du lịch, hôn nhân…) vấn đề bảo vệ
quyền con người của công dân ở nước ngoài cũng như công dân nước ngoài
đang là vấn đề phức tạp cần quan tâm. Việc ký kết các hiệp định tương trợ tư
pháp sẽ tạo cơ sở pháp luật giải quyết vấn đề quyền con người trong điều kiện
có xung đột pháp luật.

5


III/ Thực trạng về vai trò bảo đảm bảo vệ quyền con người ở nước ta
hiện nay.
Đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người thể hiện trong hệ thống

pháp luật thực định ở nước ta từ những năm 1945 cho đến nay không ngừng
được hoàn thiện, pháp triển, tạo cở sở pháp lý đảm bảo thực hiện quyền con
người ở nước ta.
1.

Những tiến bộ về hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay trong việc
bảo đảm bảo vệ quyền con người
Nội dung quyền con người được thể hiện ngày càng đầy đủ và cụ thể

qua các bản Hiến pháp, tạo đảm bảo pháp lý cao nhất cho việc thực hiện và
bảo vệ quyền con người. Hệ thống đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con
người ở nước ta được xây dựng và hoàn thiện đồng bộ cả về hệ thống các quy
định về quyền, nghĩa vụ của con người, về tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà
nước, về sự hòa nhập pháp luật quốc gia với pháp luật quốc tế, về hệ thống
các thủ tục tố tụng nhằm cụ thể hóa và bảo đảm thực hiện, bảo vệ quyền con
người.
2. Những hạn chế còn tồn tại
Do nhiều nguyên nhân việc bảo vệ bảo đảm quyền con người còn bộc
lộ nhiều khuyết điểm, hạn chế nhất định như những quy định của pháp luật về
quyền con người còn chưa thực sự đến được với toàn bộ người dân Việt Nam,
vẫn còn nhiều lỗ hổng trong hoạt động triển khai, thực hiện, bảo đảm quyền
con người ở một số các bộ phận nhỏ các cơ quan nhà nước, hiện vẫn còn một
số cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy Nhà nước chưa nhận thức đúng
đắn về vai trò, chức năng xã hội của mình, về quyền con người, nên có hành
vi gây phiền hà, sách nhiễu làm ảnh hưởng tới uy tín của chính quyền. Một số
người lợi dụng quyền công dân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.…

6



3. Phương hướng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
việc bảo đảm bảo vệ quyền con người
Nhà nước và pháp luật là công cụ, phương tiện thực hiện bảo vệ bảo
đảm quyền con người. Nên thiết kế tổ chức hoạt động của Nhà nước và pháp
luật đều phải hướng đến mục tiêu bảo đảm, bảo vệ quyền con người. Các
quyền con người phải được quy định chủ yếu trong Hiến pháp và luật, phải là
những quyền, nghĩa vụ thực tế, khả thi phù hợp với điều kiện khách quan và
yêu cầu ổn định, phát triển của xã hội.
Kiểm tra đánh giá các quy định về quyền con người và việc cụ thể các
quyền đó trên các thiết chế đảm bảo thực hiện. Trên cơ sở tiến hành những
nội dung và phương pháp rà soát ta sẽ xác định được những yếu kém, hạn chế
trong hệ thống đảm bảo pháp lý thực hiện quyền con người đồng thời, có cơ
sở xây dựng và hoàn thiện thiết chế đó ở nước ta hiện nay.
Bảo đảm tính cụ thể, đồng bộ và khả thi của pháp luật trong bảo đảm,
bảo vệ quyền con người. Bảo đảm sự phù hợp giữa pháp luật quốc gia và
pháp luật quốc tế trong điều kiện hiện nay

7


KẾT LUẬN
Từ những phân tích ở trên ta có thể thấy pháp luật đóng vai trò vô cùng
quan trọng trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người ở nước ta nói riêng
và các nước trên thế giới nói chung hiện nay. Nhờ có pháp luật mà hệ thống
các quyền con người ngày càng được hoàn thiện hơn đi sâu hơn vào từng
ngóc nghách nhỏ của xã hội. Từ khi xuất hiện cho đến nay pháp luật luôn là
công cụ quan trọng điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan tới việc bảo
đảm, bảo vệ quyền con người. Tạo cơ sở pháp lý cho con người được sống
trong những điều kiện hoàn cảnh tốt hơn.


8


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật,
nhà xuất bản Công An Nhân Dân, Hà Nội, 2014.
2. Trường Đại học luật Hà Nội, giáo trình luật hiến pháp Việt Nam, nhà
xuất bản Công An Nhân Dân , Hà Nội, 2015.
3. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, nhà
xuất bản Lao Động, 2014.
4. Từ điển – Wikipedia tiếng Việt.
5. Pháp luật là phương tiện quan trọng bảo vệ quyền con người, Nguyễn
Quang Hiền, Tạp chí khoa học và pháp luật, số 1, 2004
6. Vai trò của pháp luật trong việc bảo đảm thực hiện quyền con người,
quyền công dân ở nước ta, Lê Đinh Mùi, luận án tiến sĩ, Hà Nội, 1997

9


PHỤ LỤC

Một số luật về quyền con người trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện
nay:
• Luật bình đẳng giới năm 2006
• Bộ luật dân sự năm 2005
• Bộ luật hình sự năm 1999
• Luật cư trú năm 2005….

Một số công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam kí kết tham

gia:
• Ngày 9/6/1981, Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về xóa bỏ các
hình thức phân biệt chủng tộc.
• Ngày 27/11/1981, Việt Nam ký Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi phân
biệt đối xử với phụ nữ.


Ngày 24/9/1982, Việt Nam gia nhập công ước quốc tế về các quyền
kinh tế, văn hóa và xã hội và công ước quốc tế về các quyền dân sự
chính trị…

Một số hình ảnh có liên quan:

10


Tọa đàm “Bảo đảm và thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp nước
CHXH Việt Nam” (nguồn: Internet)

Hội thảo về đảm bảo quyền con người (nguồn: Internet)

11



×