i
Nguyên lý
kế toán
ª
ii
NGUYỄN TẤN BÌNH
Chủ biên
NGUYÊN LÝ
KẾ TOÁN
Tham gia biên soạn:
Lê Minh Đức
Phan Đức Dũng
Nguyễn Trần Huy
ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM
Lưu hành nội bộ
2006
i
LỜI NÓI ĐẦU
Để có thể nhận định một cách chính xác và đầy đủ về một
doanh nghiệp tất nhiên cần phải có những đánh giá toàn diện
về các mặt: hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính; quản trị
marketing, nhân sự, trình độ quản lý, kỹ thuật công nghệ, định
hướng chiến lược; môi trường kinh tế vĩ mô v rất nhiều khía
cạnh khác không dễ định lượng được.
Tuy nhiên, bao gi
ờ cũng vậy, để tìm hiểu bước đầu về
một doanh nghiệp hay một tổ chức, người ta không thể không
đọc các báo cáo tài chính, đó là cửa sổ quan trọng, nếu không
muốn nói là duy nhất của bước đầu tiếp cận. Báo cáo tài
chính thể hiện kết quả cuối cùng của tất cả các nỗ lực được
ghi nhận lại một cách khoa học và khách quan bởi công tác kế
toán.
Trong cơ
chế cạnh tranh, hội nhập và xu hướng kinh tế
toàn cầu, kế toán càng không thể dừng lại ở công việc ghi chép
đơn thuần các giao dịch kinh tế phát sinh mà còn phải biết sử
dụng các công cụ tài chính như là một sức mạnh thực sự để
đạt đến mục tiêu. Hơn nữa, với tốc độ phát triển của khoa học
công nghệ, hình ảnh kế toán “giấy với bút” đã được thay thế
bằng máy tính. Đã đến lúc đối xử với kế toán như một khoa
học và nghiên cứu chúng bằng thái độ nghiêm túc.
Quyển sách được trình bày theo kiểu “xẻ dọc”. Theo đó,
mặc dù mỗi chương là một chủ đề nhưng từng chương đều dẫn
đến mục tiêu cuối cùng: các báo cáo tài chính.
Mục tiêu của quyển sách nhằm đến những vấn đề căn
bản của kế tóan, d
ễ đọc, vì chủ đích cho những người mới bắt
đầu. Do vậy, nhiều nội dung nghiệp vụ mang tính chuyên sâu
sẽ không được đề cập trong quyển sách này.
Tác giả.
ii
HƯỚNG DẪN BẠN ĐỌC TỰ HỌC
I. Tinh thần quyển sách:
Xác định nguyên lý kế toán là một khoa học, cũng
giống như nguyên lý thống kê vậy, không biên giới,
không phụ thuộc vào bất kỳ quy định hay chế độ của
bất kỳ quốc gia nào; Và mục tiêu của quyển sách chỉ
nhằm đến những nội dung căn bản của kế toán, dành
cho những người mới bắt đầu.
Tuy nhiên, sau khi nắm vững nguyên lý kế toán bạn có
thể tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn, rèn luyện kỹ năng,
tìm hiểu thêm những quy định hay truyền thống về hệ
thống kế toán ở các nước để trở thành kế toán viên;
Toàn cầu hoá mở ra cơ hội cho các chuẩn mực kế toán
các quốc gia ngày càng gần nhau hơn.
Bạn đọc cũng sẽ có dịp nhận ra rằng mọi hệ thống kế
toán của các công ty, tập đoàn hay quốc gia thoạt nhìn
tưởng chừng khác biệt, nhưng thảy đều dựa trên những
nguyên lý khoa học này.
II. Nội dung và kết cấu quyển sách:
Do là sách phục vụ tự học, nên đọc là quan trọng:
Ngôn ngữ diễn giải, đơn giản, gần gũi, đời thực.
Đầu mỗi chương nêu các mục tiêu cụ thể của chương.
Trong bài đọc, nhắc lại lần nữa từng mục tiêu chứa
trong các hộp nhỏ, in nghiêng. Hãy luôn bám sát mục
tiêu.
