Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GỖ TỪ CÁC NƯỚC CHÂU PHI TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP KHẨU TRỌNG ANH GIAI ĐOẠN 2014 – 032016: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.96 KB, 39 trang )

1

MỤC LỤC


2

DANH MỤC BẢNG BIỂU


3

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm vừa qua, công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh
đã có những phát triển không ngừng về năng lực kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gô
nguyên liệu, đáp ứng nhu cầu của nền sản xuất trong nước. Ngành gô chế biến là một
trong những ngành có tiềm năng phát triển, thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư
tại Việt Nam. Hiện nay, nguồn cung ứng gô trong nước chỉ đáp ứng được một phần
nhu cầu cho các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gô. Điều này làm cho hoạt động
nhập khẩu gô nguyên liệu càng trở nên quan trọng, chính hoạt động này sẽ tạo nguồn
cung ứng gô bền vững, đóng góp vào sự phát triển của ngành gô Việt Nam.
Tuy nhiên, điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường đặt ra cho công ty những thách
thức rất lớn, đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Cùng với sự cạnh tranh của những
doanh nghiệp khác là những khó khăn thách thức đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
nhập khẩu gô nguyên liệu của công ty. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết được học ở
trường và sự tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty, em xin tiến hành
thực hiện đề tài “Hoạt động nhập khẩu gỗ từ các nước châu Phi tại Công ty TNHH
Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh giai đoạn 2014 – 03/2016”.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn ThS Nguyễn Cương
cùng các cô chú, anh chị trong phòng Kinh doanh, Công ty TNHH Thương mại Xuất
nhập khẩu Trọng Anh đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo kiến tập này.



Hà Nội, tháng 8 năm 2016
Sinh viên Nguyễn Thị Thanh Hằng


4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI XUẤT NHẬP
KHẨU TRỌNG ANH
1.

Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh được Ủy

ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng cấp giấy phép thành lập ngày 23 tháng 12 năm
2013 với chức năng chính là nhập khẩu gô nguyên liệu từ các nước Châu Phi và một số
nước thuộc khu vực khác nhằm phục vụ cho ngành chế biến gô, xuất khẩu và tiêu dùng
tại thị trường nội địa Việt Nam.
Tên doanh nghiệp
Tên giao dịch
Trụ sở chính

:
:
:

Điện thoại
:
Chủ sở hữu
:
Nơi đăng ký quản lý :


Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh
TRONG ANH TRADIMEXCO
Số 37/164 Chùa Hàng, Phường Hồ Nam, Quận Lê Chân,
Thành phố Hải Phòng
+84 31 385 6921
Ngô Văn Trọng
Chi cục Thuế quận Lê Chân

Mã số thuể

0201344258

:

Từ những ngày đầu thành lập, hoạt động của công ty còn nhỏ và gặp nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, với sự quyết tâm của ban lãnh đạo cùng với đội ngũ nhân viên có
trình độ, kinh nghiệm, năng động và nhiệt huyết, công ty dần khẳng định được vị trí,
khả năng, sự chủ động trong kinh doanh và đang dần đạt được những thành tựu nhất
định. Doanh thu và lợi nhuận những năm gần đây luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch đề
ra, năm sau luôn cao hơn năm trước.
Hiện nay, công ty đang mở rộng thêm quy mô, đa dạng hóa các lĩnh vực kinh doanh
nhằm đạt được sự phát triển và thành công hơn nữa.


5
2.

Cơ cấu tổ chức
1.1.1. Tổ chức bộ máy quản ly

Bảng 1.1: Tổ chức bộ máy của công ty

Giám đốc

Phòng Kế toán

Phòng Kinh doanh

Phòng Hành chính

1.1.2. Nhân sự của công ty
Tổng số người làm việc hiện tại của công ty gồm : 10 người
Giám đốc Công ty

: 1 người

Phòng Kế toán

: 2 người

Phòng Kinh doanh

: 5 người

Phòng Hành chính

: 2 người

1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban
1.2.3.1.


Giám đốc Công ty:

a) Chức năng
Là chủ thể quản lý doanh nghiệp theo chế độ một Thủ trưởng, nên có quyền quyết
định mọi điều hành hoạt động của công ty, theo đúng kế hoạch, chính sách pháp luật
của Nhà nước. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Nhà nước và tập thể lao động về kết
quả hoạt động kinh doanh của công ty.

-

b) Nhiệm vụ
- Ký kết các hợp đồng và ra các quyết định của công ty
Chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của công ty trước cơ quan chủ quản của Nhà
nước (cơ quan Hải quan, cơ quan thuế, cơ quan an ninh kinh tế…)


6
-

Thực hiện đầy đủ quyền lợi của người lao động (đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế…)
1.2.3.2.

