Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không ý kiến của bạn như thế nào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.82 KB, 13 trang )

BÀI TẬP CÁ NHÂN

ĐỀ BÀI:

Hành vi lãnh đạo có đáng bàn tới hay không? Hãy đưa ra lập luận hai chiều cho
vấn đề này.

BÀI LÀM:

Lãnh đạo là theo một khía cạnh nào đó diễn tả, gợi ra hình ảnh về những cá nhân
đầy quyền lực, năng động làm thủ lĩnh những đội quân thiện chiến, cả đế chế các
công ty tại những tòa nhà cao chọc trời, hoặc thậm chí tạo dựng cả một đất nước.
Thành tích chói lọi của nhiều nhà lãnh đạo thông minh, dũng cảm đã trở thành chủ
đề của nhiều câu chuyện và giai thoại. Hầu hết những câu chuyện trong lịch sử đều
được tái hiện qua những câu chuyện về những người lãnh đạo, những vị thủ lĩnh
quân đội, chính trị, tôn giáo, mặc dù ai cũng hiểu rõ nguyên nhân thực sự của
những sự kiện đó là gì và mức độ ảnh hưởng thực sự của người lãnh đạo đối với sự
kiện đó là như thế nào. Quả thật, sự lãnh đạo có sức lôi cuốn vô hình đối với mọi
người vì sự bí ẩn và mức độ ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người.
Lịch sử đã chứng minh có rất nhiều nhà lãnh đạo đã rất nổi tiếng và rất thành công.
Những nhà lãnh đạo đó đã dẫn dắt và lãnh đạo toàn thể dân tộc đi theo một mục
tiêu chung và đi đến thành công như Chủ tịch Hồ Chí Minh, một vĩ lãnh tụ, một


nhà lãnh đạo đại tài đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam từ một đất nước nghèo nàn, lạc
hậu với vũ khí thô sơ đã đứng lên đánh đuổi quân xâm lược với sức mạnh kinh tế
và quân sự lớn mạnh gấp hàng ngàn lần.
Tại sao một số vị lãnh đạo (ví dụ như Winston Churchil, Indira Gandhi) lại đột
ngột bị hạ bệ mặc dù họ có quyền lực và gặt hái được nhiều vinh quang? Tại sao
một số vị lãnh đạo có đội ngũ hùng hậu những người ủng hộ sẵn sàng hy sinh
mạng sống của, trong khi đó một số vị lãnh đạo khác lại gây thù địch đến mức cấp


dưới âm hưu hãm hại họ?

Vậy điều gì đã làm cho những nhà lãnh đạo thành công hay thất bại, liệu đó có
phải là do thời thế tạo nên anh hùng hay do những phẩm chất, năng lực, hành vi
của lãnh đạo đó tạo nên sự thành công hay thất bại. Cũng đã có nhiều nhà nghiên
cứu về lãnh đạo, các yêu tố quyết định nên sự thành công của lãnh đạo. Các nghiên
cứu đã tiếp cận theo nhiều góc độ khác nhau, phụ thuộc vào ưu tiên về phương
pháp luận của nhà nghiên cứu và định nghĩa về lãnh đạo. Hầu hết các nhà nghiên
cứu chỉ giải quyết một phạm vi hẹp của chủ đề lãnh đạo. Vì vậy, hầu hết các
nghiên cứu đều có chủ đề nghiên cứu khác nhau. Một số phương pháp tiếp cận phổ
biến bao gồm tố chất lãnh đạo, hành vi lãnh đạo, quyền lực và ảnh hưởng. Và điều
đặc biệt là việc nghiên cứu hành vi lãnh đạo hiệu quả là một trong những trọng tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học. Hàng trăm nghiên cứu đã được thực hiện để tìm
hiểu mối liên hệ giữa các hành vi với các tiêu chí về hiệu quả lãnh đạo. Người lãnh
đạo hiệu quả sử dụng mô hình hành vi như thế nào để đạt được mục tiêu. Nhất là
trong thời kỳ hiện nay khi mà nền kinh tế toàn cầu hóa, chiến tranh giữua các nước
không phải là cuộc chiến tranh hủy diệt bằng vũ khí nữa mà đó là cuộc chiến tranh
về kinh tế. Vì vậy vấn đề hành vi lãnh đạo hiệu quả lại là vấn đề được quan tâm
nhiều nhất và là một vấn đề cần bàn. Vậy hành vi lãnh đạo là gì? Tại sao hành vi
đó lại ảnh hưởng nhiều đến như vậy đối với một tổ chức, một công ty hay một đất
nước


