Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NGUYÊN NHÂN và ẢNH HƯỞNG của NHẬP SIÊU 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.21 KB, 16 trang )

Nguyên nhân
1. Nguyên nhân khách quan
Nước ta là nước đang phát triển, nền kinh tế chưa đủ tiềm lực để sản xuất
các mặt hàng về công nghiệp hay những mặt hàng đòi hỏi kĩ thuật cao. Bởi vậy,
việc chúng ta nhập siêu liên tục từ năm 1986 đến nay là điều không thể tránh khỏi.
Không thể nói nhập siêu là điều không tốt, nếu như chúng ta sử dụng nhập siêu để
mà có thể trang bị máy móc thiết bị để dùng cho công cuộc kiến thiết đất nước.
Khi mà một đất nước nhập những hàng hoá có thể sản xuất được, hay là cho nhập
khẩu những sản phẩm không cần thiết và nhập với tỉ lệ quá lớn thì đó là điều rất
đáng lo ngại.
Từ tháng 9- 2008, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toán cầu đã bắt đầu thể hiện trong hoạt động xuất khẩu của các doanh
nghiệp Việt Nam. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đồng loạt giảm giá mạnh, đặc
biệt ở mặt hàng dầu thô, nông sản, thủy sản.Cuộc khủng hoảng tài chính và suy
giảm kinh tế toàn cầu làm giảm khá mạnh nhu cầu về hàng nhập khẩu của các
nước, đặc biệt là sự suy giảm mạnh của nền kinh tế Hoa Kỳ - bạn hàng thương mại
lớn của Việt Nam đã làm giảm kim nghạch xuất khẩu. Năm 2009, thị trường Hoa
Kỳ đạt kim ngạch 11,2 tỷ USD, giảm 5,5% so với năm 2008. Thêm vào đó, dưới
tác động của mặt bằng giá thế giới và sự tăng vọt về giá trị những hàng hóa chúng
ta đang nhập khẩu: Theo một logic, khi gần 2.000 dòng thuế nhập khẩu đã được
cắt giảm khi Việt Nam trở thành thành viên WTO, giá hàng nhập khẩu phải giảm
xuống và đó là động lực của nhập khẩu. Nhưng thực tế lại không phải vậy bởi lẽ:
Trong danh mục 30 mặt hàng chủ yếu NK của nước ta hiện nay, có một loạt mặt
hàng ở trong tình trạng tăng tốc về giá trị NK cao hơn so với tốc độ tăng về khối
lượng NK. Điều này có nghĩa là, xu thế sốt nóng giá cả thế giới càng làm khuyếch
đại tốc độ gia tăng NK qua đó làm nhập siêu của chúng ta tăng mạnh thêm.

1


Bên cạnh những tác động thuận lợi khi mở cửa hội nhập, nới lỏng các rào


cản thương mại, và đặc biệt là gia nhập WTO, Việt Nam cũng gặp phải những
thách thức. Việt Nam đang trong thời kỳ thực hiện các cam kết về giảm thuế quan
và các hạn chế thương mại, mở cửa thị trường theo các cam kết quốc tế. Trong
khoảng thời gian kể từ ngày gia nhập, mức thuế nhập khẩu trung bình của Việt
Nam phải giảm từ 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm cho nên kim
ngạch nhập khẩu tăng nhanh hơn xuất khẩu trong ngắn hạn và xu hướng này còn
có khả năng tăng nhanh hơn nữa trong thời gian tới khi Việt Nam thực hiện đầy đủ
các cam kết trong WTO. Bên cạnh đó, Sau khi gia nhập WTO, bắt buộc VN phải
thực hiện TBT. Thách thức lớn nhất của các DNVN là phải chấp nhận tiêu chuẩn
quốc tế như một loại ngôn ngữ quốc tế thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng hàng
hóa. Trong khi đó, trình độ công nghệ, quản lý và khả năng tài chính còn hạn chế,
nhiều DNVN khó có thể áp dụng ngay tiêu chuẩn quốc tế đối với sản phẩm hàng
hóa của mình. Theo đó, DN thiếu thông tin về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm,
đối thủ cạnh tranh hàng hóa cùng loại, khiến DN khó có những bước đi thích hợp
để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa của mình, đặc biệt là chất lượng. Môi
trường kinh doanh, pháp lý không ổn định và năng lực quản lý còn yếu là những
thách thức của DN. Sau đây là một vài ví dụ về các rào cản kỹ thuật mà chúng ta
gặp phải.
+ Dệt may
Hàng dệt may là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam,
mang lại nguồn ngoại tệ và góp phần đáng kể giải quyết việc làm.
Thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng dệt may Việt Nam là: EU, Mỹ, Nhật Bản
1. Các loại rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may:
- Các biện pháp bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ của con người
- Các biện pháp bảo vệ sự sống và sức khoẻ của động vật và thực vật
- Các biện pháp bảo vệ môi trường