Không trình bày truyền thống I, II,… mà các thuật ngữ
(thay cho định nghĩa) sẽ lồng vào từng nội dung và
tóm tắt một lần nữa vào trong các hộp để dễ nhớ.
iii
Cuối mỗi chương có bài tập tự thực hành ôn luyện
kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Hầu hết bài tập đều có
hướng dẫn, lời giải.
Cuối mỗi chương đều có tóm tắt chương và cũng là
“Những điều cốt lõi” để thuận tiện hệ thống lại kiến
thức đã học.
Kèm theo quyển sách là CD-ROM chứa các bài giảng
được tóm tắt và chuẩn bị trên nền PowerPoint. Cũng
có thể tìm thấy trên website: www.cpa.edu.vn
.
CHÚC BẠN ĐỌC MAY MẮN !
Tác giả.
iv
Mọi trao đổi, góp ý với tác giả
xin vui lòng gửi về địa chỉ:
1
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
KẾ TOÁN
Nội dung học tập của chương này:
1. Hiểu được tại sao thông tin do kế toán cung cấp lại trợ
giúp trong việc ra quyết định.
2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị.
3. Vai trò của kiểm toán.
ùng nổ công nghệ thông tin và hội nhập kinh tế quốc tế bên
cạnh những chuyển động mạnh mẽ trong cơ c
ấu kinh tế và sở
hữu doanh nghiệp ở Việt Nam đã mở ra cho các doanh nghiệp
vận hội kinh doanh mới, đồng thời cũng chứa đựng chính
trong lòng nó đầy thách thức.
Thông tin về doanh nghiệp trở nên gần gũi và ngày càng có
tính minh bạch trước công chúng rộng rãi ở phạm vi toàn xã
hội, đặc biệt là đối với các công ty cổ phần.
Vai trò của kế toán trong nền kinh tế hiện đại càng chứng tỏ là
một cử
a ngõ quan trọng, là cầu nối giữa hầu hết mọi đối tượng
có liên quan đến doanh nghiệp. Từ nhà quản trị doanh nghiệp
cho đến các cổ đông, ngân hàng cho vay hay cơ quan quản lý
nhà nước, cơ quan thuế hay hội đồng quản trị, các đối tác làm
B
2
ăn trong nước và quốc tế thảy đều có nhu cầu hiểu biết về
doanh nghiệp với những mục tiêu khác nhau.
Hệ thống kế toán sẽ thực hiện chức năng thông tin một cách
nhanh chóng và chính xác đến với những người muốn ra quyết
định liên quan đến doanh nghiệp cũng như cho bất kỳ ai có
cùng mối quan tâm.
Cuốn sách sẽ khởi đầu bằng việc dẫn dắt bạn đọc đến v
ới thế
giới của kế toán, và chúng ta sẽ sớm nhận ra rằng những gì mà
kế toán mang lại là nhằm để quản lý các hoạt động kinh
doanh và tình hình tài chính một cách dễ dàng, giúp cho các
nhà đầu tư hay các cổ đông biết cách sử dụng các thông tin kế
toán để có sự hiểu biết tốt hơn về doanh nghiệp mà họ đang có
quyền lợi ở đó.
Trước khi bắt đầu, để giúp b
ạn đọc thêm tự tin chúng tôi xin
có một lời khẳng định rằng, mọi doanh nghiệp dù lớn hay
nhỏ, cũ hay mới, sản xuất hay dịch vụ, tư nhân hay nhà nước,
và dù bất kể chế độ kinh tế nào cũng đều có cùng một quy
trình kế toán căn bản giống hệt như nhau, trên phạm vi toàn
cầu.
Cuốn sách, vì vậy sẽ không lệ thuộc vào, và cũng không đề
cập đến ch
ế độ kế toán riêng lẻ của một quốc gia cụ thể nào.
Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu bạn có thể hiểu, thậm chí tự rèn
luyện thêm kỹ năng để làm nghề kế toán ở bất cứ đâu, Việt
3
Nam hay Mỹ, Trung Quốc hay Châu Âu, chỉ bởi vì kế toán là
một khoa học, và nguyên lý kế toán thì chỉ có một mà thôi.
