Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách tại tỉnh thanh hóa, việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.46 KB, 27 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam




ĐẠI HỌC TỔNG HỢP NAM LUZON
Cộng hòa Philippin




LÊ HOẰNG BÁ HUYỀN



NGUYÊN NHÂN VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI: CƠ SỞ CHO VIỆC ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH
TẠI TỈNH THANH HÓA, VIỆT NAM





TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH











THÁNG 8, 2013
0



DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Hoằng Bá Huyền, “Huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế – xã hội miền
Tây Thanh Hoá”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số đặc san
tháng 5/2009, tr.44-46.
2. Lê Hoằng Bá Huyền, “Một số giải pháp đẩy nhanh quyết toán các công trình
XDCB hoàn thành thuộc chương trình 135 trên địa bàn huyện Bá Thước”, Nội San
Kinh tế - QTKD, Cao Đẳng Tài chính – Quản trị kinh doanh, tháng 11/2009, tr22-26.
3. Lê Hoằng Bá Huyền, “Hoàn thiện quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB thuộc
chưong trình 135 trên địa bàn huyện Bá Thước”, Tạp chí khoa học, Đại học Hồng
Đức, số 4, tháng 4/2010 , tr.96-102.
4. Lê Hoằng Bá Huyền, “Phát triển du lịch văn hoá – sinh thái tại khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí khoa học, Đại học Hồng Đức, số 7 tháng
3/2011, tr114-119.
5. Lê Hoằng Bá Huyền, Lê Quang Huy, “Một số ý kiến về quản lý tài chính đối với
chương trình 30a trên địa bàn huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí Kinh tế &
Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 182(II) tháng 8/2012, tr.38-43.

6. Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thị Thanh Xuân, “Một số giải pháp chủ yếu góp
phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá”, Tạp chí Nông
nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tháng
9/2012, tr 160-165.
7. Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hương, “Phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa”, Tạp chí Kinh tế & Phát triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 188(II) tháng
2/2013, tr.76-81.
8. Nguyễn Thị Thu Phương, Lê Hoằng Bá Huyền, Nguyễn Thu Hương, “Tăng cường
vai trò của kiểm toán nội bộ để hạn chế rũi ro đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh
Hóa”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Số 87
tháng 3/2013. tr 33 – 37.
9. Lê Hoằng Bá Huyền, Trần Đại Nghĩa “Xác định nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa”, Tạp chí Kinh tế & Phát
triển, Đại học Kinh tế quốc dân, số 190(II) tháng 4/2013, tr.34-39.
1



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Luật sữa đổi Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã cụ thể hóa việc
phân cấp quyền lực cho chính quyền địa phương một cach mạnh mẽ hơn. Theo đó, mỗi
tỉnh có nhiều quyền lực hơn, chủ động hơn trong việc xây dựng chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài. Cụ thể như: cấp giấy phép đầu tư, cho thuê đất, cấp giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu và tuyển dụng lao động. Những chính sách này, một mặt cho
phép chính quyền địa phương phát huy tính sáng tạo, chủ động nhằm thu hút các nhà
đầu tư nước ngoài nhiều hơn. Mặt khác, nó cũng góp phần vào việc xây dựng, hoàn
thiện các quy định của chính quyền cấp tỉnh cho phù hợp với quy định chung của quốc

gia. Trong thực tế, các nhà đầu tư nước ngoài có thể gặp rất nhiều trở ngại trong quá
trình tìm kiếm cơ hội đầu tư như tệ tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà, phương
thức nhập khẩu và việc lựa chọn địa điểm. Trong bối cảnh đó, các nhà đầu tư nước
ngoài luôn phải xem xét nhiều yếu tố khi đầu tư vào Việt Nam để làm sao các doanh
của họ có thể tận dụng lợi thế và hạn chế nhược điểm trong kinh doanh.
Để thu hút các nhà đầu tư vào Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều
chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư như: Ban hành các chính sách ưu đãi
đầu tư cũng như cải thiện thủ tục hành chính. Qua nhiều lần hoàn thiện, sữa đổi cơ chế
chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh đã được cải thiện đáng kể. Với quan điểm:
không hạn chế về quy mô lẫn số lượng các dự án, dựa trên Luật Đầu tư và Luật Doanh
nghiệp, Thanh Hóa đang tiếp tục rà soát và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách ưu
đãi và làm cho nó thuận tiện hơn cho các nhà đầu tư. Những cơ chế, chính sách của tỉnh
Thanh Hóa tập trung trên các lĩnh vực như cải thiện và đơn giản hóa thủ tục hành chính,
tạo cơ chế, chính sách thông thoáng và hấp dẫn, kêu gọi đầu tư, phát huy sáng tạo trong
việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội thiết yếu, phát huy lợi thế nguồn nhân lực,
nâng cao chất lượng nhân lực nguồn lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của nhà đầu tư.
Nghị quyết 02/NQ-TU ngày 27/6/2011 của tỉnh ủy Thanh Hóa về cải thiện môi trường
đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2011-2015 đã tập trung vào việc thực hiện công tác giải
phóng mặt bằng để đáp ứng yêu cầu của nhà đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh doanh, minh
bạch thông tin cho doanh nghiệp. Với những chính sách trên tính đến năm 2012 trên địa
bàn tỉnh Thanh Hóa có 41 dự án đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài với tổng vốn đăng ký 6.952 triệu USD.
2



Những kết quả trên là rất đáng khích lệ nhưng so với tiềm năng và lợi thế của
tỉnh Thanh Hóa vẫn còn hạn chế. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư ở Thanh Hóa
còn thấp. Thanh Hóa vẫn chưa phải là một trong những tỉnh đứng đầu về chỉ số cạnh
tranh cấp tỉnh trong thời gian qua. Do đó, việc năm bắt xu hướng FDI trong tỉnh Thanh

Hóa và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Thanh
Hóa là rất cần thiết. Theo đó, có thể phân tích tác động của từng yếu tố đến thu hút đầu
tư nước ngoài vào địa phương và phân tích tác động của FDI đối với sự phát triển kinh
tế của tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể xây dựng hệ thống các giải pháp
về chính sách để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt
Nam nói chung.
Trên thực tế đó, "Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Cơ sở cho việc điều chỉnh chính sách ở Thanh Hóa, Việt Nam" đã được lựa chọn làm
đề tài nghiên cứu.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1. Mô tả các xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa trong
giai đoạn 2001-2012.
2. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào tỉnh Thanh Hóa.
3. Phân tích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sựu phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
4. Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh
Thanh Hóa, Việt nam.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Nguyên nhân và ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa
phương.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi không gian:
- Đề tài được nghiên cứu trên phạm vi tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam.
- Điều tra thực tế được tiến hành tại 41 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài và 200 công chức nhà nước làm việc trong các cơ quản lý nhà nước liên
quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.3.2.2 Phạm vi thời gian
- Số liệu thư cấp: Thu thấp trong gian đoạn 2001 - 2012;

