Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

tài nguyên tác động đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.96 KB, 13 trang )

Bài tập lớn
Họ và tên : Võ Thị Nguyệt
Môn : Dân số và tài nguyên môi trường
Đề tài: Tác động của tài nguyên thiên nhiên đến môi trường
sống
B, Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để
tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con
người.
-Các loại tài nguyên:
+Theo quan hệ với con người: tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
xã hội.
Tài nguyên thiên nhiên: là những của cải vật chất có sẵn trong tự
nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ
cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý
hiếm, các mỏ khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí...).
Tài nguyên xã hội là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng
để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con
người". Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã
hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng
mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.
+Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài
nguyên không tái tạo.
Tài nguyên tái tạo là tài nguyên thiên nhiên có thể bổ sung theo
thời gian, hoặc thông qua sinh sản sinh học hoặc các quá trình tự
nhiên theo định kỳ khác. Tài nguyên tái tạo là một phần của môi
trường tự nhiên của Trái Đất và các thành phần lớn nhất của sinh
quyển của nó.
+Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên không
khí,tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, tài nguyên biển, tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến
trúc, tri thức khoa học và thông tin




c, Môi trường nước là môi trường mà những cá thể tồn tại, sinh
sống và tương tác qua lại đều bị ảnh hưởng và phụ thuộc vào
nước.
II.Các tác động
Dân số tài nguyên , môi trường nước có sự tác động qua lại lẫn
nhau.Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với
nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển
của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tiêu cực hay
tích cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi
trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người
ở cả hai mặt.
a,Dân số đến môi trường và tài nguyên
+Đất đai
Đất là tài nguyên vô giá và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên
đất. Đất đai là nơi ở, xây dựng cơ sở hạ tầng của con người và thổ
nhưỡng là mặt bằng để sản xuất nông lâm nghiệp, là loại tài
nguyên không thể thiếu đối với cuộc sống con người và các các
sinh vật
Dân số ảnh hưởng đến tài nguyên đất: gia tăng dân số đồng nghĩa
với việc tăng nhu cầu về nhà ở trong khi tài nguyên đất có hạn. Từ
đó gây áp lực lên đất làm suy thoái đất , ô nhiễm môi trường ngày
càng nghiêm trọng.
Ví dụ: -con người sử dụng các loại phân bón tưới tiêu không hợp
lí… khiến đất canh tác ngày càng bị phá hỏng, độ phì nhiêu giảm,
tăng độ chua của đất…
Thực trạng đất hiện nay:
-Diện tích đất nước ta khoảng 33 triệu ha, được xếp thứ 59/200
nước nhưng dân số đông nên diện tích đất bình quân đầu người

vào loại thấp xếp thứ 159
Đất vùng đồi núi, dốc chiếm 22 triệu ha (67% diện tích đất cả
nước). Đất nông nghiệp khoảng 7,36 triệu ha trong đó 5,9 triệu ha
trồng các cây lương thực, hoa màu…Đất rừng khoảng 9,91 triệu
ha. Ngoài ra có khoảng 13,58 triệu ha chưa được sử dụng
Cơ cấu sử dụng đất ở Việt Nam giống với xu thế của thế giới: tăng
đất nông nghiệp, giảm đất rừng, tăng đất chuyên dung và trồng đồi
trọc


-Những dân tộc có tập tính du canh, du cư thường phá rừng lấy đất
làm nương rẫy khiến đất dễ bị rửa trôi
-Đất ngày càng có xu hướng bị hoang mạc hóa
+ Rừng
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại
tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lý, tài
nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên
rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng,
cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích
khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con
người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử
dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời
sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng
khác nhau
Thực trạng rừng hiện nay ở nước ta:
Hiện hơn một nửa tài nguyên rừng trên thế giới đang bị phá hủy
nghiêm trọng và hơn 30% đang bị suy thoái, trong khi đó trên một tỉ
người nghèo đang sống chủ yếu dựa vào tài nguyên rừng.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và PTNT, tính đến thời
điểm tháng 12 năm 2008 diện tích rừng cả nước là 13,1 triệu ha

