Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.7 KB, 8 trang )

Đây là bài xemina 1 môn giáo dục quốc phòng đại học, các bạn download về nhé,
đầy đủ rồi chỉ cần nộp thôi.
XÊMINA 01
Đề tài: Trong Luật quốc phòng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được ban hành theo văn bản số: 39/2005/QH11 của Quốc Hội khóa 11, ngày 14
Tháng 06 năm 2005, Điều 6. Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng, tại
khoản 1 ghi: "Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công
dân".
Anh (chị) hãy trình bày nhận thức của mình về vấn đề này.
Bài làm
Hiện nay, đất nước ta hòa bình, ổn định, đang đẩy mạnh công cuộc
đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, luôn đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những thành tựu đó đó gúp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi
mặt của đất nước, đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần của nhân dân. Ngoài ra, cũng gúp phần quan trọng trong việc củng cố
vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề để đất
nước tiếp tục phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ,
thuận lợi đó đất nước ta cũng còn đứng trước những khó khăn, thách
thức. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay không chỉ chống chiến
tranh xâm lược, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chủ quyền quốc
gia, vùng trời, vùng biển Tổ quốc mà cũng gắn liền với việc bảo vệ Đảng
và Nhà nước, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình của nhân dân, bảo vệ
sự nghiệp đổi mới theo định hướng xó hội chủ nghĩa. Vì thế, bảo vệ Tổ
quốc là nhiệm vụ chiến lược thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân và
của cả hệ thống chính trị, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt
và đội ngũ thanh niên là những người chiến sĩ anh dũng, luôn chắc tay
súng canh giữ toàn vẹn từng tấc đất và biển, trời quê hương. Đó chính là
một cách cụ thể biểu hiện lòng yêu nước của thế hệ thanh niên hiện nay.
Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định: “Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ


thiêng liêng và quyền cao quý của công dân”.


1.Tính tất yếu khách quan của sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
* Cơ sở lý luân:
- Trên thế giới này,mỗi đất nước quốc gia đều có cả 1 quá trình dựng nước và
giữ nước.Để xây dựng nên một đất nước là cả quá trình rất dài,qua rất nhiều
năm,phải hy sinh biết bao mồ hôi thậm chí cả mạng sống mới hình thành nên 1
quốc gia.Xây dựng đã vất vả như thế nhưng để giữ nước còn vất vả hơn rất
nhiều,đó không phải nhiệm vụ,trách nhiệm của mỗi cá nhân,cũng không phải trong
ngày một ngày hai mà đó là một quá trình bảo vệ của cả 1 đất nước,cả 1 dân tộc.
Quốc phòng là công việc giữ nước của nhà nước và nhân dân nhằm
mục đích bảo vệ chủ quyền độc lập thống nhất.
Kinh tế là hoạt động của mỗi quốc gia nhằm sản xuất ra của cải vật
chất.
Kết hợp kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh ở nước ta là hoạt động tích
cực, chủ động của nhà nước và nhân dân trên phạm vi cả nước cũng như
từng địa phương nhằm mục đích bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh
thổ Tổ Quốc.
Kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh là những mặt hoạt động cơ bản
của mỗi quốc gia, dân tộc độc lập có chủ quyền. Mỗi lĩnh vực có mục đích
cách thức hoạt động riêng song giữa chúng lại có mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau, tạo điều kiện thúc đẩy nhau.
Kinh tế quyết định đến nguồn gốc ra đời, sức mạnh của quốc phòng
an ninh. Lợi ích kinh tế suy đến cùng là nguyên nhân làm nảy sinh các mâu
thuẫn, xung đột xã hội. Để giải quyết mâu thuẫn đó phải có quốc phòng an
ninh.


