Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đô thị hóa, công nghiệp hóa, suy giảm chất lượng nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.75 KB, 10 trang )

Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
QUẢN LÝ LƯU VỰC
Đề tài: Đô thị hóa, công nghiệp hóa, suy giảm chất lượng nước
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 09
TT
1
2
3
4

Họ và tên
Phạm Thị Hòa
Bùi Thị Thu Thủy
Vũ Thu Hường
Nguyễn Thị Hà Thu

Số điện thoại
0976.436.169
0963.252.629
0972.300.039
0167.454.7751

Tóm tắt
Đô thị hoá - công nghiệp hoá (ĐTH – CNH) là xu hướng tất yếu của một nền kinh tế
phát triển. Tuy nhiên, quá trình ĐTH - CNH luôn đồng nghĩa với quá trình làm biến đổi môi
trường tự nhiên, ở cả hai khuynh hướng tích cực và tiêu cực; do vậy việc kiểm soát quá trình
ĐTH – CNH luôn là vấn đề thách thức của các nước phát triển nhằm đạt được mục tiêu phát
triển bền vững. Việt Nam là quốc gia có tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa rất mạnh mẽ.
Tuy nhiên, sự phát triển ồ ạt các đô thị và khu công nghiệp hiện nay đã dẫn đến các vấn đề
bức xúc môi trường như: tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, khu công
nghiệp, làm giảm diện tích cây xanh và nước mặt, gây úng ngập, cùng với nhu cầu nước phục


vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ngày càng tăng làm suy thoái nguồn tài nguyên nước.Vì vậy,
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đang làm ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước.
Từ khóa: Đô thị hóa, Công nghiệp hóa, chất lượng nước.

Nhóm 9

Page 1


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
I. Đặt vấn đề
Nước có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Nguồn nước quyết định ít
nhiều đến sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong phát triển nông nghiệp, nước
đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định đến năng suất cây trồng và vật nuôi. Đặc biệt đối với
các quốc gia nghèo, nơi sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc
dân thì nước lại càng có ý nghĩa sống còn.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự
gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và
dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu
cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Nhu cầu về nước ngày càng tăng dẫn đến việc
khai thác sử dụng tài nguyên nước ngày càng nhiều. Nhu cầu dùng nước ở nước ta do tăng
dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa… sẽ lên đến khoảng 130-150 tỷ m 3/năm, chiếm tới gần
50% lượng nước sản sinh trên lãnh thổ nước ta, gần 90% nguồn nước mùa khô (khoảng 170
tỷ m3). Bên cạnh đó, ở các thành phố lớn, nơi tập trung nhiều khu dân cư tạo ra một lượng lớn
chất thải do sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu
công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn; hàng
trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình
và thiết bị xử lý chất thải. Với tình trạng ô nhiễm môi trường nước như hiện nay thì nguồn
nước sạch phục vụ sinh hoạt ngày càng khan hiếm. Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy
điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt cho sản xuất nông nghiệp ở hạ du một số lưu

vực sông lớn đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô. Chất lượng môi
trường nước đang kém dần đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng
nghèo sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên...
Vì vậy, chúng tôi tiến hành nguyên cứu đề tài “Đô thị hóa, công nghiệp hóa, suy
giảm chất lượng nước”.
II. Nội dung
2.1. Hiện trạng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tại Việt Nam
2.1.1. Quá trình công nghiệp hóa ở nước ta
Trong quá trình CNH–HĐH đất nước, các khu công nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thúc đẩy cho việc phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương,
tạo công ăn việc làm cho người lao động. Vì vậy mà Nhà nước ta luôn có những chính sách ưu
đãi nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sự phát triển của các khu công nghiệp. Đến
nay, hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều thành lập các khu, cụm công nghiệp.
Tính đến hết tháng 7/2014, cả nước có 295 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên
83.626 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 55.691 ha, chiếm khoảng
66% tổng diện tích đất tự nhiên. Đến nay, 207 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích
đất tự nhiên 61.601 ha và 88 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây
dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên 22.025 ha. Các KCN được quy hoạch và phân bố
trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế địa kinh tế, tiềm năng của các địa phương, vùng kinh tế,
trong đó tập trung chủ yếu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm, gồm Vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam với 149 KCN, chiếm gần 50,5%, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có 64 KCN, chiếm
22%; Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 42 KCN, chiếm 14,2%.
2.1.2. Quá trình đô thị hóa
* Đô thị hóa với tốc độ nhanh
Đánh giá chung phát triển đô thị hóa Việt Nam trong giai đoạn vừa qua có nhiều
chuyển biến số lượng. Năm 1999 cả nước có 629 đô thị đến nay có 772 đô thị, trong đó có 2