(chiếm 38,7% tổng diện tích tự nhiên) bao gồm : 10,3 triệu ha rừng
tự nhiên và 2,8 triệu ha rừng trồng. Nếu phân chi theo 3 loại rừng
năm 2008 như sau : rừng đặc dụng : 2,1 triệu ha (tương đương với
15,7% tổng diện tích rừng), rừng phòng hộ : 4,7 triệu ha (36,1%
tổng diện tích rừng) và rừng sản xuất : 6,2 triệu ha (47,3% tổng
diện tích rừng) và rừng ngoài đất quy hoạch cho lâm nghiệp là
118,568 ha (0,9% tổng diện tích rừng). Mặc dù diện tích rừng tăng
từ 7,8 triệu ha (năm 1981) lên 13,1 triệu ha (năm 2008) nhưng hiện
tượng mất rừng vẫn tiếp diễn phức tạp tại nhiều nơi, từ vùng Tây
Nguyên, Duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ. Hiện tượng mất
rừng và phá vỡ sự gắn kết các mảng rừng làm cho rừng trở nên
manh mún khá phổ biến tại các khu rừng tự nhiên
Theo số liệu Báo cáo Chương trình điều tra, theo dõi và đánh giá
tài nguyên rừng toàn quốc (NFIMAP) chu kỳ III, hơn 2/3 diện tích
rừng tự nhiên của Việt Nam được coi là rừng nghèo; Rừng giàu và


rừng trung bình chỉ chiếm 4,6% tổng diện tích rừng và phần lớn
phân bố tại các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa. Nhiều khu rừng
ngập mặn và rừng Tràm tại vùng đồng bằng ven biển có vai trò
quan trọng trong việc duy trì đang dạng sinh học dường như đã
biến mất. Cơ hội tái sinh tự nhiên có trữ lượng lớn thường độc lập
và manh mún. Báo cáo cũng cho thấy chất lượng và đa dạng sinh
học rừng tiếp tục bị suy giảm. Trong giai đoạn 1999 – 2005, diện
tích rừng tự nhiên giàu giảm 10,2% và rừng trung bình giảm 13,4%.
Nhiều diện tích rừng tự nhiên rộng lớn tại vùng Tây Nguyên, Đông
Nam Bộ và Tây Bắc đã bị mất trong giai đoạn từ 1991 – 2001.
Dân số lên tài nguyên rừng:
-


-

Dân số tăng dẫn đến thu hẹp diện tích rừng do khai thác gỗ,
phá rừng làm rẫy, mở đường giao thông, tàn phá hệ sinh
thái,..
Con người đang gián tiếp gây sức ép lên tài nguyên rừng. Ô
nhiễm không khí đã tạo nên những trận mưa axit hủy hoại
nhiều diện tích rừng

+ Nước:
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc
có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau.Nước được dùng
trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và
môi trường. Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Thực trạng tài nguyên nước hiện nay ở Việt Nam:
Thực trạng ô nhiễm nước mặt : Hiện nay chất lượng nước ở vùng
thượng lưu các con song chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng
hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức
độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước
đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều
chỉ tiêu như : BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần.
Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất
ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm
mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác… Việc khai thác


quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị
hạ thấp.
Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm

bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng),
nitrat, nitrit, colifom ( chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và
kim loại kẽm…
Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi
có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm.
Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000 m3 mỗi ngày,
với khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và
công nghiệp (khoảng 260.000 m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý)
đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra
các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông.
Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay
bệnh viện (khoảng 7.000 m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng
không được trang bị hệ thống xử lý nước thải
Dân số lên tài nguyên nước:
-

