Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 62 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

VŨ THỊ HUYỀN

ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG BỘT LÁ SẮN ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, CHỈ TIÊU SINH LÝ,
SINH HÓA MÁU VÀ HÌNH THÁI TẾ BÀO GAN
Ở CHIM CÚT

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 6.42.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. TỪ QUANG TÂN

Thái Nguyên, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài
liệu trích dẫn trong luận văn này đã được gi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Vũ Thị Huyền

i



LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn này ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của thầy hướng dẫn TS.
Từ Quang Tân.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ
của TS. Từ Quang Tân – thầy giáo hướng dẫn; các thày, cô giáo khoa Sinh
học và các cán bộ phòng Đào tạo (bộ phận sau đại học) đã giúp đỡ tôi
trong suốt đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của phòng thí nghiệm, Bệnh viện Trường Đại học Y – Dược, Đại học
Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ cho tôi trong quá trình
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn bạn bè, người thân trong gia đình đã tạo điều
kiện động viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Thái nguyên, tháng5 năm 2016
Tác giả

Vũ Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan ................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................iii
Danh mục các từ viết tắt ............................................................................. iv

Danh mục bảng............................................................................................. v
Danh mục hình ............................................................................................ vi
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng................... 3
1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng .................................................................. 3
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm.................. 3
1.2. Vài nét về chim cút............................................................................... 7
1.2.1. nguồn gốc, vị trí phân loại chim cút................................................... 7
1.2.2. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu chim cút........ 8
1.2.3. Vai trò của gan đối với cơ thể sống ................................................. 17
1.3. Giới thiệu về cây sắn .......................................................................... 18
1.3.1. Tên khoa học và nguồn gốc phân bố................................................ 18
1.3.2. Thành phần hóa học của lá sắn ........................................................ 19
1.3.3. Độc tố HCN và phương pháp khử HCN trong sắn ........................... 19
1.4. Sắc tố trong bột lá thực vật ................................................................ 21
1.4.1. Giới thiệu chung về sắc tố ............................................................... 21
1.4.2. Sắc tố trong thức ăn chăn nuôi......................................................... 22
1.4.3 Vai trò của sắc tố đối với vật nuôi .................................................... 25
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..................................................... 28
1.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .................................................... 29
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 30
2.1. Đối tượng. địa điểm và thời gian nghiên cứu ..................................... 30
iii


2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 30
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 30
2.1.3. Thời gian nghiên cứu....................................................................... 30
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 30

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu phân lô so sánh ........................................ 30
2.2.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ................................................... 31
2.2.3. Phương pháp làm tiêu bản nhuộm H.E ............................................ 33
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................... 34
2.3. Cách lựa chọn chim cút thí nghiệm .................................................... 34
2.4. Cách chế biến bột lá sắn thin nghiệm.................................................. 34
2.5. Cách lấy mẫu thí nghiệm .................................................................... 34
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 36
3.1. Ảnh hưởng của bôt lá sắn đến sinh trưởng của chim cút ..................... 36
3.1.1. Ảnh hưởng của bôt lá sắn đến tỷ lệ nuôi sống của cim cút............... 36
3.1.2. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tích lũy của chim cút qua
các tuần tuổi .............................................................................................. 37
3.1.3. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua
các tuần tuổi .............................................................................................. 39
3.1.4. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến sinh trưởng tương đối....................... 41
3.1.5. Ảnh hưởng của bột lá sắn đến tiêu thụ thức ăn của chim cút............ 43
3.2. Ảnh hưởng của BLS đến chỉ tiêu sinh lý, sinh hoá máu của chim cút . 44
3.2.1. Số lượng hồng cầu, bạch cầu .......................................................... 44
3.2.2. Ảnh hưởng của BLS đến hàm lượng protein và các tiểu phần protein
huyết thanh................................................................................................ 45
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 49
5.1. Kết luận.............................................................................................. 49
5.2. Đề nghị............................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 50
PHỤ LỤC.................................................................................................... 54

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. ATP

Axit adenozin triphotphoric

2. BLS

Bột lá sắn

3. CP

Protein thô

4. CS

Cộng sự

5. ĐC

Đối chứng

6. ĐCP

Đicacbonphotphat

7. g

Gam

8. Hb


Hemoglobin

9. HCN

cyanhydric

10. BLS

Khẩu phần bột lá sắn

11. KPCS

Khẩu phần cơ sở

12. mg

miligam

13. TN

Thí nghiệm

14. VCK

Vật chất khô

iv


DANH MỤC BẢNG

Trang
Bảng 1.1. Nhiệt độ thích hợp đối với chim cút non......................................... 6
Bảng 1.2. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho chim cút ở từng độ tuổi (giờ)..... 7
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................. 30
Bảng 2.2. Thành phần nguyên liệu trong khẩu phần ăn của chim cút............ 31
Bảng 3.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn chim cút qua các ngày tuổi (%) .............. 36
Bảng 3.2. Khối lượng của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/tuần)............... 38
Bảng 3.3. Sinh trưởng tuyệt đối của chim cút qua các tuần tuổi (g/con/ngày).... 40
Bảng 3.4. Sinh trưởng tương đối của chim cút qua các ngày tuổi (%) .......... 42
Bảng 3.5. Tiêu thụ thức ăn của chim cút thí nghiệm (g/con/ngày) ................ 43
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của BLS đến số lượng hồng cầu. bạch cầu ở chim cút ....44
Bảng 3.7. Hàm lượng protein và các tiểu phần protein huyết thanh (g/L) ..... 45

