Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

NHỮNG điểm THAM QUAN hấp dẫn KHI đi DU LỊCH hà GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.44 KB, 4 trang )

NHỮNG ĐIỂM THAM QUAN HẤP DẪN KHI ĐI DU LỊCH HÀ GIANG
1. Du lịch Hà Giang – thăm quan Núi đôi Cô Tiên ( Núi đôi Quản Bạ)
Huyện Quản Bạ - tỉnh Hà Giang nơi địa đầu tổ quốc nổi tiểng với Cổng Trời, Núi Đôi tròn trịa quyến rũ, với thị
trấn Tam Sơn thơ mộng được ví như một “ Đà Lạt” của tỉnh Hà Giang.
Không biết tự bao giờ, người dân nơi đây đã gọi cặp núi độc đáo này là Núi Đôi. Dưới chân Núi Đôi là cánh đồng lúa
Núi Đôi Quản Bạ. Suốt bốn mùa, cảnh quan nơi đây thay đổi màu sắc giống hệt Cô Tiên thay áo: áo xanh - đó là lúc
cánh đồng lúa đang vào thì con gái; mùa lúa chín lại khoác lên mình chiếc Hoàng bào lộng lẫy; vào vụ cày ải là bộ
nâu sồng để bắt tay vào mùa lúa mới v.v., nhưng cặp nhũ hoa thì lúc nào cũng căng tràn sự sống. Cảnh quan khu
vực Núi Đôi do vậy lúc nào cũng hút hồn du khách gần xa.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở vùng đất này có một chàng trai người Mông đẹp trai có tài thổi đàn môi.
Tiếng đàn môi của chàng réo rắt như tiếng suối, ríu rít lảnh lót như tiếng chim rừng, lúc lại sâu lắng, trầm bổng, da
diết như tiếng gió giữa đêm khuya cứ bay xa, bay xa mãi. Có một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào xinh
đẹp tuyệt trần, da trắng như tuyết, đôi môi như nụ đào xuân chúm chím, hai má ửng hồng như trái đào chín. Một
hôm nọ nghe được tiếng đàn môi của chàng đã theo gió trốn xuống trần gian tìm người thổi đàn môi mà phải lòng
chàng và đã trốn ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai vô cùng xinh xắn.

Lúc này Ngọc Hoàng đã phát hiện ra chuyện nàng bỏ trốn xuống trần gian lấy người phàm trần đã vô cùng giận dữ
sai người đi bắt nàng về. Nàng khóc lóc van xin cho nàng được ở lại nuôi con nhưng không ai mủi lòng. Thương
chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ của mình dưới hạ giới
cho con bú. Đôi nhũ cứ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình
như bầu vú mẹ, tròn trịa, đều đặn đến lạ thường mà ngày nay vẫn gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên ở Tam Sơn, Quản
Bạ.Tương truyền nhờ dòng sữa của nàng mà vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, các loại hoa trái như Đào,
Mận, Lê, Hồng thơm ngon kỳ lạ, rau trái thì luôn xanh tươi, lúa ngô luôn tươi tốt trở thành vùng đất trù phú. Con gái
ở đây xinh đẹp có tiếng, hai má lúc nào cùng ửng hồng, mịn màng như trái đào tiên. Và nước mắt của nàng đã biến
thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng, khảm trôi trên biển đá tai mèo phún sắc, ôm lấy cả rẻo đất phía sau
cổng

trời

huyền


thoại.

Mời các bạn cùng đến với núi Cô Tiên và cũng ngắm núi Cô Tiên và nghe những sự tích về núi Đôi này qua lời kể
của hướng dẫn viên Asia Plus Travel.
2. Du lịch Hà Giang - chiêm ngưỡng đèo Đèo Mã Pì Lèng
Đèo Mã Pì Lèng nằm trong quần thể công viên địa chất Đồng Văn (Hà Giang), nơi được công nhận là công viên
địa chất toàn cầu. Đường đèo men theo sườn núi, vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ, là điểm đến của du khách.
Những năm cuối thập kỷ 50 của thế kỷ trước, Chính phủ đã làm con đường mang tên Hạnh Phúc nối Hà Giang với 2
huyện vùng cao là Mèo Vạc và Đồng Văn, 2 huyện cheo leo nơi cực bắc tổ quốc.
Để làm con đường này đã có hàng chục nghìn nhân công từ các tỉnh khắp miền Bắc. Riêng đoạn Mã Pì Lèng, do quá
hiểm trở, nên khi đục từng cm đá để đặt nửa bàn chân vào tìm chỗ đứng, mỗi ngày có vài chục dân công được làm
lễ truy điệu sống rồi treo mình trên dây thừng dòng từ cây cổ thụ xuống.