2



- Các quy định bảo vệ người tiêu dùng và cách ghi nhãn
- Các biện pháp bảo vệ an ninh quốc phòng
2. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại EU
- Luật EU đối với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khoẻ con người,
quy định cấm nhập khẩu và bán các sản phẩm dệt may có chứa các chất bị cấm
(RS)
- REACH: Qui chuẩn và đăng ký, thông báo, đánh giá và cấp phép hoá chất (đây
là luật về quản lý hoá chất nghiêm ngặt và phức tạp nhất trên thế giới);
- Các quy định an toàn về tính cháy của vật liệu dệt may
- Các quy định về ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Luật EU áp dụng trực tiếp với nhà nhập khẩu và phân phối tại EU. Tới lượt mình
nhà nhập khẩu yêu cầu và bắt buộc các nhà sản xuất và xuất khẩu thông qua các
điều khoản trong hợp đồng.
2.1 Luật EU với hàng dệt may về môi trường, an toàn và sức khỏe của con người
- Thông tư 2002/61/EC và đã được 27 quốc gia đưa vào luật quốc gia. Cấm bán
sản phẩm dệt may có chứa thuốc nhuộm azo nghi gây ung thư
- Thông tư 2003/3/EC về hạn chế bán và sử dụng thuốc nhuộm màu xanh nước
biển
- Thông tư 91/338/EC về hạn chế sử dụng Cadimi trong pigment, chất ổn định cho
chất dẻo, chất mạ điện.
- Thông tư 83/264/EC về hạn chế sử dụng chất chống cháy trong sản phẩm dệt
may
- Thông tư 2003/11/EC về hạn chế sử dụng các chất chống cháy trong sản phẩm
dệt may :penta BDE, octa BDE
- Thông tư 2003 /53/EC về cấm bán và sử dụng Nonylphenol và nonylphenol
etoxylat
- Thông tư 94/27/EC về giới hạn Niken trong các vật trang sức và phụ kiện may
mặc
- Quy chuẩn EC 850/2004 cấm sử dụng các chất hữu cơ gây ô nhiễm (POP)
3



- Luật REACH 1907/2006/EC Qui định đăng ký, đánh giá, cấp phép hoá chất
- Thông tư 2006/12/EC về hạn chế bán và sử dụng Perflooctan Sulfonat
- Sắc luật về bao bì và phế liệu bao bì
- Luật về an toàn quần áo
2.2 Quy định EU về ghi nhãn sản phẩm dệt may
- Thông tư 96/74/EC qui định cách thức ghi nhãn cho các sản phẩm dệt may bán
tại EU
- Nhãn cần phải nêu đúng các thông tin về thành phần xơ, sợi của sản phẩm
- Nhãn bắt buộc phải được xem là một phần của chất lượng
- Phạm vi áp dụng:
Các sản phẩm chỉ gồm toàn xơ dệt
Các sản phẩm dệt có chứa ít nhất 80 % xơ dệt theo khối lượng
Vải bọc đồ gỗ, ô, vật liệu che nắng, vật liệu trải sàn, thảm, lớp lót cho giày dép,
găng tay, bao tay...
3. Một số rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Mỹ
- Luật tăng cường an toàn sản phẩm tiêu dùng 2008 (CPSIA)
- Qui định hải quan về xuất sứ hàng hoá (luật 19 C.F.R part 102)
- Luật nhận biết sản phẩm dệt (Luật 15 U.S.C.70)
- Luật ghi nhãn sản phẩm từ len ( 15 U.S.C. 68) và lông thú (15.U.S.C. 69)
- Quy định ghi nhãn hướng dẫn sủ dụng hàng may mặc (16 CFR part 423)
- Luật 65 California về thông báo sử dụng các hoá chất độc hại
- Qui định về "Chứng chỉ tuân thủ tổng quát "của CPSIA (ngày có hiệu lực
10.02.2010) :
+ 16 CFR 1610 - tiêu chuẩn tính cháy của quần áo
+ 16 CFR 1615/1616 Tiêu chuẩn tính cháy quần áo ngủ của trẻ em
+ 16 CFR 1303 Tổng hàm lượng chì trong sơn và bề mặt phủ
+ PL 110-314, sec 101 - Tổng hàm lượng chì trong chất nền
+ PL 110-314, sec 108- Hàm lượng Phtalat trong các sản phẩm trẻ em