1. Hành vi lãnh đạo và những ảnh hưởng của nó đến tổ chức.
Với tư cách là người đứng đầu một tổ chức, việc cư xử thế nào là một vấn đề lớn
của nhà lãnh đạo. Có thể nói rằng biểu hiện ra bên ngoài hoạt động của một công
ty, phản ánh một cách rõ nét phong cách, hành vi, văn hóa cư xử của người lãnh
đạo. Vì vậy để tiếng nói của mình có ảnh hưởng như thế nào đối với cấp dưới là cả
một nghệ thuật áp dụng các hành vi cho phù hợp với từng đối tượng, hoàn cảnh và
tính cách của nhà lãnh đạo. Với cách tiếp cận vấn đề tương tự nhau, Trường đại

học của bang OHIO và trường đại học Michigan đã nghiên cứu và đưa ra các dạng
hành vi lãnh đạo hiệu quả có nét tương đồng và chủ yếu tập trung vào các dạng
hành vi lãnh đạo cụ thể như sau:

1.1

Hành vi định hướng công việc (Task-oriented behavior): hành vi định

hướng công việc giúp hiểu rõ hơn các yêu cầu vai trò, phối hợp hiệu quả hơn giữa
các nhân viên cấp dưới và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực, nhân sự. Những
người quản lý hiệu quả không dành nhiều thời gian và công sức để làm lặp đi lặp
lại một công việc như nhân viên cấp dưới mà họ chủ yếu tập trung vào các chức
năng định hướng công việc, ví dụ như việc lên kế hoạch thực hiện công việc, phối
hợp các hoạt động của cấp dưới, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết về chuyên môn và
trang thiết bị. Hơn nữa, người quản lý hiệu quả thường định hướng cho cấp dưới
trong việc đề ra mục tiêu cao nhưng thực tế và khả thi. Các hành vi định hướng
công việc xác định trong các nghiên cứu của Đại học Mechigan khá tương đồng
với các hành vi gắn liền với “xây dựng cơ cấu” trong các nghiên cứu của Đại học
Ohio.
Do tập trung vào định hướng công việc và làm thế nào đạt được hiệu quả cao nhất
nên dẫn đến việc quan tâm đến con người trong tổ chức lại không được coi trọng.
Làm cho người lao động bị áp lực cao, luôn cảm thấy sự căng thẳng do vậy dẫn


đến tình trạng bất mãn và không hài lòng. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến tỷ
lệ người bỏ việc cao.
Đồng thời nếu người lãnh đạo với hành vi hướng vào công việc và hiệu quả công
việc sẽ dẫn đến việc chuyên quyền độc đóan. Trong tổ chức sẽ mất đi sự sáng tạo
và tham gia đóng góp ý kiến của các thành viên sẽ bị hạn chế. Có thể trong thời
gian ngắn phong cách hành vi này phát huy hiệu quả khi cần giải quyết nhanh vấn

đề và dứt điểm vấn đề nhưng trong dài hạn sẽ làm kìm hãm sự phát triển và giảm
đi sự trung thành của các thành viên trong tổ chức.