Tuy nhiên, ngoài chuẩn mực kế toán quốc tế
1
do Liên đoàn kế
toán thế giới thống nhất và nỗ lực cập nhật thường xuyên
thông qua các kỳ họp, mỗi quốc gia thường xây dựng chuẩn
mực kế toán của riêng mình. Ở
Việt Nam, khi thực hành kế toán
các bạn sẽ tham khảo các chuẩn
mực kế toán Việt Nam, cùng một
số các quy định hướng dẫn
2
. Nhưng
bạn sẽ sớm nhận ra rằng các chuẩn
mực này cũng dựa trên nguyên lý
chung và thông lệ quốc tế.
Xu thế hội nhập kinh tế thế giới cũng sẽ góp phần quan trọng
trong việc thúc đẩy sự thống nhất các chuẩn mực kế toán
chung.
Kế toán nói chung, là quá trình xác định, ghi chép, tổng
hợp và báo cáo thông tin kinh tế cho những người ra quyết
định. Phạm vi quyển sách này là kế toán tài chính, tậ
p trung
vào nhu cầu cụ thể của những người bên ngoài doanh nghiệp
chẳng hạn như: các cổ đông, nhà cung cấp hàng hóa, ngân
hàng cho vay, thuế và các cơ quan quản lý nhà nước.
1
IAS: International Accounting Standards
2
Tham khảo: www.mof. (trang web của Bộ Tài chính Việt Nam)
Kế toán là quá trình ghi chép,
tổng hợp và báo cáo thông tin
kinh tế.
Kế toán tài chính quan tâm
đến các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp.
Mục tiêu học tập 1: Giải thích
tại sao thông tin do kế toán
cung cấp lại trợ giúp trong
việc ra
q
u
y
ết định.
4
Theo đó, cả những người bên trong công ty, tức các nhà quản
trị lẫn bên ngoài công ty sử dụng các thông tin kế toán này
trong việc ra quyết định như thế nào, cái gì, khi nào, quyết
định mua hay quyết định bán.
BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN
Nhiệm vụ của kế toán là tổ chức và tổng hợp các thông tin
kinh tế để những người ra quyết định có thể sử dụng chúng.
Các thông tin được trình bày dưới dạng các bảng biểu được
gọi là các báo cáo tài chính. Để lập các báo cáo này, các kế
toán viên phải xác định, ghi chép, lượng hóa, tích lũy, tổng
hợp, phân loại, báo cáo và diễn giải các sự kiện kinh tế ảnh
hưởng tới công ty về mặt tài chính.
Hàng loạt các bước liên quan tới việc ghi chép và chuyển
thông tin vào trong các báo cáo tài chính được gọi là hệ thống
kế toán. Các kế toán viên phân tích các thông tin cần thiết cho
các nhà quản trị và những người ra quyết định và thiết lập một
hệ th
ống kế toán sao cho đáp ứng tốt nhất những nhu cầu nêu
trên.
Giá trị đích thực của bất kỳ hệ thống kế toán nào là ở chỗ chất
lượng các thông tin mà nó cung cấp, chứ không phải là những
chế độ hay hệ thống tài khoản, là quy định hay các mẫu biểu
một cách máy móc ở từng quốc gia khác nhau.
5
Tất cả các cơ quan đơn vị và các doanh nghiệp đều có hệ
thống kế toán, từ một tổ hợp sản xuất nhỏ cho đến các công ty
đa quốc gia hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Kế toán là công cụ trợ giúp trong việc ra quyết định
Các thông tin kế toán hữu dụng cho bất kỳ ai cần dựa vào đó
để ra các quyết định. Những người ra các quyết định là các nhà
quản trị, cổ
đông, nhà đầu tư, ngân hàng và cả các nhà chính
trị. Ví dụ:
Phòng kỹ thuật của Công ty cơ điện lạnh nghiên cứu phát
triển máy lạnh chạy bằng năng lượng mặt trời, kèm theo đó
một kế toán viên cũng đã thực hiện một báo cáo đánh giá khả
năng sinh lời của sản phẩm, bao gồm việc ước tính doanh thu,
chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Các nhà
quản trị công ty sẽ s
ử dụng báo cáo này để quyết định có nên
tiến hành sản xuất và đưa sản phẩm này ra thị trường hay
không.