v


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích lũy của chim cút ....................................... 39
Hình 3.2. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối của chim cút ..................................... 41
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của chim cút .................................... 43
Hình 3.4. Cấu trúc vi thể gan chim cút (phương pháp nhuộm màu H.E)....... 48

vi


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi ở nước ta đã có những
bước phát triển mạnh mẽ về cả số lượng và chất lượng, trong đó chăn nuôi gia

cầm đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp các sản phẩm thịt, trứng
cho xã hội. Ở một số nước trên thế giới, việc sản xuất bột lá thực vật cung cấp
làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trở thành một ngành công nghiệp chế biến
như: Thái Lan, Ấn Độ, Colombia … Các loại thực vật được trồng để sản xuất
bột lá như: keo dậu, cỏ stylo, bèo hoa dâu …Ở nước ta khoảng mười năm gần
đây, người chăn nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trong chăn
nuôi gia súc và gia cầm, nhưng trong thức ăn đó hầu như không có bột lá thực
vật. Hiện nay, nước ta có nhiều dự án nghiên cứu sử dụng protein thực vật
thay thế một phần hoặc hoàn toàn protein động vật trong chăn nuôi gia cầm
sạch như: sử dụng ngô giàu protein, các loại đậu đỗ, sử dụng các nguyên liệu
có nguồn gốc thực vật, không dùng các chất kích thích tăng trọng để đảm bảo
không có bất kì hoá chất nào tồn dư trong thịt.
Từ lâu, sắn đã là một cây lương thực quan trọng và được trồng rộng rãi ở
các nước nhiệt đới và á nhiệt đới. Tại Việt Nam có khoảng 560.000 ha trồng sắn
với khoảng 5 tấn bột ngọn lá thu được lúc thu hoạch củ. Mặt khác, cây sắn sau
khi thu hoạch có khả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh lớn, lá sắn giàu dinh
dưỡng đặc biệt là protein. Qua nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới cho
thấy rằng, khi cho vật nuôi ăn khẩu phần có bột lá sắn thì khả năng sinh trưởng
và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá sắn.
Tuy nhiên, lá sắn có chứa HCN gây ảnh hưởng đến chỉ tiêu sinh lý,
sinh hóa máu và đặc điểm hình thái tế bào gan. Xuất phát từ thực tế trên.
Tôi tiến hành đề tài: Ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả
năng sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan
ở chim cút”.
1


2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được mức độ ảnh hưởng của việc bổ sung bột lá sắn đến khả năng
sinh trưởng, chỉ tiêu sinh lí, sinh hóa máu và hình thái tế bào gan ở chim cút.

3. Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của bột lá sắn đến khả năng sinh trưởng của chim cút.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá sắn đến một số chỉ tiêu sinh lý, sinh
hóa máu:
+ Số lượng hồng cầu (triệu/mm3)
+ Số lượng bạch cầu (nghìn/mm3)
+ Hàm lượng huyết sắc tố (g%)
+ Protein toàn phần:
+ Albumin huyết thanh (g%)
+ Globulin huyết thanh (g%)
+ Hệ số A/G trong huyết thanh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của bột lá sắn đến hình thái tế bào gan.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
4.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn
và dinh dưỡng vật nuôi những thông tin cơ bản về việc sử dụng bổ sung BLS
trong chăn nuôi chim cút.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Các trang trại chăn nuôi chim cút có cơ sở khoa học để phối trộn BLS
vào khẩu phần ăn của chim cút đạt hiệu quả kinh tế cao.

2


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Ơ

1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu khả năng sinh trưởng

1.1.1. Khái niệm về sinh trưởng
Sinh trưởng là quá trình diễn ra đồng thời liên tục trong cơ thể động vật
cũng như trong gia cầm. Có nhiều tác giả đã đưa ra khái niệm sinh trưởng:
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tổng hợp
protein, cho nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu
đánh giá sự sinh trưởng. Tuy nhiên, cũng có khi tăng khối lượng không phải
tăng trưởng. (Ví dụ: có trường hợp tăng khối lượng chủ yếu là tích mỡ và
nước chứ không có sự phát triển của mô cơ). Sự tăng trưởng thực sự là sự
tăng lên về khối lượng, số lượng và các chiều của các tế bào mô cơ [16].
Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt,
xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà
còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác [23]. “Sinh trưởng
là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều
cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật
trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước” [11].
Sinh trưởng của gia súc luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi
chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng hoạt động
của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên
sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia
súc tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn.
1.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm
1.1.2.1. Ảnh hưởng của đặc điểm di truyền của dòng, giống tới sinh trưởng
Di truyền là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tốc
độ sinh trưởng của cơ thể gia súc, gia cầm. Có gen ảnh hưởng đến sự phát
3


triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài
tính trạng riêng lẻ, sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn [10].
1.1.2.2. Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể còn do
yếu tố tính biệt quy định. Chim đực bé hơn chim mái. Biến dị di truyền về tốc
độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính, những alen quy định tốc độ mọc lông
nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao [30].
Đối với gia cầm để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi cần tách và nuôi
riêng theo giới tính. Người ta thường phân biệt giới tính chim cút sau 2 tuần
tuổi khi các khác biệt về giới tính bắt đầu được biểu lộ.
Cùng với tính biệt, tốc độ mọc lông cũng ảnh hưởng rõ rệt tới khả
năng sinh trưởng của chim cút. Kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả đã xác
định trong một giống. cùng tính biệt những cá thể nào có tốc độ mọc lông
nhanh đồng thời cũng có khả năng nhanh và phát triển nhanh. Tốc độ mọc
lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc
lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di
truyền liên kết với giới tính [1].
1.1.2.3. Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng tới sinh trưởng
Dinh dưỡng là một khâu rất quan trọng trong việc nâng cao năng suất
và chất lượng sản phẩm. Chế độ dinh dưỡng không những có ảnh hưởng trực
tiếp tới quá trình sinh trưởng mà còn làm biến động di truyền về sinh trưởng.
Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp
cho gia cầm phát huy tiềm năng di truyền về sinh trưởng.
Tương quan giữa tăng trọng của chim cút và hiệu quả sử dụng thức ăn
khá cao. Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần
cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng
protein, axít amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần thức ăn cho chim cút

4


phải được tính toán cân đối trên cơ sở nhu cầu đinh dưỡng của gia cầm và đây
là một trong những vấn đề cơ bản. Để phát huy khả năng sinh trưởng của

chim cút cần phải cung cấp thức ăn tối ưu với đầy đủ chất dinh dưỡng được
cân bằng nghiêm ngặt giữa protein, các axit amin với năng lượng [23].
Thức ăn có tác dụng rất lớn đối với sự phát triển của gia súc, gia cầm.
Cho ăn khẩu phần đầy đủ chất dinh dưỡng theo từng giai đoạn sẽ thúc đẩy quá
trình sinh trưởng, phát dục. Ngược lại, nếu thức ăn thiếu protein, vitamin,
khoáng thì quá trình sinh trưởng sẽ chậm lại [11].
Như vậy, thông qua cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của một số
nhà chuyên môn, có thể nói chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng khá lớn đối với
khả năng sinh trưởng của chim cút.
1.1.2.4. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ tới sinh trưởng
Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng
của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của
gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh. Nếu điều kiện môi trường
không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh phát triển ảnh
hưởng đến sức khỏe của gia cầm.
Trong các giai đoạn sinh trưởng của chim cút thì giai đoạn chim non là
giai đoạn chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất về nhiệt độ. Nhiệt độ của môi trường
khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau trong năm thì mức độ tiêu thụ thức ăn
của chim cút cũng khác nhau. Nhiệt độ quá cao làm cho chim cút sinh trưởng
chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn.
Giữa nhiệt độ môi trường và nhu cầu năng lượng của gia cầm có mối
tương quan nghịch. Trong điều kiện khí hậu nước ta, chim cút nuôi vụ hè cần
phải tăng mức ME và CP cao hơn vụ xuân 10 – 15%. Điều đó lí giải như sau:
Khi nhiệt độ môi trường cao, khả năng thu nhận thức ăn của gia cầm giảm.

5


Do đó, căn cứ vào nhiệt độ môi trường của từng giai đoạn mà ta có thể điều
chỉnh thức ăn và kĩ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.

Do vậy, trong điều kiện khí hậu nước ta, căn cứ vào nhiệt độ môi
trường từng giai đoạn, tuỳ mùa vụ mà ta điều chỉnh chế độ thức ăn, nước
uống, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cho phù hợp.
Bảng 1.1. Nhiệt độ thích hợp đối với chim cút non
Tuần tuổi

Nhiệt độ (0C)

Thời gian chiếu sáng/ngày

0–1

34 – 35

24 giờ

1–2

32 – 33

Ban đêm hoặc trời lạnh

2–3

30 – 31

Ban đêm hoặc trời lạnh

3–4


28 – 29

Ban đêm hoặc trời lạnh

4–5

28 – 29

Ban đêm hoặc trời lạnh

1.1.2.5. Ảnh hưởng của yếu tố ẩm độ và độ thông thoáng tới sinh trưởng
Ẩm độ cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của
gia cầm. Ẩm độ của không khí quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt đến tốc độ
sinh trưởng của gia cầm, do chuồng trại luôn ẩm ướt, lượng khí độc sinh
ra nhiều, thức ăn ẩm mốc là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm mốc
gây bệnh phát triển. Nhiệt độ thấp mà ẩm độ cao chim non dễ mất nhiệt
cảm lạnh và ngược lại nhiệt độ cao, độ ẩm cao làm cho gia cầm thải nhiệt
khó khăn dẫn đến bị chết.
Nước ta là một nước nhiệt đới, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Do đó
chúng ta phải luôn giữ được độ thông thoáng trong chuồng nuôi nhằm giảm
ẩm độ, tăng cường lượng khí O2 được thuận lợi, đảm bảo cho quá trình sinh
trưởng của chim cút và giảm khả năng gây bệnh.