3



- Số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài của các nhà đầu tư
nước ngoài và cơ quan quản lý nhà quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Thanh Hóa trong giai đoạn 2012 - 2013;
- Các giải pháp được nghiên cứu đề xuất trong gian đoạn 2013 - 2020.
1.3.2.3 Phạm vi nội dung
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
tỉnh Thanh Hóa.
- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tinh Thanh
Hóa, Việt Nam.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
1. Những điều kiện hiện có về hạ tầng kỹ thuật của tỉnh Thanh Hóa là gì?
2. Các cơ chế, chính sách hiện hành của tỉnh Thanh Hóa liên quan đến việc thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài?
3. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đầu tư trực tiếp nước ngoài?
4. Sự khác biệt về nhận thức của các nhà đầu tư nước ngoài về những nhân tố
ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa?
5. Những chính sách ưu đãi gì có thể thực hiện để có thể thu hút các nhà đầu tư
chuyển hướng đầu tư vào tỉnh Thanh Hóa?
1.5 Đóng góp mới của luận án
(1) Luận án đã khái quát bức tranh tổng thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012. Đồng thời đã chỉ ra xu hướng đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn này qua số lượng dự án, số vốn đăng ký và
lĩnh vực đầu tư.
(2) Là một trong những nghiên cứu đầu tiên tại Thanh Hóa về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương này. Luận án
đã xây dựng được mô hình các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư trực

tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở điều tra các nhà đầu tư nước ngoài và
sử dụng các phần mềm phân tích thống kê tác giả đã đánh giá được mức độ quan
trọng của từng nhân tố và nhóm nhân tố trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào địa phương này.
(3) Luận án cũng đã tổng kết, đánh giá ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với từng lĩnh vực như huy động vốn cho đầu tư phát triển, giải quyết việc
làm, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu nói riêng và đóng góp vào sự tăng trưởng và
chuyển dịch cơ cầu kinh tế nói chung.
4



(4) Luận án đã luận giải những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình tổ chức
thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Thanh Hóa. Đánh giá mức độ ảnh
hưởng của các yếu tố này đối với quá trình thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài dưới góc nhìn của cả nhà đầu tư nước ngoài và các cơ quan
quản lý nhà nước ở địa phương liên quan đến hoạt động này. Đồng thời phân tích,
luận giải nguyên nhân của thực trạng đó.
(5) Tác giả đã đề xuất hệ thống gồm 7 nhóm giải pháp nhằm thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thanh Hóa và nhằm phát huy vai trò của khu vực này
trong việc đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương.

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận chung về FDI và thu hút FDI
2.1.1 Khái niệm FDI
FDI là hoạt động đầu tư do các tổ chức kinh tế, cá nhân ở quốc gia nào đó tự
mình hoặc kết hợp với các tổ chức kinh tế, cá nhân của một nước khác tiến hành bỏ
vốn bằng tiền hoặc tài sản vào nước này dưới một hình thức đầu tư nhất định. Họ tự
mình hoặc cùng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sản xuất

kinh doanh cũng như kết quả kinh doanh căn cứ vào tỷ lệ nắm giữ quyền kiểm soát và
sở hữu vốn.
2.1.2 Thu hút FDI
- Thu hút FDI là những hoạt động nhằm vận động các nhà đầu tư nước ngoài
đầu tư vào một nước hoặc một địa phương (vùng, tỉnh) của nước sở tại.
- Việc thu hút này phải gồm rất nhiều biện pháp và phải có những bước đi
thích hợp cũng như có rất nhiều chủ thể tham gia vào quá trình đó, từ công việc của
các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp, chính quyền địa phương và chính quyền
trung ương.
- Thu hút FDI có các hình thái chủ động và bị động.
2.1.3 Các hình thức FDI
Theo Luật đầu tư của Việt Nam, có các hình thức đầu tư trực tiếp như sau:
+ Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
+ Doanh nghiệp liên doanh;
5



+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) hợp
đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp đồng BT, PPP.
2.1.4 Những ảnh hưởng của FDI
FDI có nhũng ảnh hưởng đến nền kinh tế dưới các góc độ sau:
- FDI cung cấp nguồn vốn tăng ngân sách;
- Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế;
- FDI và công nghệ
2.1.5 Khái lược một số lý thuyết về thu hút FDI
2.5.1 Lý thuyết về lợi ích (lợi nhuận) biên
Quốc gia nào mang lai lợi nhuận cận biên cao hơn sẽ thu được nhiều FDI.
2.5.2 Lý thuyết quyền lực thị trường
2.5.3 Lý thuyết chiết trung hay mô hình OLI (Ownership advantages –

Locational advantages – Internalisation advantages)
Lợi thế địa điểm hay lợi thế quốc gia, địa phương nhận đầu tư có ảnh hưởng
đến thu hút và thực hiện FDI. Quốc gia nhận đầu tư có thể chủ động thay đổi lợi thế
để có thể thu hút được nhiều hơn FDI.
2.5.4. Lý thuyết về các bước phát triển đầu tư
2.2 FDI and Motivation
2.3 Các nhân tố cơ bản thu hút vốn đầu tư nước ngoài
2.3.2 Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách
- Sự ổn định chính trị
- Cơ chế chính sách
2.3.2 Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội
2.3.3 Nhóm nhân tố về tài chính
2.3.4 Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường
- Nhân tố thị trường
- Nhân tố lợi nhuận
- Nhân tố về chi phí
2.3.5 Nhóm nhân tố về tài nguyên
- Nguồn nhân lực
- Tài nguyên thiên nhiên
2.3.6 Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng
2.4 Tình hình nghiên cứu về FDI tại Việt Nam
6