Nhóm 9

Page 2



Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
đô thị đặc biệt, 15 đô thị loại I, 14 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 64 đô thị loại IV và 630 đô
thị loại V.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là một trong những nước có
tốc độ đô thị hóa cao nhất Đông - Nam Á. Nếu như vào năm 1986 tỷ lệ dân cư sống tại đô thị
Việt Nam mới chiếm khoảng 19%, thì đến năm 2013 tỷ lệ đô thị hóa trung bình cả nước đạt
khoảng 34%, tăng trung bình 1% năm. Đô thị hóa tập trung cao nhất tại vùng Đông Nam Bộ
(64,15%), thấp nhất tại vùng Trung Du miền núi phía Bắc (21,72%). Các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương có tỷ lệ dân số thành thị cao, cao nhất cả nước là TP. HCM 83%, Bình
Dương 71,6%, Quảng Ninh 68,86%,… Các tỉnh có tỷ lệ dân số thành thị thấp nhất cả nước
gồm: Thái Bình 10,7%, Tuyên Quang 12,41%, Sơn La 13,7%, Bắc Giang: 13,05%.... Dự kiến
đến 2020, tỷ lệ đô thị hóa tại Việt Nam sẽ đạt 45%. Khi ấy, dân số TP Hà Nội khoảng 7 triệu
người; TP Hồ Chí Minh khoảng 10 triệu người, thuộc diện các thành phố lớn nhất của khu
vực. Mức độ dân cư sống tại đô thị càng ngày tăng thì đồng nghĩa các tổ chức, đơn vị cung
cấp dịch vụ cũng đang tăng lên, hỗ trợ cho quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Tất cả các hoạt
động phát triển nêu trên đã gây ra áp lực rất lớn đối với môi trường đô thị. Môi trường nước ở
đô thị nước ta đã bị ô nhiễm trầm trọng.
Bảng 1: Tỷ lệ đô thị hóa của một số thành phố ở Việt Nam
Năm
Thành phố
TP. Hà Nội
TP. Hồ Chí Minh
TP. Hải Phòng
TP. Đà Nẵng
TP. Cần Thơ

2005


2013

42,5
82,5
46,6
87,3
66,6
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê Năm 2013)
* Phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị chậm hơn so với gia tăng dân
số và mở rộng không gian đô thị.
Hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển nhanh về số lượng nhưng chất lượng đô thị
còn đạt thấp. Đặc biệt, hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội chưa đồng bộ; trình độ và
năng lực quản lý và phát triển đô thị còn thấp so với yêu cầu; Tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng
ở phần lớn đô thị Việt Nam đều chậm so với phát triển kinh tế xã hội.
Hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng...
đều là hệ thống chắp vá giữa khu cũ và khu mới, giữa lạc hậu và hiện đại. Tỷ lệ dân đô thị
được cấp nước sạch còn thấp khoảng 50-80%. Nước thải sinh hoạt hầu như ở 100% đô thị chỉ
xử lý sơ bộ rồi đổ thẳng vào sông, hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Hệ thống thoát nước rất lạc
hậu, tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông còn
diễn ra ở nhiều đô thị. Xử lý nước thải chưa được chú trọng tại hầu hết các đô thị, thiếu sự
đồng bộ trong xây dựng và khai thác hệ thống hạ tầng kỹ thuật dọc các tuyến đường tại các
đô thị. Hệ thống cây xanh công viên ở nhiều đô thị chưa được quan tâm, thiếu quy hoạch. Hệ
thống cây xanh, mặt nước (sông, hồ) trong nhiều đô thị bị suy giảm.
* Đô thị hóa làng xã thành phường còn mang nặng tính chủ quan
Đô thị hoá chủ yếu vẫn là biến đổi nông thôn thành đô thị. Khi quyết định đô thị hoá
từ làng, xã thành phường, chúng ta thường chưa xem xét đầy đủ đến tác động môi trường
trong quy hoạch sử dụng đất, trong tổ chức không gian đô thị và trong thiết kế - xây dựng hạ

