Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Ôn tập tác phẩm TÂY TIẾN văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.54 KB, 4 trang )

Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà

TÂY TIẾN - Quang Dũng I/ Nhan đề và hoàn cảnh ra đời:
- Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội được thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ tiến về phương Tây, kết hợp với bộ
đội Lào đánh thực dân Pháp ở dọc biên giới Tây Bắc, Việt Nam. Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng,
bao gồm Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả Sầm Nưa.
- Chiến sĩ Tây Tiến ngày ấy phần đông là thanh niên, học sinh Hà Nội. Họ phát chiến đấu trong hoàn cảnh vô cùng
gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội khiến nhiều người ngã xuống hy sinh. Tuy vậy, các chiến sĩ Tây
Tiến vẫn chiến đấu dũng cảm, tâm hồn lãng mạn, phơi phới, lạc quan, yêu đời.
- Sau một thời gian hoàn thành nhiệm vụ, đoàn quân Tây Tiến trở về Hòa Bình, thành lập trung đoàn 52. Cuối 1948,
Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác và nhận nhiệm vụ mới.
- Một buổi chiều ngồi ở Phù Lưu Chanh (Hà Đông cũ) vào cuối 1948, nhớ về đồng đội của mình, Quang Dũng đã viết
bài “Nhớ Tây Tiến”. Sau đó đổi lại là “Tây Tiến”. Bài thơ được in trong tập “Mây đầu ô” (1986).
II/ Phân tích văn bản:
1. Nỗi nhớ của người chiến binh về đoạn đường hành quân đã đi qua:
- Tây Tiến trước hết là hoài niệm thiết tha của Quang Dũng về những tháng ngày gian khổ, hào hùng của đời chiến
binh. Hoài niệm được gợi lên qua nỗi nhớ nên bâng khuâng, da diết vô cùng.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
Nhớ về Tây Tiến là nhớ về miền rừng núi Tây Bắc nơi mình và đồng đội đã đi qua. Nỗi nhớ cất lên thành nỗi nhớ tha
thiết: “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi”. Hai chữ “Xa rồi” đặt ở giữa câu gợi cảm giác tiếc nuối, bâng khuâng. Đó là
những kỉ niệm không thể nào quên. “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”. Từ “nhớ”được điệp 2 lần diễn tả nỗi nhớ cồn
cào da diết trong lòng người chiến sĩ vừa rời xa đồng đội chưa lâu. Nỗi nhớ ở đây là nỗi nhớ “chơi vơi”. Ấy là nỗi nhớ
nao nao, mênh mang, thiếu vắng và hụt hẫng. Nỗi nhớ như hư, như thực. Phải là “ nhớ chơi vơi” mới diễn ta được nối
nhớ đang trải dài mênh mang theo miền rừng núi Tây Bắc và đoàn quân Tây Tiến năm xưa.
- Quang Dũng sử dụng nghệ thuật tương phản để khắc họa thiên nhiên Tây Bắc vừa hoang xơ, hùng vĩ, vừa thơ mộng,
trữ tình:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Đi qua Sài Khao, sương mù dày đặc như che lấp cả đoàn quân. Chữ “mỏi” ở cuối câu thơ thật gợi cảm. Nó làm cho
câu thơ hiện lên nỗi nhọc nhằn vất vả của người chiến binh. Nhưng trong cái gian nan cũng có cái mộng mơ: “ Mường


