Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Khang Thịnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.17 KB, 54 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở cửa như hiện nay có rất nhiều những công ty được thành lập
và cũng có rất nhiều những công ty bị phá sản. Do cơ chế mở cửa như vậy mà các công
ty phải cạnh tranh khốc liệt để có thể sinh tồn trên thị trường. Trước thực trạng ngày càng
có nhiều doanh nghiệp ra đời, một câu hỏi đặt ra mà không một doanh nghiệp nào khi
bước chân vào thị trường mà không suy nghĩ đó là làm thế nào để đứng vững và phát
triển.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh gay
gắt, việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, sản
xuất cho ai dựa trên quan hệ cung cầu, giá cả thị trường, cạnh tranh và hợp tác. Đồng
thời, các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi thông tin về tình hình
tài chính, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị để phục vụ mục tiêu lợi
nhuận. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề
được quan tâm của doanh nghiệp và trở thành điều kiện thiết yếu để doanh nghiệp có thể
tồn tại và phát triển. Sau thời gian thực tập tại Công ty, em đã phần nào tìm hiểu được
thực tế công tác tổ chức kế toán chi phí vận tải và tính giá thành vận tải. Và em đã chọn
đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Khang Thịnh ”.
Làm báo cáo thực tập của mình. Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH Khang Thịnh.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Khang
Thịnh.
Chương 3: Nhận xét, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
Khang Thịnh.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KHANG
THỊNH
1.1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
1.1.1. Giới thiêu chung về công ty TNHH Khang Thịnh.
1. Tên công ty


- Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN KHANG
THỊNH.
- Tên công ty viết bằng tiếng Anh: KHANG THINH COMPANY LIMITED.
- Tên công ty viết tắt: K&T CO.,LTD.
2. Trụ sở chính
- Địa chỉ trụ sở chính: Số 22 đường Đông Trà, Phường Hàng Kênh, Quận Lê Chân,
Thành phố Hải Phòng, Việt Nam.
Đại diện pháp luật: PHẠM THỊ BÍCH HẠNH – Giám đốc.
Điện thoại: 031.3282555.
Fax: 0313.746.850.
Công ty TNHH Khang Thịnh cán bộ quản lý đăng ký kinh doanh lần đầu vào ngày 24
tháng 04 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 26 tháng 05 năm 2014 (Đã hoạt động
15 năm).
Trụ sở chính : Số 22 đường Đông Trà, Phường Hàng Kênh, Quận Lê Chân, Thành
phố Hải Phòng. Văn phòng của công ty là nơi giao dịch, giải quyết các vấn đề về hợp đồng,
chứng từ.
Trụ sở phụ của công ty nằm ở xã Lại Xuân, Huyện Thủy Nguyên, Thành phố Hải
phòng. Là điểm làm các giấy tờ giao nhận hàng hóa ở cảng.
3. Vốn điều lệ: 6000 000 000 đồng
Bằng chữ: sáu tỷ đồng
4. Mã số thuế: 0200424398


1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng công ty TNHH Khang Thịnh đã xây dựng
được một công ty vững mạnh có đội ngũ nhân viên lành nghề, đạt được những thành tích
đáng kể trong lĩnh vực vận tải, đóng góp một phần thuế đáng kể cho Ngân sách Nhà
nước.
Tính đến nay công ty đã 15 năm hoạt động, Công ty đã có thị trường rộng rãi với
sản lượng trung bình hàng tháng cung cấp cho các Nhà máy 25.000 tấn các loại. Trong

đó, khách hàng tiêu biểu phải kể đến như : Công ty cổ phần hóa chất Minh Đức, Công ty
Xi măng Chinfon, Công ty cổ phần xi măng Thanh Long, Công ty cổ phần Xi măng Cẩm
Phả…
Công ty TNHH Khang Thịnh hoạt động dựa trên giấy phép kinh doanh số
0200424398 do sở kế hoạch và đầu tư TP. Hải Phòng cấp ngày 24/04/2001.
1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty.
- Khai thác đá, cát sỏi, đất sét.
- Sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng và thạch cao.
- Sản xuất sơn, véc ni và các chất sơn, quét tương tự; sản xuất mực in và ma tít.
- Vận tải hành khách, hàng hóa đường bộ, thủy nội địa.
-Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như: Dịch vụ giao nhận hàng hóa;
Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; Dịch vụ khai thuê hải quan; Dịch vụ đại lý tàu biển; Dịch
vụ đại lý vận tải đường biển; Đại lý vé máy bay, vé tàu; Dịch vụ Logistics.
- Kho bãi, lưu giữ hàng hóa.
- Đại lý du lịch( Kinh doanh lữ hành), điều hành tua du lịch.
- Quảng cáo, in ấn.
- Sản xuất sản phẩm từ plastic.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi
thuê.
Ngoài ra, lĩnh vực then chốt của Công ty là lĩnh vực vận tải biển, một ngành
tương đối đặc thù. Công ty đã tích lũy được kinh nghiệm trong việc quản lý và phát triển