Phòng Kế toán:

a) Chức năng
Là bộ phận tham mưu cho Giám đốc công ty về nghiệp vụ, tài chính kế toán, tổ chức
hạch toán theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo quá trình luân chuyển vốn, phục
vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả kinh tế cao, đồng thời bảo toàn

và phát triển vốn cho công ty.
-

b) Nhiệm vụ
Đề xuất cho Giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài chính, tài

-

sản của công ty.
Thực hiện kế hoạch sử dụng tài chính và cấp tài chính theo nhu cầu kinh doanh của

-

công ty.
Giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hoạch toán kinh tế, phân tích hoạt

-

động kinh tế và quyết toán.
Lưu trữ, bảo quản hồ sơ tài liệu và quản lý tập trung thống nhất số liệu kế toán thống
kê và cung cấp số liệu đó cho các đơn vị liên quan trong công ty và cơ quan cấp trên
theo quyết định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc.
1.2.3.3.

Phòng Kinh doanh:

a) Chức năng
Là bộ phận thực hiện việc tìm kiếm hợp đồng và thực hiện các giao dịch với khách
hàng, thực hiện các công việc liên quan đến xuất nhập khẩu của công ty, xây dựng các

chính sách hô trợ, xúc tiến thị trường, triển khai công tác chăm sóc, nghiên cứu thị
trường, tìm hiểu và liên hệ với các nhà sản xuất và nhà cung cấp về các sản phẩm kinh
doanh, quản lý kho hàng, phân phối sản phẩm.
-

b) Nhiệm vụ
Lập các kế hoạch kinh doanh và triển khai thực hiện
Quản lý doanh thu, công nợ khách hàng


7
-

Đàm phán ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương.
Theo dõi việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng
Marketing và chăm sóc khách hàng
1.2.3.4.

-

Phòng Hành chính:

a) Nhiệm vụ
Xây dựng kế hoạch lao động, cơ chế tiền lương, đưa ra các chính sách thi đua, khen
thưởng, kỷ luật, các chính sách về phúc lợi, ưu đãi cho nhân viên dưới sự chỉ đạo của
Giám đốc và theo đúng pháp luật. Đồng thời tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề

-

nêu trên.

Thực hiện các công tác quản lý văn thư, lưu trữ, bảo mật các giấy tờ, quản lý tài sản,

-

trang thiết bị làm việc thuộc văn phòng.
Tiếp nhận, phân loại, quản lý các giấy tờ, văn bản, thư điện tử, tham mưu cho ban lãnh
đạo xử lý nhanh chóng và kịp thời.
3.

Giới thiệu về hoạt động kinh doanh của công ty

1.1.

Lĩnh vực kinh doanh của công ty

-

1.2.

Kinh doanh nông, lâm sản nguyên liệu
Kinh doanh vật liệu, thiết bị lắp đặt trong xây dựng
Kinh doanh kim loại và quặng kim loại
Kinh doanh máy móc, thiết bị và phụ tùng máy
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ, ven biển và viễn dương

Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2014, 2015 và 3 tháng

đầu năm 2016
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2014
- 03/2016

Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

03/2016


8

Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

23.945.157.985

24.659.187.264

6.268.158.352

Lợi nhuận gộp về hàng
bán và dịch vụ

2.056.728.936

2.239.470.196

829.537.814


Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

198.654.218

215.407.845

56.905.638

0

0

0

Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế

198.654.218

215.407.845

56.905.638

Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp

116.956.719

130.025.158


34.579.602

Lợi nhuận khác

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh, 2014A, 2015A,
2016A)


9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GỖ TỪ CHÂU PHI
CỦA CÔNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 03/2016
2.1.

Quy trình hoạt động nhập khẩu

Hoạt động nhập khẩu sẽ do Phòng Kinh doanh của công ty chịu trách nhiệm.
Bảng 2.3: Quy trình hoạt động nhập khẩu của công ty
Xin giấy phép nhập khẩu

Tiến hành nghiệp vụ thanh toán

Thuê tàu, lưu cước

Mua bảo hiểm

Thông quan nhập khẩu hàng hóa

Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển


Kiểm tra, kiểm dịch và giám định hàng hóa

Khiếu nại


10
(Nguồn: Phạm Duy Liên, 2012)
.1.1.