Sự gia tăng dân số quá nhanh làm tăng nhu cầu về nước.
ở các vùng đô thị nơi đông dân các dòng nước đang bị ô
nhiễm nghiêm trọng do các nguồn rác thải sinh hoạt
nhu cầu sử dụng nước của người dân đang tăng cao, dẫn đến
tình trạng khai thác nước tràn lan
sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận
thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách
nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và
đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm
gây nguy hiểm trực tiếp

+Khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản là tích tụ vật chất dưới dạng hợp chất hoặc
đơn chất trong vỏ trái đất, mà ở điều kiện hiện tại con người có đủ

khả năng lấy ra các nguyên tố có ích hoặc sử dụng trực tiếp chúng
trong đời sống hàng ngày". Tài nguyên khoáng sản thường tập
trung trong một khu vực gọi là mỏ khoáng sản.
Thực trạng khai thác khoáng sản hiện nay ở nước ta:


Ở Việt Nam, hàng năm, số lượng quặng sắt khai thác và chế biến
đạt từ 300.000 - 450.000 tấn. Việt Nam cũng đã khai thác than hơn
100 năm nay. Nếu năm 1980, mới chỉ khai thác gần 5,2 triệu tấn
than đá thì đến năm 2010 đã khai thác khoảng 46 triệu tấn; năm
2015 dự kiến khai thác khoảng gần 50 triệu tấn; năm 2020 là 57- 63
triệu tấn và năm 2025 khoảng 59-66 triệu tấn. Sự khai thác với sản
lượng lớn và không ngừng tăng lên sẽ làm cho loại tài nguyên
“vàng đen” này cạn kiệt theo nhiều nghĩa.
Năm 1986, Việt Nam mới khai thác được 41 nghìn tấn dầu
nhưng năm 1996 đã là 8803 ngàn tấn và năm 2006 lên tới 16.800
nghìn tấn. Việc tăng nhanh sản lượng khai thác, chuyên chở, lưu
trữ và sử dụng dầu khí gây ô nhiễm môi trường và cạn kiệt loại tài
nguyên này. Do vậy, các loại khoáng sản này sẽ cạn kiệt dần theo
thời gian. Khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ phải tìm ra những
nguyên liệu, vật liệu thay thế các khoáng sản này.
Dân số lên tài nguyên khoáng sản:
Dân số tăng nhanh nhu cầu vật chất tăng cao không ít người đã
không ngần ngại khai thác khoáng sản một cách bất hợp lí khiến tài
nguyên khoáng sản ngày càng cạn kiệt
+Khí quyển
Tài nguyên khí hậu và cảnh quan bao gồm các yếu tố về thời tiết
khí hậu (khí áp, nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ mặt trời, lượng mưa...) địa
hình, không gian trống..."
Thực trạng khí quyển hiện nay ở nước ta:

Xét các nguồn phát thải các khí gây ô nhiễm trên phạm vi toàn
quốc, ước tính hoạt động giao thông đóng góp gần 85% lượng khí
CO, 95% lượng VOCs. Trong khi đó, các hoạt động công nghiệp là
nguồn đóng góp chính khí SO2. Đối với NO2, hoạt động giao thông
và các ngành sản xuất công nghiệp có tỷ lệ đóng góp xấp xỷ nhau.
Riêng đối với TSP, ngành sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng là
nguồn phát thải chủ yếu (chiếm khoảng 70%)
Đối với môi trường không khí các đô thị, áp lưc ô nhiễm chủ
yếu do hoạt động giao thông vận tải, hoạt động xây dưng, hoạt
động công nghiệp, sinh hoạt của dân cư và xử lý chất thải. Trong


