Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

ĐỀ T.V 5 GKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 8 trang )

Ma trận câu hỏi đề kiểm tra giữa học kỳ II môn Tiếng Việt lớp 5
TT
1

Chủ đề

Mức 1
TN
TL

Mức 3
TN TL

Mức 4
TN TL

Tổng

Đọc hiểu văn bản:
Số
câu

2

2

1

5

1



1

1

3

Câu
số

1;3

2;4

8

Số
câu

1

1

2

1

5

- Sử dụng được các dấu câu.


Số
điểm

0,75

0,75

1,5

1

4

- Nhận biết và bước đâu cảm nhận
cái hay của những câu văn có sử
dụng biện pháp so sánh và nhân
hóa để viết được câu văn hay.

Câu
số

5

6

7,9

10


Số
câu

3

3

2

1

1

10

Số
điểm

1,75

1,75

1,5

1

1

7


- Xác định được hình ảnh, nhân
vật, chi tiết trong bài đọc, nêu
đúng ý nghĩa của chi tiết, hình ảnh
đó trong bài.

- Hiểu ý chính của đoạn, bài đọc, Số
điểm
hiểu ý nghĩa của bài.
- Giải thích được chi tiết trong bài
bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra
thông tin từ bài đọc.

2

Mức 2
TN
TL

Nhận xét được hình ảnh, nhân vật
hoặc chi tiết trong bài đọc, biết
liên hệ những điều đọc được với
Kiến
thức
Việt:
bản thân
vàTiếng
thực tiễn.
- Hiểu nghĩa và sử dụng được một
số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục
ngữ, từ Hán Việt thông dụng)


Tổng

PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
NĂM HỌC: 2016-2017
MÔN: TIẾNG VIỆT -LỚP 5
Thời gian làm bài: 65 phút (Không kể thời gian giao đề)


Họ và tên học sinh: ..........................................................................................................
Lớp 5 ....... Trường Tiểu học Nguyễn Văn Cừ
ĐIỂM
ĐỌC

ĐIỂM
VIẾT

ĐIỂM
CHUNG

Nhận xét của giáo viên

GV chấm

A. KIỂM TRA VIẾT: (45 phút)

I. Chính tả: Nghe - viết (15 phút) (Giáo viên đọc cho học sinh viết)

Bài viết: “Phong cảnh Đền Hùng” - Tiếng Việt 5 tập 2, trang 68.
Đoạn viết: Từ“Lăng của các vua Hùng”đến “giặc Ân xâm lược”.


II. Tập làm văn: (30 phút)
Em hãy tượng tượng và tả lại một nhân vật trong truyện em đã đọc.




B.KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc thầm và trả lời câu hỏi: (20 phút)
HOA HỌC TRÒ
Phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt,
cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cái xã hội thắm
tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xòe ra
như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.
Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi
niềm bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um,
mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió
đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm
quên màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây báo một tin thắm: Mùa
hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà
bất ngờ vậy?
Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu.
Ngày xuân dần đến, số hoa tăng lên, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói
lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi ! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến
Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.
Theo Xuân Diệu
II. Dựa vào nội dung bài đọc, hãy hoàn thành các bài sau:

1. Nội dung chính của bài là gì?:
A. Hoa phượng là loài hoa đẹp nhất của tuổi học trò, gần gũi và thân thiết nhất với
học trò.
B. Tả vẻ đẹp của hoa phượng.
C. Tả hoa học trò.
D. Tả nỗi lòng anh học trò.
2. Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian?
A. Đậm dần, rực lên, tươi dịu, đỏ còn non.
B. Đỏ còn non, tươi dịu, đậm dần, rực lên.
C. Đỏ còn non, đậm dần, rực lên, tươi dịu.
D. Đậm dần, rực lên, đỏ còn non.
3. Tác giả đã cảm nhận hoa phượng bằng các giác quan nào?
A. thị giác, xúc giác, thính giác.
B. thị giác, thính giác, khứu giác.
C. thị giác, xúc giác, vị giác.
D. thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác.


4. Vì sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò?
A. Vì cây phượng trồng trên sân trường gần gũi, thân thiết với các bạn học sinh.
B. Vì hoa phượng rực đỏ về mùa hè- mùa thi.
C. Vì hoa phượng nở vào mùa hè – mùa chia tay – mùa nghỉ hè của học sinh.
D. Vì cây phượng trồng trên sân trường gần gũi, thân thiết với các bạn học sinh. Hoa
phượng rực đỏ về mùa hè - mùa thi, mùa chia tay – mùa nghỉ hè của học sinh.
5. Dòng nào sau đây gồm các từ láy có trong bài?
A. chói lọi, phơi phới, mạnh mẽ.
B. chói lọi, đưa đẩy, nhà nhà, phơi phới.
C. chói lọi, học hành, mạnh mẽ, phơi phới.
D. chói lọi, học hành, mạnh mẽ, nhà nhà.
6. Dấu hai chấm trong câu văn: “Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên :

Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?” có tác dụng gì?
A. Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
C. Ngăn cách hai vế trong câu.
D. Thể hiện sự ngạc nhiên của cậu học trò.
7. Cho câu văn: “Bình mình của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa lại
càng tươi dịu.” Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước dòng có những từ đồng
nghĩa với từ “bình minh”?
A. Hửng sáng, hừng đông.
B. Hừng đông, hoàng hôn.
C. Hửng sáng, hừng đông, rạng sáng.
D. Hửng sáng, hừng đông, chiều tối.
8. Theo em, tại sao hoa phượng nở lại gợi cho mỗi học trò cảm giác vừa buồn lại
vừa vui?
........................................................................................................................................
..................................................................................................................................
........................................................................................................................................
..................................................................................................................................
9. Em hãy phân tích cấu tạo của câu ghép sau:
Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu học tập,
vui
tươi, đoàn kết, tiến bộ.
10. Mỗi đoạn văn trong bài Hoa học trò đều miêu tả chi tiết có liên quan đến vẻ
đẹp của hoa phượng. Trong các đoạn văn đó, em thích nhất đoạn văn nào? Vì
sao?
........................................................................................................................................
..................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
...............................................................................................................................

III. Đọc thành tiếng (3 điểm)
Mỗi học sinh đọc thành tiếng một đoạn văn (120 tiếng) trong số các bài tập đọc đã


học ở SGK Tiếng Việt 5 - Tập 2 từ tuần 19 đến tuần 27.
PHÒNG GD&ĐT TX ĐÔNG TRIỀU
TRƯỜNG TH NGUYỄN VĂN CỪ

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HK II
MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5
NĂM HỌC 2016 - 2017

A. BÀI KIỂM TRA VIẾT:
I. Chính tả: (2 điểm).
- Tốc độ viết đạt yêu cầu, các chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày đúng
quy định, viết sạch đẹp. (1 điểm)
- Viết đúng chính tả( không mắc quá 5 lỗi) (1 điểm)
* Lưu ý: Nếu học sinh viết chữ không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ, hoặc
trình bày bẩn…Giáo viên cân đối điểm toàn bài trừ cho phù hợp.
II. Tập làm văn: (8 điểm).
* Yêu cầu: - Học sinh viết đủ số lượng câu, đúng yêu cầu bài. (2 điểm)
- Bài viết sạch đẹp, đúng chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng quy định. (2 điểm)
- Câu văn có hình ảnh gợi tả, gợi cảm xúc.(1 điểm)
- Câu văn có sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa. (1 điểm)
* Lưu ý: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, dùng từ, đặt câu, diễn đạt… Giáo viên chấm trừ điểm cho
phù hợp.
B. BÀI KIỂM TRA ĐỌC:
I. Đọc hiểu: (7 điểm)

Câu

1
(0,5đ
)

Câu
2
(0,5đ
)

Câu
3
(0,5đ
)

Câu
4
(0,5đ
)

A

B

C

D

Câu 5 Câu 6
(0,5đ) (0,5 đ)
A


Câu 7

Câu 8 (1 đ)

(0,5 đ)

B

C

- Vui vì phượng
báo sắp được
nghỉ hè.
- Buồn vì hoa
phượng báo kết
thúc năm học

Câu
9 (1
đ)

Câu 10
(1 đ)
-Nêu đoạn
văn
yêu
thích: 0,5 đ
- Giải thích
được lí do

thích: 0,5đ

Câu 9: Mặc dù giặc Tây hung tàn nhưng chúng không thể ngăn cản các cháu
học tập, vui tươi, đoàn kết, tiến bộ.
II. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Giáo viên kiểm tra mỗi học sinh đọc một đoạn văn, hoặc đoạn thơ trong số các bài tập đọc
đã học.
- Đọc đúng tiếng, từ, đọc lưu loát, rõ ràng: 1 điểm
- Ngắt, nghỉ hơi đúng: 0,75 điểm
- Đảm bảo tốc độ đọc, thể hiện diễn cảm: 0,75 điểm
- Trả lời câu hỏi nội dung bài: 0,5 điểm
* Lưu ý:
- Giáo viên cần chấm điểm linh hoạt. (Với những học sinh đọc chậm nhưng đọc đúng, trừ
điểm tốc độ đọc, cho điểm phần đọc đúng). Tuỳ theo mức độ GV đánh giá điểm cho phù hợp.
- Điểm của bài kiểm tra là điểm trung bình cộng của bài kiểm tra đọc và kiểm tra viết, được
làm tròn theo nguyên tắc:
+ Từ 0,5 điểm trở lên được làm tròn thành 1 điểm.
+ Dưới 0,5 điểm làm tròn thành 0 điểm.

--------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×