Xin giấy phép nhập khẩu

Khi tiến hành xin giấy phép nhập khẩu công ty cần căn cứ vào:
Quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các
hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Quy định của Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/1/2014 của Bộ Công thương hướng dẫn
một số nội dung quy định tại Nghị định số 187/2013/NĐ-CP để xem mặt hàng gô dự
kiến nhập khẩu có thuộc Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu hay hạn chế nhập khẩu
hay không.
Tham khảo Danh mục các loài động, thực vật hoang dã thuộc quản lý của Công
ước CITES ban hành kèm theo Thông tư số 40/2013/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2013 của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tra cứu theo tên khoa học của loài gô dự kiến
nhập khẩu xem có thuộc các Phụ lục của Công ước CITES hay không.
-

Trường hợp mặt hàng gô không thuộc các Phụ lục của Công ước CITES thì có thề

nhập khẩu mặt hàng gô này mà không cần phải xin giấy phép của Cơ quan CITES Việt

-

Nam.
Trường hợp mặt hàng gô thuộc Phụ lục I của Công ước CITES thì không được nhập
khẩu mặt hàng này. Trường hợp mặt hàng gô thuộc phụ lục II, III của Công ước CITES
thì khi nhập khẩu phải có giấy phép do Cơ quan CITES Việt Nam cấp.
Ngoài ra, mặt hàng gô khi làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam thuộc đối tượng
hàng hóa phải kiểm dịch thực vật trước khi thông quan theo quy định của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT ngày 5/9/2014.
Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu gồm có:


11
-

Đơn đề nghị cấp giấy phép
Bản sao hợp đồng giao kết thương mại
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy kiểm dịch nhập khẩu

1.1.2. Tiến hành các thủ tục thuộc nghiệp vụ thanh toán
Khi tiến hành thực hiện nghiệp vụ thanh toán, công ty có thể sử dụng nhiều phương
thức thanh toán khác nhau. Phương thức thanh toán chủ yếu của công ty là thanh toán
chuyển tiền bằng điện (T/T) qua ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt
Nam (Vietcombank) chi nhánh Hải Phòng.
Sau khi xếp hàng lên tàu và hoàn thành bộ chứng từ, người xuất khẩu sẽ gửi cho
công ty. Công ty dùng bộ chứng từ này để đi nhận hàng. Khi đến thời hạn thanh toán
theo hợp đồng thì công ty sẽ nhờ ngân hàng của mình chuyển tiền bằng điện từng phần

hoặc toàn bộ theo điều khoản của hợp đồng.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro và tạo niềm tin cho nhà cung cấp, công ty thường đặt cọc
một phần tiền hàng trước, sau khi nhận hàng và bộ chứng từ rồi sẽ chuyển nốt số tiền
còn lại.
1.1.3. Thuê tàu, lưu cước
Do thường mua FOB nên công ty có nghĩa vụ thuê tàu và trả cước.
Công ty thường thuê tàu chợ tại hãng tàu Pacific International Lines (PIL). Do thuê
tàu chợ nên không được tự do thỏa thuận các điều kiện chuyên chở mà phải mặc nhiên
chấp nhận các điều kiện, điều khoản do hãng tàu quy định và được in sẵn trên vận đơn
đường biển. Giá cước tàu do hãng tàu quy định và công bố sẵn trên biểu cước. Khi có
nhu cầu gửi hàng bằng tàu chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng tàu và khi hãng
đồng ý nhận hàng để chở, hãng sẽ phát vận đơn cho công ty.
Các loại giấy tờ chính khi thuê tàu:
-

Giấy lưu cước tàu chợ (Liner booking note)
Giấy xác nhận thuê tàu (Booking confirmation)


12
1.1.4. Mua bảo hiểm
Tùy theo hợp đồng ký kết mà quyết định người xuất khẩu hay người nhập khẩu chịu
trách nhiệm mua bảo hiểm. Thông thường trong các hợp đồng của công ty thì người
xuất khẩu sẽ chịu trách nhiệm mua bảo hiểm.
1.12.1.5.

Thông quan nhập khẩu hàng hóa

Khi tiến hành thông quan nhập khẩu hàng hóa, công ty phải khai và nộp tờ khai hải
quan theo mẫu quy định; nộp và xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan tại Chi cục

Hải quan cửa khẩu cảng Đình Vũ, Hải Phòng. Bộ hồ sơ giấy tờ gồm những chứng từ
sau:
-

Tờ khai hải quan hàng nhập khẩu
Hóa đơn thương mại
Chứng từ vận tải: vận đơn
Hợp đồng mua bán hàng hóa

Và một số các chứng từ khác cần thiết khác:
-

Bảng kê chi tiết hàng hóa
Giấy phép nhập khẩu
Tờ khai trị giá hải quan
Giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hóa
Giấy chứng nhận xuất xứ