6


1.1.2.6. Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng
Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì chim
cút rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề
cần quan tâm.

Theo nguyên tắc thì thời gian chiếu sáng sẽ làm tăng lượng thức ăn tiêu
thụ, kích thích cho cơ thể phát triển nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng thức
ăn. Rút ngắn thời gian chiếu sáng sẽ có tác dụng ngược lại. Do vậy việc điều
chỉnh thời gian chiếu sáng sao cho phù hợp là rất cần thiết.
Bảng 1.2. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho chim cút
ở từng độ tuổi (giờ)
Tuần
tuổi

Giờ chiếu sáng
trong một ngày
(giờ)

Phương pháp

Mục đích

Ban đêm, trời lạnh, Để cung cấp nhiệt và
0 – 1

24

mưa

để chim non ăn được
nhiều

1 –2

24


2 – 3

16

3 – 4

12

4 – 5

12

Ban đêm, trời lạnh, Cung cấp nhiệt và cho
mưa

chim ăn

Ban đêm nhưng thời Hạn chế sự phát dục
gian giảm bớt

(đẻ) sớm

Không chiếu sáng vào Hạn chế đẻ sớm
ban đêm
Không chiếu sáng vào Hạn chế đẻ sớm
ban đêm

1.2. Vài nét về chim cút
1.2.1. nguồn gốc, vị trí phân loại chim cút

Chim cun cút, gọi tắt là chim cút, có nguồn gốc ở châu Á, chúng sống
thích hợp ở những vùng khí hậu ấm áp và hơi nóng. Lần đầu tiên giống này

7


được thuần hoá ở Nhật bản từ thế kỷ thứ XI. Lúc đầu người ta thuần hoá
chúng để nuôi như một loài chim cảnh và chim hót, mãi đến năm 1900, cút
Nhật bản mới được nuôi để lấy thịt và trứng ăn, sau đó nhanh chóng lan sang
nhiều nước trên thế giới.
Phân loại khoa học:
Chim cút thuộc giới (regnum): Động vật (Animalia).
Ngành (phylum): Có xương sống (Chordata).
Lớp (class): Chim (Aves).
Bộ (ordo): Gà (Galliformes).
Họ (familia): Trĩ (Phasianidae).
Chim cút có nhiều giống khác nhau, chuyên thịt hoặc chuyên trứng, có
giống chuyên nuôi để phục vụ săn bắn, như giống cút Bobwhile, có giống
nuôi để làm cảnh, nghe hót như giống cút Singing quail. Ở châu Mĩ có nhiều
giống, nhưng nuôi để lấy thịt và trứng thì chủ yếu vẫn là chim cút Nhật Bản
tên khoa học là “Corturnix japonica”. có đặc điểm dễ nuôi, sức kháng bệnh
cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài. Kích thước cơ thể từ 155- 240
gam, chim đực nhỏ hơn chim mái, biết gáy, chim cút đực khi trưởng thành có
một u lồi ở hậu môn đây là những đặc điểm để phân biệt chim cút đực và
chim cút mái. Chim cút mái đẻ nhiều trứng (300 - 340 trứng/ năm), chim mái
bắt đầu đẻ trứng từ 39 - 40 ngày, thời gian ấp nở của trứng cút là 16 ngày. Cút
con mới nở tương đối cứng cáp, chúng có nhu cầu sưởi ấm cao hơn gà, vịt.
Nuôi cút con tới 25 ngày tuổi thì thay khẩu phần bằng thức ăn nuôi cút thịt.
Cút thịt nuôi đến 40- 45 ngày tuổi có thể bán, nặng 120 - 160g.
1.2.2. Tính chất lý học, chức năng các thành phần chính của máu chim cút

Máu cùng limpho và dịch mô tạo thành môi trường bên trong của cơ
thể, có thành phần và tính chất lý – hóa tương đối ổn định, nhờ đó các điều
kiện cần thiết cho hoạt động sống của tế bào và mô được đảm bảo.
8


Máu thực hiện chức năng vận chuyển. điều tiết dịch thể (bằng hormon),
bảo vệ (bằng bạch cầu. kháng thể…), giữ nhiệt, ổn định áp suất thẩm thấu và
độ pH trong cơ thể.
Máu chiếm tỷ lệ 10 – 13% so với khối lượng cơ thể chim con, khoảng
8.5 – 9% chim trưởng thành. Nếu bị mất nhanh khoảnh 1/4 – 1/3 số máu,
chim sẽ chết.
Thành phần máu phụ thuộc vào trạng thái sinh lý của cơ thể, tuổi, giới
tính, điều kiện môi trường và các yếu tố khác. Trong máu chim có 14.4% chất
khô, của chim trưởng thành có 15.6 – 19.7%.
Tỷ trọng của máu chim là 1.05 – 1.06. Tỷ trọng máu có thể tăng lên khi
máu bị đặc lại và giảm đi khi bị thiếu máu.
Độ nhớt của máu chim trung bình bằng 5 (4.7 – 5.5) nó phụ thuộc vào
số lượng hồng cầu, nồng độ protein và muối. Tăng độ nhớt thường gặp khi cơ
thể bị mất nước. Ví dụ khi bị ỉa chảy hoặc khi tăng số lượng hồng cầu, Khi
tăng độ nhớt của máu, huyết áp tăng và giảm sự khuếch tán nước từ mao quản
ra các mô, áp suất thẩm thấu của máu phụ thuộc vào nồng độ các muối tan
trong đó, trước hết là muối Natri clorua.
Trong máu và các mô, áp suất thẩm thấu tạo thành chủ yếu do NaCl,
dung dịch 0.9% NaCl tương ứng với áp suất thẩm thấu máu của động vật
có vú được tính là dung dịch sinh lý, áp suất thẩm thấu của chim bằng dung
dịch 0.93% NaCl.
Độ pH: đối với chim, pH thường nằm trong khoảng 7.42 – 7.56.
Dựa theo mức kiềm dự trữ trong máu có thể đoán được sức đề kháng
của cơ thể, cường độ của các quá trình sinh lý. Sự dao động lượng kiềm dự

