Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

QUY HOẠCH KÊNH NHIÊU LỘC THỊ NGHÈ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (580.71 KB, 35 trang )


2


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tình cấp thiết của đề tài

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè (còn được gọi tắt là kênh Nhiêu Lộc hay kinh
Nhiêu Lộc, riêng đoạn kênh ở quận 1 còn có tên là rạch Thị Nghè) là
con kênh tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Kênh dài 8,7 km (trước kia dài
khoảng 10 km), lưu vực kênh có diện tích 33km2, là nơi sinh sống của 1,2 triệu dân
của thành phố Hồ Chí Minh 1.
Tuy nhiên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè là một trong những con kênh bị ô
nhiễm trầm trọng, rác thải trôi dạt làm cho dòng kênh trở nên bốc mùi hôi khó chịu
làm ảnh hưởng đến cuộc sống của rất nhiều người dân sống hai bên bờ kênh, không
những vậy sự ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè còn ảnh hưởng rất lớn cảnh
quan môi trường thành phố.
Nhận thấy được tầm quan trọng và tính cấp thiết trong việc cải tạo dòng
kênh, năm 1993 chính quyền thành phố có kế hoạch đầu tư cải tạo kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè, với dự án giải tỏa và tái định cư cho gần 7.000 hộ dân sống ven kênh,
làm đường, lát vỉa hè, trồng cây xanh... Năm 2003, kế hoạch "hồi sinh" dòng kênh
tiếp tục được thực hiện bằng dự án vệ sinh môi trường nước Nhiêu Lộc - Thị Nghè
từ nguồn vốn tài trợ của ngân hàng quốc tế với các hạng mục chính như nạo vét bùn
dưới dòng kênh, lắp đặt tuyến cống bao chạy dọc ven kênh đến trạm bơm xử lý
nước thải.
Sau 10 năm dự án đã hoàn thành với tổng cộng hơn 9km tuyến cống bao, 36
giếng chính và 59 thiết bị tách dòng để thu nước từ các khu dân cư đổ ra. Để hoàn
thành việc cải tạo dòng kênh “chết” các đơn vị thi công phải nạo vét gần 1,1 triệu
mét khối đất, gia cố 16 cây cầu dọc kênh, xây dựng khoảng 58km các loại cống hộp
và cống tròn trên toàn bộ lưu vực Nhiêu Lộc – Thị Nghè, đào đắp hơn 1 triệu mét
khối đất và tái lập khoảng 200.000 mét vuông mặt đường nhựa… 2 Sau khi hoàn
thành giai đoạn 1, dự án Nhiêu Lộc – Thị Nghè sẽ giúp hơn 1,2 triệu dân của 7 quận


1 Theo Cổng Thông Tin Điện Tử Thành Phố Hồ Chí Minh.
2 Theo Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh.

3


trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh thoát được cảnh ngập lụt khi trời mưa, đồng thời
mở rộng tuyến đường gần 10km và tạo cảnh quan dọc theo bờ kênh.
Tuy nhiên, thời gian gần đây kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè có biểu hiện tái ô
nhiễm trở lại, mực nước triều cường dân lên, một số đoạn kênh đã bốc mùi hôi khó
chịu. Thậm chí còn xảy ra hiện tượng cá chết trắng trên mặt nước, ảnh hưởng đến
sức khỏe của người dân sinh sống gần con kênh này 3.

Để có cái nhìn bao quát, đồng thời đưa ra những kiến nghị, đề xuất những
giải pháp nhằm khắc phục tình trạng trên mà nhóm chúng tôi chọn đề tài:“Vấn đề
tái ô nhiễm nguồn nước kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè tại Thành Phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu dự án “Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh lưu vực kênh Nhiêu
Lộc - Thị Nghè”.
Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái ô nhiễm tại một số tuyến kênh
trên lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
Đề ra những giải pháp khắc phục những bất cập cũng như thiếu sót của dự án.
3. Tổng quan tư liệu
 Một đề tài nghiên cứu của Thạc sĩ Trần Thu Vân với đề tài:

“Thực trạng kênh Nhiêu Lôc- Thị Nghè”
Đề tài đã nêu lên thực trạng của con kênh và những nguyên nhân gây
ra sự ô nhiễm. Nguyên nhân đó chính là từ phía nhà nước các cấp quản lý
và ý thức của người dân trong việc sử dụng dòng kênh và đưa ra những

biện pháp cải tạo.Trong đó có tổ chức lại hệ thống thu gom rác thải, xây
dựng một trạm trung chuyển rác nhỏ. Cũng như gắn kết lợi ích trực tiếp
của người dân hai bên bờ kênh với việc bảo vệ môi trường.
Đề tài thấy được những vấn đề chính mà con kênh đang gặp phải. từ đó
chọn lọc những nội dung có liên quan vào bài làm.
Nguồn:

3 Triệu Nguyên (2014), Truy nguyên nhân cá chết trắng kênh Nhiêu Lộc –Thị Nghè, ngày truy cập: 13/12/2016.

4


/> “Triển khai dự án cải thiện môi trường Nhiêu Lộc – Thi Nghè giai đoạn 2 :

Làm sạch tân gốc … nước thải” của tác giả : AN NHIÊN”.
Đã nêu lên giai đoạn 1 của dự án mới chỉ dừng ở việc xây dựng bờ ao,
nạo vét kênh, làm các tuyến cống, thu gom rác thải … Công tác quan
trọng nhất, có ý nghĩa quyết định đến chất lượng môi trường nước trong
khu vực: xử lý nước thải chưa được triển khai. Nước thải sau khi được
thu gom vẫn… đổ thẳng ra sông Sài Gòn. Vì vậy phải cải cách môi
trường lưu vực vào giai đoạn 2
Bài viết đã Tiếp thu nhiều kiến thức mới, chọn lọc những số liệu và thống
kê có tính khách quan cho bài viết thêm chặt chẽ và khoa học.

4. Giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Thời gian: thực hiện trong thời gian Học kì I năm học 2016 - 2017
3.2 Không gian nghiên cứu: Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
3.3 Đối tượng nghiên cứu: Bất cập trong dự án vệ sinh môi trường Tp.HCM lưu vực
kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè


5. Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
5.1.1 Đối với dữ liệu sơ cấp


Phương pháp khảo sát thực địa: Đánh giá nhanh chất lượng nguồn nước kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè bằng phương pháp quan sát. Thu thập các dữ liệu về
tình trạng ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè bằng phương pháp thu
thập thông tin như điều tra, thảo luận nhóm tập trung, ghi chép và chụp ảnh

các khu vực kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
• Phỏng vấn sâu: Nhóm sẽ tiến hành phỏng vấn sâu những người dân sinh
sống tại khu vực kênh Nhiêu Lộc – Thi Nghè để biết được thực trạng tái ô
nhiễm tại kênh, những tác động của sự ô nhiễm đến môi trường sống và sức
khỏe người dân, thái độ của người dân đối với thực trạng này.
5




5.1.2 Đối với dữ liệu thứ cấp
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tư liệu khoa học từ các đề
tài nghiên cứu trước, tạp chí, trang web, các luận án luận văn… về các vấn
đề liên quan đến đề tài từ đó làm cơ sở để bổ sung những thiếu xót cho đề

tài.
5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu
• Phương pháp xử lý thông tin: Các thông tin định tính thu được từ các câu hỏi

mở từ đó làm rõ vấn đề mà đề tài cần nghiên cứu
PHẦN 2: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN
Tái ô nhiễm là gì?
Tái ô nhiễm là sự quay trở lại của việc ô nhiễm, do lúc đầu việc ô nhiễm đã được
đầu tư khắc phục nhưng do thời gian sau hoặc việc khắc phục chư đủ tiêu chuẩn lý
và đúng với mục đích ban đàu đưa ra nên việc ô nhiễm bắt đầu xuất hiện quay trở
lại điều đs được gọi là tái ô nhiễm.
Ô nhiễm nguồn nước là gì?
-Ô nhiễm môi trường nước là sự có mặt của một hay nhiều chất lạ trong môi trường
nước tự nhiênlamf biến đổi chất lượng nước, gây tác hại đói với sức khỏe con
nguowifkhi sử dụng nước trong sinh hoạt, ở các ngành công nghiệp, nông nghiệp
trong chăn nuôi (nuôi gia súc và các loại thủy sinh vật) trong thể dục, thể thao hoặc
vui chơi giait trí. Người ta còn đề cập đến sự thay đổi nhiệt độ, nồng độtrong nước
vì đã gây anhr hưởng tới người và vật nuôi
-Theo định nghĩa của hiến chương châu Âu về nước có định nghĩa như sau:
“Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm
nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp,
nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã”.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.
6


Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới
dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm nước: ô
nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân

vật lý.
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây
bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau như chất thải công
nghiệp từ các nhà máy sản xuất, các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải
sinh hoạt bình thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu
cơ… sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, ~ang, suối hoặc
ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt
quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, ~ang, suối.
/>%C6%B0%E1%BB%9Bc_l%C3%A0_g%C3%AC%3F
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh
học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo
ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh
hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước
ngầm
/>%20qua%20cua%20no%20-%20DH08DL.pdf
Dự án là gì?
Dự án là quá trình gồm các công tác, nhiệm vụ có lien quan với nhau, được thực
hiện được nhằm mục tiêu đã đề ra trong điều kiện gàng buộc về thời gian, nguồn
lực và ngân sách

7


/>%87m-v%E1%BB%81-d%E1%BB%B1-%C3%A1n
Dự án là một chuỗi các hoạt động ~ang kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định
trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định. Là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ
dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì
/>Dự án là một tập hợp các hoạt động có ~ang quan đến nhau được thực hiện trong

một khoảng thời gian có hạn, với những nguồn lực đã được giới hạn; nhất là
nguồn tài chính có giới hạn để đạt được những mục tiêu cụ thể, rõ ~ang, làm thỏa
mãn nhu cầu của đối tượng mà dự án hướng đến. Thực chất, Dự án là tổng thể
những chính sách, hoạt động và chi phí ~ang quan với nhau được thiết kế nhằm đạt
được những mục tiêu nhất định trong một thời gian nhất định.
/>Quy hoạch là gì?
Quy hoạch là một thuật ngữ khá rộng và không dễ định nghĩa. Khi nói đến quy
hoạch, người ta thường chỉ quan tâm đến khía cạnh quy hoạch sử dụng đất, tự nhiên
cụm từ “ Quy hoạch” ngày nay được dùng trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động khác
nhau của con người như: Quy hoạch sử dụng đất ; Quy hoạch đô thị và vùng; Quy
hoạch phát triển kinh tế-xã hội; Quy hoạch cán bộ; Quy hoạch mạng lưới thông tin
hay quy hoạch hệ thống dịch vụ sức khỏe cộng đồng. vv.. Những người làm quy
hoachjtrong mọi lĩnh vực cho rằng mình biết rõ điều mình muốn nói và điều mình
phải làm. Tuy nhiên, vấn đề chính là ở chổ, cách hiểu và cách thực thi công việc của
họ không phải lúc nào cũng giống nhau
( Theo sách….)
Quy hoạch là một phạm vi rộng của sự hoạch định, quy hoạch xây dựng chú trọng
vào việc hoạch định để xây dựng, vậy nên thay vì chúng ta cứ hỏi về các khái niệm
quy hoạch xây dựng là gì, và cố gắng tìm cách định nghĩa chúng, thì hãy đặt câu hỏi
về việc quy hoạch / hoạch định để làm gì. Quy hoạch là một công cụ để làm một
8


việc có chủ đích, có thể dùng làm công cụ quản lý, có thể dùng làm đòn bẩy kích
thích đầu tư, có thể dùng làm kế hoạch thực thi một ý định, hoặc cũng có thể là một
công cụ giáo dục, tăng cường nhận thức của cộng đồng, hoặc thậm chí là một công
cụ để phá hủy, đàn áp và hủy hoại môi trường. Hãy chú trọng vào mục đích, chứ
không phải hình thức ngữ nghĩa.
/>Bất cập là gì?
Bất cập có nghĩa là không theo kịp… là những vấn đề còn rõ ~ang đó nhưng chưa