Một giám đốc đang điều hành một công ty nhỏ chỉ có 6
nhân viên hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và kiểm toán. Để
quyết định xem sẽ tăng lương, thăng chức hoặc sa thải ai, giám
đốc cần có báo cáo hằng tháng về năng suất làm việc của từng
người và phải so sánh năng suất này với tiền lương và các chi
phí khác liên quan đến công việc hằng tháng của mỗi người.
6
Một nhà đầu tư đang cân nhắc nên mua cổ phiếu của REE
hay của SAMCO thì cần phải tham khảo các báo cáo kế toán
được công bố và so sánh kết quả tài chính trong thời gian gần
đây giữa hai công ty. Những thông tin trong các báo cáo sẽ
giúp người mua cổ phiếu ra quyết định đầu tư.
Một đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố đang phản biện
kế hoạch xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp s
ẽ tác
động như thế nào đến ngân sách thành phố. Các thông tin kế
toán cho biết kế hoạch này nếu được thực hiện sẽ tiêu tốn bao
nhiêu ngân sách và sẽ huy động bằng nguồn kinh phí nào.
Một ngân hàng xem xét cho một công ty vay tiền để mở
rộng sản xuất thì cần phải kiểm tra kết quả kinh doanh trong
quá khứ, tình hình tài chính hiện tại, và dự đoán công ty sẽ sử
dụng số tiền vay vào hoạt động mới như
thế nào.
Kế toán giúp cho việc ra quyết định bằng cách chỉ ra đồng tiền
sẽ được chi tiêu ở đâu và khi nào, các cam kết đã được thực
hiện ra sao, đánh giá hiệu quả kinh doanh, và đưa ra các kiến
nghị tài chính cho việc lựa chọn kế hoạch này hay bác bỏ kế
hoạch khác. Kế toán cũng giúp dự báo tác động của các quyết
định, và chỉ ra các vấn đề khó khăn, những bất hợp lý, những
v
ấn đề hiện tại cũng như các cơ hội trong tương lai.
Mối liên hệ cơ bản trong tiến trình ra quyết định sau:
Các sự
kiện hay
giao dịch
Phân tích
và ghi
chép
Các báo
cáo tài
chính
Những
người
sử dụng
7
Mọi quan tâm của chúng ta đều nằm trong bốn hộp trên. Tất
cả các khóa học về kế toán tài chính đều bao gồm các học
phần phân tích, xác định khoản mục ảnh hưởng, ghi chép và
thiết lập các báo cáo tài chính.
Kế toán tài chính và Kế toán quản trị
Các báo cáo tài chính được đề cập
trong quyển sách này là bao trùm hầu
hết mọi lĩnh vực của kế toán. Nhưng
kế toán tài chính thường được phân
biệt với k
ế toán quản trị. Sự khác
nhau chủ yếu là do chúng được sử dụng cho hai nhóm người ra
quyết định khác nhau. Kế toán quản trị chỉ nhằm để phục vụ
cho những người ra quyết định ở bên trong công ty như các
nhà quản trị cấp cao, giám đốc hay trưởng các phòng ban, đơn
vị.
Có 2 câu hỏi chủ yếu liên quan tới sự thành công về tài
chính của một doanh nghiệp mà những người ra quyết
định
muốn được giải đáp là:
Tình hình tài chính vào một ngày cụ thể nào đó ra sao?
Và hiệu quả kinh doanh trong thời gian vừa qua như thế nào?
Kế toán quản trị chỉ phục
vụ bên trong tổ chức.
Mục tiêu học tập 2: Phân
biệt kế toán tài chính và kế
toán quản trị.