trữ trong máu phụ thuộc vào sự thay đổi trạng thái sinh lý của cơ thể. Lượng
protein trong huyết thanh chim tăng lên theo quá trình sinh trưởng, cao nhất ở
thời gian đầu của giai đoạn đẻ trứng.

9


Protein chứa trong huyết thanh bao gồm các tiểu phần: Albumin, β –
globulin, γ - globulin… Protein huyết thanh và cấu tử của nó là những chỉ
tiêu quan trọng trong trao đổi chất ở gia súc, gia cầm. Chúng có mối liên hệ
chặt chẽ với quá trình sinh trưởng, phát triển, tính năng sản xuất và đặc
điểm di truyền của giống. Hàm lượng protein huyết thanh không phải là
một hằng số đặc trưng mà trong quá trình sinh trưởng, phát triển nó biến
động và phụ thuộc nhiều yếu tố: tuổi, thể trọng, năng suất, hướng sản xuất,
phẩm giống, ưu thế lai…
Tỷ số albumin/globulin (hệ số protein) phụ thuộc vào lứa tuổi và sức
sản xuất của chim, Ngoài protein ra, trong huyết tương còn có các hợp chất
Nitơ phi protein: ure, acid uric, ammoniac, creatin, creatinin, chúng được gọi
chung là nito cặn, có nồng độ tương đối lớn trong máu chim (44mg%). Trong
máu chim còn có các chất hữu cơ khác: gluxit, lipit và sản phẩm trung gian
của quá trình phân giải các chất này.
Bột đường gồm glycogen và glucose. Nồng độ glucose ở chim cao hơn
ở động vật có vú tới 1.5 – 2 lần.
Hàm lượng glycogen và axit adenozin triphotphoric (ATP) trong máu
chim tăng lên theo quá trình phát triển. Ở chim 1 ngày tuổi. nồng độ của ATP
là 2.4 – 4.9mg%, glycogen 24 – 27mg%, ở 150 ngày tuổi tương ứng là 7.8 –
9.4mg% và 45 – 52mg%.
Các loại lipit trong máu tồn tại dưới dạng mỡ trung tính, axitbéo,
photphatit, cholexterin và các este của cholexterin. Khối lượng mỡ trung
tính trong huyết tương chim không quá 0.1– 0.15%. Ở chim đẻ, hàm

lượng lipit lớn hơn ở chim chưa đẻ và chim trống, hàm lượng lipit tăng
sau khi rụng trứng. Các hormon hướng tuyến sinh dục có tác dụng làm
tăng lipit trong máu.
Lượng canxi trong máu của chim đẻ lớn hơn so với gia súc. Phần lớn
canxi trong máu nằm ở huyết thanh (10 – 12mg%), phần nhỏ trong hồng cầu.
10


Trong huyết thanh, canxi có 2 dạng: bị khuyếch tán (60 – 65%) và không bị
khuyếch tán (34 – 40%). Sự phân biệt này liên quan đến khả năng của canxi
đi qua màng siêu lọc (các màng tế bào). Phần lớn canxi bị khuyếch tán nằm
dưới dạng ion (Ca2+) và phần nhỏ (15%) liên kết với bicacbonat, xitrat và
photphat. Canxi không bị khuyếch tán liên kết với protein huyết thanh –
anbumin và globulin. Canxi có thể được giải phóng khỏi các liên kết này dưới
dạng ion. Lượng canxi không bị khuyếch tán trong huyết tương có thể thay
đổi phụ thuộc vào hàm lượng protein trong đó, chủ yếu là anbumin.
Hàm lượng ion canxi trong huyết tương và dịch mô tương đối ổn định,
phụ thuộc vào lứa tuổi và sức sản xuất của chim, vào lượng canxi trong khẩu
phần thức ăn. Ở chim chưa đẻ, trong máu đạt 9 – 12mg% canxi. Trong huyết
tương chim chưa đẻ đạt trung bình 20 – 26mg% canxi. Trong thời gian trứng
rụng, khi có tác động của hormon tuyến yên và buồng trứng, lượng canxi có
thể tăng lên tới 35mg%. Sau khi đẻ trứng, lượng canxi trong máu giảm xuống
12 – 15mg%. Ở chim non, hàm lượng canxi trong máu thay đổi không lớn,
khi trong khẩu phần thức ăn thiếu canxi, hàm lượng canxi trong máu chim
non giảm xuống nhanh.
Photpho trong máu chim thường ở dạng các hợp chất vô cơ và hữu cơ.
Tỉ lệ giữa 2 dạng này là 8:1 – 10:1. Photpho vô cơ hầu hết nằm trong huyết
tương và phần lớn ở dạng ion. Hàm lượng photpho vô cơ trong huyết thanh
chim thay đổi tương đối lớn, phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất và photpho
trong thức ăn. Người ta nhận thấy sự giảm dần nồng độ photpho trước thời kỳ

