Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

bài tập môn luật doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.18 KB, 14 trang )

MỞ ĐẦU
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được
chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty có lượng
cổ đông tối thiểu là ba, có tư cách pháp nhân. Trong quá trình hoạt
động, công ty cổ phần được phát hành chứng khoán các loại để huy
động vốn (Theo Điều 110 và Điều 127 Luật doanh nghiệp 2014).
Trong tình hình nền kinh kế thị trường hội nhập quốc tế ở hiện
ta hiện nay, công ty cổ phần đang là loại hình được nhà nước thúc
đẩy mở rộng. Quy trình chuyển đổi từ các loại hình doanh nghiệp
khác sang công ty cổ phần cũng ngày càng nhiều. Việc chuyển đổi,
hình thành các công ty cổ phần này cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích
cho tình hình kinh tế của đất nước, giúp cho nền kinh trở nên phù
hợp hơn với xu hướng thời đại.
Tuy nhiên, với việc số lượng công ty cổ phần ngày một tăng
thì các vấn đề phát sinh từ loại hình doanh nghiệp này cũng không
phải ít, và một trong số đó là việc chuyển nhượng cổ phần trong
công ty cổ phần. Dựa trên Luật doanh nghiệp 2014 để tìm hiểu và
làm rõ về vấn đề này, em xin được chọn đề tài: Phân tích các quy
định pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ
phần.

1


NỘI DUNG
I. Khái niệm chung
1. Chuyển nhượng cổ phần
- Cổ phần: Theo Điểm a – Khoản 1 – Điều 110 – Luật
doanh nghiệp 2014 thì cổ phần là vốn điều lệ được chia thành nhiều
phần bằng nhau. Từ đó, có thể hiểu cổ phần là phần chia nhỏ nhất
trong vốn điều lệ của công ty cổ phần.


- Cổ phiếu: Theo Khoản 1 – Điều 120 – Luật doanh
nghiệp 2014, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành,
bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một
hoặc một số cổ phần của công ty đó.
- Chuyển nhượng cổ phần: Là hành vi làm thay đổi số
lượng cổ phần đang nắm giữ.
2. Phân loại cổ phần
Việc chia cổ phần làm nhiều loại khác nhau là có nguyên
nhân. Ban đầu, trong công ty cổ phần chỉ có một lại cổ phần duy
nhất, cũng như công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có một loại vốn
góp. Theo đó, các cổ đông sẽ có những quyền và nghĩa vụ như
nhau. Nhưng theo thời gian, với mục tiêu nâng cao khả năng thu
hút vốn, cổ phẩn trong công ty cổ phần đã “biến tấu” các đặc điểm
của mình. Và kết quả là trong công ty đã hình thành nên các loại cổ
phần khác nhau.
Theo Luật doanh nghiệp 2014, cổ phần trong công ty cổ
phần được chia thành 2 loại:
2


- Cổ phần phổ thông: Là loại cổ phần bắt buộc phải có
trong công ty cổ phần, chỉ hưởng lãi hoặc chịu lỗ dựa trên kết quả
hoạt động của công ty.
- Cổ phần ưu đãi: Như tên gọi của mình, loại cổ phần này
sẽ có những ưu đãi nhất định so với cổ phần phổ thông và được
chia thành nhiều loại khác nhau như:
+ Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Là cổ phần có số
phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phần phổ thông (do điều lệ
công ty quy định). Chỉ có tổ chức đước Chính phủ ủy quyền và cổ
đông sáng lập được nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết và không

chuyển nhượng được.
+ Cổ phần ưu đãi cổ tức: Là cổ phẩn được trả cổ
tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của cổ phần phổ thông hoặc
mức ổn định hàng năm (Điều 117 Luật doanh nghiệp 2014). Cổ tức
được chia hằng năm gồm có cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ
tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty.
+ Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Là cổ phần công ty
hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu của người sở hữu
hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi
hoàn lại (Khoản 1 Điều 118 Luật doanh nghiệp 2014).
+ Cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy
định.
II. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần
trong công ty cổ phần
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần
1.1. Đối với cổ phần phổ thông
3


Người sở hữu cổ phần phổ thông được gọi là cổ đông
phổ thông. Việc chuyển nhượng cổ phần phổ thông được coi là một
trong những quyền cơ bản của cổ đông phổ thông, đã được quy
định rõ ràng tại Điểm d – Khoản 1 – Điều 114 – Luật doanh nghiệp
2014: Cổ đông phổ thông có quyền “ Tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản
3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này”. Cụ thể các trường
hợp cấm chuyển nhượng là:
- “Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng
lập