Nhóm 9


65,3
82,6
40,8
83,8
49,9

Page 3


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
tầng kĩ thuật đô thị… Việc quyết định chuyển đổi làng, xã thành phường chỉ vì mục đích tăng
số dân đô thị để đô thị được nâng cấp hoặc với mục đích lấy đất của làng xã để phát triển các
công trình đô thị. Đúng ra là trước tiên phải thúc đẩy phát triển kinh tế làng, xã chuyển dần từ
kinh tế nông nghiệp thành kinh tế đô thị, người dân phải được chuyển dần từ lao động nông
nghiệp sang lao động phi nông nghiệp, thì đô thị hoá làng xã mới thực sự phát triển bền vững.
* Một số quy hoạch phát triển công nghiệp trong vùng đô thị không phù hợp với
yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị
Đô thị hoá và mở rộng đô thị đã tạo ra nhiều nhà máy và các khu công nghiệp trước
đây nằm ở ngoại ô thành phố, nay đã lọt vào giữa các khu dân cư đông đúc. Các nguồn thải ô
nhiễm của sản xuất công nghiệp đã tác động trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng. Quy hoạch bố
trí các khu công nghiệp mới, các nhà máy xí nghiệp mới ở nhiều đô thị cũng chưa xem xét
đầy đủ đến yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị.
2.2. Ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng nước
tại Việt Nam.
2.2.1 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa đến chất lượng nước
Tốc độ công nghiệp hoá diễn ra khá nhanh ở nước ta gây áp lực đối với tài nguyên
nước trong lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày
càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Các khu công nghiệp và nhà máy ở
nước ta nhìn chung đều lạc hậu, việc đầu tư hệ thống xử lý nước thải chưa đảm bảo và mang
tính chất đối phó. Chính vì vậy, tình trạng đổ trực tiếp nước thải ra sông, hồ và các khu vực

dân cư xung quanh rất phổ biến, gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khoẻ của
người lao động cũng như của cộng đồng dân cư. Ô nhiễm môi trường nước do nước thải từ
KCN trong những năm gần đây là rất lớn, tốc độ gia tăng này cao hơn rất nhiều so với tổng
nước thải từ các lĩnh vực khác. Tính đến hết tháng 7/2014, có 165 KCN các KCN đã xây
dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng theo đánh giá chung của Cục cảnh sát phòng
chống tội phạm về môi trường PC49, các công trình này dù đã đi vào hoạt động nhưng hiệu
quả không cao, dẫn đến tình trạng 75% nước thải KCN thải ra ngoài với lượng ô nhiễm cao.
Điển hình là Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Tp. Hồ Chí Minh (TPHCM), Đồng
Nai và Bình Dương được xem là khu vực tập trung nhiều KCN, mặc dù tỷ lệ xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung ở khu vực này khá cao, nhưng tình trạng vi phạm các qui định
về môi trường vẫn thường xuyên xảy ra. Bởi vậy, không có gì lạ khi nhiều kênh rạch ở
TPHCM hiện nay như Tham Lương, Ba Bò, Thầy Cai, An Hạ… đang được coi là những
dòng kênh chết với màu đen ngòm và mùi hôi nồng nặc vì dòng chảy chở theo lượng nước
thải khổng lồ và rác thải đủ loại từ các hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như sinh hoạt.
Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều dùng các thủ đoạn tương tự nhau, xây dựng hệ thống
ngầm kiên cố xả thẳng ra sông, hồ, chẳng hạn như công ty Hào Dương, Phạm Thu, Tường
Trung, Tân Nhật Dũng tại TPHCM, hoặc lợi dụng thủy triều lên xuống để pha loãng nước
thải chưa qua xử lý đưa ra môi trường mà gần đây nhất chính là sự kiện của công ty cổ phần
Sonadezi Long Thành - Đồng Nai.
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp thường gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hiện nay,
môi trường nước mặt đang ở mức báo động về ô nhiễm do các nguồn nước mặt đều là nơi
tiếp nhận nước thải chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép (TCCP). Các
khu công nghiệp đổ thải ra các con sông kéo theo các chất ô nhiễm độc hại làm thay đổi tính
chất của nước sông, gây tác động trực tiếp tới hệ sinh thái trong nước sông, gây ra những tổn
hại đáng kể đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp và thủy sản. Tổng nước thải công nghiệp
ước tính khoảng 153.000 triệu m3/năm. Hàm lượng các chất ô nhiễm cao gấp nhiều lần so với

