Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Truyện kể các nhà bác học Sinh học 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (670.61 KB, 78 trang )

Alexandre Émile Jean Yersin
Alexandre Émile Jean Yersin (sinh 22 tháng 9, 1863 tại Lavaux, bang Vaud,
Thụy Sĩ; mất 1 tháng 3, 1943 tại Nha Trang, Việt Nam) là một bác sĩ và nhà
vi khuẩn học người Pháp gốc Thụy Sĩ.
Ông đã khám phá ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên
theo ông (Yersinia pestis).
Từ năm 1883 đến 1884, ông Yersin theo học y khoa tại Lausanne, Thụy Sĩ;
sau đó tại Marburg, Đức và Paris, Pháp (1884-1886). Năm 1886, ông gia
nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm (École Normal
Supérieure) do lời mời của Émile Roux, và đã tham gia trong việc phát triển
huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm 1888 ông nhận bằng tiến sĩ với luận văn về
Etude sur le Développement du Tubercule Expérimental và cộng tác với
Robert Koch trong hai tháng tại Đức. Ông gia nhập Viện Pasteur mới được
thành lập vào năm 1889 làm người cộng tác với Roux và hai người đã cùng
khám phá ra độc tố bạch hầu (do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae
tạo ra).
Để hành nghề y tại Pháp, ông Yersin đã xin và nhận được quốc tịch Pháp
vào năm 1888. Sau đó (1890), ông rời Pháp đến Đông Dương (lúc bấy giờ là
thuộc địa của Pháp) để làm bác sĩ trong công ty Messageries Maritimes (Vận
Tải Hàng Hải) trên tuyến đường Sài Gòn-Manilla và sau đó tuyến đường Sài
Gòn-Hải Phòng. Năm 1894 Yersin được chính phủ Pháp và Viện Pasteur
mời đến Hồng Kông để điều tra đợt bùng phát của bệnh dịch hạch. Tại đây
ông đã khám phá ra nguyên nhân của bệnh này. Ông cũng chứng minh lần
đầu tiên rằng trực khuẩn hiện diện ở chuột bệnh và người bệnh là một, vì thế
đưa ra cách giải thích phương thức truyền bệnh. Cùng năm đó, khám phá
này được cộng tác viên Émile Duclaux gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học
Pháp trong bài báo nhan đề La Peste Bubonique de Hong-Kong.
1
Từ năm 1895 đến 1897, ông Yersin đã nghiên cứu thêm về bệnh dịch hạch.
Năm 1895 ông trở về Viện Pasteur tại Paris và cùng với Émile Roux, Albert
Calmette, và Armand Borrel đã điều chế ra huyết thanh chống bệnh dịch


hạch đầu tiên. Cùng năm đó, ông trở về Đông Dương và lập một phòng thí
nghiệm nhỏ tại Nha Trang để sản xuất huyết thanh (năm 1905 viện này trở
thành một chi nhánh của Viện Pasteur). Yersin đã thử nghiệm huyết thanh
nhận được từ Paris tại Quảng Châu và Áo Môn vào năm 1896 và tại
Bombay (Mumbai), Ấn Độ vào năm 1897 nhưng không có kết quả. Ông
quyết định sống tại Việt Nam, và đã hoạt động tích cực để thành lập Trường
Đại học Y Hà Nội vào năm 1902 và là hiệu trưởng đầu tiên cho đến 1904.
[1] ( />Yersin cũng tham gia lĩnh vực nông nghiệp, là một người mở đầu trong việc
nhập cây cao su từ Brasil vào trồng tại Việt Nam. Vì lý do này ông đã xin
phép Toàn quyền thành lập một nông trại ở Suối Dầu. Ông cũng mở một trại
ở Hòn Bà năm 1915, nơi ông đã gây dựng những đồn điền canh ki na đầu
tiên ở Việt Nam (nhập từ Nam Mỹ) để sản xuất ký ninh chữa bệnh sốt rét.
Năm 1934 ông được đề cử làm giám đốc danh dự của Viện Pasteur và là uỷ
viên Ban quản trị. Ông qua đời trong thời gian diễn ra Đệ nhị thế chiến tại
nhà ở Nha Trang năm 1943. Trong di chúc ông muốn được chôn tại Suối
Dầu, đám tang giản dị, không điếu văn. Mặc dù vậy, rất đông người đã đưa
tiễn ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Ông để lại nhiều ký ức sâu đậm tại Việt Nam, nơi những người gần gũi ông
gọi ông là Ông Năm. Ông là người đề nghị xây dựng một thành phố tại Tây
Nguyên, nay là Đà Lạt. Sau hai lần đổi chế độ, các con đường được đặt tên
theo ông vẫn còn giữ tên. Cạnh mộ ông tại Suối Dầu (cách Nha Trang 20
km) có một miếu thờ được nhiều người viếng. Nhà ông tại Nha Trang nay là
một viện bảo tàng; ở Hà Nội và một số nơi khác có trường học mang tên
ông.
2
William Harvey (1578-1657)
Các nhà giải phẩu học người Ý ở thế kỷ XVI, Jerom Fabri (1537- 1619) đã
phát hiện ra van tĩnh mạch và giải thích sự hoạt động của các van này không
ngăn trở máu chảy về tim và chảy ngược trở lại. Tuy nhiên, kết luận đó trái
với ý kiến của của Galen về máu chuyển động theo hai chiều, vì vậy Fabri

chỉ dám giả thiết là các van làm máu chảy chậm lại, chứ hoàn toàn không
làm ngừng dòng máu chảy ngược. Kết luận đơn giản hơn, máu chảy trong
tĩnh mạch chỉ theo một hướng về tim.
Học trò của Fabri là William Harvey (1578 - 1657) một người Anh rất kiên
quyết, sau khi về nước Anh, Harvey cũng như một số nhà giải phẩu học
trước ông lao vào nghiên cứu về tim và chú ý đến sự có mặt của những van
hoạt động một chiều ở trong tim .
a)Sơ lược về tiểu sử của Harvey:
Ngày 1 tháng 4 năm 1578, W. Harvey sinh ra trong một gia đình nông dân ở
Folkestone, miền Nam nước Anh. Về sau, Harvey còn có 6 em ruột nữa. Lúc
nhỏ, Harvey đã yêu thích các loài động vật, thường cả ngày đùa nghịch với
chó, mèo, gà, thỏ mà không biết chán. Ở gần nhà có một xưởng mổ gia súc.
Có dịp là Harvey tới xem các chú bác giết thịt rồi chặt thành từng tảng thịt
bò, thịt dê, thịt heo... chuyển đi các cửa hàng bán lẻ. Nhìn thấy cảnh máu me
chảy ròng ròng, bạn bè sợ hết hồn, chạy té đi, song Harvey lại chẳng sợ chút
nào, lại còn hỏi xem bộ phận này, bộ phận khác trong nội tạng gia súc gọi
tên là gì...
Năm 1593, chưa đầy 16 tuổi Harvey đã thi đổ trường đại họ(Cambridge),
3
học văn học. Năm 19 tuổi, Harvey đã tốt nghiệp, đoạt được học vị cử nhân
văn học, rồi sau đó lại chuyển tới học y học ở trường đại học Padua, Italia, là
một trung tâm nghiên cứu y học đương thời.
Năm 1600, vào lúc Harvey 22 tuổi, đang học đại học Padua, thì có xảy ra
một việc động trời: Ngày 17 tháng 2, nhà khoa học ngoan cường Brunô,
người chủ trương và truyền bá Thuyết nhật tâm, bị giáo hội qui tội chết, đem
thiêu trên giàn lửa! Harvey rất căm phẫn trước việc đó, trong lòng như muốn
thét lên câu hỏi: thế này thì còn gì là chân lý nữa?!
Năm 1602 Harvey tốt nghiệp đại học, đoạt danh vị bác sĩ y khoa, không lâu
sau, Harvey trở về nước Anh, lại đoạt học vị bác sĩ giải phẩu học ở trường
đại học Cambridge, trở thành một thầy thuốc có danh tiếng.