8
Các kế toán viên trả lời hai câu hỏi trên bằng ba báo cáo
tài chính chủ yếu: bảng cân đối kế toán, báo cáo thu nhập và
báo cáo ngân lưu.
Bảng cân đối kế toán phản ảnh tình hình tài chính của doanh
nghiệp vào một thời điểm cụ thể, ví dụ ngày 31/12/2005. Hai
báo cáo còn lại phản ánh hiệu quả hoạt động của cả một thời
kỳ, ví dụ năm 2005.
Sự tín nhiệm và vai trò kiểm toán
Các nhà qu
ản trị là những người có trách nhiệm cung cấp các
báo cáo tài chính của công ty, nhưng có thể họ sẽ chủ quan vì
vậy phải cần đến một bên thứ ba, đó là các kiểm toán viên.
Kiểm toán viên sẽ xem xét các thông tin mà các nhà quản trị
đưa ra trong các báo cáo tài chính nhằm đảm bảo rằng chúng
thể hiện đúng đắn và chính xác về tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty.
Báo cáo kiểm toán
Nhằm đánh giá các báo cáo tài
chính, các kiểm toán viên tiến hành
kiểm toán. Đó là một cu
ộc kiểm tra
các giao dịch, các báo cáo tài chính
tuân theo các nguyên tắc chung. Việc kiểm tra bao gồm: chi
tiết các bút toán và các quy trình khi xét thấy cần thiết. Kết quả
kiểm tra này sẽ được thể hiện trong báo cáo kiểm toán.
Báo cáo kiểm toán mô tả
việc kiểm tra của các kiểm
toán viên.
Mục tiêu học tập 3:
Vai trò của kiểm toán.
9
10
CÁC ĐIỂM CỐT YẾU CỦA CHƯƠNG 1:
1. Thông tin kế toán hỗ trợ cho việc ra quyết định. Các
báo cáo tài chính cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, và
các đối tượng bên ngoài như: ngân hàng, các cổ đông, thuế, cơ
quan quản lý nhà nước để họ tham khảo và ra quyết định liên
quan đến doanh nghiệp. Thông tin do các báo cáo tài chính thể
hiện: tình hình tài chính tại một thời điểm, và kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp trong một thờ
i kỳ.
2. Phân biệt kế toán tài chính và kế toan quản trị. Sự
khác nhau chủ yếu giữa hai khái niệm này là do chúng được sử
dụng cho hai nhóm người ra quyết định khác nhau. Kế toán tài
chính chủ yếu phục vụ cho những người bên ngoài công ty,
chẳng hạn như các cổ đông, nhà cung cấp, ngân hàng, sở thuế
và các cơ quan quản lý nhà nước. Trong khi Kế toán quản trị
chỉ nhằm để phục vụ cho nhữ
ng người bên trong công ty như
các nhà quản trị cấp cao, giám đốc hay trưởng các phòng ban,
đơn vị.
3. Kiểm toán giúp tăng cường chất lượng thông tin kế
toán. Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý ở công ty
đã phát sinh nhu cầu kiểm toán, tức cần một bên thứ ba để
kiểm tra các báo cáo tài chính. Các kiểm toán viên kiểm tra
11
công tác hạch toán của công ty và kiểm tra chi tiết các nghiệp
vụ và số dư cuối kỳ để đảm bảo rằng các báo cáo tài chính
phản ánh một cách trung thực tình hình tài chính của công ty.
12
Chương 2
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Nội dung học tập của chương này:
4. Mô tả các thành phần của bảng cân đối kế toán.
5. Phân tích các giao dịch, còn gọi là các nghiệp vụ kinh tế và
ảnh hưởng của chúng đến bảng cân đối kế toán.
6. Phân biệt các hoạt động doanh nghiệp: kinh doanh, đầu tư và
tài chính thể hiện trên báo cáo ngân lưu.
ó thể nói báo cáo đầu tiên mà hệ thống kế toán phải thực
hiện là b
ảng cân đối kế
toán, thể hiện tình hình
tài chính của công ty tại một thời
điểm cụ thể.
