Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

thảo luận cơ sở văn hóa việt nam mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.49 KB, 26 trang )

Mục lục
Trang
Lời nói đầu……………………………………………………2
Phần I: Các giá trị văn hóa đặc trưng thời kì nhà Lý
1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị thời lý..3
1.1.1 Tình hình chính trị, xã hội………………………………
1.1.2.Tình hình kinh tế………………………………………...
1.2. Khái quát chung về văn hóa thời Lý
1.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng………………………………….. 4
1.2.2. Nghệ thuật ……………………………………………..5
1.2.3. Giáo dục……………………………………………….. 6
1.2.4. Văn học …………………………………………………7
1.2.5. Trang phục……………………………………………….
1.2.6. Loại hình sinh hoạt văn hóa……………………………8
Phần II. Khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng thời Lý trong
kinh doanh du lịch
2.1. Tình hình khai thác
2.1.1.Văn hóa vật thể…………………………………………. 9
2.1.2. Văn hóa phi vật thể…………………………………… 10
2.2. Đánh giá tình hình khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng
thời Lý…………………………………………………………16
2.3. Hình thành tour du lịch…………………………………..17
Phần III. Một số giải pháp khai thác có hiệu quả các giá trị văn
hóa đặc trưng của nhà Lý…………………………………….21
Kết luận……………………………………………………….24
Tài liệu tham khảo…………………………………………...25

1


Lời nói đầu


Trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc Việt Nam, thời
đại Lý được xem như là mốc son chói lọi, đánh dấu bước
ngoặt căn bản trong tư duy, nhận thức của người Việt về lòng
yêu nước và tinh thần độc lập, tự cường. Cùng với sự phát
triển lớn mạnh về chính trị và kinh tế, văn hoá, tư tưởng của
dân tộc thời kỳ này cũng được phát triển mạnh mẽ. Như Lê
Quý Đôn đã nhận định “ Nước Nam ở hai triều Ý, Trần nổi
tiếng là văn minh”.
Thời kỳ này đã xuất hiện nhiều nhân tài về văn chương, nghệ
thuật với nhiều tác phẩm bất hủ. Từ những áng văn thơ hào
hùng của Lý Thường Kiệt đến những nét chạm khắc tinh tế,
uyển chuyển đầy tính sáng tạo và bay bổng trên những con
rồng thời Lý,… tất cả đã tạo nên bức tranh đa sắc về một đời
sống văn hoá phong phú. Song, nhìn một cách tổng quát,
chúng ta sẽ thấy nổi lên ý thức tự hào dân tộc, một hào khí
Đông Á mà hậu thế mãi còn nhắc đến.

2


Phần I: Các giá trị văn hóa đặc trưng thời kì nhà Lý
1.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế, chính trị thời Lý
1.1.1. Tình hình chính trị
Triều Lý tồn tại 216 năm (1009-1226) và trải qua 9 đời
vua: Lý Thái Tổ (1010-1028), Lý Thái Tông (1028-1054), Lý
Thánh Tông (1054-1072, Lý Thần Tông (1128-1138), Lý Huệ
Tông (1219-1224), Lý chiêu Hoàng (1224-1225)….
Về tổ chức hành chính và bộ máy quan lại: Quan chế của
nhà Lý có quy củ, chặt chẽ hơn các triều đại trước đó. Đứng
đầu triều đinh là Hoang Đế, dưới Hoàng Đế có ba chức quan

đứng đầu các quan lại trong triều là Thái sư, thái phó và thái
bảo. Bộ máy quan lại ở trung ương thời Lý cấu trúc theo 3
cấp: Trung ương , hành chính trung gian, cấp hành chính cơ
sở.
Thời Lý cũng rất quan tâm chú trọng luật pháp và quân đội
với việc ban bố bộ luật “hình thư”- bộ luật thành văn đầu tiên
của nhà nước quân chủ Việt Nam.
1.1.2.Tình hình kinh tế
Nhà Lý rất chú trọng thúc đẩy nông nghiệp, phát triển bằng
nhiều chính sách, biện pháp khuyến nông như: Xuống chiếu
cho những người phiêu tán về quê làm ăn. Thực hiện chính
sách “ngụ binh ư nông” trong quân đội. Những năm mất mùa