Từ năm 29 tuổi, ông dạy học ở trường Y Hoàng Gia, kiêm bác sĩ phẩu thuật
ở bệnh viện Saint Bactholomew. Năm 35 tuổi, ông là giáo sư trường đại học
Y ở London. Năm 40 tuổi ông được mời làm ngự y của vua nước Anh là
James I, rồi Charler.
b)Công trình khoa học của Harvey:
Ở London, mỗi năm Harvey đều tham gia mấy lần giải phẩu xác phạm nhân
tử hình. Trong quá trình giải phẩu, ông chú ý thấy sự co bóp của động mạch,
hiện tượng phập phồng ở thái dương, cổ tay, đỉnh đầu... những hiện tượng
đó làm cho ông nghĩ đến giả thuyết cho là trong cơ thể có sự hoạt động của
một thứ gì tựa như cái bơm trung tâm, từ đó mà khống chế sự lưu động của
máu trong toàn thân thể.
Harvey lúc đó còn là giảng viên giải phẩu. Khi giảng bài, ông thường giải
phẩu ộng vật rồi cùng sinh viên quan sát, nghiên cứu. Mỗi cuộc giải phẩu,
ông đều ghi chép tỉ mỉ các quan sát, rồi lại suy ngẫm tìm cách giải thích các
vấn đề thu lượm được. Khi giải phẩu động vật và xác người, ông đặc biệt
chú ý quan sát kỹ lưỡng về kết quả cấu quả tim, biết rằng tim là do các cơ
thịt tổ chức thành và công năng chủ yếu của nó là vận động co bóp. Ông
nhận ra giữa mỗi nữa quả tim đều có van tim ngăn cách, làm phân chia ra
tâm nhĩ và tâm thất, chỉ cho máu chảy từ tâm nhĩ sang tâm thất, mà không
thể chảy ngược lại.
Harvey tính toán rằng chỉ trong một giờ, tim bơm đầy được một khối lượng
máu gấp ba lần trọng lượng của cơ thể. Không thể tưởng tượng được rằng
4
với tốc độ đó máu có thể tự tạo ra hoặc tự phân giải. Rõ ràng máu phải từ
động mạch sang tĩnh mạch ở chỗ nào đó bên ngoài tim mà mắt thường ta
không nhìn thấy được những mạch nhỏ nối tiếp. Sau khi giả thiết có những
mạch nối tồn tại thì rất dễ hiểu là tim phải nhiều lần bơm một khối lượng
máu qua các nấc: Tĩnh mạch--tim--động mạch--tĩnh mạch--tim--động
mạch--tĩnh mạch--tim....
Năm 1628, một nhà xuất bản ở nước Ý chủ động viết thư cho Harvey trình

bày nguyện vọng là chịu mọi phí tổn, xin xuất bản cuốn sách: Về sự hoạt
động của máu và tim ở động vật mà Harvey đã phải bỏ ra tâm huyết hơn 20
năm để hoàn thành. Mặc dù cuốn sách không dày ( vẻn vẹn chỉ có 72 trang )
và vẻ bề ngoài khiêm tốn, nhưng cuốn sách đã mở ra một thời kỳ mưa bão -
làm nên cuộc cách mạng hoàn toàn trong lịch sử sinh học.
Nghiên cứu của Harvey là sự thể hiện ý đồ nghiêm chỉnh đầu tiên về quan
điểm mới đối với sinh học. Harvey đã đánh đổ học thuyết của Galen, và đặt
nền tảng cho sinh lý học hiện đại ( chúng ta lưu ý sự tính toán của Harvey về
khối lượng máu đi qua tim là ý định nghiêm chỉnh đầu tiên nhằm ứng dụng
toán học vào sinh học).
Lẽ tất nhiên, các thầy thuốc là những người gắn bó với trường phái cũ đã
công khai chống lại Harvey nhưng họ không thể chống lại những sự thật
khách quan . Ðến thời gian khi Harvey trở về già thì tuần hoàn máu của ông
mới được giới các nhà sinh học thừa nhận chúng mặc dù người ta chưa phát
hiện được mao quản nối liền động mạch với tĩnh mạch. Như vậy, các nhà
bác học châu Âu đã dứt khoát vượt qua giới hạn sinh học cổ điển và không
bao giờ quay trở lại nữa.
Không còn nghi ngờ gì nữa, phát minh của Harvey là dẫn chứng có ích cho
chủ nghĩa duy vật máy móc. Thật ra có thể cho rằng tim là một loại máy
bơm, còn sự vận chuyển của máu tuân theo những định lý học về chuyển
động của chất lỏng. Nếu như vậy thì giới hạn của vấn đề là ở đâu? Phải
chăng người ta có thể giả thiết là tất cả những phần còn lại trong cơ thể sống
chỉ là một bộ tập hợp của các hệ thống cơ học phức tạp và có liên quan lẫn
nhau hay không?
Ðiểm yếu nhất trong lý thuyết tuần hoàn máu cuả Harvey là không thấy
được mối liên quan giữa động mạch và tĩnh mạch. Ông chỉ giả thiết có sự
nối tiếp tương tự, nhưng do kích thước của các mao quản nối với nhau rất
nhỏ nên không thể nhìn thấy được. Vào cuối đời của Harvey vấn đề này vẫn
5
chưa được giải qưyết, và có lẽ nó vẫn tiếp tục tồn tại nếu như loài người chỉ

dùng mắt thường để quan sát sự vật.
6
Andre Vesalius (1514 - 1564)
Năm 1543 còn xuất hiện một cuốn sách nữa rất cách mạng đối với sinh học,
được coi như là cuốn sách của Côpecnic đối với vật lý học. Cuốn sách với
nhan đề Về cấu tạo nhân thể, tác giả của cuốn sách đó là Andre Vesalius
(1514 - 1564) nhà giải phẩu học lớn nhất của thời phục hưng ( ông tổ của
giải phẩu học hiện đại ).
a. Sơ lược về tiểu sử của Vesalius:
Ông sinh vào ngày 1 tháng 1 năm 1514 ở Bruselles (Bỉ). Cha của ông là
dược sư của Hoàng Ðế Charles thứ V. Thuở nhỏ chịu ảnh hưởng của cha
Vesalius rất thích nghiên cứu tự nhiên, nhất là nghiên cứu động vật nhỏ. Ông
thường theo cha học cách phẩu thuật chó, thỏ, chim, chuột...nên đã học được
nhiều tri thức và kỹ năng thuộc lãnh vực giải phẫu. Ông học ở Hàlan theo
truyền thống nghiêm khắc của trường phái Galen. Ông luôn luôn giữ cho
mình một tình cảm tôn kính sâu sắc với Galen. Sau khi tốt nghiệp 1533 ông
tới Paris học Y. Khi đó Paris là trung tâm tư tưởng văn nghệ phục hưng của
Châu Âu, không khí học thuật rất sôi động, tư tưởng của mọi người cũng rất
tự do phóng khoáng, mới mẻ, thoải mái. Ðiều đó ảnh hưởng rất lớn đối với
cuộc đời Vesalius.
7
b. Công trình khoa học của Vesalius::
Vào thời đó tôn giáo thần học còn chiếm địa vị tuyệt đối. Giáo hội thời kỳ
này cấm chỉ giải phẩu thi thể người, cho rằng giải phẩu thi thể người là mạo
phạm thần linh, là đại nghịch, vô đạo, gây trở ngại nghiêm trọng tới sự phát
triển của khoa học . Do đó, Vesalius chỉ có thể giấu giếm giải phẩu thi thể,
tìm ngàn phương, trăm kế trốn tránh sự chú ý của giáo hội.
Lòng mong mỏi cầu học mãnh liệt, cộng thêm nỗi hiếu kỳ, đã khiến ông
quên nỗi nguy hiểm tới tính mạng nhiều lần nấp trốn cảnh vệ, trong những
đêm trời tối đen như mực, mò tới các bãi hành hình, bãi tha ma, vượt qua