3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty
được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng
lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông
sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của
mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp
thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định
chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển
nhượng các cổ phần đó.”
Điều khoản này nhằm hạn chế việc tự ý rời bỏ công
ty khi công ty chưa ổn định của các cổ đông sáng lập, các nhà đầu
tư của công ty cổ phần đó. Bên cạnh đó còn thể hiện sự ràng buộc
về nghĩa vụ vật chất của cổ đông sáng lập với người mua nhằm
tránh tình trạng lừa đảo.
- “Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần
1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ
trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ
4


công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp
Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì
các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu
của cổ phần tương ứng.”
Điều này giúp giới hạn việc chuyển nhượng tự do
các loại cổ phẩn mà công ty quy định hạn chế. Làm cho việc kiểm
soát cổ phần trong công ty trở nên ổn định, dễ dàng hơn. Hơn nữa
nó cũng nhằm giảm thiểu các trường hợp muốn lợi dụng việc
chuyển nhượng cổ phần để thực hiện hành vi lừa đảo, trái pháp
luật.
1.2. Đối với cổ phần ưu đãi

Là loại cổ phần đặc biệt hơn so với cổ phần phổ
thông, nên việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi phụ thuộc phần lớn
vào điều lệ của công ty và một số quy định trong Luật doanh
nghiệp 2014. Mỗi loại cổ phần ưu đãi sẽ được quy định các hình
thức chuyển nhượng như sau
- Cổ phần ưu đãi biểu quyết: Theo Khoản 3 – Điều
116 – Luật doanh nghiệp 2014 thì Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi
biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
Công ty cổ phần có thể coi là loại công ty đối vốn.
Nghĩa là việc quản lý, điều hành công ty dựa trên cơ sở vốn góp
vào công ty. Ai góp nhiều thì có quyền biểu quyết cao và ngược lại.
Tuy nhiên cổ đông sáng lập có vai trò vô cùng quan trọng trong
thời gian đầu của công ty, là những người đầu tiên có ý tưởng về
việc thành lập doanh nghiệp, là người khởi xướng và định hướng
đường lối hoạt động của công ty trong thời gian đầu, nhưng không
phải lúc nào cổ đông sáng lập cũng có tiềm lực về tài chính để đầu
5


tư và kiểm soát công ty. Và do cổ phần ưu đãi biểu quyết chiếm số
phiếu biểu quyết cao hơn so với cổ phần phổ thông, nên việc sở
hữu cổ phẩn ưu đãi biểu quyết sẽ giúp cho cổ đông sáng lập nắm
được quyền điều hành, kiểm soát công ty trong thời gian đầu (cụ
thể là ba năm), giúp cho định hình hoàn chỉnh công ty và vạch ra
bước phát triển đúng đắn cho công ty sau này. Chính nhờ lợi ích và
quyền hạn mà cổ phần ưu đãi biểu quyết đưa ra nên Luật doanh
nghiệp 2014 đã quy định không được chuyển nhượng loại cổ phần
này nhằm đảm bảo quyền lợi của cổ đông sáng lập, cũng như tránh
việc lợi dụng, lừa đảo người khác, từ bỏ công ty trong thời gian ban
đầu do gặp khó khăn, thách thức của cổ đông sáng lập. Và sau thời

hạn 3 năm, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ
chuyển đổi thành cổ phần phổ thông (Khoản 3 – Điều 113 – Luật
doanh nghiệp 2014), tạo ra sự công bằng trong việc điều hành, quản
lý công ty.
Một trường hợp khác có quyền sở hữu cổ phần ưu
đãi biểu quyết là tổ chức được Chính phủ ủy quyền. Tuy nhiên
khác với cổ đông sáng lập, các “cổ đông” này không bị giới hạn
thời gian sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết (không quy định thời
hạn sở hữu theo Khoản 3 – Điều 113 – Luật doanh nghiệp 2014).
Vì xuất phát từ nhu cầu quản lý của Nhà nước, tham gia vào điều
tiết, định hình và phát triển nền kinh tế của đất nước trong một số
ngành nghề, lĩnh vực quan trọng thông qua các “cổ đông” này.
Nhưng do vốn đầu tư thấp nên các tổ chức được Chính phủ ủy
quyền được quyền sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết vô thời hạn.
- Cổ phần ưu đãi cổ tức: Theo Điểm c – Khoản 2 –
Điều 117, cổ đông ưu đãi cổ túc có các quyền như cổ đông phổ
6