1.2

Hành vi định hướng mối quan hệ (Relations-oriented behavior): Hành vi

định hướng con người có thể giúp tăng mức độ hài lòng với công việc, sự quyết
tâm cao hơn của tổ chức, hiệu quả công việc nhóm cao hơn
Các nhà lãnh đạo nhiệt tình sẽ chủ động lắng nghe và trò chuyện với nhân viên của
mình để thể hiện sự quan tâm, sự thích thú và hăng hái bất chấp họ có mệt thế nào.
Họ nhận ra rằng mọi người trong tổ chức không chỉ nghe những lời bạn nói mà còn
quan sát mọi biểu hiện trên gương mặt của bạn. Sẽ là tốt nhất nếu tránh được
những dấu hiện thể hiện sự khó chịu, buồn chán hay dửng dưng không quan tâm gì
đến người khác vì những biểu hiện tương tự như vậy từ một nhà lãnh đạo có sức
tàn phá rất lớn. Nói cách khác, ghi nhận và ủng hộ là một cách công nhận nhân
viên và cung cấp cảm hứng cần thiết cho họ sau khi đã bỏ ra nỗ lực lớn. Một trong
những phẩm chất quan trọng hơn hết của một người lãnh đạo vĩ đại là khả năng
đồng hành với nhân viên, thể hiện tình cảm, và làm cho mọi người có cảm giác tốt
về chính họ.
Tuy nhiên nếu lãnh đạo thiên về hành vi định hướng mối quan hệ sẽ dẫn đến hiện
tượng tổ chức sẽ thành một câu lạc bộ đồng quê. Tại đó các thành viên của tổ chức
rất quý mến nhau, không ai có thể làm mếch lòng ai. Nhưng điểm yếu và là hạn
chế là không có sự năng động và sáng tạo trong tổ chức đó. Mọi thành viên đều


không có động lực phấn đấu nâng cao năng suất lao động vì không ai áp đặt hoặc
giám sát một cách sát sao hiệu quả công việc.Vì mối quan hệ và nể nang nhau nên
còn người trong tổ chức không có sự cạnh tranh, ý chí phấn đấu vì hiệu quả công
việc.

Nếu tình trạng này kéo dài, trong thời đại cạnh tranh khốc liệt thì không sớm thì
muộn tổ chức đó, công ty đó sẽ bị phá sản vì hiệu quả hoạt động thấp không thể
cạnh tranh được.

1.3. Lãnh đạo tham gia:
Người quản lý hiệu quả thường áp dụng hình thức giám sát chung cả nhóm thay vì
giám sát từng nhân viên cấp dưới. Các buổi họp nhóm sẽ khuyến khích sự tham gia
của cấp dưới trong việc ra quyết định, cải thiện thông tin hai chiều và thúc đẩy sự
hợp tác, quá trình giải quyết xung đột. Vai trò của người quản lý trong cuộc họp
nhóm chủ yếu là định hướng chủ đề thảo luận và duy trì nội dung thảo luận mang
tính ủng hộ, xây dựng và định hướng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, sử dụng hình
thức tham gia không có phải để thoái thác trách nhiệm, và người quản lý vẫn phải
chịu trách nhiệm cho tất cả các quyết định và kết quả của các quyết định đó.
Với hành vi lãnh đạo tham gia một cách sâu sát nếu không có một ranh giới cụ thể,
không có điểm dừng thì vô hình chung người lãnh đạo sẽ tập trung rất nhiều thời
gian để giải quyết sự vụ mà không đưa ra được các định hướng, chiến lược phát
triển cho từng giai đoạn. Đồng thời nhân viên của tổ chức đó sẽ cảm thấy bị động
hơn trong khi giải quyết công việc. Họ sẽ không còn sáng tạo và sự linh hoạt trong
công việc mà thường ỷ lại vào quyết định của lãnh đạo. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn
đến cơ hội kinh doanh và sự phát triển của tổ chức.

2. Để trở thành nhà lãnh đạo hiệu quả.


Đối với những người lãnh đạo hiệu quả, các hành vi định hướng công việc sẽ
không xảy ra nếu có những lo lắng về mối quan hệ giữa con người với con người.
Những người lãnh đạo hiệu quả cũng ủng hộ và giúp đỡ tích cực hơn cho cấp dưới.
Hành vi ủng hộ liên quan đến lãnh đạo hiệu quả bao gồm việc thể hiện sự tin tưởng
và tự tin, hành động một cách thân thiện và ân cần, cố gắng hiểu các vấn đề của
cấp dưới, giúp đỡ phát triển cấp dưới và thúc đẩy sự thăng tiến trong sự nghiệp của