Bảng cân đối kế toán gồm
hai phần luôn cân bằng nhau.
Phần bên trái liệt kê toàn bộ các
tài sản, thể hiện tất cả các nguồn lực của công ty, cụ thể là tất cả
những gì mà công ty sở hữu, được quyền quản lý và sử dụng, từ
tiền mặt cho tớ
i bất động sản. Phần bên phải liệt kê các nghĩa vụ
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu, thể hiện nguồn hình thành nên tài
sản, trả lời câu hỏi tài sản từ đâu mà có.
Bảng cân đối kế toán vì thế còn được gọi là bảng tổng kết tài
sản, bảng đối chiếu hoặc đơn giản là bảng cân bằng.
Để minh họa bả
ng cân đối kế toán, ví dụ anh Thanh, một
nhân viên ở công ty bánh kẹo BAKECO nghỉ việc đứng ra mở công
ty riêng. Tháng 12/2005, anh Thanh quyết định đầu tư số tiền 400
triệu đồng, lập công ty lấy tên Baco. Kế đến anh dùng danh nghĩa
công ty vay ngân hàng 100 triệu đồng. Tất cả nhằm mục đích chuẩn
bị công cuộc làm ăn. Như vậy, Baco đang có một tài sản trị giá là
500 triệu đồng, tất cả đều là tiền mặ
t. Bảng cân đối kế toán của
Công ty Baco sẽ được thiết lập như sau:
C
Bảng cân đối kế toán là một trong
ba báo cáo tài chính chủ yếu, nó cho
biết tình hình tài chính của công ty
tại một thời điểm cụ thể, ví dụ tại
ngày 31/12/2005.
Mục tiêu học tập 1:
Mô tả các thành phần của bảng cân
đ
ối kế toán.
13
Công ty Baco
Bảng cân đối kế toán, ngày 31/12/2005
Đơn vị: triệu đồng
Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt 500 Nợ phải trả (vay ngân hàng) 100
…… Vốn chủ sở hữu (vốn của anh Thanh) 400
Tổng tài sản 500 Tổng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 500
Các thành phần trong bảng cân đối kế toán cho biết tình
trạng tài chính của công ty Baco vào ngày 31/12/2005.
Tài sản của Baco tại thời điểm này trị giá 500 triệu đồng
được trình bày ở cột bên trái. Chúng cân bằng với cột bên phải gồm
nợ phải trả và vốn chủ sở hữu (vay ngân hàng 100 triệu và 400 triệu
của anh Thanh bỏ ra).
Phần bên trái và bên phải luôn bằng nhau, nên mới được
gọi là bảng cân đối.
Từ dạng “bảng cân đối”
chúng ta có thể viết theo dạng
“đẳng thức” và gọi đó là đẳng
thức kế toán:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI
TRẢ + VỐN CHỦ SỞ
HỮU
Mô tả các thành phần trong đẳng thức kế toán:
Tài sản là các nguồn lực được kỳ vọng từ đó sẽ tạo ra lợi ích
trong tương lai. Ví dụ, tiền mặt, các khoản phải thu khách hàng,
hàng hoá tồn kho, đất đai, nhà xưởng, máy móc thiết bị.
Nợ phải trả là các trách nhiệm nợ của công ty đối với các tổ
chức, cá nhân. Ví dụ: lương phải trả nhân viên, khoản phải trả
người bán, vay ngân hàng.
V
ốn chủ sở hữu là phần còn lại, sau khi tài sản của công ty
được dùng để thanh toán tất cả các khoản nợ. Khi một doanh
Đẳng thức kế toán:
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VCSH
Tài sản là các nguồn lực, nhờ đó sẽ tạo ra
lợi ích trong tương lai.
Nợ phải trả là các ngh
ĩ
a vụ nợ đối với các
tổ chức, cá nhân.
Vốn chủ sở hữu là phần còn lại sau khi
t
r
ừ tổn
g
n
ợ
p
hải trả.