hàng đàn chó đói, lấy trộm thi thể, mang về nhà mình tiến hành giải phẩu
suốt đêm. Cứï như thế Vesalius đã lấy trộm không biết bao nhiêu thi thể và
thức trắng bao nhiêu đêm để bí mật giải phẩu. Cuối cùng nắm vững đích xác
rất nhiều tri thức giải phẩu cơ thể người không hề ghi trong sách vở. Ðến
mức ông có thể nhắm mắt cũng có thể rất nhanh nhận ra là loại xương nào
mà người ta đặt vào bàn tay ông. Cấu tạo của các bộ phận nội tạng, bắp thịt,
thần kinh, huyết quản, ông cũng rất quen thuộc.
Vesalius không nghĩ như các thầy giáo của ông là hoàn toàn tuân theo lý
luận của Galen Thời đó, ở các viện y học, người ta dạy là dạy giải phẩu học
về chó, về lợn, mà không phải là dạy giải phẩu học về người. Cần biết rằng
đối tượng nghiên cứu y học là người; chỉ có thú y mới nghiên cứu chó, lợn...
Nhưng, có một số người vẫn ngang nhiên cho rằng cấu tạo của con người và
chó, lợn là không sai khác bao nhiêu, và ở viện y học rất hiếm khi được giải
phẩu thi thể; khi giải phẩu các giáo sư thường không cho học sinh nhìn rõ.
Hễ khi phát hiện chỗ nào không giống với lý luận mà Galen đã viết thì họ cố
ý lập lờ, không dám nói rõ, sợ nói ngược với quan điểm của Thánh thư!.
Ông không mê tín nhân vật uy quyền và sách vở, chỉ xem trọng thực tiễn.
Năm 1543, giáo sư Vesalius 28 tuổi, đã cho xuất bản cuốn sách Bàn về cấu
tạo cơ thể người. Trong sách ông chỉ ra những sai lầm trong sách của Galen.
Khi đó, trên giảng đường đại học, ông thường vừa giảng, vừa giải phẩu thi
thể người khi giảng về cấu tạo cơ thể người, làm sinh viên nhận ra đâu là
thật đâu là giả trong trước tác của Galen. Các buổi lên lớp của ông thường có
tới hơn 400 - 500 người tham dự, ngồi chật cả hội trường.
Ðương nhiên, Vesalius đã bị công kích kịch liệt của thế lực giáo hội, và giáo
hội không dung tha ông. Họ chưởi ông là kẻ bổ báng thần linh. Ngay thầy
giáo xưa của Vesalius cũng phản đối ông.
8
Ví dụ: Galen cho rằng xương chân lớn của người nói rằng nó là thẳng thì
thầy giáo của ông tuy không thể phủ nhận sự thật đó, nhưng lại nói để phủ
định: - Việc xương chân lớn của người hiện nay là thẳng quả rõ là không

phù hợp với sách vở của Galen, nhưng đó là kết quả của con người hiện đại
mặc quần ống hẹp mà thôi!
Công việc của Vesalius luôn bị công kích rất mạnh bởi những người theo
thuyết giáo của tôn giáo.
Ví dụ, Thánh kinh nói Thượng Ðế sáng tạo ra trời, Ðất, Ngày và Ðêm. Mặt
Trăng, Mặt Trời và các vì sao, lại sáng tạo ra động vật, thực vật. Cuối cùng
Thượng Ðế dùng đất bùn tạo ra con người, đầu tiên tạo ra một người nam là
Adam, và sau đó là từ chiếc xương sườn của người đàn ông tạo ra một người
nữ là Eva để làm vợ Adam, từ đó con cháu họ... ra đời, thành loài người.
Theo cách thuyết giáo như vậy thì suy ra bộ xương của nam giới phải kém
nữ giới một xương. Còn theo thực tiễn giải phẩu của Vesalius, với số lượng
rất lớn sự thực chứng minh, số xương của người nam và người nữ là như
nhau đều là 26 chiếc. Sự thực hùng hồn đó đã giáng một đòn chí mạng vào
Thánh kinh của tôn giáo. Sau này Lenin cũng đã rút ra cho chúng ta một bài
học kinh nghiệm trở thành chân lý không thay thế được Từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
Sau khi xuất bản cuốn sách đó, cuộc đời của Vesalius lâm vào tình cảnh bất
hạnh. Vesalius vốn trông đợi sự đồng tình ủng hộ của giới y học đương thời,
nhưng sự thật đã ngược lại với mong muốn đó. Nhiều bác sĩ cũng đã phản
đối kịch liệt, ủng hộ uy quyền của Galen đã dựng lên từ thời cổ đại. Thầy
giáo của ông gọi ông là kẻ dị giáo, loạn thần kinh(!) và biểu thị thái độ đấu
tranh với ông đến cùng. Sự công kích từ mọi phía gây khó khăn cho ông
càng lúc càng nghiêm trọng, khiến ông tuyệt vọng, phẫn chí tới mức hủy hết
những tư liệu nghiên cứu đã bỏ ra bao tâm huyết tích lũy nhiều năm, và rời
bỏ chức vị giáo sư đại học. Từ đấy, ông trở nên trầm tư, khổ não, không
quan tâm gì đến sự nghiệp nữa...
Cho dù đã như thế, nhưng kẻ phản đối ông trong giới khoa học và giới tôn
giáo quyền uy căm thù sự phát triển khoa học, vẫn không chịu buông tha
ông. Chúng thu thập tài liệu, luận tội trạng, cuối cùng vào năm 1563 lôi ông
ra tòa án tôn giáo kết án ông phải chịu tử hình!