họ, luôn luôn thông tin đầy đủ cho cấp dưới, thể hiện sự đánh giá cao các ý tưởng
của cấp dưới và công nhận sự đóng góp và thành tích của cấp dưới. Nhà quản lý
hiệu quả thường có xu hướng sử dụng hình thức giám sát chung thay vì giám sát kỹ
lưỡng. Điều đó có nghĩa là người quản lý xây dựng mục tiêu và định hướng chung
cho cấp dưới nhưng cho phép cấp dưới có đủ quyền tự quyết về cách thức thực
hiện công việc và tiến độ của riêng họ. Nhà quản lý nên đối xử với từng nhân viên
cấp dưới theo cách thể hiện sự ủng hộ để xây dựng và duy trì ý thức về giá trị và
tầm quan trọng cá nhân.
Nhưng để làm được điều đó nhà lãnh đạo phải làm gì để người khác muốn đi theo.
Theo Leadership – Tools thì có 10 chiến lược để trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại mà
người khách muốn theo, đó là :
1. Hỏi mỗi nhân viên về những gì họ cho là giá trị nhất, và bắt đầu đặt mục tiêu
của công ty để khuyến khích những khía cạnh cuộc sống quan trọng của mỗi
nhân viên.
2. Giúp đỡ họ đạt được đầy đủ tiềm năng của mình bằng cách đặt vào tay họ
những công việc to lớn. Hãy khen ngợi những thành công của họ, thậm chí chỉ
là những điều nhỏ nhoi.
3. Hàng tháng gửi đến họ thư thông báo của công ty, mục đích duy nhất là để công
nhận và chúc mừng những “chiến thắng và thành công” mà nhân viên của bạn
đã gặt hái được. Mọi người đều thích được công nhận về những thành tích của
họ, và điều này sẽ đem đến cho họ một cảm giác tự hào về bản thân mình.


4. Mỗi tháng tổ chức một ngày vui chơi. Dẫn nhân viên đi ăn trưa, đi xem biểu
diễn, hoặc tổ chức một bữa tiệc bên ngoài văn phòng làm việc. Một ngày “thư
giãn” sẽ làm cho nhân viên của bạn khỏe lại và xây dựng lòng trung thành với
tổ chức.
5. Xây dựng sự đồng tâm bằng cách cho phép nhân viên tham gia vào việc bỏ
phiếu cho những thay đổi nội bộ của công ty. Công việc của bạn sẽ dễ dàng hơn
nếu bạn có sự hỗ trợ của mọi người trên “tiền tuyến”.

6. Giải quyết những xung đột một cách thẳng thắn và chân thực chân thực. Hãy sử
dụng vai trò của mình trong cuộc xung đột này và đưa ra giải pháp càng nhanh
càng tốt. Nếu bạn sai, hãy chỉ ra chỗ sai của mình, và kèm theo đó là một lời xin
lỗi.
7. Đừng để mọi người trong công ty xì xào về cuộc sống của bạn, và giữ những bí
mật của nhân viên. Nếu cuộc sống riêng tư của bạn đang bị mọi người bàn tán
trong công ty, hãy thuê một chuyên gia có uy tín và đáng tin cậy giúp đỡ bạn.
8. Đặt kỳ vọng vào nhân viên để họ tạo ra những quyết định đúng đắn mà không
có sự can thiệp của bạn.Lòng tự trọng được xây dựng bằng việc cho phép người
khác có cơ hội để thử sức với những nhiệm vụ mới và để thành công, bằng cách
giúp họ đặt cá tính và bản thân mình vào những dự án, nhiệm vụ.
9. Giao cho họ những công việc có ý nghĩa, cho phép nhân viên của bạn có cơ hội
vươn lên và phát triển, và trên tất cả là cung ứng những chương trình đào tạo
cần thiết để thực hiện một sự đổi mới.
10.Chúc mừng công ty bằng cách công bố những thành công của từng ngày để
thấy rằng ngày hôm nay đã hơn ngày hôm qua. Việc làm này vào buổi sáng sẽ
tạo ra năng lượng và giúp tăng hiệu suất làm việc trong suốt cả ngày


Đồng thời Leadership – Tool cũng đưa ra 10 lời khuyên nên tránh vì có rất
nhiều hành vi của các nhà lãnh đạo, tuy nhỏ nhưng do được tích lũy lâu ngày,
chúng lại trở thành nguyên nhân khiến họ thất bại. Dưới đây là 10 điều trong số đó.