1.1.6. Nhận hàng từ phương tiện vận chuyển
Trước khi có thời gian dự kiến tàu đến (ETA), công ty chuẩn bị các chứng từ cần
thiết để nhận hàng tại cảng, thông thường là cảng Đình Vũ, Hải Phòng.
Khi nhận được ETA, công ty sẽ tiến hành chuẩn bị phương tiện đi lấy hàng tại cảng,
và đăng ký kiểm nghiệm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa tại các
cơ quan quản lý chất lượng.
Khi nhận được NOR sẽ tiến hành đổi vận đơn (B/L) lấy phí lệnh giao hàng (D/O).
Khi đã nhận được giấy thông báo hàng đến, công ty sẽ cầm B/L và giấy giới thiệu đi
lấy D/O. Tiến hành xác nhận D/O, sau đó nhận container chứa hàng tại bãi CY, dỡ


13

hàng ra khỏi container tại CY và trả lại vỏ container. Công ty có thể tiến hành thu thập
thêm một số chứng từ pháp lý ban đầu nếu cần thiết.
1.1.7. Kiểm tra chất lượng, kiểm dịch và giám định hàng hóa
Do mặt hàng mà công ty nhập khẩu là các loại gô nguyên liệu, nên cần thiết phải
tiến hành kiểm tra chất lượng, giám định hàng hóa, kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại
Cục quản lý chất lượng hàng hóa, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thành phố
Hải Phòng và Chi cục kiểm lâm Hải Phòng.
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hóa gồm có:
-

Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
Bản photo các giấy tờ: hợp đồng; danh mục hàng hóa (packing list) và

các chứng chỉ chất lượng.
- Các tài liệu khác có liên quan như bản sao vận đơn (có xác nhận của
người nhập khẩu); hóa đơn (invoice); tờ khai hàng hóa nhập khẩu; giấy chứng
nhận xuất xứ (C/O); ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa.
1.1.8. Khiếu nại
Nhiều hợp đồng mà công ty ký kết có giá trị lớn, nhưng các nhà cung cấp thường là
các đối tác đã hợp tác trước đó và có uy tín nên trong các giao dịch nhập khẩu hàng
hóa mà công ty đã thực hiện, chưa có trường hợp nào công ty phải khiếu nại hay bị
khiếu nại.
Tuy nhiên, để tránh rủi ro, trong các hợp đồng của công ty đều có điều khoản trọng
tài để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp xảy ra.


14
2.2.

Kết quả hoạt động nhập khẩu gỗ trong giai đoạn 2014 – 03/2016

1.1.

Kim ngạch nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2014 – 03/2016

Bảng 2.4: Kim ngạch nhập khẩu gỗ của công ty trong giai đoạn 2014 – 03/2016
Đơn vị: VNĐ
2014

2015

Khối lượng
(m3)

Kim ngạch

Khối lượng
(m3)

Biến
động
so với
năm 2014

221.716

21.509.548.64
7

245.194


10.59%

Kim ngạch

Biến
động so
với năm
2014

22.814.616.021

6.07%

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh, 2014B, 2015B,
2016B)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, so với năm 2014, kim ngạch nhập khẩu gô của
công ty năm 2015 tăng 6.07%, tương đương với 1.305.067.347 VNĐ. Khối lượng nhập
khẩu tăng 10.59%, tương đương với 23.478 m 3. Sự biến động tăng của kim ngach nhập
khẩu là do nhu cầu thị trường nội địa có xu hướng tăng vì gô nguyên liệu đóng vai trò
quan trọng đối với ngành chế biến gô phục vụ cho việc xuất khẩu và tiêu dùng tại thị
trường Việt Nam.
1.2.

Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty
Bảng 2.5: Cơ cấu các mặt hàng gỗ nhập khẩu từ châu Phi
Đơn vị: VNĐ
2014

2015


K


15
Năm
Kim ngạch
nhập khẩu

Tỷ trọng

Kim ngạch
nhập khẩu

Tỷ trọng

Biến động so
với năm 2014

Gỗ đo

9.425.484.217

43.82%

10.006.490.587

43.86%

6.16%


2

Lim

5.437.613.898

25.28%

5.959.177.705

26.12%

9.59%

1

Hương

3.994.323.184

18.57%

4.188.763.501

18.36%

4.87%

1


Gỗ khác

2.652.127.348

12.33%

2.660.144.302

11.66%

0.30%

TỔNG

21.509.548.647

100%

22.814.616.021

100%

6.07%

Mặt
hàng

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh, 2014B, 2015B,
2016B)
Bảng 2.6: Tỷ trọng các loại mặt hàng gỗ nhập khẩu


Nhận xét:
Theo bảng cơ cấu mặt hàng gô nhập khẩu thì kim ngạch của các loại gô trong năm
2015 đều tăng so với năm 2014.
Trong các loại gô có lượng nhập khẩu tăng, gô lim châu Phi có lượng tăng nhanh
nhất với biến động 9.59% do đây là loại gô có chất lượng trung bình, giá rẻ chỉ bằng
một nửa các loại gô lim có nguồn gốc khác. Ngoài ra, lượng nhập khẩu tăng mạnh để
bù đắp lại lượng tụt giảm về nguồn cung gô lim từ Lào do việc áp dụng chính sách hạn
chế xuất khẩu gô nguyên liệu của Chính phủ Lào từ năm 2015.

