Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Soạn bài lớp 8: Tức cảnh Pác Bó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (84.45 KB, 2 trang )

Soạn bài: Tức cảnh Pác Bó
TỨC CẢNH PÁC BÓ
(Hồ Chí Minh)
I. VỀ TÁC PHẨM
1. Hoàn cảnh sáng tác
Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ
quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm
việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ
Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.
2. Thể loại
Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Thể thơ này chỉ có một khổ gồm
bốn câu (tứ tuyệt), mỗi câu bảy chữ (thất ngôn) rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đã được du
nhập và trở thành một trong những thể thơ phổ biến của văn học trung đại Việt Nam.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Có thể kể tên một số bài thơ cùng thể thơ
với bài này đã học như: Sông núi nước Nam, Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông
ra, Xa ngắm thác núi Lư, Cảnh khuya, Rằm tháng riêng,…
2. Giọng điệu chung của bài thơ là giọng sảng khoái, tự nhiên, hóm hỉnh pha chút vui đùa.
Điều đó cho thấy, dù sống trong gian khổ nhưng tâm trạng của Bác vẫn rất lạc quan, hơn
thế, Bác còn cảm thấy vui thích và thoải mái với cuộc sống nơi rừng núi hoang vu. Làm
cách mạng và được sống hoà hợp với thiên nhiên là một niềm vui lớn của nhà cách mạng,
nhà thơ Hồ Chí Minh
Những năm tháng sống và làm việc ở Pác Bó, thực tế Bác đã phải trải qua rất nhiều
những khó khăn. Thế nhưng những gian khổ ấy, những cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông
chênh,… không làm mờ đi được niềm tin và niềm vui vì thời cơ của cuộc giải phóng
đang tới gần. Có được niềm tin ấy thì những gian khổ nhỏ nhoi trong sinh hoạt cá nhân
kia có nghĩa lí gì, thậm chí, tất cả đều trở nên sang trọng cả. Bài thơ cho thấy cá nhân
cách cao khiết của Hồ Chí Minh, cho thấy sự hi sinh thầm lặng của người cho đất nước.
3*. Nguyễn Trãi từng ca ngợi “thú lâm tuyền” (niềm vui thú được sống với rừng, suối)
trong bài Côn sơn ca. Trong bài thơ này, Hồ Chí Minh cũng cho thấy niềm vui thú đó.


Thế nhưng “thú lâm tuyền” của Nguyễn Trãi, ấy là cái “thú lâm tuyền” của người ẩn sĩ
bất lực trước thực tế xã hội muốn “lánh đục về trong”, tự tìm đến cuộc sống “an bần lạc
đạo”. Ở Hồ Chí Minh, cái “thú lâm tuyền” vẫn gắn với con người hành động, con người
chiến sĩ. Nhân vật trữ tình trong bài thơ tuy có dáng vẻ của một ẩn sĩ nhưng thực tế đó lại
là một người chiến sĩ đang tận tâm, tận lực vì tự do độc lập của non sông (Bàn đá chông
chênh dịch sử Đảng).

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG
Bài thơ diễn tả những hoạt động hằng ngày của Bác thời kì hoạt động ở Pác Bó - Cao
Bằng. Qua bài thơ, Bác đã thể hiện tình yêu thiên nhiên sâu sắc, tinh thần cách mạng triệt
để qua giọng điệu lạc quan xen lẫn nét cười hóm hỉnh. Cho nên, đọc bài thơ bằng giọng
điệu nhẹ nhàng, tránh lên gân, nhấn mạnh từ ngữ một cách không cần thiết. Chú ý đọc
đúng nhịp 4/3, riêng câu 2 có thể tách thành nhịp 2/2/3.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×