1. Không bao giờ cố gắng gây ảnh hưởng hoặc thuyết phục những người khác
thay đổi mà chỉ đòi hỏi, đòi hỏi, đòi hỏi mà thôi.
2. Phản hồi mang tính nhạo báng, theo kiểu "Anh đang đùa đấy à?", "Anh mà làm
được thì tôi...đi đầu xuống đất"...
3. Không cho cơ hội tìm ra giải pháp riêng mà can thiệp bằng việc nói cho họ điều
bắt buộc họ phải làm.
4. Tấn công trực tiếp vào cá nhân, thích làm cho nhân viên yếu thế và giành phần

thắng.
5. Sử dụng cụm từ "phải làm nhiều hơn với ít người hơn" để giải thích việc cắt
giảm, tái tổ chức.
6. Không bao giờ đưa ra thông tin hoặc định hướng chiến lược cho đến khi bạn bắt
buộc phải đưa ra.
7. Khi có gì đó rắc rối, bạn ngay lập tức biết ai sẽ là người phải hy sinh - tất nhiên
là không phải là bạn.
8. Thích "đổ thêm dầu vào lửa" khi có mâu thuẫn giữa các nhân viên với nhau.
9. Không bao giờ thừa nhận thành tích của nhân viên - nghĩ rằng "họ có việc là
may rồi".
10.Lạm dụng nhân viên vì mụch đích riêng.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều điều ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức, một
trong những điều đó chính là tâm trạng, tính khí của người lãnh đạo. Vì vậy bản


thân người lãnh đạo phải liên tục trao dồi bản thân và kìm nén cảm xúc vì cảm xúc
của một nhà lãnh đạo còn ảnh hưởng đến hành vi và tâm trạng của những người
khác. Trong tâm lý học, người ta gọi đó là sự lây lan về cảm xúc. Nó giống giống
với câu phương ngôn: "Hãy cười với mọi người, cả thế giới sẽ mỉm cười với bạn".
Những tin tức về cảm xúc của lãnh đạo có sức lan tỏa rất mạnh. Nó lan truyền khắp
tổ chức giống như một luồng điện. Những ông chủ hay ngã lòng, phiền muộn hoặc
thô lỗ thường tạo ra những tổ chức "bị nhiễm độc" với những con người kém cỏi
và tiêu cực. Nhưng nếu bạn là một lãnh đạo lạc quan vui vẻ và truyền cảm hứng,
bạn sẽ giúp tạo ra những nhân viên tích cực - những người có thể chế ngự và giải
quyết

được

thách


thức

cam

go

nhất.

Lãnh đạo về cảm xúc không chỉ đơn thuần là tạo cho mình một khuôn mặt cảm xúc
giả tạo, mà là hiểu được ảnh hưởng của mình đối với người khác để sau đó có
những điều chỉnh về tâm trạng và thái độ sao cho phù hợp. Đây có thể coi là một
quá trình tự khám phá khó khăn, song lại rất cần thiết trước khi bạn thực hiện trách
nhiệm lãnh đạo của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường sự lãnh đạo về cảm xúc?
Để làm được điều đó nhà lãnh đạo phải cân nhắc và trả lời 5 câu hỏi sau:

1. Bạn muốn trở thành ai? Câu hỏi này khiến chúng ta phải suy nghĩ một cách chín
chắn trước khi hành động. Đồng thời có thể giúp cho chúng ta xác định được
một hình mẫu lý tưởng để từ đó làm kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.
2. Hiện tại bạn là ai? Việc xác định được hiện tại bạn là ai để thấy được khoảng
cách giữa cái mong muốn và bản thân chúng ta. Để nhìn nhận phong cách lãnh
đạo của mình như người khác nhìn nhận, hãy thu thập phản hồi từ mọi phía, từ
những người đồng cấp cho tới cấp dưới. Hãy nhận biết điểm mạnh, điểm yếu
của mình để xác định xem cái nào cần phát huy, cái nào cần hạn chế.


