Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Các hình thức mua bán và sáp nhập, thương vụ Big C Việt Nam về tay Central Group Thái Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.1 KB, 13 trang )

CÁC HÌNH THỨC MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP (M&A)
ĐANG DIỄN RA HIỆN NAY
M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Mergers and Acquisitions có nghĩa là mua bán
và sáp nhập) là việc mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường. Trong một
số trường hợp khác, người ta dịch cụm từ này là sáp nhập và mua lại. Hai khái niệm này
thường đi chung với nhau do có nhiều nghiệp vụ giống nhau, khá nhiều trường hợp người
ta không thể phân biệt sự khác nhau và không có đủ thông tin để nhận định.
• Công ty A và Công ty B sáp nhập với nhau thành Công ty C. Hiện tượng này được
coi là hình thức hợp nhất doanh nghiệp. Trong hình thức này sự ra đời của C đồng thời
làm chấm dứt sự tồn tại của A & B trên thị trường. Về bản chất đây là hoạt động sáp nhập
(merger) nhưng theo pháp luật Việt Nam, hiện tượng này được gọi là “hợp nhất doanh
nghiệp” để phân biệt với tình huống khác dưới đây.
• Trong trường hợp Công ty B sáp nhập vào Công ty A nhưng không tạo ra một pháp
nhân mới, B chuyển toàn quyền và nghĩa vụ sang A và chấm dứt sự tồn tại sau khi sáp
nhập, thì được Luật Doanh nghiệp Việt Nam định nghĩa là “sáp nhập”.
Rõ ràng, sự phân biệt hai khái niệm trên mang tính tương đối vì trên thực tế,các hiện
tượng trên vẫn có thể được hiểu như sau: Công ty A “mua lại” hay “thâu tóm” Công ty B.
Sau khi mua được, Công ty A quyết định sự tồn tại của Công ty B và của chính mình:
Công ty B “bị thâu tóm” đương nhiên chấm dứt sự tồn tại còn A có hai sự lựa chọn, hoặc
giải thể chính mình và thành lập pháp nhân mới (Công ty C) hoặc giữ nguyên pháp nhân
A. Thực chất, đây chỉ là sự lựa chọn về hình thức và thủ tục pháp lý.Hai hiện tượng trên
diễn ra khi các chủ thể tiến hành M&A đối với toàn bộ doanh nghiệp. Trên thực tế, các
hoạt động M&A có thể diễn ra đối với một phần hoặc một bộ phận doanh nghiệp, theo
các hình thức dưới đây:
• Tham gia mua cổ phần khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ hoặc đấu giá phát hành
cổ phiếu ra công chúng. Đây là hình thức thâu tóm một phần nhưng đủ để tham gia định
đoạt quyền sở hữu và quản trị theo mục tiêu chiến lược của bên mua. Rất nhiều tỷ phú
Nga đã thành công từ chiến lược này khi Nga tư hữu hóa doanh nghiệp nhà nước vào đầu
thập niên 90. Một số doanh nghiệp Việt Nam cũng thành công nhờ chiến lược này ở giai
đoạn đầu của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
• Mua gom cổ phiếu để giành quyền sở hữu và chi phối cũng là một chiến lược được


nhiều doanh nghiệp thực hiện. Tại Việt Nam, nửa cuối năm 2008, khi thị trường chứng
khoán sụt giảm và nhiều doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa thấp đã trở thành mục
tiêu bị thu gom. Cách thức thu gom có thể mua dần trên thị trường giao dịch hoặc qua
giao dịch thỏa thuận (đây là cách phổ biến tại Việt Nam); công khai chào thầu; lôi kéo cổ
đông bất mãn (proxy fights); thương lượng tự nguyện với Ban điều hành.
Các hình thức mua gom cổ phiếu