đó, ô nhiễm không khí ở đô thị do các hoạt động giao thông vận tải
chiếm tỷ lệ khoảng 70% (Bộ giao thông vận tải, 2010). Lượng thải
tăng lên hàng năm cùng với sự phát triển về số lượng các phương
tiện giao thông đường bộ
Ở nông thôn, ô nhiễm không khí do các nguồn thải ô nhiễm
chủ yếu tư bản sản xuất nông nghiệp, sản xuất ở các làng nghề và
sinh hoạt dân cư.
Dân số lên khí quyển:
-Gia tăng dân số kèm theo việc phát triển các hoạt động công
nghiệp, nhu cầu sử dụng năng lượng, hoạt động giao thông vận tải,
và sinh hoạt của người dân… đang gây áp lực đối với môi trường
không khí.
+ Ô nhiễm do sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: ví dụ
các nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất giấy, luyện kim loại, nhà
máy nhiệt điện (sử dụng các nhiên liệu than, dầu …).
+ Hoạt động nông nghiệp: sử dụng phân bón, phun thuốc trừ sâu
diệt cỏ.+ Sự đốt cháy thải vào khí quyển nhiều chất khoáng, kim
loại và bồ hống. Khói nhà máy và nhà dân sử dụng than và dầu

nặng cũng chứa nhiều bụi như vừa nói. Khói xả xe hơi còn chứa
nhiều chì.
+Tại các thành phố lớn ở nước ta, lượng xe cộ quá nhiều vì vậy
lượng khói thải ra là rất lớn
-Theo tổ chức chất lượng không khí Clean Air Asia, lượng tiêu thụ
năng lượng và khí thải xe cộ ngày càng tăng là nguyên nhân chính
dẫn đến việc suy giảm chất lượng không khí.
III.Giải pháp
-Dân số và tài nguyên và môi trường nước có mối quan hệ qua lại
lẫn nhau. Tuy nhiên, dân sô có tác động mạnh mẽ đến tài nguyên,
đặc biệt là tác động tiêu cực.Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt
đối với đời sống của con người. Nếu môi trường sống bị hủy hoại
thì
loài
người

nguy

bị
hủy
diệt
Nguyên nhân cốt lõi là do sự gia tăng dân số quá mức cần thiết.


Con người chính là nguyên nhân chủ quan của mọi vấn đề chính
yếu
trong

hội
Nhìn chung dân số tăng quá nhanh không những ảnh hưởng tới

chất lượng cuộc sống,phát triển kinh tế xã hội mà còn tác động
mạnh tới môi trường,làm cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt,môi
trường sống ngày càng bị ô nhiễm. Nhằm ngăn chặn những hậu
quả tiêu cực trên song song với sự khai thác & sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên ,bảo vệ môi trường, con người cân phải biết tự
chiến thắng mình. Mỗi gia đình chỉ dừng lại từ 1 đến 2 con.có vậy
mới giải quyết tận gốc vấn đề.
Cụ thể như sau:
-Cần xác định: huy động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường là
nhiệm vụ hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất
nước.
- Tăng cường sự phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức
thành viên, đặc biệt là các cơ quan thông tin tuyên truyền, đẩy
mạnh công tác tuyên truyền để tạo được sự đồng thuận mạnh mẽ
của nhân dân đối với nhiệm vụ bảo vệ môi trường
-Qua các phương tiện thông tin đại chúng, hướng dẫn, tổ chức để
nhân dân nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi theo hướng tích
cực bảo vệ môi trường, phòng chống suy thoái, ô nhiễm và sự cố
môi trường.
-Lồng ghép nhiệm vụ bảo vệ môi trường với các phong trào, các
cuộc vận động như cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư; tôn vinh, nhân rộng các mô hình, các
gương điển hình bảo vệ môi trường; đồng thời, phê phán mạnh mẽ
các hành vi, thói quen, tập quán sinh hoạt lạc hậu gây tác hại đến
môi trường
- Đẩy mạnh hơn nữa phong trào: “Toàn dân tham gia bảo vệ môi
trường”. Qua phong trào, nâng cao ý thức trách nhiệm bảo vệ môi
trường; tuyên truyền, vận động, thuyết phục người xung quanh
cùng tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn, xây dựng môi trường
xanh - sạch- đẹp.