3. Làm thế nào để thực hiện mong muốn của mình? Khi xác định được bạn muốn
trở thành ai và hiện tại bạn là ai thì chúng ta sẽ có kế hoach thu hẹp khoảng
cách con người bạn với người bạn mong muốn.
4. Làm thế nào để thay đổi những thói quen và cách cư xử cố hữu? việc thay đổi

các thói quen và hành vi cư xử là một vấn đề khó khăn nhất đối với mỗi bản
thân chúng ta. Vì thói quen và hành vi cử xử là một phản xạ tự nhiên và có điều
kiện. Chính chúng ta đã tọ ra nó và bây giờ muốn thay đổi nó thì chúng ta phải
liên tục thực hiện lại những cách ứng xử mới cả về thể chất lẫn tinh thần cho tới
khi nó trở thành hành vi tự động của mình.
5. Ai là người có thể giúp bạn? Đừng cố xây dựng những kỹ năng cảm xúc một
mình. Hãy xác định xem ai là người có thể giúp bạn trong quá trình khó khăn
này. Muốn vậy chúng ta phải lập nên tổ chức học tập và đào tạo. Trong tổ chức
đó họ sẽ giúp nhau củng cố vững vàng hơn khả năng lãnh đạo bằng việc trao
đổi thẳng thắn các phản hồi và tăng cường sự tin tưởng mạnh mẽ với nhau.

3. Có phải mọi hành vi lãnh đạo đều ảnh hưởng đến thành công hay thất bại
của một tổ chức. Hay nói cách khác hành vi lãnh đạo cũng có thể không quan
trọng và là điều không cần thiết phải bàn đến?
Trên đây chúng ta đã bàn đến tầm quan trọng của hành vi lãnh đạo. Tuy nhiên
trong thực tế hành vi lãnh đạo có quá quan trọng như vậy không?
Sự sống còn của một nhóm hay một tổ chức đều do mục tiêu đã được vạch ra và
lãnh đạo là tác động vào tổ chức đó để tiến tới mục tiêu. Nói một cách khác, lãnh
đạo là một quá trình gây ảnh hưởng đến các hoạt động của một cá nhân hay một
nhóm nhằm đạt được mục đích trong tình huống nhất định. Trước đây, theo quan
niệm xưa, người lãnh đạo là người tài ba xuất chúng, đạo đức mẫu mực, xem người
chịu sự lãnh đạo là người còn ấu trĩ. Đó là quan niệm lãnh đạo cá nhân.


Trong thời gian qua, khoa học cũng đã tập trung nghiên cứu về lãnh đạo cá nhân
như trí thông minh, năng khiếu, nghị lực… Kết quả không có gì đặc biệt và nhận
thấy sự xuất hiện lãnh đạo lại tùy thuộc vào hoàn cảnh, tùy vào yêu cầu của tập thể
ở một thời điểm nhất định. Đó là khả năng nhận diện vấn đề của nhóm và vận động
mọi người cùng tham gia giải quyết vấn đề đó. Hiện nay, khoa học không còn tập
trung vào cá nhân mà quan sát những động tác , hành vi( hành vi lãnh đạo ) trong

