Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

HUONG DAN LAM BAI VAN NGHI LUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.52 KB, 2 trang )

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
I.Nghị luận xã hội:
1.Đề bài yêu cầu nghị luận (trực tiếp) về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội
- Nêu thực trạng vấn đề: thực trạng vấn đề đang diễn ra ntn? Có ảnh hưởng ra sao đối với
đời sống (tích cực, tiêu cực)? thái độ của xã hội đối với vấn đề (tích cực, tiêu cực)? (liên hệ
tới tình hình thực tế xã hội, địa phương, bản thân =>làm nổi bật tính cấp thiết của việc phải
giải quyết vấn đề
- Nêu nguyên nhân vấn đề: đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề( khách quan, chủ
quan,tự nhiên, do con người..)
- Đề xuất phương hướng giải quyết: việc trước mắt và lâu dài(chỉ rõ việc cần làm, cách
thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp của lực lượng nào?).
2.Đề bài yêu câu nghị luận về một vấn đè thuộc lĩnh vực xã hội được thể hiện qua 1
câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, ý thơ..:
-Giải thich vấn đề được đề cập đến trong câu tục ngữ, danh ngôn, ca dao, ..(từ nghĩa đen
==>nghĩa bóng; giải thích các từ ngữ quan trọng) Sau đó trả lời cân hỏi: Vấn đề cần nghị
luận là gì? Quan điểm của dân gian, danh nhân , nhà thơ, nhà văn..là gì?
- Tầm quan trọng của vấn đề trong đời sống xã hội(đó là lí do vấn đề được đưa ra nghị
luận). Tại sao lại như vậy?
- Những biểu hiện của vấn đề trong đời sống, các luồng tư tưởng, quan điểm khác nhau đối
với vấn đề. Phân tích cacis đúng, cái chưa đúng ở mỗi quan điểm, tư tưởng…
- Khẳng định những tình cảm tư tưởng quan điểm tích cực đối với vấn đề
3.Đề bài yêu cầu nghị luận về một vấn đề thuộc lĩnh vực xã hội nhưng xuất phát từ sự
thể hiện của vấn đề đó trong văn học.
-Khái niệm vấn đề (nếu có)
-Làm rõ vấn đề trong văn học(thông qua phân tích văn học), cần làm rõ quan điểm của lịch
sử về vấn đề(cách nhìn nhận, đánh giá). Đồng thời phải lí giải được tại sao lai như vậy?(do
chế độ xã hội, do thực trạng xã hội, quan niệm cá nhân..)
-Làm rõ vấn đề trong thực tế xã hội(chỉ ra sự thay đổi của hoàn cảnh, điều kiện xã hội;cách
đánh giá, nhìn nhận mới về vấn đề; các tư tưởng, quan điểm khác nhau; đánh giá nhận xét
về các quan điểm tư tưởng ấy; khẳng định cái nhìn tiến bộ, khoa học tích cực)
II.Nghị luận văn học


1.Nghị luận về một tác phẩm thơ:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ, vị trí đoạn trích(nếu là đoạn thơ).
- Tìm hiếu nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ(trả lời câu hỏi: bài
thơ, đoạn thơ đo nói về vấn đề gì?Nói vậy nghĩa là sao?nội dung đó được thể hiện bằng
cách nào (thể thơ, nhịp đệu, các biện pháp tu từ)? Nói như vậy để làm gì?


-Đánh giá về giá trị, vị trí của bài thơ đối với nền văn học, đói với tác giả, đối với thời
đại(có đóng góp gì?).
2.Nghị luận về một vài nội dung hoặc một vài chi tiết nghệ thuật của một bài thơ,
đoạn thơ hay một nhóm bài thơ, đoạn thơ:
-nếu nghị luận về một nhóm bài thơ, đoạn thơ: đọc kĩ lại các bài thơ, tìm ra những điểm
giống và khác(tác giả,hoàn cảnh ra đời, nội dung, nghệ thuật…)
-Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.\
-Nghị luận về mảng nội dung hoặc nghệ thuật mà đề bài yêu cầu. Chú ý đi sâu, phân tích,
so sánh, bình giá. Nếu là một nhóm bài thơ, đoạn thơ cần lưu ý tìm ra những điểm giống và
khác đồng thời chỉ ra lí do dẫn đến sự giống nhau và khác nhau đó.
- Đánh giá vị trí tác dụng của những mảng nội dung, nghệ thuật trên( đối với bài thơ, trong
sự nghiệp sáng tác của tác giả, đối với thời đại…)
3.Nghị luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích văn xuôi, kịch
a) Nghị luận về một nhân vật hay một đặc điểm của nhân vật trong truyện ngắn
hoặc kịch:
-Chỉ ra hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, hoàn cảnh của nhân vật.
-Giải thích khái niệm(nếu có: nhân vật điển hình, hình tượng nhân vật…)
-Phân tích ngoại hình, tên gọi của nhân vật(nếu có và cần thiết)
-Chỉ ra các đặc điểm của nhân vật và phân tích để chứng minh các đặc điểm đó.Tác giả
muốn thể hiện điều gì qua nhân vật này?
-Nghệ thuật xây dựng nhân vật
-Khái quát đặc điểm nhân vật(có tính điển hình ko? Điển hình cho điều gì, cho giai cấp,
tầng lớp nào trong xã hội?...)

-Giá trị, vị trí vai trò của nhân vật trong tác phẩm.
b) Nghị luận về một nội dung, một chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm
-Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, bối cảnh tác phẩm.
-Nội dung hoặc chi tiết nghệ thuật đó thể hiện như thế nào trong tác phẩm (phân tích để
làm rõ).
-Tư tưởng của nhà văn gửi gắm qua nội dung hoặc thủ pháp nghệ thuật trên



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×