Nhóm 9

Page 4



Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
quy chuẩn cho phép. Hàm lượng coliform ở một số nơi rất cao từ 14.000 MPN/100 ml đến
15.800 MPN/100 ml (vượt 2,8-3,16 lầ), hàm lượng chất hữu cơ BOD 5 từ 28 đến 56,3 mg/l
(vượt 1,16 – 2,28 lần TCCP), TSS từ 90 đến 117 mg/l (vượt 1,04 – 1,48 lần),chất rắn lơ lửng
từ 33 đến 118 mg/l (vượt 1,04 – 1,47 lần), coliform … Nhiều con sông trước đây thuộc loại
A, nay đã bị ô nhiễm trở thành nước loại B.
Sau đây là một số biểu đồ biểu thị hàm lượng BOD5 trên sông Sài Gòn và N-NH4+ tại
phân lưu sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng Tranh năm 2007 – 2011

Biểu đồ 1: Diễn biến giá trị BOD5 trên sông Sài Gòn 2007 – 2011
(Nguồn: Trạm quan trắc môi trường quốc gia (DL3), 2007-2012
Trung tâm quan trắc môi trường - Tổng Cục Môi Trường, 2012)

Biểu đồ 2: Diễn biến hàm lượng N-NH4+ tại phân lưu sông Thị Vải, Lòng Tàu, Đồng
Tranh năm 2007 – 2011
(Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường - Tổng Cục Môi Trường, 2012
Sở Tài Nguyên Và Môi Trường Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, 2012)

Nhóm 9

Page 5


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
Bên cạnh đó, môi trường nước ngầm ở một số nơi đã thấy xuất hiện các hóa chất độc
hại cao như DDT, Linda, Monitor, Wofatox và Vanidacin… Tài nguyên nước ngầm đang bị
cạn kiệt về lượng do quản lý yếu kém. Môi trường nước ngầm tại các khu công nghiệp và các
khu bãi rác đang bị nhiễm nhiều kim loại nặng và các hóa chất độc hại. Theo số liệu quan trắc

ở khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên thì nguồn nước ngầm ở đây có hàm lượng Fe lớn
hơn TCCP từ 2,3 – 4,5 lần; độ cứng từ 147 mg/l đến 447 mg/l; chất rắn lơ lửng từ 20 mg/l
đến 34 mg/l; pH từ 5,6 – 6,25.
2.2.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa tới suy giảm chất lượng nước
Tốc độ đô thị hóa của nước ta trong thời gian qua rất nhanh, dân số đô thị ngày càng
lớn, không gian đô thị ngày càng được mở rộng, hoạt động đô thị diễn ra ở khắp nơi, số
lượng phương tiện giao thông cơ giới trong đô thị tăng lên rất nhanh.
Tất cả các hoạt động phát triển nêu trên đã gây ra áp lực rất lớn đối với môi trường đô
thị. Môi trường nước ở đô thị nước ta đang bị ô nhiễm trầm trọng.
* Nước thải sinh hoạt ở các đô thị chưa được xử lý triệt để:
Nước thải sinh hoạt ở các đô thị chưa được xử lý triệt để là nguyên nhân chính gây ra
ô nhiễm đối với môi trường nước mặt ở đô thị.
Hầu hết tất cả các đô thị đều không có hệ thống các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập
trung. Nước thải được đổ trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung và đổ ra các ao hồ sông
ngòi trong thành phố (ở Hà nội, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu là hai con sông được coi là
bẩn nhất với hàm lượng các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép). Lượng các chất
ô nhiễm hữu cơ (BOD, Amoni…) đã quá giới hạn tối đa cho phép hàng chục lần. Nước các
sông, hồ này biến thành màu đen, bốc mùi hôi thối rất khó chịu. Nhiều dòng sông chảy qua
các đô thị trước đây thuộc loại A, nay đã bị ô nhiễm trở thành nước loại B.
Sau đây là một số biểu đồ thể hiện chất lượng nước mặt tại một số sông, hồ bị ô nhiễm
chủ yếu ô nhiễm chất hữu cơ tại Việt Nam.