Về sau vị hoàng Ðế Bỉ nghĩ ngợi thế nào mà đã miễn tội chết cho ông, đổi
9
thành án phải đi lưu đày đến Palextin. Ông mất năm 1564 ở đảo Zante, lúc
mới 50 tuổi!
Suốt đời Vesalius đi tìm chân lý, hiến thân tất cả cho giải phẩu học, y học.
Ông đấu tranh bất khuất với mê tín, tôn giáo, thần học. Thành tựu khoa học
của ông đã làm ông trở thành người đặt nền móng cho giải phẩu học hiện
đại, dược nhiều người tôn vinh là ông tổ của giải phẩu học hiện đại.
Giáo hội có thể bức hại Vesalius nhưng ngăn trở không nổi trào lưu thời đại
về nhận thức cơ thể của con người. Chân lý khoa học vẫn phát triển về phía
trước cho dù gặp gian nan, gập ghềnh, khúc khuỷu. Sau khi ông chết nhà
khoa học người Anh William Harvey (1578 - 1675) đã tiếp tục thăm dò,
khám phá và cuối cùng triệt để lật đổ thuyết của Galen. Chân lý khoa học đã
giành được thắng lợi cuối cùng.
10
Luis Pasteur (1822-1895) [/h2]
Louis Pasteur sinh ngày 27/12/1882 ở Dole, một vùng của Jura, Pháp. Khám
phá của ông cho rằng hầu hết các bệnh nhiễm trùng là do những mầm bệnh,
mang tên "lý thuyết về mầm bệnh", là một trong những khám phá quan trọng
nhất trong lịch sử y học. Sự nghiệp của ông trở thành nền móng cho ngành
vi sinh, và là cột mốc đánh dấu bước ngoặt của y học hiện đại.
Tóm tắt những đóng góp to lớn của Pasteur cho vi sinh và y học: Thứ nhất,
ông đấu tranh đòi thay đổi thực hành trong bệnh viện để giảm thiểu lây lan
bệnh do vi khuẩn. Thứ hai, ông phát hiện ra rằng có thể dùng dạng vi khuẩn
đã làm yếu để chủng ngừa chống lại dạng vi khuẩn độc. Thứ ba, Pasteur thấy
rằng bệnh dại lây nhiễm nhờ một tác nhân rất nhỏ không nhìn thấy dưới kính
hiển vi, nhờ đó mở ra thế giới các virus. Kết quả là ông đã triển khai được
kỹ thuật tiêm vaccin cho chó chống bệnh dại và điều trị người bị chó dại
cắn. Và thứ tư, Pasteur đã phát triển phương pháp "tiệt trùng kiểu Pasteur",
một quy trình dùng sức nóng để tiêu diệt vi khuẩn có hại trong các loại thực

phẩm dễ thiu thối mà không làm hỏng thực phẩm.
Sự nghiệp của Pasteur
Mỗi khám phá trong sự nghiệp của Pasteur đều là những mắt xích của một
chuỗi không tách rời bắt đầu bằng tính bất đối xứng phân tử và kết thúc bằng
phòng bệnh dại, theo con đường nghiên cứu trên men, tằm, bệnh của rượu và
bia, vô trùng và vaccin.
Từ tinh thể học tới phân tử bất đối xứng
Nǎm 1847 ở tuổi 26, Pasteur tiến hành công trình đầu tiên về tính bất đối
xứng phân tử, nêu lên cùng một lúc các nguyên lý của tinh thể học, hóa học
và quang học. Ông đã đề ra định luật cơ bản: tính bất đối xứng phân chia thế
giới hữu cơ với thế giới vô cơ. Nói một cách khác, các phân tử bất đối xứng
luôn là sản phẩm của sinh thể sống. Công trình của ông trở thành cơ sở cho
một ngành khoa học mới - ngành hóa học lập thể.
Nghiên cứu sự lên men và sự tự sinh
Theo yêu cầu của một nhà sản xuất rượu tên là Bigo ở miền bắc nước Pháp,
Pasteur bắt đầu nghiên cứu xem tại sao rượu lại bị nhiễm những chất ngoài ý
11
muốn trong quá trình lên men. Ông đã sớm chứng minh được rằng mỗi giai
đoạn của quá trình lên men đều liên quan với sự tồn tại của một loại vi sinh
vật đặc thù hay con men - một sinh vật mà người ta có thể nghiên cứu bằng
cách nuôi cấy trong một môi trường vô trùng thích hợp. Nhận định sáng suốt
này là cơ sở của ngành vi sinh.
Pasteur đã giáng một đòn quyết định vào thuyết tự sinh, học thuyết đã từng
tồn tại trong 20 thế kỷ cho rằng cuộc sống có thể tự này sinh từ những chất
liệu hữu cơ. Ông cũng phát triển lý thuyết mầm bệnh. Cùng thời gian này,
ông khám phá ra sự tồn tại của sự sống trong điều kiện không có oxy: "Lên
men là hậu quả của sự sống không có không khí". Khám phá về sự sống yếm
khí đã mở ra con đường nghiên cứu những mầm bệnh gây nhiễm trùng huyết
và bệnh hoại thư, cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác. Nhờ Pasteur,
người ta có thể phát minh ra những kỹ thuật tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát

ô nhiễm.
Kỹ thuật "tiệt trùng kiểu Pasteur"
Hoàng đế Napoleon III đã đề nghị Pasteur nghiên cứu những bệnh ảnh
hưởng đến rượu đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất rượu. Nǎm 1864,
Pasteur tới khu vườn nho ở Arbois để nghiên cứu vấn đề này. Ông đã chứng
minh rằng bệnh của rượu là do vi sinh vật gây ra, những vi sinh vật này có
thể bị tiêu diệt bằng cách đun nóng rượu đến nhiệt độ 55oC trong vài phút.
áp dụng cho bia và sữa, cách xử lý này, được đặt tên là "tiệt trùng kiểu
Pasteur" đã nhanh chóng thông dụng trên khắp thế giới.
Nghiên cứu bệnh nhiễm trùng ở người và động vật
Nǎm 1865, Pasteur bắt đầu nghiên cứu những bệnh của tằm đang làm lụn bại
ngành tằm tơ ở Pháp. Ông đã tìm ra tác nhân gây bệnh và cách lan truyền
những tác nhân này - theo qui luật lây và di truyền - và cách ngǎn ngừa
bệnh. Bổ sung thêm nghiên cứu về sự lên men, giờ đây ông có thể khẳng
định mỗi bệnh là do một vi khuẩn đặc trưng gây ra và những vi khuẩn này là
những yếu tố ngoại lai. Với hiểu biết này, Pasteur có thể đặt ra những qui tắc
cơ bản của tiệt trùng. Ngǎn ngừa được lây nhiễm, phương pháp tiệt trùng
của ông đã cách mạng hóa ngành ngoại khoa và sản khoa.
Từ nǎm 1877-1887, Pasteur vận dụng cơ sở vi sinh học vào cuộc chiến
chống các bệnh nhiễm trùng. Ông tiếp tục tìm ra ba vi khuẩn gây bệnh cho
người: tụ cầu, liên cầu và phế cầu.
12
Điều trị và phòng ngừa bệnh dại
Louis Pasteur đã tìm ra phương pháp làm yếu các vi sinh vật độc là cơ sở
cho chủng ngừa. Ông đã phát triển các vaccin chống bệnh tả ở gà, bệnh than
và bệnh lợn đóng dấu. Sau khi nắm vững phương pháp chủng ngừa, ông đã
áp dụng khái niệm này vào bệnh dại. Ngày 6/7/1885, lần đầu tiên Pasteur đã
thử phương pháp điều trị bệnh dại của mình cho người: bé Joseph Meister đã
được cứu sống.
Thành lập Viện Pasteur

