Tải bản đầy đủ (.ppt) (63 trang)

Bài thuyết trình môn Phân tích đầu tư chứng khoán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 63 trang )

L/O/G/O

PHÂN TÍCH ĐẦU TƯ
CHỨNG KHOÁN


NHÓM 11
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Bùi Thị Hoa
Nguyễn Thị Hồng Lụa
Nguyễn Thị Mai Hương
Hoàng Thị Huyền
Nguyễn Thị Hảo
Phạm Thế Hiệp


NỘI DUNG
1

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG

2

GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG VIETCOMBANK


3

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VIETCOMBANK


TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN
HÀNG


Tổng quan về ngành NH
Trong những năm gần đây, khu vực tài chính đã phát
triển mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đặc biệt
là các thị trường:
 Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) và các tổ
chức tài chính (TCTC)
 Thị trường trái phiếu và thị trường cổ phiếu
 Thị trường bảo hiểm.
Hệ thống NHTM và các TCTC giữ vai trò quan trọng
trong KVTC Việt Nam, vì đây là thị trường cung cấp
vốn chủ yếu cho các doanh nghiệp (DN).
Tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng trực tiếp tới
tốc độ tăng trưởng kinh tế.


Tổng quan về ngành NH
Hiện nay, đang có:
 01 NHTM Nhà nước (Agribank)
 04 ngân hàng TMCP Nhà nước chiếm cổ phần chi
phối (Vietcombank, Vietinbank, BIDV, MHB)
 34 ngân hàng TMCP

 01 Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương (TDND)
 968 Quỹ TDND cơ sở
 4 ngân hàng liên doanh
 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài
 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài
 49 văn phòng đại diện của các ngân hàng nước ngoài


Tổng quan về ngành NH
Những điểm nổi bật trong năm 2015:
 Ngân hàng là ngành có mức lợi nhuận cao nhất
trong số các nhóm ngành trong năm 2015.
 Tổng lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng tăng.
Trong 3 quý đầu năm đạt 19.193 tỷ đồng, tăng 7,58%
so với cùng kỳ năm trước.
 Ngành NH cũng bỏ xa ngành đứng thứ hai là bất
động sản với tổng lợi nhuận sau thuế 3.600 tỷ đồng.


Tổng quan về ngành NH
 Đề án tái cơ cấu ngành ngân hàng đã đạt được
những kết quả tích cực
 Tỷ lệ nợ xấu tính đến 30/11/2015 giảm còn 2,72%
 Nợ gốc lũy kế bán cho VAMC từ năm 2013 đến hết
14/12/2015 là 102.350 tỷ đồng
 Thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện.
 Kết quả kinh doanh của các ngân hàng khả quan,
chi phí dự phòng rủi ro nợ xấu cao.
 Ba NH yếu kém (NH Xây dựng, NH Đại Dương và
NH Dầu Khí Toàn Cầu) được NHNN mua lại với giá

0 đồng làm sạch và gọn hệ thống NH để thông vốn
cho nền kinh tế.


Tổng quan về ngành NH
 Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất kể từ năm 2011
 Tính đến 21/12/2015, tăng trưởng tín dụng tăng
17,17% trong khi huy động vốn tính đến 31/10/2015
tăng 6,38%, giải ngân 4.652 nghìn tỷ đồng.
 Trái với diễn biến tăng trưởng tín dụng trong 2 năm
2013 và 2014 (tín dụng tăng chậm/tăng trưởng âm
trong các tháng đầu năm và tăng nhanh vào cuối
năm), tín dụng tăng trưởng tích cực ngay từ những
tháng đầu năm 2015.
 Điều này cho thấy nhu cầu vay vốn đã bền vững và
thực chất hơn..