5


16
Tỷ trọng nhập khẩu của gô đỏ tăng 6.16% và luôn duy trì kim ngạch nhập khẩu cao
nhất do nhu cầu thị trường nội địa về gô đỏ khá cao.
Kim ngạch nhập khẩu gô hương biến động tăng 4.87% do cầu thị trường về gô này
khá ổn định.
Kim ngạch nhập khẩu các loại gô khác, trong đó bao gồm một số loại gô quý tăng
nhẹ với 0.3%. Tuy nhiên, tỷ trọng của các loại gô này trong năm 2015 giảm 0.67% do
ngành gô Việt Nam đang dần dịch chuyển cơ cấu từ việc sử dụng gô có giá trị cao, bao
gồm các loại gô quý có nguồn gốc từ rừng tự nhiên sang các loại gô phổ biến hơn.
Điều đó dẫn đến tỷ trọng nhập khẩu các loại gô này của công ty trong năm 2015 giảm
nhẹ.


17

1.3.


Cơ cấu thị trường nhập khẩu của công ty
Bảng 2.7: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu gỗ tại châu Phi
Đơn vị: VNĐ

Năm
Thị
trường

2014

2015

Kim ngạch
nhập khẩu

Tỷ trọng

Kim ngạch
nhập khẩu

Tỷ trọng

Biến động so
với năm 2014

Cameroon

6.489.430.827

30.17%


7.022.338.811

30.78%

7.54%

1

Gabon

4.007.228.913

18.63%

4.134.008.423

18.12%

3.16%

1

CHDC
Congo

3.278.055.214

15.24%


3.372.000.248

14.78%

2.87%

Nước khác

7.734.833.693

35.96%

8.286.268.539

36.32%

7.13%

2

TỔNG

21.509.548.647

100%

22.814.616.021

100%


6.07%

5

(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh, 2014B, 2015B,
2016B)
Bảng 2.8: Tỷ trọng các thị trường nhập khẩu gỗ

Nhận xét:
Dựa vào bảng cơ cấu thị trường nhập khẩu gô của công ty, ta thấy có sự thay đổi nhẹ
về cơ cấu thị trường nhập khẩu trong giai đoạn 2014 – 03/2016.


18
Gô nhập khẩu từ thị trường Cameroon có kim ngạch tăng nhiều nhất trong năm 2015
biến động 7.54% so với năm 2014, do đây là nước có diện tích rừng lớn, cho hiệu quả
khai thác cao. Ngành công nghiệp gô tại Cameroon phát triển nhất khu vực Trung Phi.
Bên cạnh đó, chất lượng gô tại đây khá tốt, giá cả phải chăng nên lượng nhập khẩu gô
từ nước này của công ty tăng nhanh.
Thị trường Gabon có biến động kim ngạch nhập khẩu trong năm 2015 tăng 3.16%
so với năm 2014. Đây là nước có mật độ rừng bao phủ lớn nhất châu Phi, thị trường gô
nguyên liệu ổn định. Tuy nhiên, Chính phủ Gabon đã ra quyết định cấm xuất khẩu gô
tươi để phát triển ngành công nghiệp chế biến gô trong nước nên kim ngạch nhập khẩu
gô của công ty từ nước này tăng không cao.
Đối với Cộng hòa dân chủ Congo, kim ngạch nhập khẩu năm 2015 có tăng nhẹ với
2.87% so với năm 2014 nhưng tỷ trọng nhập khẩu từ thị trường này lại giảm. Tuy đây
là nước có diện tích rừng nhiệt đới lớn nhất châu Phi, gô là một trong những mặt hàng
xuất khẩu hàng đầu tại đây, tuy nhiên do tình hình an ninh chính trị còn bất ổn nên tỷ
trọng nhập khẩu gô của công ty từ thị trường này giảm.
Ngoài ra, tại một số thị trường khác như Cộng hòa Trung Phi, Nigeria,

Mozambique, Gambia, Ghana và một số thị trường khác, kim ngạch nhập khẩu tăng và
luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, do đây là các nước có diện tích rừng lớn, ngành khai thác
rừng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.

2.3.

Đánh giá kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty

.3.1.