kinh doanh. Công ty có nguồn nhân lực đủ khả năng và kinh nghiệm để tổ chức kinh
doanh khai thác đội tàu của công ty.
Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lương tiêu chuẩn quốc tế ISO
9001.2000 và áp dụng giải pháp phần mềm tích hợp doanh nghiệp (ERP)
Mặc dù trong giai đoạn vừa qua nên kinh tế bị suy thoái, lĩnh vực hoạt động vận
tải biển gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn đứng vững, ổn định và phát triển. Công ty
đã kí hợp đồng vận chuyển xi măng, clinke, thạch cao… chuyên tuyến trong nước và

quốc tế với đối tác lớn như: Xi măng chinfon, Công ty Thạch cao Xi măng – Chi nhánh
hải phòng.
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 1: cơ cấu tổ chức của công ty

Giám đốc
Phó giám đốc

Phòng tổ chức hành
Phòng
chínhkế toán tài chính
Phòng điều hành
Phòng thiết bị cơ giới
Phòng kĩ thuật

( Nguồn: Công ty TNHH Khang Thịnh)
- Các phòng chức năng:
+ Phòng Tài chính-Kế toán: có chức năng và nhiệm vụ nghiên cứu và tổ chức
thực hiện các chế độ chính sách về tài chính để đáp ứng việc sản xuất kinh doanh của
công ty. Xây dựng kế hoạch hoạt động tài chính, thực hiện công tác thu chi theo đúng
quy định của công ty. Báo cáo kết quả hoạt động tài chính của công ty theo từng tháng,


quý, năm. Ngoài ra, phòng còn có nhiệm vụ thực hiện và trực tiếp giải quyết các chế độ,
chính sách theo luật lao động cho cán bộ nhân viên văn phòng và cho các nhân viên khác.
+ Phòng Điều Hành: Trong Công ty TNHH Khang Thịnh thì bộ phận điều hành
chịu sự quản lý từ Trợ lý Giám đốc, được tổ chức theo các nhóm thị trường khác nhau và
có một quản lý chung. Chức năng chính của điều hành là tổ chức thực hiện chương trình
vận chuyển, tiến hành các công việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của công ty.
+ Phòng thiết bị cơ giới: chịu trách nhiệm kiểm tra theo dõi đôn đốc và tham mưu

giúp giám đốc về lĩnh vực quản lí sử dụng phương tiện máy móc thiết bị vật tư trong toàn
công ty.
+ Phòng Kỹ thuật: Quản lý kỹ thuật và giám sát việc khai thác hoặc đóng mới các
phương tiện, thiết bị kỹ thuật. Tổ chức sửa chữa - nâng cấp và bảo trì các phương tiện thiết bị kỹ thuật. Cung ứng vật tư sửa chữa, phụ tùng thay thế cho các phương tiện - thiết
bị kỹ thuật. Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ mới.


1.4 Cơ sở vât chất kỹ thuật của công ty
1.4.1 Lao động của công ty
Bảng 1.1:Lao động của công ty
Năm 2014
Quy

Tỷ



trọng

(người)
8

(%)
37

viên gián tiếp
- Kinh tế

3


- Cán bộ công nhân viên

Chỉ tiêu

Năm 2015
Chênh lệch

So sánh

(+/-)

(%)

Quy mô

Tỷ trọng

(người)

(%)

9

36

1

113

14


4

16

1

133

3

14

3

12

0

100

kĩ thuật
- Hành chính

2

9

2


8

0

100

2. Công nhân viên trực

13

63

16

64

3

123

tiếp
TỔNG LAO ĐỘNG

21

100

25

100


4

119

1. Cán bộ công nhân

(Nguồn: Công ty TNHH Khang Thịnh cung cấp)
Dựa vào bảng 1.1 ta thấy được: Tổng số lao động của công ty năm 2014 là 25 người gồm
cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Tổng số lao động năm 2014 tăng hơn so với
2013 là 19%, tương ứng tăng 4 người. Trong đó:
+ Số lao động gián tiếp năm 2014 so với năm 2013 tăng 13% , tương ứng tăng 1
người ở bộ phận kinh tế.
+ Số lao động trực tiếp năm 2014 so với năm 2013 tăng 3 thành viên tương ứng
tăng 23%.
1.4.2. Tài sản cố định của công ty
Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của
hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá
trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế.


Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ, công nghệ, cơ sở
vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, nó
là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức
lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Việc phản
ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các
doanh nghiệp tiền hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng định vai trò, vị trí của doanh
nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay.
Do công ty chuyên về kinh doanh dịch vụ vận tải nên phần tài sản cố định của công
ty chủ yếu là tài sản cố định trong sản xuất như các loại phương tiện vận tải. Còn các

thiết bị khác như máy tính, và một số các thiết bị khác là có chi phí không đáng kể trong
tổng tài sản cố định của công ty nên trong bảng dưới đây sẽ không xét về các khoản đó
mà chỉ xét đến các tài sản cố định về các loại phương tiện vận tải, phương tiện xếp dỡ và
các loại phương tiện khác.


Bảng 1.2: Phân tích cơ cấu tài sản cố định của công ty
Năm 2014
STT

Tên TS

Năm 2015

Số
Lượng

Nguyên giá
(Đồng)

Tỷ
trọng
(%)

Nguyên giá

Tỷ trọng

(Đồng)


(%)

Chênh

So

Lệch

Sánh

(+/-)

(%)

1

Xe tải 1.25T

4

1.014.098.180 29,39 1.014.098.180

29,39

0

100

2


Xe tải 2.5T

5

1.096.900.000 31,78 1.096.900.000

31,78

0

100

3

Xe tải 3.5 T

2

878.230.400 25,44

878.230.400

25,44

0

100

4


Xe máy cuxi

2

60.806.364

1,76

60.806.364

1,76

0

100

2

401.615.595 11,63

401.615.595

11,63

0

100

3.451.650.539


100

0

100

5

Xe rơ
mooc,đầu kéo

TỔNG CỘNG

3.451.650.539 100

( Nguồn: Công ty TNHH Khang Thịnh)
Nhìn vào bảng 1.2 cho ta thấy tình hình cơ cấu tài sản cố định của công ty qua 2
năm 2013 2014 không có biến động gì. Năm 2014 công ty không mua thêm xe mới để
đưa vào hoạt động sản xuất, công ty cũng không thanh lý nhượng bán xe nào. Nên xe
hoạt động tại công ty có phần lạc hậu và cũ, tài sản gần hết thời gian khấu hao. Khi đưa
vào hoạt động làm tiêu hao nhiều nhiên liệu, trọng tải giảm sút, làm năng suất vận
chuyển giảm, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả.
1.5. Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Khang Thịnh.


Bảng 1.3 : Phân tích một số kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

STT

1


Chỉ tiêu

Sản
lượng
vận tải

Khối
lượng
hàng
vận
chuyển
Khối
lượng
hàng
luân
chuyển

So
sánh
(%)

ĐVT

Năm 2014

Năm 2015

Chênh lệch
(+/-)


T

323.008

451.684

128.676

139,83

T.Km

403.113.984

706.433.776

303.319.792

175,24

2

Tổng doanh thu

Đồng

21.750.088.200

30.298.993.980


8.548.905.785

139,3

3

Tổng chi phí

Đồng

21.663.493.150

30.202.172.190

8.538.679.040

139,41

4

Tổng lợi nhuận

Đồng

86.595.050

96.821.790

10.226.740


111,81

5

Lương bình quân

Đồng/
Người/
năm

546.327.125

620.448.380

74.121.255

113,57

6

Năng suất lao
động bình quân
(DT/LĐ)

Đồng/
Người/
năm

1.033.250.235


1.211.959.759

178.709.524

117,29

7

Nộp ngân sách nhà
nước

Đồng

3.580.796

5.468.752

1.887.956

152,72

(Nguồn : Phòng tài chính – Kế toán)
Nhìn vào bảng 1.3 cho thấy nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có
hiệu quả, các chỉ tiêu có tăng trưởng qua hai năm 2013 2014.