Nội dung của các lĩnh vực nghiên cứu mà các tài liệu đã đề cập còn gây rất
nhiều tranh luận, vì tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang tác động
sâu rộng tới toàn thể nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới làm cho nhiều vấn đề
phải nhìn nhận khác đi. Các công trình này đều xuất phát từ tính chủ động của nước
sở tại, việc định hướng tác động đến phát triển kinh tế - xã hội ở tầm quốc gia mà còn

ít đề cập đến tầm địa phương. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu
đầy đủ và hệ thống về vấn các vấn đề như: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu
hút FDI vào Thanh Hoá, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức thực
hiện đầu tư FDI tại Thanh Hoá. Từ đó đưa ra bài học chính sách cho tỉnh Thanh Hoá
cũng như là cơ sở để xây dựng chính sách cho cả nước. Do đó, luận án góp phần vận
dụng những cơ sở lý luận để giải quyết những vấn đề thực tiễn quan trọng đối với FDI
của tỉnh Thanh Hoá.
2.5. Các cơ chế, chính sách của tỉnh Thanh Hoá thu hút vốn đầu tư trên địa bàn
tỉnh
- Về cơ chế chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành
nghề trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (Quy định tại Quyết định số 2541/ 2008/QĐ-UBND
ngày 19/08/2008 );
- Chính sách hỗ trợ đầu tư xây dựng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại (Quy
định tại Quyết định số 4670 /2010/QĐ-UBND ngày 27/12/2010);
- Chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu (Quy định tại Quyết
định số 2545/2009/QĐ-UBND ngày 6/8/2009);
- Cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở ngoài công lập hoạt
động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường (Quy định tại
Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 );
- Chính sách hỗ trợ đầu tư vào Khu kinh tế Nghi sơn và các Khu công nghiệp;

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.
Khung lý thuyết và xây dựng giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên khung lý thuyết rút ra từ mô hình
chiết trung hay mô hình “OLI” được phát triển bởi Dunning. Ngoài ra, nghiên cứu này
cũng được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn thị
trường tiếp nhận đầu tư của tác giả Gilomre, O’s Donnel, Carson and Cummins

7



(2003). Theo đó, những nhóm nhân tố chính sau đây được tác giả xác định là ảnh
hưởng đến việc thu hút FDI vào tỉnh Thanh Hóa.
(1) Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách như là sự ổn
định chính trị, ưu đãi về thuế quan của chính phủ, hình ảnh của địa phương và việc
thực hiện thể chế bởi các nhà chức trách địa phương.
(2) Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội như là trình độ giáo dục, thái
độ, niềm tin và giá trị; tôn giáo, truyền thống, ngôn ngữ và sự giao tiếp.
(3)
Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường
, như là tăng trưởng kinh tế, ảnh
hưởng của đầu tư trong nước, cơ sở hạ tầng, quy mô và tốc độ phát triển thị trường
nội địa.

(4) Nhóm nhân tố về tài chính như tỷ lệ lãi suất, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái,
rũi ro tiền tệ có ảnh hưởng đến việc thu hút FDI.
(5) Nhóm nhân tố về tài nguyên như là vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên,
vùng nguyên liệu, quy mô dân số, lực lượng lao động, chi phí và kỹ năng lao động
( 6 ) Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng như là thông tin liên lạc, giao thông, sự
phát triển công nghệ, sự phát triển các dịch vụ về pháp lý, kế toán…
Sơ đồ 3.1. Mô hình nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm đầu tư

















Nhóm nhân tố
về kinh tế

Nhóm nhân tố
về tài nguyên
Factors

Nhóm nhân tố
về cơ sở hạ tầng
Factors

Nhóm nhân tố về sự ổn định
chính trị và CCCS

Nhóm nhân tố về môi
trường văn hoá xã hội

Quyết định đầu tư
của nhà đầu tư nước
ngoài vào một địa

phương
Nhóm nhân tố về
các yếu tố tài chính

8



3.2. Xác định tổng thể và mẫu điều tra
3.2.1 Xác định tổng thể
- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Hiện tại có 41 doanhg nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại tỉnh Thanh Hóa. Do đó, tổng thể số lượng điều
tra đối với các nhà đầu tư nước ngoài là 41.
- Cán bộ chính quyền địa phương: Toàn bộ tổng thể viên chức trong các cơ quan
thuộc chính quyền địa phương liên liên quan đến quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Thanh Hóa là 100. Những người này làm việc trong các cơ quan như: UBND
tỉnh Thanh Hóa, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục thuế Thanh
Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch Thanh Hóa, Ngân hàng nhà
nước chi nhánh Thanh Hóa, Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tỉnh Thanh Hóa và Chi
nhánh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam taị Thanh Hóa.
3.2.2 Xác định mẫu điều tra
Mẫu điều tra được xác định bằng cách áp dụng công thức tinh mẫu điều tra
của Slovin như sau:
n = N / (1 + Ne
2
)
Trong đó
n
Mẫu điều tra


N



T
ổng thể điều tra

e
2
Sai số cho phép
- Đối với các nhà đầu tư nước ngoài: Với tổng thể điều tra của nghiên cứu là
41 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa (N = 41), e = 5% ( độ tin cậy ít nhất là 95%),
Theo đó mẫu nghiên cứu được
xác định như sau:

n =
41/ {1 + 41 (0.05)
2
}

n = 37

Vì vậy, quy mô mẫu được chọn là 37 doanh nghiệp FDI, khảo sát điều tra
được tiến hành đối với 37 doanh nghiệp FDI đóng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bằng
cả hai hình thức thư điện tử và phỏng vấn trực tiếp.
- Cán bộ chính quyền địa phương: với tổng thể điều tra của nghiên cứu là 100
cán bộ công chức ở các cơ quan quản lý nhà nước địa phương về FDI (N = 100), e =
9