Biểu đồ 3: Diễn biến hàm lượng COD tại một số hồ ở Hà Nội năm 2006-2010
(Nguồn: Sở TN&MT Hà Nội; Trung tâm Khoa học và Kỹ thuật môi trường; TCMT, 2012)

Nhóm 9

Page 6



Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước

Biểu đồ 4: Diễn biến hàm lượng BOD5 trên một số sông nội thành thuộc lưu vực sông Nhuệ Đáy năm 2007 -2011
(Nguồn: Tổng Cục Môi Trường, 2012)
* Tình trạng ngập úng trong mùa mưa rất nặng
Hệ thống thoát nước mưa ở hầu hết các khu đô thị đều rất kém. Khi xảy ra các trận
mưa lớn (lượng mưa lớn hơn 50mm), rất nhiều đô thị của nước ta đã bị ngập úng, có nơi rất
trầm trọng, ngập sâu tới hơn 1m và thời gian ngập úng kéo dài từ 1,2 -10 ngày. Ở Hà nội chỉ
cần một trận mưa khoảng 50mm/h sẽ làm cho khoảng 42 điểm trong nội thành bị ngập nước,
đặc biệt là khu vực đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Thái Học…
Bốn nguyên nhân gây ra ngập úng:
- Phát triển đô thị trong thời gian qua đã chuyển đổi nhiều đất thành đất ở làm mất cân
bằng tích chứa nước của đô thị.
- Bê tông hóa gần hết diện tích đất đô thị làm giảm khả năng thấm tiêu nước mưa.
- Hệ thống thoát nước đô thị kém cả về hệ thống mạng lưới lẫn tiết diện thoát nước và
dòng chảy
- Quy hoạch mặt đứng đô thị không hợp lý
* Nguồn nước cấp cho đô thị ngày càng khan hiếm, chất lượng nước cấp chưa
đảm bảo:
Cùng với sự gia tăng các đô thị trên toàn quốc là sự gia tăng dân số đô thị. Theo đó,
nhu cầu sử dụng nước không ngừng tăng. Thống kê sơ bộ cho thấy, lượng nước khai thác sử
dụng cho các đô thị từ vài trăm đến hàng triệu m 3/năm, trong đó khoảng 50% nguồn nước
cung cấp cho các đô thị được khai thác từ nguồn nước ngầm. Các nguồn nước ngầm được
khai thác nằm ngay trong đô thị hoặc ven đô thị. Thế nên, theo thời gian, nhiều nguồn nước
đã cạn kiệt hoặc đang bị ô nhiễm bởi sự xâm lấn quá nhanh của đô thị. Chỉ tính riêng Hà Nội,
hiện mỗi ngày khai thác khoảng 800.000 m 3 (khoảng 300 triệu m3/năm); TP.HCM khai thác
khoảng 500.000 m3 (khoảng 200 triệu m3/năm). Các đô thị khu vực đồng bằng Nam bộ cũng
đang khai thác khoảng 300.000 m3/ngày (110 triệu m3/năm).
Các kết quả quan trắc mới nhất cho thấy, tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM,
Hải Phòng, Hòn Gai, Vinh, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… nguồn nước ngầm đang có

những dấu hiệu cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn. Mực nước của các tầng chứa nước khai thác bị
hạ thấp liên tục theo thời gian. Điển hình như Hà Nội, mực nước tầng chứa Pleistoxen hạ thấp
với tốc độ 0,4m/năm; TP.HCM là 0,6m/năm; Cà Mau là 1m/năm… Sự nhiễm bẩn nguồn
nước ngầm quan sát được ở các thành phố Hà Nội, Lạng Sơn, Đồng Hới, TP.HCM… ; lún
sụt nền đất ở Hà Nội, TP.HCM, vùng Hoài Đức (HN), Cam Lộ (Quảng Trị)…