3


đói kém nhà nước giảm thuế, xá thuế, phát chẩn cho dân
nghèo….
Thủ công nghiệp dân gian bao gồm nhiều loại hình như các
làng, các phường thủ công quanh các thị trấn lớn và các nghề
phụ gia đình.
1.2. Khái quát chung về văn hóa thời lý
1.2.1. Tôn giáo, tín ngưỡng.
Đặc trưng cơ bản trong tôn giáo thời Lý là sự dung hòa tam
giáo (Phật giáo, nho giáo, đạo giáo), còn gọi là “ Tam giáo
đồng nguyên”.
Phật giáo được truyền vào từ thời Bắc thuộc, được truyền
bá rộng rãi cho nhân dân, các nhà sư được trọng đãi, nhiều
nhà sư có học vấn cao đã tích cực tham gia vào hoạt động
chính trị và giữ nhiều trọng trách trong triều đình. Chùa chiền

mọc lên khắp nơi và trở thành biểu tượng của Phật giáo.
Nho giáo được truyền vào từ thời Bắc thuộc. Nho giáo
thời Lý nhìn chung chưa có điều kiện phát triển mạnh mẽ như
các triều đại sau.
Đạo giáo cũng được truyền vào từ thời Bắc thuộc như
Phật giáo và Nho giáo, tuy có vai trò ít hơn nhưng vẫn có ảnh
hưởng nhất định. Điều đó được thể hiện trong chế độ thi cử,
yêu cầu các thí sinh hiểu biết cả 3 tôn giáo này mới có thể đỗ.
Đến thời Lý Cao Tông, nhà Lý chính thức tổ chức các kỳ thi
Tam giáo. Việc thi cử bằng tam giáo phản ánh tam giáo đồng
4


nguyên vào thời Lý; trong đó Nho giáo là hệ tư tưởng dùng để
quản lý xã hội, Phật giáo là quốc giáo, còn Đạo giáo có ảnh
hưởng nhất định trong các tầng lớp dân cư.
Tín ngưỡng bản địa hình thành từ nhiều đời vẫn rất phổ
biến. Những phong tục ngày càng được mở rộng như thờ cúng
tổ tiên, thờ cúng các anh hùng dân tộc, người có công với
làng, với nước…
1.2.2. Nghệ thuật
+ Kiến trúc quy mô tương đối lớn, kiến trúc độc đáo, sáng tạo,
mang màu sắc Phật giáo.
Kiến trúc đời Lý phát triển rất mạnh , Những công trình kiến
trúc chủ yếu thời kỳ này là kinh thành, cung điện, dinh thự các
quan lại, lăng mộ vua chúa và đặc biệt là chùa chiền, đền
miếu. Tiêu biểu là Thành Thăng Long và hệ thống chùa, tháp.
Kiến trúc chùa thời Lý thường có nhiều tầng nền giật cấp, bạt
sâu vào sườn núi, cao dần lên đỉnh, chỉ một tầng nền đã có
chiều dài 120 mét và rộng 70 mét, tất cả được kè đá và bố cục

đối xứng qua trục chính tâm và quy hoạch tổng thể, kết hợp
hài hòa giữa chùa và tháp. Trong chùa đặt tượng thờ, đồ thờ
với nhiều chất liệu khác nhau, kết hợp cả 3 yếu tố thiền, tịnh,
mật của các tông phái Phật giáo.
Chùa thời Lý được đặt trong một quần thể kiến trúc, tại những
nơi có cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có liên hệ cộng đồng dân
cư, gần làng sát nước. Các chùa thường có tháp lớn như tháp
5


Báo Thiên 12 tầng – vài chục mét, tháp Phổ Minh cao 14 tầng
– 21 mét, tháp Chiêu Ân 9 tầng, tháp Phật Tích 10 tầng, tháp
Sùng Thiện Diên Linh 13 tầng, tháp Vạn Phong Thành Thiện…
Các tháp được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng đá, đất
nung đẹp và nhiều tranh vẽ Phật trên tường và các bức chạm
lộng bằng gỗ với chủ đề động vật, thực vật tươi vui.
+ Nghệ thuật điêu khắc - Đúc tượng
Nghệ thuật điêu khắc trên đá, trên gốm thể hiện một phong
cách đặc sắc. Nghệ thuật điêu khắc thời Lý gồm những công
trình điêu khắc tinh tế với những tấm phù điêu mô típ hoa
văn hoa cúc nhiều cánh, hoa sen, lá cây và đặc biệt là rồng
giun mình trơn nằm gọn trong chiếc lá đề.
Nghệ thuật đúc chuông – tô tượng rất phổ biến. Bố cục tượng
gọn , đẹp và cân xứng nhưng không trùng lặp và đơn điệu.
Tưng chi tiết được chú ý khi chạm trổ, những đường cong
mềm mại, gợi tả nên vẫn thanh thoát, nhẹ nhàng.
1.2.3. Giáo dục
Nhà Lý là triều đại phong kiến đầu tiên ở Việt Nam xác lập
hệ thống giáo dục khoa cử có hệ thống. Nhà Lý chú trọng giáo
dục, mở rộng thi cử để đào tạo nhân tài và tuyển chọn quan

lại có năng lực cho bộ máy hành chính.
Năm 1070, Lý Thánh Tông cho xây dựng nhà Văn Miếu ở kinh
thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử, Chu Công, tứ phối 72
người hiền của đạo Nho. Năm 1076 vua Lý Nhân Tông lập
6