B. Liên hệ các chính sách quản lí và duy trì nguồn nước sạch
với sự thích nghi biến đổi dân số.


a, Các khái niệm liên quan
1,Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật
về nước sạch của Việt Nam.(khoản 12 điều 2 trích Luật tài nguyên
nước)
2, Biến đổi dân số:
b,Các chính sách quản lí và duy trì nguồn nước sạch của nước ta:
●Luật tài nguyên nước được ban hành 1998 và sửa đổi vào năm
2012:
Luật này quy định về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên
nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
thuộc lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
●Quyết định của Thủ tướng số 104/2000/QĐ-TTG ngày 25
tháng 8 năm 2000 về việc phê duyệt chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020
Nội dung chủ yếu của quyết định:
1. Mục tiêu
a) Mục tiêu đến năm 2020: tất cả dân cư nông thôn sử dụng nước
sạch đạt tiêu chuẩn quốc gia với số lượng ít nhất 60 lít/người/ngày,
sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, giữ
sạch vệ sinh môi trường làng, xã.
b) Mục tiêu đến năm 2010: 85% dân cư nông thôn sử dụng nước
hợp vệ sinh số lượng 60 lít/người/ngày, 70% gia đình và dân cư
nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh và thực hiện tốt vệ sinh cá
nhân.
c) Một số nội dung cần chú ý:
- Tập trung cố gắng để chậm nhất đến năm 2005, tất cả các nhà

trẻ, trường học và các cơ sở giáo dục khác, các bệnh viện, trạm xá,
công sở, chợ ở nông thôn có đủ nước sạch và có đủ hố xí hợp vệ
sinh.
Kiểm soát việc chăn nuôi tại gia đình, chăn nuôi tập trung, sản xuất
của làng nghề để giữ sạch vệ sinh môi trường làng, xã.


- Chống cạn kiệt, chống ô nhiễm, bảo vệ chất lượng nguồn nước
ngầm, nước mặt tại các hồ, ao, sông, suối...
2. Phương châm, nguyên tắc và phạm vi thực hiện
a) Phương châm:
- Phát huy nội lực của dân cư nông thôn, dựa vào nhu cầu, trên cơ
sở đẩy mạnh xã hội hoá trong đầu tư, xây dựng và quản lý, đồng
thời tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các dịch vụ cung
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Người sử dụng góp phần
quyết định mô hình cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn phù hợp
với khả năng cung cấp tài chính, tổ chức thực hiện và quản lý công
trình. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và trợ cấp cho các gia
đình thuộc diện chính sách, cho người nghèo, vùng dân tộc ít
người và một số vùng đặc biệt khó khăn khác.
- Hình thành thị trường nước sạch và dịch vụ vệ sinh nông thôn
theo định hướng của Nhà nước.
b) Nguyên tắc cơ bản là phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội từng vùng đảm bảo hoạt động lâu dài của hệ
thống cung cấp nước sạch, vệ sinh nông thôn.
c) Phạm vi thực hiện Chiến lược bao gồm toàn bộ các vùng nông
thôn trong cả nước.
3. Các giải pháp chủ yếu
a) Đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn.

Xã hội hoá lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn là vận
động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích sự tham gia
của nhân dân, của các thành phần kinh tế và toàn xã hội vào sự
phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn nhằm nâng cao điều
kiện sống và tăng cường sức khoẻ cho dân cư nông thôn, cụ thể là:
- Tuyên truyền - giáo dục: nhằm nâng cao nhu cầu dùng nước sạch
và nhà tiêu hợp vệ sinh, nâng cao sự hiểu biết của người dân về vệ
sinh và mối liên quan giữa cấp nước - vệ sinh với sức khoẻ và sự
phát triển xã hội.