sinh sản.
Photpho hữu cơ gồm photpholipit, photpho tan trong axit và
photphonucleotit. Ngoài ra, còn có photpho của axit phitin trong hồng cầu có
nhân và photpho của ATP.
Gần đến thời kì thay lông. hàm lượng photpho giảm xuống nhanh.
Trước và trong thời gian đẻ trứng, lượng photpho tổng số trong máu tăng lên.
11


Cần thận trọng khi dùng các chỉ số nồng độ Ca, P trong máu để đánh
giá tình trạng dinh dưỡng các nguyên tố này của chim vì chúng phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố và có biên độ dao động lớn.
Trong máu chim có nitriclorua. phân li ra thành cation Na+ và anion Cl,Cation K+ có một lượng nhỏ trong huyết tương. Nồng độ các ion này trong
huyết tương chim cũng tương tự như ở động vật có vú. Ion natri và clo trong
huyết tương nhiều hơn còn ion kali trong hồng cầu nhiều hơn.
Như trên đã nói, các bicacbonat và photphat của natri và kali tham gia vào
thành phần các hệ thống đệm của máu, giữ cân bằng axit – kiềm. Việc thải các
chất thừa. chủ yếu là NaCl là do thận, song ở chim cường độ thải ion Na+ qua
thân kém hơn so với động vật có vú. Vì vậy, khi lượng muối này quá nhiều,
nồng độ Natri trong máu tăng lên, dẫn tới rối loạn hô hấp, hạ huyết áp, và co
giật… Chim bị ngộ độc muối thường chết trong vòng vài phút. Vì vậy, cần hết
sức chú ý đến nồng độ NaCl trong thức ăn cho chim, nhất là trong bột cá.
* Hồng cầu
Hồng cầu là loại tế bào có nhiều nhất trong máu, có chức năng vận
chuyển O2 và CO2. Nhân hồng cầu ở gia cầm là tác nhân hạn chế chức năng
này. Số lượng và kích thước hồng cầu phụ thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm,
mùa vụ. Hồng cầu chứa 60% nước, 40% vật chất khô, hemoglobin chiếm
khoảng 1/3 khối lượng, 3 - 8% các protein khác; 0.5% cexitin; 0.3%
cholesteron; các muối khoáng trong hồng cầu chủ yếu là kali [8]. Thời kỳ bào
thai, hồng cầu sinh ra ở lách và các đảo huyết, về sau tủy xương làm nhiệm vụ

đó. Sau hàng loạt biến đổi, thành thục, hồng cầu được đưa vào hệ thống tuần
hoàn. Hồng cầu gia súc hầu hết là hình cầu không nhân, hơi lõm hai mặt.
Hồng cầu gia cầm nói chung và gà nói riêng có hình bầu dục, không lõm,
nhân lớn hình hạt vừng.

12


Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của mỗi loài động vật thay đổi
theo giống, tuổi, giới tính, chế độ dinh dưỡng, trạng thái cơ thể và sinh lý,
điều kiện khí hậu [3].
Có hai trường hợp tăng hồng cầu:
+ Tăng tuyệt đối: số lượng hồng cầu cao hơn hằng số của loài trong
điều kiện sinh lý bình thường.
+ Tăng tương đối: số lượng hồng cầu không tăng, chỉ thay đổi tương
quan giữa hồng cầu và huyết tương.
Hồng cầu tăng khi động vật bị trở ngại về hô hấp (viêm phế quản, khí
quản.…), hoặc máu giảm trạng thái lỏng (ỉa chảy, tăng ure huyết.…). Động
vật sống ở vùng cao trong thời gian dài có hiện tượng tăng hồng cầu sinh lý:
hàm lượng oxi không khí giảm theo áp suất khí quyển, sản phẩm oxi hóa
không hoàn toàn trong các quá trình chuyển hóa của cơ thể tăng lên, kích
thích cơ quan tạo máu sinh hồng cầu và giảm kích thước hồng cầu để tăng bề
mặt tiếp xúc.
Hồng cầu giảm khi cơ thể bị thiếu máu nghiêm trọng: khi mắc bệnh
siêu vi trùng, lao, ung thư, ký sinh trùng đường máu và các bệnh gây xuất
huyết; khi thức ăn thiếu sắt, đồng, một số axit amin, vitamin B2, vitamin C.…
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của gà là 2.5 – 3.2 triệu.
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của lợn là 6 – 8 triệu.
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của bò là 6 – 8 triệu.
+ Số lượng hồng cầu trong 1mm3 máu của thỏ là 5.5 – 6.5 triệu.