+ 16 CFR 1500.48-49 - Các điểm nhọn và cạnh sắc với các sản phẩm cho trẻ em
4


+ 16 CFR 1501,1500.50-53 Các phần nhỏ trong sản phẩm và đồ chơi trẻ em dưới
3 tuổi
+ Các amin thơm gây ung thư (liên quan đến thuốc nhuộm azo)
+ Các thuốc nhuộm phát tán gây dị ứng
+ Các kim loại nặng (cadimi, crom, chì, thuỷ ngân, nikel..)
+ Các hợp chất hữu cơ thiếc ( thí dụ : MBT, TBT, TPhT...)
+ Các hợp chất thơm có chứa clo (chất tải hữu cơ chứa clo như clobenzen,
clotoluen)
+ Các chất làm chậm cháy (PBBs, Peta-BDE, octo BDE..)
+ Focmaldehyt
+ Phthalat (thí dụ: DEHP, DINP...)
4. Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may tại Nhật Bản
- Luật quy định ghi nhãn hàng hoá gia dụng
- Luật kiểm soát các sản phẩm có chứa các chất nguy hiểm
- Luật Hải quan: Cấm nhập hàng hoá ghi nước xuất xứ giả hoặc vi phạm sở hữu trí
tuệ.
+ Chè:
Ngày nay nhu cầu chất lượng hàng hoá nông sản nói chung đều được nâng
cao, đa dạng và các yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm được đặt lên tầm quan trọng
hơn.Các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn kỹ thuật dành cho chè của một số nước đã
thay đổi, ví dụ như Nhật Bản đặt vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật rất gay gắt
(yêu cầu kiểm soát trên 140 loại khác nhau), Châu Âu đặc biệt là Ý và Đức rất chú
ý vấn đề độc tố Ochratoxin A, thị trường Úc và Bắc Mỹ rất quan tâm đến sâu mọt,
… Nếu họ đưa các quy chuẩn kỹ thuật này như là những rào cản kỹ thuật thì
chúng ta sẽ rất tốn kém rất nhiều trong việc nâng cao nhận thức, năng lực quản lý,
đầu tư sản xuất, chế biến, … Thêm vào đó, trình độ sản xuất nông nghiệp trên thế

giới ngày càng được nâng cao, người tiêu dùng đòi hỏi khu vực sản xuất phải tự
nâng cao trình độ sản xuất của mình, thể hiện bằng các giấy chứng nhận về hệ

5


thống quản lý chất lượng (ISO 9001); giấy chứng nhận về hệ thống quản lý môi
trường (ISO 14000); giấy chứng nhận an sinh xã hội (SA 8000); giấy chứng nhận
thực hành sản xuất tốt GAP (Global Agricultural Practices); giấy chứng nhận an
toàn vệ sinh thực phẩm theo HACCP (Hazard Analysis and Critical Control
Points), ISO 22000, … Nếu đạt được như vậy sẽ giúp chúng ta nâng cao uy tín,
khẳng định được trình độ của mình trong việc sản xuất, chế biến chè nhằm nâng
cao tính cạnh tranh với các nước trong và ngoài khu vực, đồng thời vượt qua rào
cản kỹ thuật trong thương mại (Technical barrier to trade - TBT) mà các nước
nhập khẩu có thể đặt ra.
Đặc biệt, các doanh nghiệp Việt Nam vốn đã quen với việc sản xuất những
hàng hoá và dịch vụ phục vụ thị trường nội địa trong điều kiện có bảo hộ bằng
thuế quan hoặc các hàng rào phi thuế quan thì nay phải cạnh tranh với các doanh
nghiệp nước ngoài, đây là một thách thức vô cùng lớn, nếu không có lợi thế tất
yếu sẽ bị loại bỏ, trước hết là các doanh nghiệp thương mại. Như vậy sẽ gia tăng
sức ép cạnh tranh quốc tế khắc nghiệt ngay trong thị trường nội địa. Các cơ sở
xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa có biện pháp ứng phó hiệu quả với các rào cản
thương mại và những biến động khó lường của thị trường thế giới, bởi các rào cản
thương mại quốc tế được các nước nhập khẩu dựng lên ngày càng tinh vi, phức
tạp.
2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh những nhân tố khách quan, chúng ta phải kể đến những nhân tố
chủ quan, làm cho tình hình thâm hụt cán cân thương mại ngày càng trầm trọng
như hiện nay.
Nguyên nhân đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến đó là sự thiếu hiểu biết về

thì trường xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Các nhà tư tưởng cổ đại
Trung Quốc đã có câu nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Các doanh
nghiệp ở các nước xuất khẩu vào Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp Trung Quốc,
rất hiểu biết thị trường Việt Nam. Họ nắm bắt được những nhu cầu, những thay
6