nhóm và nhận thấy người lãnh đạo thành công là người biết điều hòa sự tham gia,
tổng hợp các ý kiến, giúp nhóm khai phá vấn đề. Lãnh đạo là một tiến trình tập
thể : người lãnh đạo giỏi là người biết phát hiện, phát huy, và nối kết các hành vi
của nhóm để đưa nhóm đến mục tiêu.
Lịch sử cũng cho thấy nhu cầu về phương thức lãnh đạo thay đổi như thế nào từ kỷ
nguyên này sang kỷ nguyên khác, từ một nền văn hóa này sang nền văn hóa khác.
Các nhà lãnh đạo trong quá khứ trải nghiệm hiện tại của họ khác hoàn toàn so với
cách thức chúng ta trải nghiệm hiện tại của chúng ta. Và hãy nhớ rằng, họ không
có nhiều ý tưởng về cách thức mọi việc được thực hiện so với những gì chúng ta
làm trong thời đại của chúng ta. Không có gì có thể từng đi đúng hướng, không có
gì được quyết định trước.
Nhà lãnh đạo một phần biết tận dụng sự may mắn hay khoảnh khắc lịch sử may
mắn, họ còn cần tài năng nhìn thấy những sự may mắn. Cương vĩ lãnh đạo cũng
một phần phải đi kèm với sự may mắn. Và sự may mắn, cơ hội, bàn tay của Chúa
chính là một sức mạnh thực sự trong các mối quan hệ đan xen của con người; đó là
một phần của cuộc sống. Điều này chúng ta không thể phủ nhận vì trên thực tế có
những người trở thành nhà lãnh đạo là do yếu tố may mắn, do có tiền hoặc do mối
quan hệ mà họ có được. Tuy nhiên số lãnh đạo đó là không nhiều và thực sự không
có sự bền vững nếu họ cứ dựa dẫm mãi vào các yếu tố đó.


3. KẾT LUẬN.

Tóm lại, lãnh đạo và hành vi lãnh đạo là một điều rất đáng bàn và rất quan trọng
nhất là trong thời đại ngày nay khi mà hoạt động cạnh tranh ngày càng khốc liệt
không chỉ trên bình diện một khu vực một đất nước mà trên toàn thế giới. Chiến
thắng chỉ thuộc về những người nắm bắt được cơ hội, có khả năng quản lý điều
hành một cách bài bản và có mục tiêu định hướng chiến lược hoạt động một cách
rõ ràng. Bên cạnh đó cũng phải có cái nhìn nhân bản hơn về con người về mối
quan hệ người với người và quyền lợi của họ. Biết kết hợp sức mạnh tập thể với

khả năng của từng cá nhân. Đồng thời người lãnh đạo cũng phải biết làm gương
cho mọi người trong tổ chức của mình noi theo.
Nếu một tổ chức, một công ty phụ thuộc nhiều quá vào một cá nhân thì công ty
đó sẽ không có sự phát triển bền vững được. Như ông cha ta xưa có câu “nhân vô
thập toàn”, tức là không thể có ai hoàn hảo được cả. Một mình người lãnh đạo thì
không thể làm xoay chuyển được tình thế, không thể đổi trắng thay đen ngay
được.

Sự may mắn cũng chỉ là cơ hội cho một người được ngồi vào vị trí lãnh đạo
nhưng nếu thực sự người đó không có tâm, có tầm thì cũng không tồn tại lâu dài
được, không chóng thì chầy cũng bị tổ chức, xã hội đào thải.

Trong xã hội hiện đại khi các công cụ khoa học, kỹ thuật hỗ trợ rất nhiều trong
công việc , nhưng không phải ai cũng có thể huy động được sức mạnh của từng cá
nhân đơn lẻ tập hợp thành sức mạnh tập thể được mà vai trò đó thuộc về nhà lãnh
đạo.


Vì vậy lãnh đạo và hành vi lãnh đạo hiệu quả là điều rất quan trọng để cho một
tổ chức hoạt động có hiệu quả và đạt được mục tiêu của nó. Và đó là một trong
những nguyên nhân mà các nhà khoa học, các học giả không ngừng nghiên cứu và
đưa ra những nhận định của mình về lãnh đạo và hành vi lãnh đạo hiệu quả cho
phù hợp với từng thời kỳ phát triển của xã hội. Chúng ta cũng không thể máy móc
áp dụng một cách thụ động, mà cần có sự nghiên cứu áp dụng cho phù hợp với
trình độ phát triển của xã hội và nhận thức của các thành viên trong tổ chức, trong
công ty. Có như vậy lãnh đạo mới hiệu quả và tổ chức chúng ta mới phát triển bền
vững.

----------------------------------------------------------------------


Tài liệu tham khảo:
- Giáo trình về phát triển kỹ năng lãnh đạo
- Theo Leadership – Tools trên trang Hrvietnam.com
- Theo Leaderhip – tools trên trang Vietnam.net



×