Năm 2014 sản lượng vận tải tăng so với năm 2013. Cụ thể khối lượng hàng vận
chuyển năm 2014 tăng 128.676 tương ứng tăng 139,83 %. Khối lượng hàng vận chuyển
tăng là do đơn đặt hàng của công ty năm 2014 tăng so với năm 2013. Khối lượng hàng luân

chuyển năm 2014 cũng tăng 303.319.792 T.km tương ứng tăng 175,24%. Khối lượng hàng
luân chuyển năm 2014 tăng do khối lượng hàng vận chuyển và cự li vận chuyển tăng.
Năm 2014 doanh thu tăng 8.548.905.785 đồng tương ứng tăng 139,3%. Chi phí tăng
8.538.679.040 Đồng tương ứng tăng 139,41%. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu
quả, và bằng chứng là lợi nhuận của công ty tăng 10.226.740 Đồng tương ứng tăng
111,81%. Đây là điều các doanh nghiệp mong muốn khi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lương bình quân của công ty năm 2014 tăng đáng kể, năm 2014 tăng 74.121.255 Đồng
tương ứng tăng 113,57 %. Mức tăng chưa đáng kể nhưng điều đó chứng tỏ công ty có
quan tâm tới đời sống của công nhân viên trong công ty, đảm bảo cuộc sống công nhân
viên được ổn định. Đây là phương châm đối nội của công ty, như vậy các công nhân viên
mong muốn gắn bó lâu dài với công ty.
Kéo theo sự tăng về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lương bình quân là nộp ngân sách
nhà nước cũng tăng mạnh. Nộp ngân sách nhà nước năm 2014 tăng 1.887.956 Đồng
tương ứng tăng 152,72%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh này cũng do lợi nhuận của công ty
tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của nộp ngân sách nhà nước mạnh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng
của doanh thu, lợi nhuận. Đây là điều mà các doanh nghiệp, công ty không mong muốn. Nó
làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng nộp ngân sách nhà nước là do nhà
nước quy định nên các công ty không thể cải thiện hay có biện pháp giảm thiểu được.


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TNHH KHANG THỊNH
2.1 Lý luận chung về kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1.1. Khái niệm kết quả, hiệu quả SXKD và công thức xác định hiệu quả KD
2.1.1.1. Khái niệm kết quả SXKD
Kết quả của hoạt động SXKD là những gì mà doanh nghiệp đạt được sau mỗi quá
trình SXKD nhất định. Kết quả là mục tiêu cần thiết của mỗi doanh nghiệp. Kết quả của
hoạt động SXKD có thể là những đại lượng cụ thể có thể định lượng cân đong đo đếm
được. Cũng có thể là những đại lượng chỉ phản ánh được mặt chất lượng hoàn toàn có
tính chất định tính như thương hiệu, uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng về chất lượng

sản phẩm. Chất lượng bao giờ cũng là mục tiêu của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Khái niệm hiệu quả SXKD của công ty
* Hiệu quả kinh tế
Từ trước tới nay các nhà kinh tế đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về hiêu quả
kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hiệu quả kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất tức là giá trị sử
dụng của nó (hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu được sau quá trình SXKD). Khái
niệm này lẫn lộn giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
- Hiệu quả kinh doanh là sự tăng trưởng kinh tế. phản ánh nhịp độ tăng của các chỉ
tiêu kinh tế. Cách hiểu này chỉ là phiến diện, nó chỉ đúng trên mức độ biến động theo
thời gian.
- Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giũa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra. Điển hình cho quan điểm này là tác giả Manfred-Kuhn và quan điểm này được nhiều
nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của các quá trình
SXKD.
Trong cơ chế thị trường hiện nay của nước ta, mục tiêu lâu dài bao trùm của các
doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hoá lợi nhuận. Môi trường kinh doanh
luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công
việc kinh doanh là một nghệ thuật đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề


ở tầm chiến lược. Hiệu quả hoạt động SXKD luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh, có
thể xem xét nó trên nhiều góc độ. Để hiểu được khái niệm hiệu quả SXKD cần xét đến
góc độ hiệu quả.
“ Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh
tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt
được mục tiêu xác định” nó biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và
toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó. Phản ánh được chất lượng của hoạt động kinh tế
đó.
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế của một hiện tượng như trên ta có thể hiểu Hiệu

quả hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
để đạt được mục tiêu đã đề ra. Nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và
những chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. Độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng
lớn thì hiệu quả càng cao. Trên góc độ này thì hiệu quả đồng nhất với lợi nhuận của
doanh nghiệp và khả năng đáp ứng về mặt chất lượng của sản phẩm đối với nhu cầu thị
trường. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ. Hiệu quả kinh tế được biểu
hiện qua phạm trù kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các
mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra
trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì chúng ta có thể
xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành
các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu
quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể. Nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi
nhuận, doanh thu.... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều
sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện
mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác: ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản
ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc nay hiệu quả kinh doanh thống
nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản
ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.


Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu quả kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá
trình sản xuất kinh doanh như: Kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất, tổ chức sản xuất và
quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào... đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của
doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày cành trở nên quan trọng của sự tăng
trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của
doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng
cao hiệu quả kinh doanh. Đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
- Hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.

- Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã
hội nhằm đạt được những mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã
hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản
ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và
mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có
vị trí quan trọng trong việc phát triển đất nước một cách toàn diện và bền vững. Đây
là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của một nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ
tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân... Thực tế ở các nước tư bản
chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà
không đặt vấn đề hiệu quả chính trị xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp,
khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn...
Chính vì vậy: Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách cụ thể để đồng
thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên chúng ta
không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội, một
bài học rất lớn từ thời kỳ chế độ bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ được điều đó.
2.1.1.3. Công thức xác định hiệu quả SXKD
Có nhiều cách xác định hiệu quả SXKD, sau đây là một số công thức xác định hiệu
quả SXKD.


Hiệu quả thuận :

Hiệu quả KD =


Hiệu quả nghịch


Hiệu quả KD =
Trong đó :

KQ đầu ra :

+ Doanh thu
+ Lợi nhuận

KQ đầu vào : + Vốn
+ Chi phí
+ Lao động
2.1.2. Sự cần thiết phải phân tích hiệu quả SXKD của công ty
Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp phải luôn gắn mình với thị trường
nhất là trong cơ chế thị trường hiện nay đặt các doanh nghiệp trong sự cạnh tranh gay gắt
lẫn nhau. Do đó để tồn tại được trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay đòi hỏi các
doanh nghiệp phải hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Các nguồn lực sản xuất xã hội là
một phạm trù khan hiếm: trong khi các nguồn lực sản xuất xã hội ngày cành giảm thì nhu
cầu của con người thì ngày càng đa dạng. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm. Quy
luật khan hiếm bắt buốc mọi doanh nghiệp phải trả lời chính xác ba câu hỏi: sản xuất cho
ai? Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Vì thị trường chỉ chấp nhận cách nào sản xuất
đúng loại sản phẩm với số lượng và chất lượng phù hợp. Để thấy được sự cần thiết phải
nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường
trước hết chúng ta phải nghiên cứu cơ chế thị trường và hoạt động của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường. Thị trường là nơi diễn ra quá trình trao đổi hàng hoá. Nó tồn
tại một cách khách quan không phụ thuộc vào một ý kiến chủ quan nào. Bởi vì thị trường
ra đời và phát triển găn liền với sự phát triến của nền sản xuất hàng hoá. Ngoài ra thị
trường còn có một vai trò quan trọng trong việc điều tiết và lưu thông hàng hoá. Thông
qua đó các doanh nghiệp có thể nhận biết được sự phân phối các nguồn lực thông qua hệ
thống gia cả trên thị trường. Trên thị trường luôn tồn tại các quy luật vận động của hàng
hoá. giá cả. tiền tệ... như các quy luật giá trị, quy luật thặng dư, quy luật giá cả, quy luật
cạnh tranh... Các quy luật này tạo thành hệ thống thống nhất và hệ thống này chính là cơ
chế thị trường. Như vậy cơ chế thị trường được hình thành bởi sự tác động tổng hợp
trong sản xuất và lưu thông hàng hoá trên thị trường. Thông qua các quan hệ mua bán