Ngày 1/3/1886, Pasteur trình bày kết quả phương pháp điều trị bệnh dại của
ông trước Viện Hàn lâm Khoa học Pháp và kêu gọi thành lập một trung tâm
vaccin dại. Đông đảo dân chúng và cộng đồng quốc tế đã vận động tài trợ
cho việc xây dựng Viện Pasteur, một viện nghiên cứu tư đầu tiên được Tổng
thống pháp Jules Gresvy công nhận nǎm 1887 và được người kế nhiệm ông
là Sadi Carnot khánh thành nǎm 1888. Theo mong ước của Pasteur, Viện
được xây dựng thành một cơ sở điều trị bệnh dại, một trung tâm nghiên cứu
các bệnh nhiễm trùng và một trung tâm giảng dạy.
Nhà khoa học 66 tuổi đã dành trọn 7 nǎm cuối cùng của cuộc đời cho Viện
nghiên cứu vẫn mang tên ông. Trong thời gian này, Pasteur cũng được
hưởng niềm vui của danh tiếng và được tôn vinh khắp thế giới bằng những
huân huy chương có uy tín.
Sự nghiệp của ông được tiếp tục và được mở rộng trên kháp thế giới nhờ lớp
lớp học trò.
Con người của tự do và nghiêm ngặt
Sự nghiệp của Pasteur không phải đơn giản là phép cộng những khám phá
của ông. Nó còn tiêu biểu cho cuộc cách mạng phương pháp luận khoa học.
Pasteur đặt lên trên hết hai nguyên tắc không thể bàn cãi của nghiên cứu
hiện đại: tự do sáng tạo nhất thiết phải đi với thử nghiệm nghiêm ngặt. Ông
dạy các học trò của mình: "Đừng có đưa ra điều gì mà anh không thể chứng
minh bằng thực nghiệm"
Louis Pasteur là người theo chủ nghĩa nhân vǎn, luôn luôn làm việc theo
hướng cải thiện địa vị của con người. Ông là một người tự do chưa bao giờ
13
ngập nừng khi nhận những vấn đề mà trong thời đại của ông người ta vẫn
thường cho rằng chúng sẽ thất bại.
Ông đặc biệt coi trọng việc phổ biến kiến thức và ứng dụng nghiên cứu.
Trong cuộc đời của một nhà khoa học, lý thuyết và phương pháp Pasteur đã
được đưa vào thực tiễn vượt xa khỏi biên giời nưới Pháp.
Nhận thức đầy đủ tầm quan trọng quốc tế của sự nghiệp ông, các học trò của

Pasteur đã đi khắp thế giới tới bất cứ nơi nào cần đến sự giúp đỡ của họ.
Nǎm 1881, Viện Pasteur ngoài nước Pháp đầu tiên được thành lập ở Sài gòn
(nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam), mở đầu cho mạng lưới các
Viện Pasteur quốc tế.
Vì ông đã làm thay đổi vĩnh viễn thế giới, tổ quốc quê hương ông và cả thế
giới luôn coi ông là một ân nhân của nhân loại.
Sự tiến bộ của nhân loại
"Tôi cầu khẩn các bạn dành sự quan tâm cho những lãnh địa thiêng liêng rất
nhạy cảm có tên là các phòng thí nghiệm. Mong sao những lãnh địa này sẽ
nhiều hơn và chúng sẽ được tô điểm để trở thành những ngôi đền của tương
lai, của thịnh vượng và sức khỏe. Đây là nơi nhân loại sẽ lớn lên, vững mạnh
và hoàn thiện. ở đây, loài người sẽ học cách đọc được sự phát triển và sự hài
hòa cá nhân trong những công việc của tự nhiên, trong khi công việc của
chính loài người lại thường man rợ, cuồng tín và phá hoại" - Louis Pasteur
14
Alexander Fleming [/h2]
- Nhà bác học phát minh ra Penicillin cứu sống hàng triệu sinh mạng
Alexander Fleming sinh ngày 6/8/1881 trong một trang trại gần thành phố
Darvel nước Anh. Cha ông mất khi ông mới lên 7 tuổi, người anh trưởng
cùng cha khác mẹ đã chăm sóc và cho A.Fleming đi học. Năm 13 tuổi
Alexander được một người anh khác là bác sỹ Tom đưa đến London học tập
và ông đã gắn bó suốt đời ở thành phố này. Đến London, Alexander học ở
trường Bách khoa là trường có học phí thấp. Năm 16 tuổi, Alexander đã đỗ
tất cả các kỳ thi và đi làm ở hãng tàu thuỷ America Line. Công việc ông làm
là thư ký, ông phải sao chép các tư liệu bằng tay, giữ các sổ sách kế toán,
các chi tiết hồ sơ hàng hoá và hành khách. Ông làm công việc nhàm chán
này suốt 4 năm, không hề biết rằng tương lai của ông sẽ trở thành một người
nổi tiếng trong một lĩnh vực hoàn toàn khác.
Năm 1901, một cơ hội bất ngờ đã đến với Alexander: một ông chú mới qua
đời đã để lại di sản cho tất cả các anh em nhà Fleming. Bác sỹ Tom Fleming

đã dùng số tiền của mình để mở một phòng khám và ông khá đông khách.
Tom đã khuyên Alexander dùng số tiền mình có để theo học ngành y.
Alexander rất thích ý tưởng này vì ông đã chán ngấy công việc nhàm chán ở
hãng tàu thuỷ. Tuy nhiên để học trường y rất khó bởi Alexander đã 20 tuổi,
nhiều hơn phần lớn các sinh viên năm thứ nhất, ông lại rời trường phổ thông
từ năm 13 tuổi. Alexander đã tìm một giáo viên dạy kèm vào các buổi chiều.
Tháng 7/1901 ông đã thi và đỗ tất cả 16 môn học, tháng 10 năm đó ông được
nhận vào Trường y Bệnh viện St Mary. Khi đó chắc ông không thể nghĩ
được rằng mình sẽ trở thành một trong các nhà khoa học danh tiếng nhất của
mọi thời đại.
Mục đích theo học ngành y của ông chỉ là để bỏ công việc thư ký nhàm
chán, không ngờ khi vào học ông đã rất thích thú với nghề này. Ông hăng
say học tập và nổi tiếng trong đám sinh viên về việc đoạt các phần thưởng.
Tháng 7/1904 ông đã đậu kỳ thi y thứ nhất và theo học chuyên ngành bác sỹ
phẫu thuật. Trong quá trình học tập, Alexander chứng kiến rất nhiều bệnh
15
nhân chết vì bị vi trùng xâm nhập cơ thể mà không một bác sỹ nào có thể
đánh lui được chúng. A.Fleming đã may mắn được học giáo sư Almroth
Wright là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu chống lại các vi trùng
gây bệnh.
Vi trùng đã được quan sát và ghi chép từ thế kỷ 17. Năm 1870 nhà bác học
người Pháp - Luis Pasteur đã đề xuất tiêm một vac-xin làm các vi khuẩn bị
yếu đi, từ đó thúc đẩy cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể, chống lại bệnh tật.
Almroth Wright đã cổ vũ nhiệt thành cho học thuyết này, trong các buổi lên
giảng đường ông tuyên truyền rất thuyết phục ý tưởng này khiến A.Fleming
bị thuyết phục và có ý định trở thành một nhà vi khuẩn học.
Năm 1906 Fleming đã tốt nghiệp trường y và được nhận làm trợ giáo trong
khoa của Almroth Wright. A.Fleming thích ứng nhanh chóng với công việc,
ông cũng như những người khác trong khoa đã bị thu hút vào việc nghiên
cứu tiêm vac-xin đã làm được gì cho hệ thống bảo vệ của thân thể? Cái mà

