Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

De van nghi luan xa hoi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.5 KB, 2 trang )

Đề bài 1: Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân mình lại
càng tốt hơn (Lep Tolstoi).
Dàn ý
1. Giải thích câu nói
- Xấu hổ là trạng thái cảm xúc; một nét tính cách
- Biểu hiện:
+ Cảm xúc này thường xuất hiện ở những người bị trêu ghẹo; những cô gái trẻ khi đối diện với
người có tình cảm với mình
+ Xấu hổ là sự khiêm nhường của con người
+ Cảm giác xấu hổ khi làm việc gì không đúng đắn, ý thức về hành động sai trái
Đó là những nỗi xấu hổ trước bản thân và L. Tolstoi cho rằng nỗi xấu hổ đó lại càng tốt hơn nữa
2. Bàn luận, mở rộng
- Vì sao xấu hổ trước bản thân mình lại càng tốt hơn?
+ Trong cuộc sống, có những người luôn biết hoàn thiện bản thân mình bằng cách tự phê bình bản
thân. Nhưng thừa nhận, cảm thấy xấu hổ vì trong mình còn tồn tại những điểm xấu, những điều
chưa tốt, chưa hoàn thiện không phải là điều dễ dàng
+ Nỗi xấu hổ không khiến con người nhỏ bé, đáng khinh, trái lại càng tôn vinh sự cao đẹp trong
nhân cách con người
+ Người biết xấu hổ sẽ là người luôn tìm được động lực để phấn đấu, hoàn thiện bản thân
- Bất cứ ai cũng nên gieo trong tâm hồn hạt mầm của tình cảm xấu hổ
- Không nên sa vào những trạng thái cảm xúc xấu như tự ti, tự kỉ
Bài viết
Làm nên vẻ đẹp trong tâm hồn mỗi con người là nhiều tính cách cao quí, trong mỗi người
đều có sự xấu hổ. Xấu hổ trước người khác là một tình cảm tốt nhưng xấu hổ trước bản thân mình
lại càng tốt hơn (Lep Tolstoi).
Có lẽ không ai trong chúng ta lạ lẫm về sự xấu hổ bởi chắc chắn đã có lúc trong mỗi người
từng cảm thấy xấu hổ. Xấu hổ là trạng thái cảm xúc, thậm chí là một nét tính cách của con người.
Xấu hổ đồng nghĩa với nỗi thẹn thùng. Cảm xúc này thường xuất hiện ở những người bị trêu ghẹo
hay những cô gái trẻ khi đối diện với người có tình cảm với mình. Xấu hổ trước người khác làm nên
vẻ duyên dáng ở con người. Đó là một nét đẹp trong tình cảm, cảm xúc không thể thiếu, mang lại sự
thi vị cho cuộc sống.


Xấu hổ còn là sự khiêm nhường của con người khi so sánh bản thân với chuẩn mực nào đó
và nhận ra sự thua kém ở mình. Trong bài thơ Thuật hoài, chúng ta bắt gặp nỗi thẹn làm nên nhân
cách Phạm Ngũ Lão:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
Hay khi làm việc gì không đúng đắn, ý thức về hành động sai trái cũng sẽ cho ta cảm giác
xấu hổ. Chúng ta xấu hổ vì kết quả học tập quá tồi, xấu hổ khi không nhường chỗ cho cụ già trên xe
buýt, xấu hổ khi ngồi ba người trên xe máy và không đội mũ bảo hiểm… Đó là những nỗi xấu hổ
trước bản thân và L. Tonlstoi cho rằng nỗi xấu hổ đó lại càng tốt hơn nữa. Vì sao lại như thế?
Trong cuộc sống, có người không muốn phơi bày, vạch trần những điều không tốt ở mình.
Nhưng cũng có người luôn biết hoàn thiện mình bằng cách tự phê bình bản thân. Xét đoán bản thân
không phải là điều ai cũng có thể tự giác làm được. Thừa nhận trong mình tồn tại những điểm xấu,


những điều không tốt không phải là điều dễ dàng. Cảm thấy xấu hổ vì mình còn chưa hoàn thiện, vì
trong mình vẫn còn những điều không tốt càng không dễ thực hiện. Tất nhiên, con người không ai
toàn thiện, toàn mĩ, nhưng sự xấu hổ đó thể hiện ý thức vươn lên và nó đáng được trân trọng. Nỗi
xấu hổ không khiến con người nhỏ bé, đáng khinh, trái lại càng tôn vinh sự cao đẹp trong nhân cách
con người.
Người biết xấu hổ sẽ là người luôn tìm được cho mình động lực để phấn đấu, hoàn thiện bản
thân. Ý thức về những hành động, việc làm trong quá khứ sẽ giúp họ nhìn nhận sâu sắc hơn hiện tại
để từ đó có thể khắc
phục những điều sai trái, hoàn thành những gì còn dang dở. Nỗi xấu hổ khi thua thầy kém bãn chính
là một trong các động lực thôi thúc không ít bạn học sinh hăng say học tập hơn. Nhiều người cảm
thấy xấu hổ về sự nghèo đói đã vươn lên làm giàu bằng chính đôi tay của mình. Nhiều nhân vật
trong truyện ngắn Nam Cao đã từng xấu hổ về sự ti tiện, xấu xa của chính bản thân mình và họ
quyết tâm từ bỏ thói đê hèn đó… Phải khẳng định rằng không có những nỗi thẹn như thế, cuộc sống
con người khó có thể thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp.
Xấu hổ trước bản thân là điều tốt đẹp nên bất cứ ai cũng nên gieo trong tâm hồn mình hạt
mầm của tình cảm đó. Tất nhiên, xấu hổ cũng phải có giới hạn nhất định bởi nếu không, nó sẽ sa

vào những trạng thái cảm xúc xấu như tự ti, tự kỉ. Và hãy cứ xấu hổ khi chưa thật sự hài lòng về
chính bản thân mình để được trưởng thành hơn.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×