- Lịch sử dựng nước và giữ nước của chúng ta cũng vô cùng hào hùng,trải qua

rất nhiều năm.Chủ tịch HCM đã có câu:”Các vua Hùng đã có công dựng nước,bác
cháu ta phải cùng nhau giữ nước”,điều này là lời răn dạy của bác với con cháu đời
sau là phải luôn ghi nhớ trách nhiệm và nghĩa vụ phải giữ gìn và bảo vệ đất nước.
4000 năm trước,các vua Hùng đã phải vất vả để xây dựng đất nước,rồi sau đó là
các đời vua phong kiến sau này của nước ta cũng phải giữ gìn và bảo vệ đất nước.
Đất nước ta đã từng trải qua biết bao cuộc xâm lăng,đô hộ,từ giặc Nguyên Mông
của các đời vua Trần đến hiện nay là giặc Pháp,Mỹ nhưng với tình yêu nước nồng
nàn nhân dân ta vẫn đứng lên chiến đấu,đấu tranh để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ của dân tộc ta đã chứng
minh cho những kẻ thù hùng mạnh, bạo tàn, tham lam, gian manh và thâm
độc nhất thế giới thấy, chúng sẽ thất bại nhục nhã và phải cuốn gói về
nước nếu chúng xâm lược đất nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn có những kẻ
chưa từ bỏ dã tâm xâm lược, lấn chiếm đất nước ta. Do vậy, mỗi người
dân Việt Nam cần luôn am hiểu và phát huy truyền thống văn hóa giữ
nước của dân tộc. Nhân lên nhiều hơn nữa lòng yêu nước nồng nàn, “thà
hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”
như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định; nâng cao ý thức cộng đồng,
cố kết dân tộc trong mối liên hệ mật thiết giữa cá nhân - gia đình - họ tộc làng xã - đất nước trong khối đại đoàn kết dân tộc. Làm cho nhân dân tiến
bộ trên thế giới thấy được tính nhân văn cao cả trong văn hóa giữ nước
của dân tộc ta như lời Nguyễn Trãi đã khẳng định: “Đem đại nghĩa để
thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Đồng thời, cần nghiên
cứu, học tập và vận dụng sáng tạo nghệ thuật đánh giặc độc đáo của cha
ông ta, để biết đánh và biết thắng mọi kẻ thù xâm lược.
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lê-nin về bảo vệ tổ quốc:


+ Bảo vệ tổ quốc là tất yếu,khách quan
+Sự nghiệp bảo vệ tổ quốc là nghĩa vụ của toàn dân tộc
+Bảo vệ tổ quốc là thường xuyên tăng tiềm lực quốc phòng gắn với phát triển KTXH
+Đảng cộng sản lãnh đạo mọi mặt sự nghiệp bảo vệ tổ quốc

-Theo tư tưởng HCM về bảo vệ tổ quốc:
+Bảo vệ tổ quốc là tất yếu,khách quan thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta
+Mục tiêu bảo vệ tổ quốc là bảo vệ dân tộc là trách nhiệm của mọi công dân
+Sức mạnh bảo vệ tổ quốc là sức mạnh của cả dân tộc,kết hợp với sức mạnh của
thời đại.
- Âm mưu,bản chất của các thế lực thù địch là thông qua hoạt động lợi dụng về
các vấn đề nhân quyền để tiến tới xoá bỏ vai trò lãnh đạo của đảng,gây lục đục nội
bộ
* Cơ sở thực tiễn:
- Trong thực tế,tất cả các nước đều có quá trình bảo vệ đất nước,đều có những
cuộc xung đột,xâm lược như Mỹ,Pháp xâm lược Đông Nam Á,Anh xâm lược các
nước ở Châu Phi,….,nhưng sau đó,tất cả các nước đều đứng lên đòi lại được chủ
quyền dân tộc,Điều này cho việc bảo vệ đất nước là tất yếu,khách quan và nó diễn
ra trên toàn thế giới.
- Việc đấu tranh và bảo vệ đất nước của nước Việt Nam ta đã có một lịch sử lâu
đời,qua vô số các cuộc xâm lược.Từ các triều đại phong kiến,đã có các cuộc xâm
lược từ Trung Quốc,Mông Cổ,đến hiện đại là các cuộc kháng chiến chống
Pháp,Mỹ.


- Hiện nay,các cuộc xâm lược vẫn diễn ra,gần đây nhất việc Trung Quốc muốn
chiếm lấy quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa của nước ta đã gây ra những làn sang
phẫn nộ của nhân dân ta.Chúng ta vẫn và đang cố gắng phát triển Kinh tế và ngoại
giao với các nước để phát triển mạnh lực lượng quốc phòng.