thông, tức là được tự do chuyển nhượng loại cổ phần này, trừ khi
có quy định hạn chế trong điều lệ của công ty hoặc người sở hữu là
cổ đông sáng lập.
Tuy cổ phần ưu đãi cổ tức đem lại thêm giá trị về
mặt vật chất cho cổ đông sở hữu so với cổ phần phổ thông (nhờ
phần cổ tức cố định), nhưng nó không trực tiếp ảnh hưởng đến
những hoạt động mang tính quan trọng của công ty. Vì quyền của
cổ đông sở hữu loại cổ phần này cũng như quyền của cổ đông phổ
thông, và theo Khoản 3 – Điều 117, “Cổ đông sở hữu cổ phần ưu
đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ
đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát”, nên

việc chuyển nhượng loại cổ phần này là tự do và chỉ bị hạn chế một
vài phần nếu như công ty đưa ra những quy định về điều này.
Tuy không có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản
lý của công ty cổ phần, nhưng cổ phần ưu đãi cổ tức cũng đem lại
một số hạn chế vì giá trị cổ tức mà nó đem lại cho người sở hữu. Vì
vậy, tuy không phải là bắt buộc, nhưng việc đưa ra một số quy định
để hạn chế quyền chuyển nhượng cổ phần ưu đãi cổ tức trong công
ty cũng là một điều cần thiết. Để đem lại sự công bằng cho tất cả cổ
đông của công ty.
- Cổ phần ưu đãi hoàn lại: Được quy định tại Điều
118 – Luật doanh nghiệp 2014, quyền của người sở hữu cổ phần ưu
đãi hoàn lại cũng như việc chuyển nhượng loại cổ phần này là
giống với cổ phẩn ưu đãi cổ tức và cổ phần phổ thông. Các cổ đông
sở hữu cổ phần này cũng không có quyền biểu quyết, dự họp Đại
hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm
soát.
7


Có thể thấy rằng, cũng như cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại cũng đem lại một phần ưu đãi cho người sở
hữu so với cổ phần phổ thông. Ở đây điểm ưu đãi là yếu tố “hoàn
lại”. Cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo
yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cỏ
phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại. Do thị trường kinh tế đầy biến
động nên nhu cầu rút lại vốn góp cũng là điều vô cùng chính đáng,
tránh được nhiều rủi ro trong trường hợp công ty mình góp vốn vào
gặp nhiều khó khăn, không thể phát triển hay có nguy cơ phá sản,
… Vì vậy việc chuyển nhượng cổ phần này là tự do, trừ trường hợp
bị hạn chế bởi các quy định mà công ty đưa ra, cũng như cổ phần

ưu đãi cổ tức.
- Một số trường hợp khác trong chuyển nhượng
cổ phần: Theo các văn bản pháp luật căn cứ theo Luật doanh
nghiệp 2005, có một số trường hợp khác chuyển nhượng cổ phần
khác với những quy định thông thường, nhưng lại không được nhắc
đến trong Luật doanh nghiệp 2014 cũng như các nghị định hướng
dẫn của luật này. Ví dụ như:
+ Đối với cổ phần phát hành riêng lẻ: Luật
doanh nghiệp 2005 quy định “Chính phủ quy định về việc chào bán
cổ phần riêng lẻ” (Khoản 6, Điều 87), theo đó nghị định số
01/2010/NĐ-CP quy định về vấn đề này.
+ Đối với ngân hàng thương mại cổ phần: Theo
Khoản 3 – Điều 36 – Nghị định 59/2009/NĐ-CP thì đối với ngân
hàng thương mại cổ phần, những giao dịch chuyển nhượng sau cần
có văn bản chấp thuận của thống đốc ngân hàng nhà nước: các giao
dịch mua bán mức cổ phần trọng yếu (đây là giao dịch mua bán của
8


cổ đông nắm giữ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên); các
giao dịch mua bán cổ phần dẫn đến cổ đông đang sở hữu mức cổ
phần trọng yếu trở thành không sở hữu cổ phần trọng yếu và ngược
lại…
+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài: Theo Khoản 5
– Điều 14 – Nghị định 01/2014/NĐ-CP thì nhà đầu tư chiến lược
nước ngoài chỉ được phép chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu
của mình cho tổ chức, cá nhân khác (kể cả trong nước và ngoài
nước) tối thiểu sau 5 năm kể từ khi trở thành là nhà đầu tư chiến
lược nước ngoài tại một ngân hàng Việt Nam ghi trong văn bản
chấp thuận tại Ngân hàng Nhà nước…