được giải quyết, hoặc có chính sách đưa ra nhưng chưa được áp dụng, hoặc áp dụng
sơ sài thì gọi là bất cập.
Hậu quả của việc tái ô nhiễm nguồn nước:
-

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn
tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày
càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc nhiều loại
bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn
nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng
thủy sản.
Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn uống,
con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da. Ngoài ra,
asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước có hàm
lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi dùng cho
sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung thư
rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh gây
bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng. Hợp
9


chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích tăng
trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy trắng
Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết hợp với

calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh trùng các
loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim loại nặng
các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần kinh, thận, hệ
bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
/>-

Ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước:

Do tái ô nhiễm nên việc tốn chi phí đầu tư khắc phục giải quyết không phải là một
con số nhỏ:
Thành phố dự kiến sẽ phải chi thêm khoảng 450 triệu USD nữa. Theo Quản lý dự
án Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Thành phố đã đề nghị Ngân
hàng Thế giới tiếp tục cho vay 450 triệu USD triển khai giai đoạn 2 của dự án. (
)
-

Tốn nhiều thời gian trong quá trình thi công phục hồi tái ô nhiễm.
Đồng thời về lâu dài việc nỗ lực cải tạo dòng kênh của người dân, TP. Hồ
Chí Minh cần phải thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền nâng cao nhận thức
cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung và không xả rác xuống
Kênh

nói

riêng.

( />
locthi-nghe--nhuc-nhoi-nghich-canh-dep-ma-khong-sach.html )

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU VỀ KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ


10


CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DỰ ÁN
VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ
NGHÈ
3.1 Tổng quan về dự án
3.2 Mối quan hệ giữa dự án với vấn đề ô nhiễm nguồn nước tại kênh Nhiêu Lộc
– Thị Nghè
3.2.1 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước khi triển khai dự án
3.2.1 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè sau khi triển khai dự án
3.2.3 Nhận xét ưu điểm của dự án trong vấn đề cải tạo nguồn nước tại kênh
Nhiêu Lộc – Thị Nghè
CHƯƠNG 4: HIỆN TRẠNG TÁI Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI KÊNH
NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
CHƯƠNG 5: NHỮNG BẤT CẬP TRONG DỰ ÁN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG
TÁI Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI KÊNH NHIÊU LỘC – THỊ NGHÈ
Toàn bộ lưu vực kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè ở TP. Hồ Chí Minh có diện tích hơn 33
km2 là nơi sinh sống của 1,2 triệu dân, trải dài trên địa phận của 7 quận, trong đó có
các quận trung tâm thành phố như quận 1 và quận 3. Nhiều năm trước khu vực này
đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Từ năm 1993, Dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị
Nghè giai đoạn 1 được triển khai, nhằm cải thiện sự ô nhiễm của con kênh này.
Tuy nhiên, khi hoàn thành giai đoạn 1:
-

Dự án này vẫn mới dừng ở việc xây dựng bờ bao, nạo vét kênh, làm các
tuyến cống thu gom nước thải. Toàn bộ hệ thống nước thải đô thị lâu nay vẫn
thải trực tiếp ra kênh này dù đã được thu gom, nhưng chỉ xử lý sơ bộ, lược
rác, sau đó bơm thẳng ra sông thông qua hệ thống cống ngầm dưới lòng kênh

chứ chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn.
o Bề mặt dòng kênh này trong xanh, cá có thể sinh sống được là nhờ
nước sông vào ra theo thủy triều. Thực chất, dòng kênh đen trước đây
vẫn còn “đang tồn tại” ở dạng cống ngầm, và những nguy hại đối với
môi trường vẫn đang ngày càng nghiêm trọng.
11


o

Trên mặt kênh tồn tại nhiều loại rác rất phức tạp và khó xử lý. Phần
lớn rác thải là đồ nội thất gia đình như ghế, bàn, giường… Số khác là

-

xác, nội tạng động vật và rác thải sinh hoạt thông thường
Dọc hệ thống kênh có đến 9 cây cầu bắt ngang qua, các cây cầu này tập
trung rất nhiều rác dưới chân cầu, và đây cũng là nơi người dân thường vức
rác xuống kênh, mà cơ quan chức năng không xử lý được. Hậu quả là, tình
trạng cá chết trên dòng kênh này ngày càng thường xuyên, dù cho chính
quyền đã triển khai nhiều biện pháp bảo vệ môi trường.
+ Ví dụ: Sáng 19/5/2015, hàng chục nghìn con cá to bằng bàn tay nổi lềnh
bềnh, trắng cả một đoạn kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Cả trăm mét mặt kênh
mang một màu trắng, mùi hôi thối, tanh tưởi càng lúc càng nặng khi nắng lên
cao.
Nguồn: />
Hình: Cá chết trắng ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
Nguồn: />%C3%AAnh+Th%E1%BB%8B+Ngh
%C3%A8&biw=1304&bih=637&tbm=isch&source=lnms&sa=X&ved=0ahUKEwj
d4YmGx4DRAhVPv5QKHbnnCM8Q_AUIBigB#imgrc=kQhvByQ-HUXGdM

%3A
Đây là nguồn trong bài viết mình có thể ghi vào tài liệu tham khảo.
12


1. Quang Khải (2016). Đã vớt gần 70 tấn cá chết trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,
truy cập từ />2. Minh Xuân (2016). Tạo môi trường bền vững cho kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè,
truy cập từ />3. Lê Hiền (2016). Tốn hàng chục nghìn tỷ, kênh rạch vẫn ô nhiễm, truy cập từ
/>
-

Theo kế hoạch, dự án được thực hiện trong giai đoạn 2003-2007. Do tính
chất phức tạp của công trình, dự án được chia làm nhiều gói thầu. Mặc dù dự
án được khởi động từ năm 2003, nhưng cho đến nay mới chỉ có năm gói thầu
đang được thi công nhưng tiến độ rất chậm”.

-

Những dự án “rùa” đã khiến sinh hoạt của người dân TP rất khổ sở, đặc biệt
những hộ dân ven kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.