ra Quốc Tử Giám. Khoa thi đầu tiên được nhà Lý tổ chức vào
tháng 2 năm 1075 thời vua Lý Nhân Tông.
1.2.4. Văn học
Ngay trong thế kỷ đầu tiên của thời Lý đã để lại trong di sản
tinh thần của dân tộc Việt Nam ba áng thơ văn cô đọng mà
gây được một ấn tượng về khí phách phi thường: đó là
tờ “Chiếu dời đô”, “Phạt Tống lộ bố văn” và bài thơ “Nam quốc
sơn hà”.
Phần chủ yếu trong văn học thời Lý là thơ của các nhà sư với
nội dung liên quan đến triết học, giáo lý Thiền tông, có bàn về
Đạo phật hoặc ca ngợi cảnh nhàn tản không màng danh lợi ,
không vướng lụy trần tục, Ví dụ như “ Ngô đạo thi tập” của sư
Khánh Huy, “ Viên thông tập” của sư Viên Thông.
1.2.5. Trang phục
Triều đại nhà Lý (1009-1225) những quy định về phục trang
đã được đặt ra một cách cụ thể.
năm 1059, Vua Lý Thánh Tông định triều phục cho các quan.
Vào chầu vua, các quan phải đi tất, đi hia và đội mũ phác đầu.
Mũ phác đầu có 4 góc, 4 tai, phía sau có 2 tai ngang (tức mũ
cánh chuồn), mặc áo bào tía, cầm hốt ngà, thắt đai da. Thời Lý
có lệnh cấm người dân mặc áo màu vàng (giai đoạn năm
1182). Người Việt thời Lý thường bỏ tóc dài và đội khăn quấn.
Người trung niên và có tuổi búi tóc ở phía sau gọi là búi tóc củ

hành, sau đó quấn khăn bao quanh ra ngoài nhiều vòng.
7


Người lao động quấn khăn buộc đầu rìu hoặc buộc lệch ở thái
dương, cắt tóc ngắn, hoặc buông xõa hai vai hoặc quấn vòng
quanh cổ. Lễ phục của nữ giới thời Lý thường là áo dài màu
đen hoặc màu nâu sẫm mặc phủ ra ngoài áo cánh lửng.
1.2.6. Loại hình sinh hoạt văn hóa.
Văn hóa dân gian ngày càng đa dạng, phong phú ( ca hát,
nhảy múa,đua thuyền…), những nghệ sỹ lúc này được goi là
đào kép. Nghệ thuật biểu diễn ca múa nhạc thời Lý phát triển
phong phú, chịu ảnh hưởng của cả nghệ thuật Nam Á và Đông
Á, được biểu diễn rộng rãi trong dân gian cũng như được ưa
chuộng trong sinh hoạt cung đình.
Tuồng, chèo bắt đầu xuất hiện được nhiều người ưa chuộng,
tích diễn phổ biến là vở “ Tây vương mẫu hiến bàn đào”. Múa
rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc ở thời lý khá phát triển.
Lễ hội diễn ra sôi nổi, mang đậm tính dân tộc. Lễ hội Phật
giáo thời Lý được tổ chức rất phong phú đa dạng, từ hình
thức tổ chức đến nội dung lễ hội, đặc biệt là về thời gian và
không gian tổ chức lễ hội. Trong các lễ hội, có nhiều trò vui tạp
kỹ mang tính dân gian như đấu vật, chọi gà, cờ người, bơi
chải, đánh đu, leo dây, đá cầu, trò nhại, hất phết, cưỡi ngựa
đánh cầu…. Các chùa chiền cũng tổ chức nhiều lễ hội đông vui
như hội Thiên Phật ở chùa Quỳnh Lâm và hội Vô Lượng ở
chùa Phổ Minh.
8



Văn hóa Lý đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn
hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa
ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa
Đại Việt thời Lý, vì thế, đã mang tính dân tộc và dân gian sâu
sắc đồng thời cũng đậm đà màu sắc Phật – Đạo.

Phần II. Khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng thời
Lý trong kinh doanh du lịch
2.1. Tình hình khai thác
2.1.1. Văn hóa vật thể
Sự phát triển chung của nền văn hoá dân tộc đã có tác động
lớn đến sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và tạo hình.
Thời Lý có các công trình kiến trúc đặc sắc tồn tại đến tận
ngày nay.
+ Thành Thăng Long được xây dựng từ thời Lý, có quy mô
lớn, giữa hai vùng dài khoảng 25 km. Trong thành có nhiều
cung điện, có lầu 4 tầng, thể hiện nét riêng và độc đáo của văn
hoá Đại Việt. Với vị trí trung tâm của Thủ đô, địa chỉ du lịch này
rất thuận tiện cho việc kết nối các điểm di tích nổi tiếng khác
như Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Văn
Miếu Quốc Tử Giám, phố cổ Hà nội,…các công ty lữ hành cũng
đã xây dựng các chương trình du lịch tham quan hoàng thành
phù hợp với yêu cầu của du khách. Ngay từ khi mở cửa lần đầu
9


tiên vào năm 2004, Hoàng Thành Thăng Long đã thu hút được
một lượng khách đáng kể. Việc quảng bá những giá trị của khu
di tích này cũng đã được triển khai hiệu quả khiến cho nhiều du
khách trong và ngoài nước đều mong muốn tìm đến để tham

quan

khi



dịp.