Tổng quan về ngành NH
 Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) thì tăng trưởng tín dụng cả năm 2015 đạt
khoảng 18%.
 Tỷ lệ cấp tín dụng/huy động cũng tăng, đạt 88,54%
vào 30/09/2015, cao hơn so với thời điểm 31/12/2014
(đạt 83,67%) và cao hơn so với định hướng của
NHNN là giảm tỷ lệ cho vay/huy động về dưới 80%
đối với các NHTM CP và dưới 90% đối với các
NHTM NN



Tổng quan về ngành NH
 Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn cũng
tăng, đạt 28,48% vào cuối tháng 9/2015, cao hơn so
với thời điểm 31/12/2014 (đạt 20,15%).
 Tuy nhiên, tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với quy
định tại Thông tư 36 (là 60%).
 Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng đã thấp hơn nhiều
so với giai đoạn căng thẳng thanh khoản từ năm 2009
-2012.
 Tuy nhiên, do áp lực tỷ giá, lãi suất liên ngân hàng
biến động mạnh trong năm 2015 (lãi suất qua đêm
dao động từ 1,08% đến 4,95%).


Tổng quan về ngành NH
 Nợ xấu được kiểm soát và phản ánh thực chất hơn
chất lượng tín dụng
 Tỷ lệ nợ xấu cuối tháng 11/2015 giảm còn 2,72%.
 Tính đến hết ngày 30/11/2015, các TCTD đã xử lý
được 463 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tương đương 99,6%
tổng nợ xấu xác định tại thời điểm tháng 9/2012
thông qua các phương án.


Tổng quan về ngành NH


Với phương án bán khoảng 49% nợ xấu cho
VAMC, tính đến ngày 14/12/2015, VAMC đã mua
được 102.350 tỷ đồng nợ gốc nội bảng (phát hành

trái phiếu đặc biệt trị giá 93.622 tỷ đồng).
 Lũy kế từ năm 2013 đến 20/10/2015, VAMC đã
mua 228.416 tỷ đồng nợ xấu. Tuy nhiên, giá trị thu
hồi nợ chưa cao, đạt 18 nghìn tỷ đồng (chiếm
7,91% nợ xấu đã mua).


Tổng quan về ngành NH
 Một số ngân hàng niêm yết có số dư nợ xấu bán cho
VAMC cao là:
 Ngân hàng BIDV khoảng 28 nghìn tỷ đồng
 Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam (CTG) khoảng 9 nghìn tỷ đồng
 Ngân hàng STB hơn 7 nghìn tỷ đồng
 Ngân hàng EIB gần 7 nghìn tỷ đồng
 Ngân hàng SHB khoảng 6 nghìn tỷ đồng
 Ngân hàng NVB với hơn 3 nghìn tỷ đồng trên tổng
dư nợ 17 nghìn tỷ đồng.


Tổng quan về ngành NH
Hoạt động mua nợ xấu của VAMC có tác động
tích cực là cải thiện chất lượng tài sản trên bảng cân
đối kế toán của các TCTD, đưa nợ xấu về mức mục
tiêu 3%.
Tuy nhiên, sẽ làm tăng chi phí trích lập dự
phòng rủi ro của các TCTD.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH

 Môi trường chính trị pháp luật
NH chịu ảnh hưởng lớn từ những tác động của chính sách
nhà nước và luật pháp như:
 Các qui định của NHNN, Các bộ luật liên quan.
 Đề án tái cơ cấu hệ thống giai đoạn 2011-2015
 Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 36 (quy định
các giới hạn, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của tổ chức
tín dụng) nới giới hạn sử dụng vốn ngắn hạn cho vay
trung dài hạn từ 30% lên tới 60%
 Các qui định của các tổ chức tài chính, thương mại
khu vực và quốc tế như AFTA, WTO, IMF…


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH

 Môi trường kinh tế
o Khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu, nhu cầu về
vốn, TG của khách hàng…Tác động đến nhu cầu KH
o Các yếu tố cơ bản:
 Tốc độ tăng trưởng kinh tế
 Tỷ lệ lạm phát
 Sự ổn định về kinh tế
 Cơ cấu xuất nhập khẩu
 Thu nhập bình quân đầu người
 Xu hướng toàn cầu hóa
 Chính sách đầu tư/ tiết kiệm của chính phủ


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH
 Giá dầu sụt giảm sâu sẽ có lợi cho Việt Nam, việc

tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên
Thái Bình Dương sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc hội
nhập và ngoại thương.
 Định hướng tăng trưởng TD trong năm 2015 là 1315%. Tín dụng tăng trưởng chậm và khó khăn một
phần bởi doanh nghiệp, cá nhân đã tìm ra nguồn tiền
khác thay thế. Trước đây cho vay tiêu dùng phát triển
mạnh mẽ (kể cả cho vay bất động sản núp dưới bóng
tiêu dùng), nay co hẹp.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH


Nhu cầu nước ngoài đối với hàng hoá Việt Nam
ngày càng tăng, nhu cầu trong nước cũng trong quá
trình dần phục hồi trong năm 2015 và 2016.
 Nhu cầu vay tín dụng của các doanh nghiệp ít, nhu
cầu trong những năm tới sẽ dần phục hồi mặc dù
khá chậm khi sự chuyển dịch thu nhập và dân số sẽ
tạo thuận lợi cho việc tiêu dùng và tăng trưởng hoạt
động đầu tư.
 Các hiệp ước thương mại cũng sẽ hỗ trợ cho xuất
khẩu.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH
Kết thúc đàm phán hiệp định TTP
Thuận lợi:
 Việc quan tâm đến tiến trình TPP của ngành tài
chính - ngân hàng Việt Nam là cần thiết vì đây vẫn là

cơ hội lớn để hệ thống NH Việt Nam thoát khỏi tình
trạng yếu kém hiện nay và “cất cánh”.
 Nếu mỗi ngân hàng có sự chuẩn bị chiến lược kinh
doanh phù hợp và NHNN xây dựng được một chiến
lược phát triển ngành ngân hàng thật sự bền vững
trong thời kỳ tiếp theo - giai đoạn 2015 đến 2030.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH
Cụ thể:
 Các luồng vốn đầu tư quốc tế vào Việt nam sẽ tăng
trưởng mạnh trong thời gian tới tạo thuận lợi cho hệ
thống ngân hàng tăng cường thanh khoản và gia
tăng cơ hội kinh doanh.
 Hiệp định TPP sẽ tạo triển vọng cho ngành thương
mại Việt Nam đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ, mở ra
cơ hội cho các NHTM Việt Nam đồng hành hỗ trợ
vốn, dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong
tương lai.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH
 Lĩnh vực TCNH sẽ được mở rộng hơn theo các cam
kết chung. Theo đó, Việt Nam có cơ hội thu hút vốn
đầu tư nước ngoài vào ngành ngân hàng - một
ngành cần vốn, công nghệ và năng lực quản lý điều
hành cao.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH


Khó khăn:
 Tham gia TPP, Việt Nam phải cam kết mở rộng ngành
dịch vụ TCNH với mức độ sâu hơn, xóa bỏ dần các điều
kiện tiếp cận thị trường tài chính - ngân hàng và không
chỉ cam kết với riêng Mỹ mà với 12 nước có trình độ
phát triển khác nhau nên tác động của việc mở cửa dịch
vụ tài chính - ngân hàng cũng sẽ lớn hơn.
 Hơn nữa, các nước phát triển, đặc biệt là Hoa Kỳ và
Úc sẽ có nhiều thuận lợi khi đưa ra những yêu cầu cao
về mở cửa thị trường tài chính - ngân hàng, vô hình
chung tạo sức ép cạnh tranh đối với các nước đang phát
triển (Chi-lê, Mexico, Malaysia), trong đó có Việt Nam.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH
Cụ thể như:
 Với sự tham gia ngày càng sâu rộng của ngân hàng
nước ngoài, đặc biệt các định chế tài chính đến từ
Mỹ, Nhật Bản và Úc thì áp lực cạnh tranh trong
ngành sẽ ngày càng tăng lên.
 Chiến lược “bán lẻ” của các ngân hàng nước ngoài
với những thế mạnh về sản phẩm dịch vụ, công nghệ,
kỹ năng tiếp cận khách hàng chuyên sâu.. có thể
khiến ngân hàng nội địa mất dần các phân khúc thị
trường quan trọng, và là vấn đề mà các ngân hàng
Việt Nam cần đặc biệt quan tâm.


Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến NH



Việc mở “room” tuy giúp các ngân hàng nội địa có
thể tiếp nhận luồng vốn từ các nhà đầu tư nước
ngoài nhiều hơn, nhưng sức ép bị thâu tóm và chi
phối cũng tăng cao.


×