-1-


• Chào thầu: doanh nghiệp đi mua công khai đề nghị cổ đông hiện hữu của công ty
trong tầm ngắm bán lại cổ phần của họ với một mức giá cao hơn thị trường. Giá chào
thầu đó phải đủ hấp dẫn để đa số cổ đông tán thành. Ví dụ như công ty A đưa ra mức giá
45.000 đồng/cổ phần của công ty B trong khi giá của cổ phiếu đó trên thị trường đang
giao dịch ở mức 35.000 đồng. Nếu cổ đông của công ty B thấy mức giá đó hấp dẫn, họ sẽ
bán cổ phần của mình cho công ty A để nhận một lượng giá trị tiền mặt tương ứng cao
hơn so với bán ra trên thị trường. Công ty A sau khi nắm giữ sở hữu, có thể cơ cấu lại
công ty B và thay đổi quản trị theo đúng chiến lược của mình.
Hình thức chào thầu này thường được áp dụng trong các vụ thôn tính mang tính thù
địch đối thủ cạnh tranh. Công ty bị mua thường là công ty yếu hơn. Tuy vậy, vẫn có một
số trường hợp một công ty nhỏ “nuốt” được một đối thủ nặng ký hơn, đó là khi họ huy
động được nguồn tài chính khổng lồ từ bên ngoài để thực hiện được vụ thôn tính. Điểm
đáng chú ý trong thương vụ “chào thầu” là ban quản trị công ty mục tiêu bị mất quyền
định đoạt, bởi vì đây là sự trao đổi trực tiếp giữa công ty thôn tính và cổ đông của công ty
mục tiêu, trong khi ban quản trị (thường chỉ là người đại diện do đó trực tiếp nắm không
đủ số lượng cổ phần chi phối) bị gạt ra bên ngoài. Thông thường, ban quản trị và các vị
trí quản lý chủ chốt của công ty mục tiêu sẽ bị thay thế, mặc dù thương hiệu và cơ cấu tổ
chức của nó vẫn có thể được giữ lại mà không nhất thiết bị sáp nhập hoàn toàn vào công
ty thôn tính. Để chống lại vụ sáp nhập bất lợi cho mình, ban quản trị công ty trong tầm
ngắm có thể “chiến đấu” lại bằng cách tìm kiếm sự trợ giúp/bảo lãnh tài chính mạnh hơn,

để có thể đưa ra mức giá chào thầu cổ phần cao hơn cổ phần của các cổ đông hiện hữu
đang ngã lòng.
• Lôi kéo cổ đông bất mãn (Proxy fights): thường được sử dụng trong các vụ “thôn
tính mang tính thù địch”. Khi lâm vào tình trạng kinh doanh yếu kém và thua lỗ, luôn có
một bộ phận cổ đông bất mãn và muốn thay đổi ban quản trị và điều hành công ty mình.
Công ty cạnh tranh có thể lợi dụng tình cảnh này để lôi kéo bộ phận cổ đông đó. Trước
tiên, thông qua thị trường, họ sẽ mua một số lượng cổ phần tương đối lớn (nhưng chưa đủ
để chi phối) để trở thành cổ đông của công ty trong tầm ngắm. Sau khi đã nhận được sự
ủng hộ, họ và các cổ đông bất mãn sẽ triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông, hội đủ số lượng
cổ phần chi phối để loại ban quản trị cũ và bầu đại diện của công ty thôn tính vào Hội
đồng quản trị mới.
• Thương lượng tự nguyện với ban quản trị và điều hành là hình thức phổ biến trong
các vụ sáp nhập “thân thiện” (friendly mergers). Nếu cả hai công ty đều nhận thấy lợi ích
chung trong một vụ sáp nhập và có những điểm tương đồng giữa hai công ty (về văn hóa
tổ chức, thị phần, sản phẩm…), người điều hành sẽ xúc tiến để ban quản trị của hai công
ty ngồi lại và thương thảo cho một hợp đồng sáp nhập. Có không ít trường hợp, chủ sở
hữu các công ty nhỏ, thua lỗ hoặc yếu thế trong cuộc cạnh tranh tìm cách rút lui bằng
cách bán lại, hoặc tự tìm đến các công ty lớn hơn để đề nghị được sáp nhập hòng lật
ngược tình thế của công ty mình trên thị trường.
• Hoán đổi/chuyển đổi cổ phiếu (stock swap) thường diễn ra đối với những công
ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau như trong cùng một tập đoàn như trong các trường
hợp CTCP Đâu tư Dâu khí Viêt Nam (PVD Invest) PVDI vào Tông CTCP Khoan và

