Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.5 KB, 25 trang )

A/ PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Pháp luật thừa kế đã có từ xa xưa và gắn liền với lịch sử phát triển của xã
hội loài người. Tuy có những đặc thù riêng nhưng dân tộc nào, đất nước nào và
từng con người cụ thể đều chịu sự tác động của pháp luật thừa kế.
Ở nước ta, Chế định về quyền thừa kế đã được quốc hội khóa 11, kỳ họp thứ 7
thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006.
Có thể thấy, trong những chế định của bộ luật dân sự, thừa kế là một chế
định quan trọng, điều chỉnh một mảng quan hệ xã hội phổ biến và rất gần gũi với
nhân dân ta. Chế định này được quy định tại phần thứ tư của bộ luật dân sự năm
2005 với bốn chương: XXII- những quy định chung; XXIII- thừa kế theo di chúc;
XXIV- thừa kế theo pháp luật; XXV- thanh toán và phân chia di sản, bao gồm
những quy định từ điều 631 đến điều 687 đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc để nhân
dân thực hiện một trong những quyền cơ bản của mình được Hiến Pháp nước
CHXHCN Việt Nam thừa nhận và bảo vệ tại Điều 58: “ Nhà nước bảo hộ quyền
sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân”.
Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu các quy định của pháp luật thừa kế, trong
đó có quyền, hạn chế của người lập di chúc đối với di sản của mình có ý nghĩa rất
quan trọng, góp phần bảo vệ quyền sở hữu, một trong những quyền thiêng liêng,
cơ bản của công dân.
B/ PHẦN NỘI DUNG
I- Các khái niệm
1) Di chúc
Di chúc là một văn bản, thể hiện ý chí của một người có và muốn chuyển tài
sản của mình cho người khác sau khi mình chết. Di chúc chỉ phát sinh hiệu lực
1
(tức có giá trị thực hiện) kể từ thời điểm người lập di chúc qua đời (còn gọi là thời
điểm mở thừa kế).
Thực ra, nhiều người (chẳng hạn là hai vợ chồng) có chung một khối tài sản
cũng có thể cùng lập chung một tờ di chúc.
2) Người lập di chúc


Là chủ thể thể hiện ý chí của bản thân nhằm chuyển tài sản của mình cho
người khác sau khi chết. Người lập di chúc phải thỏa mãn các điều kiện do bộ luật
dân sự quy định : người đã thành niên không bị mắc bệnh tâm thần hay các bệnh
khác mà không thể nhận thức được hành vi của mình, hoặc người từ 15 -18 tuổi
nếu được cha,mẹ, người giám hộ đồng ý.
3) Quyền của người lập di chúc
Quyền là khả năng pháp lý của cá nhân được pháp luật ghi nhận, tức là pháp
luật công nhận cho người đó được hưởng, được làm và được đòi hỏi những gì.
Quyền định đoạt của cá nhân trong khi lập di chúc là biểu hiện của sự tự do
ý chí: người có tài sản, trước khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho
người khác.Đồng thời, quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy định của
pháp luât về thừa kế, do vậy nó có những hạn chế. Có thể tháy, quyền của người
lập di chúc gắn liền với hạn chế quyền định đoạt di chúc của người đó.
II- Cơ sở pháp lý
1) Quyền của người lập di chúc
Quyền của người lập di chúc được pháp luật dân sự ghi nhận và bảo vệ tại
các điều luật sau:
2
+ Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân
“Cá nhân có quyền lập di chúc đề định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của
mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp
luật.”
+ Điều 648. Quyền của người lập di chúc
“ Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
+ Điều 662. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc vào bất cứ
lúc nào.
2. Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần
bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần
bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di
chúc trước bị huỷ bỏ.
+ Điều 664. Sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung của vợ, chồng
“ 1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ
lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì
phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể
sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình.”
2) Hạn chế về quyền định đoạt của người lập di chúc
3
Để đảm bảo tự do của người lập di chúc phù hợp với những quy định của
pháp luật ,Bộ luật dân sự 2005 của nhà nước ta đã xác lập những hạn chế của
người lập di chúc tại các điều sau :
+ Điều 669. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một
người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường
hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần
di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản
theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản
theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động.”
+) Điều 670, khoản 2 ; Điều 671,khoản 2 về hạn chế trong việc để lại di sản
dùng vào việc thờ cúng, di tặng.
+) Điều 7339,740,741 BLDS năm 1995 về hạn chế chuyển dịch quyền thừa