-

Cách quản lý và vận hành còn hạn chế
+ TS. Trường cho biết thêm: “Nếu chúng ta đi sâu tìm hiểu, hệ thống hóa lại
cả quá trình chuẩn bị và đấu thầu đến giai đoạn thi công thì sẽ thấy được
những bất cập, mâu thuẫn chồng chéo đã gây nên sự trì trệ của dự án”.
+ Tình trạng rác thải đổ xuống kênh xảy ra ngày càng nhiều. Theo quan sát
hành lang của kênh NL-TN vẫn rất nhiều nơi có rác thải chất thành đống.
Thậm chí dưới lòng kênh cũng còn rất nhiều.

+ Trong khi đó, lực lượng công nhân làm nhiệm vụ vớt rác thì lơ là khiến
người dân sống ven bờ kênh lãnh đủ. Càng bức xúc hơn khi con kênh này đã
và đang được Nhà nước đầu tư hàng trăm triệu USD nhằm cải thiện môi
trường, mà ô nhiễm vẫn cứ ô nhiễm.
+ Dự án vệ sinh môi trường kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là một trong những
công trình tốn kém và mất thời gian nhất tại Sài Gòn hiện nay. Bắt đầu năm
2005 và vừa được cán bộ nhà nước tuyên bố rằng sẽ kết thúc năm 2009. Thế
nhưng lỗi một phần do các nhà thầu Trung Quốc (TMEC-CHEC 3). Nhưng
13


nhà cầm quyền thành phố cũng không giải thích nổi là sao dự án xây dựng
này đã có không có ít lần hứa là hạn chót hoàn thành những cứ kéo dài vô
thời hạn. Làm tốn kém thiệt hại cho nhà nước và nhân dân. Thế nhưng không
có một quan chức nào nhận trách nhiệm về mình.
-

Ảnh hưởng lớn đến xã hội và người dân
+ Trong những năm qua, một nghiên cứu của Sở Y Tế, người dân sống hai
bên đường của khu vực Nhiêu Lộc Thị Nghè này đã mang nhiều chứng bệnh
về đường hô hấp. Đến các chứng trầm uất nhiều nhất so với các khu vực
khác trong thành phố.
+ Những thiệt hại do nạn kẹt xe, buôn bán trở ngại và sắp tới thành phố sẽ
tốn thêm hàng tỉ đồng, thì sẽ có ai bồi thường thiệt hại cho người dân, phía
quản lý dự án của nhà nước không có câu trả lời thỏa đáng cho người dân.
Nguồn: />%E1%BB%99c-%E2%80%93-th%E1%BB%8B-nghe-bay-gi%E1%BB
%9D-k%E1%BB%B3-2/

-


Chưa gắn kết với vai trò của cộng đồng: Có thể thấy việc kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đối mặt với tái ô nhiễm có tác động từ phía cộng đồng và ý thức
người dân, dự án đặt yếu tố cộng đồng ngoài dự án.
o Người dân là một nhân tố gây nên sự tái ô nhiễm của kênh Nhiêu Lộc
– Thị Nghè: Hàng ngày có rất nhiều người dân vức rác xuống kênh,
nước sinh hoạt ô nhiểm chưa được xử lý đổ thẳng xuống kênh gây ô
nhiểm dòng kênh này.
o Người dân còn thờ ơ trong việc bảo vệ môi trường tại kênh Nhiêu Lộc
- Thị Nghè và đây là một vấn đề đáng lo ngại. TP.HCM đã đầu tư
hàng ngàn tỉ đồng để cải tạo kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhằm tạo
cảnh quan đẹp cho thành phố và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Tuy
nhiên, thời gian gần đây đã xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy nguồn
nước tại kênh bị ô nhiễm. Hiện tượng cá chết, rác thải, nước kênh có
đoạn bị đổi màu vẫn còn nhìn thấy tại kênh. Bên cạnh đó, có nhiều
người dân vẫn đến đây câu cá, dù hai bên bờ kênh có biển báo cấm
đánh bắt cá.
o Việc bảo vệ môi trường kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đòi hỏi sự góp
sức từ nhiều phía, trong đó thái độ tích cực của người dân trong việc
14


bảo vệ môi trường đóng góp một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, phần
lớn người dân còn thờ ơ trong việc bảo vệ môi trường, nguồn nước,
cảnh quan của kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
o Mối liên hệ giữa người dân và chính quyền trong việc cùng nhau bảo
vệ môi trường tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè còn mờ nhạt. Người dân
vẫn nghĩ rằng việc này là của Nhà nước, không phải việc của mình.
o Người dân có thái độ thờ ơ như vậy vì họ không có quyền lực và
không được giao quyền để thực hiện việc này. Bên cạnh đó, chẳng ai
muốn chuốc họa vào thân, lỡ như những người xả rác, câu cá
+ Tóm lại: Ta có thể thấy vai trò của người dân là rất quan trọng.

Công tác bảo vệ môi trường kênh phần lớn dựa vào ý thức của người
dân. Chính vì vậy, chính quyền nên có sự gắn kết, phối hợp cùng
-

người dân bảo vệ sự trong sạch kênh.
Thiếu công trình phụ trợ: Dự án tập trung vào việc cải tạo kênh, làm đẹp cho
kênh, mà không chú ý nhiều đến việc các công trình giúp duy trì vệ sinh
kênh sau khi hoàn thành như xử lý nước đổ vào kênh hay là thu gom rác dọc
hai bên kênh.
o

Trên thực tế, khi triển khai giai đoạn 1 của Dự án Nhiêu Lộc - Thị
Nghè, nhiều chuyên gia lúc đó đã đưa ra cảnh báo, Thành phố cần ưu
tiên xây dựng hệ thống xử lý nước thải, thay vì chi gần 500 triệu USD
cho việc “làm đẹp” dòng kênh, trong đó có khoản chi phí quá lớn để
khoan, kích xây dựng hệ thống cống ngầm, chỉ để phục vụ việc bơm
nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra sông. Vì rằng, cách làm này, tuy
mang lại hình ảnh một dòng kênh sạch đẹp trong mắt người dân,
nhưng hiệu quả cải thiện môi trường thực tế vẫn không đáng kể, mà

o

chỉ đơn giản là “di chuyển ô nhiễm” từ chỗ này sang chỗ khác.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó, Thành phố vẫn đã lựa chọn, ưu tiên cho
phương án “làm đẹp”. Tất nhiên sau khi “làm đẹp”, Thành phố vẫn
phải “làm sạch”, và để làm sạch được dòng kênh này, Thành phố dự
kiến sẽ phải chi thêm khoảng 450 triệu USD nữa. Theo Quản lý dự án
Cải thiện môi trường lưu vực Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Thành phố đã đề
nghị Ngân hàng Thế giới tiếp tục cho vay 450 triệu USD triển khai
giai đoạn 2 của dự án.