-2-


Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD), Công ty Kinh Đô (KDC) và Công ty Kinh Đô Miền Bắc
(NKD) hoặc hai công ty con của Sông Đà 6 (SD6) là Công ty Sông Đà 6.04 (S64) và
Sông Đà 6.06 (SSS) sáp nhập vào công ty mẹ theo hình thức hoán đổi cổ phiếu. Đối với
những trường hợp này, nói chung vấn đề quan trọng nhất là định giá để đảm bảo lợi ích

của các cổ đông của các bên còn về chiến lược kinh doanh hoặc các thủ tục pháp lý
thường không xảy ra vấn đề lớn.
• Mua lại một phần doanh nghiệp hoặc tài sản cũng là một cách để thực hiện
chiến lược M&A. Ví dụ cho hình thức này là thương vụ Công ty xi măng Holcim đã mua
lại nhà máy xi măng Cotec của Tập đoàn Cotec. Trên thế giới, hình thức này khá phổ biến
đang được nhiều doanh nghiệp trong nền kinh tế đang nổi (emerging economies) tiến
hành đề vươn ra thị trường toàn cầu. Một trong những thương vụ khá đình đám là hãng
máy tính Lenovo của Trung Quốc đã mua lại mảng kinh doanh máy tính cá nhân của Tập
đoàn IBM. Trong trường hợp này, doanh nghiệp đi thâu tóm chỉ mua một phần hoặc một
bộ phận tài sản của doanh nghiệp bán mà không tham gia sở hữu tại doanh nghiệp bán.
Phần bán đi có thể là tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc, đất đai…) hoặc vô hình
(thương hiệu, bản quyền, đội ngũnhân sự, kênh phân phối…) được tách ra khỏi công ty
bán. Đối với bên bán, việc chia tách doanh nghiệp đã có sự điều chỉnh của pháp luật.
• Mua lại một dự án bất động sản được tiến hành khá phổ biến tại Việt Nam, đặc
biệt đối với những doanh nghiệp đầu tư phát triển bất động sản. Thực chất, bất động sản
cũng được coi là một loại tài sản và về lý thuyết sẽ được thực hiện như phần đã đề cập ở
trên về mua một phần hoặc tài sản doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp
phát triển các dự án bất động sản, thuật ngữ “nhà đầu tư thứ cấp” đã trở nên phổ biến hơn
là M&A. Trong lĩnh vực này, một số doanh nghiệp có thế mạnh và tiềm lực để lấy được
những dự án lớn nhưng khi triển khai thì chia nhỏ ra “bán lại” cho các nhà đầu tư thứ cấp
để phát triển. Thực tế cũng đã diễn ra một số hiện tượng tranh chấp như vụ Tập đoàn Bảo
Sơn (chủ đầu tư), Công ty D&T (nhà đầu tư thứ cấp) với khách hàng cá nhân mua bất
động sản thuộc dự án của Bảo Sơn.Như vậy, trong những trường hợp này các bên tham
gia nếu không chặt chẽ ngay từ đầu về các hình thức M&A sẽ có thể gây ra những tranh
chấp phức tạp sau này.
• Mua nợ cũng là một cách thức tiến hành M&A gián tiếp. Khi một doanh nghiệp
mất khả năng thanh khoản và không thể trả nợ, chủ nợ có thể tìm một doanh nghiệp có
khả năng tài chính mua lại phần nợ với giá thỏa thuận. Doanh nghiệp mua nợ trở thành
chủ nợ mới và có thể thỏa thuận để chuyển đổi khoản nợ thành vốn cổ phần và thực thi
quyền sở hữu. Trường hợp này thường diễn ra đối với chủ nợ cũ là ngân hàng. Thay vì để

cho doanh nghiệp phá sản, cách tốt nhất là ngân hàng bán nợ với mức giá thấp hơn giá trị
khoản nợ. Doanh nghiệp mua nợ nhìn chung hướng tới việc chuyển đổi khoản nợ thành
cổ phần để can thiệp cứu doanh nghiệp hơn là kỳ vọng nhận trả nợ.