kế sử dụng đất của người chết.
3) Các nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế:
+)Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế, đây là sự
cụ thể hóa Điều 52 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992: Điều 5
BLDS;
+) Nguyên tắc tự do,cam kết, thỏa thuận : Điều 4 BLDS 2005;
+) Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, các truyền thống tốt đẹp :Điều 8 BLDS.
III- Quyền của người lập di chúc
4
1) Chỉ định người thừa kế
Là chỉ định ai hoặc những ai được hưởng di chúc của người lập di chúc sau
khi người đó chết. Thông thường, một người bao giờ cũng mong muốn rằng, sau
khi chết tài sản của mình sã được chuyển dịch cho những người gần gũi, thân thiết
nhất. Mong muốn này được thể hiện rất rõ trong di chúc mà họ đã lập trước khi
chết.
Vì thế, người được chỉ định trong di chúc thường là những người thuộc diện thừa
kế theo luật của người lập di chúc. Họ có thể là vợ hoặc chồng của người để lại di
sản được xác định theo quan hệ hôn nhân; là con,cha, mẹ, anh chị em ruột của
người để lại di sản theo quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng ( cha,mẹ –
con nuôi hay con – cha,mẹ kế). Tuy nhiên, những người thừa kế được xác định
trong di chúc không chỉ là những người nằm trong phạm vi nói trên. Họ có thể là
bất cứ ai, không nhất thiết phải là người thừa kế theo pháp luật của người lập di
chúc ( trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hằng
năm,nuôi trồng thủy sản), miễn là đó là ý chí thực sự tự nguyện của người lập di
chúc.
2) Truất quyền hưởng di sản
Người lập di chúc có quyền truất quyền hưởng di sản của người hoặc những
người thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật thì
những người đã được pháp luật xác định là người thừa kế của người để lại di sản
sẽ được hưởng di sản đó. Tuy nhiên, thừa kế theo pháp luật chỉ là sự dự liệu để

dịch chuyển di sản trông những trường hợp không thể dịch chuyển di sản theo ý
chí của người để lại di sản được. Do vậy, có những người thừa kế, dù đã đáp ứng
đủ các điều kiện và có quyền hưởng di sản theo pháp luật nhưng quyền hưởng di
sản đó sẽ bị mất nếu họ bị người để lại di sản truất quyền thừa kế.
5
Tôn trọng ý kiến của người để lại di sản, pháp luật thừa kế nước ta cho phép người
lập di chúc phế truất quyền hưởng di sản của một người thừa kế nào đó (nếu
muốn). Hiện nay còn nhiều quan điểm khác nhau về “truất quyền hưởng di sản”.
Có quan điểm cho rằng người lập di chúc không cho người thừa kế nào hưởng di
sản theo di chúc thì người đó là người bị truất quyền. Theo quan điểm này, có hai
cách truất quyền khác nhau:
Truất quyền hưởng di sản được nói rõ: là việc người lập di chúc tuyên bố
minh bạch, công khai trong di chúc là một hay nhiều người thừa kế theo pháp luật
nào đó không có quyền hưởng di sản.
Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ: là người lập di chúc chỉ định
một hoặc nhiều người để hưởng toàn bộ di sản nhưng lại không nói gì đến những
người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định.Khi đó người không được chỉ
định trong di chúc trở thành người bị truất quyền hưởng di sản không được nói rõ.
Theo quan điểm này,người bị truất quyền hưởng di sản không mất tư cách người
thừa kế mà họ có được do luật định.
Quan điểm khác cho rằng,chỉ coi người thừa kế theo pháp luật bị truất quyền
hưởng di sản nếu trong di chúc, người lập di chúc đã nói rõ là truất quyền hưởng
di sản của họ. Khoản 1, điều 648 BLDS 2005 quy định người thừa kế có quyền
“truất quyền hưởng di sản của người thừa kế”. Theo quy định này, người bị truất
quyền bao giờ cũng là người thừa kế theo luật và vì thế, khi họ bị truất quyền đó
thì đương nhiên họ không phải là người thừa kế theo luật của người lập di chúc
nữa. Nói cách khác, người thừa kế đã bị truất quyền hưởng di sản thừa kế mà họ
có được do luật định.
Người thừa kế theo pháp luật nhưng không được chỉ định trong di chúc thì
khác với người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản, vì họ là những người không