Hoạt động tuyên truyền - giáo dục được thực hiện ở tất cả các cấp
thông qua mạng lưới đài truyền hình, phát thanh, báo chí ở Trung
ương và địa phương, các đoàn thể xã hội, nhà trường và mạng
lưới tuyên truyền viên tại cơ sở.
b) Tạo thêm nguồn vốn, thành lập hệ thống tín dụng và hệ thống
trợ cấp phục vụ việc phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông
thôn.
Các hộ gia đình dành một phần thu nhập và Nhà nước dành ngân
sách thích đáng dưới hình thức vốn trợ cấp và vốn vay tín dụng ưu
đãi để phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn. Khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư và thu hút vốn nước ngoài để
phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn dưới nhiều hình
thức.
Hình thành hệ thống tín dụng cho nhân dân vay vốn xây dựng công
trình cấp nước sạch và vệ sinh với lãi suất ưu đãi, hệ thống trợ cấp
nhằm hỗ trợ gia đình chính sách, hỗ trợ người nghèo, các vùng đặc
biệt khó khăn về nguồn nước và hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống
cấp nước tập trung.
Từ năm 2000 đến 2020 cố gắng huy động các nguồn vốn để có

được khoảng 50.000 tỷ đồng góp phần hoàn thành cơ bản mục tiêu
cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn ở nước ta.
Trong từng kỳ kế hoạch, các cơ quan có trách nhiệm cần xác định
kinh phí cụ thể để huy động và quản lý các nguồn vốn theo pháp
luật hiện hành.
c) Đào tạo nguồn nhân lực, đưa khoa học, công nghệ vào phục vụ
sự nghiệp cấp nước và vệ sinh nông thôn.
- Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực:
Bồi dưỡng cán bộ ở Trung ương và cấp tỉnh về Chiến lược quốc
gia về cấp nước và vệ sinh nông thôn. Phát triển nguồn nhân lực
cân đối và đồng bộ ở các cấp, các ngành, coi trọng việc huấn luyện
nhân viên thực thi ở cấp huyện, xã. Đa dạng hoá các hình thức đào


tạo, tăng cường năng lực đào tạo, phát triển các trung tâm đào tạo
của các tỉnh.
- Áp dụng khoa học, công nghệ:
Điều tra nắm vững các nguồn nước, phân phối sử dụng hợp lý và
tiết kiệm nước. Đặc biệt coi trọng việc quản lý, bảo vệ nguồn nước
và có kế hoạch dự phòng khi gặp thiên tai. Thử nghiệm và áp dụng
các công nghệ nhằm giải quyết cấp nước cho những vùng gặp
nhiều khó khăn như vùng bị nhiễm mặn, hải đảo, vùng núi đá, vùng
bị hạn hán, lũ lụt. Sớm giải quyết một số vấn đề cấp bách như: vệ
sinh tại các vùng bị ngập lụt; thay thế cầu tiêu trên mặt nước bằng
loại cầu tiêu văn minh và hợp vệ sinh hơn. Tiếp tục cải tiến hố xí
hai ngăn và nhà tiêu dội nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh.
d) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cấp nước sạch và vệ sinh
nông thôn dưới nhiều hình thức hợp tác đa phương, hợp tác song
phương, hợp tác với các tổ chức phi Chính phủ về các mặt:

- Trao đổi các kinh nghiệm về tổ chức quản lý, cơ chế chính sách
nhằm phát triển cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Phát triển nguồn nhân lực.
- Chuyển giao công nghệ cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.
- Tài trợ nguồn vốn bao gồm vốn viện trợ không hoàn lại và vốn
cho vay tín dụng ưu đãi.
e) Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về cung cấp nước sạch
và vệ sinh nông thôn.
●Nghị định số 117/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Về sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch
Nội dung chủ yếu của Nghị định:
. Nghị định này quy định về các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất,
cung cấp và tiêu thụ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung
hoàn chỉnh tại khu vực đô thị, khu vực nông thôn và các khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế (sau đây gọi
tắt là khu công nghiệp); quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và


hộ gia đình có hoạt động liên quan đến sản xuất, cung cấp và tiêu
thụ nước sạch trên lãnh thổ Việt Nam.



×