-3-


HÌNH THỨC MUA BÁN SÁP NHẬP ĐÃ DIỄN RA TẠI
THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM
(BigC Việt Nam về tay Central Group - 2016)
Giới thiệu chung về Central Group và BigC
Central Group được biết đến là tập đoàn gia đình nổi tiếng tại Thái Lan hoạt động
trong nhiều lĩnh vực liên quan đến bất động sản, bán lẻ, khách sạn, nhà hàng.
Khởi nghiệp kinh doanh từ một tạp hoá nhỏ nằm ở bờ tây sông Chao Phraya, nhà
sáng lập Tiang Chirathivat đã dần phát triển Central Group thành một đế chế khổng lồ.
Ngoài là 1 trong 5 tập đoàn kinh doanh lớn nhất Thái Lan, Central Group cũng được biết
đến là một trong những tập đoàn sử dụng nhiều lao động nhất tại đất nước Chùa tháp.
Một số mảng kinh doanh lớn của tập đoàn gồm:
CPN (Central Pattana) - Hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và trung tâm thương
mại với những tên tuổi lớn gồm CentralPlaza, CentralFestival và CentralWorld. CPN hiện
sở hữu 1 trung tâm thương mại ở nước ngoài và 31 trung tâm ở Thái Lan với tổng diện
tích mặt bằng cho thuê bán lẻ lên tới 7 triệu m2. Đây cũng là đơn vị tạo ra tới 80% doanh
thu cho cả tập đoàn Central Group.
Điểm nhấn của Central Group đó là thâu tóm khu phức hợp World Trade Center vào
năm 2002. World Trade Center là khu phức hợp thương mại khổng lồ ở khu vực
Ratchaprasong, trung tâm Thái Lan, với nhiều thương hiệu nổi tiếng thuê mặt bằng.
World Trade Center sau đó đã được đổi tên thành CentralWorld, và hiện được biết
đến như biểu tượng của tập đoàn.
CDG (Central Department Store Group) - Hoạt động trong lĩnh vực cửa hàng, bán lẻ
gồm: Central Department Store, Robinson Department Store...

CHR (Centara Hotel and Resort) - Đơn vị điều hành hơn 40 khách sạn và khu nghỉ
dưỡng tại Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Maldives và Sri Lanka.
CRG (Central Restaurant Group) - Chuỗi nhượng quyền trong lĩnh vực đồ ăn nhanh
tại Thái Lan gồm các thương hiệu: Mister Donut , KFC (chỉ các cửa hàng trong trung tâm
lớn), Auntie Anne's , Pepper Lunch , Chabuton, Coldstone, Ryu Shabu Shabu, The
Terrace, Yoshinoya, Ootoya, Tenya và Katsuya.
CFG (Central Food Retail Group) - Điều hành các cửa hàng tiện lợi và hàng tiêu
dùng gồm: Central Food Hall, Tops, EATHAI, FamilyMart và Central Wine Cellar.
CHG (Central Hardline Group) - Điều hành các cửa hàng điện máy và đồ gia dụng:
Power Buy, Baan and Beyond, HomeWork và Thai Wassadu.
Theo thống kê của Forbes vào tháng 1/2016, gia đình Chirathivat sở hữu khối tài sản
khoảng 11,7 tỷ USD - là gia tộc giàu có thứ 14 tại châu Á. So với năm 2013, khối tài sản
này đã tăng khoảng 27% nhờ vào những thành công trong ngành bán lẻ.

-4-


Tính đến năm 2014, việc kinh doanh của Central Group vẫn rất trơn tru. Tổng tài
sản của công ty này năm 2014 là khoảng 9,7 tỷ USD, với khoảng 70.000 nhân viên trải
khắp ở nhiều quốc gia trên thế giới.
11 thành viên trong gia đình Chirathivat nắm giữ các vị trí quan trọng trong tập
đoàn, cũng như sở hữu phần lớn nguồn vốn của công ty, và 70 thành viên khác trong gia
đình không nắm giữ quá 15% lượng cổ phiếu của Central Group.
Thời gian gần đây Central Group đang tập trung đầu tư mở rộng tại Indonesia và
Việt Nam. Ngoài ra, chia sẻ với tờ Forbes, lãnh đạo tập đoàn này cũng tiết lộ kế hoạch
năm 2016 - 2017 của họ là mở rộng sang thị trường Malaysia và sau đó là Myanmar.
BigC
Trụ sở: 1231 QL 1A, KP5, Bình Trị Đông B, quận Bình Tân, Tp.HCM
Thành lập: 1998
Tổng vốn đầu tư: 250 triệu USD

Lĩnh vực kinh doanh: phân phối bán lẻ
Nhân sự: 8.000 người
Website: www.bigc.vn
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1998, Big C là chi nhánh của Tập đoàn Casino, một
trong những tập đoàn hàng đầu của Pháp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ với doanh số
đạt trên 50 tỷ USD/năm. Big C là kết quả hợp tác thành công giữa Casino và một số công
ty Việt Nam.
Hệ thống siêu thị Big C hiện khai thác 21 trung tâm thương mại tại các tỉnh, thành
lớn trên cả nước, sử dung 8.000 nhân viên, kinh doanh 50.000 mặt hàng, trong đó 95%
sản xuất tại Việt Nam.
Hàng năm Big C góp phần quảng bá cho khoảng gần 1.000 container hàng Việt tại
các nước châu Mỹ La tinh, châu Âu và vùng Ấn Độ Dương. Mỗi năm Big C đón khoảng
45 triệu lượt khách đến mua sắm.
Kết quả kinh doanh
Tốc độ tăng doanh thu trung bình hàng năm ước tính 25%.