Tuy nhiên cũng có nhiều du khách đến đây đã bày tỏ sự thất
vọng bởi sự thiếu sống động của hoạt động du lịch nơi đây cũng
như việc thiếu những tài liệu để có thể hiểu được giá trị của khu
di tích. Trên thực tế, rất nhiều du khách cho rằng, đến thăm
Trung tâm Hoàng thành Thăng Long giống như đi thăm một bảo
tàng, mà điều này thì cần có kiến thức sâu rộng, trong khi hầu
hết khách du lịch không có đủ thời gian để tham quan hết, càng
không có đủ kiến thức sâu rộng để “thẩm thấu” hết những giá trị
“vĩ mô” này, mà thường chỉ muốn tiếp cận với những hiện vật
sống động, bắt mắt.
+ Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm (1070)
đời Lý Thánh Tông. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường
Quốc Tử Giám ở bên cạnh Văn Miếu có thể coi đây là
trường đại học đầu tiên ở Việt Nam. Ban đầu, trường chỉ dành
riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi tên là
Quốc Tử, người học đầu tiên là hoàng tử Lý Càn Đức).
Khu di tích này cũng rất được chú trọng bảo tồn và khai thác
trong kinh doanh du lịch. Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn
Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức nhiều hoạt động để khai thác,
10



phát huy giá trị của di tích: đón tiếp, hướng dẫn khách tham
quan; tổ chức các hoạt động văn hóa khoa học: nghiên cứu, xuất
bản sách, báo, tạp chí; tổ chức triển lãm, các cuộc thi; tổ chức
khuyến học, khen thưởng học sinh- sinh viên giỏi, tiên tiến, trao
học hàm, học vị; học chữ Hán- Thư pháp, cho chữ, tổ chức
“Ngày thơ Việt Nam” cùng các hoạt động văn hóa ngày Xuân;
tư vấn, giúp các dòng họ Tiến sĩ tra cứu tư liệu; giao lưu văn
hóa quốc tế…Chính sự độc đáo, với nhiều hoạt động phong phú,
đa dạng, mang nhiều ý nghĩa, Văn Miếu- Quốc Tử Giám luôn là
điểm đến hấp dẫn của du khách gần xa. Hằng năm, di tích đón
trên 1,5 triệu lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan,
học tập, trong đó còn có hàng trăm đoàn cấp cao của Đảng, Nhà
nước, các đoàn ngoại giao…
Nét nổi bật của Văn Miếu - Quốc Tử Giám trong thời gian qua,
nhất là từ sau khi trở thành di tích quốc gia đặc biệt, Trung tâm
Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn quan tâm,
chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, in tờ rơi, tờ gấp, giới
thiệu về giá trị của di tích nói chung và 82 bia Tiến sĩ nói riêng.
Tổ chức các cuộc Triển lãm, cuộc thi chuyên đề tại di tích và các
địa phương lân cận (Bắc Ninh, Hải Dương): Triển lãm“ Một số
đồ dùng giảng dạy và học tập xưa và nay”; Triển lãm: “Văn
Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích Nho học Bắc Ninh”; Triển
lãm: “Văn Miếu- Quốc Tử Giám Thăng Long và thầy giáo Chu
Văn An” tại Chí Linh…
+ Hệ thống chùa – tháp
11


+ Chùa Một Cột ( chùa Diên Hựu) là một sáng tạo nghệ thuật
đặc sắc, được vua Lý Thái Tông xây dựng vào năm 1049. Toàn

bộ ngôi chùa được xây trên một cột đá lớn dựng giữa hồ, tựa
như toà sen.
Ngoài ra: chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm (Bắc Ninh),
chùa Long Đọi (Hà Nam)…
+ Tháp Báo Thiên (Hà Nội) gồm 12 tầng, cao khoảng 60
trượng, tháp Chiêu Ân 9 tầng, tháp Phật Tích 10 tầng, tháp
Sùng Thiện Diên Linh 13 tầng, tháp Vạn Phong Thành Thiện…
Các tháp được trang trí tượng tròn, phù điêu bằng đá, đất
nung đẹp và nhiều tranh vẽ Phật trên tường và các bức chạm
lộng bằng gỗ với chủ đề động vật, thực vật tươi vui.
Một số tác phẩm thể hiện nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thời Lý:
+

Chuông

Quy

Điền (chùa

Một

Cột – Hà

Nội)

đúc

năm 1080 thời Lý Nhân Tông.
+ Tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm (Đông Triều, Quảng
Ninh) do nhà sư Dương Không Lộ đúc, cao 6 trượng (khoảng