14
nghiệp bắt đầu hoạt động, vốn chủ sở hữu được xác định bằng tổng
số tiền đầu tư của chủ doanh nghiệp.
Do đó, từ đẳng thức kế toán căn bản trên đây, vốn chủ sở
hữu có thể hiểu và viết lại như sau:
VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Các giao dịch tác động lên bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán chịu tác
động của mỗi giao dịch của đơn
vị hạch toán. Đơn vị hạch toán
là một tổ chức độc lập hoặc một
bộ phận trực thuộc hoạt động
như một chủ thể kinh tế độc lập.
Giao dịch là các sự kiện có tác động lên tình hình tài chính
công ty và có thể ghi nhận bằng đơn vị tiền tệ.
Để gọi là một giao dịch (có thể ghi chép được), phải trả lời
được cả ba câu hỏi. Giao dịch ảnh hưởng đến:
Khoản mục nào; Tăng hay giảm; Bao nhiêu.
Mỗi giao dịch chỉ có thể rơi vào một trong bốn trường hợp:
T
À
I
S
Ả
N
NG
UỒ
N
HÌN
H
TH
ÀN
H
(Nợ
phải
trả và
Vốn
chủ
sở
hữu)
Đơn vị hạch toán là một tổ chức độc lập.
Giao dịch là sự kiện có tác động đến
tình hình tài chính.
Mục tiêu học tập 2:
Phân tích các giao dịch.
15
Tr
ườ
ng
hợ
p
1:
T
à
i
s
ả
n
t
ă
n
g
,
T
à
i
s
ả
n
g
i
ả
m
Tr
ườ
ng
hợ
p
2:
Ngu
ồn
tăng,
Ngu
ồn
giảm
Tr
ườ
ng
hợ
p
3:
T
à
i
s
ả
n
g
i
ả
m
Ngu
ồn
giảm
Tr T Ngu
16
ườ
ng
hợ
p
4:
à
i
s
ả
n
t
ă
n
g
ồn
tăng
Vì vậy, sau mỗi giao dịch đẳng thức vẫn cân bằng. Một kế
toán viên lập bảng cân đối kế toán mà không cân bằng thì chắc chắn
là đã sai ở một chỗ nào đó.
Giao dịch 1
: Đầu tư ban đầu. Giao dịch đầu tiên của công ty Baco
là chủ doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào ngày 31/12/2005. Anh
Thanh có thể cất 400 triệu đồng tiền mặt trong két sắt hoặc có thể
mang gởi tại một tài khoản mang tên công ty Baco ở ngân hàng
3
.
Đẳng thức kế toán được thiết lập như sau:
3
Đối với kế toán viên, có thể phân biệt chi tiết cho “tiền mặt tại quỹ” và “tiền mặt gửi
ở ngân hàng” nhưng nếu bạn là giám đốc hay là ông chủ thì có thể gọi chung là tiền
mặt.
17
Lưu ý: Số (1) trong ngoặc đơn dùng để đánh dấu số thứ tự giao dịch, nhằm giúp
bạn đọc dễ theo dõi.
Giao dịch này làm tăng tài sản, cụ thể là tiền mặt và đồng
thời tăng vốn chủ sở hữu, cụ thể là vốn của Anh Thanh. Tổng số
tiền ở bên trái của đẳng thức phải bằng tổng số tiền ở bên phải,
nhất thiết chúng phải bằng nhau.
Giao dịch 2
: Vay tiền ngân hàng. Ngày 02/01/2006, công ty Baco
vay ngân hàng thông qua một hợp đồng tín dụng số tiền 100 triệu
đồng. Số tiền này được cộng thêm vào số tiền mặt hiện có của công
18
ty. Tác động của giao dịch vay ngân hàng lên đẳng thức kế toán
như sau:
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt Vay ngân hàng Vốn anh Thanh
Dư đầu kỳ 400 = 400
(2) + 100 = + 100
Dư cuối kỳ 500 = 100 400
Vay ngân hàng làm tăng nợ phải trả (Nợ vay) và tăng tài sản
(Tiền mặt) cùng một số tiền là 100 triệu. Sau khi giao dịch này,
Baco có tài sản là 500 triệu đồng; nguồn vốn cũng là 500 triệu (nợ
phải trả 100 triệu đồng và vốn chủ sở hữu 400 triệu đồng).