-5-


Thành tích
- Thương hiệu Việt yêu thích nhiều năm liền
- Dịch vụ siêu thị được hài long nhất
- Nhà phân phối - bán lẻ tiêu dùng tốt nhất Việt Nam
- Doanh nghiệp Rồng Vàng.
Hoạt động xã hội
- Tặng quà cho trẻ em nghèo hoặc hoàn cảnh khó khăn.
- Tặng quà cho người già neo đơn và trẻ mồ côi.
- Tặng quà cho các gia đình chính sách, nạn nhân chất độc màu da cam nhân ngày 27/7
và Ngày vì nạn nhân chất độc màu da cam 10/8.
- Tổ chức hiến máu nhân đạo và gây quỹ từ thiện.

- Tổ chức “Tháng sử dụng túi thân thiện môi trường”, “Nói không với túi nylon”, “ Ngày
hội Tái chế chất thải lần 5”.
Lý do tập đoàn Casino bán BigC tại Việt Nam
Có mặt tại Việt Nam từ rất sớm, năm 1998, hệ thống chuỗi siêu thi Big C là một
trong những chuỗi bán lẻ lớn nhất Việt Nam. Xét về doanh thu với các đối thủ, chuỗi siêu
thị này chỉ xếp sau Sài Gòn Co.op.
Tính tới thời điểm hiện tại, Big C có khoảng 32 siêu thị trên toàn quốc, 10 cửa hàng
tiện lợi tại Tp HCM. Theo tạp chí Retail Asia kết hợp với số liệu do Euro monitor công
bố, năm ngoái doanh thu của Big C vào khoảng 546 triệu USD (khoảng 12.000 tỉ đồng),
tăng trưởng 7% so với năm 2013.
Big C Việt Nam đã xây dựng được một mối quan hệ tốt không chỉ giữa các nhà cung
cấp và các khách hàng, mà còn bao gồm cả nhân viên, chính quyền địa phương và cả
cộng đồng trong và ngoài nước. Điều này giúp họ dễ dàng hơn trong việc phát triển và
mở rộng thêm nữa mạng lưới.
Trong những báo cáo thường niên của mình, Casino Groupe, tập đoàn Pháp và là
ông chủ của Big C Việt Nam luôn đánh giá thị trường Việt Nam rất tiềm năng, cơ hội
phát triển cao đặc biệt là trong thời gian tới, khi khủng hoảng kinh tế đã đi qua và tiêu
dùng tăng trưởng trở lại.
Những dự báo này không hề sai. Theo một chuyên gia trong ngành bán lẻ, thành
công của Big C tại một số địa điểm, chẳng hạn như Big C Thăng Long (Hà Nội) là không
thể lặp lại.
Tuy nhiên, một thông cáo phát đi gần đây từ Casino Groupe cho thấy, công ty dự
tính bán hết mảng kinh doanh ở thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Thái
Lan. Lý do được đưa ra đó là công ty cần "bán đi một số tài sản để giải quyết khoản nợ
khoảng 2 tỉ euro"

-6-


Tại sao Casino Groupe lại quyết định từ bỏ một thị trường luôn tăng trưởng tốt trong