chúng ta gọi là hệ thống miễn nhiễm là gì? Cái gì chính xác đã xảy ra khi
một vac-xin được tiêm vào? Thân thể đã phản ứng như thế nào? v.v Họ đã
làm rất nhiều thí nghiệm và đã có được một số thành công.
Năm 1908 Alexander đậu kỳ thi tiếp theo đạt hạng ưu và được thưởng huy
chương vàng. Đến tháng 6/1909 ông đậu tiếp kỳ thi chuyên khoa giải phẫu.
Lẽ ra ông có thể đi làm công việc của một bác sỹ phẫu thuật nhưng ông vẫn
quyết định ở lại khoa vi trùng và ông đã nhanh chóng trở thành một bác sỹ
danh tiếng ở khoa.
Năm 1914, thế chiến thứ nhất bùng nổ, A.Fleming được huy động đến một
bệnh viện ở Pháp để phục vụ việc tiêm vac-xin phòng thương hàn cho quân
nhân ở chiến trường, công việc nghiên cứu của ông bị chững lại một thời
gian. Thế chiến kết thúc, ông lại quay về khoa tiêm chủng bệnh viện St
Mary.
Ông lại miệt mài làm các thí nghiệm và đến năm 1921 ông đã khám phá ra
chất khử trùng tự nhiên. Sau nhiều thực nghiệm làm đi làm lại, A.Fleming
nhận thấy thân thể người có một chất tự bảo vệ, đó là tuyến bảo vệ nội bộ
đầu tiên của thân thể, có khả năng ngăn chặn các vi khuẩn thông thường, nếu
các vi khuẩn vượt qua tuyến này thì mới gây nguy hiểm cho con người. Ông
đã đặt tên cho chất này là Lysozyme. Khám phá này rất quan trọng để đưa
ông đến thành công tiếp theo.
Một buổi sáng tháng 9 năm 1928, như thường lệ Alexander Fleming đến
16
phòng thí nghiệm, ông chợt chăm chú tới một đĩa cấy vi khuẩn cầu chùm từ
nhiều tuần trước. Ông nhìn kỹ chiếc đĩa và thấy ở gần bên mép đĩa có một
mảng meo (nấm mốc) như nùi bông đã phát triển. Trong đĩa là các tập đoàn
vi khuẩn mà họ đã cấy vào từ trước, bên cạnh mảng meo đó, lạ thay không
có vi khuẩn nào cả. Alexander rất tò mò: cái gì đã giết chết các vi khuẩn cầu
chùm? Ông lập tức thử lại một lần nữa, ông đặt chất meo đó lên một đĩa mới
và cấy các khuẩn cầu chùm sát cạnh nó. Kết quả thật đáng kinh ngạc: chất
dịch meo của ông có thể ngăn chặn một số vi khuẩn nguy hiểm nhất không

cho chúng phát triển. Sau một số thí nghiệm ông nhận thấy chất dịch meo đó
không làm hại đến thân thể - các thực bào vẫn bận rộn làm việc. Ngay cả khi
chất dịch được tiêm vào một con chuột và một con thỏ vẫn không có những
hậu quả. Ngay cả khi được pha rất loãng nó vẫn diệt được các vi khuẩn. Chất
mới phát hiện ra này, ông đặt tên cho nó là Penicillin.
Tuy nhiên lúc ấy ông và các cộng sự không thể chiết xuất được Penicillin để
tinh chế nó mà phải đến 11 năm sau, 2 nhà khoa học là Florey và Chain của
Đại học Oxford mới làm được điều này, họ đã biến Penicillin thành “thuốc
tiên” cứu sống hàng triệu sinh mạng. Tháng 8/1942 tại bệnh viện St Mary,
Alexander Fleming đã dùng Penicillin của nhóm Oxford để tiêm cho bệnh
nhân Harry Lambert bị viêm màng não - một bệnh mà thời bấy giờ vô
phương cứu chữa. Harry Lambert đã khỏi bệnh sau một tháng điều trị. Từ đó
tên tuổi Alexander Fleming nổi tiếng khắp thế giới và nổi tiếng mọi thời đại.
Nhiều bác sỹ cho rằng Penicillin là tiến bộ y học lớn nhất mà thế giới đã biết
từ trước đến giờ. Trước những năm 1940, các bệnh viện đầy những người
mắc các bệnh nhiễm khuẩn và phần nhiều bị chết. Nhờ có Penicillin những
nhiễm khuẩn thông thường đã bị đẩy lùi. Nhiều loại Penicillin bây giờ đã
được sản xuất, được cấu trúc một cách chuyên biệt cho các bệnh nhiễm
khuẩn riêng biệt và được uống cũng như tiêm. Có thể nói Penicillin đã làm
thay đổi thế giới.
17
CHRISTIANE NÜSSLEIN-VOLHARD [/h2]
NHÀ KHOA HỌC LỚN
CỦA THẾ KỶ XX
Những thành tựu khoa học ngày càng vươn tới những chân trời mới,
mang lại sự biến đổi sâu sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
loài người. Theo dự đoán của nhiều nhà khoa học, thế kỷ XXI sẽ là thế
kỷ của sinh học với nhiều công nghệ khác nhau và chủ yếu tập trung
vào 4 lĩnh vực chính là công nghệ gen, công nghệ tế bào, công nghệ vi
sinh và công nghệ Enzym. Một trong những nhà khoa học lớn có nhiều

đóng góp trong lĩnh vực này và đã được nhận Giải thưởng Nobel về sinh
lý học và y học, đó là GS-TS Christiane Nüsslein-Volhard.
GS-TS Christiane Nüsslein-Volhard sinh ngày 20/10/1942 tại Magdeburg
(Đức), là con thứ hai trong một gia đình nghệ sĩ có 5 người con. Khi còn
nhỏ, Christiane Nüsslein rất chú ý đến các sự vật xung quanh, có nhiều ý
tưởng, dự định trong nhiều lĩnh vực và thường tìm hiểu những chủ đề này
thông qua việc đọc sách. Christiane Nüsslein rất thích cây cối, yêu động vật
và mơ ước trở thành nhà sinh vật học từ khi 12 tuổi.
Hồi còn đi học, do không lấy gì làm chăm chỉ lắm nên Christiane Nüsslein
chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học với mức trung bình; thậm chí suýt nữa
còn không trả nổi bài thi tiếng Anh. Trong phiếu thành tích học tập của
Christiane Nüsslein có đoạn như sau: Mặc dù tài năng của học sinh được thể
hiện tương đối đều trong các lĩnh vực học, nhưng thành tích thì khác nhau
tuỳ vào sự quan tâm. Học sinh này tỏ ra rất lười nhác với những môn không
quan tâm, còn đối với những môn yêu thích, học sinh này đã thể hiện vượt
xa những yêu cầu của mục đích một trường học bình thường. Nhưng phiếu
thành tích học tập cũng công nhận: Christiane Nüsslein là học sinh có năng
khiếu vượt mức trung bình, có óc phán đoán, suy xét tốt, có năng lực trong
công việc nghiên cứu khoa học độc lập. Ở trường, Christiane Nüsslein rất
thích các môn văn học Đức, toán học và sinh vật học. Giờ sinh vật học đã
18
giúp Christiane Nüsslein hiểu biết về rất nhiều chủ đề đương đại như: Sự di
truyền, tiến hoá và hành vi của động vật. Vào lễ tốt nghiệp trường phổ
thông, Christiane Nüsslein đã được đọc bài viết của mình về Ngôn ngữ động
vật (Sprache bei Tieren).
Năm 1962, sau khi tốt nghiệp trung học, Christiane Nüsslein quyết định sẽ
trở thành một nhà nghiên cứu về sinh vật. Nhưng sau đó đã nhanh chóng
thay đổi ý định này và quyết định học về y khoa, vì cho rằng bộ môn này rất
cần thiết cho loài người. Để khẳng định xem mình có thể gắn bó với ngành y
hay không, Christiane Nüsslein đã theo khoá học làm y tá một tháng trong