đổi của thị trường Việt Nam. Còn các doanh nghiệp, nhiều bộ ngành của Việt
Nam có quan hệ với phía đối tác vẫn còn yếu trong việc nắm bắt các thông tin từ
những thị trường này. Vì vậy, trong làm ăn buôn bán với các nước bạn, nhất là
trong buôn bán mậu dịch biên giới với phía Trung Quốc, doanh nghiệp Việt Nam
khó nắm phần chủ động. Ngoài ra, còn có tình trạng do không nắm vững những
quy định, văn bản liên quan đến xuất nhập khẩu của chính quyền Trung ương và
của các địa phương của các nước Việt Nam có quan hệ buôn bán, nên trong quá trình làm
thủ tục, hàng hoá Việt Nam không đủ giấy tờ, không thực hiện đúng các yêu cầu
của các cơ quan hải quan, kiểm dịch của nước bạn dẫn đến tình trạng khó được
chấp nhận xuất sang thị trường này.
Kế đến, chúng ta yếu kém trong công nghiệp phụ trợ phải nhập khẩu
nguyên liệu đầu vào. Đây là một nguyên nhân cũ, cố hữu và chưa có giải pháp để
giải quyết dứt điểm, vì nó đòi hỏi một chiến lược dài hơi để đầu tư và chậm đem
lại kết quả. Càng không thể phủ nhận một thực tế rằng, một số mặt hàng do sản
xuất trong nước còn yếu kém, nên phải nhập khẩu lớn như phôi thép, phân bón,
thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu ngày một tăng cao. Những mặt hàng này chúng
ta không chủ động được nên phải chấp nhận sự ép giá chung của mặt bằng giá thế
giới và nó gần như là những mặt hàng thiết yếu quan trọng đối với đời sống sinh
hoạt của nền kinh tế. Đây thuộc về nguyên nhân chủ quan về phía chúng ta
Thứ ba, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam có vấn đề. Nước ta
vẫn là một nước xuất thô, nhập tinh. Kể từ năm 2002-2008, các mặt hàng xuất
khẩu quan trọng của nước ta đang ở mức tăng rất thấp (vào khoảng 10-12%). Hiện
nay các mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu hàng đầu của Việt nam vẫn là các mặt

hàng sử dụng tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp nhẹ, sử dụng lao động rẻ mạt.
Trong khi đó, nước ta chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Khi giá cả hàng
hóa nước ngoài đắt hơn thì nhu cầu trong nước đối với hàng hóa nước ngoài sẽ
giảm, nhưng giảm rất ít do đó là những mặt hàng thiết yếu.Từ tình hình thực tế
trên cho ta thấy các mặt hàng mà nước ta xuất khẩu là những mặt hàng có khả

7


năng thu ngoại tệ không cao, giá cả biến động phụ thuộc rất nhiều vào giá của thế
giới. Các mặt hàng như gạo, cà phê, cao su, hàng may mặc, giày dép là những mặt
hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam. Tuy nhiên những mặt hàng này ngày càng
bị đánh giá khắt khe hơn, đòi hỏi chất lượng cao hơn, và còn phụ thuộc vào thời
tiết khí hậu. Các mặt hàng thuỷ sản của nước ta vẫn tiếp tục bị đánh thuế bán
chống phá giá, gây tổn hại lớn cho nền kinh tế. Bởi thế ngoại tệ thu được của các
ngành hàng này không ổn định.
Trong khi đó về nhập khẩu, chúng ta nhập khẩu một lượng hàng lớn
nguyên liệu, đặc biệt là phục vụ cho dệt may, da giày. Nhưng điều cần xem xét ở
đây là nguyên vật phụ liệu đã chiếm trên 50%, chưa kể công mà chúng ta làm ra,
rồi lại mang đi bán. Như vậy ngoại tệ thu được thực sự cũng chẳng bao nhiêu.
Nguyên nhân sâu xa chính là chất lượng của hàng Việt Nam không thể đáp ứng
được yêu cầu khắt khe của thế giới. Bởi vậy ngay cả những nguyên liệu tưởng
chừng như đơn giản, có thể sản xuất được trong nước, chúng ta vẫn phải nhập
khẩu nhiều. Điều này cần đáng lưu ý hơn, khi thị trường xuất khẩu ngày càng khắt
khe hơn đối với hàng hóa nước ta. Cũng cùng lý do đó, lượng gạo của Việt Nam
chỉ đứng sau Thái Lan nhưng chúng ta lại phải chịu mức giá thấp hơn rất nhiều.
Hàng loạt người dân nuôi cá tra, cá ba sa dư cá, trong khi nguồn nguyên liệu cho
các doanh nghiệp lại thiếu hụt. Chất lượng cà phê, cao su của Việt Nam bị phản
ánh trong những năm gần đây, chất lượng gạo không tốt, chứa quá nhiều độc tố, cá
nuôi có quá nhiều dư chất... chính chất lượng hàng hoá của Việt Nam đã dẫn đến

việc nhập khẩu quá nhiều nguyên vật liệu không cần thiết.
Thêm vào đó, trình độ phát triển kinh tế thấp, phụ thuộc thị trường thế giới
về nguồn vốn, nguyên nhiên liệu, công nghệ… Ví dụ: các ngành sản xuất của ta
phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào nhập khẩu; cùng với đó là sự yếu
kém công nghệ ảnh hưởng khả năng cạnh tranh hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa
thay thế nhập khẩu nên xu hướng nhập khẩu thường cao hơn xuất khẩu. Điều này
là một trong những nguyên nhân dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại.