2.Tư duy mới về bảo vệ Tổ Quốc trong tình hình hiện nay
* Âm mưu và thủ đoạn của các thế lực thù địch:
- Trước đây,việc bảo vệ tổ quốc chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực vũ trang,quân sự nhưng
hiện nay hành động xâm lược diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế-xã hội,văn
hoá đến chính trị,quốc phòng.Âm mưu thủ đoạn của chúng diễn ra bằng vô số

chiêu trò,hình thức khác nhau từ việc mua chuộc,lừa đảo nhân dân ta để gây lục
đục trong nội bộ,đến việc tấn công trực tiếp vào lãnh thổ của đất nước,đến việc gây
ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước
* Các tiêu chí mới trong nhận dạng thế lực thù địch:
- Hiện nay,các thế lực thù địch xuất hiện thêm vô số những chiêu trò,âm mưu thủ
đoạn mới.Trước đây,chúng chủ yếu là các hoạt động chống phá cách mạng trên tất
cả các lĩnh vực.Nhưng hiện nay,cùng với sự phát triển của khoa học-công
nghệ,cùng với đó là mạng internet,hình thức phát tán của chúng dễ dàng và đa
dạng hơn rất nhiều.
* Về mục tiêu sức mạnh phương thức bảo vệ tổ quốc trong tình trạng hiện nay
- Tập trung phát triển kinh tế-xã hội,từ đó mới có điều kiện để phát triển quốc
phòng,an ninh.
- Tập trung phát triển giáo dục,bởi vì giáo dục là gốc gác của đất nước,tri thức
chính là sức mạnh.


- Về vấn đề ngoại giao,chú trọng quan hệ với các nước.
- Đẩy mạnh công tác báo chí tuyên truyền,khiến người dân cảnh giác hơn với
những chiêu trò âm mưu của các thế lực thù địch
- Chú trọng xây dựng một nền quốc phòng vững mạnh,đủ sức để bảo vệ đất nước
3.Nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quí của công dân đối với nhiệm vụ bảo
vệ Tổ Quốc hiện nay
- Thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân.
Điều đó đã thành ý thức của mỗi người Việt Nam, xuất phát từ truyền thống dựng
nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Nghĩa vụ cao quý này được khẳng định
trong rất nhiều bản Hiến pháp của nước ta. Hiện nay, đất nước ta hòa bình, ổn định,
đang đẩy mạnh công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, luôn đạt được
những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Những thành tựu đó đã góp phần tăng cường sức mạnh và tiềm lực mọi mặt của

đất nước,đồng thời ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ngoài ra, thành tựu đó còn góp phần quan trọng trong việc củng cố vững chắc độc
lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa; tạo tiền đề để đất nước tiếp tục phát triển
bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế
quốc tế.
- Luật Nghĩa vụ quân sự cũng đã khẳng định: Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng
liêng và quyền cao quý của công dân. Việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được hiểu là
nhập ngũ vào quân đội, ngoài ra còn có việc thực hiện nghĩa vụ thay thế, song đều
có mục tiêu chung là bảo vệ Tổ quốc. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc được quy định tại
các luật, pháp lệnh, làm căn cứ pháp lý khẳng định ý thức nghĩa vụ của công dân
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách


nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ quốc, không phân biệt dân tộc, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp..., nhằm góp phần xây
dựng quốc phòng an ninh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa cần phải có
sức mạnh tổng hợp. Một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tổng hợp là phải có
được nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh. Điều đó chỉ có được
khi mọi công dân, mọi tổ chức, mọi lực lượng, mọi cấp, mọi ngành ý thức đầy đủ
được nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an
ninh nhân dân. Vì vậy, mọi công dân, mọi tổ chức, lực lượng đều phải tham gia
theo phạm vi và khả năng của mình.
4.Trách nhiệm và quyền bảo vệ Tổ Quốc của sinh viên Việt Nam hiện nay
- Ra sức học tập, nghiên cứu để nhận thức rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta,
kiên định lí tưởng “độc lập dân tộc và CNXH”. Xây dựng ý chí tự lực, tự cường,
không chịu đói nghèo lạc hậu.
- Thường xuyên học tập để không ngừng nâng cao trình độ học vấn, nhanh chóng
tiếp cận và làm chủ được khoa học và công nghệ mới.
- Nâng cao ý thức cảnh giác, kiên quyết đập tan âm mưu chống phá của các thế lực

thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ đất nước, phòng chống các tệ nạn xã hội, góp phần
tích cực trong giữ gìn trật tự an toàn giao thông và an ninh xã hội, quốc gia.
- Tiếp thu và phát huy truyền thống cách mạng của Đảng, của dân tộc, xây dựng
lòng yêu nước nồng nàn, ý thức trách nhiệm công dân, phát huy tinh thần sáng tạo,
vượt khó khăn, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, phấn đấu vì dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng , văn minh.


- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt nam, tiếp thu tinh hoa-văn hóa nhân
loại.
- Phát huy tinh thần sẵn sàng, thực hiện lời Bác Hồ dạy:
Đâu Đảng cần thanh niên có
Việc gì khó có thanh niên.



×