bệnh viện. Một tháng này đã giúp Christiane Nüsslein khẳng định mình sẽ
không thể theo nghề y. Do vậy, Christiane Nüsslein đã quay trở lại với niềm
đam mê sinh vật học và quyết định học tại Trường Đại học Tổng hợp
Johann-Wolfgang-Goethe, Frankfurt (1962-1964). Mới đầu, Christiane
Nüsslein rất thất vọng về Trường và những giờ học trở nên vô cùng buồn
chán. Christiane Nüsslein luôn có cảm nghĩ là mình biết nhiều những điều
hay hơn thế và chỉ thích mỗi môn thực vật học. Vào mùa hè năm 1964, một
chương trình giảng dạy về hoá sinh duy nhất thời đó được mở ra tại Trường
Đại học Tổng hợp Eberhard-Karls, thành phố Tübingen, và Christiane
Nüsslein đã quyết định nhanh chóng theo học tại đó, để lại gia đình và bạn
bè phía sau. Christiane Nüsslein không thật sự thích thú lắm về chương trình
giảng dạy hoá sinh vì nói quá nhiều về hoá học hữu cơ và quá ít về sinh vật
học, nhưng vẫn cho đây là một việc đáng làm vì khoá học này đã đào tạo rất
chắc chắn về các bộ môn cơ bản được ưa thích như hoá học, vật lý với nhiệt
động lực học và hoá học lập thể. Vào năm cuối cùng, những bộ môn về vi
trùng học, di truyền học đã thật sự cuốn hút Christiane Nüsslein. Christiane
Nüsslein đã có cơ hội tham gia các hội nghị chuyên đề và nghe các bài giảng
của các nhà khoa học đến từ Max-Planck, Gerhard Schramm, Alfred Gierer,
Friedrich Bonhoeffer, Heinz Schaller... Qua đó Christiane Nüsslein đã được
biết đến những vấn đề rất mới như sự tái tạo ADN, sự tổng hợp đạm sinh
học. Năm 1969, Christiane Nüsslein đã nhận văn bằng hoá sinh của Trường
Đại học Tổng hợp Eberhard-Karls. Thầy Heinz Schaller, người hướng dẫn
Christiane Nüsslein làm văn bằng tốt nghiệp lại tiếp tục hướng dẫn
Christiane Nüsslein làm việc trong phòng thí nghiệm. Thầy Heinz là một nhà
hoá học, nhà thí nghiệm tuyệt vời, đã dạy cho Bà về định lượng, hiệu suất,
tính trọn vẹn của phản ứng. Luận án đầu tiên của Christiane Nüsslein về sự
so sánh các chuỗi ADN của các giai đoạn ngắn với sự lai giống ARN-ADN
đã bị bỏ giữa chừng sau khi nhận thấy việc này liên quan chủ yếu đến việc
lựa chọn các phương pháp kỹ thuật. Cuối cùng Christiane Nüsslein đã đưa ra
một phương pháp mới cho việc tinh chế ARN sạch ở diện rộng và hợp tác

19
cùng với một sinh viên khác, Bertold Heyden, tách những vị trí liên kết
ARN và fd Phage ra để có thể hiểu được thêm về cấu trúc của chất hoạt hoá.
Mặc dù là một nhà sinh vật học phân tử có kinh nghiệm, Christiane Nüsslein
cũng bắt đầu cảm thấy buồn tẻ với đề án này, nhưng đó cũng là thời điểm
kết thúc của luận văn tiến sĩ sinh vật học. Năm 1972, sau khi đọc những bài
báo của các nhà khoa học Garen và Gehring về các cuộc thí nghiệm giải cứu
sự đột biến gen của người mẹ, Christiane Nüsslein đã quyết định nghiên cứu
về những đột biến làm ảnh hưởng đến lượng thông tin của tế bào trứng.
Năm 1984, Christiane Nüsslein quan tâm đến việc phân tích về di truyền
trong sự phát triển cột sống để tìm hiểu thêm các vấn đề về cột sống, trong
đó có cột sống của con người. Christiane Nüsslein cùng với nhóm nghiên
cứu của mình đã làm thí nghiệm với cá và đã đưa ra những biện pháp gây
giống và nuôi cá an toàn, hiệu quả cao. Năm 1995, tập bản thảo những phát
minh của Christiane Nüsslein và đồng nghiệp về 1.200 sự đột biến của cá đã
được xuất bản như những tài liệu khoa học giá trị. Trong phòng thí nghiệm,
Christiane Nüsslein vẫn tiếp tục nghiên cứu về các cơ cấu phân tử của phôi
thai ruồi giấm, cũng như tiếp tục khám phá loài cá như hình mẫu cho việc
nghiên cứu những đặc điểm cụ thể của xương sống. Christiane Nüsslein hy
vọng sự kết hợp của nhiều nghiên cứu và hệ thống trong một phòng thí
nghiệm có thể cung cấp cơ sở cho việc hiểu biết rộng hơn về sự phát triển
phức tạp của đời sống động vật và con người.
Là một nhà khoa học say mê nghiên cứu, khám phá, làm việc tận tuỵ, không
biết mệt mỏi, Bà luôn là tấm gương cho đồng nghiệp noi theo. Và khả năng
nghiệp vụ khoa học của Bà đã phần nào được thể hiện thông qua những chức
vụ được bổ nhiệm: Năm 1969-1974, Bà làm giám sát viên luận án; năm
1978-1980, là trưởng nhóm nghiên cứu tại phòng thí nghiệm sinh vật phân
tử châu Âu (EMBL), Heidelberg; năm 1981-1985 là trưởng nhóm nghiên
cứu tại Phòng thí nghiệm Friedrich-Miescher tại Tübingen; năm 1985, Bà
được bổ nhiệm làm giám đốc chi nhánh độc lập Trường Đại học Max-