Nhóm 9

Page 7


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
Tại khu vực miền núi phía Bắc, các đô thị khai thác nước từ tầng các thành tạo
cacbonat. Nguồn nước này có quan hệ chặt chẽ với nguồn nước mặt và các yếu tố khí tượng.
Nhưng các hoạt động công nghiệp đang ảnh hưởng nặng nề đến nguồn nước này. Tại các
thành phố Lạng Sơn, Thái Nguyên, hệ thống giếng khoan khu vực sông Kỳ Cùng, sông cầu
đang bị ô nhiễm nặng. Tại Quảng Ninh, Hải Phòng, hàng loạt giếng khoan đang bị nhiễm
mặn nặng nề do tốc độ khai thác quá nhanh trên cùng một địa tầng. Ở nội thành Hải Phòng,
nhiều giếng khoan bị nhiễm mặn và mực nước tụt sâu 1-2 m.
Ngay tại Hà Nội, tốc độ đô thị hóa quá nhanh, các nguồn cung cấp nước mặt chưa
khai thác được, nhiều giếng khoan cũ bị suy giảm lưu lượng. vì thế Công ty kinh doanh nước
sạch hàng năm phải khoan thêm nhiều giếng khác thay thế. Kết quả quan trắc trong 15 năm
qua cho thấy, diện tích vùng có cốt cao, mực nước 0m tăng lên 1,5 lần, vùng cốt cao mực
nước -8m tăng 3 lần, vùng cốt cao mực nước -14m tăng lên 5 lần. Mực nước ở các lỗ khoan
vùng nội đô giảm liên tục với tốc độ bình quân 0,4m/năm.
Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng khá rõ, đặc biệt là ô nhiễm Asen và vật
chất hữu cơ, các hợp chất nitơ. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sự nâng cao của nồng
độ Asen trong nguồn nước ngầm không chỉ ở Hà Nội mà còn có ở các nơi khác như Hà Nam,
TP.HCM… Các thành phần hóa học khác như NH4 , NO2 cũng có sự biến động rõ rệt.
2.3. Một số giải pháp trong việc khắc phục suy giảm chất lượng nước

Với thực trạng nguồn nước nêu trên chúng tôi kiến nghị một số quan điểm và giải
pháp chiến lược để bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước đó là:
Quy hoạch đô thị kết hợp bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.
Quy họach di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư
Quy hoạch tách riêng hệ thống thoát nước mưa khỏi nước thải công nghiệp và nước
thải sinh hoạt
Quy hoạch vị trí xây dựng các trạm xử lý nước thải đô thị và xây dựng các trạm xử lý
nước thải tập trung của các khu công nghiệp .
Phát triển mạng lưới quan trắc và giám sát môi trường đất, nước và không khí.
Phát triển công tác giáo dục nâng cao nhận thức môi trường bằng những hình thức
thích hợp.
Xây dựng các chính sách quản lý khuyến khích các cơ sở công nghiệp tham gia công
tác quản lý môi trường. Bên cạnh việc thực hiệu kiên quyết việc thu phí nước thải, cần nên có
những biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO 14000 trong hệ
thống quản lý, cũng như chính sách thưởng đối với các cơ sở thực hiện tốt các biện pháp sản
xuất sạch hơn , hoặc có áp dụng các biện pháp tái chế tái sử dụng chất thải.
Huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. Sự tham gia
của cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường đô thị và công nghiệp.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng các thành tựu trong lĩnh vực công nghệ môi
trường, nhanh chóng làm chủ các công nghệ tiên tiến, phát huy tối đa các công nghệ truyền
thống và tiến tới sáng tạo công nghệ mới
III. Kết luận
Nước có ý nghĩa sống còn đối với cuộc sống con người. Bảo đảm an ninh nguồn nước
là vấn đề cực kỳ quan trọng của mọi quốc gia. Suy giảm tài nguyên nước và mất an ninh
nguồn nước là nguy cơ không thể xem thường, chính vì thế tiết kiệm nước luôn rất cần thiết
ngay cả ở những nơi có nguồn nước dồi dào. Mỗi người cần nhận thức và có hành động tiết
kiệm nước, dù nhỏ, nhưng sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên
quý giá này và tránh được những nguy hại lớn cho môi trường, ảnh hưởng về lâu dài đến
cuộc sống của chính chúng ta. Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ở nước ta