nhiều năm qua? Câu trả lời có lẽ đó là vấn đề quy mô thị trường. Thị trường tại Việt Nam
quá nhỏ để có thể kỳ vọng lớn.
Đóng góp của Big C Việt Nam chỉ chiếm hơn 1% tổng doanh thu của tập đoàn mẹ
Casino Groupe.
Dù luôn đứng thứ 2 thị trường về doanh thu, nhưng thực chất đóng góp vào tổng
doanh thu của Big C Việt Nam vào tập đoàn mẹ là rất nhỏ. Con số 546 triệu USD doanh
thu 2014 của Big C Việt Nam, chỉ tương đương với hơn 1% tổng doanh thu tập đoàn.
Trong khi đó mảng kinh doanh ở Thái Lan, lớn hơn rất nhiều so với Việt Nam cũng
nằm trong danh sách cần thanh lý.
Động thái của Casino Groupe, có thể hiểu là quyết định thoát hẳn khỏi thị trường
châu Á nói chung chứ không chỉ riêng Việt Nam. Doanh số toàn thị trường châu Á của
Casino Groupe chỉ khoảng 3,5 tỉ USD, đứng thấp nhất trong số các thị trường của tập
đoàn này.
Quyết định này phù hợp với những gì Casino Groupe chia sẻ với báo chí, đó là tập
trung vào những thị trường lõi của hãng đó là châu Âu (Pháp - 18,8 tỉ euro) và La Tinh
(22,6 tỉ euro), chưa kể mảng thương mại điện tử mới phát triển những kết quả đã rất khả
quan khi có doanh thu bằng cả thị trường bán lẻ châu Á.
Đây cũng không phải là một năm thành công của Casino Groupe khi giá cổ phiếu
của hãng đã lao dốc khá nhanh trong năm nay, đồng thời tập đoàn cũng đang ghi nhận nợ
khoảng 5,8 tỉ euro.
Nếu tìm được đối tác thích hợp, giá trị của Big C Việt Nam có thể giải quyết một
khoản nợ đáng kể trong số 2 tỉ euro mà Casino Groupe muốn xử lý.
Năm ngoái, một đối thủ của Big C đó là Metro Việt Nam được định giá khoảng 655
triệu USD. Với ưu thế về là nhà bán lẻ (chứ không phải là nhà bán sỉ như Metro), Big C
thậm chí còn có thể bán được giá hơn Metro

Giá trị chuyển nhượng: 1,1 tỷ USD
Đây chính là thương vụ M&A có giá trị lớn nhất cũng như tốn nhiều giấy mực của
báo chí nhất trong năm 2016. Việc Central Group mua lại thành công BigC Việt Nam
cũng mở đầu giai đoạn hàng hóa Thái Lan tràn vào thị trường trong nước mạnh mẽ nhất

từ trước tới nay.

-7-


Cụ thể, vào cuối tháng 4/2016, Tập đoàn Thái Lan – Central Group đã công bố
thương vụ M&A có giá trị lên tới 1,1 tỷ USD khi mua lại thành công hệ thống BigC Việt
Nam từ Tập đoàn Casino – Pháp. Đáng chú ý DN Thái chỉ mất có gần 2 tháng để hoàn
thành thương vụ này nhưng với số tiền quá lớn, họ đã đánh bại hàng loạt các tên tuổi đình
đám khác như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản)…
Hiện tại Big C được đánh giá là một trong những chuỗi siêu thị lớn nhất Việt Nam
với hệ thống gồm 43 cửa hàng và 30 khu trung tâm mua sắm trên cả nước. Doanh thu
trước thuế của thương hiệu này đạt hơn 14.000 tỷ đồng trong năm 2015.
Trước khi thực hiện thương vụ trên, Central Group đã sở hữu 49% cổ phần của hệ
thống bán lẻ điện máy hàng đầu Việt Nam là Nguyễn Kim. Đặc biệt, Central Group Việt
Nam (thành lập 2011), đang có 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa
hàng thời trang, 1 khách sạn, 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử,
13 siêu thị Lan Chi.
Tập đoàn Central Group hoàn tất giao dịch mua lại hệ thống siêu thị Big C từ tập
đoàn Casino của Pháp với giá 920 triệu euro (tương đương 1,1 tỷ USD). Việc bán Big C
cho Central Group cũng nằm trong một phần kế hoạch của chuỗi bán lẻ thực phẩm Pháp
nhằm cắt giảm bớt các khoản nợ đang ngày một tăng cao.
Được biết Central Group đã tham gia đấu thầu nhằm mua lại Big C kể từ đầu tháng
3/2016, và điều này hoàn toàn nằm trong kế hoạch chiến lược của tập đoàn nhằm mở
rộng mạng lưới phát triển trong khu vực ASEAN.
Sau 6 tháng đổi chủ, Big C đã nhanh chóng khoác lên mình diện mạo mới, từ cách
bán hàng đến chính sách ưu đãi thu hút nhà cung cấp.
Khảo sát gần đây cho thấy, quầy kệ tại Big C được sắp xếp bắt mắt hơn. Giá các sản
phẩm tươi sống, rau củ quả, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng nhanh tại siêu thị ngày