20 mét).
+ Tượng Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích - Bắc Ninh. Tượng
được tạc năm 1057, cao 2,77 mét, liền với bệ. Nét mặt tượng
trầm tư nhưng vẫn rạng rỡ.
Các tượng linh điểu (Garuda), Tượng sư tử chùa Hương Lãng
dài gần 3 mét, rộng 1,5 mét có vẻ dũng mãnh, dãy 10 con thú
12


nằm ở cửa tiền đường chùa Phật Tích, tượng rồng nằm dài
theo bậc thềm, tượng người, voi, ngựa…
2.1.2.Văn hóa phi vật thể:
Nghệ thuật tuồng, chèo, múa rối nước còn lưu giữ đến tận
ngày nay
Nghệ thuất sân khấu chèo là một trong những di sản văn
hóa lớn của kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Những ngày
lễ tết,những dịp hội hè, đình đám ngày nay,những gánh chèo,
phường hát đi hết từ làng nọ sang làng kia, xã này, tổng
khác,.. để phục vụ nhân dân lao động trên một vuông chiếu
trải giữa sân đình. Các lễ hội ở vùng châu thổ sông Hồng hầu
hết ngoài phần lễ, phần hội bao giờ cũng có các trò chơi dân
tộc và bao giờ cũng có hát chèo một số lễ hội mà nghệ thuật
hát Chèo là trọng tâm và linh hồn của lễ hội: Lễ hội Trường
Yên ở Ninh Bình với hội thi hát Chèo và các tiết mục sân khấu
hóa do Nhà hát Chèo Ninh Bình thực hiện.


Lễ hội Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương với hội thi hát Chèo
và các tiết mục nghệ thuật do Nhà hát Chèo Hải
Dương thực hiện.




Lễ hội chùa Keo ở Nam Định với hội thi hát Chèo và các
tiết mục sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Nam Định thực
hiện.

13




Lễ hội chùa Keo ở Thái Bình với hội thi hát Chèo và các
tiết mục sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Thái Bình thực
hiện..

Để gìn giữ và phát huy những loại hình nghệ thuật truyền
thống này nhiều nhà hát chèo , sân khấu tuồng đã được thành
lập: nhà hát tuồng Đào Tấn, nhà hát chèo Việt Nam, nhà hát
chèo Quân đội…
Múa rối nước là môn nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ đời
Lý, được trình diễn trong các hội đèn Quảng Chiếu. Nội dung
trong tích, trò, vở diễn mang tính chất mua vui, giải trí, gây
cười, hóm hỉnh, hài hước, châm biếm….Ngày nay, múa rối
nước thường được biểu diễn tại các lễ hội, như hội Gióng Phù
Đổng, hội chùa Thầy, hội chùa Trăm Gian…
Văn học thời Lý được lưu giữ qua những tác phẩm còn
tồn tại đến ngày nay mà tiêu biểu là hai tác phẩm: “Chiếu dời
đô” và “Nam quốc sơn hà”.
Chiếu dời đô hay Thiên đô chiếu do vua Lý Thái Tổ ban hành

vào mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ
Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (Hà Nội).
Nam quốc sơn hà là một bài thơ, hiện còn khuyết danh tác giả,
được sáng tác theo thể thất ngôn tứ tuyệt. Đây là bài thơ nổi
tiếng trong lịch sử Việt Nam, được coi là bản tuyên ngôn độc
lập đầu tiên của Việt Nam. Bài thơ được cho là bài thơ thần,
14


do thần đọc giúp Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và Lý
Thường Kiệt chống quân Tống năm 1077.
Ngoài ra còn nhiều tác phẩm do các nhà sư sáng tác được
tuyển tập trong cuốn “ Thiền Uyển tập anh”
Do ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, thời Lý phần lớn diễn
ra các lễ hội phật giáo mà vẫn còn được gìn giữ và phát triển
cho tới ngày nay
+ Lễ hội Đền Đô: thuộc huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, với 13
thôn và hai di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng là đình Đình Bảng,
còn gọi là Đình Báng, ngôi đình lớn nhất và vào loại đẹp nhất
đất nước và đền Đô, còn gọi là đền Lý Bát Đế, thờ 8 vua Lý.
Đền Đô được xây dựng từ thế kỷ 11, gồm hơn 20 công trình
kiến trúc lớn nhỏ, tất cả đều được xây dựng công phu, chạm
khắc tinh xảo được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia. Nơi đây từ nhiều thế kỷ qua đã diễn ra Hội Đền Đô,
một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất vinh danh triều
Lý. Hội diễn ra từ 15 đến 18 tháng Ba âm lịch, nhiều trò chơi
hấp dẫn là đấu vật, chọi gà, múa rồng, hát chèo, diễn tuồng,
đánh cờ người… diễn ra trong suốt bốn ngày.
+ Lễ hội chùa Viên Quang: chùa Viên Quang, nay thuộc địa
phận hai xã Gia Thắng, Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh

Bình. Cứ đến ngày mồng 6, mồng 7/3 Âm lịch, hội chùa Viên
Quang lại được diễn ra. Phần lễ trang trọng với nghi thức
dâng hương chư Phật, tế rước Đức Thánh Nguyễn là Thiền sư
15


Nguyễn Minh Không. Phần hội nhộn nhịp với nhiều trò chơi
dân gian đặc sắc. Có một chi tiết đậm màu huyền hoặc trong lễ
hội là người dự hội sẽ được chiêm ngưỡng cây đèn đá cao hơn
một mét, tương truyền khi Thiền sư Nguyễn Minh Không ngồi
thiền tịnh, cây đèn đá này tự nhiên mọc lên, ánh đèn sáng tỏ
tới tận trời cao, chim thú theo đó mà kéo về chầu tụ xung
quanh.
+ Lễ hội chùa Quỳnh Lâm: Thuộc địa phận xã Tràng an, huyện
Đông Triều, tỉnh Quảng ninh, chùa được khởi dựng cuối thế kỷ
V đầu thế kỷ VI thời Tiền Lý. Cứ mồng 1 đến mồng 4/2 Âm lịch
hàng năm, chùa Quỳnh Lâm lại mở hội tưởng nhớ đến công
ơn hộ quốc tý dân, hoằng dương Phật pháp của các vị sư tổ.
Khai lễ chùa là màn tế rước, dâng hương chư Phật cùng các vị
sư tổ. Ngoài tín đồ, phật tử và du khách, các làng của xã Tràng
An theo truyền thống cũng tới chùa tế bái. Tiếp sau phần lễ là
phần hội chùa với những nét văn hóa đặc sắc.
Một số lễ hội khác: Lễ hội chùa Keo, Cổ Lễ, chùa Ngũ Xá…
2.2. Đánh giá tình hình khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng
thời Lý


Tích cực

- Các di tích lịch sử, các loại hình văn hóa nghệ thuật (các

đền, chùa, công trình kiến trúc. nghệ thuật tuồng, chèo…) đã
được trùng tu, tôn tạo, phát triển thể hiện rõ các đặc trung
16


văn hóa thời nhà Lý hơn, giúp thu hút nhiều du khách đến tìm
hiểu về lịch sử Việt Nam.
- Các lễ hội (lễ hội Đền Đô, lễ hội Khán Hoa,…) được tổ chức có
quy mô, gây tiếng vang trên thế giới và hấp dẫn du khách hơn.
Mở rộng và đưa các gía trị văn hóa thời Lý đến bạn bè quốc tế,
gây được nhiều thiện cảm, cảm tình của du khách.
- Hình ảnh du lịch văn hóa được quảng bá, giới thiệu rầm
rộ,bằng nhiều hình thức khác nhau
- Phát huy được các giá trị tâm linh và dần gạt bỏ được các
hình ảnh xấu trong các hoạt đông du lịch văn hóa.


Hạn chế:

- Du lịch Việt Nam chưa khai thác được triệt để các giá trị văn
hóa thời Lý ví dụ như nhiều di tích khai thác chưa đạt được
kết quả như mong đợi cũng như không phát huy được tiềm
năng vốn có.
- Dù đã quản lý chặt chẽ hơn nhưng những hình ảnh xấu, nạn
chặt chém khách trong các lễ hội vẫn là nỗi ám ảnh của du
khách khi đến tham quan, tham gia các hoạt động du lịch này.
- Nhiều hoạt động bảo tồn các giá trị văn hóa chưa được đầu
tư đúng mực, hoặc chỉ có một số lượng ít người tham gia làm
gia tăng tỷ lệ hao hụt các giá trị này.
- Các hoạt động quảng bà chưa có các chiến lược lâu dài mà

mới chỉ là những hoạt động nhỏ lẻ, tự phát, tầm ảnh hưởng
chưa xa.
17


2.3. Hình thành tour du lịch.
+ Đối tượng : 30 giảng viên trường đại học Sư phạm Thái
Nguyên
+ Thời gian : Chuyến đi sẽ được diễn ra trong hai ngày thứ 6
và thứ 7
+ Phương tiện di chuyển : Xe khách Hyundai County 29 chỗ
+ Hành trình : Hà Nội – Bắc Ninh.
+ Lịch trình
Ngày thứ nhất: Hà Nội
- 6 giờ 45 phút : Xe đón khách tại khách sạn
- 7 giờ 15 phút : + Đoàn có mặt tại Văn Miếu Quốc Tử Giám Trường Đại Học đầu tiên của nước ta.
+ Đoàn làm lễ dâng hương tại thờ Khổng Tử và
Chu Văn An
+ Đoàn được tự do chụp ảnh, xin chữ và mua
quà lưu niệm trong vòng 30 phút ( Đồ lưu niệm tại Văn Miếu
chủ yếu là tranh thêu, mâm đồng, vòng cổ, câu đối mang đậm
đà bản sắc văn hóa đất nước và dấu ấn của Văn Miếu, Hà
Nội ).
- 8 giờ 45 phút : Xe ô tô đưa quý khách đến thăm Lăng Bác và
Viện Bảo Tàng Hồ Chí Minh - nhà sàn Bác Hồ, cùng với chùa
Một Cột ( là di tích lâu đời, được xây dựng vào thời nhà Lý,
mang tên chùa Diên Hựu với ý nghĩa phúc lành dài lâu).
18