8


Một nguyên nhân khác khá quan trọng là hiệu quả đầu tư thấp, không sử
dụng hết các nguồn lực làm tăng trưởng kinh tế dưới mức tiềm năng. Đầu tư tăng,
làm nhập khẩu tăng theo, nhưng nếu kém hiệu quả sẽ không bù đắp nỗi nhập khẩu
dẫn đến thâm hụt cán cân thương mại. Kèm theo đó là tình trạng độc quyền, bảo
hộ, bao cấp, chính sách thương mại chưa minh bạch, khó tiên liệu, phân biệt đối
xử dẫn đến tình trạng tham nhũng, gian lận làm hiệu quả đầu tư kém, lãng phí,
tăng giá hàng nhập khẩu.
Bên cạnh đó, các chính sách lớn như thương mại, đầu tư, tỷ giá hối đoái
cũng có tác động mạnh đến cán cân thương mại thời gian qua của nước ta:
+ Chính sách thương mại, đặc biệt là chính sách thúc đẩy xuất khẩu
và quản lý nhập khẩu, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cán cân thương
mại. Trong những năm qua, cải cách thương mại theo hướng tự do hóa đã góp
phần thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao và tương đối ổn định, mở cửa thị
trường, cắt giảm các rào cản thương mại tạo thuận lợi cho hoạt động nhập khẩu.
Tuy nhiên, đến năm 2004, cơ chế thương mại Việt Nam có những thiên lệch
không tốt cho xuất khẩu và nhập khẩu cạnh tranh dẫn đến kim ngạch xuất khẩu
giảm. Do bảo hộ quá cao hàng nhập khẩu làm cho sản xuất tiêu thụ nội địa lãi hơn
để xuất khẩu, làm tăng chi phí những hàng hóa phi thương mại gồm cả lao động
dẫn đến giảm tính cạnh tranh hàng xuất khẩu; do mức thuế nhập khẩu và biểu thuế

quan Việt Nam còn nhiều phức tạp làm hạn chế nhập khẩu cạnh tranh…
+ Chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài: đầu tư tăng mạnh
là một trong các nhân tố dẫn đến nhập khẩu tăng cao, góp phần làm tăng nhập
siêu. Trong những năm qua , vốn đầu tư của ta chưa phát huy hiệu quả, nhất là
nguồn vốn Nhà nước. Ngoài ra, xuất hiện tham nhũng, tham ô, phân phối vốn đầu
tư không đúng, hiệu suất đầu tư thấp…càng đẩy tình trạng nhập siêu lên cao.
+ Chính sách tỷ giá hối đoái, việc điều chỉnh tỷ giá có ảnh hưởng
đến giá cả trong nước và quốc tế, thay đổi tỷ giá cũng là điều kiện tiên quyết trong
thay đổi chính sách thương mại, đặc biệt trong thời kỳ mở cửa. Theo lý thuyết, khi
9


phá giá tiền tệ, đồng nội tệ mất giá, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trở nên rẻ
hơn trên góc độ người tiêu dùng nước ngoài. Do đó tạo nên lợi thế canh tranh về
giá cả, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tăng cường xuất khẩu hàng hóa và
dịch vụ ra nước ngoài Ngược lại, nghĩa là tỷ giá giảm, VND lên giá và sức cạnh
tranh thương mại quốc tế của Việt Nam bị xói mòn. Nhưng thực tế, việc thực hiện
điều chỉnh chính sách này ở nước ta ít có ảnh hưởng đến cán cân thương mại do
sản phẩm xuất khẩu của ta chủ yếu là thô, sản lượng phụ thuộc điều kiện tự nhiên
về cơ bản ít co giãn nguồn cung ứng khi có sự thay đổi giá cả tương đối, đặc biệt
trong ngắn hạn; còn sản phẩm ngành công nghiệp chế biến được coi là nhạy cảm
với sự biến động giá cả tương đối thì hoặc phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu
nhập khẩu, hoặc chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu nên
ít khai thác được lợi thế từ sự thay đổi tỷ giá. Cơ chế tỷ giá của Việt Nam rất tiếc
đã không đảm nhiệm được chức năng điều hoà cán cân thương mại. Mặc dù thực
hiện chính sách tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước nhưng trong hầu hết
quãng thời gian các năm 2006, 2007 và 2009 tốc độ nhập siêu ngày càng tăng
mạnh nhưng tỷ giá thì hầu như không thay đổi; ngược lại, trong giai đoạn nửa cuối
năm 2008, bất chấp tốc độ nhập siêu giảm dần, VND lại vẫn mất giá rất nhanh. Có
thể nói, cơ chế tỷ giá chính thức áp đặt cho nền kinh tế đã làm cho các chủ thể