Màng hồng cầu là màng lipoproteid rất đàn hồi, có tính thẩm thấu chọn
lọc nên hồng cầu rất mẫn cảm với áp suất thẩm thấu.
Thời gian tồn tại trung bình của hồng cầu chim từ 90 – 120 ngày [2].
những cơ quan tạo máu gồm: tủy xương, lá lách, mô limpho và các thành
phần lưới nội mô. Ở giai đoạn bào thai, gan cũng tham gia vào quá trình tạo
máu. Ở tủy đỏ của lách xảy ra quá trình phân hủy hồng cầu, Hồng cầu còn
13


phân hủy cả ở gan. Phân hủy hồng cầu ở các cơ quan này diễn ra bằng
phương pháp thủy phân trong các tế bào của hệ lưới nội mô. Khi đó từ huyết
sắc tố, sắt được giải phóng ra khỏi tế bào. Một phần sắt được oxi hóa, chuyển
vào sắc tố bilirubin, sắc tố này được thải ra khỏi cơ thể cùng với phân và nước
tiểu. Phần sắt còn lại được tích tụ trong tế bào của các cơ quan tạo máu và có
dùng để tạo ra các hồng cầu mới. Ngoài chức năng tạo máu, lách còn giữ vai
trò dự trữ máu, nhờ cấu tạo hợp lý của hệ mạch máu tại đây.
* Hemoglobin (Hb)
Hàm lượng Hb dao động từ 9 – 14% trong máu động vật khỏe. Hb là
một chloromoproteid có cấu tạo globin (96%) + nhóm Hem (4%). Kết cấu của
nhóm Hem có nhân sắt (Fe) làm cho máu có màu đỏ.
Globin có cấu trúc chung là một tetramer gồm 4 chuỗi polypeptide: α,
β, γ, δ. Globin có bản chất protein nên Hb mang tính đặc trưng cho loài. Mỗi
tiểu phần globin đính với một nhóm Hem ở khoảng lõm giữa 2 phân tử axit
amin histidin.
Chức năng của globin phụ thuộc vào cấu trúc bậc I của nó, vị trí của một vài
axit amin trong chuỗi polypeptide thay đổi làm cho hồng cầu có các loại Hb khác
nhau, thường gặp trong tình trạng bệnh lý như bệnh hồng cầu lưỡi liềm [20].
Hb có chức năng sinh lý quan trọng trong trao đổi khí. nếu không khí bị
nhiễm độc bởi CO. SO2. NO2, các chất oxy hóa mạnh.… thì Hb bị trúng độc
trở thành trạng thái met.Hemoglobin không con chức năng sinh lý.

Hb + CO → HbCO (met.hemoglobin)
Fe++

Fe+++

Hàm lượng Hb trong hồng cầu phụ thuộc vào dung tích oxy của máu.
Ở người, mỗi gam Hb có 1.36 ml oxy, ở gia cầm có 1.40 – 1.41 ml oxy, Ở
gà trung bình có 22 – 23g Hb, tức là có 30 – 46.2 ml oxy, ở vịt có 56 – 78.4
ml oxy.…[8].

14


Định lượng Hb là một xét nghiệm thường dùng trong chẩn đoán lâm
sang, nhằm bổ sung cho phương pháp đếm hồng cầu. Các nhà sinh lý học quy
ước hàm lượng Hb trong máu ở mức 16.67g là 100%, nếu cơ thể gia súc đo
được lớn hơn 60% là bình thường, nhỏ hơn 60% là thiếu máu. Hàm lượng Hb
phản ánh chất lượng của máu, dù số lượng hồng cầu ít nhưng hàm lượng Hb
cao thì máu vẫn tốt.
Hàm lượng Hb trong máu của các loài gia súc thay đổi theo giống, tuổi,
tính biệt, trạng thái dinh dưỡng, tình trạng bệnh tật. Hàm lượng Hb tăng khi
thân nhiệt tăng, lao động nặng, mất nước do ỉa chảy, thiếu máu do ký sinh
trùng, sung huyết.…[3].
* Bạch cầu
Bạch cầu có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Số lượng bạch cầu ít hơn hồng
cầu khoảng 1000 lần, số lượng bạch cầu dễ biến động hơn hồng cầu. Ngay
trong một ngày số lượng bạch cầu có thể thay đổi khác nhau giữa lúc sáng và
chiều. Số lượng bạch cầu thường tăng sau khi ăn, khi đang vận động và giảm
khi tuổi tăng lên.
Bạch cầu là những tế bào có nhân, có bào tương, được phân loại thành:

+ Bạch cầu có hạt: các hạt nằm ở nguyên sinh chất, tùy theo tính chất
bắt màu của hạt mà phân ra bạch cầu trung tính, toan tính, kiềm tính.
+ Bạch cầu không hạt: gồm bạch cầu đơn nhân và lâm đa cầu.
Chức năng sinh lý của bạch cầu là bảo vệ cơ thể thông qua các phương
thức: thực bào, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào. Trong đó, thực bào là
phương thức quan trọng nhất chống lại sự nhiễm trùng của cơ thể, là chức
năng chủ yếu của bạch cầu có hạt. Còn bạch cầu không hạt tham gia vào quá
trình miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
Trước đây khi nói tới các đáp ứng miễn dịch người ta thường chỉ nghĩ
đến khả năng của cơ thể chống lại các kháng nguyên bằng cách tạo ra các
kháng thể đặc hiệu, khả năng này do một số lympho bào phụ trách. Nhưng