được hưởng di sản theo di chúc nhưng họ không bị mất tư cách người thừa kế mà
họ có được do luật định. Chính vì vậy, tình trạng của người thừa kế đã bị truất
6
quyền hưởng di sản với người không được chỉ định trong di chúc là hoàn toàn
khác nhau:
- Người thừa kế bị truất quyền hưởng di sản là trường hợp người thừa
kế theo pháp luật bị người để lại thừa kế nói rõ trong di chúc về việc truất
quyền hưởng di sản của họ. Trong trường hợp di chúc bị vô hiệu toàn bộ,
tức là việc truất quyền hưởng di sản cũng bị vô hiệu thì tư cách người thừa
kế theo luật của những người này không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên trong
trường hợp di chúc có hiệu lực toàn bộ hay vô hiệu một phần mà không
ảnh hưởng đến hiệu lực của việc truất quyền hưởng di sản thì tư cách
người thừa kế theo luật của họ đương nhiên bị mất. Vì vậy trong trường
hợp này, nếu có phần di sản liên quan đến phần di chúc vô hiệu được chia
theo luật thì người đó vẫn không được hưởng. Ví dụ: ông T có số di sản trị
giá 300.000.000 đồng, có bốn người thừa kế ở hàng thứ nhất là E, F, G, H.
Trước khi chết ông có lập di chúc, trong đó truất quyền hưởng di sản của
H và cho E,F,G hưởng những phần di sản bằng nhau. Khi giải quyết thừa
kế, vì E từ chối nhận di sản của ông T nên phần di sản của E se được tiến
hành chia theo pháp luật. Tuy nhiên do H đã bị truất quyền hưởng di sản
nên H cũng không phải là người thừa kế theo luật nữa, phần di sản ( trị giá
100.000.000 đồng) của E chỉ được chia cho hai người thừa kế theo luật
còn lại của ông T là F và G được hưởng.
- Người thừa kế không được hưởng di sản theo di chúc là người không được
người lập di chúc chỉ định hưởng di sản. Trong những trường hợp người
để lại di sản lập di chúc trong đó xác định người thừa kế theo di chúc của
mình thì những người thừa kế theo pháp luật nào không có tên sẽ là người
không được hưởng di sản theo di chúc. Ngoài ra cũng có trường hợp
người lập di chúc đã định đoạt hết tài sản thì những người thừa kế theo
luật không được người lập di chúc định đoạt cho phần tài sản nào cũng là

7
người không được hưởng di sản.Tóm lại, vì người thừa kế không được
hưởng di sản theo di chúc là người có quyền hưởng di sản của người chết
theo quy định của pháp luật nên nếu có một phần di sản nào đó được chia
theo pháp luật thì họ vẫn sẽ được hưởng. Ví dụ, trong trường hợp nêu trên,
H không bị truất quyền hưởng di sản nhưng ông T cũng không để lại di
sản cho H, đến lúc giải quyết thừa kế, vì E từ chối nhận di sản nên phần di
sản đó sẽ được chia đều cho cả F, G và H.
3) Phân định di sản cho từng người thừa kế
Là việc quyết định người thừa kế theo di chúc được hưởng di sản như thế
nào (một phần di sản là bao nhiêu, một số hiện vật nhất định hoặc một số tiền nhất
định trong khối tài sản).
Nếu người lập di chúc cho một người hưởng toàn bộ di sản, thì khi chia di
sản cần lưu ý đến việc dành lại một phần di sản cho cha,mẹ,vợ,chồng,con chưa
thành niên và con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động. Nếu chỉ định
nhiều người thừa kế tho di chúc thì người lập di chúc cần phân định rõ mỗi người
thừa kế được hưởng những phần di sản trong khối di sản như thế nào? Nếu người
lập di chúc không phân định rõ phần quyền của mỗi người thừa kế, thì mỗi người
thừa kế được hưởng phần tài sản ngang nhau.
Theo luật định, người lập di chúc có quyền phân chia một cách cụ thêt cho
người thừa kế nào hưởng phần di sản là bao nhiêu, vì vậy quyền phân định di sản
của người lập di chúc được xem xét dưới ba góc độ sau:
- Phân định tổng quát: là trường hợp không xác định rõ phần di sản mà
từng người thừa kế được hưởng. Theo góc độ này, nếu trong di chúc
chỉ có một người thừa kế thì toàn bộ di sản sẽ thuộc về người đó. Nếu
di chúc chỉ định nhiều người thì di sản được chia đều cho những
8
người có tên trong danh sách, nếu những người này có sự thỏa thuận
thì việc phân chia di sản sẽ tuân theo sự thỏa thuận đó.
- Phân định theo tỷ lệ: là trường hợp di chúc nói rõ mỗi người thừa kế