kinh tế “tê liệt cảm giác” về giá trị tương đối của hàng hoá trong nước và ngoài
nước cũng như giá trị tương đối của ngoại tệ và bản tệ. Nó là tác nhân chính gây ra
tình trạng nhập siêu ngày càng nghiêm trọng của Việt Nam. Ngoài ra, có nhiều
quan điểm cho rằng tỷ giá chính thức của VND so với USD trong khoảng thời
gian 20 năm (1992-2011) đã nhiều lần được phá, đặc biệt làn lần phá giá 9.3% vào
tháng 2 năm 2011- được xem là lần phá giá có biên độ lớn nhất từ trước đến nay,
vẫn thấp hơn tỷ giá thực tế của nó. Điều này, phần nào đó , giải thích nguyên nhân
vì sao thâm hụt thương mại của chúng ta vẫn tiếp tục tăng mặc dù chúng ta liên
tục phá giá. Mặc khác, một câu hỏi đặc ra là tại sao chứng ta không phá giá đồng
tiện của mình để tỷ giá VND và USD bằng hoặc lớn hơn tỷ giá thực tế giống như
Trung Quốc đã từng làm trong như name 1990 cho đến tận bây giờ. Cầu trả lời là
10


chúng ta không thể bắt chước Trung Quốc được .Vì việc này Trung quốc đã làm
thành công. Song qua nghiên cứu cho thấy đặc điểm của nền kinh tế Trung quốc
năm 1994, năm Trung quốc thực hiện phá giá đồng nhân dân tệ không giống như
Việt nam. Trước đó Trung quốc đã chuẩn bị những điều kiện tốt để phá giá tiền tệ.
Từ việc định hướng phát triển của nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, phát triển các ngành công nghiệp sản xuất phụ trợ, cho đến việc kết
hối ngoại tệ, cân đối ngoại tệ, cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu đều phù hợp với
việc phá giá tiền tệ. Đối với Việt nam việc phá giá tiền tệ mạnh có thể liên quan
đến 2 vấn đề, phá giá có lợi cho xuất khẩu song giá đồng USD cao không có lợi
cho nhập khẩu, nhập khẩu giảm sẽ ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, mặt khác cơ
cấu thương mại của Việt nam quá phụ thuộc vào nhập khẩu, nhập khẩu giảm làm
cho xuất khẩu giảm theo. Do đó, trong ngắn hạn, khi tiềm lực kinh tế của Việt
Nam chưa được xây đựng một cánh đầy đủ và vững chắc thì chúng ta vẫn phải
chấp nhân tình hình VND được định giá cao hơn giá trị thực của nó, đồng nghĩa
với việc nhập siêu của chúng ta sẽ tiếp tục chịu ảnh hưởng một phần từ tỷ giá hối
đoái.

Ảnh hưởng của nhập siêu
1. Tác động tích cực
Khi nói đến những tác động của nhập siêu đối với nên kinh tế Việt Nam, chúng ta
trước tiên phải kể đến những tác động tích cực mà nó mang lại:
Trước hết, về cân đối tổng thể của nền kinh tế, nhập siêu chính là một biểu
hiện của huy động nguồn lực bên ngoài vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thực tế phát triển kinh tế quốc tế cho thấy các nước, nhất là các nước đang
phát triển, trong thời kỳ đầu phát triển đều phải huy ñộng vốn đầu tư bên ngoài
để hỗ trợ phát triển kinh tế trong điều kiện nguồn vốn trong nước hạn chế. Ở
nước ta, để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng GDP, chênh lệch giữa tiết kiệm- đầu tư
trong khoảng 6-14% GDP trong thời kỳ 2006- 2010 và nhập siêu ở mức trên 14%
GDP. Với cơ cấu nhập khẩu chủ yếu là đầu vào đầu tư và nguyên liệu sản xuất,
có thể thấy nhập khẩu hàng hóa chủ yếu đi vào khu vực sản xuất và do vậy,