5% (độ tin cậy ít nhất là 95%). T
heo đó, quy mô mẫu cho nghiên cứu này là:

n =
100/ {1 + 100 (0.05)
2
}

n = 80
Với mẫu là 80 cán bộ chính quyền địa phương, có 80 phiếu khảo sát sẽ được
gửi đến các cơ quan sở, ban ngành và các địa phương thuộc tỉnh Thanh Hóa. Bằng cả
2 hinh thức thư điện tử và phỏng vấn trực tiếp.
3.2.3 Phương pháp chọn mẫu
Để chọn mẫu, phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đã được áp dụng đối với đối
tượng được hỏi là các nhà đầu tư nước ngoài những người thành lập các doanh
nghiệp FDI đang hoạt động tại Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012. Việc điều tra,
phỏng vấn các nhân viên làm việc trong các cơ quan nhà nước tỉnh Thanh Hóa được
tiến hành như sau: Đầu tiên là phát phiếu điều tra tới nhân viên làm việc trong 12 Sở,
ngành tỉnh Thanh Hóa liên quan đến quản lý hoạt động FDI, bao gồm: UBND tỉnh
Thanh Hóa, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công thương, Cục thuế Thanh
Hóa, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn, Trung tâm xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch. Thứ hai, phát
phiếu điều tra ngẫu nhiên nhân viên làm việc ở 6 huyện đại diện cho vùng núi, đồng
bằng và vùng biển trong tỉnh Thanh Hóa.
3.3. Thiết kế bảng hỏi
Bảng câu hỏi được thiết kế với mục đích là có được số liệu phục vụ mục tiêu
nghiên cứu. Bảng câu hỏi bao gồm ba phần: Phần I được thiết kế để yêu cầu người trả

lời cung cấp các thông tin chung về doanh nghiệp; Phần II, bao gồm việc xác định
các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn Thanh Hóa làm địa điểm đầu tư. Các nhân tố này
được đo lường bằng thang đo từ 1 đến 5 tương ứng với từ “kém quan trọng nhất” đến
“quan trọng nhất”; Phần III của bảng hỏi bao gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình
thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp FDI tại tỉnh Thanh Hóa.
3.4. Tỷ lệ trả lời
Trước hết đối với kết quả khảo sát mà đối tượng là các nhà quản lý doanh
nghiệp FDI, có 35 người được hỏi đã trả lời so với số người điều tra là 37, tương ứng
với tỷ lệ trả lời là 94,5%. Đây có thể được coi là đạt mức độ hài lòng thỏa đáng. Đối
với việc điều tra các quan chức chính quyền địa phương, 75 phiếu trả lời đã được
nhận lại so với 80 phiếu khảo sát được phát ra ban đầu, chiếm tỷ lệ 9 3,7 %. Các câu
hỏi đã được trao cho cá nhân trả lời và được thu thập ngay sau khi họ đã hoàn thành.
10



CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn
2001-2012
Xét trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012 thì FDI vào Thanh Hoá tăng
nhanh, bình quân qui mô vốn đầu tư đạt 15,09 Triệu USD/năm. Trong Giai đoạn 2006
- 2011, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực; Ở
trong nước, lạm phát, giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nhưng thu hút vốn FDI
trên địa bàn Thanh Hoá vẫn đạt kết quả khá.
Bảng 4.1: Dự án đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hoá
giai đoạn 2001 - 2011
Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)



Năm

Số dự án
được cấp phép
Tổng số Trong đó:
Vốn pháp định
2001 1 0,67 0,67
2002 1 0,18 0,18
2003 1 0,90 0,30
2004 3 1,97 0,52
2005 7 30,50 30,50
2006 5 6,35 6,35
2007 7 34,73 6,46
2008 8 6.188,60 222,30
2009 3 13,15 -
2010 11 81,93 -
2011 5 42,10 -
Tổng 52 6.401,08 267,28
Nguồn số liệu:
Sở kế hoạch & đầu tư tỉnh Thanh Hoá
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Thanh Hóa.
4.2.1 Thống kê tầm quan trọng của các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thanh Hóa.

11




4.2.1.1. Nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách (F1)
Bảng 4.2 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị
và cơ chế chính sách
Attributes/Thành phần
Tổng/
Rank sum
Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance

Ưu đãi về thuế, đất đai đầu tư 629 0.0403** 380
Thuận tiện thủ tục thuê/cấp đất 591 0.8900 330
Ổn định chính trị 559 0.1806 502
Các yêu cầu về pháp lý rõ ràng và minh
bạch
604 0.4075 328
Bảo hộ đầu tư 655 0.0020***

455
Bảo vệ tài sản 592 0.8610 399
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 555 0.0820* 381
An ninh, trật tự 585 0.08620* 408

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Theo kết quả trên ta thấy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến việc thu hút
FDI vào tỉnh Thanh Hóa, đó là: ưu đãi về thuế, đất đai đầu tư (với trị số P - Value là
0.0403**), bảo hộ đầu tư (với trị số P - Value là 0.0020***), bảo vệ quyền sở hữu trí

tuệ (với trị số P - Value là 0.0820*) và an ninh, trật tự (với trị số P - Value là
0.08620*). Tất cả các nhân tố đề cập trên đều rất quan trọng, đặc biệt là nhân tố về
bảo hộ đầu tư được xếp hạng với số điểm cao nhất là 655.
Mặt khác, các nhân tố như: sự thuận tiện thủ tục thuê/cấp đất, ổn định chính
trị, các yêu cầu về pháp lý rõ ràng và minh bạch, bảo vệ tài sản có ảnh hưởng tích cực
đến việc ra quyết định đến các nhà đầu tư nước ngoài nói chung, tuy nhiên, ở Thanh
Hóa kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những nhân tố này không có ảnh hưởng đáng kể
đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.
4.2.1.2. Nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội (F2)
Bảng 4.3 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội
Attributes/Thành phần
Tổng/
Rank sum

Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance

Thái độ, niềm tin và các giá trị 594 0.788 416
12



Tôn giáo 582 0.730 357
Ngôn ngữ và sự giao tiếp 568 0.344 493
Gần gũi về văn hóa 609 0.339 438

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%

*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Kết quả trên cho thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài không bị ảnh hưởng bởi
nhóm nhân tố này khi ra quyết định đầu tư vào Thanh Hóa. Cụ thể, nhân tố về thái độ,
niềm tin và các giá trị có trị sô P – Value là 0.788, nhân tố về tôn giáo có trị số P –
Value là 0.730, nhân tố về ngôn ngữ và giao tiếp có trị số P – Value là 0.344 và nhân tố
gần gũi về văn hóa có trị số P – Value là 0.339.
4.2.1.3. Nhóm nhân tố về tài chính (F.3)
Ở Thanh Hóa, các nhà đầu tư đánh giá cao vai trò của nhóm nhân tố này khi
họ ra quyết định đầu tư vào địa phương này, thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về tài chính
Thành phần/Attributes Tổng/
Rank sum

Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance
Lãi suất hợp lý và ổn định 596 0.72381 381
Tỷ lệ lạm phát cao 596 0.7331 566
Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái 566 0.078* 449
Khả năng huy động vốn 649 0.007*** 507