Planck, Tübingen, vị trí mà đến nay Bà vẫn đang giữ. Bà cũng là giảng viên
của Trường y Harvard (1988); giáo sư danh dự của Trường Đại học Tổng
hợp Tübingen; giảng viên Trường Tổng hợp Yale (1989). Với những thành
tích và cống hiến trong khoa học, Bà đã nhận được nhiều học bổng và giải
thưởng: Học bổng sau tiến sĩ (EMBO fellowship) tại phòng thí nghiệm của
GS-TS Walter Gehring (1975-1976); học bổng sau tiến sĩ (DFG fellowship)
tại phòng thí nghiệm của GS-TS Klaus Sander, Trường Đại học Tổng hợp
Freiburg; Huy chương Rosenstiel, Trường Đại học Tổng hợp Brandeis; giải
thưởng Mattia, Trường Đại học Roche, New Jersey (1990); giải thưởng
20
Nghiên cứu y học New York (1991); Huy chương Ott Warburg cho những
nghiên cứu trong lĩnh vực sinh hoá (1992); Huy chương của Liên đoàn các
Tổ chức Sinh hoá Châu Âu (1993) và nhiều giải thưởng khác. Đặc biệt, năm
1995 Bà đã được trao tặng giải thưởng Nobel cho những khám phá về di
truyền trong giai đoạn phát triển ban đầu của phôi thai cùng với hai nhà khoa
học khác là Eric Wieschaus và Edward Lewis. Edward thật sự là một trong
những người tiên phong trong lĩnh vực di truyền học tiến triển. Còn Eric là
người bạn thân và là người cộng tác đắc lực của Bà. Bà cùng với hai ông đã
tiến hành nghiên cứu về sự phát triển của ruồi giấm Drosophila bé nhỏ và
hoàn toàn vô hại. Con vật này đã thật sự có ích trong việc nghiên cứu, hé mở
ra những bí mật sâu xa nhất về sự phát triển từ tế bào trứng riêng lẻ để trở
thành một sinh vật sống phức tạp với vẻ đẹp và sự hài hoà tuyệt vời. Bà đã
bắt đầu việc nghiên cứu chỉ với mong muốn hiểu biết về nguồn gốc và sự
phát triển của hình mẫu trong thời kỳ phát sinh phôi. Bà không nghĩ rằng
nghiên cứu này lại thành công đến thế và những phát minh, tìm tòi của Bà
lại thích hợp với y học. Những nguyên tắc cơ bản của Bà có được từ nghiên
cứu ruồi giấm cũng có thể áp dụng được với những động vật có xương sống,
trong đó có cả con người. Những phát minh, cống hiến to lớn của Bà đã thật
sự đã mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ cho khoa học nói chung và con
người nói riêng. Bà thật xứng đáng là một người phụ nữ đáng kính phục,

một nhà khoa học lớn của thế kỷ XX.
21
Hippocrate (460 - 375 TCN) người sáng lập ra ngành Y khoa[/h3]
1/ Tiểu sử:[/b]

Hippocrate ------- Châm ngôn Hippocrate ------ Bài học
Thầy thuốc Hy Lạp, người sáng lập ra ngành Y. Ông sinh ra ở đảo Cos,
một hòn đảo nằm biển Egée, gần Rhodes. Ông đã học nghề y từ người cha,
vốn là một thầy thuốc, đến Athènes để nghiên cứu, nhận Gorgias làm thầy
cho phương pháp ngụy biện. Ông giỏi cả hai môn Triết lý và Y khoa. Nhưng
ông tiếp tuc ngành y và giữ ngành triết lý để suy luận cho chính xác. Ông du
lịch rất nhiều, qua luôn biên giới Hy Lạp. Ông trở lại đảo Cos để hành nghề,
giảng dạy và viết sách. Trường phái Hyppocrate, hay trường phái Cos hình
thành xung quanh ông đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tách y
học ra khỏi những suy luận mê tín và Triết học đưa y học thành phạm trù
khoa học chính xác dựa trên quan sát khách quan và lập luận suy diễn chặt
chẽ
Ông đã cứu những thành phố Athènes, Abdère và Illyrie qua sự tàn phá ghê
gớm của bệnh dịch hạch bằng cách đốt lửa thật lớn cho tỏa ra những chất có
22
mùi thơm nên ông được chính phủ Athènes thưởng bằng cách cho ông vô
dân Athènes va được nuôi suốt đời ở Prytanée Ông sống những năm cuối
cùng ở Thessalie. Ông đã cải cách ngành Y: xóa bỏ dị đoan và bùa phép.
Lý luận của ông dựa trên sự quan sát và nghiên cứu trên người bệnh, chú ý
đến chế độ ăn uống của người bệnh, khác với trường phái Cnidius là chỉ chú
tâm đến bệnh lý mà quên bệnh nhân.
Émile Littré, bác sĩ y khoa, thành lập báo Tuần san Y học năm 1828 và
năm 1837 thêm một tờ báo Y học "Expérience" và một từ điển Y học. Ông
đã dịch những bộ sách của Hippocrate thành 10 cuốn. Năm 1858 ông được
mời vào Hàn Lâm viện Y khoa Pháp .

[h3]Lời thề Hippocrate[/h3]
Tôi xin thề trước Apollon thần chữa bệnh, trước Esculade thần y học, trước
thần Hygie và Panacée, và trước sự chứng giám của tất cả các nam nữ thiên
thần, là tôi sẽ đem hết sức lực và khả năng để làm trọn lời thề và lời cam kết
sau đây:
Tôi sẽ coi các thầy học của tôi ngang hàng với các bậc thân sinh ra tôi. Tôi
sẽ chia sẻ với các vị đó của cải của tôi, và khi cần tôi sẽ đáp ứng những nhu
cầu của các vị đó. Tôi sẽ coi con của thầy như anh em ruột thịt của tôi, và
nếu họ muộn học nghề y thì tôi sẽ dạy cho họ không lấy tiền công mà cũng
không giấu nghề. Tôi sẽ truyền đạt cho họ những nguyên lý, những bài học
truyền miệng và tất cả vốn hiểu biết của tôi cho các con tôi, các con của các
thầy dạy tôi và cho tất cả các môn đệ cùng gắn bó bời một lời cam kết và
một lời thề đúng với Y luật mà không truyền cho một ai khác.
Tôi sẽ chỉ dẫn mọi chế độ có lợi cho người bệnh tùy theo khả nĂng và sự
phán đoán của tôi, tôi sẽ tránh mọi điều xấu và bất công.
Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng
không tự mình gợi ý cho họ; cũng như vậy, tôi cũng sẽ không trao cho bất
cứ người phụ nữ nào những thuốc gây sẩy thai.
Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết.
Tôi sẽ không thực hiện những phẫu thuật mở bàng quang mà dành công việc
đó cho nhưng người chuyên.
23
Dù vào bất cứ nhà nào, tôi cũng chỉ vì lợi ích của người bệnh, tránh mọi
hành vi xấu xa, cố ý và đồi bại nhất là tránh cám dỗ phụ nữ và thiếu niên tự
do hay nô lệ.
Dù tôi có nhìn hoặc nghe thấy gì trong xã hội, trong và cả ngoài lúc hành
nghề của tôi, tôi sẽ xin im lặng trước những điều không bao giờ cần để lộ ra
và coi sự kín đáo trong trường hợp đó như một nghĩa vụ.
Nếu tôi làm trọn lời thề này và không có gì vi phạm tôi sẽ được hưởng một
cuộc sống sung sướng và sẽ được hành nghề trong sự quý trọng mãi mãi của

mọi người. Nếu tôi vi phạm lời thề này hay tôi tự phản bội, thì tôi sẽ phải
chịu một số phận khổ sở ngược lại
24
Claude Bernard (1813-1878) Nhà Sinh lý học nổi tiếng. [/h3]
Khám phá chức vụ tạo đường glycogen của gan . Nghiên cứu các diếu tố
(enzyme) trong dịch tiêu hóa, gan, thần kinh hệ, máu và chức năng của nó
trong sự hô hấp.. . Hội viên Hàn Lâm viện Khoa học và được giải thưởng
ba lần được, hội viên viện Hàn lâm Y khoa và Viện Hàn lâm Pháp.


Claude Bernard (1813-1878)


Viện bảo tàng Claude Bernard

Claude sinh ra nơi đây
25

×