Ưu điểm trong hoạt động của công ty

a) Về hàng hóa nhập khẩu
Các mặt hàng gô do công ty nhập khẩu đều là gô có nguồn gốc rõ ràng, được nhập
từ các quốc gia áp dụng quản trị rừng bền vững. Rủi ro về tính hợp pháp của nguồn gô


19
nguyên liệu là rất ít. Chất lượng hàng hóa được đảm bảo nên tạo được uy tín với khách
hàng.
b) Về công tác nghiệp vụ nhập khẩu
Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo đúng quy định của pháp
luật, chính sách của Nhà nước và pháp luật quốc tế về ngoại thương. Việc ký kết các
hợp đồng nhập khẩu đều diễn ra thuận lợi. Công ty đề cao việc giữ uy tín với các nhà
cung cấp vì thế đã được tạo điều kiện kinh doanh rất tốt cho công ty.
c) Về thị trường nhập khẩu
Thị trường nhập khẩu của công chủ yếu là các nước châu Phi với ngành gô phát
triển. Độ che phủ rừng của châu Phi ước tính chiếm 650 triệu ha, bằng 17% diện tích
rừng trên thế giới. Đây là thị trường cung cấp nguồn gô nguyên liệu lớn trên thế giới vì
vậy công ty có nhiều cơ hội khai thác và phát triển hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

này.
d) Về tổ chức và con người
Công ty chỉ có ba phòng là Kế toán, Kinh doanh và Hành chính. Với cơ cấu gọn nhẹ
như vậy cùng chức năng rõ ràng đã giúp cho công ty thực hiện các hoạt động kinh
doanh được dễ dàng, không gặp phải các thủ tục rườm rà. Trưởng phòng kinh doanh
giao cho từng người phụ trách từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng đều được phản ánh lên trưởng phòng kinh
doanh, từ đó sẽ liên hệ với giám đốc để bàn bạc, xem xét. Chính vì vậy có thể giám sát
được các hợp đồng, đồng thời tiến độ hợp đồng được thực hiện nhanh chóng và đạt
hiệu quả, nâng cao tính chủ động trong công việc kinh doanh.
e) Hiệu quả kinh doanh
Công ty đã rất chú trọng trong việc chủ động tìm kiếm nguồn hàng, tạo uy tín và
niềm tin cho các nhà cung cấp để đạt được những hợp đồng có khối lượng lớn, giá trị
cao.


20
Kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên qua các năm, doanh thu đạt cao, khai
thác tốt nguồn vốn kinh doanh. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được mở
rộng với sản phẩm đa dạng và thị trường rộng lớn.
1.12.3.2.

Những tồn tại trong hoạt đông của công ty

- Lợi nhuận của công ty còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Đây là vấn đề
cần giải quyết vì rõ ràng doanh thu của công ty ngày càng tăng lên nhanh chóng trong
khi lợi nhuận lại tăng chậm.
- Việc tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu thị trường chưa thực sự sắc bén. Do đó việc
dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai cũng như dự đoán giá cả, khả năng tiêu thụ
và thị trường đầu ra có ổn định không thì cán bộ chuyên môn chưa dự đoán được chính

xác.
- Việc tồn đọng hàng vẫn còn xảy ra thường xuyên, vốn bị ứ đọng làm giảm hiệu
quả kinh doanh và lợi nhuận. Đây cũng là vấn đề mà công ty cần phải xem xét và tìm
cách giải quyết.
.3.3.

Nguyên nhân của tổn tại

- Công ty có vốn kinh doanh còn thấp, việc kinh doanh hầu như chỉ dựa vào vốn của
mình nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh.
- Công ty vẫn chưa đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh, chưa gắn liền sản xuất, lưu thông
-

và tiêu dùng.
Công ty chưa tìm được đầu ra hợp lý dẫn đến việc tồn đọng hàng, vốn bị ứ đọng làm

-

giảm hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận.
Chi phí hoạt động quá cao dẫn đến doanh thu cao nhưng lợi nhuận lại thấp.


21

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.

Cơ sở đề xuất và kiến nghị


1.1.

Cơ hội và thách thức với hoạt động của công ty trong giai đoạn tới
a) Cơ hội đối với công ty