15


những thành tựu của miễn dịch học gần đây đã chỉ ra rằng các đáp ứng miễn
dịch là kết quả của sự hợp tác giữa nhiều loại tế bào; sự hợp tác giữa các quần
thể lympho bào với nhau. Bởi vậy trong các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, các
quần thể lymlpho bào và đại thực bào có vai trò trọng yếu, đó là các lympho
B với khả năng tạo kháng thể, quần thể lympho T phụ thuộc tuyến ức gồm
nhiều tiểu quần thể với các tính chất và chức năng khác nhau, lympho T hỗ
trợ (THB, TC, TTDH, TFR). Các quần thể lympho T tham gia các đáp ứng miễn
dịch tế bào và điều hòa các đáp ứng miễn dịch [20].
Số lượng bạch cầu ít hơn số lượng hồng cầu khoảng 1000 lần và dễ
biến động hơn số lượng hồng cầu (số lượng bạch cầu trong 1mm3 máu gà là
22 – 34 nghìn, vịt là 34 – 35 nghìn, ngỗng là 27.8 – 38.6 nghìn). Số lượng
bạch cầu phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng, trạng thái sức khỏe (bạch cầu
tăng khi có bệnh), đặc điểm giống, loài, thậm chí là các thời điểm khác nhau
trong ngày (buổi sáng ít, buổi chiều nhiều hơn) [8].
Tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu gọi là công thức bạch cầu. Khi

sinh lý cơ thể thay đổi. công thức bạch cầu cũng biến đổi, dựa vào đó để
chẩn đoán lâm sàng.
* Protein huyết thanh và các tiểu phần protein huyết thanh
Thành phần hữu hình trong máu có Hb là một chromoproteit mang
chức năng sinh lý trong trao đổi oxy. Thành phần vô hình là protein huyết
thanh bao gồm các tiểu phần: albumin, α-globulin, β-globulin và γ-globulin.
Hàm lượng protein huyết thanh không phải là một hằng số đặc trưng
mà trong quá trình sinh trưởng, phát triển cá thể nó biến động và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như tuổi, thể trọng, năng suất, hướng giống, phẩm giống và
ưu thế lai, phụ thuộc vào giới tính.
Albumin và globulin là 2 loại protide dạng cầu rất phổ biến trong thành
phần mô bào động vật, gồm toàn axit amin trong đó tỷ lệ axit amin có tính
chất axit chiếm khá cao. Phân tử lượng của albumin là 70.000 kDa, của

16


globulin là hàng chục vạn đến hàng triệu kDa. Albumin và globulin có nhiều
trong máu, huyết thanh và cơ.
Albumin có vai trò tạo hình trong trao đổi huyết thanh, gắn liền với quá
trình dinh dưỡng do có phân tử lượng thấp, dễ liên kết với các sản phẩm dinh
dưỡng. Albumin là thành phần chủ yếu tạo nên protein huyết thanh. Vì vậy
mà trong quá trình phát triển cá thể động vật, hàm lượng tương đối hay tỷ lệ
phần trăm của albumin thường biến động đồng thời với hàm lượng protein
huyết thanh. Hàm lượng albumin biến động theo tuổi ứng với vai trò tạo hình
của albumin trong huyết thanh của gia súc, gia cầm. Ngoài ra, hàm lượng
albumin cũng biến động theo phẩm giống, thể trọng, ưu thế lai, năng suất.…
Globulin có 3 nhóm chính: α-globulin, β-globulin và γ-globulin. Ngoài
ra còn có một số nhóm khác.
Trong đó, γ-globulin chứa phần lớn kháng thể tự nhiên và các loại

protide miễn kháng. Điều này có ý nghĩa lớn trong quá trình tiến hóa của sinh
vật. Đây là loại globulin liên quan đến sức đề kháng của cơ thể nên rất có ý
nghĩa trong chẩn đoán, α-globulin liên quan đến hướng sản xuất. sự tổng hợp
và tích lũy mỡ của cơ thể. β-globulin tham gia vào quá trình tạo máu, tham
gia vận chuyển Zn, Cu, Mn [12]; [17].
* Hệ số A/G
Hệ số A/G là trị số dùng để chỉ tỷ lệ albumin/globulin trong máu. Nếu
A/G>1 là rất tốt. Tương quan A/G phụ thuộc vào tuổi và khối lượng sinh
trưởng. Ví dụ ở gà đẻ là 0.96%, còn ở gà con thời kỳ sinh trưởng lượng
albumin giảm còn lượng globulin tăng [2].
1.2.3. Vai trò của gan đối với cơ thể sống
Gan có nhiều vai trò quan trọng đối với cơ thể sống như:
Gan có vai trò chuyển hóa: Gan chuyển hóa glucid từ ruột theo tĩnh
mạch cửa về gan chủ yếu là glucose, chuyển hóa tổng hợp acid béo từ glucid,
protid và từ các sản phẩm thoái hóa của lipid. Gan chuyển hóa và dự trữ
17


×