được hưởng một phần di sản theo một tỷ lệ nhất định so với tổng giá
trị của di sản.Vì vậy, khi phân chia di sản theo di chúc thì mỗi người
thừa kế được hưởng phần di sản theo tỷ lệ đã được định sẵn trên tổng
số di sản đang còn vào thời điểm phân chia. Nếu có phần di sản
không còn do người thừa kế đã sử dụng hết hoặc đã định đoạt thì vẫn
tính vào tổng giá trị khối di sản.
- Phân định cụ thể: là trường hợp người để lại di sản xác định rõ người
thừa kế nào được hưởng di sản là hiện vật gì... Vì vậy khi phân chia
di sản, các thừa kế được nhận hiện vật theo sự xác định trong di chúc.
4) Dành một phần di sản để di tặng
Người để lại di sản có quyền dành một phần trong khối di sản để tặng cho
người khác thông qua việc thể hiện ý nguyện trong di chúc. Tài sản tặng cho này
gọi là vật di tặng.
Về nguyên tắc, hiệu lực của việc di tặng được xác định theo hiệu lực của di
chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết
và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Mặt khác, người nhận tài
sản di tặng được coi là một bên trong hợp đồng tặng cho nên họ được hưởng di
sản mà không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại.
Đồng thời, vì di tặng trong bộ luật dân sự chỉ là một hành vi dân sự đơn
phương nên không cần sự chấp thuận của người thụ tặng, di chúc vẫn được coi là
hợp pháp. Nó chỉ bị thất hiệu, nếu sau khi người lập di chúc chết mà người được
di tặng từ chối quyền thụ tặng.
9
Mặt khác, chỉ được coi là di tặng nếu phần tài sản đó được người để lại di
sản di tặng cho người khác nhưng mới chỉ xác định trong di chúc, và vì vậy đối
tượng của di tặng có thể là một bất động sản nhưng cũng có thể là một động sản.
Người được hưởng di sản theo di tặng khác với người được hưởng di sản theo
thừa kế về quyền và nghĩa vụ. Vậy nên khoản 1,điều 643 BLDS 2005 có áp dụng
cho người được di tặng hay không là một vấn đề cần xem xét.
5) Để lại di sản dùng vào việc thờ cúng

Người lập di chúc còn có quyền dành một phàn tài sản trong khối di sản vào
việc thờ cúng.
Nhân dân ta vốn coi việc thờ cúng tổ tiên là một bổn phận hết sức thiêng
liêng, hệ trọng của con cháu. Đây là một vấn đề đã có từ lâu đời trong tục lệ và
pháp luật Việt Nam. Việc dành ra một khối tài sản của gia đình để lo việc cúng giỗ
ông bà tổ tiên là một tập quán đã ăn sâu vào nếp sống cổ truyền của dân tộc ta.
Tôn trọng và ghi nhận truyền thống đó, bộ luật dân sự hiện nay của nước ta đã ghi
nhận quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng của người lập di chúc. Khoản 1,
Điều 670 quy định:
“ 1.Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào
việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một
người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu
người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận
của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng
vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ
cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.
10

×