hàng hoá. dịch vụ trên thị trường nó tác động đến việc điều tiết trong sản xuất, tiêu dùng,
đầu tư và từ đó làm thay đổi cơ cấu ngành, cơ cấu sản phẩm. Nói cách khác: cơ chế thị
trường điều tiết quá trình phân phối lại các nguồn lực trong SXKD nhằm đáp ứng nhu
cầu xã hội một cách tối ưu nhất.
Tóm lại với sự vận động đa dạng, phức tạp của cơ chế thị trường dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của các doanh nghiệp
về cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Tuy nhiên để tạo ra được sự tồn tại và phát triển của các
doanh nghiệp đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định cho mình một phương thức hoạt
động riêng, xây dựng các chiến lược, các phương án kinh doanh một cách phù hợp và có
hiệu quả hơn. Như vậy trong cơ chế thị trường việc nâng cao hiệu quả kinh doanh vô
cùng quan trọng. nó được thể hiên thông qua:
-Thứ nhất: nâng cao hiệu qua kinh doanh là cơ sở cơ bản để đảm bảo sự tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. Sự tồn tại của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt
của doanh nghiệp trên thị trường mà hiệu quả kinh doanh lại là nhân tố trực tiếp đảm bảo
sự tồn tại nay, đồng thời mục tiêu của doanh nghiệp là luôn tồn tại và phát triển một cách
bền vững. Do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan
đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường hiện nay. Do yêu cầu
của sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp đòi hỏi nguồn thu nhập của doanh
nghiệp phải không ngừng tăng lên. Nhưng trong điều kiện nguồn vốn và các yếu tố kỹ
thuật cũng như các yếu tố khác của quá trình sản xuất chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất
định thì để tăng lợi nhuận đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng hiệu quả kinh doanh. Như
vậy. hiệu quả kinh doanh là diều kiện hết sức quan trọng trong việc đảm bảo sự tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp. Một cách nhìn khác là sự tồn tại của doanh nghiệp được xác
định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã
hội, đồng thời tạo ra sự tích luỹ cho xã hội. Để thực hiện được như vậy thì mỗi doanh
nghiệp đều phải vươn lên để đảm bảo thu nhập đủ bù đắp chi phí bỏ ra và có lãi trong
quá trình kinh doanh. Có như vậy mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất trong nền kinh
tế. Và như vậy chúng ta buộc phải nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong

mọi khâu của quá trình hoạt động kinh doanh như một yêu cầu tất yếu. Tuy nhiên sự tồn


tại mới chỉ là yêu cầu mang tính chất giản đơn còn sự phát triển và mở rộng của doanh
nghiệp mới là yêu cầu quan trọng. Bởi vì sự tồn tại của doanh nghiệp luôn luôn phải đi
kềm với sự phát triển mở rộng doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự tích luỹ đảm bảo cho quá
trình tái sản xuất mở rộng theo đúng quy luật phát triển. Như vậy để mở rộng và phát
triển doanh nghiệp mục tiêu lúc này không còn là đủ bù đắp chi phí bỏ ra để phát triển
quá trình tái sản xuất giản đơn mà phải đảm bảo có tích luỹ đáp ứng nhu cầu tái sản xuất
mở rộng. phù hợp với quy luật khách quan và một lần nữa nâng cao hiệu quả kinh doanh
được nhấn mạnh.
- Thứ hai: nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và
tiến bộ trong kinh doanh. Chính việc thúc đẩy cạnh tranh yêu cầu các doanh nghiệpphải
tự tìm tòi, đầu tư tạo nên sự tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là
chấp nhận sự cạnh tranh. Trong khi thị trường ngày càng phát triển thì cạnh tranh giữa
các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh lúc này không còn là
sự cạnh tranh về mặt hàng mà cạnh tranh về cả chất lượng, giá cả và các yếu tố khác.
Trong khi mục tiêu chung của các doanh nghiệp đều là phát triển thì cạnh tranh là yếu tố
làm cho các doanh nghiệp mạnh lên ngược lại cũng có thể làm cho các doanh nghiệp
không tồn tại được trên thị trường. Để đạt được mục tiêu là tồn tại và phát triển mở rộng
thì doanh nghiệp phải chiến tháng trong cạnh tranh trên thị trường. Do đó doanh nghiệp
phải có hàng hoá dịch vụ chất lượng tốt, giá cả hợp lý. Mặt khác: hiệu quả kinh doanh là
đồng ghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng hàng hoá, chất lượng không ngừng
được cải thiện nâng cao...
-Thứ ba: mục tiêu bao trùm, lâu dài của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận.
Để thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp phải tiến hành mọi hoạt động SXKD để tạo ra
sản phẩm cung cấp cho thị trường. Muốn vậy, doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực
sản xuất xã hội nhất định. Doanh nghiệp càng sử dụng tiết kiêm các nguồn lực này bao
nhiêu sẽ càng có cơ hội thu được nhiều lợi nhuận bấy nhiêu. Hiệu quả kinh doanh là
phạm trù phản ánh tính tương đối của việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực xã hội nên là