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Như chúng ta thấy ở bảng 4.4, sự thay đổi tỷ giá hối đoái và khả năng huy
động vốn là những nhóm nhân tố quan trong trọng nhất. Mặt khác, lãi suất hợp lý và
ổn định và tỷ lệ lạm phát cao là những nhân tố không có ảnh hưởng đáng kể đến quyết
định của những nhà đầu tư nước ngoài ở Thanh Hóa.
4.2.1.4. Nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường (F4)

Bảng 4.5 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường
Thành phần/Attributes
Tổng/
Rank sum
Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance

13



Quy mô thị trường nội địa 611 0.259 380
Chi phí nguyên liệu, dịch vụ trung gian 618 0.121 351
Sức mua của người tiêu dùng 600 0.487 274
Khoảng cách đến thị trường xuất khẩu 647 0.0056*** 445
Các nhà đầu tư trong, ngoài ngành đã
có mặt ở đây.
612 0.155 273
Các đối thủ cạnh tranh chính 609 0.286 351

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Từ bảng 4.5 ta dễ dàng nhận thấy, có một số nhân tố được đánh giá là quan
trọng hơn các nhân tố khác như khoảng cách đến thị trường xuất khẩu (với trị số P
Value là 0.0056*** và tổng là 647), chi phí nguyên liệu, dịch vụ trung gian (với trị số
P Value là 0.121 và tổng là 618) và các nhà đầu tư trong, ngoài ngành đã có mặt ở
đây (với trị sô P Value là 0.155 và tổng là là 612). Các nhân tố khác được coi là tương

đối ít quan trọng trong bối cảnh hiện nay của tỉnh Thanh Hóa như là, quy mô thị
trường nội địa (với trị số P Value là 0.259 và tổng là 611), sức mua của người tiêu
dùng (với trị sô P Value là 0.487 và tổng là 600) và các đối thủ cạnh tranh chính (với
trị số P Value là 0.286 và tổng là 609).
4.2.1.5. Nhóm nhân tố về tài nguyên (F5)
Bảng 4.6 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về tài nguyên
Thành phần/Attributes
Tổng/
Rank sum
Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance

Sự sẵn có của nguồn nguyên liệu, dịch
vụ trung gian.
586 0.88 304
Chất lượng lao động 622 0.1025 408
Chi phí lao động 610 0.28 408

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
14



Theo bảng 4.6, ta thấy rằng nhóm nhân tố về tài nguyên không có ảnh hưởng
quan trọng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài tại Thanh Hóa. Chất lượng
lao động là nhân tố quan trọng hơn trong nhóm này. Đây là kết quả rất phù hợp bởi vì

Thanh Hóa là tỉnh có lực lượng lao động lớn thứ ba cả nước.
4.2.1.6. Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng (F6)
Bảng 4.7 Mức độ quan trọng của nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng

* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
Theo bảng 4.7, ta có thể thấy rằng nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến chất
lượng của cơ sở hạ tầng. Chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần thấp (với trị sô P
value 0.004*** và tổng là 651) được xếp là quan trọng nhất, trong khi sự sẵn có của
các hạ tầng khu công nghiệp (với trị số P Value là 0.52 và tổng là 601) được đánh giá
là kém quan trọng hơn khi so sánh với hai nhân tố còn lại.
4.2.2 Kết qủa phân tích
Bảng 4.8: Phân tích thống kê mô tả
Thành phần/Attributes Tổng/
Rank sum
Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance
Nhóm nhân tố về s
ự ổn định chính trị và cơ
chế chính sách
623 0.147 550
Nhóm nhân tố về m
ôi trường văn hoá xã
hội
610 0.35 537
Nhóm nhân tố về tài chính


617 0.23 546
Nhóm n
hân tố về kinh tế và thị trường
641 0.013** 439
Nhóm nhân tố về tài nguyên 617 0.201 514
Nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng 631 0.067* 527

Thành phần/Attributes Tổng/
Rank sum
Trị số /
P Value
Phương sai/
Adj.Variance
Sự sẵn có của các hạ tầng khu công nghiệp 601 0.52 354
Chất lượng của cơ sở hạ tầng 622 0.09* 359
Chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần thấp 651 0.004**
*
474
15



* Ý nghĩa thống kê ở mức 10%
** Ý nghĩa thống kê ở mức 5%
*** Ý nghĩa thống kê ở mức 1%
- Theo bảng 4.8, cho ta thấy nhóm nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Thanh Hóa. Trong 6 nhóm nhân tố thì
tầm quan trọng của từng nhóm được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là rất khác nhau.
Cụ thể,
nhóm n

hân tố về kinh tế và thị trường và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng được
đánh giá là quan trọng nhất. Hơn nữa, hai nhóm này tổng xếp hạng rất cao (với 641 và
631 tương ứng).
- Sau hai nhóm nhân tố trên là các nhóm nhân tố như
s
ự ổn định chính trị và
cơ chế chính sách, nhân tố về tài chính và nhân tố về tài nguyên. Những nhóm nhân tố
này cũng ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, ở mức độ
thấp hơn hai nhóm trên. Chúng có tổng xếp hạng tương ứng là 623 và 617.
- Nhóm nhân tố về
m
ôi trường văn hoá xã hội được đánh giá là ít quan trọng
nhất đối việc ra quyết định của các nhà đầu tư. Nhóm nhân tố này có trị số P Value là
0.35 và xếp hạng tổng là 610.
4.3 Phân tích sự tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa.
4.3.1 Đóng góp vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tuy tốc độ tăng trưởng GDP của các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 - 2012
không đồng đều giữa các năm; những năm đầu của giai đoạn 2006 - 2010 tăng chậm
do các doanh nghiệp mới đăng ký đầu tư, đang trong giai đoạn triển khai thực hiện dự
án; các doanh nghiệp FDI cũ duy trì sản xuất, chưa có sự đầu tư mở rộng. Trong 02
năm cuối của kỳ kế hoạch là 2019, 2010; các dự án đăng ký mới đi vào sản xuất, đặc
biệt là các dự án may mặc, xi măng đi vào hoạt động nên các doanh nghiệp FDI đã có
sự tăng trưởng về GDP là khá lớn, tăng cao hơn mức chung của toàn tỉnh và góp phần
quan trọng vào việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của toàn tỉnh giai
đoạn 2006 - 2010. Riêng hai năm 2011 và 2012 tổng vốn đầu tư phát triển tăng nhanh,
trong đó đầu tư nước ngoài cũng đã đóng góp tỷ trọng đáng kể. Năm 2012, dự ước
tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn là 40.633,9 nghìn tỷ đồng, đạt 90,3% kế hoạch,
tăng 12,8% so với cùng kỳ.
16