Con đường hình thành vòng vèo quanh lưng núi, nơi có vực đá bên sông Nho Quế, hẻm vực sâu và hùng vĩ nhất
Đông Nam Á. Hẻm vực sông Nho Quế sâu khoảng 800 m, đứt gãy địa chất này được hình thành vào kỷ Kainozoi,


cách đây khoảng 32 triệu năm đến 15 triệu năm theo cơ chế trượt bằng trái. Cách đây khoảng 5 triệu năm, đứt gãy
hoạt động theo cơ chế trượt bằng phải, tạo nên hẻm vực hiện nay.
Hiện nay, Mã Pì Lèng là điểm đến không thể thiếu khi tham quan công viên địa chất Đồng Văn, được công nhận là
công viên địa chất toàn cầu vào ngày 3/10/2010. Trên địa bàn, dân cư chủ yếu là người Mông trắng với bản sắc văn
hóa độc đáo, hầu như nguyên sơ.
3. Du lịch Hà Giang - khám phá Thị trấn Đồng Văn
Thị trấn Đồng văn nằm trên cao nguyên đá ở độ cao trung bình từ 1.000- 1.600m so với mặt nước biển, cách
TP.Hà Giang 160km. Ở đây có một khu phố và chợ cổ có lối kiến trúc hàng trăm năm tuổi mà vẻ đẹp cổ kính, thâm
trầm của nó đã làm du khách như trút hết mệt mỏi sau khi vượt những chặng đường dài để đến với Đồng Văn.

Phố cổ nằm ở trung tâm của thị trấn Đồng Văn nhỏ bé (xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường
Vân, tỉnh Tuyên Quang). Khi mới hình thành, đầu thế kỉ 20, khu phố cổ này chỉ gồm vài gia đình người Mông, Tày,
Hoa sinh sống. Khi vào đây chiếm đóng, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng

về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn, xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn
đến ngày nay.
4. Du lịch Hà Giang - Chinh phục đỉnh núi Rồng với Cột cờ Lũng Cú
Cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn (Hà Giang) nằm ở địa đầu cực bắc Tổ quốc, có độ cao khoảng
1.700 m so với mực nước biển. Cột cờ được xây dựng từ thời nhà Lý và được trùng tu, xây dựng lại nhiều lần. Cột cờ
hiện nay được khánh thành năm 2010 với tổng kinh phí đầu tư trên 20 tỷ đồng
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng - một ngọn núi đá vôi tuổi Cambri hệ tầng Chang Pung với độ cao
1.468m so với mực nước biển, cách huyện lỵ Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km.

Có thể khẳng định rằng: Đỉnh đầu Lũng Cú này đã tồn tại cùng với sự hình thành dải đất thiêng liêng chữ S, là niềm
tự hào của dân tộc trong công cuộc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ.
Sử sách còn ghi lại, chính tại nơi này, Lý Thường Kiệt đã cho treo một lá cờ khi ông hội quân trấn ải biên thùy và từ
đó, nơi đây được người dân coi như cột mốc cao nhất đánh dấu biên cương lãnh thổ. Những người già ở đây còn
nói, sau khi treo cờ, Lý Thường Kiệt cho chôn một hòn đá tảng để đánh dấu. Sau này, Quang Trung - Nguyễn Huệ
cũng theo vị trí đó mà đặt trống báo cầm canh. Năm 1887, khi Thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành
phân giới cắm mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ kiên cường của
nhân dân nên mảnh đất biên cương được giữ vững và hình dáng đất nước vẫn liền một dải chữ S như ngày nay.
Năm 1978, Đồn biên phòng Lũng Cú dựng một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc, treo lá cờ 1,2m 2.
Trong suốt những năm tháng chiến tranh và đến mãi sau này, lá cờ luôn được các chiến sỹ bộ đội biên phòng và
nhân dân các dân tộc nơi đây duy trì, bảo vệ.
Người dân sinh sống lâu đời ở khu vực Lũng Cú còn cho biết: Năm 1991, được sự chỉ đạo của chính quyền các cấp,
nhân dân các dân tộc Lô Lô, Mông, Dao ở Lũng Cú đã đi khắp các vùng rừng, lên những mỏm núi cao nhất, xa nhất
để tìm cho được 1 cây Pơ mu cao gần 13m, thân thẳng đứng như mũi tên hướng lên trời kiêu dũng, gần 20 trai
tráng đã vận chuyển thân cây nặng hàng tạ để đưa lên đỉnh núi Rồng làm cột cờ.
Năm 2000, tỉnh Hà Giang cho xây dựng cột cờ tại vị trí ngày nay cũng là vị trí treo lá cờ khi xưa. Từ tháng 812/2000, những chiếc quẩy tấu thô mộc của người dân Lũng Cú lại kéo lên đỉnh núi cao Rồng gần 2 tấn thép, 8.000
viên gạch, gần 70m khối đá và cát để dựng nên cột cờ xây. Cột cờ được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2001


và hoàn thành vào 21 tháng 12 năm 2001. Năm 2002, con đường lên cột cờ được nâng cấp, trải nhựa và xây dựng
toàn bộ các bậc đá.