Lát hoa về trong đêm hơi”. Cách viết của Quang Dũng rất lạ và thú vị. Hoa nở lại viết là “hoa về”, đêm sương lại viết
là “đêm hơi”. Cách viết ấy làm cho cảnh vật có hồn, lung linh, tình tứ như chào đón các chàng trai Tây Tiến đi qua.
- Nỗi nhớ làm hiện hình con đường hành quân của Tây Tiến năm xưa:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Bốn câu thơ tuyệt bút đã vẽ nên một bức tranh hùng vĩ hiểm trở của núi rừng Tây Bắc. Thủ pháp đối lập được sử
dụng rộng rãi: lên cao-xuống sâu, gập ghềnh lại khúc khuỷu. Đường hành quân ở Tây Bắc toàn dốc cao, vực thẳm,
thung sâu: “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”. Nhà thơ đã điệp từ “dốc” 2 lần để nhấn mạnh hình thế cheo leo của
núi. Hết dốc này lại đến dốc khác: “dốc thăm thẳm”. “Dốc thăm thẳm” vừa gợi cái cao, gợi cái sâu khiến ta có cảm
giác trèo lên đỉnh dốc như trèo lên trời vậy. Đến đây ta bỗng nhớ câu thơ của Lí Bạch trong “Thục đạo nan”: “Thục
đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên” (Đường xứ Thục khó đi, khó hơn cả lên trời xanh). Ngọn núi trong thơ
Quang Dũng cũng vậy, cứ cao ngất tưởng chừng như lẫn trong mây trời.
Mây phủ ngàn năm trên núi thành cồn heo hút hoang vu:
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Người chiến sĩ khi lên đỉnh dốc, súng trên vai họ chạm tới trời. “Súng ngửi trời” là cách viết gợi nên nét tinh nghịch,
hồn nhiên, hóm hỉnh, lạc quan, yêu đời của những người lính trẻ và khắc họa được tư thế ngang tàng, oai phong lẫm
liệt của người anh hùng. Nhưng đã lên cao và xuống sâu, đường lên đã khó, đường xuống còn khó hơn. Bao vực sâu
thăm thẳm đang chờ trước mắt:
Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Câu thơ như bẻ làm đôi để vẽ ra những đường gấp khúc của dốc núi vút lên và đổ xuống, gần như là thẳng đứng. Thật
nguy hiểm quá! Đường dài chùn chân mỏi gối. Chỉ cần một phút hoa mắt, chóng mặt, trượt chân thì… thôi rồi, người
chiến sĩ sẽ phải trả giá bằng cả tình mạng của mình ở nơi vực thẳm. Vậy mà gian nan thử thách vẫn chưa hết. Nhìn về
phía trước chỉ thấy:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Nếu ở ba câu trên, tác giả dùng toàn thanh trắc và những từ tượng hình: “dốc”, “thăm thẳm”, “heo hút”,… để diễn tả
hình thế gập gành khi ẩn khi hiện của đèo dốc thì ở câu này, tác giả dùng thanh Bằng và thanh Không để diễn tả cái
dài của con đường hành quân. Nhìn xa xa chỉ thấy nhà ai ở Pha Luông đang chìm trong sương rừng, mưa núi, trắng
xóa một màu như “mưa xa khơi”. Đây là hình ảnh so sánh ngầm để ví cái mênh mông của rừng núi mịt mù như mưa


Tây Tiến – Quang Dũng

1


Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
xa khơi mênh mông dài dặt. Quang Dũng đã giúp người đọc cảm nhận được cảnh vật ở nhiều chiều và nhiều phía.
Nhìn lên chỉ thấy núi cao chót vót. Nhìn xuống chỉ thấy vực sâu thăm thẳm. Nhìn trước và sau thì cũng chỉ thấy dằng
dặc nỗi hoang vu, hiểm trở. Có thể nói Quang Dũng đã vẽ nên những câu thơ hay và bậc nhất của thơ ca dân tộc.
- Chặng đường hành quân ở vùng rừng núi hiểm trở thật sự là một thử thách đối với người chiến binh và họ không
tránh khỏi những mất mát đau thương:
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
“Anh bạn” là cách gọi thân mật, gần gũi với đồng đội, đồng chí của mình. Còn “dãi dầu” gợi những tháng ngày dầm
mưa dãi nắng, xuân-hạ-thu-đông chẳng lúc nào được ngừng chân. Cho nên có những lúc không thể bước tiếp được
nữa, phải gục xuống. “Gục” là kiệt hết sức lực, không thể gắng gượng được nữa rồi. Phải là từ “gục” mới diễn tả hết
được cái tột cùng của “dãi dầu”. Nhưng dẫu có “gục” xuống, họ vẫn gục trong tư thế của người chiến sĩ: “Gục lên
súng mũ bỏ quên đời!”. Chỉ có những người mang trong mình lí tưởng yêu nước, những bậc trượng phu, tráng sĩ mới
có được thái độ coi cái chết nhẹ tựa lông hồng như vậy. Quang Dũng muốn ngợi ca và trân trọng những đồng đội đã
hy sinh. Nhưng, người nằm xuống thì ở lại đó, còn người sống vẫn tiếp tục hành quân, thử thách gian nan vẫn ập thới
từ nhiều nơi, nhiều phía và bất cứ lúc nào:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
“Chiều chiều”, “đêm đêm” là điệp từ chỉ thời gian, diễn ta những khó khăn thử thách nối tiếp nhau vô cùng, vô tận. Sợ
nhất là tiếng thác dữ gào thét: “Oai linh thác gầm thét” và sự đe dọa của thú dữ: “Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu
người”. Mặc cho gian khổ, các chiến sĩ Tây Tiến vẫn vượt lên đèo cao vực thẳm và đắm đối với sợi khói nam chiều ở
Mai Châu:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi

Đây là một kỉ niệm xúc động trên đường hành quân ở miền rừng núi. Sau khi vượt qua bao rừng sâu, núi thẳm,
đoàn quân Tây Tiến bỗng gặp một bản làng và cuộc hành quân tạm dừng ở đó. Tại đây, các anh sẽ được nghỉ ngơi, sẽ
được nhìn thấy vườn tược, nhà cửa, bóng dáng con người, nhất là những cô gái đẹp_những bông hoa của núi rừng Tây
Bắc. Sau bao ngày đói khát, các chiến sĩ ta được ăn những bữa cơm ấm nóng tình quân dân cá nước: “Mai Châu mùa
em thơm nếp xôi”. Bữa xôi đầu mùa thơm ngào ngạt của người em gái ở Mai Châu đã trở thành kỉ niệm ân tình làm
sao có thể quên được.
2. Nỗi nhớ về đêm liên hoan văn nghệ:
- Đêm hội liên hoan văn nghệ:
Quang Dũng đã làm sống lại kỉ niệm về một đêm liên hoan văn nghệ của các chiến sĩ ta:
Doanh trại bừng lên hội đuôc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
“Doanh trại” bừng lên không chỉ vì ánh sáng của những ngọn đuốc mà còn bừng lên bởi niềm vui nhộn nhịp, tưng
bừng của tình quân dân gắn bó. Đêm giao lưu văn nghệ phải đốt đuốc. Đuốc sáng bập bùng theo gió như “ đuốc hoa”.
Đây là cách viết tinh nghịch, hồn nhiên và yêu đời của người lính trẻ. “Đuốc hoa” gọi nhớ đến cây nến đốt lên trong
phòng cưới đêm tân hôn, gọi là động phòng hoa trúc. Cách viết cưa Quang Dũng khiến ta liên tưởng đêm lửa tại cứ
tưng bừng, vui nhộn, háo hức như đám cưới, như đêm hội vậy. Là đêm hội ắt sẽ đông vui, nhiều màu sắc, không thể
thiếu được hình bóng của giai nhân. “Kìa em xiêm áo tự bao giờ” là muốn bày tỏ sự khen ngợi bộ xiêm áo em mặc từ
bao giờ mà đẹp thế? Khiến cho anh ngất ngây, khiến cho anh đắm say. Hai chữ xiêm áo là từ Hán Việt, gợi những tình
cảm hết sức trang trọng, tôn quí mà các chàng Tây Tiến gửi cho các cô gái người Thá. Các thiếu nữ hiện lên trong
những bộ y phục cổ truyền thật hấp dẫn. Họ là linh hồn của đêm hội. Các nàng vừa trẻ trung xinh đẹp lại vừa dịu dàng,
tình tứ, e ấp, bước ra trong vũ điệu đậm màu sắc hoang vu, hấp dẫn lạ thường. Các nàng đã hút cả hồn vía các chàng
Tây Tiến:
Khèn lên man điệu nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Tiếng khèn, tiếng nhạc đã khiến các chảng trai Tây Tiến phút chốc quên đi bao gian khổ của đời chiến binh và tâm
hồn họ như dạt dào trong cảm xúc thơ ca: “say hồn thơ”. Trong ánh sáng lung linh của đuốc hoa, trong âm thanh của
tiếng khèn, tiếng hát. Con người và cảnh vật như nghiêng ngả bốc men say, ngất ngây đến rao rực. Đoạn thơ có âm
thanh, có ánh sáng, có giai nhân thật tình tứ và tài hoa.