điều kiện để thực hiện mục tiêu bao trùm lâu dài của doanh nghiệp. Hiệu quả kinh doanh
càng cao càng phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất. Vì


vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là đòi hỏi khách quan để doanh nghiệp thực hiện mục
tiêu bao trùm. lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận. Chính sự nâng cao hiệu quả kinh doanh là
con đường nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD của công ty
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động rất nhiều của các nhân tố
ảnh hưởng khác nhau:
2.1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trương bên ngoài
* Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trương kinh doanh
Đối thủ cạnh tranh: Bao gồm các dối thủ cạnh tranh sơ cấp (cùng tiêu thụ các sản
phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm có
khả năng thay thế). Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệu
quả kinh doanh sẽ trở nên khó khă có hơn rất nhiều. Bởi doanh nghiệp lúc này chỉ có thể
nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá sản phẩm để đẩy
mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn. Yêu cầu doanh nghiệp
phải tổ chức lại bộ máy hoạt dộng phù hợp hơn, hiệu quả hơn để tạo cho doanh nghiệp có
khả năng cạnh tranh về gia cả, chất lượng, chủng loại, mẫu mã... Như vậy đối thủ cạnh
tranh có ảnh hưởng rất lớn tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh. tạo ra động lực phát triển của doanh
nghiệp. Việc xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn.
Thị trường: Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường
đầu ra của doanh nghiệp. Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của
doanh nghiệp. Đối với thị trường đầu vào cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như
nguyên vật liêu, máy móc, thiết bị... cho nên nó có tác động trực tiếp đến giá thành, tính
liên tục và hiệu quả. Thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở
chấp nhận hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ

tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.


Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân của dân cư: Đây là một nhân
tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Nó quyế định mức độ số lượng,
chất lượng, chủng loại... Doanh nghiệp cần phải nắm bắt và nghiêm cứu làm sao phù hợp
với sức mua, thói quen tiêu dùng, mức độ thu nhập bình quân của tầng lớp dân cư.
Những yếu tố này tác động gián tiếp lên quá trình sản xuất cũng như công tác marketing
và cuối cùng là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Mối quan hệ và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Đây chính là tiềm lực
vô hình của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh của mình. Nó tác động rất lớn tới
sự thành bại của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Một hình ảnh uy
tín tốt về doanh nghiệp liên quan đến hàng hoá, dịch vụ, chất lượng sản phẩm, giá cả... là
cơ sở tạo ra sự quan tâm của khách hàng đến sản phẩm của doanh nghiệp. Mặt khác tạo
cho doanh nghiệp một ưu thế lớn trong việc tạo nguồn vốn hay mối quan hệ với bạn
hàng...


* Nhân tố môi tường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên
thiên nhiên, vị trí địa lý, các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự
tác động lên các chi phí tương ứng, mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
*Môi trường chính trị. pháp luật
Các nhân tố thuộc môi trương chính trị, pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xá định là một trong những tiền
đề quan trọng cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi môi trường
chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự
phát triển của doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện, không

thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế cảu kinh doanh. Mức độ hoàn thiện sự
thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến việc hoạch định và
tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động
trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi vì môi trường pháp luật ảnh
hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh. Nó còn tác động
đến chi phí của doanh nghiệp, mức độ về thiếu.
*Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng
Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc,
điện, nước đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước
đầy đủ, dân cư đông đúc vầ có trình độ cao sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí do đó nâng cao
được hiệu quả kinh doanh.
2.1.3.2. Các nhân tố bên trong DN
Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của doanh
nghiệp. Cơ hội chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp luôn phụ
thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực
của một doanh nghiệp không phải là bất biến. Có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi. Có


thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy: trong quá trình kinh doanh các doanh
nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp hơn nữa.
*Nhân tố vốn
Đây là nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối
lượng vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối. Đầu
tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn kinh doanh.
Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô
có cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở để
đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh.