2. Cách thức chuyển nhượng
2.1. Theo cách thức thông thường bằng hợp đồng
Có thể hiểu rằng đây là một loại giao dịch dân sự mà
đối tượng là giấy tờ có giá, cơ sở hình thành là từ sự thỏa thuận của
hai bên, tuân theo những quy định của Luật dân sự. Các hành vi
khác như cho, tặng, thừa kế,… cũng thuộc hình thức chuyển
nhượng này. Theo Khoản 2 – Điều 126 – Luật doanh nghiệp 2014,
“…Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển
nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng
hoặc đại diện ủy quyền của họ ký”.
2.2. Chuyển nhượng thông qua giao dịch trên sàn
chứng khoán
- Thị trường chứng khoán tập trung (Sở giao dịch
chứng khoán) – là nơi các nhà môi giới thực hiện cuộc đấu giá mua
– bán chứng khoán cho khách hàng của họ. Thị trường này hoạt
9


động theo đúng các quy định của pháp luật. Theo quy định tại
Khoản 2 – Điều 126 – Luật doanh nghiệp 2014: “Trường hợp
chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán,
trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định
của pháp luật về chứng khoán”. Theo quy định tại Điều 41 – Luật
chứng khoán 2006, ta có những cách thức giao dịch sau đây:
+ Giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch
chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán tổ chức giao dịch chứng
khoán niêm yết theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương
thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán
của Sở giao dịch chứng khoán. Chứng khoán niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán không được giao dịch bên ngoài Sở giao dịch

chứng khoán, trừ trường hợp quy định tại Quy chế giao dịch chứng
khoán của Sở giao dịch chứng khoán.
+ Giao dịch chứng khoán tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán: Trung tâm giao dịch chứng khoán tổ chức giao
dịch chứng khoán niêm yết theo phương thức thoả thuận và các
phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế giao dịch chứng
khoán của Trung tâm giao dịch chứng khoán. Chứng khoán niêm
yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty
chứng khoán là thành viên giao dịch của Trung tâm giao dịch
chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của Trung tâm
giao dịch chứng khoán.
+ Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm giao
dịch chứng khoán tổ chức giao dịch loại chứng khoán mới, thay
đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ
10


thống giao dịch mới phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
chấp thuận.
- Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại trung
tâm giao dịch chứng khoán được mô tả theo các bước:
+ Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt
lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
+ Bước 2: Công ty chuyển lệnh mua hoặc bán
chứng khoán cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch
chứng khoán. Người đại diện này sẽ nhập lệnh vào hệ thống của
Trung tâm giao dịch chứng khoán.
+ Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán
thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty
chứng khoán.

+ Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết
quả giao dịch cho nhà đầu tư.
+ Bước 5: Nhà đầu tư nhận chứng khoán hoặc
tiền trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày
làm việc kể từ ngày mua bán.
- Ngoài ra, ta còn có thể giao dịch chứng khoán trên
thị trường OTC (Over the Counter), là thị trường không có trung
tâm giao dịch chứng khoán tập trung, một mạng lưới các nhà môi
giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu
tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các
quầy (sàn giao dịch) của các ngân hàng và các công ty chứng
khoán.

11


KẾT LUẬN
Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là một hình
thức chuyển nhượng khá phức tạp với nhiều cách thức đa dạng, cho
từng loại cổ phần khác nhau. Và từ các vấn đề đã phân tích trên bài,
ta có thể thấy rõ được tầm quan trọng của luật pháp trong quá trình
điều chỉnh nền kinh tế đất nước nói chung và việc chuyển nhượng
cổ phần nói riêng. Vì vậy, việc hoàn chỉnh luật pháp là điều vô
cùng cần thiết, định hướng được đường lối đúng đắn cho nền kinh
tế Việt Nam, hạn chế, khắc phục những sai lầm, khiếm khuyết vẫn
còn tồn tại trong những quy định cũ.

12



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật doanh nghiệp 2014.
2. Luật doanh nghiệp 2005.
3. Luật chứng khoán 2006.
4. Luật doanh nghiệp Việt Nam, Tình huống – Dẫn giải –
Bình luận, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội 2015.
5. Nghị định 01/2010/NĐ-CP về chào bán cổ phần riêng
lẻ.
6. Thông tư số 06/2010/TT-NHNN hướng dẫn về tổ chức,
quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung,
sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại.
7. Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của
ngân hàng thương mại.

13


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
NỘI DUNG........................................................................................................2

I. Khái niệm chung.......................................................................2
1. Chuyển nhượng cổ phần......................................................2
2. Phân loại cổ phần................................................................2
II. Quy định của pháp luật về chuyển nhượng cổ phần trong công
ty cổ phần................................................................................................3
1. Điều kiện chuyển nhượng cổ phần......................................3
2. Cách thức chuyển nhượng...................................................9
KẾT LUẬN......................................................................................................12


14



×