Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Vấn đề trật tự an toàn giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 11 trang )

Vấn đề trật tự an toàn giao thông
1. Đặt vấn đề
Từ xưa tới nay, an toàn giao thông luôn chiếm một vị trí quan trọng đối
với các nước phát triển và đang phát triển. An toàn giao thông đang là vấn
đề lớn và cần thiết trong đời sống của mỗi người dân. Nhưng hiện nay tai
nạn giao thông đang xảy ra với một con số gia tăng. Đó là hồi chuông cảnh
tỉnh tất cả mọi người trong toàn xã hội phải thay đổi thái độ sống và thực
hiện tốt an toàn giao thông.
2. Thực trạng an toàn giao thông ở nước ta
Theo Ủy ban ATGT Quốc gia năm 2016, cả nước xảy ra 21.589 vụ TNGT,
làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. So với cùng kỳ năm
2015, giảm 1.261 vụ (5,52%), giảm 43 người chết (0,49%), giảm 1.792
người bị thương (8,5%).

Hình 1. Biểu đồ so sánh TNGT năm 2015-2016


Từ biểu đồ trên cho thấy, tai nạn giao thông xảy ra chủ yếu ở các tuyến
quốc lộ, nội thị. Đây là các tuyến đường có đặc điểm đường giao cắt nhiều,
phương tiện lưu thông hỗn hợp với mật độ đông, dễ xảy ra va chạm, dân cư
chủ yếu sống 2 bên đường nên khá phức tạp trong bảo đảm trật tự ATGT.
Đường cao tốc mới được đưa vào sử dụng trong những năm gần đây;
đường được phân làn cụ thể, không giao nhau cùng mức với một hoặc các
đường khác và chỉ cho xe ra vào ở những điểm nhất định. Đường cao tốc
quy định rõ loại phương tiện được phép lưu thông, không có phương tiện
hỗn hợp, lưu lượng phương tiện ít; tuy nhiên để bảo đảm an toàn, phòng
ngừa tai nạn giao thông xảy ra cần nghiên cứu đầu tư, xây dựng các điều
kiện, cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông trên các tuyến đường cao tốc.


Qua phân tích cho thấy, đa phần trong các vụ TNGT, 66,7% là do mô tô, xe


máy; ô tô chiếm 27,07%, còn lại là các phương tiện khác chiếm 6.30%. Mô
tô, xe máy là loại phương tiện chủ yếu trong các vụ TNGT, đây là loại
phương tiện chủ yếu tham gia giao thông tại Việt Nam hiện nay, tuy nhiên
rất nhiều mô tô, xe máy cũ hoặc không bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật và an
toàn. Với tình trạng giao thông hỗn hợp, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập,
việc sử dụng phương tiện cá nhân phổ biến (đặc biệt là mô tô, xe máy) trong
khi ý thức của người tham gia giao thông thấp thì các vụ TNGT xảy ra đối
với loại phương tiện này còn có chiều hướng tăng cao.

Hình 2. Biểu đồ phân tích phương tiện gây tai nạn giao thông


Gần 70% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng thời gian từ 12h đến 24h, đây
là khoảng thời gian người điều khiển phương tiện bị tác động tâm lý của sự
mệt mỏi, căng thẳng, sự chênh lệch về nhiệt độ, ánh sáng giữa ngày và đêm
(đặc biệt đối với phương tiện vận tải hành khách, hàng hóa…). Điều đó cho
thấy cần phải nghiên cứu về yếu tố này trong việc xem xét thời gian điều
khiển phương tiện của người lái xe chứ không chỉ ở việc tăng số lượng và
thay người điều khiển phương tiện.
Về tình hình ùn tắc giao thông, trong năm 2016 cả nước xảy ra 41 vụ ùn tắc
giao thông kéo dài, chủ yếu ở TP HCM, Hà Nội và quốc lộ 1A. So với năm
2015, giảm 4 vụ ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân ùn tắc chủ yếu do TNGT-18 vụ
(chiếm 44%); lưu lượng phương tiện đông 10 vụ (24,4%); nguyên nhân khác
như sự cố trên đường, xe lật, mưa lớn, sạt lở… 13 vụ (31,7%).
Trong năm 2016, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản gần 4
triệu trường hợp vi phạm trật tự ATGT đường bộ, phạt tiền gần 2.600 tỉ
đồng; tạm giữ gần 35.000 xe ô tô và hơn 560 ngàn mô tô; tước hơn 382
ngàn giấy phép lái xe.
3.


Nguyên nhân


 Ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông còn kém,
xảy ra nhiều tình trạng như lấn chiếm vỉa hè, lạng lách đánh võng, tổ
chức đua xe trái phép, vượt đèn đỏ, …
 Phương tiện giao thông không đảm bảo lưu hành như quá hạn sử
dụng, quá cũ, xe tự chế tạo…
 Sức khỏe của người tham gia giao thông không đảm bảo đủ điều kiện
điểu khiển phương tiện giao thông như sử dụng chất kích thích, rượu
bia…
 Cơ sở hạ tầng không đạt chuẩn, đảm bảo cho các phương tiện lưu

thông an toàn.
 Sự buông lỏng của Nhà nước về vận tải cũng như những hạn chế về

hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra, tuần tra và kiểm soát xử
lí vi phạm trong hoạt động vận tải.
4. Hậu quả

Một số hình ảnh về hậu quả của tai nạn giao thông gây ra




5. Giải pháp


Đối với nhà nước cần:


-

Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các chiến sĩ CSGT, giáo dục ý thức
trách nhiệm, xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm ATGT, quyết
liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử
lý vi phạm giao thông.

-

Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn
giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền
về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội
dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn
giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền….
-

Tăng cường quản lý, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, xử lý
những điểm mất ATGT; tập trung giải toả hành lang ATGT trên các
tuyến đường.

-

Đối với người tham gia giao thông cần:
Tìm hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành luật ATGT.

-

Tuyên truyền cho mọi người về các qui định khi tham gia giao thông.

-


Phê phán thẳng thắn, trình báo các cơ quan chức năng có thẩm quyển
về các hành vi sai trái, vi phạm luật giao thông.

-

Đối với học sinh cần:

Tự giác tìm hiểu và chấp hành các qui định của luật ATGT.

Tham gia đầy đủ các buổi tuyên truyền về ATGT tại trường học góp
phần phổ biến luật giao thông tới tất cả mọi người.

Một số các biển báo hiệu giao thông đường bộ



6. Kết luận
Tai nạn giao thông là nỗi đau, là hậu quả cho toàn xã hội về cả vật chất lẫn
tinh thần. V ì vậy mỗi người khi tham gia giao thông hãy nghiêm chỉnh chấp
hành luật ATGT.
Chúng ta cần xây dựng nếp sống văn minh khi tham gia giao thông. Đó
không chỉ là trách nhiệm của bất cứ cá nhân hay tổ chức nào mà là sự vào
cuộc của toàn nhân loại.


“Hãy kể cho tôi cách bạn tham gia giao thông, tôi sẽ nói cho bạn biết bạn
là người thế nào”




×