15


-

Dự án thiếu đồng bộ: Thể hiện qua việc chưa xây dựng nhà máy xử lý nước
thải ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, làm kênh phải chịu một lượng nước thải
chưa đạt tiêu chuẩn lớn dẫn đến vấn đề tái ô nhiễm. Đồng thời chưa có sự
thống nhất cụ thể trong xây dựng dự án
o Công tác quy hoạch vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập, quy hoạch ở
địa phương với quy hoạch của Trung ương còn một số điểm chưa
đồng bộ khi triển khai thực hiện đã dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu
trọng điểm, mang tính dàn trải, trùng lặp.
o Dự án áp dụng công nghệ kích ngầm trong điều kiện địa chất và nước
ngầm phức tạp không lường trước được mà trước đó chưa từng được
thực hiện tại Việt Nam. Một khó khăn nữa là dự án nằm ở trung tâm
thành phố với mật độ giao thông và dân số cao nên việc thi công hầu
hết các hạng mục chỉ có thể được thực hiện vào ban đêm. Thêm vào
đó, dự án phải di chuyển rất nhiều các công trình ngầm không có
trong thiết kế bao gồm cả một đường ống cấp nước chính có đường
kính lên tới 2 mét, các tuyến đường điện và cáp viễn thông, nên thời
gian hoàn thành giai đoạn 1 kéo dài hơn so với kế hoạch.

-

Công tác thực hiện cũng gặp nhiều thách thức vì:
o

Đây là dự án phức tạp về mặt kỹ thuật, phải thi công cống hầm tunel
trong điều kiện đất và nước ngầm khó lường.


o Chủ đầu tư không có kinh nhiệm trong các công việc và thủ tục đấu

thầu mua sắm của Ngân hàng Thế giới, Ban quản lý dự án thay đổi
nhiều lần, chi phí lạm phát phát sinh cao, và một số nhà thầu thực hiện
hợp đồng không tốt.
o Công trình nằm trong khu trung tâm có mật độ đông dân cư nhất và

đòi hỏi phải quản lý giao thông tốt.
Nguồn: />-

Thiếu vốn đầu tư: Dự án được nhiều lần điều chỉnh cho phép bổ sung thêm
vốn (Như dự án “ Vệ sinh môi trường thành phố Hồ Chí Minh lưu vực Nhiêu
Lộc - Thị Nghè” được Chính Phủ quyết định phê duyệt vào ngày 19/05/2000
trong đó vay Ngân hàng Thế giới là 150 triệu USD sau đó dự án có một số
16


thay đổi về nội dung theo quyết định 528/QĐ-TTG ngày 02/05/2001 của
Chính Phủ theo đó vay Ngân hàng Thế giới 166,34 triệu USD) 4, tuy nhiên
thiếu vốn là vấn đề của dự án để xây dựng các công trình trong tổng thể như
xây dựng nhà máy xử lý nước Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
o Thiếu vốn đầu tư thay thế sơ sở hạ tầng yếu kém và không theo kịp
đà tăng trưởng đô thị nhanh chóng.
o Do thiếu vốn thực hiện nên việc triển khai quy hoạch không đúng tiến
độ, quy hoạch dàn đều, quy hoạch treo làm ảnh hưởng đến các công
trình dân sinh, làm trì trệ việc phát triển của địa phương. Ngoài ra,
việc không có sự phân định rõ ràng về nguồn vốn triển khai thực hiện
-


dự án đã phê duyệt.
Tiến độ lập quy hoạch diễn ra chậm, năng lực một số đơn vị tư vấn còn yếu,
tính dự báo chưa cao, khâu thẩm định và trình duyệt cũng mất khá nhiều thời
gian, chủ đầu tư không có khả năng tài chính dẫn đến không thể thực hiện dự

-

án đúng tiến độ.
Công tác giải tỏa mặt bằng yếu kém.
o Do có nhiều hộ dân sinh sống 2 bên bờ kênh nên công tác giải phóng
mặt bằng mất nhiều thời gian, công sức.
o Do thiếu vốn nên công tác đền bù cũng như giá trị chưa thỏa đáng,
o

nên gặp sự phản đối của người dân.
Khu tái định cư không đáp ứng đủ, cũng như chất lượng thấp nên một

số người dân tỏa thái độ không hài lòng không di dời.
o Chưa tạo được điều kiện thuận lợi để thu hút các dự án đầu tư; việc di
dời các cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm
môi trường trong nội ô thành phố và khu dân cư vào các khu, cụm
công nghiệp chưa thực hiện được, ảnh hưởng đến việc chỉnh trang đô
-

thị và vệ sinh môi trường.
Biện pháp chế tài xử lý hành vi vức rác bừa bãi chưa mạnh
o Về lâu dài, ngoài việc nỗ lực cải tạo dòng kênh, TP. Hồ Chí Minh cần
phải thực hiện hiệu quả việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường nói chung và không xả rác xuống
Kênh nói riêng. Đặc biệt, cần có những biện pháp chế tài mạnh,

nghiêm khắc với những người có hành vi xả rác vào Kênh.

