Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Bài thơ mộ của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.33 KB, 2 trang )

Bài thơ “Mộ” là một trong những bài Bác làm khi đang trên đường bị giải. Đó là khung cảnh buổi
chiều, thời khắc mọi vật dường như đều mệt mỏi sau một ngày dài. Cánh chim mỏi bay về rừng tìm chốn
ngủ, chòm mây đơn chiếc cũng trôi chậm lại. Tất cả dường như đều trở về ngôi nhà của riêng mình để
nghỉ ngơi. Trong khi người tù vẫn “cất bước trên đường thẳm” và không biết “Giải tới bao giờ, giải tới
đâu”. Giữa rừng chiều vắng, đói rét, mỏi mệt, ai chẳng mơ về một mái ấm bình dị, nơi có bếp lửa ấm áp
và bữa cơm tối đang chuẩn bị. Buổi chiều chính là thời khắc dễ khiến những bước chân tha hương nhớ,
nghĩ, mơ về người thân và mái ấm gia đình. Thơ Hồ Chí Minh, cảnh và tình bao giờ cũng rất cụ thể, giản
dị và thắm đượm tình người cùng hơi thở đời sống. Lò than được đốt lên, nhóm lên sưởi ấm không gian
khi một ngày sắp tàn như khẳng định ngọn lửa trong lòng người tù không bao giờ tắt. Nó tiếp tục
được nhen lên, cháy lên sau một ngày tưởng chừng trí lực đã cùng kiệt. Câu thơ như thắp lên ngọn lửa ý
chí - ngọn lửa sẽ cháy lên để tiếp sức cho một cuộc hành trình gian khổ ngày mai đang đợi phía
trước...Hình ảnh chữ hồng bác dùng trong bài thơ mang một tầng ý nghĩa sâu sắc. Nó khiến cho mỗi con
người có một cái nhìn khác nhau về chữ hồng trong bài thơ mộ.
Tại sao mỗi người lại có một cách nghĩ khác về chữ hồng như vậy? Tất cả là do hiện tượng
“đồng âm, dị nghĩa”, trong Hán tự có rất nhiều chữ “hồng”. Chữ hồng có bộ mịch nghĩa là mầu đỏ, mầu
hồng, chữ hồng có bộ trùng nghĩa là cầu vồng, và chữ hồng có bộ hoả có nghĩa là đốt, sưởi ấm, hoặc
nướng lên lửa cho chín, v.v...
Nhưng đối với tôi thì tôi cẩm nhân rằng :chữ “hồng” trong câu cuối bài thơ “Mộ” có bộ hoả.
Chữ “hồng” có bộ hoả, Bác dùng với nghĩa, đốt, nhóm lửa lên chứ không phải chữ “hồng” có bộ mịch
là mầu hồng- sắc mầu của ngọn lửa “rực hồng”. Có nghĩa, chữ “hồng” Bác dùng trong câu thơ là
một động từ ( đốt lên, nhóm lửa lên, sưởi ấm) chứ không phải chữ “hồng”tính từ (chỉ màu sắc lửa hồng).
Đây không phải là sự ngẫu nhiên. Ta có thể so sánh cách dùng một số chữ “hồng”khác có trong
tập thơ Ngục trung nhật ký. Để chỉ màu hồng của mặt trời, của ánh sáng xua tan bóng đêm trong
bài Tảo giải (Giải đi sớm) Bác đã dùng chữ “hồng” có bộ mịch . Chữ "hồng" có bộ mịch với nghĩa mầu
sắc xua tan bóng đêm-hoàn toàn khác với chữ“hồng” có bộ hoả nghĩa là đốt, sưởi ấm trong bài “Mộ”:
“Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không”
Dịch nghĩa:
Màu trắng ở phương đông đã thành màu hồng
Bóng đêm rơi rớt đã bị quét sạch.(2)
. Vậy, tại sao Bác lại dùng chữ “hồng” với nghĩa là nhóm lửa lên, mà không dùng chữ “hồng” với nghĩa


đơn thuần là ánh lửa sáng mầu hồng trong đêm tối ? Chúng ta đều biết, trong khoảng thời gian bị giam
cầm, Bác liên tục bị giải đi hết nhà lao này đến nhà lao khác:


Liễu Châu, Quế Lâm, lại Liễu Châu
Đá qua đá lại, bóng chuyền nhau.
Vô đề(4))
Chính vì vậy, bác muôn dùng hình ảnh của một động từ để nói lên sự sội sục tình yêu quê hương đát
nước, sự vươn lên thoát khỏi nhà tù pháp của chính bản thân mình như ngọn lửa hồng đang rực
cháy.Hồng hình ảnh sưởi ấm cho bức tranh thiên nhiên vá con người. Nó còn sưởi ấm cho nỗi lòng của
nhà thơ trong cảnh tù đày. Nói chung chữ hồng khiến cho nhà thơ cảm thấy ấm lòng hơn, tươi vui qua
bức tranh cuộc sống. Có một cái nhìn bao quát lạc quan luôn hướng lòng mình đến sự sống, ánh sáng
và tương lai.
Tóm lại, Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt
mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu đầu, đã làm sáng rực lên khuôn
mặt của cô em sau khi xay xong ngô tối. Chữ “ hồng” trong nghệ thuật thơ Đường, người ta
gọi là “thi nhãn” (con mắt thơ) hoặc là “nhãn tự” (chữ mắt), nó sáng bừng lên, nó cân lại, chỉ
một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa…



×