11


nhập siêu thực sự là nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế.
Kế đến, về trình độ phát triển của hàng hóa nhập khẩu, nhập siêu có thể là một
kênh hỗ trợ việc tạo năng lực mới và hiện ñại hóa nền kinh tế. Để tạo ra sản
phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh, các doanh nghiệp phải được
trang bị máy móc, thiết bị phù hợp. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu phát triển, máy
móc, thiết bị sản xuất trong nước thường chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất
hàng hóa có chất lượng, có khả năng cạnh tranh. Nhập khẩu máy móc, thiết bị là
cách thức giúp các doanh nghiệp có thể nhanh chóng tạo dựng năng lực sản
xuất hiện đại trong điều kiện trình độ công nghệ trong nước chưa đáp ứng
được yêu cầu. Việc nhập khẩu các thiết bị dệt, may hiện đại và công nghệ viễn
thông là những ví dụ về tác động tích cực của nhập khẩu tới tạo ra năng lực sản
xuất mới, có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao.
Thêm vào đó, về đối tượng nhập khẩu, nhập siêu là hình thức thể hiện của quá

trình hình thành cơ sở sản xuất của các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài. Thu hút vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài là ñiều các nước đang phát triển
thường thực hiện với mong muốn có thêm nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế,
tiếp thu công nghệ hiện đại, kỹ năng quản lý, tác phong công nghiệp và tiếp cận
thị trường xuất khẩu. Đầ u tư trự c tiếp nước ngoài tăng mạnh và có những
đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế nước ta trong những năm qua.
2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực, tình trạng nhập siêu liên tục trong những
năm qua của Việt Nam còn mang đến những tác động tiêu cực cho nền kinh tế:
Thứ nhất, nhập khẩu lạm phát gây khó khăn cho việc điều hành các chính sách
kinh tế vĩ mô nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát.
Nhập khẩu hàng tiêu dùng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng giá trị nhập khẩu và
trong tổng cung ứng hàng hóa tiêu dùng trên thị trường trong nước và do vậy,
những biến động về giá nhập khẩu hàng tiêu dùng có thể không tác động tức thì
tới giá cả hàng tiêu dùng và do đó tới lạm phát CPI. Mặc dù vậy, cơ cấu đầu vào

12


sản xuất theo nguồn của nước ta cho thấy nhập khẩu có tác động không nhỏ tới
giá cả trong nước vì: (i) đầu vào sản xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng ngày càng
lớn trong tổng cung ứng đầu vào sản xuất; (ii) một số đầu vào sản xuất được
sử dụng trong nhiều ngành kinh tế và cả trong tiêu dùng chủ yếu được nhập
khẩu; (iii) giá cả nguyên liệu nhập khẩu biến ñộng mạnh so với các hàng hóa
nhập khẩu khác. Với những đặc điểm như vậy, giá cả nhập khẩu sẽ tác động
mạnh tới chi phí sản xuất của nhiều ngành sản xuất, gây áp lực tới giá bán và giá
sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Trong ñiều kiện nhập khẩu chủ yếu phục vụ sản
xuất hay nói cách khác là hỗ trợ tăng trưởng, việc điều hành chính sách tiền
tệ nhằm kiểm soát nhập khẩu trong trường hợp có dấu hiệu của nhập khẩu lạm
phát nhằm ổn định giá cả và duy trì tăng trưởng là không dễ dàng.

Thứ hai, nhập siêu gây bất ổn cán cân thanh toán tổng thể, từ đó tạo áp lực
tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Nhập siêu là nguyên nhân chính dẫn tới thâm
hụt cán cân vãng lai trong nhiều năm gần đây. Tỷ lệ thâm hụt cán cân vãng
lai/GDP năm 2007 là -9,87%, năm 2008 là -11,93% , năm 2009 là -6,67% và
năm 2010 là -5,73% (cao hơn mức cảnh báo 5% của IMF); trong khi đó tỷ lệ
nhập siêu/GDP luôn ở mức cao từ khoảng 14- 20% GDP trong thời gian này.
Cán cân vốn và tài chính liên tục thặng dư là nguồn tài trợ chủ yếu thâm hụt
cán cân vãng lai. Mặc dù vậy, dưới áp lực nhập siêu cao, cán cân thanh toán tổng
thể vẫn bị thâm hụt, cùng với yếu tố tâm lý găm giữ ngoại tệ đã dẫn tới mất cân
đối cung- cầu ngoại tệ theo hướng dư cầu và gây áp lực tăng tỷ giá. Tiền đồng
đã mất giá mạnh, giảm 8,8% năm 2008, 5- 6% năm 2009 và 5.2% vào năm 2010
(theo số liệu của Bloomberg)
Thứ ba, nhập siêu tạo áp lực suy giảm dự trữ ngoại hối. Nhập siêu là nguyên
nhân chính làm tăng nguy cơ thâm hụt cán cân thanh toán và từ đó tạo áp lực
giảm dự trữ ngoại hối nhà nước do Ngân hàng Nhà nước phải bán ngoại tệ ñể
can thiệp trên thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Trong các năm 2009
và 2010, do cán cân thanh toán thâm hụt lớn, Ngân hàng Nhà nước đã phải bán
ngoại tệ cho các tổ chức tín dụng, dẫn đến dự trữ ngoại hối nhà nước sụt giảm
13