4 Nguồn: Quyết định 484/QĐ-TTG ngày 19/05/2000 và quyết định 528/QĐ-TTG ngày 02/05/2001của Thủ
Tướng Chính Phủ.

17


o

Được biết, hiện đã có quy định xử phạt những trường hợp có hành vi
xả rác nơi công cộng, gây ô nhiễm môi trường. Nhưng tiếc rằng, các
cơ quan chức năng vẫn chưa xác định được lực lượng nào có chức
năng xử phạt người có hành vi vi phạm trên. Đây cũng là một trong
những bất cập trong luật môi trường cần được sớm khắc phục, tránh
tình trạng “nhờn thuốc” trong cộng đồng, nhất là với vấn đề bảo vệ
môi trường.

-

Thiếu cơ sở khoa học và quá sức chịu đựng trong kinh tế hiện nay
o Về nguyên tắc, một nghiên cứu tiền khả thi dự án chỉ được phép

chênh lệch với nghiên cứu khả thi dự án đó một khoảng tối đa từ 2030%, nhưng ở hai bản nghiên cứu dự án thoát nước lưu vực NL - TN
chênh nhau đến 300% về mức đầu tư, tức gấp 10 lần sai số cho phép,
khiến ai cũng kinh ngạc.
o Về vấn đề kỹ thuật, việc xây tuyến cống bao đường kính 3 m nằm

dưới và dọc theo lòng kênh nhằm mục đích tách rời nước mưa và
nước thải không cho chảy chung dòng, theo tôi còn khó hơn lên sao

Hoả, vì bản chất đô thị với hệ cống rãnh hiện hữu là đã trộn chung với
nhau rồi. Đầu tư tốn kém và không tính đến những vấn đề phát sinh
như nước thải trong cống lâu ngày lắng cặn, nghẹt rồi làm sao thông,
hút? Cống có hư hỏng biến dạng ngầm dưới đất thì làm sao sửa chữa?
Việc xây dựng trạm bơm để hút nước trong cống ra với công suất
64.000 m3/ giờ hoạt động hết thế hệ này đến thế hệ khác liệu có được
không? Tại sao không lợi dụng thuỷ triều tự nhiên cho nước rút ra mà
phải bơm làm gì cho tốn kém?
o Nếu dự án khả thi thì người dân TP phải uống nước bẩn. Nước thải

được bơm ra cửa sông trái tự nhiên nên chế độ bán nhật triều sông Sài
Gòn sẽ khiến cho phần ô nhiễm tù đọng trở lại, không thoát ra được.
Ngoài ra theo dự án thì nước thải bơm ra sông chỉ mới được lược rác
và pha loãng độ ô nhiễm chứ không được xử lý.
o Có thể tìm phương án khác rẻ hơn, ích lợi hơn, hiệu quả ngay chứ .

Mà thực tế phương án rẻ hơn, hiệu quả hơn là có chứ đâu phải không
18


có. Ví dụ, xây dựng khoảng 100 miệng cống có hệ thống xử lý nước
rác thải trước khi ra kênh bằng hoá chất, sinh học song song với việc
nạo vét, khai thông dòng chảy. Bên cạnh đó, xây dựng đập ngăn triều
ở cửa sông để điều chỉnh mức nước bên trong kênh làm sao đủ để
thoát nước chống ngập. Ước chừng chỉ mất từ 2-4 triệu USD là cùng,
lại ít tốn công duy tu bảo dưỡng.
Nguồn: />Nguồn: />-

Nặng hành chính, thiếu kiểm tra
+ Tiếc thay, khi dự án bắt đầu đi vào sử dụng từ tháng 8-2012, đã xuất hiện

các hình ảnh không đẹp về một số người thiếu ý thức tiếp tục xả rác trực tiếp
xuống kênh. Nếu không chấn chỉnh kịp thời, bao nhiêu kỳ vọng, công sức,
tiền của đầu tư vào dự án lại đổ sông đổ biển khi dòng nước kênh trở lại màu
đen. TP cũng đã có các biện pháp cụ thể như cho vớt rác (bình quân 10
tấn/ngày), giao chính quyền các địa phương tuyên truyền, nhắc nhở, thậm chí
xử phạt hành chính các hành vi thiếu ý thức của một số người dân, kiểm soát
việc xả chất rắn trực tiếp từ hệ thống thoát nước của các hộ dân vào
kênh...Tuy nhiên, các biện pháp này chưa có tính khả thi và bền vững cao do
nặng tính hành chính, thiếu kiểm tra, thiếu các định chế thực hiện cụ thể
trong lúc người dân xả rác trực tiếp xuống kênh đa phần chưa quen lối sống

-

văn minh đô thị, dân trí thấp.
Rạch ròi trách nhiệm, quản lý
+ Khi lập dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè, chúng ta hình như quên đưa ra các giả

định rủi ro về vấn đề người dân tiếp tục xả rác và tiếp tục thải nước có chất thải rắn
trực tiếp xuống kênh. Từ đó thiếu các dự án thành phần về thiết lập và thực hiện các
tiêu chuẩn vệ sinh môi trường bền vững, khả thi cho cộng đồng dân cư hưởng lợi
trong khu vực. Vấn đề giáo dục, tuyên truyền, thưởng phạt, cả tổ chức thực hiện
cũng sẽ được đề cập trong các dự án thành phần này.
+ Một nguyên nhân khác thuộc về năng lực điều hành, quản lý dự án. Tuy kết
19


thúc thực hiện dự án tốt nhưng bàn giao khai thác, quản lý sử dụng lại theo kiểu
giao trách nhiệm chung chung cho các địa phương, làm theo thói quen “cha chung
không ai khóc”. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới, dự án công trình hạ
tầng khi làm xong đều phải tiếp tục quản lý, đến khi nào ổn định mới giao lại cho

chính quyền địa phương mà cụ thể cũng chính là các ban quản lý dự án khu vực.
Như vậy, trong trường hợp dự án Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn còn tiếp tục đầu tư giai
đoạn 2, TP nên giao cho một đơn vị có năng lực, kinh nghiệm và tâm huyết để quản
lý , Có quản lý được thì may ra mới khai thác thêm được các thế mạnh tiềm năng
phát sinh của dự án như khai thác không gian, cảnh quan, mặt đất, mặt nước...