Hình 4.7: Đóng góp của FDI đối với tổng sản phẩm quốc nội
(Đơn vị: tỷ VND)
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000
Total
FDI sector
2011
2010
2009
2008
2007
2006
2005

Nguồn:
Cục thống kê Thanh Hóa năm 2102
4.3.2 Đóng góp vào huy động vốn đầu tư phát triển
Tổng huy động vốn đầu tư phát triển trên địa bàn 5 năm (2006 - 2010) đạt
85.395 tỷ đồng, tăng 55% so với kế hoạch; trong đó tỷ trọng vốn ngân sách có xu
hướng giảm, vốn tín dụng đầu tư và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không ngừng
tăng. Riêng hai năm 2011 và 2012 tổng vốn đầu tư phát triển tăng nhanh, trong đó
đầu tư nước ngoài cũng đã đóng góp tỷ trọng đáng kể.
Figures 4.2: Investment at current prices
0
10000
20000
30000
40000

50000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Year
B ill.d o n g s
Total
FDI

Nguồn: Tính toán từ niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012
4.3.3 Giải quyết việc làm
Trong 5 năm (2006 - 2010), khu vực FDI đã giải quyết việc làm cho 9.700 lao
động; đưa tổng số lao động trong khu vực FDI đến hết năm 2010 là 11.500 người,
Hình 4.8: Vốn đầu tư theo giá thực tế
17



tăng 6,4 lần so với năm 2005. Xu hướng này tiếp tục được duy trì trong các năm 2011
và 2012. Riêng năm 2012 tổng số lao động trong toàn tỉnh là 2.164 nghìn nguời.
Figures 4.3: Employment in FDI sector of Thanh Hoa
province
0
1000
2000
3000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Year
Employees
Total province labor force
Employees in FDI set


Nguồn: Tính toán từ niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012
4.3.4 Đóng góp vào thu ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách khu vực các doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006 - 2010 đạt
981 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm trên 6%; năm 2011 đạt 220 tỷ đồng, tăng 2,17
lần so với năm 2006. Riêng năm 2012 tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 6.128 tỷ
đồng, vượt 13,3% kế hoạch, tăng 20,4% so cùng kỳ.
Figures 4.4: State budget revenue from FDI sector
0
2000
4000
6000
8000
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Year
B ill.dongs
From FDI
Province Revenue

Nguồn: Tính toán từ niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012
4.3.5 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh
Thanh Hoá liên tục tăng qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng vào tổng
kim ngạch xuất khẩu của tỉnh.
Hình 4.9: Số lượng lao động trong khuc vưc FDI
tỉnh Thanh Hóa
Hình 4.10: Đóng góp vào NSNN từ khu vực FDI
18




Figures 4.5: Export turnover of FDI sector
0 200 400 600 800 1000
2006
2008
2010
2012
Y ear
$US Million
Export turnover of FDI sector
Value export turnover
.
Nguồn: Tính toán từ niêm giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012
4.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
tỉnh Thanh Hoá
4.4.1 Kết quả nghiên cứu
Bảng 4.11: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của
doanh nghiệp FDI tại Thanh Hoá
Mức độ đánh giá của
các doanh nghiệp FDI

T
T
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đầu tư của
doanh nghiệp FDI
Tốt
(%)
Không tốt
(%)
X1 Thời gian cấp phép đầu tư 85 15
X2 Thời gian thẩm định thiết kế cơ sở, quy hoạch, cấp

phép xây dựng
66 34
X3 Bồi thường GPMB, thuê đất hoặc giao đất 34 66
X4 Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của
doanh nghiệp
62 38
X5 Tuyển dụng lao động 59 41
X6 Tính năng động của lãnh đạo tỉnh 79 21
X7 Khả năng tiếp cận các nhà hoạch định chính sách để
giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp.
63 37
X8 Kiểm soát tham nhũng 45 55
X9 Các yếu tố môi trường 52 48
X10 Tiếp cận thông tin về đầu tư và chính sách đầu tư. 66 34
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của nhóm tác giả
Hình 4.11: Doanh thu từ XK của khu vực FDI
19



Qua kết quả điều tra cho thấy có một số yếu tố được các nhà đầu tư tại Thanh
Hoá đánh giá là rất thuận lợi, trong khi các yếu tố khác được xem là khó khăn hơn.
Tầm quan trọng tương đối của các yếu tố được trình bày trên Bảng 4.11
Theo các nhà đầu tư, thời gian cấp phép đầu tư là yếu tố thuận lợi nhất khi tiến
hành tổ chức thực hiện đầu tư tại Thanh Hoá. Có đến trên một nữa trong số các nhà
đầu tư được hỏi ý kiến đã cho rằng thời gian cấp phép đầu tư là yếu tố hài lòng hàng
đầu của họ và đa số (85%) đều cho rằng yếu tố này nằm trong nhóm ba yếu tố thuận
lợi nhất. Không có nhà đầu tư nào cho rằng họ gặp khó khăn trong việc chờ đợi cấp
phép đầu tư. Tiếp theo yếu tố về thời gian cấp phép đâu tư thì các yếu tố như tính
năng động của lãnh đạo tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cũng là những yếu

tố mà các nhà đầu tư đánh giá là có nhiều thuận lợi khi tổ chức đầu tư tại Thanh Hoá.
Cụ thể có đến 79% nhà quản lý doanh nghiệp FDI đánh giá cao về tính năng động của
lãnh đạo địa phương trong giải quyết các vấn đề tháo gỡ vướng mắc cho các doanh
nghiệp trong tổ chức thực hiện quá trình đầu tư.
Nhóm các yếu tố được đánh giá ở mức độ khá (có trên 60% doanh nghiệp
đánh giá là tốt) đó là thời gian thẩm định thiết kê cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây
dựng; Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của doanh nghiệp; Khả năng tiếp
cận các nhà hoạch định chính sách để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp và tiếp
cận thông tin về đầu tư và chính sách đầu tư. Sự cải thiện của nhóm các yếu tố này là
do kết quả của sự quyết tâm cao của lãnh đạo địa phương được thể hiện qua việc đánh
giá khá cao về tính năng động của lãnh đạo địa phương.
Mặt khác, một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án FDI
được các nhà đầu tư cho là còn gặp phải nhiều khó khăn. Tiêu biểu trong nhóm này là
các yếu tố như: bồi thường giải phóng mặt bằng, thuê đất hoặc giao đất; Kiểm soát
tham nhũng và các yếu tố môi trường. Ở cả 03 yếu tố này các doanh nghiệp FDI đều
đánh giá với tỷ lệ tốt còn thấp. Cụ thể là chỉ có 34% người được hỏi cho là việc bồi
thường giải phóng mặt bằng, thuê đất hoặc giao đất được thực hiện tốt, con số này đối
với vấn đề kiểm soát tham nhũng là 45%.
4.4.2 Hệ số tương quan
20