Giao dịch 3
: Mua hàng nhập kho trả tiền mặt. Ngày 02/01/2006
mua bánh kẹo từ nhà máy về nhập kho trị giá 150 triệu đồng.
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt Hàng tồn kho Vay ngân hàng Vốn anh Thanh
Dư đầu kỳ 500 = 100 + 400
(3) -150 +150 = 0 + 0
Dư cuối kỳ 350 150 = 100 + 400
Đối với giao dịch này, dùng tiền mặt mua hàng nhập kho
nên làm tăng một loại tài sản là Hàng tồn kho và làm giảm một loại
tài sản khác là Tiền mặt với cùng một giá trị như nhau. Hàng tồn
kho là tài sản mà công ty nắm giữ với mục đích để bán ra cho
khách hàng, kiếm lời. Từng loại tài sản đã thay đổi về giá trị, tuy
nhiên tổng cộng giá trị tài sản vẫn không đổi. Ngoài ra, phần bên
phả
i cũng không có gì thay đổi.
Baco có thể lập bảng cân đối kế toán
tại bất cứ thời điểm nào, ngay cả sau mỗi giao
dịch. Bảng cân đối kế toán ngày 02/01/2006 sau
3 giao dịch phát sinh đầu tiên sẽ như sau:
500 500
Hàng tồn kho là
tài sản mà công ty
nắm giữ chờ bán
ra, kiếm lời.
500500
19
Công ty Baco
Bảng cân đối kế toán, ngày 02/01/2006 Đơn vị: triệu đồng
Tài sản Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu
Tiền mặt 350 Nợ phải trả (vay ngân hàng) 100
Hàng tồn kho 150 Vốn chủ sở hữu (vốn anh Thanh) 400
Tổng tài sản 500 Tổng Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu 500
Phân tích các giao dịch phát sinh
Kế toán viên ghi chép các giao dịch trên
các tài khoản. Mỗi tài khoản là một ghi
chép tóm tắt về những thay đổi của một
loại tài sản, một loại nợ phải trả hay một
loại vốn chủ sở hữu, và số dư của tài khoản
là tổng hợp các bút toán được ghi vào tài khoản qua từng ngày.
Phân tích các giao dịch phát sinh, còn gọi tắt là “định
khoản” là trọng tâm của công tác kế toán. Có thể nói một kế
toán
viên giỏi và có kinh nghiệm được thể hiện qua khả năng này
4
.
Đối với mỗi giao dịch, kế toán viên cần phải xác định ba
điều: (1) tài khoản nào sẽ bị ảnh hưởng, (2) số dư tài khoản sẽ tăng
hay giảm, và (3) số tiền tăng giảm của mỗi tài khoản.
Bảng 2-1 dưới đây trình bày một loạt các giao dịch phát sinh
có thể được phân tích theo đẳng thức kế toán. Các giao dịch được
đánh số để dễ theo dõi. Hãy xem xét 3 giao dịch đầu tiên vừa trình
bày trên
đây được phân tích như thế nào trong Bảng 2-1 này.
Và tương tự, hãy phân tích các giao dịch phát sinh tiếp theo
(từ giao dịch 4 đến giao dịch 10) như sau:
4. Ngày 03/01, Công ty Baco mua một lô bánh kẹo trị giá 10 triệu
đồng từ nhà máy SABICO. Nhà máy yêu cầu thanh toán 4 triệu
đồng vào ngày 10/01, số còn lại chậm trả trong vòng 2 tháng.
4
Một khi hệ thống kế toán được “phần mềm hoá”, có lẽ nhiệm vụ của kế toán viên chỉ
còn là phân tích, định khoản mà thôi.
Tài khoản là một ghi
chép tóm tắt về những
thay đổi của một tài sản,
một loại nợ phải trả hay
một loại vốn chủ sở hữu.