+ Trước mắt, nếu chưa hình thành được đơn vị quản lý khai thác, có thể giao
trách nhiệm quản lý cho chủ tịch UBND các quận. Tuy nhiên, có 2 việc lưu ý: Phải
xử lý thật nghiêm và hiệu quả đối với hành vi xả rác và làm ô nhiễm dòng kênh, vị
chủ tịch quận nào làm không đến nơi đến chốn sẽ bị chủ tịch UBND Thành phố kỷ
luật để làm gương. Không để chuyện xả rác kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè giống
chuyện giải tỏa lòng lề đường của TP trong nhiều năm qua.
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh
/>
CHƯƠNG 6: HẬU QUẢ TÁI Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC TẠI KÊNH NHIÊU
LỘC – THỊ NGHÈ
CHƯƠNG 7: CÁC DỰ ÁN, CÔNG TRÌNH KHẮC PHỤC VÀ ĐỀ XUẤT
KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP
Giải pháp
-

Giải pháp về vốn đầu tư
20


+ Huy động nguồn vốn từ địa phương ( Các quận liên quan ), và Ngân
sách Thành phố.
o Các Quận có kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè chảy qua sẽ có trách nhiệm
như nhau trong bảo vệ sự trong sạch của dòng kênh, mỗi Quận sẽ có
sự đóng góp nguồn vốn để đầu tư cho việc cải tạo lại môi trường ở

đây.
o Thành phố cũng sẽ có sự hỗ trợ về vốn cũng như là cơ quan thực hiện
sự cải tạo này, vốn thành phố là một nguốn vốn quan trọng để việc cải
tạo kênh được diễn ra thuận lợi.
o Giai đoạn 1, của dự án cải tạo kênh Thành phố đã chi 49,96 triệu USD
tương đương 699,44 tỷ VND.
+ Huy động nguồn ngân sách nhà nước.
o Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện
trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của
Nhà nước:Nguồn thu lớn nhất và quan trọng nhất của ngân sách nhà
nước chính là thuế, nhà nước tiến hành thu thuế thu nhập cá nhân,
thuế doanh nghiệp và nhiều loại thuế khác để tạo nguồn ngân sách nhà
nước chi cho các dịch vụ Xã hội, các dự án mang tính chất quốc gia
và cần thiết giống như dự án cải tạo kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè.
o Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương. Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành
-

chính các cấp có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân
Huy động vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn từ địa phương tạo một
khoảng tiền lớn phục vụ cho việc xây dựng các nhà máy xử lý nước thải,
đồng thời tiếp tục xây dựng các khu vực bờ kè bị hư hại, cũng như xây dựng
còn dang dỡ, và tạo khả năng triển khai giai đoạn 2 của dự án.
/>
-

+ Thu hút vốn đầu tư, vay nợ quốc tế.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nguồn vốn đầu tư khác nhau để giúp các
quốc gia đang phát triển cải thiện, phát triển Kinh tế - Xã hội và môi trường.

Viêt Nan là một trong những quốc gia đang phát triển và gặp nhiều vấn đề về
môi trường, trong đó sự tái ô nhiễm tại kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè đang là
21


vấn đề được quan tâm hàng đầu. Việt Nam đã tiếp cận và nhận được khá
-

nhiều nguồn vốn đầu tư quốc tế.
Trên thế giới hiện nay các nguốn vốn đầu tư có thể kể đến.
+ Đầu tư trực tiếp (FDI)
Trong hình thức đầu tư trực tiếp, chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay
một phần vốn đầu tư đủ lớn của dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc
tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ
thương mại.

-

Do đầu tư bằng vốn sở hữu của tư nhân nên họ tự quyết định sản xuất kinh
doanh, chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu
quả kinh tế cao, không có ràng buộc về mặt chính trị, không để lại gánh nặng
nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư tham gia điều hành nếu góp nhỏ hơn
100% vốn và trực tiếp tham gia điều hành mọi hoạt động nếu góp 100% vốn
(công ty 100 % vốn đầu tư nước ngoài). Thông qua FDI, nước chủ nhà tiếp
thu được công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý, mục tiêu mà các
hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Về nguồn vốn: ngoài vốn pháp
định, còn bao gồm cả vốn vay trong quá trình triển khai hoạt động, hoặc tái
đầu tư từ lợi nhuận thu được.

-


Tuy nhiên nhược điểm của nguồn vốn này cũng khá lớn:
o Việc sử dụng nhiều vốn đầu tư FDI có thể dẫn đến việc thiếu chú

trọng huy động tối đa vốn trong nước, gây ra sự mất cân đối trong cơ
cấu đầu tư , có thể gây nên sự phụ thuộc của nền kinh tế vào vốn đầu
tư nước ngoài . Do đó, nếu tỷ trọng FDI chiếm quá lớn trong tổng vốn
đầu tư phát triển thì tính độc lập tự chủ có thể bị ảnh hưởng, nền kinh
tế phát triển có tính lệ thuộc bên ngoài, thiếu vững chắc.
o Đôi khi công ty 100% vốn nước ngoài thực hiện chính sách cạnh

tranh bằng con đường bán phá giá, loại trừ đối thủ cạnh tranh khác,
độc chiếm hoặc khống chế thị trường, lấn áp các doanh nghiệp trong
nước.
o Thực tế đã cho thấy khi thực hiện các dự án liên doanh, các đối tác

nước ngoài đã tranh thủ góp vốn bằng các thiết bị và vật tư đã lạc hậu,
22


đã qua sử dụng, hoặc nhiều khi đã đến thời hạn thanh lý, gây ra thiệt
hại to lớn cho nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư.
o Thông qua sức mạnh hơn hẳn về tiềm lực tài chính, sự có mặt của các

doanh nghiệp có vốn nước ngoài gây ra một số ảnh hưởng bất lợi về
kinh tế- xã hội như làm tăng chênh lệch về thu nhập, làm gia tăng sự
phân hóa trong các tầng lớp nhân dân, tăng mức độ chênh lệch phát
triển giữa các vùng.
o Phù hợp, nước tiếp nhận FDI có thể hạn chế, giảm thiểu những tác


động tiêu cực này và xử lý hài hòa mối quan hệ của nhà đầu tư nước
ngoài với lợi ích quốc gia để tạo nên lợi ích tổng thể tích cực.
-

Chính vì vậy, khi nhận đầu tư nước ngoài Việt Nam chúng ta cần sử dụng
nguốn vốn hợp lý, cũng như có những thỏa thuận hợp lý với bên đầu tư để
hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại về sau.