- 10 giờ 15 phút : + Dâng hương tại Chùa Một Cột
+ Khách tự do mua sắm và tham quan 45 phút
- 11 giờ 10 phút : Đoàn ra xe về khách sạn 3 sao Dragon Pearl
Hotel tại 17A, Phan Đình Phùng để ăn trưa và nghỉ ngơi.
- 13 giờ 30 phút – 14 giờ : + Đoàn tiếp tục lên xe di chuyển tới
điểm Hoàng Thành Thăng Long.
+ Đoàn khách có thể tự do chụp ảnh,
tìm hiểu thêm một số khu vực khác.
- 16 giờ 30 phút : Đưa khách ra xe về qua Hồ Gươm để khách
có thể ngắm cảnh ( Tùy thuộc và thời gian và mong muốn của
đoàn có thể ghé vào Đền Ngọc Sơn ).
- 17 giờ 30 phút : Đưa khách trở về lại Khách sạn , ăn tối và
nghỉ ngơi. ( Trong thời gian tối tùy thuộc vào nhu cầu của DK,
có thể đưa DK đi chợ đêm mua sắm , ngắm cảnh Hà Nội nếu
như DK muốn).
Ngày thứ hai: Bắc Ninh
- 7 giờ 00 : Xe đón khách tại Khách Sạn Dragon Pearl
- 8 giờ 30 : Đoàn tới Đền Đô. Đền Đô hay còn gọi đền Lý Bát
Đế hoặc Cổ Pháp Điện nơi thờ 8 vị vua đầu tiên của nhà Lý
(thuộc xóm Thượng, làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn, Bắc
Ninh). Đền được xây dựng vào thế kỷ XI (1030).
Quý khách tham quan, làm lễ cầu phúc cầu tài, lộc, bình an cho
người thân tại Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám
19


vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý
Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Đoàn
có thể tận mắt ngắm nhìn, nghe HDV gới thiệu về các bức
tranh ( Cổ Pháp Tường Vân, Hoàng Long Vân Giáng hay còn

gọi Bát Đế Vân Du…). Quý khách tham quan Nhà Chuyền
Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong
mềm mại ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để
kiệu...tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh
xảo. Đoàn tự do mua sắm, chụp ảnh theo quy định.
-

12 giờ 00: Quý khách nghỉ ngơi, dùng bữa trưa tại nhà

-

hàng
13 giờ 30: Xe đưa quý khách tiếp tục đi thăm Chùa Phật
tích hoang sơ cổ kính ( Ngôi chùa cổ có lịch sử gần 1.000
năm lịch sử nơi đây đã từng là trung tâm văn hoá Đại Việt),
Ngôi chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia năm 1962. Đến nơi quý khách tham quan
quần thể di tích chùa Phật tích , làm lễ Cầu Phúc, Cầu Tài,
Cầu Lộc cho người thân và gia đình, tham quan Chánh điện,
Điện Phật, Ao Rồng, Quan Âm viện, Vườn tháp….Chiêm
nghưỡng những cổ vật điêu khắc thời Lý. Chùa Phật Tích ngôi chùa có 5 cặp tượng linh thú bằng đá lớn nhất Việt
Nam. Đặc biệt quý khách có thể tận mắt chiêm nghưỡng
pho tượng đức phật A DI ĐÀ ngồi thiền định trên tòa sen cao
1,85m, kể cả bệ là 2,8m. Đây là một kiệt tác điêu khắc bằng
20


đá thời Lý ở Việt Nam. Pho tượng đã được Trung tâm Sách
kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục vào ngày 04-5- 2006.
+ Tại đây, đoàn khách có thể mua những món quà đặc sản của
Bắc


Ninh

như

bánh

phu

thê;

bánh

cốm....