Được sự cho phép của Thủ tướng Chính phủ, với tư cách là chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện Đồng Văn đã cho
tiến hành khởi công trùng tu, nâng cấp cột cờ quốc gia Lũng Cú mới ngay tại vị trí cũ vào ngày 8-3-2010. Sau 196
ngày thi công, cột cờ quốc gia Lũng Cú đã hoàn thành, lễ cắt băng khánh thành vào ngày 25/9/2010. Đây là công
trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Cột cờ được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng kích thước nhỏ hơn. Về kiến trúc, cột cờ được thiết kế
theo hình bát giác, chân cột cờ được gắn 8 tấm phù điêu đá xanh minh họa cho các giai đoạn thời kỳ lịch sử của đất
nước và các phong tục tập quán của nhân dân tỉnh Hà Giang, phía trên có gắn 8 mặt trống đồng.
Đứng dưới chân cột cờ, nhìn lá cờ đỏ sao vàng rộng 54m 2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên Tổ
quốc Việt Nam thân yêu đang phấp phới bay nơi mảnh đất cực Bắc của Tổ quốc khiến cho những ai đặt chân lên cột
cờ Lũng Cú đều dâng lên những cảm súc dạt dào về tình yêu Tổ quốc, niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang
của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Từ đỉnh núi Rồng có thể quan sát thấy đặc điểm phân lớp đơn nghiêng của các núi đá trầm tích hệ tầng Chang
Pung, ngắm hai hồ nước được coi là hai mắt rồng - vết tích của hai hố sụt karst ở phía Đông và phía Tây, đây là hai
hồ nước hiếm hoi ở vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Lũng Cú - mảnh đất địa đầu của Tổ quốc vô cùng thiêng liêng và là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Đây
chính là nơi tốt nhất khách tham quan hình dung về hình thể của đất nước Việt Nam mà cực Bắc là Lũng Cú và cực
Nam là đất mũi Cà Mau.
Cột cờ quốc gia Lũng Cú là điểm hấp dẫn khách tham quan du lịch khi đến với Công viên địa chất toàn cầu Cao
nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
5. Du lịch Hà Giang - khám phá cao nguyên đá Đồng Văn
Từ TP. Hà Giang, đi theo quốc lộ 4C khoảng 43km tới huyện Quản Bạ; tiếp tục theo con đường này qua đèo Cán Tỷ
hiểm trở, những cánh rừng thông đại ngàn, những con dốc quanh co, uốn lượn, du khách sẽ lần lượt tới các huyện
Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc để khám phá cao nguyên đá.
Cao nguyên đá Đồng Văn nằm ở độ cao trung bình 1.000 - 1.600m so với mực nước biển, trên diện tích gần
2.356km² trải dài qua địa bàn 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang. Đây là một
trong những vùng đá vôi đặc biệt của cả nước, chứa đựng những dấu ấn tiêu biểu về lịch sử phát triển của vỏ trái
đất. Đồng Văn có tới 80% diện lộ đá vôi, được tạo thành từ những điều kiện.

Theo khảo sát của các nhà khoa học ở Viện khoa học Địa chất và Khoáng sản thì cao nguyên đá Đồng Văn đã trải

qua tất cả các giai đoạn phát triển của vỏ trái đất, từ Đại cổ sinh, Đại trung sinh đến Đại tân sinh với 13 hệ tầng địa
chất đã được phân chia, bao gồm Chang Pung, Lut Xia, Si Ka, Bắc Bun, Mia Lé, Si Phai, Tốc Tát, Lũng Nậm, Bắc Sơn,
Đồng Đăng, Hồng Ngài, Sông Hiến và Lân Pảng, trong đó Chang Pung là hệ tầng cổ nhất có niên đại khoảng 540
triệu năm.
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định được ở Đồng Văn 139 biểu hiện Di sản địa chất (DSĐC) thuộc đủ loại, trong
đó có 15 DSĐC cấp quốc tế, 68 cấp quốc gia và 56 cấp địa phương. Tại các trầm tích đá có tuổi khác nhau ở Đồng
Văn, các nhà cổ sinh vật cũng đã phát hiện rất nhiều hóa thạch thuộc 19 nhóm: Tay cuộn, San hô vách đáy, San hô
4 tia, Lỗ tầng, Bọ ba thùy, Cá cổ, Trùng lỗ, Vỏ nón, Răng nón, Chân rìu, Chân bụng, Chân đầu, Động vật dạng rêu,
Huệ biển, Vỏ cứng, Giáp xác cổ, Thực vật thủy sinh, Tảo cổ và Chitinozoa. Các cổ sinh vật hóa thạch này đã giúp các


nhà khoa học hoàn chỉnh bức tranh lịch sử phát triển địa chất vùng cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng và địa chất
khu vực đông bắc Việt Nam – nam Trung Quốc nói chung.
Do địa hình hiểm trở, bị chia cắt mạnh nên khí hậu cao nguyên đá mang nhiều sắc thái ôn đới và chia làm 2 mùa:
mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 đến tháng 4). Nhiệt độ trung bình năm khoảng 2428ºC, mùa đông nhiệt độ có khi xuống tới -5ºC. Đến Đồng Văn đẹp nhất là vào mùa Xuân, khi hoa cải rực vàng chân
núi, hoa đào đỏ thắm những mái ngói rêu phong.
Chúc quý khách có một chuyến đi du lịch Hà Giang vui vẻ, an toàn và thú vị.



×