-8-


càng được ưu đãi. Đáng chú ý, gần đây siêu thị đưa ra khá nhiều mặt hàng giá “sốc”, rẻ
một nửa so với chợ và thấp hơn 20-60% so với các siêu thị đối thủ.
Chẳng hạn như sản phẩm cà chua, nếu tại các chợ truyền thống, siêu thị khác, cà
chua bị ảnh hưởng mưa bão giá lên tới 30.000-50.000 đồng một kg thì tại siêu thị này giá
chỉ 12.700 -17.900 đồng một kg. Cũng chính vì giá quá rẻ nên lượng người đến mua
đông nghẹt buộc siêu thị phải treo biển hạn chế mua hàng.
Bên cạnh các sản phẩm được chọn lựa tham gia vào chương trình “giá sốc” để hút
khách, siêu thị này gần đây còn liên tục tung ra hình thức so sánh giá với các siêu thị
khác. Trên một số sản phẩm như cải thảo, dưa leo…, bảng giá vừa thể hiện giá của siêu
thị, vừa trưng giá đơn vị khác để so sánh với mức chênh lệch dao động từ 1.000 đến
5.000 đồng một kg.

Vì bán với giá rẻ nên Big C buộc phải treo biển hạn chế khách hàng. Ảnh: Phương
Đông.
Mới đây, trong buổi họp công bố chiến lược phát triển mới của Central Group và
Big C Việt Nam, Tổng giám đốc Philippe Broianigo cho biết, để hướng đến mục tiêu
2021 đạt mức tăng trưởng gấp đôi về mặt doanh số và số lượng siêu thị so với hiện nay,
Central Group Việt Nam và Big C Việt Nam sẽ tập trung vào các chính sách cốt lõi về
giá, khuyến mại, sản phẩm đa dạng, phong phú. Trước đó, đơn vị này cũng tuyên bố đầu
tư thêm 30 triệu USD vào thị trường Việt Nam trong 5 năm tới nhằm nâng cấp 13 trung
tâm thương mại và siêu thị Big C thành các mô hình trung tâm thương mại hiện đại và đa
dịch vụ, đón đầu nhu cầu mua sắm của thế hệ mới.
Riêng đối với nhà cung cấp, khi Big C chính thức về tay doanh nghiệp Thái, khá
nhiều doanh nghiệp, người tiêu dùng lo ngại hàng Việt sẽ bị “đuổi” và thay thế vào đó là
đế chế hàng Thái. Tuy nhiên, ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc truyền thông Big C cho

-9-



biết, 95% hàng trong siêu thị là hàng Việt, nếu đơn vị ngừng bán thì hoạt động kinh
doanh sẽ thụt lùi, do đó sẽ không có chuyện siêu thị “đuổi” doanh nghiệp Việt mà thực tế
chủ sở hữu Thái Lan đang tích cực hỗ trợ doanh nghiệp.
“Nếu trước đây, một số nhóm ngành như thực phẩm, đồ tươi sống, gia dụng vào siêu
thị sẽ phải chịu chi phí quản lý, bán hàng, tạo code, thì hiện các doanh nghiệp bán thực
phẩm tươi sống đã không phải chi trả những chi phí này”, đại diện Big C Việt Nam cho
hay.
Trong hội nghị chiến lược mới đây ở TP HCM, đơn vị này cũng cho biết đã đưa ra 4
chính sách nền tảng để hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt, như ký hợp đồng có thời
hạn tối thiểu ba năm; Hỗ trợ để sản phẩm của doanh nghiệp được chào đón ở tất cả các
đơn vị phân phối trực thuộc Central Group Việt Nam (bao gồm Big C Việt Nam, Lan Chi,
Nguyễn Kim, Robins, Zalora Việt Nam). Chẳng hạn như, hàng điện máy của doanh
nghiệp bán ở Big C thì cũng sẽ được bán ở Nguyễn Kim, Zalora. Hay hàng thời trang ở
Robins cũng có thể vào bán tại Big C hay Zalora…

Chiêu thức so sánh giá đang được Big C áp dụng để hút khách. Ảnh: Phương Đông.
Cùng với chính sách này, Central Group cũng như Big C cam kết bảo lãnh giúp
doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi
nhất.
Từ cuối 2015, trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, Casino
Group đã đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam – thị trường hãng không
coi là trọng điểm và đến tháng 4/2016 sau khi vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong
lĩnh vực bán lẻ như: Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản),
Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam) thì Central Group đã sở hữu Big C
Việt Nam với cái giá 1 tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ USD).