Bảng 4.12 Thống kê mô tả và tương quan
| X1 X2 X3 X4 X5 X6 X7
+
X2 | 0.6798 1.0000
X3 | 1.0000
X4 | 0.1937 0.2173 0.4862 1.0000
X5 | -0.2652 -0.2173 0.2312 0.2020 1.0000

X6 | 0.5459 0.4556 0.3074 0.2529 1.0000
X7 | 0.4265 0.3751 0.2748 0.2487 0.5242 1.0000
X8 | 0.4211 0.2257 0.2064 0.4119 0.5573
Nguồn: Kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu
Bảng 4.12 cho thấy hệ số tương quan giữa các biến (X1, X2, X3, X4, X5 và
X6, X7, X8). Trong bảng này mối tương quan giữa các biến quan trọng đã được giải
thích. Một số khác các mối tương quan này là không đáng kể.
Từ bảng 4.12 ta thấy X2 có mối tương quan rất mạnh với X6 ở mức ý nghĩa
0.01 là (0.4556), nó chỉ ra rằng sự cải thiện trong lĩnh vực “Thời gian thẩm định thiết
kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng” là biểu hiện của “Tính năng động của lãnh
đạo tỉnh” và ngược lại. Hơn nữa, X3 cũng có mối tương quan thuận với X4 ở mức ý
nghĩa 0.01 là (0.4862). Điều này cho thấy nhân tố “Bồi thường GPMB, thuê đất hoặc
giao đất” và “Sự can thiệp của chính quyền vào hoạt động của doanh nghiệp” cũng sẽ
được cải thiện như mong đợi. Tương tư như vậy, X6 có mối tương quan với X7 ở
mức ý nghĩa 0,01 là (0.5242). Đặc biệt là, nhân tố “Khả năng tiếp cận các nhà hoạch
định chính sách để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp”có mối tương quan mạnh
nhất với X8. Mối tương quan này chỉ ra rằng một sự cải thiện của X7 sẽ có tác động
tích cực nhất đến X8 và ngược lại.
Ta cũng có thể thấy từ bảng 4.12 về mối tương quan nghịch giữa hai nhân tố
X1 và X2 (-0.2652, -0.2173) với nhân tố X5, điều này chỉ ra rằng nhũng cải thiện
trong các lĩnh vực như “Thời gian cấp phép đầu tư” và “Thời gian thẩm định thiết kế
cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng” không có ảnh hưởng gì đến việc “Tuyển dụng
lao động” và ngược lại.
Tương tự như vậy, ta cũng thấy rằng có một số giải thích đã được đưa ra cho
các mối quan hệ tương quan không đáng kể. X5 không có tương quan đáng kể với tất cả
các yếu tố khác. Hơn nữa X1, X2 có mối tương quan không đáng kể với X3, điều này
chỉ ra rằng các yếu tố như “Thời gian cấp phép đầu tư” và “Thời gian thẩm định thiết
21




kế cơ sở, quy hoạch, cấp phép xây dựng” không ảnh hưởng đến công tác “Bồi thường
GPMB, thuê đất hoặc giao đất”.

CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
5.1 Kết luận
Trước hết, về xu hướng của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thanh Hóa. Xét
trong giai đoạn từ năm 2001 đến năm 2012 thì FDI vào Thanh Hoá tăng nhanh, bình
quân qui mô vốn đầu tư đạt 15,09 Triệu USD/năm. FDI ở Thanh Hóa tập trung vào
các lĩnh vực sản xuất và công nghiệp chế biến. Hơn nữa, các doanh nghiệp FDI cũng
tập trung chủ yếu ở các Khu công nghiệp và Khu kinh tế Nghi Sơn.
Thứ hai, về các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào Thanh Hóa. Chúng tôi phát hiện ra rằng có hai nhóm nhân tố thuộc môi
trường đầu tư của Thanh Hóa mà các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm, đó là:
nhóm nhân tố về kinh tế và thị trường và nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng. Hơn nữa,
nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách, nhóm nhân tố về tài chính
và nhóm nhân tố về tài nguyên cũng có thể góp phần thu hút FDI. Tuy nhiên, nhóm
nhân tố về môi trường văn hoá xã hội không phải là nhóm nhân tố quan trong. Phần
lớn các nhà đầu tư không quan tâm nhiều đến nhóm nhân tố này.
Cũng theo kết quả nghiên cứu từ chương 4, trong từng nhóm nhân tố cụ thể thì
tầm quan trong của các nhân tố thành phần được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá
ở các mức độ rất khác nhau khi họ quyết định Thanh Hoá làm địa điểm đầu tư. Kết
luận cụ thể cho từng nhóm nhân tố như sau:
- Đối với nhóm nhân tố về sự ổn định chính trị và cơ chế chính sách: Có thể
kết luận rằng những nhân tố thành phần sau có ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu
tư nước ngoài, đó là: ưu đãi về thuế, đất đai; Bảo hộ đầu tư; Bảo hộ quyền sở hữu trí
tuệ và An ninh trật tự. Tuy nhiên, các nhân tố thaành phần sau không có hoặc có rất ít
ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư nước ngoài: Thuận tiện thủ tục thuê đất,
cấp đất; Ổn định chính trị; Các yêu cầu về pháp lý rõ ràng và minh bạch và Bảo vệ tài

sản.
- Đối với nhóm nhân tố về môi trường văn hoá xã hội: Kết quả nghiên cứu ở
chương 4 cho thấy nhóm nhân tố này có ít ảnh hưởng nhất đến quyết định của các nhà
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, những nhân tố thành phần như: Ngôn ngữ, sự giao tiếp
22