- Cuộc chia tay ở Châu Mộc:
+ Cuộc gặp gỡ nào rồi cũng đến lúc chia phôi. Các chiến sĩ đã đến lúc phải ra đi:
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

Tây Tiến – Quang Dũng

2


Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
Câu thơ gợi về cuộc chia tay ở Mộc Châu vào một buổi “chiều sương ấy”. Một buổi chiều sương giăng giăng, gợi
nỗi buồn thương nhung nhớ. Từ “ấy” trong cụm từ “chiều sương ấy” làm cho buổi chiều sương trở thành kỉ niệm
không thể nào quên, gần gũi và thiêng liêng. Hai bên bờ sông, hoa lá khe khẽ lay động. Sông nước đẹp như huyền
thoại và hoang dại như bờ tiền sử xa xưa.
+ Người đi cứ tự hỏi: “Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Câu hỏi tu từ ở đây thực
chất là để giãi bày và khẳng định: Người đi như vẫn thấy, vẫn nhớ cảnh vật và con người Tây Bắc. Cảnh nới đây hiện
lên qua hình ảnh “hồn lau”. Nhà thơ không viết cây lau, hoa lau mà lại viết là “hồn lau” để gợi cái hồn của thiên
nhiên Tây Bắc. Xa rồi mà vẫn thấy như hiện lên trước mắt những đám lau xám, lau trắng, gợi vẻ đẹp hoang dã và thơ
mộng của sông nước miền Tây Bắc. Trên dòng sông ấy, thấp thoáng hiện lên dáng hình mềm mại, uyển chuyển của cô
gái Thái trên chiếc thuyền độc mộc. Hình ảnh này gợi thương gợi nhớ, gợi nỗi niềm mong đợi thiết tha. Như hòa hợp
với tâm tư con người, những bông lau cũng đong đưa theo dòng nước:
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
“Hoa đong đưa” gợi cái gió nhè nhẹ, khe khẽ, làm lay động những bông lau nhẹ nhàng và thơ mộng. Bông hoa được
nhân hóa như tâm trạng con người. Nó cũng làm duyên và tình tứ, và lưu luyến với các chàng trai Tây Tiến. Cảnh với
người hòa hợp nên thơ, nên họa thật thơ mộng và trữ tình. Thiên nhiên ấy tôn vinh vẻ đẹp của chiến sĩ Tây Tiến nhạy
cảm, tinh tế và đa tình.
3. Bức tượng đài về người chiến sĩ vô danh:

- Chân dung chiến sĩ Tây Tiến:
Quang Dũng đã làm sống lại hình ảnh đoàn quân năm xưa. Bước chân của họ đi khắp các nẻo đường của vùng biên
cương Tổ quốc. Gian khổ đã khiến họ có dáng vẻ tiều tụy đến lạ thường:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Người chiến binh thời ấy phải sống và chiến đấu trong rừng sâu núi thẳm. Lại lội qua những con suối rất độc: “ rửa
chân thì rụng lông, gội đầu thì rụng tóc”. Đã thế lại thiếu ăn, thiếu nắng, thiếu thuốc, sốt rét liên miên khiến ai cũng
rụng hết hóc. Và các anh vệ quốc quân đã trở thành “Vệ trọc”:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Nhưng đằng sau cái vẻ tiều tụy vẫn toát lên một ý chí, nghị lực phi thường: “Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
“Quân xanh” gợi lên màu da xanh như màu lá_kết quả của những trận sốt rét rừng. “Quân xanh” còn gợi lá ngụy
trang xanh. Chiến sĩ Tây Tiến hiện lên “dữ oai hùm” trông oai phong lẫm liệt, dữ dội, ngang tàng như chúa sơn lâm
vậy. Sự so sánh ở đây thật độc đáo và táo bạo, góp phần khắc họa chân dung các chiến sĩ Tây Tiến.
- Vẻ đẹp tâm hồn chiến sĩ Tây Tiến:
Quả thật không một thử thách, khỏ khăn nào có thể làm nhụt bước chân của các chàng trai Tây Tiến. Họ vẫn kiên
nhẫn vượt lên núi cao vực thẳm với một tâm hồn phơi phới lạc quan yêu đời.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
“Mắt trừng” là đôi mắt chưa đựng lòng căm thù uất hận đối với quân xâm lược và cả quyết tâm chiến đấu thỏa chí
nam nhi. Đó là cái “mộng” anh hùng của các bậc trượng phu, tráng sĩ, những người vì đại nghĩa quên thân. Nhưng đó
là hướng về phía kẻ thù, chứ đêm đêm hướng về quê nhà, chiến sĩ Tây Tiến lại rất lãng mạn đa tình: “ Đêm mơ Hà Nội
dáng kiều thơm”. “Dáng kiều thơm” là hình ảnh ước lệ chỉ những cô gái đẹp có dáng vẻ thướt tha. Phải là “dáng kiều
thơm” thì mới sánh được với “mắt trừng gửi mộng”. Mộng anh hùng và mơ giai nhân, 2 hình ảnh ấy bổ sung cho
nhau tạo nên vẻ đẹp của người chiến sĩ rất quả cảm và cũng rất lãng mạn đa tình. Có một thời, câu thơ của Quang
Dũng bị phê là “mộng rớt”, “lãng mạn”, “yếu đuối”, “tiểu tư sản”. Nhưng thực ra, Quang Dũng đã diễn tả rất chân thật
vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ xuất thân từ trí thức. Chúng ta biết rằng chiến sĩ Tây Tiến phần đông là học sinh
thanh niên Hà Nội hào hoa phong nhã. Họ vừa rời ghế nhà trường, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Cho nên trong
khoảng trời thương nhớ của họ ắt có trời Hà Nội và bóng hình người theieus nữ cùng những tà áo bay bay trong gió
với phượng hồng. Những mộng mơ này không làm giảm đi nhiệt tình chiếu đấu của tuổi trẻ mà ngược lại, nó tiếp thêm
cho người chiến sĩ niềm yêu đời, yêu sống để họ có thêm nghị lực vượt qua khó khăn gian khổ trên đường tiêu diệt

quân thù.
- Sự hy sinh cao đẹp:
+ Chặng đường hành quân của Tây Tiến là một vùng biên cương của Tổ quốc. Nơi đây, bao người đã ngã xuống
hy sinh. Quang Dũng không ngần ngại khi nhắc đến cái chết của họ:
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Viết về những ngôi mộ của đồng đội, Quang Dũng sử dụng rất nhiều từ Hán Việt để gợi không khí trang nghiêm
tưởng nhớ: “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Nếu tách câu thơ này ra khỏi 3 câu thơ sau thì đây là 1 bức tranh ảm
đạm u buồn: Rải rác đây đó vùng biên cương xa xôi là những nấm mồ “viễn xứ”_mồ của những kẻ chết xa quê, không
một vòng hoa, không một nén hương, không người chăm sóc mộ phần, hoang vắng và lạnh lẽo vô cùng. Nhưng đặt

Tây Tiến – Quang Dũng

3


Dương Phú Việt Anh – 12A5 – THPT Liên Hà
câu thơ này trong mối quan hệ với ba câu thơ sau thì nó có sức gợi cảm vô cùng: Dẫu biết rằng mình sẽ bỏ mạng nơi
biên cương xa xôi, nhưng chiến sĩ Tây Tiến vẫn chấp nhận tất cả để ra đi.
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
“Đời xanh” là tuổi trẻ với bao nhiêu hoa mộng, đẹp là thế, hứa hẹn là thế nhưng hiến dâng cho Tổ quốc nào có xá gì?
Đây là biểu hiện cao đẹp nhất của lý tưởng yêu nước, của tinh thần quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Câu thơ của
Quang Dũng gợi ta nhớ tới câu thơ của Thanh Thảo:
Chúng tôi đã đi không tiếc tuổi hai mươi
(Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc…
(Những người đi tới biển)
+ Ngày xưa tráng sĩ chọn cái chết hiên ngang nơi trận mạc với da ngựa bọc thây và coi đó là vinh quang tột đỉnh.