*Nhân tố con người
Trong sản xuất kinh doanh: con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo
thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người tạo ra, dù có hiện đại đến đâu
thì cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật sử dụng của người lao động
thì mới đạt hiệu quả cao. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới
và đưa chúng vào sử dụng để tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng
các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.
*Nhân tố quản trị doanh nghiệp
Nhân tố này đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một
hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Đội ngũ các
nhà quản lý mà đặc biệt là các nhà quản trị cao cấp lãnh đạo doanh nghiệp có vai trò
quan trọng trong chiến lược kinh doanh, có tính chất quyết định đến sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp.
2.1.4. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả SXKD của công ty
2.1.4.1 Nhóm chỉ tiêu số lượng
1. Sản lượng : Là lượng sản phẩm được tạo ra trong một đơn vị thời gian.


Sản lượng = Năng suất lao động của công nhân trong kỳ × số công nhân trong
kỳ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết lượng sản phẩm mà công nhân tạo ra trong 1 đơn vị
thời gian.
2. Tổng doanh thu (TR) : Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
TR = ∑ Qi × Pi
Trong đó TR : doanh thu bán hàng
Qi : khối lượng sản phẩm i bán ra
Pi : giá bán sản phảm i

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn thì lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
3. Tổng chi phí (TC) : Là tổng số tiền đã chi ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh để có
được doanh thu tương ứng.
TC = FC + VC
Trong đó : FC là chi phí cố định
VC là chi phí biến đổi
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại và
hoạt động của doanh nghiệp
4. Lợi nhuận (LN) : Là số tiền lãi của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí
phát sinh để doanh nghiệp trích lập các quỹ, chia lợi tức và đầu tư phát triển mở rộng
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí


= TR – TC

Ý nghĩa: Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế của
mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánh giá
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.1.4.2 Nhóm chỉ tiêu chất lượng
1. Lao động bình quân


- Năng suất lao động của một công nhân viên:
Năng suất lao động của nv =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một công nhân viên trong kỳ làm ra được bao nhiêu
đồng doanh thu.
- Kết quả sản xuất trên một đồng chi phí tiền lương:
Kết quả sản xuất trên

một đồng chi phí tiền =
lương
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí tiền lương trong kỳ làm ra được
bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hệ số sử dụng lao động
Hệ số sử dụng lao động =
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trình độ sử dụng lao động của doanh nghiệp: số lao
động của doanh nghiệp đã được sử dụng hết năng lực hay chưa, từ đó tìm nguyên nhân
và giải pháp thích hợp.
2. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh. Cho biết cứ một đơn vị vốn kinh
doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Công thức:
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh =
Ý nghĩa: hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả kinh doanh càng
cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.
3. Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức vật chất
của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
Công thức:
Hệ số khả năng sinh lời ts =


Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản. không phụ thuộc vào cơ cấu vốn và cho biết
cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế và
nguồn trả lãi ngân hàng.
4. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức :

Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu =
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn. thì hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp càng cao. khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược
lại.
5. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cố định
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh
doanh mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình quân. mà doanh
nghiệp đã sử dụng trong kỳ.


Công thức :
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ. sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Vốn cố định bình quân được xác định theo các công thức:
Vcđ

=

Trong đó:
Vđk: Vốn cố định có đầu kỳ
Vck: Vốn cố định có cuối kỳ
Vcđ: Vốn cố định bình quân.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu nghịch đảo của chỉ tiêu hiệu quả
Công thức :
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Ý nghĩa: để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ. Doanh nghiệp phải sử dụng bao
nhiêu đồng vốn cố định.

* Khả năng sinh lợi của tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá( hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố
định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức :
Hệ số khả năng sinh lời của TSCĐ =
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại.
6. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn lưu động
* Số vòng quay của vốn lưu động

Công thức: L =

M
Vlđ


Trong đó:
L: số vòng quay của vốn lưu động
M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)
Vlđ: vốn lưu động bình quân.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay nhiêu vòng.
Vốn lưu động bình quân được xác định theo các công thức:
* Vốn lưu động ít biến động. không theo dõi được thời gian biến động
Công thức:
Vlđ

=

Trong đó:
Vđk: Vốn lưu động có đầu kỳ

Vck: Vốn lưu động có cuối kỳ
* Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại nhiều thời điểm có khoảng cách thời
gian bằng nhau
Công thức:
Vlđ

=

Trong đó:
V1 ; V2 .. . . Vn: vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ nghiên cứu.
* Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết: một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Công thức :
Hệ số sinh lời của TSLĐ =
Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao. Hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
* Mức đảm nhiệm của vốn lưu động
Công thức :
Mức đảm nhiệm của vốn lưu động =


×