và Sự gần gủi văn hoá có ảnh hưởng lớn hơn đến quyết định của nhà đầu tư nước
ngoài so với các nhân tố như Tôn giáo và Thái độ, niềm tin, các giá trị.
- Đối với nhóm nhân tố về tài chính: Nhóm nhân tố này có 4 nhân tố thành
phần thì theo kết quả nghiên cứu ở chương 4 cho thấy sự thật là trong khi các nhân tố
như đổi tỷ giá hối đoái và khả năng huy động vốn có ảnh hưởng lớn đến quyết định
của nhà đầu tư thì các nhân tố như lãi suất hợp lý và ổn định, Tỷ lệ lạm phát cao
không có nhiều ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư tại Thanh Hoá.
- Đối với nhóm nhân tố kinh tế và thị trường: Trong 6 nhân tố thành phần
thuộc nhóm này thì nghiên cứu ở chương 4 chỉ ra rằng khoảng cách đến thị trường
xuất khẩu là nhân tố quan trọng nhất trong nhóm. Mặt khác các nhân tố còn lại hoặc
không có ảnh hưởng hoặc có rất ít ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư nước
ngoài.
- Đối với nhóm nhân tố về tài nguyên: Trong nhóm nhân tố này kết quả nghiên
cứu ở chương trước cho thấy chất lượng lao động và chi phí lao động được các nhà
đầu tư nước ngaòi đánh giá quan trọng hơn là sự sẵn có của nguồn nguyên liệu, dịch
vụ trung gian trong việc xem xét ra quyết định của nhà đầu tư.
- Đối với nhóm nhân tố về cơ sở hạ tầng: Có thể nói đây là nhóm nhân tố có
ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định của các nhà đầu tư. Cụ thể trong nhóm nhân tố
này thì các nhân tố như chất lượng cơ sở hạ tầng (như đường xá, sân bay, bến cảng,
thông tin liên lạc, ) và chi phí vận chuyển và dịch vụ hậu cần thấp có ảnh hưởng lớn
đến quyết định của các nhà đầu tư. Trong khi đó, nhân tố về sự sẵn có của hạ tầng khu
công nghiệp lại được cho là kém quan trọng hơn so với hai nhân tố trên.

Thứ ba, phân tích ảnh huởng của FDI đến sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Thanh Hoá. FDI có sự ảnh hưởng tích cực đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại
hoá ở tỉnh Thanh Hoá trong những năm gần đây. Đặc biệt là, nóp góp phần thu hút
nguồn vốn đầu tư cho phát triển, đóng góp vào sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế,
thúc đẩy xuất khẩu và đóng góp vào ngân sách địa phương cũng như ngân sách nhà
nước trong những năm vừa qua. Thông qua đầu tư trực tiếp nuớc ngoài, lực lượng lao
động dần dần được rèn luyện kỹ năng, đảm nhận các công việc có thu nhập cao hơn
các khu vực khác. Nâng cao kiến thức và kinh nghiệm cho đội ngũ quản lý doanh
nghiệp. Tuy nhiên, thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn một số hạn chế
như: Số lượng dự án còn nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa
phương. Sự chênh lệch giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện lớn. Vốn thực hiện tăng
trưởng không cao. Tiến độ dự án là chậm so với thời gian cam kết trong giấy phép
23



đầu tư. Cơ cấu vốn FDI ở Thanh Hoá còn chưa hợp lý, chủ yếu tập trung vào các lĩnh
vực công nghiệp chế biến và sản xuất.
Cuối cùng, đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài về các yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình đầu tư của họ tại Thanh Hoá. Theo các nhà đầu tư, thời gian cấp phép
đầu tư là yếu tố thuận lợi nhất khi tiến hành tổ chức thực hiện đầu tư tại Thanh Hoá.
Tiếp theo yếu tố về thời gian cấp phép đâu tư thì các yếu tố như tính năng động của
lãnh đạo tỉnh; Tính minh bạch và tiếp cận thông tin cũng là những yếu tố mà các nhà
đầu tư đánh giá là có nhiều thuận lợi khi tổ chức đầu tư tại Thanh Hoá. Tuy nhiên,
một số yếu tố khác ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án FDI được các nhà đầu tư
cho là còn gặp phải nhiều khó khăn. Tiêu biểu trong nhóm này là các yếu tố như: bồi
thường giải phóng mặt bằng, thuê đất hoặc giao đất; Kiểm soát tham nhũng và các
yếu tố môi trường.
5.2. Kiến nghị chính sách
(1) Cần xây dựng một chiến lược tổng thể phát triển các ngành, vùng kinh tế cũng như

định hướng đầu tư của vốn FDI vào ngành, vùng kinh tế để các nhà đầu tư có thể xác
định được phương hướng phát triển lâu dài và có những quyết định hợp lý. Ngoài ra
phải có chính sách ưu đãi đối với những nhà đầu tư quan tâm đến ngành và khu vực
cần ưu tiên như miễn thuế nhập khẩu đối với công nghệ, miễn thuế giá trị gia tăng, ưu
đãi tín dụng nhà nước, thuế sử dụng đất và các hỗ trợ đầu tư khác.
(2) Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đều đánh giá cao vai trò của cơ sở hạ tầng và
thông tin liên lạc khi lựa chọn bất kỳ địa điểm nào để đầu tư. Do đó, tỉnh Thanh hóa
phải nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng của địa điểm nhận đầu tư để thu hút đầu tư như
xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, khu chế xuất, đường giao thông, cảng biển,
sân bay, hệ thống điện và thông tin liên lạc.
(3) Tệ quan liêu và tham nhũng là một trong những yếu tố cản trở đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào Thanh Hóa. Vì vây, tỉnh Thanh Hóa củng như Chính Phủ cần có một
Ủy ban có quyền lực cao nhất bao trùm lên cac sở, ngành để giảm thiểu sự quan liêu
và tham nhũng nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào địa phương này.
(4) Có cơ chế, chính sách tập trung tháo gỡ những khó khăn của doanh nghiệp trong
khâu bồi thường giải phóng mặt bằng, thuế đất và giao đất. Chẳng hạn cần cải tiến
quy trình thẩm định giá đất, sao cho giá được phê duyệt sát với giá thị trường. Tổ
chức tốt quá trình kiểm kê, kiểm đếm tài sản trên đất.
(5) Đẩy mạnh hơn nữa cuộc cải cách hành chính, xóa bỏ những giấy phép và thủ tục
không cần thiết trong đầu tư. Một chương trình cải cách thủ tục hành chính đồng bộ

×