- 16 giờ 00: Quý khách lên xe trở về Hà Nội.
- 18 giờ 00: Về tới Hà Nội, kết thúc chương trình. Chia tay Quý
khách và hẹn gặp lại Quý khách trong các chương trình du
lịch tiếp theo.
5. Chi Phí :
+ Thuê xe: 3.500.000 (bao gồm cả tiền xăng dầu, tiền tip lái xe)
+ Lễ dâng hương chung : 400.000/ cả đoàn.
+ Chi phí ăn uống ( 3 bữa chính : 100.000/ bữa )
+ Chi phí ở tại khách sạn : 150.000/ người/ đêm+ Chi phí mũ,
nước, khăn: 70.000/ người.
+ Chi phí bảo hiểm du lịch suốt tuyến và tiền cho HDV :
100.000/ người
Tổng Chi Phí cho một người : 850.000/ người ( không bao
gồm chi phí phát sinh)
Phần III. Một số giải pháp khai thác có hiệu quả các giá

trị văn hóa đặc trưng của nhà Lý
+ Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ văn hóa cơ
sở.
21


Do gắn bó chặt chẽ với dân, nên chính họ là người có thể kịp
thời phát hiện sớm nhất những sai phạm hay những biến
động bất thường diễn ra trên địa bàn. Họ cũng là người có thể
tham gia góp ý, phản biện các dự án bảo tồn văn hóa trên địa
bàn một cách cụ thể và sát thực nhất. Do đó cần phải có kế
hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp xã,
phường đáp ứng yêu cầu công việc bảo tồn di sản văn hóa.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của
người dân trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
truyền thống. Việc giáo dục để nâng cao ý thức tự giác của
người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa
của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để
hướng người dân chủ động tìm tòi, sưu tầm và bảo tồn các
loại hình di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài việc phổ biến các
quy định, cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa
các quy định chung, các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng,
ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự
giác chấp hành. Ngoài ra, cần phải làm rõ và gắn lợi ích của
người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn. Đây cũng là
cách thức thu hút đông đảo người dân tham gia lưu giữ di sản
văn hóa truyền thống của mình.
Để làm tốt những giải pháp trên, vấn đề then chốt là chúng
ta phải đổi mới và nâng cao nhận thức, xem cơ sở là địa bàn

22


chiến lược của sự nghiệp cách mạng văn hóa, là môi trường
sống, nơi sinh ra và đồng thời là nơi lưu giữ, trao truyền và
phát huy những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Chắc
chắn rằng khi hội tụ đủ sức mạnh tổng hợp thì nhất định công
tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa sẽ đạt được nhiều thành
tựu mới, góp phần nâng cao đời sống văn hóa đồng bào các
dân tộc trong cả nước.
Rà soát, tôn vinh các danh hiệu cao quý (nghệ nhân nhân
dân, nghệ nhân ưu tú) và ban hành chính sách đãi ngộ cụ thể
đối với những người có tài năng xuất sắc, có công bảo vệ,
truyền dạy, phát huy giá trị di sản và những chính sách có liên
quan nhằm tạo điều kiện để di sản có sức lan tỏa mạnh mẽ
trong cộng đồng, đặc biệt đối với thế hệ trẻ.
Tăng cường nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước đi
đôi với nguồn lực xã hội hóa để bảo vệ và phát huy di sản. Kêu
gọi các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế, những người
tâm huyết với di sản có những hành động thiết thực góp phần
tôn vinh, phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch văn
hóa bền vững.
Tập hợp và xây dựng chương trình văn hóa, văn nghệ,
truyền thông đa dạng nhằm tập trung tuyên truyền, giới thiệu,
phổ biến, quảng bá nâng cao nhận thức, năng lực, trách nhiệm
của cộng đồng và toàn xã hội đối với bảo vệ và phát huy giá trị
di sản, nâng cao nhận thức và giáo dục các giá trị văn hóa
23



truyền thống cho mọi tầng lớp nhân dân. Đối với di sản văn
hóa truyền thống, chúng ta không nên chỉ dừng lại ở việc bảo
vệ, giữ gìn mà coi việc phát huy tác dụng thực tế của các tài
sản văn hóa, đặc biệt là trong nhận thức và giáo dục mới là
công việc quan trọng.Tiếp tục sưu tầm di sản văn hóa. Trước
đây, việc ghi chép tuy có những hạn chế nhất định nhưng đã
giúp chúng ta lưu giữ được một khối lượng di sản văn hóa
truyền thống rất đáng kể như: văn học dân gian, di sản thơ
phú, văn bia, thần tích, thần phả, địa chí, hương ước, nghi lễ,
lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo, nghệ thuật biểu diễn,
trò chơi, ẩm thực, nghề truyền thống…

24


Kết luận
Văn hóa Lý là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại
Việt. Văn hóa Lý đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn
hóa Việt cổ đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa
ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa
Đại Việt thời Lý, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc..
Cũng dựa trên sự cân bằng văn hoá, văn hóa Lý là sự hỗn
dung của dòng văn hóa dân gian với dòng văn hóa cung đình,
giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa
Phật – Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kỳ này
là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh
hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả
dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý
đã mang đậm tính dân gian.
Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần chính là một sức mạnh

tinh thần, vừa là một xung lực vừa là một kháng thể trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đồng thời nó cũng là
một tố chất cố kết cộng đồng người Việt, trên cơ sở tìm về một
cội nguồn lịch sử và văn hóa chung, làm chín muồi ý thức quốc
gia và tinh thần dân tộc Việt.

25


×