Đồ gô là một trong những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với nhiều
tiềm năng phát triển. Nhóm ngành gô đã thu hút được nhiều sự quan tâm và đầu tư. So
với nhiều ngành kinh doanh khác, sự hấp dẫn của ngành gô đến từ tốc độ tăng trưởng,
lợi nhuận, độ an toàn và ổn định của hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, nhu
cầu thị trường đối với mặt hàng gô nguyên liệu là rất lớn. Với vai trò là một trong
những ngành xuất khẩu chủ lực, việc tham gia các hiệp định tự do thương mại (FTA)
giữa Việt Nam và các nước đã mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành chế biến
gô Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn rừng trồng trong nước lại chưa thể đáp ứng được nhu
cầu cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến gô.
Bên cạnh đó, thị trường gô nguyên liệu trong nước đang có sự dịch chuyển trong cơ
cấu nhập khẩu, chuyển từ các loại gô có giá trị cao, các loại gô quý sang các loài gô
phổ biến, có nguồn gốc từ rừng trồng, có giá trị thấp mà công ty nhập khẩu. Nguyên
nhân là do sự cạn kiệt của nguồn nguyên liệu gô quý, sự sụt giảm nhu cầu tiêu thụ các
loài gô này, các doanh nghiệp cũng chuyển hướng đẩy mạnh tiêu thụ các loài gô phổ
biến hơn.
Các quốc gia cung ứng quan trọng hàng đầu gô nguyên liệu cho Việt Nam phải kể
đến Lào và Campuchia. Tuy nhiên, hai thị trường này lại mang rất nhiều rủi ro. Nguồn
cung của các thị trường này chủ yếu là các loài gô quý có giá trị thị trường cao. Vì thế,
việc kiểm soát hiệu quả tính hợp pháp của nguồn cung gô là thách thức đối với các cơ
quan quản lý. Năm 2015, Chính phủ Lào đã áp dụng chính sách cấm xuất khẩu gô tròn
và gô chưa qua chế biến nhằm tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến


22
của Lào. Chính phủ Campuchia cũng áp dụng chính sách này. Thiếu đi nguồn cung của

hai thị trường quan trọng này là cơ hội lớn đối với nguồn gô nguyên liệu từ thị trường
các nước châu Phi.
b) Thách thức đối với công ty
Bên cạnh những cơ hội, còn nhiều thách thức đặt ra đối với công ty:
-

Cơ chế điều hành nhập khẩu gô của Nhà nước có nhiều thay đổi. Quyết

định 889/2013 của Thủ tướng Chính phủ đã nêu rõ việc tập trung gia tăng tỷ lệ
rừng kinh tế trong nước, phát triển rừng sản xuất thành ngành kinh tế quan
trọng, chuyển cơ cấu xuất khẩu dăm gô sang cung cấp nguyên liệu cho chế biến
-

gô, giảm dần nhập khẩu gô từ nước ngoài.
Thị trường gô nguyên liệu tại châu Phi lớn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho

công ty. Nguồn gô nguyên liệu được công ty nhập khẩu chủ yếu để phục vụ cho ngành
sản xuất đồ gô xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật
Bản, Hàn Quốc… Các thị trường trên đều yêu cầu sử dụng các loại gô có xuất xứ rừng
trồng, nguồn gốc gô phải hợp pháp. Vì vậy, các công ty sản xuất đồ gô nội địa cũng đòi
hỏi nguồn gô nguyên liệu phải đáp ứng tốt các quy định của quốc tế về nguồn gốc, xuất
xứ gô. Thách thức đặt ra cho công ty trong việc kiểm soát rủi ro về nguồn gốc gô để
đảm bảo đầu ra cho hàng hóa của mình.
Công ty phải cạnh tranh với các công ty cũng nhập khẩu những mặt hàng tương
tự. Nền kinh tế càng phát triển thì hàng hóa càng đa dạng phong phú, do vậy việc khan
hiếm hàng hóa là điều ít xảy ra. Không phải cứ nhập hàng về là bán được ngay hoặc
bán được giá cao, mặc dù nhu cầu vẫn có. Khi đó công ty phải bán hàng giá thấp, để
cạnh tranh lôi kéo được khách hàng về với mình dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút.
Thị trường nước ngoài không phải lúc nào cũng ổn định. Một số nước tại châu
Phi mà công ty nhập khẩu gô như Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi có

nền chính trị bất ổn, hoặc các nước có chính sách kinh tế thay đổi như Gabon cũng gây
ra khó khăn nhất định cho công ty.
Ngoài ra biểu thuế nhập khẩu cũng gây khó khăn do Nhà nước đang khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu nên mức thuế quan của một số mặt hàng mà công
ty nhập khẩu đã tăng lên.


23
1.2.

Định hướng mục tiêu phát triển của công ty trong giai đoạn tới

Đứng trước bối cảnh thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đặt ra cho các doanh
nghiệp xuất nhập khẩu như công ty phải có phương hướng đúng đắn, phù hợp với nhịp
độ phát triển để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công ty đã đề ra một số phương
hướng phát triển như sau:
Mở rộng quy mô kinh doanh, quy mô ngành hàng theo hướng đa dạng hóa kinh
doanh, đa dạng hóa mặt hàng, tăng cường xuất nhập khẩu các mặt hàng khác để tăng
doanh số và lợi nhuận.
Kết hợp chặt chẽ giữa kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ, từng bước đa dạng hóa
các sản phẩm kinh doanh, dịch vụ của công ty. Nâng cao chất lượng phục vụ và chất
lượng sản phẩm.
Phát triển công tác nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu và tìm
kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm nhập khẩu.
Tiếp tục mở rộng thị trường nội địa, kết hợp có hiệu quả giữa kinh doanh nội địa và
kinh doanh xuất nhập khẩu.
Chú ý tới việc tìm kiếm và phát hiện những nhu cầu về hàng hóa mới phát sinh mà
trong nước chưa đáp ứng được để nhập khẩu và cung cấp hàng hóa phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên việc cắt giảm chi phí nhập khẩu. Tăng tốc