/>+ Nguồn vốn ODA
-

Là nguồn vồn nhằm giúp các nước đang phát triển trong việc phát triển kinh
tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. ODA bao gồm viện trợ không hoàn lại là
25%, còn 75% là cho vay. Lợi thế khi vay nguồn viện trợ ODA là nguồn vốn
khá lớn, điều kiện vay thuận lợi, lãi xuất thấp. ODA là nguồn vốn rất quan
trọng đối với các nước đang phát triển.

-

Các hình thức của ODA được chia làm 3 loại chính, trong mỗi loại lại được
chia thành nhiều loại nhỏ.
o Phân loại theo phương thức hoàn trả.
o Phân loại theo nguồn cung cấp.
o Phân loại theo mục tiêu sử dụng.
-

Các nguồn vốn mà Việt Nam nhận được từ ODA, đã và đang giúp cho

Chính phủ đầu tư phát triển Kinh tế - Xã hội hết sức hiệu quả, đồng thời vấn đề cải
tạo môi trường cũng được quan tâm nhiều hơn từ khi tiếp cậc được các nguồn vốn

này. Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghe, khi bất đầu giai đoạn 1 cũng đã vay, ngân hàng
Thế giới 150 triệu USD tương đương 2.100 tỷ VND.
23


/>
-

Nếu huy động cũng như sử dụng hiệu quả và hợp lý các khoản vốn từ những
nguồn trên thì việc khắc khục sự tái ô nhiễm ở kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè
sẽ đơn giản hơn: Giải phóng mặt bằng nhanh chóng, xây dựng nhiều nhà
máy xử lý rác thải,…
2. Giải pháp về kết cấu hạ tầng
+ Xây dựng và tu sửa các nhà máy xử lý nước thải.


Hiện tại kênh Nhiêu Lộc – Thị nghè, vẫn chưa xử lý triệt để
được lượng nước thải hàng ngày, dẫn đến tình trạng đổ thẳng
nước thải ô nhiễm ra kênh, chính vì vậy việc xây dựng các nhà
máy xử lý nước thải ở đây là hết sức quan trọng. Trong tình
hình tái ô nhiễm như hiện tại, thì vấn đề đó càng trở nên cấp
thiết và triển khai ngay trong giai đoạn 2 của dự án này.

+ Lắp đặt mới và mở rộng hệ thống cống thoát nước, tránh ngập nước gây
ô nhiểm.


Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là khu vực được sự quan tâm của
thành phố từ rất sớm, việc cải tạo và xây dựng hệ thống các
cống thoát nước được xây dựng từ rất sớm. Tuy nhiên hiện nay,

hệ thống cống thoát nước ở khu vực này đã bị xuống cấp nặng
nề chính vì vậy phải xây dựng lại các hệ thống cống thoát nước

này.
 Hầu hết cống thoát nước nhỏ, nên lượng nước và công suất
thoát nước bị hạn chế gây nên hiện tượng ngập tràn, làm cho
rác trên đất liền bị cuốn theo xuống kênh gây ô nhiễm dòng


kênh.
Việc lưu thông, thoát nước chậm gây ứ đọng rác, làm cho công
tác vệ sinh kênh cũng như nạo vét bị ảnh hưởng và mất nhiều
thời gian vì vậy việc mở rộng và tạo các hệ thống cống to hơn
sẽ giúp cho việc lưu thông nước dễ dàng, nhanh chóng tiết
kiệm thời gian cho việc nạo vét.
24


+ Thực hiện triệt để Đô thị hóa thành thị theo hướng tích cực.


Đô thị hóa của Việt Nam hiện nay đang diễn ra với tốc độ khá
cao, việc đô thị hóa cũng ảnh hướng rất nhiều đến vấn đề môi
trường đặc biệt là môi trường nước ở các đô thị. Nếu Đô thị
hóa gắn liền với công nghiệp hóa, thì nó sẽ mang lại những tác
động tích cực cho dất nước. Ở thành thị việc xây dựng đê bao,
bờ kề ven kênh được quan tâm rất nhiều, phát triển đô thị, cơ

sở hạ trầng Kinh tế - Xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường.
 Đô thị hóa còn là sự tăng lên về số lượng dân cư thành thị nên

sẽ tạo ra nguồn nước thải, rác thải nhiều hơn. Chính vì lẽ đó
mà cần có sự quản lý điều chỉnh của nhà nước trong công tác
Đô thị hóa theo hướng tích cực là vô cùng quan trọng, nhằm
đảm bảo chất lượng môi trường, mà quan trọng hơn hết là môi
trường nước của thành phố.
 Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là nơi tập trung của 1,2 triệu dân,
nên cần có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về công tác quy
hoạch, kiểm soát sự gia tăng dân cư ở khu vực này. Đô thị hóa
tự phát sẽ hình thành các khu nhà ổ chuột quanh khu vực kênh,
đó là nguồn nước thải, rác thải lớn đe dọa sự trong sạch của
dòng kênh này.
+ Di dời khu dân cư ven sát kênh để hạn chế các chất thải sinh hoạt gây ô
nhiểm.


Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè là nơi tập trung hơn 1,2 triệu dân,
nên lượng nước thải sinh hoạt hằng ngày là rất lớn, cùng với
nhu cầu ăn uống hằng ngày tạo nên một lượng rất thải rất lớn.
Nếu như người dân nhận thức được thì rác thải đó sẽ không
ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của kênh, tuy nhiên nếu như
số lượng rác thải đó vức bừa bãi xuống kênh thì đó là một hiểm

họa, là tác nhân gây ô nhiễm rất lớn và thường xuyên.
 Cư dân tập trung đông quanh 2 bờ kênh, việc mưu sinh kiếm
sống là không thể tránh khỏi, và hầu như đi dọc hai bên bờ
kênh ta thấy rất nhiều tụ điểm ăn nhậu, lượng rác thải cũng như
25



×