-10-



Central Group được sáng lập năm 1927, hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản,
cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tài sản lớn nhất của Tập đoàn là Central Retail
– một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu các trung tâm mua sắm
như: Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).
Casino Group đã có hơn 18 năm để phát triển hệ thống và thương hiệu Big C tại
Việt Nam. Big C Việt Nam hiện gồm 43 cửa hàng, 30 trung tâm mua sắm và đã đạt được
doanh thu chưa bao gồm thuế năm 2015 là 586 triệu euro (khoảng 665 triệu USD).
Hiện, các hoạt động kinh doanh bán lẻ của Central Group Việt Nam gồm hàng điện
máy, thể thao, thời trang và trung tâm thương mại. Central Group Việt Nam hiện có hơn
6.600 nhân viên tại Việt Nam, làm việc tại 100 cửa hàng với các mô hình bán lẻ khác
nhau bao gồm 4 trung tâm thương mại, 27 cửa hàng thể thao, 30 cửa hàng thời trang, 1
khách sạn; 21 trung tâm bán lẻ điện máy, 1 kênh thương mại điện tử, 13 siêu thị Lan Chi.
Như vậy, vừa mua xong hệ thống Metro Cash & Carry tại Việt Nam từ người Đức,
người Thái mua tiếp hệ thống Big C Thái Lan từ người Pháp và dường như những thương
vụ chuyển nhượng giá hàng trăm triệu đến hàng tỷ USD của người Thái trong lĩnh vực
bán lẻ chưa dừng lại.
Theo đó, không chỉ gói kẹo, đôi dép, tới đây, hàng điện máy, hàng hóa xa xỉ… của
Thái Lan sẽ “đổ bộ” vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với hàng Việt Nam, doanh nghiệp
Việt Nam, doanh nghiệp Việt đứng trước nguy cơ thua trên trên sân nhà.
Trao đổi với BizLIVE, ông Vũ Vinh Phú, chuyên gia thương mại cho biết, xâm nhập
hàng Thái vào thị trường Việt Nam đã đến ngưỡng phải lo lắng, Việt Nam thua trên sân
nhà từ hàng hóa đến hệ thống phân phối.
“Cuộc xâm nhập này, người tiêu dùng có lợi trong khi áp lực sẽ rất lớn đối với hàng
hóa nội, doanh nghiệp nội phải bừng tỉnh. Cuộc cạnh tranh phải chấp nhận vừa cạnh
tranh vừa cộng tác”, ông Phú nhấn mạnh.
Doanh nghiệp cung ứng chật vật
Theo đại diện một doanh nghiệp sản xuất hàng thực phẩm tươi sống, từ thời điểm
siêu thị Metro Cash & Carry về tay người Thái đã có sự chuyển biến lớn trong hoạt động
marketing như ưu tiên doanh nghiệp Thái.

“Cùng một mặt hàng nhưng hàng của doanh nghiệp Thái liên tục tung ra nhiều
chương trình giảm giá trong khi hàng Việt không như vậy”, vị này cho hay.

-11-


Hàng Thái Lan tại Metro Hà Đông. Ảnh: N.Thảo
Cũng theo lãnh đạo một doanh nghiệp có trụ sở tại TP.HCM, kể từ khi siêu thị
Metro Cash & Carry bán cho nhà đầu tư Thái Lan, mọi hoạt động liên quan đến điều
chỉnh giá cả, hàng hóa đều diễn ra khá chậm chạp, gây khó cho doanh nghiệp.
Theo lời kể của vị này, doanh nghiệp phải mất 6 tháng kể từ khi thông báo mới được
phép rút hàng khỏi kệ, chưa kể giá cả biến động lên xuống, muốn điều chỉnh gần như
không thực hiện được.
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, khi các nhà bán lẻ Thái Lan vào Việt Nam chắc chắn họ
sẽ tăng tỷ trọng hàng Thái trên quầy kệ vì vậy nếu không có chính sách kịp thời không
chỉ có cảnh người dân chuyển sang mua hàng Thái mà còn chứng kiến nhiều thương vụ
“bán mình” của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới đây.
Khảo sát tại một số siêu thị như Metro, Big C, Lotte, Fivimart, Citimart.. cho thấy,
hàng Thái Lan cũng đã xuất hiện nhiều hơn, với giá bán chỉ tương đương hoặc cao hơn
không đáng kể so với mức giá trung bình của hàng hóa Việt Nam cùng chủng loại.

-12-


MỤC LỤC

-13-




×