độ lưu chuyển hàng hóa để có thể tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi, chi phí bảo
quản. Công ty cần xác định chính xác lượng hàng cần nhập để tránh lãng phí, kém hiệu
quả.
Từng bước phát triển nguồn nhân lực bằng cách nâng cao trình độ nghiệp vụ cho
nhân viên, kết hợp tuyển mới để có đội ngũ lao động thích ứng với hoạt động trong
điều kiện mới, có trình độ cao, ý thức trách nhiệm với công ty.


24
Tạo dựng nền tài chính lành mạnh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín
của công ty trên thị trường, gia tăng khả năng huy động vốn để đầu tư phát triển kinh
doanh.
Trong năm 2016, công ty xây dựng cho mình kế hoạch phát triển như sau:
Bảng 3.9: Mục tiêu trong năm 2016 của công ty

Chỉ tiêu

Mục tiêu

Kim ngạch nhập khẩu

265.000 m3

Doanh thu

25.500.000.000 VNĐ

Lợi nhuận sau thuế

155.000.000 VNĐ


(Nguồn: Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu Trọng Anh, 2016C)
2.

Đề xuất, kiến nghị
Trong những năm qua, các hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được những

thành tựu đáng khích lệ, không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín cho công
ty, tạo được nền tảng ban đầu cho sự tồn tại và phát triển của công ty.
Sau đây là một số đề xuất và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của
công ty trong giai đoạn tới.
a) Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường
Công ty cần chú ý đến việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu không chỉ ở khâu lưu
thông hàng hóa và hoạt động dịch vụ mà còn gồm các giai đoạn khác nhau. Thực tế,
hoạt động nghiên cứu thị trường chưa phát huy hết hiệu quả, công ty chưa nắm rõ hết
được thị trường kinh doanh của mình, chưa đi sát với thị trường nội địa. Công ty cần


25
nghiên cứu về các đối tác, các công ty sản xuất đồ gô trong nước đang cần nguồn cung
gô nguyên liệu để có thể đảm bảo đầu ra cho hàng hóa của mình.
Ngoài ra, công ty còn cần nghiên cứu chính sách thương mại của nước xuất khẩu,
cần phải nắm bắt những thông tin khách quan, tình hình thực tiễn diễn biến trên thị
trường, đặc biệt là các thị trường có nhiều bất ổn. Cần thu thập thông tin chính xác đầy
đủ về thị trường bao gồm các thông tin về tình hình sản xuất, đầu tư, chất lượng và số
lượng của sản phẩm hàng hóa của từng khu vực, từng quốc gia, thông tin về chính sách
hải quan, thuế xuất nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ của từng thị trường. Công ty
cần chú trọng nghiên cứu các thị trường triển vọng có thể đáp ứng được nhu cầu cho
việc nhập khẩu như Cameroon, Nam Phi vì đây là những nước có nền chính trị khá ổn
định, nguồn cung gô nguyên liệu lớn. Ngoài ra, công ty cần cân nhắc khi quyết định

nhập khẩu từ những nước có nhiều bất ổn chính trị như Cộng hòa Trung Phi, Cộng hòa
Dân chủ Congo hay Cộng hòa Guinea và một số nước Chính phủ đang đề ra chính sách
hạn chế xuất khẩu gô như Gabon.
Ngành sản xuất gô là ngành có nhiều tiềm năng phát triển, chính vì thế mà mức độ
cạnh tranh trên thị trường cung cấp gô nguyên liệu là rất lớn. Công ty cần tiến hành
đánh giá tầm quan trọng và tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh, chiến lược
thị trường, chất lượng hàng hóa và điều kiện bán hàng của họ. Từ đó lựa chọn cho công
ty phương thức mua bán hợp lý, sản phẩm phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng,
mẫu mã và đặc biệt là tính hợp pháp về nguồn gốc hàng hóa để có thể cạnh tranh được
với các đổi thủ trên thị trường.
Trên cơ sở xử lý các nhu cầu thông tin từ thị trường khác nhau để đề ra được
phương hướng cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, xây dựng chiến lược
cho từng loại hình hoạt động của công ty.
Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường, công ty phải thành lập phòng marketing
để nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước một cách chính xác, đồng thời phải
tuyển chọn kỹ lưỡng các nhân viên marketing có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh


×