Còn chiến sĩ Tây Tiến:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Nhịp điệu câu thơ chậm và trang trọng, diễn tả được sự hy sinh mất mát và thương đau. Chiến sĩ Tây Tiến ngã
xuống không có quan tài để niệm xác, đồng đội chôn anh bằng bộ quần áo thường ngày anh vẫn mặc, bó xác anh trong
chiếu chiếu xin được của đồng bào ở ven rừng. Tội nghiệp và đau thương đến vô cùng. Nhưng Quang Dũng nhân hậu
và tài hoa đã làm sang trọng thêm cho người chiến sĩ bằng cách gọi chiếc chiếu là “áo bào”, thay từ “chết” bằng từ “về
đất” để làm vơi đi những mất mát đau thương và tăng thêm ý nghĩa lớn lao của sự hy sinh. Chiến sĩ Tây Tiến ngã
xuống, cái chết của anh không có tiếng khóc đưa tiễn của người thân, không một nén hương, không có một vòng hoa,
chỉ có đồng đội của anh, chỉ có đất trời chứng giám tấm lòng thành. Đất mẹ đã đón nhận thể xác anh để từ buổi ấy, hồn
anh sẽ nhập và cỏ cây sông núi, hóa thành hồn thiêng đất nước. Đất mẹ đã cử dòng sông Mã của quê hương bằng cái
giọng thác ghềnh của nó “gầm lên khúc độc hành”. “Gầm lên” chỉ sự dữ dội, đau đớn và tiếc thương anh, tiễn đưa
anh bằng “khúc độc hành” để linh hồn anh bước vào thế giới của muôn đời. Không phải anh đã ra đi mà anh đang trở
về với đất mẹ thân yêu. Cái chết của anh đã hóa thành bất tử. Tổ quốc đời đời ghi nhớ công ơn. Người đời sau mãi mãi
ngợi ca, trân trọng. Có thể nói Quang Dũng đã khắc họa được bức tượng đài bi tráng về người chiến sĩ vô danh đã
quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
- Bốn câu thơ kết:
Bốn câu thơ kết như một lời thề ra đi không hẹn ngày về:
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.
Đường lên Tây Tiến xa vời vợi. Xa cả về thời gian và không gian. Nhưng kỉ niệm về đoàn quân Tây Tiến năm xưa vẫn
không hề nhạt phai trong tâm trí người chiến binh. Một phần tâm hồn của họ đã gửi lại ở nơi ấy: “Hồn về Sầm Nứa
chẳng về xuôi”. Đó là cái tình sâu nặng đối với đoàn quân Tây Tiến dẫu đã xa rồi.
III/ Đặc sắc nghệ thuật:
- Bút pháp lãng mạn: biểu hiện ở:
+ Cái tôi tràn đầy cảm xúc
+ Khả năng phát huy cao độ trí tưởng tượng, tô đậm cái tuyệt mĩ, phi thường
+ Nghệ thuật tương phản đối lập được sử dụng triệt để trong việc tả cảnh cũng như tả người.

- Hình ảnh thơ gợi cảm, tinh tế. Ngôn ngữ thơ giàu chất tạo hình, chất nhạc và chất họa.
- Giọng thơ gân guốc, rắn ròi, đọc lên không êm tai. Nhưng có dấu ấn rất riêng, khó phai mờ trong tâm trí người đọc.
- Chất lãng mạn, bi tráng kết hợp hài hòa tạo nên phong cách thơ Quang Dũng.
* KL: “Tây Tiến” là một bài thơ toàn bích, đẹp lời, đẹp ý. Bài thơ gồm 34 câu, câu nào cũng nội lực thâm hậu. Nó
đã tạc được một bức tượng đài về lớp người cảm tử vào giữa trang thơ của dân tộc để ghi lại cái thời gian khổ,
nhưng hào hùng, oanh liệt. Cùng với bài thơ, tên tuổi của Quang Dũng sẽ còn lưu lại với thời gian, với năm
tháng:
Tây Tiến biên cương mờ lửa khói
Quân đi lớp lớp động cây rừng
Và bài thơ ấy, con người ấy
Vẫn sống muôn đời với núi sông.
(Giang Nam)

Tây Tiến – Quang Dũng

4



×