tương đối.
Thứ tư, nhập siêu làm công tác kiểm soát, dự báo tiền tệ, tín dụng gặp khó
khăn hơn. Nhập siêu làm giảm tài sản có nước ngoài ròng của Ngân hàng Nhà
nước do phải sử dụng dự trữ ngoại hối để can thiệp trên thị trường ngoại tệ. Về
lý thuyết, tổng phương tiện thanh toán tăng lên do tài sản có nước ngoài ròng
và/hoặc tài sản có trong nước ròng của toàn bộ hệ thống ngân hàng tăng lên.
Tuy nhiên, thực tế một số năm lại không hoàn toàn diễn ra như vậy. Ví dụ,
năm 2009, tổng phương tiện thanh toán tăng 28%, nhưng tài sản có nước ngoài
ròng của Ngân hàng Nhà nước lại giảm -35%. Với những biến động trái chiều

như vậy, việc dự báo tổng phương tiện thanh toán từ tài sản có nước ngoài ròng
sẽ khó khăn hơn.
Thứ năm, nhập siêu gây biến động lớn trong chi tiêu ngoại tệ và cân đối vốn
của các ngân hàng thương mại. Tình trạng nhập siêu thường xuyên gây ra tình
trạng cầu vốn ngoại tệ để nhập hàng của các doanh nghiệp cực kì lớn. Các ngân
hàng thương mại sẽ dẽ bị rơi vào tình trạng quá tải, do đầu vào ngoại tệ không đủ
cung cấp cho nhu cầu nhập khẩu của các doanh nghiệp. Do đó, một trong những
biện pháp giải quyết tình trạng này là các ngân hàng thương mại đi vay ngoại tệ
của ngân hàng trung ương hoặc các ngân hàng thương mại khác. Các ngân hàng
thương mại khác cũng gặp tình trạng tương tự và cũng hành động tương tự khiên
cho cả hệ thống ngân hàng lăm vào tình tràng khó khăn.
Thứ sáu, nhập siêu liên tục trong những năm qua làm cho cán cân vãng lai luôn
trong tình trạng thâm hụt ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế tổng thể, để
bù đắp vào đó cũng như làm cho cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia trong
trạng thái cân bằng, chính phủ đã sử dụng rất nhiều biện pháp, trong đó vay nợ
nước ngoài là một trong những giải phát thường xuyên của Việt Nam để bù đắp
cho tình trạng sụt giảm của dự trữ ngoại hối. Qua đó, nợ nước ngoài của Việt Nam
tăng đều qua các năm:

14


Nguồn: Tổng cục thống kê
Nguồn :
-

GSTS Đoàn Thị Hồng Vân- Quản trị xuất nhập khẩu- NXB Lao động- xã
hội 2010
GSTS Võ Thanh Thu- Quan hệ kihn tế quốc tế- NXB THống kê 2008
Thời báo kinh tế Saigon

/> />
Các trang web:
www.wto.org

www.moit.gov.vn
www.chongbanphagia.vn
www.vcci.vn

Nguồn tham khảo:
- GSTS Võ Thanh Thu- Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh thương
mại- NXB Lao động- Xã hội 2006.
GSTS Võ Thanh Thu- Quan hệ kihn tế quốc tế- NXB THống kê 2008
-

- Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay- Thạc
sĩ Nguyễn Thị Hiền

15


- o/kinhte/NgoTuLap_NhapSieu.htm

+ An Hạ (2009), Việt Nam đối mặt với thâm hụt thương mại và lạm phát cao.
/>+ Hồng Thoan (2007), Thâm hụt lớn trong buôn bán với Trung Quốc
- />+ Báo kinh tế Sài Gòn (2008), Thâm hụt thương mại của Việt Nam đang
tăng
nhanh
- />+ Thu Nga (2009), Thâm hụt thương mại và lạm phát của Việt Nam đáng lo
ngại
- />+ Theo Business Monitor International (2009), Thu hẹp thâm hụt thương

mại
sẽ
cải
thiện
cán
cân
thanh
toán
- />+ Nguyễn Đình Thọ (2009), Xuất - nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế Việt
Nam
- />+ Mạnh Chung (2009), Những điểm nổi bật của xuất nhập khẩu năm
2008
-

/>
xuat-nhap-khau-2008.htm
- />
16



×