Nhóm 9

Page 8


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
đang diễn ra khá nhanh và thiếu quy hoạch. Chính vì vậy nó gây ra áp lực không nhỏ lên các
nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên nước. Chất lượng nước bị ảnh hưởng sẽ
tác động xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội và sức khỏe con người. Các ngành kinh tế
như nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, du lịch... rất cần số liệu về chất lượng nước để có
những quyết định cho sản xuất hiện tại và phát triển trong tương lai. Những cơ quan nghiên
cứu cần số liệu toàn diện về nước để dự báo diễn biến ô nhiễm nước. Các nhà quản lý tài
nguyên nước cần tài liệu tổng hợp về nước để hoạch định chính sách, chiến lược, xây dựng
các hệ thống văn bản pháp chế về khai thác, bảo vệ phát triển bền vững tài nguyên nước.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải bảo vệ tài nguyên nước.
IV. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài Nguyên - Môi trường (2009), Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2009 Môi
trường khu công nghiệp Việt Nam.
2. Phạm Hùng Cường, (2007), Đô thị hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa và văn minh
công nghệ cao, Tạp chí quy hoạch xây dựng, số 26, Tháng 2/2007, Hà Nội.
3. PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dung, 2010. Định hướng phát triển cấp, thoát nước đô
thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050. Tạp chí khoa học
kiến trúc- xây dựng. Số 1, trang 73.
4. TS. Nguyễn Thu Hiền và cs, 2012, Giáo trình phát triển và quản lý tài nguyên
nước ngầm, Nhà xuất bản giáo dục.
5. Bộ Tài Nguyên - Môi trường (2012), Báo Cáo Môi Trường Quốc Gia, Môi Trường
Nước Mặt năm 2012
6. PGS. TS. Lê Bắc Huỳnh, (2013). Suy giảm tài nguyên nước và nguy cơ mất an
ninh nguồn nước ở Việt Nam.
/>Đăng ngày 23/04/2013. Truy cập ngày: 26/04/2016

7. Trần Lan Hương (2012). Đô Thị Hóa - Thực Trạng Và Giải Pháp.
/>Đăng ngày 28/10/2012. Truy cập ngày 26/04/2016
8. Viện khoa học thống kê, 2012. Một số vấn đề môi trường đô thị ở Việt Nam.
/>Đăng ngày 19/01/2012. Truy cập ngày 26/04/2016
9. Bộ xây dựng, 2015. Thực trạng đô thị hóa, phát triển đô thị & những yêu cầu cần
đổi mới tại Việt Nam.
Ngày đăng: 13/01/2015. Truy cập ngày 26/04/2016
10. Ngọc Ánh (2014), 7 tháng đầu năm 2014: Thu hút đầu tư vào KCN, KKT đạt kết
quả tích cực.
/>1113/Default.aspx. Đăng ngày 08/09/2014. Truy cập ngày 26/04/2016
11. PGS.TS. Ngô Doãn Vịnh, TS. Ngô Thúy Quỳnh, (2015). Suy ngẫm về chiến lược
đô thị hóa của Việt Nam.
Đăng ngày 16/03/2015. Truy cập ngày 26/04/2016

Nhóm 9

Page 9


Đô Thị Hóa, Công Nghiệp Hóa, Suy Giảm Chất Lượng Nước
12. Hà Khoa, (2015). Di cư và đô thị hóa
/>iendanndct/item/26848902.html. Đăng ngày 10/07/2015. Truy cập ngày 26/04/2016
13. Hiện Trạng Ô Nhiễm Môi Trường Nước Tại Việt Nam
Ngày đăng: 04/09/2015. Truy cập ngày 26/04/2016
14. Nguyễn Hồng Điệp (2015). Việt Nam đang đô thị hóa nhanh chóng.
Đăng ngày 26/01/2015. Truy cập ngày 26/04/2016
15. Hà Phương (2015). Phát huy vai trò động lực của các KCN, KKT
/>017/Pht-huy-vai-tr-ng-lc-ca-cc-KCN-KKT.aspx. Đăng ngày 12/05/2015. Truy cập ngày
26/04/2016.


Nhóm 9

Page 10



×